- Làm thế nào để đảm bảo số lượng tới hạn trong các lĩnh vực mà nhu cầu
trong nước vẫn còn bị hạn chế hoặc còn non trẻ (ví dụ các lĩnh vực mới
trong nghiên cứu đa ngành)? Các tổ chức GRIs phải thực hiện “mô hình
đổi mới mở” thông qua hợp tác với các trường đại học và doanh nghiệp
kể cả các tổ chức nằm ngoài biên giới quốc gia;
- Như đã so sánh với các trường đại học hoặc nhà cung cấp dịch vụ (tư
nhân) theo thị trường, đâu là những nhiệm vụ đặc biệt cho các tổ chức
GRIs? Các tổ chức GRIs phải chuyên môn về: tiến bộ khoa học trong
các lĩnh vực mà sự xuất sắc trong học tập không phải là yếu tố tác động
(Ví dụ: cơ hội công bố ít hơn và/hoặc nghiên cứu đòi hỏi kỹ thuật
chuyên môn tiên tiến chuyên sâu); cung cấp nền tảng cho phát triển công
nghệ cơ bản tiền cạnh tranh; duy trì năng lực nghiên cứu ứng dụng
chuyên môn; và cung cấp cơ sở kỹ thuật và công cụ để phổ biến công
nghệ trong các lĩnh vực của thị trường hoặc lỗi hệ thống.
19 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ trong hệ thống đổi mới sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 77
NHÌN RA THẾ GIỚI
THAY ĐỔI VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
THUỘC CHÍNH PHỦ TRONG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Jean Guinet1
Tổng Vụ Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp (DSTI), OECD
Tóm tắt:
Những năm gần đây, các nước OECD đã có nhiều cuộc thảo luận chuyên sâu xung quanh
vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu công trong hệ thống đổi mới. Các cuộc thảo luận này
đặt trong bối cảnh quốc gia tương đối cụ thể nhưng mang lại nhiều lợi ích từ kinh nghiệm
quốc tế. Tuy nhiên, nhiều tài liệu tập trung vào những thay đổi về phương pháp quản lý,
mô hình tổ chức và nhiệm vụ của các trường đại học2 hơn là chú trọng tới việc xây dựng
hiểu biết chung về những thách thức mà viện nghiên cứu công lập không thuộc trường đại
học đang gặp phải3.
Mục tiêu chính của bài báo này là phân biệt rõ bản chất của những thách thức này, đặt ra
câu hỏi chính sách và cho thấy việc thực hiện của Hàn Quốc. Trong phần đầu tiên, bài báo
sử dụng các chỉ số so sánh quốc tế sẵn có để đánh giá xu hướng xây dựng tổ chức nghiên
cứu thuộc Chính phủ (GRIs) đối với hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo. Phần hai, bài
báo nhận dạng những thay đổi chính hiện nay về động thái của đổi mới sáng tạo, đòi hỏi
cần phải điều chỉnh tiếp theo việc định vị, tổ chức và quản lý các tổ chức nghiên cứu công
lập. Cuối cùng, bài báo vạch ra những mục tiêu chiến lược và định hướng cải cách tổ chức
nghiên cứu công lập như là một phần của chương trình nghị sự chung về chiến lược đổi
mới sáng tạo Hàn Quốc.
Từ khóa: Viện nghiên cứu công lập (thuộc Chính phủ); Cải tổ; R&D; Đổi mới sáng tạo;
Hàn Quốc
1 Giám đốc, Phòng đánh giá quốc gia, Tổng Vụ Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp (DSTI), OECD. Tác giả
muốn gửi lời cảm ơn sự đóng góp của Ester Basri (Ban Khoa học và Công nghệ, DSTI, OECD) và Michael
Keenan (Phòng Đánh giá quốc gia, DSTI, OECD).
2 Ví dụ: xem thêm Đánh giá theo chủ đề Giáo dục đại học của OECD, 2008
3 Nỗ lực nghiên cứu các tổ chức GRIs vẫn đang được tiếp tục tiến hành mạnh mẽ ở cấp tổ chức hoặc nhà nước (Ví
dụ: Gulbrandsen và Nerdrum, 2007; Hyytinen và cộng sự 2009). Việc phân tích về tổ chức GRIs giữa các quốc
gia sử dụng cùng một phương pháp luận vẫn còn rất thưa thớt. Một ví dụ nữa là dự án Eurolab được thực hiện
năm 2002 do các hiệp hội quốc tế, dẫn đầu bởi PREST thuộc trường đại học Manchester (PREST, 2002). Năm
2003, OECD đã công bố báo cáo Quản lý Nghiên cứu công: Hướng tới việc thực hiện tốt hơn (OECD, 2003)
nhằm đánh giá những thay đổi trong quản lý hệ thống khoa học của các nước OECD.
78 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
1. Các tổ chức GRIs trong hệ thống đổi mới quốc gia - từ quan điểm
lịch sử và xuyên quốc gia4
Các tổ chức nghiên cứu công lập luôn là những nhân tố quan trọng trong hệ
thống đổi mới sáng tạo và là nguồn lực đột phá công nghệ và đổi mới quan
trọng. Từ quan điểm lịch sử, GRIs được xây dựng để bù đắp các khiếm
khuyết của thị trường và những lỗi về hệ thống trong hệ thống đổi mới sáng
tạo tương ứng của họ, bằng cách thực hiện hàng loạt chức năng với trọng
tâm liên ngành. Những chức năng này bao gồm: tiến hành nghiên cứu
“chiến lược”, nghiên cứu tiền cạnh tranh, cung cấp hỗ trợ công nghệ cho
các doanh nghiệp, hỗ trợ chính sách công, xây dựng và thiết lập định mức
và tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng, vận hành và duy trì các cơ sở vật chất,
thiết bị quan trọng (Hình 1).
Chức năng của tổ chức GRIs
Nghiên cứu cơ bản
Cung cấp cơ sở Nghiên cứu
vật chất ứng dụng
Phát triển
Phổ biến/
Mở rộng
Chứng nhận/ Tiêu chuẩn
Năng lực của các GRIs theo lĩnh vực chính
Kỹ thuật & Công nghệ
Khoa học tự nhiên
Khoa học nông nghiệp
Khoa học xã hội
Khoa học y dược
Khoa học nhân văn
0 100 200 300 400 500 600
Chính Quan trọng Có nhưng không đáng kể
Nguồn: PREST (2002)
Hình 1. Sự đa dạng của các tổ chức GRIs châu Âu
4 Phần này chủ yếu dựa trên các kết quả nghiên cứu trung gian đang được Tổ Công tác OECD tiến hành về Tổ
chức nghiên cứu và nguồn nhân lực (HIHR) do Ester Basri (OECD, Ban Khoa học và Công nghệ DSTI) dẫn đầu.
