Thành phần loài cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long được lưu giữ tại bảo tàng thủy sinh vật trường Đại học Nha Trang

1. Kết luận Đã thu mẫu, định loại và lưu giữ được 18 loài cá thuộc 9 họ và 5 bộ: bộ cá vược [Perciforme] có số lượng loài nhiều nhất có 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (27.78chiếm%), bộ cá chép [Cypriniformes] có 3 loài (chiếm 16.67%), bộ lươn [Synbranchiformes] có 2 loài chiếm 11.11%, bộ cá thiểu [Cypriniformes] ít nhất chỉ có 1 loài (chiếm 5.56%). 2. Kiến nghị Tiến hành thu mẫu, định loại và lưu giữ các loài còn lại phân bố ở sông Mekong để làm phong phú cho Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long được lưu giữ tại bảo tàng thủy sinh vật trường Đại học Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG THỦY SINH VẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG FISH SPECIES COMPOSITION IN MEKONG DELTA AT MUSEUM OF AQUATIC CREATURES OF NHA TRANG UNIVERSITY Nguyễn Thị Thúy1, Trương Thị Bích Hồng2 Ngày nhận bài: 17/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Hiện nay, Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang thu và lưu giữ được 18 loài cá thuộc 9 họ nằm trong 5 bộ cá khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, bộ cá vược [Perciformes] có số lượng loài nhiều nhất gồm 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (chiếm 27.78%), bộ cá chép [Cypriniformes] (chiếm 16.67%), chúng đều là loài cá có sản lượng đánh bắt lớn và đem lại giá trị kinh tế cao, có 2 loài quý hiếm đang bị đe dọa, có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ đó là cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850). Đặc biệt họ cá Pangasiidae trong bộ cá da trơn có 2 loài cá tra và cá ba sa được nuôi thương phẩm với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu thủy sản, là họ cá kinh tế trong khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, khu hệ cá nước ngọt, đồng bằng sông Cửu Long ABSTRACT Currently, the Museum of Aquatic creatures - Institute of Aquaculture - Nha Trang University has collected and stored 18 fi sh species from Mekong Delta belonging to 9 families and 5 orders. In particular, Perciformes were the most dominant species with 7 species (38.89%), Siluriformes represented 5 species (27.78%), 3 species of Cypriniformes (16.67%) were identifi ed. The previous species are the most aboundant and with high economic value in the Mekong Delta. According to Vietnam red Book, giant barb fi sh (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) and black sharkminnow fi sh (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) are rare, threatened and needs to be protected. Especially, 2 species of Pangasiidae including Tra and Basa catfi sh are commercially cultured on large scale for export purpose and they are considered as the most economic species of freshwater fi sh fauna in Mekong Delta. Keywords: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, freshwater fi sh fauna, Mekong Delta 1 KS. Nguyễn Thị Thuý, 2 ThS. Trương Thị Bích Hồng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệm vụ chính của Bảo tàng là phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên Viện Nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó phòng còn trưng bày các mẫu thủy sinh vật phân bố trên toàn quốc và được các nhà nghiên cứu đầu ngành định danh. Những mẫu vật này không chỉ được các nhà khoa học thuộc lĩnh vực thủy sản quan tâm mà còn thu hút một lượng lớn