NHÓM 1: a. NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI KHÁC CHỦ THỂ TỘI PHẠM THẾ NÀO?
b. PHÂN BIỆT NHÂN THÂN NPT ĐƯỢC NC TRONG TPH VÀ TRONG K.H. L. HÌNH SỰ?
NHÓM 2: a. CÁC CƠ SỞ CỦA DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM?
b. CỞ SỞ NÀO QUAN TRONG NHẤT?
NHÓM 3: a. THẾ NÀO LÀ CHỐNG, THẾ NÀO LÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHAM? SỰ KHÁC NHAU CỦA CHỐNG VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM?
b. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA? CC NÀO QT NHẤT?
NHÓM 4: a. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP CHÍNH PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM?
b. BP NÀO QT NHẤT?
24 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thảo luận tội phạm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẢO LUẬN NHÓM 1: a. NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI KHÁC CHỦ THỂ TỘI PHẠM THẾ NÀO? b. PHÂN BIỆT NHÂN THÂN NPT ĐƯỢC NC TRONG TPH VÀ TRONG K.H. L. HÌNH SỰ? NHÓM 2: a. CÁC CƠ SỞ CỦA DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM? b. CỞ SỞ NÀO QUAN TRONG NHẤT? NHÓM 3: a. THẾ NÀO LÀ CHỐNG, THẾ NÀO LÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHAM? SỰ KHÁC NHAU CỦA CHỐNG VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM? b. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA? CC NÀO QT NHẤT? NHÓM 4: a. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP CHÍNH PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM? b. BP NÀO QT NHẤT? 1a. Phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với khái niệm chủ thể của tội phạm. Chủ thể tội phạm Có NLTNHS Đạt độ tuổi nhất định Tổng hợp những đặc điểm, những dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội Nhân thân người PT = Lí trí và ý chí Khái niệm nhân thân người phạm tội bao hàm nhiều dấu hiệu, đặc điểm mà không thuộc dấu hiệu pháp lí của khái niệm chủ thể tội phạm. Ví dụ: Dấu hiệu thể hiện vị trí, vai trò xã hội của người đó, thái độ của người đó đối với các giá trị xã hội đang tồn tại, thái độ của người phạm tội đối với chính bản thân mình. 1b. Phân biệt nhân thân người phạm tội được nghiên cứu trong tội phạm học và trong KH luật hình sự * Từ góc độ LHS: Luật hình sự chỉ nghiên cứu những đặc điểm nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. Các đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định tội như: Quốc tịch (Đ 78); Giới tính (Điều 111); Quan hệ gia đình (Điều 150 BLHS)...; Các đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định khung trong CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ như đặc điểm tái phạm nguy hiểm (điểm c khoản 2 Đ 138); phạm tội nhiều lần (điểm a khoản 2 Đ 116)...; Các đặc điểm về nhân thân là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điểm g khoản 1 Đ 48); phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm h khoản 1 Đ 46)... * Từ góc độ Tội phạm học: Nghiên cứu nhân thân người phạm nhằm: Làm sáng tỏ nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội thông qua sự tác động để hình thành phẩm chất tâm lí tiêu cực. Áp dụng các biện pháp cải tạo, giáo dục phù hợp đối với người phạm tội để phòng ngừa tội phạm. Tội phạm học nghiên cứu tổng hợp nhiều đặc điểm nhân thân NPT (P.vi rộng hơn nhiều so với LHS) 2a. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM (7 cơ sở) Những số liệu thống kê chính xác về tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian phải đủ dài thì mới có thể xác định được quy luật vận động của tội phạm trong xã hội, từ đó mới đưa ra được những dự báo có đọ tin cậy cao Những tài liệu đánh giá về tội phạm ẩn Những tài liệu về các hiện tượng tiêu cực tác động đến tình hình tội phạm như tệ nạn mại dâm, ma tuý, thất nghiệp, trẻ em lang thang, cờ bạc v.v. Những kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm cũng như những thay đổi của các yếu tố này trong tương lai. Hệ thống pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện trong tương lai (hình sự hoá hay phai hình sự hoá một số hành vi) Những tài liệu về kết quả đấu tranh chống tội phạm cũng như hiệu quả hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm của hệ thống tư pháp hình sự trong thời gian qua. Những tài liệu về kinh tế, chính trị và tâm lí xã hội đã, đang và sẽ ảnh hưởng đối với tình hình tội phạm. (sự phát triển về kinh tế, nhân thức của con người về các giá trị xã hội, giá trị đạo đức và pháp luật, các quan điểm chính trị…) CƠ SỞ NÀO QUAN TRỌNG NHẤT? 3a. Phòng ngừa tội phạm là tiến hành những hoạt động nhằm hạn chế hay loại trừ những nguyên nhân của tội phạm, ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra. Chống tội phạm là hoạt động trấn áp tội phạm đã xảy ra. Bao gồm: điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội. Hoạt động này cũng có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Quan điểm thứ nhất: Phòng ngừa tội phạm là một dạng quan trọng nhất của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Quan điểm thứ hai: Truy cứu TNHS (chống tội phạm) là một hình thức (biện pháp) phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa tội phạm là việc áp dụng một cách tổng thể các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… do các cơ quan, các tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm hạn chế hay xoá bỏ các nguyên nhân của tội phạm; ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra. 3b. Các căn cứ xây dựng các biện pháp phòng ngừa: 5 căn cứ chính Thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm. Nguyên nhân của tội phạm. Nhân thân người phạm tội. Dự báo tội phạm Yêu cầu của hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm 4a. Các nhóm biện pháp chính 4.1. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục Tuyên truyền nâng cao hiểu biết trong gia đình, môi trường quan trọng hình thành nhân cách con người, chống bạo lực và các hành vi sai trái, phạm tội. Giúp đứa trẻ phát triển nhân cách tốt, tránh sự hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc Khắc phục những khiếm khuyết trong giáo dục, đặc biệt là các bậc giáo dục phổ thông. Tạo môi trường bạn bè, đồng nghiệp hoà thuận, hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau 4.2. Biện pháp kinh tế - Xã hội Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống vật chất Khắc phục những sơ hở trong quản lí kinh tế. Hoàn thiện các chính sách xã hội nhằm tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh. 4.3. Biện pháp đấu tranh chống tội phạm (Điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội). Phát hiện và xử lí nhanh chóng, kịp thời chính xác các hành vi phạm tội sẽ đạt được mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng, góp phần làm giảm tội phạm. Nâng cao hiệu quả công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân ngăn ngừa nguy cơ tái phạm, tái phạm nguy hiểm 4.4. Giáo dục tăng cường khả năng phòng ngừa tội phạm từ phía nạn nhân và công dân nhằm khắc phục những nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía nạn nhân, giảm khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thao luan.ppt