Tham vấn nhóm

Tham vấn nhóm I. KIẾN THỨC THAM KHẢO1. Tham vấn nhóm là gì?Tham vấn nhóm là một hình thức tham vấn, trong đó các vấn đề của cá nhân sẽ được đề cập đến trong phạm vi nhóm. Các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ và kinh nghiệm của mình với các thành viên còn lại và đón nhận sự phản hồi và hỗ trợ của nhau cũng như từ nhà tham vấn/ người hỗ trợ nhóm. Có nhiều thuận lợi khi sử dụng tham vấn nhóm như một biện pháp để giúp đỡ mọi người. Ví dụ, làm việc với nhóm cho phép nhà tham vấn tác động đến cuộc sống của nhiều người cùng lúc. Đối với các thành viên trong nhóm tham vấn, việc được gặp gỡ với những người cò cùng vấn đề/ khó khăn với mình có thể giúp họ cảm thấy bớt lẻ loi và cô độc, nhanạ ra rằng họ không đơn độc và mọi người quan tâm đến họ và những điều họ nói. Giống như trong tham vấn cán nhân, tham vấn nhóm có thể là phép trị liệu rất tốt cho những người bộc lộ cảm xúc của mình bằng cách nói ra những điều đang gây phhiền toái cho cuộc sống của họ. Thực hiện tham vấn nhóm với trẻ em và người vị thành niên có thể có sức mạnh đặc biệt, bởi vì những phản hồ, lời khuyên, và những đề xuất của các em đưa ra cho nhau thường được xem xét một cách nghiêm trọng hơn của người lớn. Điều này đặc biệt đúng cho những tình huống tham vấn nhóm đối với những trẻ trải nghiệm các vấn đề tương tự. Giả sử, một cô gái 18 tuổi, nạn nhân của một vụ lạm dụng tình dục bởi ông nội mình khóc lóc và tiết lộ trong cuộc tham vấn nhóm rằng cô cảm thấy tuyệt vọng và suy sụp. Cô cho rằng mình chẳng có tương lai gì nữa. Những cô gái khác cũng đã trải qua sự việc đau buồn tương tự nói về việc họ có thể cảm thông với những gì cô đang trải qua như thế nào và chia sẻ nhiều cảm xúc tương tự. Nhà tham vấn nhóm cảm ơn mọi thành viên vì đã chia sẻ và khen ngợi họ vì đã cũng cảm nói về những chủ đề khó khăn và đau khổ đó. Nhà tham vấn nói ngắn gọn với các cô gái rằng làm dụng tình dục trở nên phỏo biến trong hầu hết các xã hội, nhưng hiếm khi được thừa nhận. nhà tham vấn cũng tiếp tục khẳng định với các cô gái rằng những gì đã xảy ra với các em không phải là lỗi của các em và không làm cho các em trở thành những người "xấu", rằng lỗi là ở những thủ phạm gây ra sự lạm dụng. Nhà tham vấn chỉ ra rằng các cảm xúc các em đang trải qua là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được trong những tình huống đó. Các cô gái nhận ra cách họ đang cảm nhận và có thể chấp nhận được, họ không cô đơn; và lạm dụng tình dục cũng xảy ra đối với những người khác. Tham vấn nhóm cũng có thể mang lại ý nghĩa hỗ trợ đang còn đặc thiếu thốn trong cuộc sống của nhiều trẻ chúng ta tiếp xúc. Trẻ em cần cảm thấy được thừa nhận và có giá trị (xem phần Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow), nhưng thật không may, nhiều trẻ không được công nhận có giá trị, không được hỗ trợ, và không được hỗ trợ và không có sự khuyến khích từ gia đình và cộng đồng của các em. Các nhóm hỗ trợ có thể mang lại hy vọng cho những trẻ này. 2. Sự khác nhau giữa nhà tham vấn nhóm và trưởng nhóm là gì?Nhà tham vấn nhóm không giống như một người hỗ trợ nhóm bình thường. (Ví dụ một người lớn điều hành một cuộc gặp gỡ câu lạc bộ của trẻ đường phố không phải là một nhà tham vấn). Nhà tham vấn nhóm sử dụng các kỹ năng và kiến thức cụ thể, các cơ sở được trình bày trong khoá tập huấn này, để giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ câu chuyện, cảm xúc, suy nghĩ, và các ý kiến của họ. Các nhà tham vấn nhóm không phải là những "giáo viên"; ví dụ, công việc của họ không cần thiết phải truyền thụ những "bài học" tới các thành viên trong nhóm hay xuất hiện như những nhân vật quyền thế, người có tất cả các câu trả lời. (Nhớ sự khác nhau giữa nhà tham vấn và cố vấn). Thay vào đó, vai trò của nhà tham vấn nhóm là giúp đỡ các thành viên trong nhóm cảm thấy dễ dàng chia sẻ và khuyến khích họ hỗ trợ và đưa ra những phản hồi cho nhau. Nhà tham vấn nhóm giám sát và ghi chép lại (những phản hồi ghi chép và hồ sơ mật) sự tiến bộ của từng thành viên trong nhóm qua từng tuần, và cố gắng đảm bảo rằng không thành viên nào trong nhóm bị bỏ qua, bị là "kẻ giơ đầu chịu báng", hay cảm nhận được, và rằng không có các câu trả lời "đúng" hoặc "sai". Cuối cùng, nhà tham vấn nhóm có các kỹ năng tham vấn nhó1m cụ thể, sẽ được trình bày trong hai phần tiếp theo của các bài học về Tham vấn nhóm với trẻ em. 1 Trẻ em (trai hay gái) bị lạm dụng tình dục thường chịu đựng những vấn đề về tâm lý và tâm thần như là một hậu quả. Để tránh khơi lại những vêt thương không thể hàn gắn được, nhà tham vấn tiến hành những nhóm như vậy phải được đào tạo bài bản và tuyệt đối nhạy cảm với những camr xúc dễ bị tổn thương của trẻ bị lạm dụng tình dục.

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7066 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tham vấn nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khích và thể hiện tích cực, sử dụng sự hài hước khi phù hợp. Luôn nhớ rằng tham vấn không phải là một "trò chơi" vui vẻ với mục đích duy nhất là giải trí cho trẻ em. Nó là một sự can thiệp mang tính liệu pháp được xây dựng với mục đích giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển, thay đổi, khám phá bản thân. Nếu nhóm bắt đầu xấu đi (chẳng hạn, trẻ mất trật tự, hay cười rúc rích), việc chấn chỉnh lại, và giành lại sự kiểm soát nhóm phụ thuộc vào nhà tham vấn. Trong những tình huống như vậy, nhà tham vấn cần nhắc lại cho các thành viên mục đích củ tham vấn nhóm và nhấn mạnh rằng nếu các thành viên không tôn trọng nhóm, họ sẽ không được lợi từ hoạt động nhóm. Thông cảm với những cảm xúc và trải nghiệm của trẻ và khuyến khích các thành viên khác làm như vậy. Sử dụng phương pháp kết nối (như đã thảo luận ở Môđun V, Bài IV - VI về tham vấn gia đình) để chỉ ra những trải nghiệm tương đồng giữa các thành viên trong nhóm. Đảm bảo rằng trẻ nhận thức được những gì đang xảy ra, trình bày với các em về mục đích tham vấn nhóm, và nói với các em những điều anh/chị mong đợi ở các em. Để tăng cường sự sẵn lòng chia sẻ của trẻ, anh/chị phải đảm bảo trẻ hiểu rằng những điều được thảo luận trong nhóm sẽ được giữ kín trong nhóm (việc này gọi là giữ bí mật). Giải thích với trẻ rằng anh/chị mong đợi các em trải nghiệm nhóm một cách nghiêm túc, hỗ trợ lẫn nhau, tham gia nhóm một cách tích cực. Khuyến khích sự trung thực và cởi mở giữa các thành viên trong nhóm. Cho phép trẻ tự thiết lập một số nội quy cơ bản (ví dụ, không ngắt lời, không chửi thề…). Ghi nhận và phản ánh những điểm mạnh cũng như những điểm cần rút kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm. Xung đột (giai đoạn 2). Giai đoạn hai trong tham vấn nhóm là giai đoạn "mâu thuẫn" hay "xung đột". Xung đột trong nhóm có thể dễ dàng khám phá hay phá