Thấu hiểu bản thân trước khi lên ý tưởng kinh doanh
Đi kèm với các loại màu sắc sáng bóng của Fashion Week, sản phẩm đó nhanh chóng trở thành cái được ưa chuộng. Chủ cửa hàng đã sử dụng một sản phẩm đã có, nâng cấp thêm công thức thực hiện và tạo ra một kế hoạch tiếp thị hấp dẫn, do đó, cô đã làm mình nổi bật trong cuộc cạnh tranh và khiến người ta phải chú ý.
8 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thấu hiểu bản thân trước khi lên ý tưởng kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẤU HIỂU BẢN THÂN TRƯỚC KHI LÊN Ý TƯỞNG KINH DOANH
Để phát triển một ý tưởng kinh doanh, trước hết, bạn cần vẽ ra được một viễn cảnh tương lai về những gì bạn muốn đạt được và nắm được những điểm mạnh yếu của bản thân . Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn khởi động và có được câu trả lời cho những yếu tố đó.
Xây dựng viễn cảnh
Hãy nhắm mắt lại trong vòng một vài phút và tưởng tượng ra một hình ảnh thật chi tiết về những gì mà bạn muốn thấy về cuộc sống của mình trong 5 năm tới. Hình ảnh càng chi tiết càng tốt.
Bạn sẽ sống ở đâu?
Bạn sẽ làm gì hàng ngày?
Bạn sẽ làm công việc nào?
Bạn sẽ làm việc một mình hay cùng với những người khác?
Xung quanh bạn sẽ là những ai?
Bạn sẽ làm gì khi bạn không làm việc?
Đừng tự giới hạn mình trong những câu hỏi này; bạn hãy sáng tạo ra một hình ảnh thật sống động về bản thân. Hãy nghĩ đến những gì quan trọng đối với bạn. Đây là những vấn đề cá nhân sẽ có ảnh hưởng tới kiểu doanh nghiệp mà bạn sẽ theo đuổi - bạn sẽ muốn làm người thành thị hay người nông thôn; bạn muốn đi đây đó hay chỉ ngồi trước máy tính; bạn muốn gặp mọi người hay chỉ muốn làm việc qua điện thoại... Làm như vậy sẽ giúp bạn có được một nền tảng cho việc lựa chọn loại hình công việc kinh doanh, ra các quyết định kinh doanh, và đặt ra những mục tiêu rõ ràng.
Tốt nhất, bạn hãy làm bài tập này cùng với một người khác và chia sẻ hình dung của bạn với người đó. Nếu bạn không thể làm điều đó thì hãy viết ra để việc hình dung của bạn được cụ thể hơn.
Xác định những điểm mạnh của bản thân và những việc bạn muốn làm
Thường thì sẽ rất có ích nếu bạn nhìn lại bản thân để xem mình thích gì và không thích gì, cũng như mình có tài năng trong lĩnh vực nào. Việc làm này không chỉ giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh thắng lợi. Nó còn giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh phù hợp với các kỹ năng và sở thích của bạn. Sự hứng thú đối với công việc kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể phát triển trên con đường dài phía trước.
Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là lên 3 danh sách riêng rẽ sau đây:
Danh sách 1: Những điểm mạnh của bạn
Mọi người đều có điểm mạnh trong một lĩnh vực nào đó và nhiều kỹ năng có thể là nền tảng cho một công việc kinh doanh cụ thể. Vốn dĩ, bạn có thể sở hữu những kỹ năng như tổ chức hoặc năng khiếu sửa chữa các đồ vật. Tuy nhiên, bạn có thể đã quá quen thuộc với những kỹ năng của mình đến mức chúng không thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu bạn. Vì vậy, hãy lập danh sách này bằng cách tự quan sát bản thân trong một vài tuần lễ để xem mình có những năng khiếu gì. Và bạn cũng có thể hỏi những người hiểu rõ bạn để biết được ấn tượng của họ về những gì ưu điểm vượt trội mà họ nhận thấy ở bạn.
Danh sách 2: Những kỹ năng bạn đã tích luỹ được trong những năm qua
Cho dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào, chắc chắn, bạn cũng tích luỹ được ít nhiều kỹ năng. Hãy viết ra tất cả những trách nhiệm trong công việc mà bạn đã từng đảm đương; hãy nghĩ đến những nhiệm vụ khác nhau mà bạn biết cách xử lý và hoàn thành. Hãy bảo đảm rằng, danh sách này có ít nhất 10 mục khác nhau. Có như vậy, bạn mới có thể đánh giá được kỹ năng hiện có của bản thân một cách chính xác.