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 79
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, số lượng và tính đa dạng của các GRIs
được xây dựng vì mục đích ứng dụng dân sự và quân sự đã tăng lên nhanh
chóng tại nhiều nước OECD. Sự phát triển này diễn ra chủ yếu vào những
năm 1960 nhưng bắt đầu suy giảm và dần lu mờ vào những năm 1970. Đến
năm 1980, về khía cạnh đóng góp của GRIs vào sự phát triển đổi mới và
công nghệ, vai trò của họ bắt đầu giảm tại đa số quốc gia vì nhiều lý do.
Nhiều quốc gia thành viên OECD đã tăng cường năng lực R&D của khối
doanh nghiệp kinh doanh, cắt giảm ngân sách quốc phòng, tái cơ cấu hệ
thống khoa học quốc gia để đáp ứng những ưu tiên thay đổi đối với nghiên
cứu theo nhiệm vụ và phát triển nghiên cứu tại các trường đại học.
Tại khu vực OECD, tỉ lệ tổng chi trong nước cho nghiên cứu và phát triển
do khối Chính phủ thực hiện là 17,9% năm 1981 và 11,4% năm 2006. Là
một phần của GDP, Chi tiêu của Chính phủ cho R&D (GOVERD là một
chỉ số chi cho R&D tại các tổ chức GRIs) vào khoảng 0,34% và 0,36%
những năm đầu 1980 và giảm xuống còn 0,26% GDP năm 2006 (Hình 2).
% GERD do Chính phủ thực hiện GOVERD
Nguồn: OECD, Cơ sở dữ liệu thống kê nghiên cứu và phát triển
Hình 2. R&D trong khu vực Nhà nước, khu vực OECD, 1981 - 2006
Những xu hướng tổng quát này đã làm suy yếu phần nào tính đa dạng vai
trò của các tổ chức GRIs trong hệ thống đổi mới, liên quan tới các tổ chức
và trường đại học cũng là 2 nhân tố chính khác (Hình 3). Tính đa dạng này
phản ánh sự khác biệt lâu dài trong trình độ phát triển kinh tế và công nghệ,
đặt trọng tâm vào nghiên cứu quân sự và di sản lịch sử của sắp xếp tổ chức
trong khối công lập. Ngoài ra, tính đa dạng này phản ánh tài trợ cho R&D,
định hướng và hoạt động như được đo lường bằng các chỉ số hiện có theo
định nghĩa của Frascati (OECD, 2002) của khối nghiên cứu chính phủ ở cấp
quốc gia tổng hợp.
80 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
HTĐM công lập lấy HTĐM lấy doanh
NC làm trung tâm nghiệp làm trung tâm
NC công lấy trường
Thổ Nhĩ Kỳ ĐH làm trung tâm
Thụy Sĩ
Canada Áo
Ireland
Đan Mạch Thụy Điển
% tỉ lệ giáo Bỉ
Hy Lạp Na Uy NL UK
dục ĐH Phần Lan
trong thực Tây Ban Nha
hiện R&D Đức
Úc Nhật Bản
công lập New Zealand Mexico US
Pháp
Hungary
Ba Lan Nam Phi Hàn Quốc
Trung Quốc
Luxembourg
Nga NC công lấy phòng
thí nghiệm công lập
làm trung tâm
% tỉ lệ doanh nghiệp trong tổng chi cho R&D (2006)
Nguồn: Tác giả, dựa trên dữ liệu của OEDC
Hình 3. Nguyên mẫu của các hệ thống đổi mới quốc gia
Tăng mức chi nhưng giảm tỉ lệ chi cho R&D tại các tổ chức GRIs
Chi tiêu thực tế tuyệt đối cho R&D trong lĩnh vực chính phủ đã tăng lên
trong thập kỷ qua ở hầu hết các nước (Hình 4). Từ năm 1997 đến năm
2007, Đan Mạch, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ và Anh là những quốc gia
giảm chi tiêu. Đầu tư của OECD trong GOVERD đã tăng lên 81,2 tỷ USD
năm 2006, tăng từ 59,7 tỉ USD năm 1987 lên 67,4 tỷ USD vào năm 1997,
đặc trưng cho tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (trong thực tế) là 1,2% từ năm
1987 đến năm 1997 và 2,1% giữa năm 1997 và 2006.
GOVERD là một tỉ lệ của GDP cho thấy sự đa dạng hơn giữa các nước
(Hình 5). Chi tiêu cho R&D khu vực OECD trong khối Chính phủ giảm từ
0,35% GDP năm 1987 xuống còn 0,26% năm 2006. Trong giai đoạn 1987-
2007, chỉ số này giảm mạnh nhất ở Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Từ
năm 1997 đến năm 2007, chi tiêu giảm ở 16 nước OECD cũng như Israel
và Nam Phi. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng GOVERD nhanh nhất đã diễn ra
tại Iceland, Thụy Điển, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.
b Nh đ 2007 năm v thay 1996 năm chú Ghi T Anh, Nh Australia, n vì thay 2005 3. n vì thay 1996 2. n vì thay 1985 1.
JSTPM
GOVERD đ GOVERD nư chuy th cho 6 Hình
%GDP
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70
ộ OECD v OECD ộ
1000 1500 2000 2500 3000 3500
tri
500
ật Bản, H Bản, ật
c tog ó ứ l Đức đó trong ớc,
ệuUSD
0
ển từ khu vực nh vực khu từ ển Iceland
ổng OECD v OECD ổng
Mỹ
: Năm 1985 thay v thay 1985 Năm :
Hàn Quốc T
EU-27
Slovenia ập
à Trung Qu Trung à Trung Quốc
ối với Iceland, Mexico, New Zealand v Zealand New Mexico, Iceland, với ối
2007(3)
Hình 5. Hình
àn Qu àn
Đức 4. Hình
4
2007(3)
ật Bản, H Bản, ật Nhật Bản
, S
ã gi ã Pháp
Đức
.
ì n ì
ăm 1997 đ 1997 ăm ăm
ăm 2007 đ 2007 ăm
Ngu
ố
ấy, trong hai thập kỷ qua, R&D khu vực công lập đ lập công vực khu R&D qua, kỷ thập hai trong ấy, LB Nga
1997(2)
ốc, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, V Kỳ, Nhĩ Thổ Sĩ, Thụy Nha, Ban Tây Lan, Ba ốc, LB Nga
2
ăm 1997 đ 1997 ăm
ảm tại h tại ảm
à Trung Qu Trung à
New Zealand 1997(2)
, 201
1987 đ 1987
ồn: OECD, Các chỉ số Khoa học v học Khoa số chỉ Các OECD, ồn: Pháp
CH Séc
Chi tiêuc
Chi tiêuc
ốc.