vỡ. Kiểu xung đột và số lượng xung đột thể hiện mức độ của sự cạnh tranh diễn ra trong nhóm. Đặc biệt với trẻ em, anh/chị sẽ thấy sự cạnh tranh khi các em tranh nhau nói, hay các thành viên trong nhóm cố gắng "trội hơn" các thành viên với câu chuyện của các em. Một số ý kiến. Nhà tham vấn nên cương quyết nhưng không "độc đoán". Luôn nhớ rằng, với tư cách là nhà tham vấn nhóm, vai trò của anh/chị không phải là thầy giáo hay một người độc đoán. Anh/chị có nhiệm vụ khuyến khích sự chia sẻ và hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm. Nếu xung đột xảy ra, hãy xử lý trực tiếp và tập trung nhóm trở lại. Luôn nhớ rằng chỉ phê phán hành vi của trẻ chứ không phê phán trẻ. (Ví dụ: "Ngọc, khi cháu nói thầm với Hải Anh như vậy là cháu gây xao lãng cho cả nhóm" thay vì nói "Ngọc cháu không xứng đáng ở đây - cháu thật thô lỗ và xử sự như một đứa trẻ 5 tuổi vậy!") Đôi khi xung đột có thể lành mạnh (miễn là nó không thể hiện bằng bạo lực thân thể). Chẳng hạn, nếu hai trẻ tranh cãi với nhau trong nhóm, nhà tham vấn nên xác định điều gì khiến trẻ bất hoà mà không đổ lỗi cho các em. Khuyến khích các em nhận phần trách nhiệm của mình trong cuộc tranh cãi. Thảo luận (đưa ý kiến của các thành viên khác trong nhóm vào) Xem những mâu thuẫn như vậy có thể xử lý như thế nào trong tương lai. Vạch ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề và xử lý chúng. Ví dụ nếu trẻ giận dữ vô cớ với một thành viên nào đó trong nhóm, hãy xác định xem có điều gì đang xảy ra trong trẻ không (chẳng hạn, trẻ giận dữ với một viên trong gia đình và đang trút nỗi giận dữ đó lên một thành viên trong nhóm, hoặc trẻ có thể đang ở trong tâm trạng khó chịu, đang thất vọng ghê gớm). Nếu trẻ không kiểm soát được hay mất tập trung, hãy nhắc nhở trẻ. Nếu hành vi lại tiếp diễn, bình tĩnh yêu cầu trẻ ra khỏi nhóm (tuy nhiên nhà tham vấn không nên cao giọng với trẻ, hoặc thể hiện cho trẻ thấy hành vi của trẻ là "tồi tệ" khi phá bình trong nhóm). Nói với trẻ đó rằng khi nào em cảm thấy kiểm soát soát được hành vi của mình và sẵn sàng tham gia vào nhóm, em có thể. (Hướng này mang lại cho trẻ sự kiểm soát và trách nhiệm đối với hành vi của các em). Quan trọng hơn cả, hãy kiên nhẫn!. Hoà giải (Giai đoạn 3) Giai đoạn này tập trung vào "sự liên kết" hay "hoà giải" và được đặc trưng bởi tinh thần đoàn kết của nhóm. Các thành viên trở nên thoải mái và gần gũi hơn về tâm lý. Mỗi thành viên đều thấy mình ở trong nhóm và việc chia sẻ bắt đầu có hiệu quả. Các thành viên trong nhóm biết về nhau hơn và nhà tham vấn có khái niệm rõ ràng về vấn đề mọi người đang gặp phải và cần được giải quyết. Thực hiện (Giai đoạn 4). Trong giai đoạn này, việc "Thực hiện" các công việc chính của nhóm được bắt đầu. Các thành viên trong nhóm bắt đầu gánh vác các vai trò xây dựng khác nhau (ví dụ, trưởng nhóm, người hỗ trợ) và xử lý những vấn đề cá nhân. Mức độ thoải mái trong nhóm cũng tăng lên và có xu hướng trở thành thời điểm thích hợp cho quá trình giải quyết vấn đề. Giai đoạn này chiếm khoảng 50% thời gian của nhóm. Kết thúc (Giai đoạn 5). Giai đoạn cuối cùng, "dừng" để kết thúc. Những sự mất mát khi chia tay nhóm nảy sinh. Việc này có thể gây những cảm xúc đau đớn cho một số thành viên trong nhóm (ví dụ, nói chia tay với các thành viên trong nhóm có thể nhắc những trẻ đường phố nhớ đến sự chia rẽ trong gia đình các em). Cần dành thời gian để phản ánh sự tiến bộ của từng thành viên trong nhóm. Khen ngợi sự hoàn thành các mục đích cũng là một trọng tâm chủ yếu. Một số ý kiến: Nhận xét trải nghiệm theo tích cực. Ví dụ nhận xét về sự tiến bộ của từng thành viên trong suốt quá trình hoạt động nhóm, cũng như sự hỗ trợ của cả nhóm đối với một người. Việc này làm trẻ cảm thấy các em có những đóng góp quan trọng nhất định vào quá trình. "Việc nói lời chia tay với nhau quả là khó khăn và tất cả chúng ta đều cảm thấy buồn. Nhưng các cháu đã làm một việc tuyệt vời, nói chuyện và chia sẻ các cảm xúc với nhau, và dũng cảm sửa chữa những điều sai trái trong cuộc sống của mình. Các cháu rất xứng đáng để tự hào. Công nhận các cảm xúc về sự đau buồn của trẻ bằng việc để thời gian cho trẻ chia sẻ những cảm xúc đó và cảm thông với trẻ. Yêu cầu các thành viên trong nhóm liên hệ sự kết thúc của nhóm với những trải nghiệm khác trong cuộc sống của họ, (ví dụ, chuyển đến thành phố mới, chia tay với bạn bè). Yêu cầu các thành viên trong nhóm nói về những gì họ đã đạt được khi là một thành viên của nhóm (nhấn mạnh những điểm tích cực). Một ý kiến khác là yêu cầu mỗi người nói một điều gì tốt đẹp về một thành viên khác trong nhóm. Có thể mất vài tuần thậm chí vài tháng để một nhóm tiến hành tất cả 5 giai đoạn mô tả trên. Cuối cùng, khi các trẻ trong nhóm đã tiến bộ đầy đủ, nhóm cần phải kết thúc để nhà tham vấn có thể tập trung sự chú của mình vào những trẻ khác đang cần sự giúp đỡ. Mục tiêu là các thành viên trong nhóm phát triển sự độc lập và tính tự lập; khi kết thúc nhóm có thể nói về bất cứ thành tự của thành viên nào đạt được trong việc này. Các hoạt động là cách tích cự để thu hút trẻ tham gia vào quá trình nhóm. Chúng mang lại sự hoà nhập bởi vì trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động khác nhau có thể khai thác cảm xúc và khuyến khích sự tương tác giữa những nhóm trẻ cùng lứa. Trò chơi và các hoạt động cũng tạo ra sự hứng khởi và thú vị trong nhóm đối với trẻ. Các trò chơi khác nhau có thề được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của nhóm. Ví dụ, các trò chơi khởi động giới thiệu (giống như các trò đã sử dụng trong khoá tập huấn này) rất có hiệu quả trong giai đoạn bắt đầu hoặc "hình thành" nhóm. Những trò chơi khác có hiệu quả trong các giai đoạn giữ a của quá trình nhóm trẻ giúp vượt qua các vấn đề khác nhau. Ví dụ: Lòng tin Yêu cầu các nhóm trẻ thành từng đôi. Một trong hai người nhắm mắt lại và đi bên cạnh người kia, theo các chỉ dẫn bàng lời và sự dẫn dắt của người đó Yêu cầu cả nhóm đứng thành vòng tròn nắm chặt tay nhau. Một người đứng giữa vòng tròn và ngã người về phía trước, phía sau, được mọi người giúp đỡ. Hoán vị để mọi trẻ đều có cơ hội là người đứng giữa vòng. Tự nhận thức, Tự bộc lộ và Tự trọng Các bài tập và trò chơi nhằm tạo điều kiện cho sự tự nhận thức, tự bộ bộc lộ, tự trọng có thẻ bao gồm trong các trò chơi hoàn thiện câu (ví dụ, "Tôi tự hào về…" hoặc "một ngày nào đó, tôi muốn trở thành…"), chuẩn bị một quảng cáo để "chào bán" chính mình, hoặc vẽ mình như một cái cây, con vật hoặc con chim. Việc yêu cầu trẻ điền vào ô trống của cửa sổ Johari (xem mẫu đính kèm) và chia sẻ câu trả lời với nhóm có thẻ là một bài tập có ích và có hiệu quả. Sự hợp tác của nhóm Các phương diện khác của một nhóm (ví dụ, lãnh đạo nhóm, giao tiếp, phân chia lao động, phối hợp) có thể khai thác qua