Danh sách 3: Những việc bạn muốn làm
Hãy lên danh sách những việc bạn muốn làm. Điều này có thể không dễ dàng như người ta tưởng. Danh sách đó phải gồm ít nhất 10 mục khác nhau. Hãy suy nghĩ rộng hơn những sở thích và những mối quan tâm nảy sinh tức thì trong đầu bạn. Nếu bạn cảm thấy lúng túng, hãy hỏi ý kiến của những người đã quen biết bạn từ lâu -- đặc biệt là những người biết bạn từ khi bạn còn nhỏ -- để xem họ thấy bạn vui sướng nhất khi làm những công việc như thế nào?
Hãy để ba danh sách này ở một chỗ dễ thấy (ví dụ trên bàn làm việc của bạn chẳng hạn) trong một vài tuần, và mỗi khi bạn có một ý tưởng mới, hãy lập tức ghi nó vào một mục phù hợp. Hãy hỏi cả những người hiểu rõ bạn để thông qua câu chuyện của họ khơi dậy trí nhớ của mình.
Lời kết
Các bước trên đây giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh bằng cách hướng nội, đi sâu tìm hiểu những gì nằm trong chính con người bạn. Sau khi đã thấu hiểu bản thân, biết được mình muốn gì và có thể làm gì thì đã đến lúc bạn nên hướng ngoại để hoàn thiện thêm ý tưởng của mình. Hãy chịu khó quan sát, tìm kiếm và nghiên cứu để phát hiện xem trên thị trường có những nhu cầu nào chưa được lấp đầy mà bạn có thể đáp ứng với sản phẩm hay dịch vụ của mình. Chẳng hạn, hiện có khá nhiều các danh sách kinh doanh "Top 10" hay "Mới nhất” và “Nóng hổi". Những danh sách này có thể khuyến khích và đem lại cho bạn một số ý tưởng bám sát và cập nhật với thị trường biến đổi không ngừng như hiện nay.
Ý tưởng kinh doanh nào phù hợp với bạn?
Bắt đầu khởi nghiệp là một công việc không hề dễ dàng và đôi khi có chút mạo hiểm. Thực hiện một ý tưởng kinh doanh tức là bạn phải đầu tư vốn, thời gian, công sức. Không suy xét kỹ lưỡng và lựa chọn một ý tưởng kinh doanh không phù hợp sẽ khiến bạn “mất” rất nhiều.
Dưới đây là những câu hỏi giúp bạn xác định ý tưởng kinh doanh có phù hợp với bạn không? và đánh giá ý tưởng kinh doanh đó có "đất sống" không?
Bạn có những khả năng nào?
Hãy liệt kê ra những khả năng của bạn. Để thành công ngoài sự chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực thì cũng rất cần đến khả năng nhất là trong công việc kinh doanh – một công việc không đơn giản chút nào. Thường những ông chủ của các doanh nghiệp thành công là những người có trình độ chuyên môn rất cao về lĩnh vực mình đang kinh doanh. Ví dụ, bạn muốn kinh doanh điện thoại di động, bạn phải biết sửa máy và biết cách “nhìn” để nhận ra đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Ngoài trình độ chuyên môn thì kỹ năng quản lý cũng là một điều rất quan trọng ở những người có định thực hiện một ý tưởng kinh doanh nào đó. Bạn có những điểm yếu hay giới hạn nào?
Bạn có phải đang nuôi con nhỏ?
Chăm sóc bố mẹ già hay không có khả năng đi xa? Tất cả những điều đó chính là điểm yếu hay giới hạn của bạn. Bạn cần cân nhắc để lựa chọn cho mình một công việc kinh doanh phù hợp nếu không sau này công việc của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hãy liệt kê ra những khả năng của bạn. Để thành công ngoài sự chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực thì cũng rất cần đến khả năng nhất là trong công việc kinh doanh.
Bạn thích làm việc gì?
Được làm một công việc liên quan đến sở thích là một trong những điều hạnh phúc nhất của con người. Bạn hãy tự hỏi mình thích làm gì? Nếu bạn thích thời trang? Hãy mở một cửa hàng bán quần áo. Nếu bạn thích sách và thích viết? Hãy mở một cửa hàng bán sách hoặc bắt đầu một tờ tạp chí. Nếu bạn thích làm đẹp cho người khác? Hãy mở một cửa hàng trang điểm hoặc một beauty salon nếu có thể, Được làm công việc mình yêu thích còn khiến cho công việc của bạn hiệu quả hơn rất nhiều vì bạn làm việc đó không phải một cách cưỡng ép mà với cả sự đam mê.