àn Qu àn Hàn Quốc
Phần Lan
X 1987(1)
5
1987(3) Ý
m à
Mỹ
à nư à
ối với Úc v ối với Úc v Lạp Hy với đối 1986 ối với Áo.
ì n ì
ối với Iceland, Mexico, New Zealand v Zealand New Mexico, Iceland, với ối Anh
ơn Úc
ốc, Ba Lan, Tây Ban Nha, Th Nha, Ban Tây Lan, Ba ốc,
ối với Úc v Úc với ối
ăm 1987 đ 1987 ăm Tây Ban Nha
Nhật Bản ốc.
t tr ột
ớc v ớc
Canada 1000 1500 2000 2500
n
Trung Quốc 500
ủa Chính phủ cho R&D theo tỉ lệ GDP lệ choR&D theotỉ phủ ủa Chính
0
ửa các quốc gia OECD v OECD gia quốc các ửa
ủa Chính phủ choR&D (GOVERD) phủ ủa Chính Úc
Total OECD
Tây Ban Nha
ư Hà Lan
à hư à
Na uy Th à
n hp gạ l đn cú ý. chú đáng lệ ngoại hợp ờng Canada
Mexico
à Th à EU-27 Úc
ối với Áo, năm 1986 đối với Hy Lạp v Lạp Hy với đối 1986 năm Áo, với ối Ba Lan
Israel với Áo. đối 1993 Sĩ. ụy Hà Lan
ớng tới giáo dục đại học ở hầu hết các các hết hầu ở học đại dục giáo tới ớng
Nam Phi Mexico
ụy Sĩ, năm 1993 đối với Áo, năm 2005 thay v thay 2005 năm Áo, với đối 1993 năm Sĩ, ụy Hungary
Thụy Điển Ba Lan
Hà Lan
CH Séc Nam Phi
Luxembourg
à Nam Phi, năm 2006 đ 2006 năm Phi, Nam à Thụy Điển
Thổ Nhĩ Kỳ
Thụy Điển
CH Séc
Na uy
Ý Thổ Nhĩ Kỳ
à Công ngh Công à Bỉ
Ba Lan Na uy
d Mag
Phần Lan
Tây Ban Nha Bỉ
ụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, V Kỳ, Nhĩ Thổ Sĩ, ụy
à Th à
Israel Phần Lan nifie
Nam Phi
Hungary Israel
Đan Mạch
ụy Sĩ. ụy
à g à Hungary
Áo
Anh
à Nam Phi. 2006 đ 2006 Phi. Nam à Áo
ệ chính ệ Hi Lạp
ần nh ần Canada Hi Lạp
ương qu ương
Đan Mạch
Bỉ Đan Mạch
New Zealand
CH Slovak New Zealand
Bồ Đào Nha
ối với Australia, Australia, với ối Bồ Đào Nha
ư không tăng tăng không ư Áo
Slovenia
T Slovenia
ốc Anh, To Anh, ốc Hi Lạp
CH Slovak
ỉ lệ GDP, GDP, lệ ỉ CH Slovak
Bồ Đào Nha
ương qu ương
à Th à Ireland
Ireland
Mexico
ã Luxembourg
Luxembourg
Ireland Iceland
đư
ụy Sĩ, ụy
ối với ối
Iceland
Thổ Nhĩ Kỳ Thụy Sĩ
ợc ợc
àn
ốc Thụy Sĩ
Thụy Sĩ 81
ì
82 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
tại các nước còn lại, nhưng chi tiêu của bậc giáo dục đại học cho R&D
(HERD - một tỉ lệ của GDP) đã tăng tại 27 quốc gia OECD.
% GDP
Úc (1987)
Úc (2006)
Luxembourg (1987)
Áo (1985) Luxembourg (2007)
Áo (2007)
Mexico (1991
Bỉ (1987) GOVERD- 1993 HERD)
Bỉ (2007) Mexico (2005)
Canada (1987) Hà Lan (1987)
Canada (2007) Hà Lan (2007)
CH Séc (1995) NewZealands(1989)
CH Séc (2007) NewZealands(2005)
Đan Mạch (1987) Na uy (1987)
Đan Mạch (2007) Na uy (2007)
Phần Lan (1987) Ba Lan (1992)
Phần Lan (2007) Ba Lan (2006)
Pháp (1987)
Bồ Đào Nha (1987)
Pháp (2007)
Bồ Đào Nha (2007)
Đức (1987)
Đức (2007) CH Slovak (1990)
CH Slovak (2007)
Hi Lạp (1996)
Hi Lạp (2007) Tây Ban Nha (1987)
Tây Ban Nha (2006)
Hungary (1990)
Hungary (2007) Thụy Điển (1987)
Thụy Điển (2007)
Iceland (1987)
Iceland (2005) Thụy Sĩ (1986)
Thụy Sĩ (2007
Ireland (1987) GOVERD-2004 HERD)
Ireland (2007) Thổ Nhĩ Kỳ (1990)
Thổ Nhĩ Kỳ (2006)
Ý (1987)
Ý (2007 GOVERD
Anh (1987)
– 2006 HERD)
Nhật Bản (1987) Anh (2006)
Nhật Bản (2006)
Mỹ (1987)
Hàn Quốc (1995) Mỹ (2007)
Hàn Quốc (2006)
Total OECD (1987)
Total OECD
(2006)
CVERD HERD CVERD HERD
Nguồn: OECD, Các chỉ số Khoa học và Công nghệ chính
Hình 6. Tổng tài trợ cho thực hiện R&D tại khối công lập năm 1987 và 2007
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 83
Tỷ lệ % của tổng GOVERD
100 Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển khai thực nghiệm Không phân biệt ở bất kỳ nơi nào (loại hìnhR&D)
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
ĩ
c c c
n
ỹ
Ý
éc ch
áp ố
ố
Úc Áo
ả
ico
ư
M
y S
ạ
Anh
B
Đ
Ph ex
ụ
eland t Israel
Qu
Na Uy àoNha
Ir
ậ
M
Iceland
CH S
Đ
Th
Hungary
NamPhi
àn
an M
ồ
CH Lovak
Nh
B
H
Đ
TrungQu
NewZealand
Nguồn: OECD, Cơ sở dữ liệu thống kê nghiên cứu và phát triển
Hình 7. GOVERD theo loại hình R&D, 2007
1. Năm 1986 thay vì năm 1987 đối với Úc
2. Năm 1988 thay vì năm 1997 đối với Hy Lạp; năm 1993 đối với Áo; năm 1995 đối với Hà
Lan (năm 1991 đối với nghiên cứu cơ bản/Nghiên cứu ứng dụng/phát triển thực nghiệm);
năm 1996 đối với Úc, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
3. Năm 2003 thay vì năm 2007 đối với Mexico; năm 2005 đối với Hy Lạp, Iceland, New
Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha; năm 2006 đối với Áo, Úc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungary,
Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ (năm 1994 đối với nghiên cứu cơ bản/Nghiên
cứu ứng dụng/phát triển thực nghiệm), Anh và Trung Quốc. Năm 2005 đối với Nam Phi
cho các loại sau đây của Nghiên cứu cơ bản R&D/Nghiên cứu ứng dụng/thực nghiệm phát
triển và năm 1999 đối với Israel cho loại hình R&D không phân biệt ở bất kỳ nơi nào.