các trò đố vui khác nhau hoặc bài tập giải quyết vấn đề. Ví dụ, trò chơi "Kim tự tháp" gồm 5 thành viên được yêu cầu xếp thành hình tháp chỉ sử dụng 4 chân (hoặc hai tay, hai chân) trên mặt đất. Một trò chơi vui vẻ khác cho trẻ hoạt động "Một vấn đề nan giản" (xem hoạt động khởi động, Modun V, Bài IV, Phần I). Các kỹ năng sống Tham vấn nhóm tạo ra cơ hội tuyệt vời để dạy trẻ các kỹ năng sống giúp trẻ có thể sống và thành công trong cuộc sống đời thường của các em. Một cách nhà tham vấn có thể hỗ trợ quá trình này là tiến hành với trò chơi "Bạn sẽ làm gì nếu….?" Và đưa ra các tình huống để trẻ thảo luận. Ví dụ: - Cháu sẽ làm gì nếu một người lạ mặt đến gần cháu và hứa cho cháu 200,000 VND nếu cháu theo ông ta về nhà? - Cháu phát hiện ra rằng bạn mình bắt đầu sử dụng thuốc phiện. Cháu sẽ làm gì? - Nhà hàng xóm của cháu bị cháy. Cháu sẽ xử lý như thế nào? Hoạt động nghệ thuật Qua các hoạt động nghệ thuật trẻ có thể bày tỏ bản thân một cách sáng tạo, và nói chuyện một cách thân mật, có thể là nghe nhạc thư giãn và chơi trên sân nhà. Anh/chị có thể gợi ý cho các thành viên trong nhóm những hướng cụ thể (ví dụ, trẻ vẽ về gia đình, chân dung, ước mơ của các em…) hoặc để trẻ vẽ hoặc tô mầu một cách tự nhiên. Trẻ cũng có thể làm việc trên các bức tranh tường (những tác phẩm nghệ thuật thực hiện phối hợp trên giấy lớn) để tạo điều kiện cho sự phối hợp và tinh thần đoàn kết nhóm. Việc thảo luận sau các hoạt động nghệ thuật theo đó trẻ nói về ý nghĩa của các bức vẽ/tô của trẻ là rất có hiệu quả. Kết thúc (Giai đoạn "kết thúc") Ở giai đoạn này "dừng" hoặc kết thúc nhóm, một quyển sổ ghi nhớ, mỗi trang được tạo nên bởi một thành viên là một cách tốt để bổ sung vào các giải pháp cho việc kết thúc quá trình nhóm. Quyển sách bao gồm những điều tác giả hứa sẽ nhớ về nhóm và các thành viên trong nhóm hoặc bất cứ điều gì họ muốn các thành viên khác nhớ về họ. Các bản sao được phát cho mỗi trẻ trong nhóm vào buổi cuối cùng của nhóm. Phỏng theo M.S.Cory & G. Corey (1992). Nhóm: Tiến hành và Thực tiễn (Tái bản lần thứ 3), K.N. Dwineli & R.S Skynner (1993). Tham vấn với trẻ em và người vị thành niên: Sổ tay, S.T. Gladding (1994). "Tham vấn nhóm có hiệu quả", t. 1-5 và B.A. McClure. (1990). "ý thức nhóm: Nhóm phát triển và nhóm thoái trào". Tạp chí cho những nhà chuyên nghiệp tham vấn nhóm với trẻ em, (15), t.159 - 170. VIII. KIẾN THỨC THAM KHẢO 1. Tại sao tham vấn gia đình lại hữu ích? Mỗi người sống trong một hoàn cảnh gia đình và văn hoá nhất định, cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển cá nhân. Những trẻ sống trong các gia đình đầm ấm và có giáo dục, luôn khuyến khích sự phát triển lành mạnh của các em, thường có xu hướng phát triển thành những người lớn tự chủ, độc lập và hữu ích. Ngược lại, những trẻ lớn lên trong các gia đình có sự ngược đãi và bỏ rơi thường dễ trở thành những kẻ tội phạm, nghiện hút, và /hoặc có vấn đề về tâm lý nghiêm trọng. Vì các gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến các cá nhân, cho nên tốt hơn cả là làm việc với toàn bộ gia đình thân chủ nhằm thay đổi những động lực, mô hình gia đình đã tạo nên các vấn đề của thân chủ. Các nhà tham vấn, cán bộ xã hội, nhà tâm lý học và những chuyên gia hỗ trợ khác bắt đầu làm việc với gia đình từ năm 1950, khi các nhà nghiên cứu gia đình phương Tây nhận ra rằng những rối loạn tâm thần trầm trọng có thể do các mô hình giao tiếp ứng xả của gia đình có vấn đề. Nhà nghiên cứu về gia đình nổi tiếng Gregory Bateson đã công bố rằng những thân chủ được tham vấn trong sự kết hợp với gia đình ít bị tái phát và tiến bộ nhanh hơn những người được tham vấn đơn lẻ (Ivey & Ivey, 1993). Chứng minh này của ông đã tạo tiền đề cho "trào lưu" về tham vấn gia đình. Nhà tham vấn làm viẹc với trẻ một cách riêng biệt (mà không có sự tham gia của các thành viên khác trong gia đình trẻ), thường không thành công trong việc giúp trẻ cải thiện tình huống của các em. Tham vấn cá nhân có thể giúp trẻ học được những kỹ năng đối mặt mới, có thể hỗ trợ ngắn hạn. Nhưng khi trẻ quay trở về nhà, các hành vi có vấn đề cũ lại tái hiện. Chẳng hạn, nhà tham vấn làm việc với một trẻ thiếu tính tự trọng và đang cảm thấy chán nản. Cô bé có cảm nhận về bản thân rất tiêu cực (chẳng hạn, em tin rưàng em "xấu xí" và "ngu ngốc"), nhà tham vấn có thể làm tham vấn riêng với em để giúp em thay đổi quan niệm về bản thân. Vài tuần sau đó, nhà tham vấn cảm thấy rất lo lắng vì em có vẻ như chán nản hơn. Nhà tham vấn hỏi em các câu hỏi về cuộc sống gia đình, và nhận ra rằng bố mẹ của em vốn coi thường em, luôn gọi em là "đần độn" hay "vô tích sự". Nhà tham vấn cũng nhận thấy rằng chỉ khi bố mẹ của em thay đổi cách xử sự thì em mới được hỗ trợ để cảm nhận tốt hơn về bản thân. Bố mẹ của cô bé k0 ngừng củng cố hìnha nhr xấu xa của em, và điều này "phủ định" những gì nhà tham vấn đã làm việc đơn lẻ với trẻ. Nhà tham vấn nhận ra rằng trong trường hợp này vấn đề bắt nguồn chủ yếu từ bố mẹ của trẻ, Nhà tham vấn quyết định sử dụng một phương pháp mới, đến nhà và làm việc với bố mẹ trẻ nhằm giúp họ hiểu được cách cư xử của họ ảnh hưởng như thế nào đến con gái họ. Khi họ thay đổi cách xử sự và không mắng nhiếc cô bé nữa, thì trạng thái của cô bé sẽ có những chuyển biến tích cực. Tất nhiên, quá trình tham vấn không thường xuyên quá "rõ ràng" và "thẳng băng"; nhiều gia đình sẽ chống lại sự thay đổi. Và có những lúc không thể làm việc với gia đình trẻ (ví dụ, trong trường hợp trẻ đường phố sống xa gia đình, gia đình trẻ thị trường chối tham vấn, hoặc bố mẹ trẻ làm việc cả ngày và không có thời gian). Tuy nhiên, nhà tham vấn vẫn có thể giúp trẻ hiểu được động cơ của gia đình các em có thể góp phần gây ra vấn đề của các em như thế nào (không "bôi nhọ" hay nói xấu bố mẹ/ gia đình trẻ). Điều này có thể giúp trẻ/ thân chủ bớt cảm thấy "tội lỗi" theo cách họ đang cảm nhận. Với sự kiên nhẫn và thông cảm, nhà tham vấn có thể gây ảnh hưởng tích cực đối với gia đình, ít nhất là thúc đẩy họ nhận ra vấn đề, mà nó là bước đầu tiên để thay đổi. Việc nhớ rằng các nhà tham vấn gia đình hơn xn "nhà cố vấn" hay những người nói các gia đình nên làm gì để giải quyết vấn đề của họ là rất quan trọng. Nhà tham vấn giúp gia đình hiểu được mô hình hành vi của họ gây ra các vấn đề cho mỗi thành viên trong gia đình như thế nào, và làm việc với họ để thay đổi cách họ giao tiếp với nhau. Như hoạt động khởi động của bài này đã minh hoạ, hoàn toàn không có hiệu quả cho những nhà tham vấn cố gắng giúp đỡ gia đình bằng cách chỉ đơn thuần đưa ra các hướng dẫn hoặc nói họ nên xử sự như thế nào. Các gia đình phải hiểu được những hành vi của họ đã gây ra vấn đề họ đang phải đối mặt như thế nào và xác định được các cách để thay đổi những động cơ có vấn đề của riêng họ. Công việc của nhà tham vấn gia đình là làm việc như một "người xúc tác" trong quá trình này, người giúp đỡ các thành viên trong gia đình nhận ra nhu cầu thay đổi. 2. Những đặc trưng của gia đình lành mạnh Khi làm việc với các gia đình, cần phải nắm được những đặc trưng của một gia đình lành mạnh. Những nhà chuyên nghiệp sửa chữa ô tô, xe máy phải hiểu được những phương tiện này hoạt động như thế nào, do đó họ có thể sửa chữa các hỏng hóc; tương tự, các nhà tham vấn phải hiểu rõ những gì kiến các gia đình "hoạt động". Nắm được các đặc trưng của các gia đình lành mạnh cũng có thể giúp nhà tham vấn triển khai những hoạt động can thiệp phù hợp có thể hỗ trợ các gia đình tạo nên những thay đổi tích cực. Ví dụ, nếu nhà tham vấn làm việc với một gia đình mà các thành viên có xu hướng quá tách biệt thì nhà tham vấn có thể gợi ý rằng họ nên cố gắng dành thời gian sum họp cùng nhau (ví dụ đi picninc hay đi dạo). 