Thể chế chính trị và hệ thống chính trị

Từ những điều được phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng, hệ thống chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phức tạp bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Việc xác lập cấu trúc và tổ chức hoạt động của chúng đều phải tuân theo các quy luật khách quan tất yếu. Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, đồng thời cũng là một tế bào - thể chế thu nhỏ của quốc gia. Trong hệ thống chính trị, thì thể chế chính trị là vấn đề cơ bản. Thể chế chính trị phản ánh hệ thống chính trị của quốc gia. Mỗi thể chế chính trị đều có những nét đặc thù riêng, phản ánh tính đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng đều mang tính phổ biến, phản ánh quy luật chung, khách quan của đời sống chính trị, xã hội loài người khi nhà nước xuất hiện. Việc đổi mới thường xuyên hệ thống chính trị ở các quốc gia là rất cần thiết, nhằm tạo sự phát triển bền vững của quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là, đổi mới và phát triển có thể được nhìn nhận như một cặp song hành trong quá trình tiến hóa của xã hội loài người. Đổi mới hệ thống chính trị của quốc gia luôn phải gắn liền với đổi mới thể chế chính trị, tức đổi mới cấu trúc của thể chế đó làm sao cho hợp lý, vừa phải đảm bảo đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết, lại vừa phải thật tinh gọn, hoạt động hoàn hảo đáp ứng được các yêu cầu về quản trị quốc gia, thực hiện phát triển bền vững nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thể chế chính trị và hệ thống chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 Thể chế chính trị và hệ thống chính trị Nguyễn Hữu Đổng1 Tóm tắt: Hệ thống chính trị là khái niệm cơ bản của chính trị học, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Trong hệ thống chính trị, thì thể chế chính trị là cốt lõi. Thể chế chính trị phản ánh hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Do vậy, để nhận thức khái niệm hệ thống chính trị cần phải nhận thức rõ khái niệm thể chế chính trị. Bài viết phân tích các khái niệm hệ thống chính trị, thể chế chính trị, đồng thời chỉ ra việc đổi mới hệ thống chính trị cũng như thể chế chính trị là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi quốc gia hiện đại trong quá trình phát triển. Từ khóa: Khái niệm; hệ thống chính trị; thể chế; thể chế chính trị. Abstract: The political system is a fundamental concept of the political science, which has been studied by many scientists. The core of the system is political institutions, which reflect the political system of each country. Therefore, to apprehend the concept of the political system, it is necessary to apprehend well that of political institutions. The paper analyses the two concepts and points out the objective demand for all modern countries, during their development process, to renovate their political system and political institutions. Keywords: Concepts; political system; institutions; political institutions. 1. Đặt vấn đề Thể chế chính trị và hệ thống chính trị đã được đề cập đến nhiều ở Việt Nam sau đổi mới. Tuy nhiên, các khái niệm này chưa được các nhà khoa học phân tích, làm rõ về mặt học thuật. Do vậy, có không ít những khó khăn trong việc nghiên cứu vấn đề này. Ở Việt Nam hiện nay, các khái niệm này càng cần được luận giải sáng tỏ để làm cơ sở cho việc xây dựng các thể chế, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Bài viết này góp phần làm rõ thêm về nội dung, bản chất của các khái niệm thể chế chính trị và hệ thống chính trị. 2. Thể chế chính trị Thể chế được hiểu một cách cô đọng nhất là “những nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa xã hội và các thành viên trong xã hội”. Xét về hình thức,1thể chế ở các quốc gia cho đến nay được biểu hiện ở các loại hình cơ bản như sau: thể chế kinh tế, thể chế chính trị và thể chế văn hóa, tức các thể chế trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa. Các loại hình thể chế (tiểu thể chế) này gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên một “đại thể chế” - quốc gia. Thể chế kinh tế là các quy định của luật pháp, các nguyên tắc xác định quyền tự do, dân chủ của người dân trong các hoạt động kinh