Liên quan tới nghiên cứu, mặc dù hình thức thống kê giữa các quốc gia
khác nhau, dữ liệu R&D vẫn thường được thể hiện theo 3 loại hình chính là
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển thực nghiệm5. Hình 7
cho thấy năm 2007, tỉ lệ nghiên cứu cơ bản tiến hành trong các tổ chức
5 Cần chú ý rằng Frascati Manual (OECD, 2002) thừa nhận có rất nhiều vấn đề về khái niệm và tác nghiệp liên
quan tới những loại hình này vì chúng được coi là tính liên tục và sự tách biệt chúng trong thực tế là rất khó khăn.
84 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
GRIs dao động từ 76% tại Cộng hòa Séc - một quốc gia có nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, tới 4% tại Thụy Sỹ - quốc gia có nhiều trường đại học
mạnh chiếm ưu thế trong lĩnh vực nghiên cứu công. Số lượng lớn nghiên
cứu GRI tại nhiều quốc gia là trực tiếp hướng tới nghiên cứu ứng dụng hoặc
tiếp thu kiến thức mới chủ yếu đạt được mục tiêu cụ thể, thực tế và khách
quan. Tại các nước này, những thông tin chi tiết được sử dụng nhằm đánh
giá những thay đổi trong các tổ chức GRIs theo thời gian; ví dụ, tại Úc,
Pháp, Ý và Nhật Bản, tỉ lệ R&D cơ bản tại các tổ chức GRIs tăng lên trong
hơn 20 năm gần đây, trong khi tỉ lệ phát triển thực nghiệm lại giảm đi.
Định hướng nghiên cứu có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trong lĩnh
vực nghiên cứu (Hình 8) cũng như về mục tiêu kinh tế - xã hội mà các tổ
chức GRIs theo đuổi (Hình 9). Những khác biệt này không chỉ phản ánh sự
chuyên môn hóa của hệ thống đổi mới quốc gia mà còn thể hiện sự phân
chia lao động giữa các tổ chức GRIs và trường đại học trong từng hệ thống.
Tỷ lệ % của tổng GOVERD
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
ỉ
c c c
n
Ý
B
ch
ố
ố
Úc Áo
ả
ư
ạ
Đ
t B t
n Lan
Na Uy
àoNha
Ireland
ậ
Mexico Lan Ba
ầ
Iceland
LB NgaLB
CH Séc
Đ
Hungary
NamPhi
ồ
CH Lovak
Ph Nh
Hàn Qu
Đan M
B
TrungQu
TâyBanNha
Luxembourg
KH tự nhiên Kỹ thuật KH Y dược KH Nông nghiệp KH Xã hội KH Nhân văn Phân loại (các lĩnh vực của KH)
Nguồn: OECD, cơ sở dữ liệu thống kê nghiên cứu và phát triển
Hình 8. GOVERD theo lĩnh vực khoa học, 2007
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 85
Tỷ lệ % của tổng GOVERD
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
ĩ
c
n
n
ỳ
Ý
S
ch
ố
Úc Áo ể
ả
K
i
rael
y
ạ
Anh
ĩ
Đ
ụ
t B t Is
àoNha y
Ireland
ậ
Iceland
LB NgaLB
CH Séc
Th
ụ
Nh
Đ
Hungary
NamPhi
ồ
Nh
Hàn Qu
Đan M ổ
CH Slovak
Th
B
TâyBanNha
Th
Thăm dò và khai thác trái đất Thăm dò và khai thác không gian Năng lượng Sức khỏe Tiến bộ chung về tri thức Môi trường
Giao thông, viễn thông và cơ sở hạ tầng khác Sản phẩm công nghiệp và công nghệ Nông nghiệp Quốc phòng
Nguồn: OECD, cơ sở dữ liệu thống kê nghiên cứu và phát triển.
Hình 9. GOVERD theo mục tiêu kinh tế - xã hội, 2007
Đóng góp đáng kể không đồng đều của các tổ chức GRIs cho kết quả đổi
mới
Các thống kê trên hoạt động sáng chế là chỉ số so sánh quốc tế chủ yếu về
kết quả sáng tạo. Gần 80% bằng sáng chế trên thế giới là của các doanh
nghiệp tư nhân, viện nghiên cứu thuộc Chính phủ (không bao gồm trường
đại học) chỉ sở hữu 1,64% số lượng bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ức
Hợp tác Bảo hộ Bằng sáng chế (PCT) giữa năm 2004 - 2006 và giảm từ
1,85% giữa năm 1994 - 1996. Sự sụt giảm này rất đáng chú ý trong bối
cảnh gia tăng nhanh chóng số lượng sáng chế trong lĩnh vực thể chế khác
(OECD, 2008a) và quan tâm hơn tới bằng sáng chế, bản quyền và thương
mại hóa các kết quả nghiên cứu công. Như thể hiện trong hình 10,
Singapore, Ấn Độ và Pháp có tỉ lệ bằng sáng chế thuộc sở hữu của tổ chức
Chính phủ cao nhất. Tại hơn một nửa các quốc gia, tỉ lệ bằng sáng chế
thuộc sở hữu của Chính phủ là nhỏ hơn 1%. Nhật Bản báo cáo mức tăng
trưởng nhanh nhất về tỉ lệ bằng sáng chế thuộc sở hữu của Chính phủ là
trong giai đoạn 1994 -1996 đến 2004-2006, trong khi đó, tại Hàn Quốc và
Anh, tỉ lệ này lại giảm đi đáng kể. Bảng 1 cho thấy sáng chế của Chính phủ
trong lĩnh vực công nghệ cũng như tỉ lệ sáng chế của các quốc gia trong
lĩnh vực đó. Điều này thể hiện tính đa dạng đáng chú ý giữa các quốc gia và
lĩnh vực công nghệ phản ánh mô hình chuyên môn hóa giữa các nước.