3. Thế nào là một "gia đình lành mạnh" Nói chung, một gia đình lành mạnh là gia đình tạo ra sự bình ổn và hỗ trợ cho từng thành viên những khi phải thay đổi để thích nghi với những hoàn cảnh mới trong cuộc sống. Cùng với thời gian, các gia đình không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với thay đổi; một số gia đình có thể thích nghi với những thay đổi này tốt hơn các gia đình khác. Những đặc trưng của kiểu gia đình có khả năng hỗ trợ các thành viên trong gia đình và đáp ứng được nhu cầu thay đổi được liệt kê dưới đây (Bocner & Eisenberg, 1987); Có lòng tin mạnh mẽ vào người khác: Trong các gia đình lành mạnh, các thành viên luôn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mọi điều với các thành viên khác và có thể trông cậy vào các thành viên khác khi cần. Sự tin cậy trong gia đình mang lại cho trẻ một nền tảng vững vàng giúp trẻ hoạt động tốt hơn ngoài xã hội. Sum họp với nhau: Những gia đình lành mạnh sống trong bầu không khí vui vẻ, hóm hỉnh và thoải mái. Các thành viên luôn chia sẻ niềm vui với nhau và muốn được dành thời gian cho nhau. Tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhau. Các thành viên gia đình không thổi phồng những vấn đề của mình, và không làm cho cuộc sống quá nặng nền. Họ có dành thời gian cho nhau nhưng không qua mức. Ví dụ, đôi khi bố mẹ tập trung quá đến thành công của con cái khiến chúng "nghẹt thở" và không khuyến khích chúng phát triển bản thân hơn nữa. Quá bị chiếm thời gian bởi con cái làm cho những ông bố bà mẹ này có thể sao nhãng các nhu cầu của riêng họ, và ngăn cản họ khỏi việc tập trung vào các vấn đề của mình, phát triển và duy trì các mối quan hệ bên ngoài gia đình. Duy trì những ranh gới bền vững, nhưng mềm dẻo. Những gia đình lý tưởng có sự liên minh chặt chẽ giữa cha mẹ. Các thành viên trong gia đình quan hệ tốt với nhau cũng như với những người ngoài gia đình. Các thành viên trong gia đình tôn trọng sự riêng tư của nhau nhưng vẫn gắn bó với nhau và vì quyền lợi của những người trong gia đình. Các gia đình lành mạnh chia sẻ những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên với nhau mà không phụ thuộc nhau ở mức độ không lành mạnh. Các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng đối với các gia đình lành mạnh, và những mối quan hệ gia đình này được xem là khó nắm bắt nhưng nó có thể chịu được những áp lực lớn. Những gia đình có khả năng thích ứng là những gia đình có thể tạo ra những thay đổi cho "các nguyên tắc" của họ, và thay đổi cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau khi cần thiết để thích nghi với sự thay đổi mà không làm ảnh hưởng đến vai trò của gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên. Nhà tham vấn giúp các gia đình hiểu được những hành vi và /hoặc mô hình gia đình của họ đang góp một phần không nhỏ vào vấn đề hiện tại của họ, và giúp họ thay đổi cách ứng xử và quan hệ với nhau để thay đổi những cách xử sự không lành mạnh hay "bất thường". Sau đây là một ví dụ về can thiệp tham vấn gia đình. Một nhà tham vấn làm việc với một gia đình phàn nàn rằng, cậu con trai đang tuổi niên thiếu của họ đang gây ra nhiều vấn đề. Cậu cư xử không đúng mực ở trường và gần đây đã bị bắt vì ăn cắp rượu của một cửa hàng bán đồ ăn. Người cha muốn phạt con theo cách riêng, đánh cậu bé bằng thắt lưng da và cấm cậu không được đi chơi với bạn bè. Quan hệ giữa cha và cậu con trai ngày càng căng thẳng và thất thường, việc này ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình. Đây là một trường hợp rất khó khăn, đặc biệt là vì người cha không muốn gặp nhà tham vấn: "Gia đình này không có vấn đề gì hết - và không ai có quyền nói tôi nên dạy con trai mình như thế nào!?. Do đó nhà tham vấn dành vài cuộc nói chuyện để xây dựng lòng tin với người cha. Dần dần, ông ta nhận ra rằng nhà tham vấn không đến để phán xét ông hay gia đình, mà muốn giúp gia đình tìm hiểu về những gì đang xảy ra trong gia đình đã tạo nên các vấn đề của cậu bé. Nhà tham vấn khuyến khích từng người trong gia đình, cả cô em gái của cậu bé, nói về những gì họ cho là vấn đề. Lúc đầu, người cha khăng khăng rằng mọi chuyện đều do lỗi của cậu bé, và gọi cậu bé là "bất trị" và "bất hiếu". Người mẹ không sẵn lòng chia sẻ những gì chị cảm nhận mà im lặng và đồng ý với chồng. Cô em gái nói cô bé cảm thấy rất sợ khi bố đánh anh trai, và cảm thấy không tốt cho anh trai khi điều đó xảy ra. Em mong muốn rằng anh trai không gặp phải rắc rối này nữa. Cởu bé tỏ ra sưng sỉa và cậu giận, ban đầu cậu từ chối về những suy nghĩ, cảm nhận của cậu về những gì đã xảy ra. Qua thời gian, nhà tham vấn có một "bức tranh" về những động lực nhất định trong gia đình này: 1) người cha quan tâm đến con cái nhưng cứng nhắc và độc đoán đến mức đáng sợ. Một phần các "kỷ luật" tuyệt đối đã khiến các thành viên của gia đình đó không thể hiện tình cảm với nhau một cách cởi mở. Bố mẹ hiếm khi ghi nhận những việc tốt con trai mình đã làm, và có xu hướng không quan tâm đến em trừ khi em làm điều gì đó sai trái hoặc cần bị trừng phạt. Người mẹ sợ chồgn, mặc dù chị ta bất bình với những trừng phạt mang tính bạo lực của ông ta, nhưng không bao giờ thể hiện điều này với chồng vì sợ "đổ thêm dầu vào lửa". Nhà tham vấn giúp người bố và người mẹ hiểu rằng con trai của họ cần sự quan tâm và sự ghi nhận tích cực. (Nhà tham vấn cố không tập trung vào ông bố bởi vì lòng tin của ông đối với nhà tham vấn và quá trình tham vấn vẫn còn mong manh và nhà tham vấn tránh đổ lỗi hay làm cho ông ta xa lánh mình). Nhà tham vấn khen ngợi những thành công của cậu bé ở trường (cậu bé gần đây có đạt được một phần thưởng cho môn toán) và gợi ý rằng bố mẹ cậu cũng nên bắt đầu ghi hạn và đánh giá cao những điều cậu bé làm tốt. Nhà tham vấn cũng khuyến khích cả gia đình tổ chức những cuộc sum họp với nhau, như là đi dạo ngày chủ nhất. Gia đình