Tìm hiểu về khách hàng và thị trường
Thực hiện ý tưởng kinh doanh đó ở đâu, quy mô lớn nhỏ như thế nào, Để thực hiện những việc này một cách chính xác bạn phải tìm hiểu về thị trường, về nhu cầu khách hàng của mình: thu nhập bình quân của họ bao nhiêu? Họ thường rảnh rỗi và đi mua sắm, vào thời gian nào? Ngay cả khi chọn lựa được một công việc kinh doanh rất phù hợp bạn vẫn nên xác định và bạn sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình làm việc. Những lúc như vậy bạn cần kiên nhẫn và quyết tâm để giải quyết mọi khó khăn.
Một ý tưởng tốt sẽ thu hút và tạo cảm hứng với đông đảo mọi người.
Ý tưởng đó có mang một sứ mệnh hay tầm nhìn không?
Một ý tưởng tốt sẽ thu hút và tạo cảm hứng với đông đảo mọi người. Mục đích cuối cùng của bạn là gì? Điều gì là động lực khiến bạn muốn theo đuổi ý tưởng này? Nó có phải là cái bạn muốn đeo đuổi ngay cả ở những thời điểm khó khăn?
Vì thời thế bao giờ cũng khắc nghiệt. Ý tưởng của bạn nên là cái bạn dành thật nhiều đam mê để thực hiện nó dù với bất cứ giá nào.
Người ta thường chi tiền cho những sản phẩm và dịch vụ giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Các vấn đề đó cần phải đủ lớn để người ta quan tâm và muốn giải quyết.
Có thị trường cho nó không?
Hãy dành thời gian nghiên cứu xem trước đây đã có ai thành công hay thất bại với ý tưởng đó chưa, lý do của sự thành công hay thất bại đó là gì.
Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được thực hiện, bạn vẫn nên bổ sung thêm những sáng kiến để giúp mình vượt lên trong cạnh tranh. Hãng Dominos không sáng lập thương hiệu bánh pizza, họ cũng không phải công ty đầu tiên phân phối loại bánh này, nhưng họ đã phục vụ nó trong vòng 30 phút hoặc ít hơn.
Sau khi chuỗi cửa hàng làm nail Superstar Nail Lacquer khởi động, nó phát triển rất mau chóng vì công thức làm khô nhanh đã giải quyết vấn đề thời gian chờ đợi lâu để móng khô sau khi làm.
Đi kèm với các loại màu sắc sáng bóng của Fashion Week, sản phẩm đó nhanh chóng trở thành cái được ưa chuộng. Chủ cửa hàng đã sử dụng một sản phẩm đã có, nâng cấp thêm công thức thực hiện và tạo ra một kế hoạch tiếp thị hấp dẫn, do đó, cô đã làm mình nổi bật trong cuộc cạnh tranh và khiến người ta phải chú ý.
Một ý tưởng kinh doanh tốt phải có chỗ cho sự mở rộng về sau. Ngay cả khi bạn bắt đầu ở quy mô nhỏ, bạn vẫn cần có kế hoạch cho sự mở mang sau này.
Ý tưởng đó có thể phát triển hơn không?
Một ý tưởng kinh doanh tốt phải có chỗ cho sự mở rộng về sau. Ngay cả khi bạn bắt đầu ở quy mô nhỏ, bạn vẫn cần có kế hoạch cho sự mở mang sau này.
Một nữ bác sĩ đã tạo ra các tập giấy ghi chép y khoa giúp bệnh nhân của cô trao đổi hiệu quả hơn với bác sĩ. Sản phẩm đó đã phát triển thành dịch vụ lớn hơn khi giúp các bệnh nhân xả stress trong mọi lĩnh vực khác của đời sống.
Trong kinh doanh, không có con đường nào thẳng tắp, và bạn thực sự nên bắt đầu từ một nền tảng có thể gây dựng và mở rộng theo thời gian khi thị trường phát triển và thay đổi.
Nó có đem lại lợi nhuận không?
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải kiếm được tiền. Sản phẩm và dịch vụ của bạn phải tốn ít chi phí đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Bạn càng kiếm được tiền nhanh từ ý tưởng của mình, cơ hội kinh doanh thành công của bạn càng lớn.
Hãy tìm hiểu xem chi phí trung bình để duy trì một công việc kinh doanh tương tự như bạn định bắt đầu là bao nhiêu. Đồng thời bạn cũng tính tới mức đầu tư lý tưởng của mình. Việc dành thời gian để tính trước chi phí đó sẽ tiết kiệm cho bạn cả thời gian và tiền bạc về sau.
Cũng như hầu hết những người mới khởi nghiệp, bạn có thể hy vọng về một vài khoản đầu tư khi bắt đầu. Tuy nhiên, nếu các chi phí khởi sự quá nhiều, việc bạn duy trì công việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thau_hieu_ban_than_truoc_khi_len_y_tuong_kinh_doanh_6092.doc