tế. Điều đó có nghĩa là, thể chế kinh tế xác lập các quyền của người dân về tự do, dân chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ; đồng thời, nó đảm bảo sự tồn tại 1 Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. ĐT:0983600506. Email:nguyenhuudong52@gmail.com Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (107) - 2016 4 và duy trì sự cân đối giữa hai khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Hai khu vực kinh tế mang tính đối lập (độc lập) này được nhìn nhận là hai hình thức cơ bản, cùng với hai hình thức kinh tế ngành và kinh tế vùng tạo nên cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Thể chế chính trị là các quy định của luật pháp, các nguyên tắc xác định tổ chức và hoạt động của các lực lượng (đảng phái) chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Theo đó, trong hệ thống chính trị luôn tồn tại hai lực lượng chính trị đối lập với nhau: lực lượng chính trị cầm quyền và lực lượng chính trị đối lập. Lực lượng chính trị cầm quyền là các đảng phái chính trị đã “hóa thân” [2] vào nhà nước sau khi “thắng cử” trong các cuộc bầu cử cạnh tranh theo quy định của luật pháp, trừ một số trường hợp ngoại lệ (đặc biệt) do hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia. Lực lượng chính trị đối lập ở đây là lực lượng có “ý kiến đối lập”, lực lượng “đứng ở phía đối ngược lại” [8, tr.338] đối với lực lượng cầm quyền. Khái niệm đối lập ở đây không đồng nhất với khái niệm đối kháng. Đối lập chỉ có thể dẫn đến đối kháng khi các mặt đó “không thể dung hòa được” [8, tr.338] với nhau. Lực lượng chính trị đối lập được tham chính với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự tương quan lực lượng, hay các quan điểm, văn hóa truyền thống và văn hóa cầm quyền [3] của đảng chính trị cầm quyền, đặc biệt phụ thuộc vào các quy định của luật pháp. Thể chế văn hóa là các quy định của luật pháp về tổ chức, hoạt động của các tổ chức xã hội trong các lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, báo chí, y tế, giáo dục đào tạo, thể thao du lịch Trong các lĩnh vực này đều có các tổ chức xã hội mang tính đối lập (độc lập), như các tổ chức thuộc nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức xã hội dân sự hoạt động một cách độc lập và chịu sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật. Với cách tiếp cận thể chế dưới các hình thức tiểu thể chế nêu trên, đại thể chế (một quốc gia) cũng được nhìn nhận tương tự như cơ thể của một con người, trong đó, biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hình thức (tiểu thể chế) cơ bản như sau: hai cẳng chân tương tự như hai mặt đối lập giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả các lĩnh vực ngành nghề, vùng kinh tế; hai cánh tay tương tự như hai mặt đối lập giữa các lực lượng chính trị (đảng) cầm quyền và các lực lượng chính trị (đảng) đối lập; còn các cặp giác quan (hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi) tương tự như các cặp đối lập giữa các tổ chức thuộc nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự (tổ chức xã hội độc lập). Trong các hình thức thể chế được phân tích ở trên, thể chế chính trị phản ánh hệ thống chính trị của quốc gia. Điều đó có nghĩa là, muốn nhận thức rõ hệ thống chính trị của một quốc gia, cần phải nhận thức rõ thể chế chính trị của quốc gia đó. Trong mỗi quốc gia hiện đại đều có thể chế chính trị với những yếu tố mang tính phổ biến và những yếu tố mang tính đặc thù phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia. Các bộ phận cấu thành của thể chế chính trị cũng đều tuân theo các quy luật khách quan tất yếu của tự nhiên và xã hội. Việc tổ chức và hoạt động của các bộ phận trong thể chế chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ Nguyễn Hữu Đổng 5 quan đầu não của quốc gia. Nếu ví quốc gia như cơ thể một con người - tế bào của xã hội - thì bộ não và trái tim của người đó được coi là hai cơ quan chính thực hiện chức năng điều khiển sự hoạt động của các bộ phận cơ thể, trong đó có đôi tay - thể chế chính trị. Do vậy, nói đến hệ thống chính trị của một quốc gia trong xã hội hiện đại tức là nói đến một cấu trúc phức tạp bao gồm các tiểu thể chế của thể chế chính trị như các đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức xã hội với các chức năng nhất định; đồng thời, sự hoạt động của chúng luôn gắn liền với các cơ quan đầu não của quốc gia. Cơ quan đầu não của quốc gia (quyền lực tối thượng) được coi là chủ quyền nhân dân thông qua bản hiến pháp - khế ước xã hội. Nói một cách khác, trong một quốc gia thì chủ quyền nhân dân (quyền lực của nhân dân) được coi như bộ não, có vị trí tối thượng và nằm ở đỉnh đầu; mọi tổ chức đảng phái chính trị, cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức xã hội đều chỉ là các bộ phận, có vị trí thấp hơn quyền lực của nhân dân. Theo quy luật khách quan, mọi tổ chức, bộ phận của thể chế chính trị đều phải chịu sự chi phối, điều khiển bởi quyền lực của nhân dân thông qua hiến pháp và các đạo luật. Khi có những biểu hiện trái ngược với quy luật này thì tất yếu sẽ dẫn đến những hệ lụy, tổn hại đến sự phát triển xã hội nói chung cũng như phát triển kinh tế, văn hóa nói riêng của quốc gia. Chẳng hạn, khi ví quốc gia thu hẹp là một con người, thì việc vi phạm quy luật này sẽ biến thể chế chính trị trở thành độc tài, độc đoán, mất dân chủ. Nói một cách ví von là đã có sự biểu hiện vung tay quá trán. Trán ở đây là muốn nói đến phần trên của mặt từ chân tóc đến lông mày - phần ngang bằng với vị trí tối thượng của bộ não (hiến pháp) - nhân dân. Còn tay ở đây là chủ yếu nói đến các khớp khuỷu tay và bàn tay trở xuống - tương tự như các cơ quan tư pháp và hành pháp, hành chính. 3. Hệ thống chính trị Từ các cách tiếp cận nêu trên có thể nhận thấy rằng, hệ thống chính trị là một khái niệm của xã hội hiện đại, bởi vì, nói đến hệ thống chính trị là nói đến sự xuất hiện, tồn tại của các đảng phái trong đời sống chính trị, xã hội. Đồng thời, khi có một đảng hay liên minh các đảng chính trị thực hiện vai trò cầm quyền thì sự cầm quyền đó đều biểu hiện một cách khách quan bằng hai cánh tay - hình thức biểu hiện bề ngoài của thể chế chính trị. Trong đó, cánh tay phải có thể được nhìn nhận như các lực lượng chính trị chính thống (đa số) cầm quyền; còn cánh tay trái có thể được nhìn nhận như các lực lượng chính trị phụ giúp (thiểu số - đối lập) cầm quyền. Do vậy, trong mỗi quốc gia hiện đại, chủ quyền nhân dân hay nhân dân nắm quyền lực bao giờ cũng phải bằng hai cánh tay; hai cánh tay đó được nhìn nhận như hai mặt đối lập giữa các lực lượng chính trị cầm quyền và các lực lượng chính trị đối lập. Ở mỗi quốc gia trong xã hội hiện đại, các tổ chức chính trị (đảng phái), tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đều tồn tại trong đại thể chế nói chung và trong tiểu thể chế chính trị nói riêng. Các tổ chức chính trị (đảng phái) tồn tại và hoạt động trong thể chế chính trị, tức hoạt động thông qua cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước bằng hai cánh tay. Do vậy, Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (107) - 2016 6 các đảng viên của các đảng chính trị theo quy định của luật pháp, hiện diện một cách khách quan trong các cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp tùy theo đặc điểm cụ thể trong thể chế chính trị của quốc gia. Việc đảm bảo sự cân đối hợp lý, hợp tác với nhau giữa các đảng viên của các đảng chính trị trong lực lượng cầm quyền và lực lượng đối lập có vai trò quan trọng trong hoạt động cầm quyền (quản trị) của mỗi quốc gia. Khi số lượng đảng viên của các đảng phái chính trị trong bộ máy cầm quyền có sự chênh lệch quá mức, tức thiếu cân bằng giữa lực lượng chính trị cầm quyền và lực lượng chính trị đối lập, hoặc thiếu sự hợp tác với nhau giữa chúng thì có thể sẽ dẫn đến các hệ lụy trong việc thực hiện vai trò quản trị (lãnh đạo, quản lý) trong quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia có luật pháp nói chung và luật về đảng chính trị nói riêng không chặt chẽ, thiếu tính nghiêm minh. Ngoài ra, khi nói tới vai trò lãnh đạo, quản lý của các nhà cầm quyền quốc gia có nghĩa là nói tới vai trò quản trị của họ. Lãnh đạo và quản lý (chỉ đạo, điều hành) là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau. Lãnh đạo là các hoạt động nhưng các hoạt động đó không sử dụng tới công cụ quyền lực; còn quản lý là các hoạt động sử dụng tới công cụ quyền lực như luật pháp, quy chế, quy định, kiểm tra, giám sát tùy từng hoạt