này bắt đầu hiểu rằng cậu bé có thể đã gặp phải những vấn đề bởi vì đó là cách duy nhất để cậu bé có thể gây sự chú ý của bố mẹ mình (ngay cả một sự chú ý tiêu cực). Nhà tham vấn cũng khuyến khích bà mẹ nắm vai trò chủ động hơn trong gia đình, và thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là bày tỏ với chồng. Cuối cùng bà mẹ cảm thấy tự tin hơn khi làm việc này, và đã nói với chồng những cách không bạo lực, phù hợp hơn mà ông ta có thể dùng để kỷ luật con trai mình nếu cần thiết. Khi có những mâu thuẫn giữa bố và con trai, người cha đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đễn những việc làm tốt của con trai mình, và cách xử sự của cậu bé đã bước đầu có sự thay đổi. Mối quan hệ của bố mẹ cậu bé trở nên bình đẳng hơn và người mẹ bắt đầu cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dần dần trở nên thoải mái hơn và bớt cứng nhắc hơn. 3. Cây phả hệ gia đình Điều vô cùng có ý nghĩa khi tham vấn với các gia đình là hiểu được lịch sử của gia đình và các hành vi của các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi cách thức cư xử qua các thế h như thế nào. Các nhà tham vấn cá nhân và gia đình thường thu được những thông tin về gia đình bằng cách sử dụng cây phả hệ, cây phả hệ thể hiện một cách rõ ràng lịch sử của gia đình. Về cơ bản, cây phả hệ là sự dưới dạng sơ đồ các mô hình gia đình qua các thế hệ. Sử dụng các biểu tượng để minh hoạ các động lực và mô hình khác nhau giữa mọi người trong gia đình, bản đồ chỉ dẫn hàng loạt các thế hệ về. Cây phả hệ có thể giúp xác định các mô hình nhất định tồn tại qua thời gian (ví dụ sự nghiện rượu qua nhiều thế h, ly hôn, bạo lực gia đình, sự gắn kết giữa một số thành viê nhất định trong gia đình). Thông thường các thành viên trong gia đình không nhận ra những mô hình có từ lâu đời nay, hoặc những động cơ không lành mạnh mà họ “tắc” tại đó. Khi những mô hình này được xác định, mọi người sẽ ở vào vị trí tốt hơn để tạo ra những thay đổi tích cực. Về cơ bản, cây phả hệ tạo nên sự chú ý về mô hình và các hành vi hiện tại tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác và có thể có được sử dụng trong gia đình để giúp thân chủ cải thiện hành vi của họ. Những biểu tượng dưới đây thường được sử dụng để mô hình các mối quan hệ căn bản. Gắn bó: Lúng túng: Lạnh nhạt: Lúng túng và mâu thuẫn. Xa cách:……………. (cũng có thể chỉ ra rằng một đôi nào đó chưa kết hôn nhưng có quan hệ, chẳng hạn bạn trai bạn giá). Mâu thuẫn: Ly thân: Ly dị: Nam giới: Phụ nữ: Sử dụng cây phả hệ trong thực hành tham vấn: Tham khảo tài liệu 20.2 Ví dụ, thân chủ của chúng ta trong tình huống này là một em trong cặp song sinh ở bên phải. Hiện giờ cô bé đang lang thang trên đường phố Hà Nội ; những người khác trong gia đình em và cô em giá song sinh đang sống ở một làng cách Hà Nội khoảng 20km. Thân chủ của chúng ta là một cô bé sinh năm 1988. Biểu đồ này cho thấy tất cả ông bà của bé đều đã qua đời trừ bà ngoại. Chúng ta thấy có mâu thuẫn giữa cha mẹ cô bé, và giữa mẹ cố bé với chú của em. Mẹ của em có quan hệ gắn bó với bà ngoại em và với người em song sinh của em, nhưng không gắn bó với em. Cô bé có mâu thuẫn trong quan hệ với người em của mình. Chúng ta thấy rằng người em song sinh không phải sống lang thang, trong khi thân chủ của chúng ta lại phải lao động trên đường phố. Đây có thể là một biểu hiện cho mối quan hệ gắn bó giữa người mẹ và người em song sinh mà chúng ta thấy trên biểu đồ, mối quan hệ đó không tồn tại giữa chính người mẹ với thân chủ. Nhà tham vấn sẽ muốn có thêm thông tin về vai trò của người cha trong gia đình và mối quan hệ của người này với những đứa con để thấy ông ta có thể có tác động như thế nào nhằm cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình. Sự mâu thuẫn giữa cha mẹ và thân chủ cũng như mối quan hệ gần gũi của người mẹ với người em song sinh mà không phải với cô bé có thể là những nhân tố khiến em phải sống lang thang trên đường phố. Một bài học thú vị được đề nghị với những học viên đang học về vấn đề gia đình là tạo ra cây phả hệ của chính gia đình họ. 4. Tổng kết bài học Tham vấn gia đình vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi anh/chị làm tham vấn với trẻ em, bởi vì các vấn đề của cá nhân chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi động cơ gia đình. Tham vấn với cá nhân mà không kết hợp với tham vấn gia đình đôi khi kém hiệu quả vì vấn đề của thân chủ có thể tái phát ngay nếu động cơ gia đình không thay đổi. Một gia đình lành mạch được thể hiện qua sự tin tưởng lẫn nhau, sống vui vẻ với nhau, tôn trọng tự do cá nhân, duy trì các ranh giới bền vững nhưng mềm dẻo. Nhà tham vấn giúp các gia đình hiểu được các hành vi, hoặc cách thức xử sự của họ đang ảnh hưởng đến tình cảnh hiện tại của họ và giúp họ xử sự theo cách mới phù hợp hơn. Cây phả hệ gia đình là một công cụ hữu hiệu giúp nhà tham vấn hiểu được mô hình gia đình tác động đến vấn đề của họ. Phỏng theo A.E.Evey, M.B. Ivey & Simek - Morgan (1993). Tham vấn và liệu pháp tâm lý: nhìn từ góc độ đa văn hoá (Tái bản lần thứ 2), t.346 và A/Welbuoron. (1995). Các bước cơ bản: Tài liệu tập huấn về HIV/AIDS. Các kỹ năng giao tiếp và quan hệ. London, Anh: Các hoạt động hỗ trợ, t.35 - 36. VIII. KIẾN THỨC THAM KHẢO Ôn tập Các động cơ hoặc những mâu thuẫn trong gia đình thường tạo ra hoặc góp phần tạo ra vấn đề của cá nhân là thành viên trong gia đình. Do đó, khi giúp đỡ các thân chủ mà gia đình là yếu tố làm trầm trọng vấn đề thì việc lôi cuốn các thành viên trong gia đình vào quá trình tham vấn là rất có ý nghĩa. Ví dụ, có một gia đình rất nghèo ở ngoại vi Hà Nội , nhưng vẫn có khả năng chu cấp cho con cái ăn cái mặc. Bố mẹ gia đình này nhận ra rằng con cái của nhiều người hàng xóm kiếm được khá nhiều tiền bằng việc bán báo, đánh giày, hoặc làm người giúp việc ở Hà Nội. Họ quyết định bắt cậu con trai lớn nghỉ học ra Hà Nội để kiếm tinền cho họ xây dựng ngôi nhà nhỏ họ đã mong muốn từ lâu chưa có khả năng. Khi ở Hà Nội, cậu bé cảm thấy rất nhớ nhà, đơn độc và sợ hãi. Trong trường hợp này, vấn đề của câu bé bắt nguồn từ sự thiếu năng lực hiểu biết của bố mẹ về sự an toàn, và phúc lợp của người con. Họ đang bị thoả hiệp vì tiền. Thêm vào đó, gia đình em có vẻ như không nhận thức được những rủi ro trẻ em phải đối mặt trên đường phố. Để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ, nhà tham vấn nên đến nhà của gia đình cậu bé và tham vấn với bố mẹ em. Với thaí độ không phán xét, nhà tham vấn nên cố gắng giúp họ hiểu được những rủi ro con trai họ đang phải đối mặt trên đường phố, và khuyến khích họ mang em về nhà, và nếu việc xây nhà quá quan trọng đối với họ thì có thể tìm cách khác. nhà tham vấn trong trường hợp này cần sử dụng những kỹ năng giao tiếp cụ thể để không giống như sự buộc