khách tham quan là sinh viên trong và ngoài trường. Do đó, việc thu mẫu và xây dựng các bộ mẫu về các loài thủy sinh vật sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dạy học, nghiên cứu và tham quan. Khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng cho nghề khai thác cá nội địa và đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá bè. Nhưng hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng bị tác động bởi hình thức nuôi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG lồng bè và kết hợp với khai thác quá mức (khai thác cá chưa trưởng thành, cá bố mẹ trong mùa sinh sản trên đường di cư và tại bãi đẻ) trên sông làm mất đi đường di cư sinh sản tự nhiên, một số bãi đẻ và khu vực kiếm mồi của cá. Vì vậy, sản lượng khai thác của vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ trước năm 1975 [8]. Một số loài cá được đưa vào sách đỏ Việt Nam ở mức độ T như cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) [6]. Do đó, định danh và lưu giữ cá ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành phần loài, đặc điểm phân bố góp phần cho việc quy hoạch, khai thác và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và đa dạng thành phần loài lưu giữ tại Bảo tàng. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2012 đến tháng 8/2012. - Địa điểm nghiên cứu: Bảo tàng Thủy sinh vật. - Phương pháp bảo quản: Mẫu sau khi thu, cố định trong dung dịch chứa nồng độ formol 8-10%, chuyển về Phòng Thủy sinh vật mẫu vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tiến hành cân đo, quan sát các chỉ tiêu hình thái. Định loại theo tài liệu phân loại của các tác giả: Roberts và Vidthayanon, 1991; Ferraris, 2007; Mai Đình Yên và ctv.,1992; Pouyaud và ctv., 2004 [2][3][5]. Mẫu được lưu giữ bằng formol 10%. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài cá thu được ở đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2008-2009 từ đề tài xây dựng Bảo tàng Thủy sinh vật: 18 loài thuộc 9 họ và 5 bộ. Đặc điểm mô tả các loài cá được sắp xếp theo từng giống. 1. Giống Pangasianodon - Loài Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878 (hình 1). - Tên thường gọi: Cá tra. - Thân dài, hẹp ngang; đầu nhỏ vừa phải; Miệng rộng, có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái; Mắt tương đối to; Có 2 đôi râu, trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn chiều dài đầu; Gai trên cùng mang thưa và ngắn; Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cửa ở mặt sau; vây hậu môn tương đối dài; Da trơn không có vảy; Thân màu xám, hơi xanh trên lưng. - Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt, là loài di cư trong sông. - Giá trị kinh tế: hiện nay nguồn lợi cá tra bột trong thủy vực tự nhiên đã giảm sút nghiêm trọng. Nguồn giống chủ yếu do các trại giống nhân tạo cung cấp cho nghề nuôi cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 2. Giống Pangasius 2.1. Loài Pangasius bocourti Sauvage, 1880 (hình 2) - Tên thường gọi: Cá ba sa. - Cá có thân hình dẹt vừa phải, đầu dẹp bằng, trán rộng, răng nhỏ mịn. - Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt. - Giá trị kinh tế: là đối tượng nuôi bè quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những loài cá thuộc họ Pangasiidae di cư vượt thác Khône [4][8] và bị khai thác với số lượng lớn trong quá trình di cư này. 2.2. Loài Pangasius conchophilus Robert & Vidthayanon, 1991 (hình 3) - Tên thường gọi: Cá hú. - Thân dài, dẹp ngang dần về phía đuôi; Đầu và miệng hơi