86 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
%
16
2004-2005
14
1994-1996
14 12
10
8
12 6
4
2
0
ỉ ĩ
c c
10 n
B
ch
ố
ể
Áo
ứ
ạ
y S
Đ
ụ
Brazil n Lan
Na Uy
y Đi
ầ
Hà Lan
LB Nga
CH Séc
Th
ụ
Nam Phi
Ban Nha Ban
Ph
Đan M
Th
Trung Qu Trung
Tây
8 New Zealand
Phóng to
6
4
2
0
ĩ ỉ ĩ
c
c c
n n
ộ
Ý
B
ch
M ng
ố
ố
ả ể
Úc Áo
ứ
ạ
y S
Anh ổ
Đ
n Đ
Pháp
T ụ
t B Israel
EU27 Brazil n Lan
Na Uy
OECD
y Đi
Ấ
Ireland
ậ
Mexico ầ
Hà Lan
LB Nga
CH Séc
Canada
Th
ụ
Nam Phi
Ph
Nh
Singapore
Đan M
Th
Hành Qu
Trung Qu Trung
Tây Ban Nha Tây Ban
New Zealand
Nguồn: OECD, cơ sở dữ liệu bằng sáng chế
Hình 10. Tỉ lệ bằng sáng chế do các tổ chức Chính phủ sở hữu
Bảng 1. Bằng sáng chế của Chính phủ trong lĩnh vực công nghệ, 2004-
2006
tỉ lệ %
Công nghệ Công nghệ Công nghệ Năng lượng
sinh học thông tin và nano tái chế
truyền thông
Úc 4,41 2,33 1,84 1,30
Canada 11,15 2,45 11,86 0,65
Pháp 16,97 7,07 35,13 3,66
Đức 0,21 0,11 - 0,36
Ý 4,50 2,68 14,10 -
Nhật Bản 8,88 1,81 13,80 0,30
Hàn Quốc 5,62 0,90 9,71 2,08
Anh 5,88 7,64 3,18 -
Mỹ 6,32 1,37 4,86 0,46
EU27 3,58 2,13 6,49 0,57
OECD 5,80 1,68 7,15 0,55
Toàn thế giới 5,88 1,69 7,41 0,58
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 87
2. Các tổ chức GRIs trong bối cảnh thay đổi quy trình đổi mới - áp lực
thay đổi và cách ứng phó
Đòi hỏi đổi mới và thay đổi quy trình đổi mới
Tăng chất lượng cuộc sống từ sau Cuộc cách mạng Công nghiệp là kết quả
của những sản phẩm, quy trình và dịch vụ cải tiến mới. Tuy nhiên, đổi mới
đang dần trở nên quan trọng hơn trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bao
gồm những hoạt động cần thiết để đáp ứng thách thức cấp bách của cộng
đồng thế giới như sự nóng lên toàn cầu, đói nghèo cố hữu, an ninh lương
thực và các bệnh truyền nhiễm mới. Chỉ có thông qua đổi mới hơn nữa sẽ
giúp nền kinh tế có thể tạo ra nhiều của cải hơn trong khi giảm chi phí môi
trường trong sản xuất, vận chuyển và sử dụng hàng loạt hàng hóa và dịch
vụ có chất lượng.
Hộp 1. Đổi mới trở thành định hướng then chốt của tăng trưởng kinh tế
Ở cấp vĩ mô, khoảng một nửa khác biệt giữa các quốc gia trong thu nhập bình quân đầu
người và tăng trưởng là do khác biệt trong năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), trong đó,
chủ yếu lần lượt là do phát triển công nghệ và đổi mới với ảnh hưởng mạnh mẽ của R&D.
Nghiên cứu thực nghiệm gần đây (Coe và cộng sự, 2008) khẳng định vai trò của cả vốn
R&D trong và ngoài nước là yếu tố quyết định quan trọng của TFP. Vốn con người và các
yếu tố thể chế đã tác động tới hiệu quả của hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) cũng có tác
động đáng kể đến TFP. Hơn nữa, những nước tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và
chất lượng giáo dục đại học cao thường có xu hướng đạt được nhiều lợi ích hơn từ R&D
trong nước, từ lan tỏa R&D nước ngoài và hình thành vốn con người.
Ở cấp vi mô, đã có chứng minh cho thấy tất cả hoạt động của các khối ngành, từ công nghệ
cao tới các ngành công nghiệp dựa vào nguồn lực truyền thống, các doanh nghiệp đổi mới
thể hiện hiệu quả tốt hơn và tạo ra nhiều việc làm. Ví dụ, phân tích về đổi mới của OECD
tại doanh nghiệp gần đây (OECD, 2008b) đã chỉ ra đổi mới sản phẩm giúp tăng năng suất
lao động của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đổi mới để chuyển sang hoạt
động kinh tế vĩ mô tốt hơn, thay đổi cơ cấu đòi hỏi phải dịch chuyển những nguồn lực từ
doanh nghiệp phi đổi mới sang doanh nghiệp đổi mới, không phân biệt ngành công nghiệp.
Tại các quốc gia thành công, Chính phủ tạo điều kiện cho quá trình này bằng cách cung
cấp nhiều điều kiện khung ưu đãi, đưa ra các hỗ trợ cụ thể để có nhiều công ty tham gia
vào “trò chơi đổi mới” ngay từ đầu và khen thưởng những nỗ lực của các công ty đã đổi
mới. Nhiều nghiên cứu của OECD chỉ ra các doanh nghiệp này đã nhận được hỗ trợ tài
chính từ Chính phủ hoặc tham gia hợp tác (với các doanh nghiệp khác và/hoặc tổ chức
nghiên cứu công lập) đầu tư nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo (OECD, 2008b).
Điều này xảy ra khi toàn cầu hóa buộc tất cả các nước dịch chuyển hoạt động
kinh tế của mình vào chuỗi giá trị để đảm bảo rằng chúng có thể tiếp tục cạnh
tranh và phát triển thịnh vượng. Do đó, khả năng lãnh đạo cũng như năng lực
bắt kịp sẽ xuất phát từ giai đoạn cạnh tranh trong các yếu tố giá trị cao hơn
của quá trình kinh tế. Nghiên cứu kinh tế đưa ra bằng chứng thực nghiệm
mới về mối quan hệ thắt chặt này giữa năng lực đổi mới và thành công kinh
tế ở cấp vĩ mô (tổng hợp) và vi mô (doanh nghiệp) (Hộp 1).
88 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
Trong khi đổi mới ngày càng trở nên quan trọng hơn để đạt được các mục
tiêu kinh tế - xã hội quốc gia và toàn cầu, thông qua đổi mới đang diễn ra và
ảnh hưởng đến mô hình tiêu thụ và sản xuất, các quá trình cũng đang thay
đổi. Những thay đổi này có ý nghĩa quan trọng trong vai trò tương ứng của
các nhân tố cũng như đối với chính sách đổi mới, trong đó bao gồm sự chỉ
đạo và tài trợ cho các nghiên cứu công (Hình 11).