tội hay đối chất; nếu gia đình hiểu được rằng nhà tham vấn đang phán xét họ hoặc họ bị xem thường, họ có thể từ chối làm việc với nhà tham vấn hoặc chối bỏ mọi nỗ lực của nhà tham vấn để giúp đỡ con trai họ. Như đã được thảo luận trước đó, khi làm tham vấn gia đình, điều quan trọng là phải hiểu được những tính chất hoặc các đặc trưng nào khiến một gia đình “lành mạnh”. Với kiến thức này, nhà tham vấn có thể giúp các gia đình làm việc nhằm đạt được các cách xử sự và giao tiếp tốt hơn. Các đặc trưng của gia đình lành mạnh bao gồm: Có lòng tin mạnh mẽ vào người khác; Sum họp Tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhau (khả năng quan tâm đến người khác bên cạnh bản thân); và Duy trì những ranh giới bền vững nhưng mềm dẻo. Hay nói cách khác, các thành viên của các gia đình lành mạnh gần gũi, nhưng có thể thích ứng với những thay đổi vai trò trong gia đình (ví dụ, bà mẹ có thể chấp nhận cuộc hôn nhân của con giá mà không có cảm xúc sợ sự xuất hiện của con rể mình trong gia đình). 1. Mục tiêu của tham vấn gia đình Các đường thường bị “tắc” ở một số mô hình và càn được giúp đỡ thay đổi những vị trí được xác định một cách cứng nhắc trong “tôn ti trật tự” gia đình đó. Mục tiêu đầu tiên của tham vấn gia đình là giúp các gia đình thay đổi các kiểu ứng xử để cải thiện cách thức họ thường thực hiện. Ví dụ, một số gia đình thường có những vấn đề trầm trọng (chẳng hạn, nghiện rượu trong gia đình) mà họ chối bỏ đối mặt với chúng. Điều này chỉ làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Nhà tham vấn giúp các gia đình phá vỡ sự phủ nhận bằng cách khuyến khích các thành viên trong gia đình bày tỏ một cách thẳng thắng với người khác trong cuộc tham vấn, thừa nhận những tồn tại, và cùng nhau giải quyết vấn đề. Tham vấn gia đình cũng có thể Giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng giao tiếp với nhau hơn. Ví dụ, nhà tham vấn có thể hướng dẫn gia đình sử dụng các câu nói thể hiện những mối quan tâm/các quan điểm của cá nhân (chẳng hạn, “Tôi cảm thấy bị tổn thương khi anh lờ đi những gì tôi nói”) hơn là sử dụng các câu buộc tội nhằm làm bẽ mặt hoặc chế giễu người khác (chẳng hạn, “tại sao anh thậm chí chẳng thèm nghe tôi nói gì? Tất cả những gì anh quan tâm chỉ là bản than anh”). Tạo cơ hội cho mỗi thành viên trong gia đình bày tỏ một cách trung thực về cảm xúc của họ (bao gồm cả trẻ em); và Hướng dẫn các thành viên trong gia đình có thể sử dụng các kỹ năng và các nguồn lực để đối mặt với sự căng thẳng và mâu thuẫn (ví dụ, hướng dẫn các thành viên trong gia đình các cách mới để nói chuyện với nhau khi có điều gì đó phiền lòng họ thay vì để các cảm xúc của họ “dồn nén” và sau đó “bùng nổ”). Các nhà tham vấn làm việc với gia đình đến khi họ có thể tự tạo ra những thay đổi tích cực và duy trì những cách xử sự mới (không có sự hỗ trợ tiếp theo và những khuyến khích của nhà tham vấn). 2. Sau đây là vài gợi ý để tham vấn có hiệu quả với các gia đình Trong cuộc gặp gỡ ban đầu với gia đình, hãy làm sáng tỏ các mục tiêu tham vấn và vai trò của nhà tham vấn. Vả lại, thân chủ không bao giờ nên bị “mù mờ” về tham vấn được thực hiện như thế nào và nhà tham vấn làm gì để hỗ trợ các gia đình và khuyến khích sự thay đổi. Gặp gỡ với từng thành viên trong gia đình và lắng nghe mà không phán xét về sự thật trải nghiệm của mỗi người. Một s người lớn có xu hướng chi phối cuộc tham vấn, nói hết phần trẻ em. Nhà tham vấn phải đảm bảo rằng trẻ em trong gia đình đó cũng có cơ hội để nói lên quan điểm và cảm xúc của chúng. Nhà tham vấn nên tránh tập trung quá nhiều vào một thành viên trong gia đình mà bỏ qua các thành viên khác. Sử dụng các kỹ năng thông cảm và giao tiếp để khai thác những gì mà mỗi thành viên trong gia đình đang trải nghiệm (bao gồm các suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi). Nắm được những gì mà từng thành viên trong gia đình muốn thay đổi về cách gia đình đó đang thực hiện và giúp họ vạch ra một cách để tạo ra những thay đổi thoả mãn nhiều nhất các nhu càu của từng thành viên. Có thẻ làm việc với các gia đình như một người đồng minh và người hoà giải trong giao tiếp hơn là một “chuyên gia” đang làm nhiệm vụ. Vả lại, nhà tham vấn không phải là những “nhà cố vấn” hoặc những chuyên gia, mà là tác nhân của sự thay đổi, giúp đỡ các thành viên trong gia đình có cơ hội để bày tỏ trung thực về các vấn đề và làm thế nào để giải quyết chúng. Cho phép các thành viên trong gia đình bày tỏ thái độ giận dữ trong các cuộc tham vấn gia đình. Thái độ giận dữ có thể đáng sợ hoặc khó giải quyết, nhưng đôi khi thể hiện sự giận dữ có thể mang lại sự thay đổi tích cực đáng kể trong các mối quan hệ. Nếu một thành viên trong gia đình trở nên trở nên giận dữ, nhà tham vấn nên nói chuyện với người đó cùng với các thành viên khác trong gia đình, yêu cầu các thành viên khác bình luận vè sự giận dữ của người đó. Nhà tham vấn gia đình có năng lực sử dụng sự giận dữ như một kinh nghiệm học hỏi cho cả gia đình và đảm bảo rằng mỗi thành viên đều có cơ hội phản ứng lại sự giận dữ đó. Nhà tham vấn vdf không bao giờ được nói mọi người nên cảm nhận như thế nào, ví dụ “Đừng giận dữ” hoặc “anh/chị không nên cảm thấy buồn”, mà cho phép mọi người bày tỏ cảm xúc của họ (miễn là họ không lạm dụng ngôn ngữ hoặc thân thể đối với người khác). Hãy luôn nhớ rằng, mọi người thường sử dụng sự giận dữ để che đậy nỗi đau của họ. (Ví dụ, một người chống trút sự giận dữ lên vợ mình vì chị đã đi chơi với các bạn thay vì ở nhà chuẩn bị bữa tối. Anh ta có thể thực sự cảm thấy bị xem thường bởi vì cho rằng vợ mình thích đàn đúm hơn). Hãy năng động, khởi xướng các cuọc trao đỏi, và đề ra các gợi ý. Nhà tham vấn gia đình thỉnh thoảng đổi “hướng” các cuộc trao đổi trong suốt cuộc tần số. Ví dụ, nếu hai thành viên trong gia đình tranh luận, nhà tham vấn có thể yêu cầu từng người nhận xét về những gì đang xảy ra giữa họ thay vì ngồi im cho đến khi cuộc tranh luận chấm dứt. Nhà tham vấn gia đình có năng lực thường mạnh dạn tham gia mà không sợ chịu trách nhiệm. Để mọi người kết thúc những gì họ đang trình bày và mời các thành viên kín tiếng đưa ra nhận xét. Không ngắt lời mọi người khi họ đang nói hoặc cho phép các thành viên trong gia đình ngắt lời nhau. Cố gắng lôi cuốn tất cả các nhà tham vấn gia đình vào cuộc hội thoại. Phản ánh những sự trao đổi của gia đình để bổ sung thêm vào nhận thức của họ về mô hình và động cơ của gia đình có vấn đề. Ví dụ, một nhà tham vấn có thể nhận xét rằng bà mẹ có xu hướng cắt lời con gái mình. Việc này nên được thực hiện theo các không đánh giá; nhà tham vấn không nên nó: “chị không nên cắt lời con gái chị đang nói”. Thay vào đó, một câu nói như “tôi nhận thấy rằng chị luôn có ý muốn có ý kiến cùng lúc với cháu Lan. Lan, cô không biết điều này