động cụ thể. Hoạt động lãnh đạo được nhìn nhận như việc sử dụng quyền lực “mềm”; hoạt động quản lý được nhìn nhận như việc sử dụng quyền lực “cứng”; còn hoạt động quản trị được nhìn nhận như việc sử dụng quyền lực “thông minh”, tức kết hợp cả hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý. Các tổ chức, cơ quan của bộ máy nhà nước tồn tại và hoạt động thể hiện chủ yếu về hình thức ở bề ngoài các bộ phận trong thể chế chính trị, tức trên hai cánh tay như đã nêu ở trên. Chẳng hạn, phía đầu khớp trên của cánh tay có thể được coi là cơ quan lập pháp; khớp khuỷu tay có thể được coi là cơ quan tư pháp; khớp bàn tay trở xuống có thể được coi là cơ quan hành pháp và các chính quyền địa phương; còn các ngón tay có thể được coi là các bang hay chính quyền địa phương với ba cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) tương tự theo các khớp của ngón tay. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tồn tại độc lập và không thể thiếu trong thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Sự hoạt động (vận hành) của ba cơ quan này đều phải chịu sự điều khiển của bộ não (hiến pháp và các đạo luật) do nhân dân thỏa thuận lập ra. Do vậy, cơ quan lập pháp chỉ có thể được coi là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của thể chế chính trị trong quốc gia chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia. Trong ba cơ quan này, cơ quan tư pháp được nhìn nhận như cơ quan trọng tài, tương tự như một cán cân công lý nhằm duy trì sự cân bằng giữa hai cơ quan lập pháp và hành pháp - các cơ quan đều có xu hướng phá vỡ sự cân bằng giữa chúng. Khi cơ quan tư pháp không được độc lập, nghĩa là có sự chỉ đạo của một cá nhân hay tập thể nào đó, nhất là của nhà nước (đảng chính trị cầm quyền) thì lập tức nó không giữ được thế cân bằng giữa hai cơ quan lập pháp và hành pháp. Điều này cũng có nghĩa là, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cần phải đảm bảo tính minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của các cá nhân và các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Luận cứ này được chứng minh bởi một thực tế là, Nguyễn Hữu Đổng 7 trong cánh tay (thể chế chính trị), cơ quan lập pháp và hành pháp chỉ có thể giữ được thế cân bằng giữa chúng khi chúng hoạt động trong khuôn khổ mặt lật ngửa của cánh tay, tức đảm bảo sự công khai, minh bạch. Còn ngược lại, khi trong bộ máy nhà nước thiếu sự công khai, minh bạch, hay che giấu sự thật, tức là hoạt động của cánh tay đã theo hướng lật úp, sẽ dẫn đến nguy cơ diễn ra các hậu quả khó lường của thể chế chính trị như bất cân bằng giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp, hay các tình trạng độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ trong thể chế chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội (các hội) cũng tồn tại và hoạt động trong thể chế chính trị, ngoài sự tồn tại và hoạt động trong thể chế kinh tế và văn hóa. Trong thể chế chính trị, các tổ chức này tồn tại và hoạt động thông qua việc tham gia của một số thành viên vào bộ máy cầm quyền của quốc gia, đặc biệt trong cơ quan lập pháp. Trong một số trường hợp, có một số thành viên của các hội, đặc biệt là trong các giáo hội cũng có vai trò nhất định trong bộ máy cầm quyền của quốc gia tùy thuộc vào các đặc điểm lịch sử, truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia. Ở một số quốc gia trong xã hội hiện đại, do những hoàn cảnh đặc thù, có sự hiện diện của các tổ chức chính trị - xã hội, dạng như tổ chức Mặt trận - tổ chức đặc thù trong quốc gia. Mặt trận là một tổ chức chính trị - xã hội được hình thành, hoạt động do nhu cầu thực tiễn và phụ thuộc vào từng giai đoạn, phù hợp với các đặc điểm cụ thể của quốc gia. Mặt trận được hình thành, phát triển phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, ý chí của các đảng chính trị, vào truyền thống văn hóa dân tộc, đặc điểm thể chế chính trị của quốc gia. Mặt trận chính là một tổ chức nhằm để thống nhất, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết giữa các lực lượng chính trị cầm quyền và các lực lượng chính trị đối lập, hay giữa nhà nước và xã hội, giữa đảng chính trị cầm quyền và các giai tầng trong xã hội. Nếu trong một quốc gia hiện đại không có