Thay đổi định hướng và địa lý đổi mới Vai trò của các nhân tố
trong hệ thống đổi mới
* Mở rộng tri thức và mô hình kinh Các doanh nghiệp (gồm: DN nhỏ/mới và DN
doanh mới lớn/đã được xây dựng)
- Tăng nội dung đổi mới công nghệ khoa Chính phủ (gồm: trung ương và địa phương)
học đa ngành Nghiên cứu công (gồm: trường đại học và tổ
- Tầm quan trọng của đổi mới phi công chức GRIs)
nghệ, đặc biệt trong khối dịch vụ đang Các tổ chức phi lợi nhuận/xã hội dân sự
phát triển nhanh
- Thay đổi chiến lược kinh doanh: mô
hình đổi mới mở
* Cầu kéo mạnh hơn: Tính bền vững và
nhu cầu xã hội mới Các cách tiếp cận chính sách đổi mới
- Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ xanh Mục tiêu chiến lược: pha trộn chính sách và
- Sự chín muồi của các nước OECD và các công cụ chính sách
Trung Quốc Quản trị hệ thống đổi mới
- Đổi mới và mạng lưới xã hội
* Sự xuất hiện các cường quốc đổi mới
và toàn cầu hóa thị trường cho kết quả Định hướng và tài trợ cho các tổ chức
đầu vào và đầu ra đổi mới GRIs
Nguồn: Tác giả
Hình 11. Các xu thế mới trong mô hình và chính sách đổi mới
Những thay đổi này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách mở rộng khái
niệm đổi mới của mình và nới rộng phạm vi hành động dựa theo khái niệm
đó, nhận ra tầm quan trọng trong việc nhìn nhận hơn nữa KH&CN. Một
yếu tố quan trọng liên quan tới các loại hình đổi mới là thống trị trong hệ
thống đổi mới. Cách phân biệt phổ biến khi mô tả loại hình đổi mới bao
gồm (Edquist, 2008):
- Mới mẻ với đổi mới của thế giới so với sự hấp thụ của đổi mới hiện nay;
- Đổi mới cơ bản hay đổi mới gia tăng;
- Đổi mới công nghệ cao và đổi mới công nghệ thấp;
- Đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình;
- Đổi mới kỹ thuật và đổi mới về tổ chức/quản lý.
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 89
Nhiều chính sách đổi mới có xu hướng ủng hộ loại hình đổi mới thứ nhất
trong số những loại hình trên, trong khi loại thứ hai lại ít được chú ý hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, loại hình thứ hai lại phổ biến hơn và có ý nghĩa
hơn đối với phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều trường hợp.
Tuy nhiên, áp dụng cách tiếp cận đổi mới rộng hơn không nên dẫn tới đánh
giá thấp tầm quan trọng của nghiên cứu công. Thực tế, nghiên cứu công
nắm giữ vai trò then chốt, phát triển, do những thay đổi trong cầu và cung
tri thức, trong bối cảnh nhân tố trung tâm trong hệ thống đổi mới, các doanh
nghiệp ngày càng áp dụng nhiều chiến lược R&D mở hơn.
Về phía cung, đóng góp trực tiếp hay gián tiếp của khoa học cho đổi mới
ngày càng tăng vì 2 lý do: tầm quan trọng của công nghệ dựa trên khoa học
(điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano, phương pháp
phân tích và đo lường tiên tiến); và thực tế cho thấy công nghệ thông tin đã
nâng cao vai trò của tri thức đã được hệ thống hóa, cho phép chuyển từ
công nghệ thủ công sang công nghệ dựa trên các nguồn tri thức chính thống
hơn (bao gồm khoa học) tại nhiều ngành kỹ thuật truyền thống.
Về phía cầu cho dài hạn, “hàng hóa công” và nghiên cứu theo nhiệm vụ
được mở rộng tại nhiều lĩnh vực như môi trường, y tế và an ninh. Ngoài ra,
nghiên cứu liên quan tới kinh tế đòi hỏi nền tảng trước khi đưa ra thị trường
hiệu quả hơn do các doanh nghiệp áp dụng mô hình đổi mới mở hơn.
Thay đổi nguyên tắc, quy mô và nhiệm vụ chiến lược của chính sách đổi
mới
Gộp chung lại, những thay đổi này dù mới được vạch ra nhưng đã có ý
nghĩa sâu sắc đối với các nguyên tắc, quy mô và nhiệm vụ chiến lược của
chính sách công nghệ (Hình 12). Những kết quả thực tế của những thay đổi
này rất đa dạng giữa các quốc gia, phản ánh lịch sử và sự phát triển khác
nhau của từng nước. Nhưng nhiều thay đổi lại khá giống nhau như ví dụ sau:
- Trong suốt nhiều thập kỷ, việc can thiệp chính sách với lý do định hướng
thị trường đã làm giảm đi không gian tiềm năng đối với chính sách công
nghệ và đổi mới. Tuy nhiên, gần đây, với thành công đáng kể của mô
hình nhà nước phát triển Đông Nam Á, cái được gọi là “Sự đồng thuận
Washington” đã gặp phải nhiều thách thức và những lý do mới để can
thiệp chính sách công “thông minh” đã xuất hiện;
- Các nguyên tắc và phương pháp của Quản lý Công mới (NMP) đã truyền
cảm hứng cải cách khối công lập tại nhiều quốc gia. Nhưng phương pháp
và nguyên tắc đó bao gồm sự độc lập trong chức năng của Chính phủ và
thiết lập các cơ quan hoạt động theo đuổi nhiệm vụ đã được xác định
trong khuôn khổ mối quan hệ khách hàng-hợp đồng. Những quan hệ này
90 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
liên quan tới tổ chức “quan trọng” (khách hàng) bằng mối quan hệ bán
hợp đồng - thường được củng cố bằng các biện pháp thực hiện;
- Toàn cầu hóa được xem là chính sách quốc gia nằm trong khuôn khổ
toàn cầu, phản ánh nhận thức ngày càng tăng mang tính toàn cầu, bản
chất của nhiều vấn đề toàn cầu và toàn cầu hóa thị trường và sản xuất.
Đồng thời, “chủ nghĩa khu vực” được xem là cách kiểm soát các chính
sách và nguồn lực dành cho chính quyền địa phương.
- Tầm quan trọng của việc thực hiện mối quan hệ hợp tác công - tư (PPP)
đã tăng lên trong các lĩnh vực của chính phủ. PPP đưa ra khuôn khổ cho
khu vực công lập và tư nhân để tham gia vào các lĩnh vực giúp họ có lợi
ích gia tăng mà không thể hoạt động hiệu quả riêng lẻ;
- Cơ chế chịu trách nhiệm đã được tăng cường tại nhiều quốc gia, đòi hỏi
nhà hoạch định chính sách công khai chịu trách nhiệm về các nguồn lực
sử dụng và chứng minh kết quả và đầu ra từ các chính sách và chương
trình họ đã tài trợ.