rộng, hàm trên nhô ra; Mắt tương đối nhỏ, nằm lệch về phía dưới của đầu và trên góc miệng; Răng xương lá mía hình khối chữ nhật rõ, răng khẩu cái ở mỗi bên; Có 2 đôi râu, râu hàm trên dài đến gốc vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn; Gai vây lưng và vây ngực to khỏe. - Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt, di cư trong sông. - Giá trị kinh tế: là một trong những loài cá quan trọng đối với một số nghề đánh cá nhất định quanh thác Khône vào đầu mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 7, và nghề đánh lưới rê dọc theo đoạn giữa sông Mê Kông [4]. Thịt ngon có giá trị kinh tế và được nuôi phổ biến. 2.3. Loài Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 (hình 4) - Tên thường gọi: Cá bông lau. - Thân dẹp ngang dần về phía đuôi; Đầu dài và nhọn; Viền lưng cong, lườn bụng tròn; Mõm rộng, hàm trên hơi nhô ra; Mắt nhỏ, có mi mỡ và nằm phía trên đường ngang qua góc miệng; Có 2 lỗ mũi; Răng xương lá mía và xương khẩu cái gồm 4 đốm; Có 2 đôi râu. - Sống thuỷ vực nước ngọt, di cư trong sông. - Giá trị kinh tế: là một trong những loài cá quan trọng nhất trong nghề đánh cá vào mùa mưa (tháng 5-6) khi chúng di cư theo đường Hu Sôm Nhay, một sông nhánh nhiều bậc của thác Khône [8]. 3. Giống Mystus - Loài Mystus rhegma Fowler, 1935 (hình 5) - Tên thường gọi: Cá chốt sọc. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41 - Đầu nhỏ, hình nón, mặt dưới hơn dẹp; Mõm tù; Miệng dưới, không co duỗi được, nằm trên mặt phẳng ngang; Có 4 đôi râu, râu mép dài nhất và kéo dài quá ngọn vi hậu môn; Thân dài, dẹp bên; Gai vi ngực to và dài hơn chiều dài gai vi lưng; Thân có 3 sọc sậm chạy dọc theo chiều chiều dọc; Phần giữa các sọc này có màu trắng; Mặt bụng của thân và đầu có màu trắng bạc; Râu mép màu xám đen, các râu khác màu nhạt hơn; Sống đáy. - Giá trị kinh tế: chưa cao. 4. Giống Oxyeleotris 4.1. Loài Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852 (hình 6) - Tên thường gọi: Cá bống tượng. - Thân mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên, đường lưng lõm xuống ở trán; Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều rộng của đầu bằng hoặc lớn hơn cao thân; Mõm dài, nhọn hướng lên trên, giữa mõm có u nhô cao; Miệng trên rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía trước; Răng nhọn, gốc răng to, xếp thưa thành nhiều hàng trên mỗi hàm; Không có râu; Mắt tròn, nhỏ, lệch về mặt lưng của đầu; Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. - Cá số ng tầng đá y, ban ngà y í t hoạ t độ ng và thườ ng vù i mì nh dướ i bù n, ban đêm hoạ t độ ng bắ t mồ i tí ch cự c. Cá ưa ẩ n ná u nơi cây cỏ rậ m ven bờ và rì nh bắ t mồ i. Khi gặ p nguy hiể m cá có thể vù i sâu trong bù n 1m và số ng đượ c nhiề u giờ . Cá đượ c tì m thấ y ở cá c lưu vự c thuộ c hệ thố ng sông Cửu Long và sông Đồ ng Nai. - Giá trị kinh tế: Cá có kí ch thướ c tương đố i lớ n, thị t rấ t ngon, có giá trị kinh tế cao, là đố i tượ ng đượ c nghiên cứ u thà nh công trong sả n xuấ t giố ng nhân tạ o. Hiệ n nay cá bố ng tượ ng có nhu cầ u cho xuấ t khẩ u vớ i giá cao nhấ t trong cá c loà i cá nuôi nướ c ngọ t. 4.2. Loài Oxyeleotris siamensis Gunther, 1861 (hình 7) - Tên thường gọi: Cá bống dừa. - Thân hình trụ tròn, đuôi dẹp ngang; Đầu hơi dẹp đứng, rộng; Mõm tù, ngắn và trần; Mắt to, miệng rộng và xiên; Hàm dưới nhô ra, răng nhiều hàng trên mỗi hàm, hàng ngoài; Khởi điểm vây lưng thứ nhất sau vây ngực và vây bụng; Vây ngực hình bầu dục dài, vây đuôi tròn; Sống ở vùng ven