các lực lượng chính trị đối lập hay không có các tổ chức xã hội dân sự độc lập, thì sự hiện diện của Mặt trận cũng sẽ ít có tác dụng. Bởi lúc đó, sự hiện diện của tổ chức này thường chỉ mang tính hình thức, vì chúng đã bị chi phối, tác động bởi lực lượng chính trị cầm quyền. Mặt trận là tổ chức chính trị - xã hội, biểu tượng của sự “thống nhất” giữa các tổ chức chính trị, xã hội, phù hợp với hoàn cảnh ở các quốc gia khi có xảy ra các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hay nội chiến. Tổ chức này thường chỉ phát huy hiệu quả khi trong các quốc gia hiện đại có sự tồn tại các tổ chức xã hội dân sự hay còn gọi là xã hội công dân. Bởi khi đó, Mặt trận mới thực sự đóng vai trò là một tổ chức trung tâm tạo sự đồng thuận, kết nối (đoàn kết) giữa các đảng phái chính trị, giữa các tổ chức nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự. Tổ chức Mặt trận như vậy chỉ có thể tạo được sự đoàn kết trong quốc gia khi biết đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, đồng thời biết giải quyết hài hòa các lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Trong xã hội hiện đại, hình thức tạo sự thống nhất, đồng thuận như dạng Mặt trận cũng có thể được nhận thấy trong các thể chế kiểu quân chủ lập hiến, khi mà trong đó có sự tồn tại Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (107) - 2016 8 mang tính tượng trưng của các “ngôi vua” (Quốc vương, Nữ hoàng). 4. Kết luận Từ những điều được phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng, hệ thống chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phức tạp bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Việc xác lập cấu trúc và tổ chức hoạt động của chúng đều phải tuân theo các quy luật khách quan tất yếu. Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, đồng thời cũng là một tế bào - thể chế thu nhỏ của quốc gia. Trong hệ thống chính trị, thì thể chế chính trị là vấn đề cơ bản. Thể chế chính trị phản ánh hệ thống chính trị của quốc gia. Mỗi thể chế chính trị đều có những nét đặc thù riêng, phản ánh tính đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng đều mang tính phổ biến, phản ánh quy luật chung, khách quan của đời sống chính trị, xã hội loài người khi nhà nước xuất hiện. Việc đổi mới thường xuyên hệ thống chính trị ở các quốc gia là rất cần thiết, nhằm tạo sự phát triển bền vững của quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là, đổi mới và phát triển có thể được nhìn nhận như một cặp song hành trong quá trình tiến hóa của xã hội loài người. Đổi mới hệ thống chính trị của quốc gia luôn phải gắn liền với đổi mới thể chế chính trị, tức đổi mới cấu trúc của thể chế đó làm sao cho hợp lý, vừa phải đảm bảo đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết, lại vừa phải thật tinh gọn, hoạt động hoàn hảo đáp ứng được các yêu cầu về quản trị quốc gia, thực hiện phát triển bền vững nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Hữu Đổng (Chủ biên) (2009), Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Hữu Đổng (2013), “"Đảng hóa thân vào Nhà nước" trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng ta”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17. [3] Nguyễn Hữu Đổng (2014), “Văn hóa cầm quyền và xây dựng văn hóa cầm quyền của Đảng”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8. [4] Nguyễn Hữu Đổng (2015), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế “Đảng lãnh đạo Nhà nước” ở nước ta”, Thông tin Chính trị học, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 1. [5] Nguyễn Hữu Đổng (2015), “Vấn đề “nguyên tắc tập trung dân chủ” trong tổ chức, hoạt động của Đảng và Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10. [6] Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực (2015), “Tính phổ biến và tính đặc thù của con đường đi lên xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5. [7] Hồ Sĩ Quý (2014), Một số vấn đề về Dân chủ, Độc tài và Phát triển, Viện Thông tin khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [8] Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. [9] N.M.Voskresenskaia và N.B.Davletshina (2009), Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26406_88756_1_pb_3061_2007454.pdf
Tài liệu liên quan