Khung điều kiện cho đổi mới
(Chức năng của thị trường, quản lý doanh nghiệp, tinh thần kinh
Sự tham gia của những Thị trường chính xác &
người được đào tạo phù thương, quyền sở hữu trí tuệ, giáo dục, cơ sở hạ tầng) lỗi hệ thống ảnh hưởng
h ợp như công nhân, công tới đầu tư của doanh
dân, người tiêu dùng & nghiệp cho R&D và đổi
doanh nhân mới sáng tạo
Chính sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chính sách hỗ Chính cách Chính sách tăng
trợ đầu tư trong nâng cao cạnh cường liên kết
khoa học và tranh đổi mới trong hệ thống
R&D của các doanh đổi mới
nghiệp
Đảm bảo đánh giá tri Thúc đẩy đổi mới trong
thức thích hợp và sự lưu Chính phủ, giữ vị trí
thông xung quanh mạng người sử dụng hàng đầu
lưới và thị trường
Cung cấp thông tin truyền Nâng cao đóng góp cho
thông và cơ sở hạ tầng hỗ nghiên cứu công
trợ khác
Nguồn: Tác giả
Hình 12. Quy mô và nhiệm vụ chiến lược của chính sách đổi mới
Thích ứng của nghiên cứu công
Trong các nhiệm vụ chiến lược của chính sách đổi mới, một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất tại tất cả các nước là đảm bảo hệ thống nghiên
cứu công lập thích ứng được với sự năng động mới của đổi mới. Để cải
thiện đóng góp của nghiên cứu công đối với đổi mới, Chính phủ phải làm rõ
phân công lao động giữa các nhân tố chính, khi chấp nhận tập hợp các hoạt
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 91
động nên việc “chồng chéo có hiệu quả” là điều cần thiết trong mô hình đổi
mới mở mới xuất hiện.
Thực tế, trong thời gian qua, nhiều nhân tố được kỳ vọng đóng vai trò đa
dạng. Ví dụ, một phần quy trình tạo ra nguồn nhân lực KH&CN cho hệ
thống đổi mới được tiến hành bởi các tổ chức giáo dục chuyên môn hoặc tổ
chức đào tạo. Tuy nhiên, một phần quan trọng cũng được tiến hành tại các
doanh nghiệp kinh doanh thông qua việc chi một khoản lớn cho giáo dục và
đào tạo hoặc bằng quản lý tích cực quy trình tích lũy kinh nghiệm. Trong
các tổ chức nghiên cứu công, trường đại học đã mở rộng chức năng nghiên
cứu cơ bản truyền thống sang phát triển công nghệ và thậm chí còn thực
hiện lên kế hoạch, xây dựng và kinh doanh.
Nói rộng ra, liên quan tới nghiên cứu công, mối quan tâm chính của Chính
phủ là để đảm bảo, thông qua sắp xếp tổ chức hợp lý, cơ chế định hướng và
tài trợ có thể kết hợp tính xuất sắc, phù hợp và khối lượng quan trọng nhằm
hoàn thành nhiệm vụ công của mình và bổ sung các doanh nghiệp vào thị
trường tri thức và mạng lưới đổi mới. Điều này có nghĩa là, trong nỗ lực mà
các doanh nghiệp nhằm “cư trú trong ô cờ của Pasteur” (Stokes, 1997),
bằng cách thúc đẩy nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu theo cảm hứng, họ sử
dụng kết hợp các công cụ để phản ứng lại xu hướng của các tổ chức nghiên
cứu quá chú trọng vào các nghiên cứu hoàn toàn do sự tò mò chi phối cũng
như xu hướng nghiên cứu quá chú trọng vào ứng dụng (Hình 13).
Tái tập trung vào nghiên cứu công hướng đến “cư trú của Pasteur”
92 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
Tái tập trung công cụ
CHẤT LƯỢNG
NHẬN THỨC CÓ LỢI HƠN VỀ Thấp
NGHIÊN CỨU HƯỚNG TỚI NGƯỜI
SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ
TÀI TRỢ CẠNH TRANH & TÍNH LINH
HOẠT CỦA NGUỒN NHÂN LỰC
TƯƠNG QUAN TƯƠNG QUAN
THỊ TRƯỜNG Thấp Cao Thấp KHOA HỌC
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TÀI TRỢ THỂ CHẾ VÀ MỐI HỢP
VÀ CÁC QUY CHẾ KHÁC TÁC TRONG LĨNH VỰC ƯU TIÊN
Thấp
TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI
VỚI NỀN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
Nguồn: Tác giả
Hình 13. Nâng cao đóng góp của nghiên cứu công cho đổi mới sáng tạo
Ý nghĩa đối với các tổ chức GRIs
Tại phần lớn các nước OECD, việc định vị lại tổ chức GRIs là nhiệm vụ quan
trọng, dài hạn và khó khăn nhất. Về mặt chức năng chính, định hướng nghiên
cứu và liên kết của họ với các nhân tố đổi mới khác cũng như hệ thống giáo
dục, tính đa dạng đã “làm mờ” và thiếu sự rõ ràng xung quanh vai trò cụ thể và
đặc biệt của khối này. Điều này đã đặt nhiều tổ chức dưới áp lực to lớn để tiếp
tục chứng minh hoạt động cũng như sự tồn tại của họ (Hộp 2).
Nhiều thành viên OECD đã tiến hành cải cách tổ chức GRIs nhưng tại
nhiều nước, việc tái cấu trúc lại rất khó hoàn thành. Vấn đề vẫn liên quan
tới những thay đổi về tổ chức và thể chế cần thiết để cải thiện năng lực của
họ nhằm đáp ứng linh hoạt mục tiêu phát triển xã hội trong dài hạn và vai
trò của phòng thí nghiệm chính phủ và trường đại học trong hệ thống
nghiên cứu công. Các vấn đề quan trọng phải được giải quyết bằng cách cải
cách những vấn đề sau đây:
- Làm thế nào để đảm bảo phù hợp về mặt kinh tế nhưng không làm ảnh
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 93
hưởng tới nghiên cứu cụ thể hoặc các nhiệm vụ công? Rủi ro do việc
khuyến khích không có kế hoạch thị trường nghiên cứu theo hợp đồng
và dịch vụ công nghệ phải được đặc biệt quan tâm khi thay đổi cơ chế tài
trợ. Những kinh nghiệm quốc tế cần chỉ rõ nhu cầu đảm bảo đủ mức tài
trợ cho tổ chức;
- Làm thế nào để đảm bảo chất lượng theo một mô hình khác hơn là chỉ
theo mô hình nghiên cứu khoa học? Một vấn đề then chốt là đánh giá
phù hợp dự án, các nhóm và các nhà nghiên cứu cũng như thu hút tài
năng trẻ thông qua tiền lương và tiếp cận cơ sở hạ tầng và mạng lưới
nghiên cứu độc quyền;
- Làm thế nào để đảm bảo số lượng tới hạn trong các lĩnh vực mà nhu cầu
trong nước vẫn còn bị hạn chế hoặc còn non trẻ (ví dụ các lĩnh vực mới
trong nghiên cứu đa ngành)? Các tổ chức GRIs phải thực hiện “mô hình
đổi mới mở” thông qua hợp tác với các trường đại học và doanh nghiệp
kể cả các tổ chức nằm ngoài biên giới quốc gia;
- Như đã so sánh với các trường đại học hoặc nhà cung cấp dịch vụ (tư
nhân) theo thị trường, đâu là những nhiệm vụ đặc biệt cho các tổ chức
GRIs? Các tổ chức GRIs phải chuyên môn về: tiến bộ khoa học trong
các lĩnh vực mà sự xuất sắc trong học tập không phải là yếu tố tác động
(Ví dụ: cơ hội công bố ít hơn và/hoặc nghiên cứu đòi hỏi kỹ thuật
chuyên môn tiên tiến chuyên sâu); cung cấp nền tảng cho phát triển công
nghệ cơ bản tiền cạnh tranh; duy trì năng lực nghiên cứu ứng dụng
chuyên môn; và cung cấp cơ sở kỹ thuật và công cụ để phổ biến công
nghệ trong các lĩnh vực của thị trường hoặc lỗi hệ thống.