biển cửa sông, có thể di chuyển vào vùng nước ngọt kiếm ăn và sinh sống. Cá đượ c tì m thấ y ở vùng hạ lưu cửa sông thuộc các tỉnh Nam Bộ. - Giá trị kinh tế: Thịt cá thơm ngon có ý nghĩa kinh tế cho khu vực. Loài này có thể sử dụng làm cá cảnh. 5. Giống Pseudapocryptes - Loài Pseudapocryptes elongates Cuvier, 1816 (hình 8) - Tên thường gọi: Cá bống kèo. - Cá có thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi; Đầu hơi nhọn. mõm tù và trần; Nếp gấp mõm có hai lá bên nhỏ; Mắt nhỏ nằm sát nhau trên đỉnh đầu và không có cuống. - Sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Cá di chuyển theo con nước, khi tìm được nơi thích hợp sẽ đào hang để ở lại. - Cá tập trung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại Sóc Trăng, Bạc liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thích hợp với các ao hồ, kênh, mương nước lợ. Cá còn được nuôi tại các ruộng muối. - Giá trị kinh tế: Thịt cá bống kèo rất được ưa chuộng. Thịt có hương vị riêng, trắng ngon và giá trị dinh dưỡng cao. 6. Giống Channa 6.1. Loài Channa micropeltes Cuvier, 1831 (hình 9) - Tên thường gọi: Cá lóc bông. - Thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên; Đầu dài, đỉnh đầu phẳng; Phần trán giữa 2 mắt rộng, phẳng; Mõm nhọn, ngắn; Răng nanh bén nhọn và xếp thành một hàng trên hàm, trên xương khẩu cái, xương lá mía; Không có râu; Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn; Mắt tròn nằm lệch về phía trên của đầu và gần chót mõm hơn gân điểm cuối nắp mang; Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu; Vây đuôi tròn; Phần lưng có màu xám nâu và bụng có màu trắng. - Sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, ... Vào mùa hè cá thường hoạt động va bắt mồi ở tầng mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn. - Giá trị kinh tế: là đối tượng nuôi quan trọng và là nguồn thực phẩm tốt cho người dân. 6.2. Loài Channa striata (hình 10) - Tên thường gọi: Cá lóc đen. - Thân tròn dài, đuôi dẹp bên; Vây lưng có 40 - 46 cái, vây hậu môn có 28 - 30 vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. - Sống độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay được tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục. - Giá trị kinh tế: đối tượng nuôi khá quan trọng, phổ biến và là nguồn thực phẩm tốt cho người tiêu dùng trong cả nước. Hiện nay, bên cạnh cá Lóc bông, cá Lóc đen là đối tượng được nuôi nhiều Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG trong các ao, giai và bè ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 7. Giống Osphronemus 7.1. Loài Osphronemus goramy Lacepede, 1801 (hình 11) - Tên thường gọi: Cá tai tượng. - Thân hình đẹp, cao, miệng nhỏ trễ; Gốc vây lưng ở xa phía sau gốc vây ngực và trên hay ở sau gốc vây hậu môn; Vây ngực có 1 gai và năm nhánh, nhánh đầu biến thành một nhánh dài; Vảy to; Cá có màu xám nhạt và có một chấm đen ở vây ngực, cá nhỏ có nhiều sọc xiên. - Là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ở vùng đồng bằng Nam bộ Việt Nam, sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thuỷ sinh. - Giá trị kinh tế: chưa cao. 7.2. Loài Trichogaster pectoralis (hình 12) - Tên thường gọi: Cá sặc rằn. - Thân cá dẹp bên; Đầu nhỏ, dẹp bên, mõm ngắn; Không có râu; Mắt lớn vừa nằm trên trục giữa thân, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang; Lỗ mang lớn vừa, màng mang hai bên dính nhau nhưng không dính với eo mang; Vảy lược, phủ khắp thân và đầu; Vây đuôi chẻ 2, rãnh chẻ cạn và phần cuối của 2 thùy vây