có ảnh hưởng gì đến cháu không?” có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong hành vi. Có khả năng tham gia vào nhiều “phía” ở bất cứ thời điểm cụ thể nào. Nhà tham vấn có hiệu quả lắng nghe và thông cảm với các thành viên trong gia đình để đảm bảo rằng mỗi người trong số họ đều cảm thâýa được lắng nghe mà không bị đánh giá. Nếu mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy được lắng nghe và được tôn trọng, họ sẽ giảm bớt nhu cầu tự vệ. Mục đích của nhà tham vấn là giúp các thành viên trong gia đình giao tiếp có hiệu quả với nhau. Nói ai nên làm gì (ví dụ, đưa ra các “giải pháp” cho các vấn đề, chỉ trích hoặc phán xét) Tự suy diễn về động cơ bên trong của mọi người. Ví dụ, việc nói rằng “cho dù mẹ cháu hay quát mắng chau, mẹ cháu đang cố gắng thể hiện rằng mẹ cháu vẫn yêu quý chau” là không phù hợp bởi vì, 1) nhà tham vấn đang phỏng vấn đang phỏng đoán, 2) nhà tham vấn không cho phép thành viên trnog gia đình tự hiểu, 3) nhà tham vấn xử sự như một nhân vật có quyền lực - “người biết tuốt”. Thiên vị hiểu biết của mình về vấn đề hơn hiểu biết của thân chủ (ví dụ, nghĩ rằng thực sự biết những gì đang xảy ra hơn gia đình thân chủ). “Đứng về một phía” hoặc “vào bè phái” với bất cứ thành viên nào trong gia đình ủng hộ họ. Thỉnh thoảng, các gia đình đến gặp nhà tham vấn và nói rằng một thành viên trong gia đình họ là nguyên nhân của mọi vấn đề và mâu thuẫn. Chẳng hạn, một gia đình có thể đổ lõi cho cô con gái ở độ tuổi thanh thiếu niên hay chống đối về tất cả mọi chuyện sai trái trong gia đình. Nếu nhà tham vấn không khách quan và đứng về phía gia đình chống lại cô con gái, nhà tham vấn có thể đẩy cô bé ra ngoài và càng củng cố hơn cho niềm tin của gia đình răng không ai ngoài con gái của họ phải gánh chịu trách nhiệm hay không ai trong số họ cần phải thay đổi các xử sự. Nếu nhà tham vấn thiết lập một liên kết hay quan hệ khác quan với cô bé song song với các thành viên khác trong gia đình, cô bé có thể dễ dàng chấp nhận tham gia vào cuộc tham vấn và gần gũi hơn với gia đình. bằng cách không a du, nhà tham vấn cũng trở thành một ví dụ cho các thành viên khác trong gia đình, cho họ thấy rằng có nhiều cách khác để nhìn nhận các vấn đề trong gia đình. Nhà tham vấn nên nghĩ, “Điều gì đã xảy ra đối với từng thành viên và tất cả thành viên trnog gia đình?” thay vì nghĩ, “Mọi thành viên trong gia đình đang làm gì đối với thành viên này?”. Gánh quá nhiều trách nhiệm. Nó sẽ làm mọi người lúng túng, đặc biệt là trẻ em nếu nhà tham vấn quá quan tâm đến kết quả cụ thể. Khi nhà tham vấn nhận quá nhiều trách nhiệm, họ đang để cái tôi của họ kiểm soát (chẳng hạn, muốn các gia đình thành công từ đó họ có thể tự cảm thấy các kỹ năng năng tham vấn của họ tốt). Nhà tham vấn phải xác định và thừa nhận những hạn chế của chính mình và hiểu rằng các gia đình chịu trách nhiệm cho sự thay đổi của họ. Làm cho gia đình những gì họ có thể tự làm. Mục tiêu của tham vấn là tăng cường năng lực để mọi người tự giúp đỡ bản thân; nhà tham vấn không lấy đi khả năng tự kiểm soát của các gia đình. 3. Các kỹ năng tham vấn gia đình Dưới đây là các kỹ năng có thể làm cho tham vấn gia đình có hiệu quả hơn: 4. Khả năng giải thích các vấn đề theo cách khác Mọi người thường không thể giải quyết các vấn đề bởi vì họ thường tắc ở một cách nhìn nhận những vấn đề này. Một cách nhà tham vấn có thể giúp họ là đưa ra các cách nhìn nhận tình huống theo các chuyển đổi những hành vi có vấn đè hoặc có dầu hiện thàh các hành vi thích hợp. Ví dụ, “chị và chồng chị rất giận nhau - khi anh chị giận nhau, rõ ràng là anh chị có quan tâm đến nhau rất nhiều, không thì ảnh hưởng chị đã không thể hiện cảm xúc như vậy.” Hoặc “Anh đang cảm thấy không có hy vọng rằng tình huống có thể thay đổi, nhưng anh đã thực hiện một bước tích cực đầu tiên là quyết định gặp nhà tham vấn”. Việc giải thích vấn đề hoặc tình huông theo cách khác có thể thay đổi nhận thức của gia đình về hành vi, và có thể khuyến khích các thành viên suy nghĩ và hành độg theo cách khác. Cách hiểu mới này đưa đến giải pháp thích hợp hơn cho việc cho một vấn đề. Việc thay đổi cách nhìn có thể được áp dụng cho hành vi cụ thể của cá nhân, chẳng hạn “Bình uống quá nhiều có thể là dấu hiệu anh ấy cần đến sự giúp đỡ của mọi người” hay “sự tức giận của cha bạn khi bạn đi chơi về qúa muộn là dấu hiệu của tình yêu thương và sự quan tâm”. Khi một gia đình nghe thấy những vấn đề của họ được diễn đạt như một việc khó khăn nhưng có thể chịu đựng được, thì họ thường được tăng cường năng lực để giải quyết hoặc thay đổi những điều sai trái. 4. Giao nhiệm vụ Nhà tham vấn đôi khi giao “nhiệm vụ ở nhà” cho các thành viên gia đình như một cách để mọi thành viên thực hiện các hành động cụ thể. Ví dụ, yêu cầu một bà mẹ không thường xuyên quan tâm đến con trai mình thực hành khen ngợi con trai chị ta mỗi ngày một lần. Hoặc, khi làm việc với một người chán nản, hãy khuyến khích họ viết ra giấy những sự chán nản của mình và chia sẽ những cảm xúc này trong cuộc tham vấn tới. Những “nhiệm vụ” như vậy có thể giúp đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình đang thực hiện những hành động cụ thể để cải thiện cuộc sông của họ. Sử dụng các câu hỏi Các câu hỏi có thể được sử dụng để bắt đầu hoặc kết thúc các cuộc tham vấn, làm sáng tỏ các mục đích, mời tham gia và đảm bảo “nhiệm vụ” của tham vấn. Ví dụ, “Điều gì khiến anh/chị đến với cuộc tham vấn ngày hôm nay?”, “Đến thời điểm này chúng ta làm như thế nào?” “Có phải chúng ta vừa nói về những điều anh/chị muốn nói không?” hoặc “Anh/chị muốn điều gì sẽ xảy ra?”. Nhà tham vấn nên luôn luôn sáng tạo trong cách đặt câu hỏi, sử dụng nhiều câu hỏi mở theo khả năng củ mình để khai thác các cảm xúc và quan điểm của thân chủ. Thể hiện sự thông cảm Thể hiện sự thông cảm về cơ bản là việc cảm nhận và trải nghiệm thế giới riêng của thân chủ như thể nó là củ chính anh/chị. Thông cảm nên được thể hiện với tất cả mọi thành viên trong gia đình, không chỉ với những người đang nói chuyện. Giả sử anh/chị đang làm tham vấn cho một ông bố, bà mẹ mà luôn phê bình cậu con trai đang còn niên thiếu. Trong trường hợp này, nhà tham vấn nên hỏi cậu bé về cảm xúc của em những lúc bị phê bình và thông cảm với phản ứng của em, hay đoán xem cậu bé đang cảm thấy thế nào (ví dụ, nản lòng, cô đơn, giận dữ) dựa vào những hành vi không lời của em. Sau đó, anh/chị ta nên kiểm tra lại với cậu bé về sự chính xác của giả định, “Cô cảm thấy rằng cháu đang không thoải mái và “xáo trộn” lúc này có đúng không?. Cách này có thể Giúp cậu bé cảm thấy được tham gia vào quá trình tham vấn và sẽ nói về cảm xúc của mình. chỉ khi thân chủ cảm thấy được tham gia, chấp nhận, và cảm thông, họ sẽ lắng nghe ý kiến hoặc đề xuất cho sự thay đổi. Tổng kết: Để