Hộp 2. Tổ chức nghiên cứu công lập chịu áp lực
Trong khi các phòng thí nghiệm Chính phủ đã có nhiều đóng góp cho đổi mới công
nghiệp và tăng trưởng kinh tế thì những phân tích kinh tế lại cho thấy: ảnh hưởng đến
việc tăng năng suất của R&D được tài trợ bởi tổ chức công lập tại các nước dành
nhiều ngân sách nghiên cứu công cho trường đại học lại lớn hơn các quốc gia chi ngân
sách cho phòng thí nghiệm chính phủ (Guellec và van Pottelsberghe de la Potterie,
2001). Điều này phản ánh thực tế ở một số nước, tính chất của nhiệm vụ R&D giao
cho các phòng thí nghiệm Chính phủ đã hạn chế việc tạo ra hiệu ứng lan tỏa kinh tế,
nhưng trở ngại về cấu trúc cũng xuất hiện đúng lúc. Mặc dù quy mô và danh mục đầu
tư nghiên cứu của họ rất đa dạng nhưng các phòng thí nghiệm công ở một số quốc gia
vẫn phải đối mặt với các vấn đề chung liên quan đến nhân viên, nhiệm vụ không rõ
ràng và sự cô lập trong dòng trao đổi tri thức và hệ thống giáo dục. Các phòng thí
nghiệm Chính phủ thường không tham gia đào tạo sinh viên - những người có thể
chuyển giao kiến thức cho các ngành công nghiệp, tính kỷ luật của phòng thí nghiệm
có thể cản trở nỗ lực tiến hành nghiên cứu của các sinh viên trong các lĩnh vực liên
ngành mới nổi. Họ vẫn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho các
bộ/ngành những ý kiến chuyên môn công bằng, dài hạn, chuyên sâu và liên ngành.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của họ mà không thể có được từ hệ thống đại học.
(còn nữa)
94 Thay đổi vai trò của các tổ chức nghiên cứu thuộc Chính phủ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Coe, D., E. Helpman and A. Hoffmaister. International R&D Spillovers and
Institutions. IMF Working Paper No. 08/104, Washington, DC., 2008.
2. Edquist, C. and L. Hommen (ed.). Small Country Innovation Systems: Globalisation,
Change and Policy in Asia and Europe. Ed-ward Elgar Publishing, 2008.
3. Gulbrandsen, M., and L. Nerdrum. Public Sector Research and Industrial Innovation
in Norway: A Historical Perspective. TIK Working Paper on Innovation Studies, No.
20070602, Norway, 2007.
4. Guellec, D. and B. van Pottelsberghe de la Potterie. R&D and Productivity Growth:
Panel Data Analysis of 16 OECD Coun-tries. STI Working Paper, No. 2001/3,
OECD, Paris, 2001.
5. Guinet, J., G. Hutschenreiter and M. Keenan. Innovation Strategies for Growth:
Insights from OECD Countries. in Chandra, V., D. Erocal, P.C. Padoan and C.A.
Primo Braga (ed.), “Innovation and Growth: Chasing a Moving Frontier.”, OECD and
the International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank, Paris,
2009.
6. Hyytinen, K., T. Loikkanen Konttinen and M. Nieminen. The Role of Public
Research Organisations in the Change of the National Innovation System in Finland.
The Advisory Board for Sectoral Research, Finland, 2009.
7. Kim, L. Crisis, National Innovation, and Reform in South Korea. MIT Japan Program
Working Paper, No. 2001/01.
8. Laredo, P. Some Notes on Non-University Research Organisations. Presentation to
the OECD meeting on Steering and Funding of Research Institutions, Paris, 19
February 2008.
9. Lee, Chul-Won. Challenges and Issues to Upgrade Government-Sponsored Research
Institutes in Science and Technology in Korea. paper presented at the Annual
Conference of the Korean Society for Innovation Management and Economics, 20-21
July, Jeju Island, 2007.
10. Lee, Kong-Rae. An Essay on Government Policies to Manage Public R&D Institutes.
Asian Journal of Technology Innovation, Vol. 15(2007), No. 1, pp. 21-34.
11. Lee, Kong-Rae and Ji-Sun Choi. Strategy to Manage Public R&D Institutes for
Building-up Open Regional Innovation systems. Science and Technology Policy
Institute, Seoul (in Korea), 2004.
12. MoST and KISTEP. Report on the Survey of Research and Development in Science
and Technology. Ministry of Science and Technology and Korea Institute of Science
and Technology Evaluation and Planning, Seoul, 2007.
13. OECD. Country Review of Innovation Policy: Korea. OECD, Paris, 2009.
14. OECD. Compendium of Patent Statistics. OECD, Paris, 2008a.
15. OECD. Science, Technology and Industry Outlook. Chapter 5, OECD, Paris, 2008b.
16. OECD. Governance of Public Research: Towards Better Practices. OECD, Paris,
2003.
JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 95
17. OECD. Frascati Manual. OECD, Paris, 2002.
18. PREST. A Comparative Analysis of Public, Semi-Public and Recently Privatised
Research Centres. Final Project Report, PREST, Manchester, 2002.
19. Stokes, D., Pasteur's Quadrant - Basic Science and Technological Innovation.
Brookings Institution Press, 1997.
20. Yim, Deok-Soon and Wang-Dong Kim. The Evolutionary Responses of Korean
Government Research Institutes in a Changing National Innovation System. Science,
Technology and Society, Vol. 10(2005), No. 1, pp. 31-55.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_vai_tro_cua_cac_to_chuc_nghien_cuu_thuoc_chinh_phu.pdf