đuôi tròn. - Sống ở ao hồ, kênh rạch,.. có thể sống được ở vùng nước lợ, nơi có nồng độ muối thấp. Là đối tượng nuôi. - Giá trị kinh tế: cá có giá trị kinh tế cao, là loài cá to nhất trong số các loài cá của giống này. 8. Giống Barbodes 8.1. Loài Barbodes gonionotus Bleeker, 1850 (hình 13) - Tên thường gọi: Cá mè vinh. - Thân dẹp bên, có dạng hình thoi; Đầu nhỏ dạng hình nón; Mõm tù, ngắn, miệng trước, hẹp bên. Góc miệng chạm với đường thảng đứng kẻ từ bờ trước của mắt, rạch miệng xiên; Có 2 đôi râu: râu mõm và râu mép, râu kém phát triển; Mắt to, lệch về nửa trên của đầu và gân chót mõm hơn gần điểm cuối của nắp mang. - Sống ở các kênh rạch, sông ngòi Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu long, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. - Giá trị kinh tế: có giá trị kinh tế tại đồng bằng sông Cửu Long. Cá có thịt cá thơm ngon và được khai thác trong tự nhiên quanh năm; Sản lượng tự nhiên khá cao, là loài cá có giá trị kinh tế cho khu vực. 8.2. Loài Barbonymus altus Günther, 1868 (hình 14) - Tên thường gọi: Cá he vàng. - Thân hình thoi cao, hơi dẹp; Đầu nhỏ; Mắt to, lồi; Miệng nhỏ, môi mỏng; Có 2 đôi râu rất phát triển; Vảy to; Đường bên hơi cong về phía bụng; Khởi điểm vây lưng hơi trước vây bụng; Tia đơn cuối to, hóa xương và có răng cưa; Vây lưng và vây hậu môn có vảy nhỏ ở gốc; Lưng xám đen, bụng bạc. - Sống trong mực cạn độ 0,5 đến 1 m tính từ mặt nước, nước đứng (hồ) cho tới nơi nước chảy mạnh (sông). - Giá trị kinh tế: có giá trị kinh tế cao, sản lượng lớn. 8.3. Loài Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898 (hình 15) - Tên thường gọi: Cá hô. - Phần trước thân hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; Không râu; Khe mang rộng; Thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng nâu xám hoặc ánh xanh, lợt dần xuống bụng trắng bạc; Vảy trên thân xanh đen tạo thành dạng mạng lưới; Vây lưng cao, tia đơn không hóa xương, gốc phủ vảy nhỏ; Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn; Vây hậu môn cũng có phủ vảy nhỏ ở gốc; Các vây màu đỏ có viền đen; Cá có kích thước lớn. - Cá hô thường sinh sống trên các dòng sông lón, nhưng cũng có thể đi vào các ao hồ, kênh rạch, các vùng ngập liên hệ với sống lớn. Cá lớn thường sống ở sông lớn, cá nhỏ đi vào các ao đầm ven sông. - Giá trị kinh tế: cá có kích thước lớn thuộc loại cá quý, thịt ngon có giá trị dinh dưỡng cao [6]. 9. Giống Macrognathus 9.1. Loài Macrognathus aculeatus Bloch, 1786 (hình 16) - Tên thường gọi: Cá chạch lá tre. - Thân dài, phía trước hơi tròn, phía sau dẹp ngang; Đầu ngắn nhỏ, mõm nhọn dài; Đường bên liên tục, vảy rất nhỏ; Vây lưng gồm các gai cứng nằm rời nhau ở phía trước, phần tia mềm ở phía sau; Vây ngực tròn, vây đuôi nhỏ và không có vây bụng; Lưng và hông có màu xám nâu; Sống ở tầng đáy. - Giá trị kinh tế: cá có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao. 9.2. Loài Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850 (hình 17) - Tên thường gọi: Cá ét mọi. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43 - Cá có thân thon dài, dẹt bên; Đầu nhỏ, mõm tù, đầu mõm có nhiều đốt ừng; Miệng ở phía dưới, nằm trên mặt phẳng ngang, vòng cung; Môi phát triển; Rãnh sau môi trên và môi dưới sâu và liên tục; Có hai đôi râu, râu mõm và râu mép dài bằng nhau và tương đương với đường kính mắt; Các vây đều cao, vảy tròn phủ khắp thân; Thân cá có màu đen xám ở mặt lưng, màu trắng mám ở mặt bụng; Các vây có màu đen. - Cá sống ở trung lưu, hạ lưu sông các ao hồ liên hệ với sông. - Cá thà nh thụ c di cư và o vù ng ngậ p để đẻ trứ ng. Cá bộ t và cá con ở lạ i vù ng ngậ p trong suố t mù a lũ . Khi nướ c bắ t đầ u rú t, cá con và cá trưở ng thà nh đề u quay về sông chí nh để ẩ n ná u trong suố t mù a khô. Ở trung lưu sông Mekong, cá di cư ngượ c dò ng và o cá c nhá nh chí nh. - Giá trị kinh tế: thịt ngon, cá lớn đạt đến 5kg, có giá trị kinh tế, sản lượng khá nhiều ở hạ lưu sông [3]. Là loài cá cần được bảo vệ. 10. Giống Osteochilus - Loài Osteochilus melanopleurus Bleeker, 1852 (hình 18) - Tên thường gọi: Cá mè hôi. - Thân dẹp bên; Đầu nhỏ hơi dẹp bên; Mõm tù, trơn láng không có nốt sừng; Môi trên có nhiều gai; Có 2 đôi râu: râu mõm và râu mép; Râu mõm ngắn hơn râu mép và tương đương với đường kính mắt; Đường lưng hơi lõm ở trán; Vảy tròn nhỏ phủ khắp toàn thân, đầu không có vảy; Vây đuôi chẻ hai, rãnh chẻ tương đương 2/3 chiều dài gốc vây đuôi; Mặt lưng của thân và đầu màu xám xanh hơi ửng lên màu hương và lợt dần xuống mặt bụng, bụng cá màu trắng bạc; Cá sống từ tầ ng giữ a đế n tầ ng đá y củ a sông, kênh rạ ch. - Giá trị kinh tế : cá có thịt ngon, có giá trị kinh tế cao. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đã thu mẫu, định loại và lưu giữ được 18 loài cá thuộc 9 họ và 5 bộ: bộ cá vược [Perciforme] có số lượng loài nhiều nhất có 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (27.78chiếm%), bộ cá chép [Cypriniformes] có 3 loài (chiếm 16.67%), bộ lươn [Synbranchiformes] có 2 loài chiếm 11.11%, bộ cá thiểu [Cypriniformes] ít nhất chỉ có 1 loài (chiếm 5.56%). 2. Kiến nghị Tiến hành thu mẫu, định loại và lưu giữ các loài còn lại phân bố ở sông Mekong để làm phong phú cho Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trịnh Ngọc Tuấn, 2005. Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải. 2. Mai Đình Yên, N.V.Trọng, N.V.Thiện, L.H.Yến, H.B.Loan, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam bộ. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 343tr. 3. Sách đỏ Việt Nam, phần Động vật. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội 1992, 396tr. Tiếng Anh 4. Baird, I. G., 1998. Preliminary fi shery stock assessment results from Ban Hang Khone, Khong District, Champassak province, Southern Lao PDR. Technical Report. Environmental Protection and Community Development in the Siphadone Wetland, Champassak Province, Lao PDR. Funded by European Union, implemented by CESVI, 12pp. 5. Ferraris, C.J., 2007. Checklist of Catfi shes, recent and fossil (Osteichthyes, Siluriformes), and catalogue of siluriform primary types. Zootaxa 1418 ©2007 Magnolis Press. 628pp. 6. Pouyaud L., Gustiano R., Teugels G.G., 2002. Systematic revision of the Pangasius polyuranodon (Silurifornes, Pangasiidae) with description of two new species . Cybium, 26: 243-252. 7. Roberts, T.R & Chavalit Vidthayanon, 1991. Systematic revision of the asian catfi sh family Pangasiidae, with biological observations and descriptions of three new spcies. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia 143: 97-144. 8. Singanouvong, D., C.Soulignavong, K.Vonghachak, B.Saadsy and T.J.Warren., 1996. The main wet-season migration through Hoo Som Yai, a steep-gradient channel at the great fault line on the Mekong River, Champassak Province, Southern Lao PDR. IDRC Fisheries Ecology Technical Report No.4.115pp. 9. www.fi shbase.org Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_loai_ca_phan_bo_o_dong_bang_song_cuu_long_duoc_lu.pdf
Tài liệu liên quan