trở thành nhà tham vấn gia đình có hiệu quả, nhà tham vấn gia đình phải lắng nghe quan điểm của mỗi thành viên trong gia đình, cố gắng hiểu và thông cảm với họ. Nhà tham vấn dành cho các gia đình định hướng cuộc tham vấn và tránh nói với họ rằng họ nên nghĩ hay họ nên làm gì để giải quyết vấn đề. Nhà tham vấn gia đình giúp các gia đình thay đổi “các nguyên tắc” và các mô hình làm họ “bế tắc” ở các hành vi tiêu cực và tự huỷ hoại. Tham vấn gia đình có hiệu quả đòi hỏi một số kỹ năng thể hiện sự thông cảm và khả năng đứng về phía từng thành viên trong đường, lắng nghe và tích cực khuyến khích sự tham gia của từng thành viên, và khả năng để các thành viên bày tỏ sự giận dữ khi cần thiết. Các kỹ năng khác bao gồm kỹ năng diễn đạt vấn đề theo cách khác tích cực hơn, đưa ra các định hướng và giao nhiệm vụ, sử dụng các câu hỏi, và thông cảm với các thành viên trong gia đình. Phỏng theo A.E.Evey, M.B. Ivey & Simek - Morgan (1993). Tham vấn và liệu pháp tâm lý: nhìn từ góc độ đa văn hoá (Tái bản lần thứ 2), t.345-346 C.J. O’Leary (1999). Tham vấn cho các cặp vợ chồng và gia đình: phương pháp tiếp cận tập trung vào một người. S. Minuchin&C.H.Fishman. (1981). Các kỹ năng của liệu pháp gia đình IX. KIẾN THỨC THAM KHẢO 1. Các kỹ năng tham vấn gia đình (tiếp theo) Sử dụng mệnh đề “Tôi” Mệnh đề “Tôi” là một cách diễn đạt rõ ràng quan điểm của anh chị trước một tình huống nhất định, chẳng hạ: “Tôi thấy….khi anh… bởi…”. Cách nói này bao hàm việc biểu lộ rằng một điều gì đó tác động dến anh chị như thế nào và anh chị mong muốn tình huống đó thay đổi đến đâu. Đây là một phương pháp có hiệu quả để tách biệt các cảm xúc với các sự kiện thực tế nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Mệnh đề tôi thành công nhất không đưa ra những yêu cầu hay chỉ trích cụ thể. Nó mở ra tình huống thảo luận hữu ích, có thể giảm bớt sự tự vệ, và khuyến khích người khác tiếp tục thể hiện. Sử dụng mệnh đề “Tôi” trong tham vấn là một phương pháp hữu hiệu nhằm hướng dẫn các thành viên trong gia đình trong các cuộc tham vấn. Thông thường, anh/chị thấy mọi người nói về người khác (hoặc ới người khác) như “Cô ấy làm tôi phát điện lên!” hoặc “anh/chị thật vô trách nhiệm - anh/chị không bao giờ chịu làm những việc lẽ ra anh/chị phải làm”. Những câu này mang tính buộc tội, và đặt người nghe vào thế phòng thủ. Do đó, nó mang lại kết quả ngược lại cho việc giải quyết các mâu thuẫn. Nếu anh/chị thấy thân chủ sử dụng mệnh đề “bạn/anh/chị” hoặc “họ” nhẹ nhàng hướng vào việc sử dụng mênh đề “Tôi”, và giải thích cách này có hiệu quả hơn trong giao tiếp như thế nào? 2. Một số gợi ý sử dụng mệnh đề “Tôi” có hiệu quả Mệnh đề “Tôi” cần rõ ràng (thể hiện được quan điểm) và trong sáng (nghĩa là không đưa ra những chỉ trích hay những đánh giá). “Tôi cảm thấy giận khi anh mắng vào mặt cô ấy như vậy bởi vì tôi thấy điều đó có thể làm cô ấy bị tổn thương. Trong tham vấn, hãy để ý việc sử dụng các mệnh đê “bạn/anh/chị” của thân chủ (đặc biệt là khi tham vấn với gia đình). Những mệnh đề đó thường đổ lỗi lên người khác, nhân danh trách nhiệm của người khác, yêu cầu người khác thay đổi hoặc kèm theo cả sự đe doạ. Những câu nói kiểu này là các rào cảncác rào cản của sự giao tiếp có hiệu quả. Cố gắng sử dụng những mệnh đề “Tôi” trong cuộc sống hàng ngày của anh/chị; anh/chị sẽ cảm thấy ngạc nhiên về hiệu quả tích cực của chúng/ sử dụng mệnh đề “tôi” lúc đầu có vẻ không thoải mái và ngượng nghịu. Giống như các kỹ năng giao tiếp khác, cần có thời gian để phối hợp việc sử dụng mệnh đề “Tôi” đến khi chúng trở nên phù hợp với kinh nghiệm của anh/chị một cách vô thức. 3. Các bước để bắt đầu một cuộc tham vấn gia đình Giải thích với các thành viên trong gia đình mục tiêu tham vấn và vai trò của anh/chị với tư cách là nhà tham vấn và họ có thể trông đợi gì từ quá trình tham vấn. Khuyến khích học viên đặt câu hỏi. Thân chủ cần biết họ trông đơị điều gì và được trông đợi điều gì trước khi quá trình tham vấn bắt đầu. Hoan nghênh mọi người (cả trẻ em!) đến tham vấn với sự chấp nhận và quan tâm. Bày tỏ sự quan tâm đến gia đình. Ví dụ, hỏi xem từng thành viên làm nghề gì, thói quen của từng thành viên, trẻ em đi học ở trường nào, trẻ bao nhiêu tuổi, trẻ thích làm gì, từng thành viên trong gia đình hiểu thế noà về tham vấn… Đảm bảo rằng mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy được hoan nghênh. Quan trọng hơn cả là việc thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình với trẻ không thấy sợ tham vấn như một công việc “buồn tẻ” của người lớn. nếu anh/chị thể hiện chỉ quan tâm đến người lớn, trẻ em sẽ cho rằng anh/chị “đứng về phía” người lớn và không tin tưởng, hứng thú trong quá trình tham vấn. Nói với gia đình rằng mọi thông tin họ tiết lộ trong các cuộc tham vấn cũng như các tài liệu viết mô tả nội dung các cuộc tham vấn sẽ được giữ bí mật. Tôn trọng thanh thiếu niên. Đùa với các em, hỏi các câu hỏi và nếu cần thiết, hãy ghi nhận và thông cảm với ý muốn im lặng của các em mà không coi đó là một vấn đề. Hãy nhớ rằng đến tận khi các em phát biểu, nhà tham vấn cũng cần năng động và cẩn trọng khi đặt câu hỏi. Điểm khác nhau duy nhất giữa nhà tham vấn và người chất vấn là nhà tham vấn có sự quan tâm chân thành đến các câu trả lời của thân chủ và sẽ ngừng đặt câu hỉ khi cộc nói chuyện trở nên trôi chảy. Hãy sáng tạo trong cách đặt câu hỏi. Ví dụ khi hỏi một trẻ lớn, “Cháu nghĩ được thế nào về một phần của vấn đề này (cho dù bố mẹ em đã trình bày toàn bộ vấn đề)? Thay vì hỏi “Theo cháu vấn đề gì?” hoặc hỏi các câu hỏi như “Người nào cháu gặp trong cuộc đời và cho là họ thành công?” để có được ý nghĩa vể giá trị củ trẻ. Hoặc, “Nếu cháu có được ba điều ước lúc này - về bất cứ điều gì trên thế gian này - cháu sẽ ước gì?” “Cháu muốn sống ở đâu trong vòng năm năm tới?” Các câu mẫu cho những gia đình do dự tham gia tham vấn gia đình: Những gợi ý sau đây là những điều để nói với những gia đình có vẻ trầm lặng, không tin tưởng hoặc không sẵn lòng tham gia tham vấn: “Tôi phát hiện ra rằng mặc dù nói về những chủ đề nhất định trong tham vấn có thể cảm thấy không thoải mái và ngượng nghịu, nhiều gia đình vẫn vui vẻ đến đây để có cơ hội đó vì họ nhận ra những điều mọi thành viên trong gia đình đều đang suy nghĩ” (Câu nói này nhằm bình thường hoá các trải nghiệm tham vấn bằng việc khẳng định với các thành viên trong gia đình rằng hầu hết mọi người đã gặp rắc rối khi bắt đầu các chủ đề khó khăn. Nó cũng tạo cho các thành viên một hy vọng rừng tham vấn có thể giúp họ cải thiện tình huống). “Mọi người ở đây có thể có suy nghĩ khác về các vấn đề rong gia đình. Đội khi, có vẻ như mọi người chỉ trích một người họ tin và đã gây lỗi và dường như họ đang buộc tội người đó bằng cách nói lỗi chính là tại anh. Nếu ai có cảm xúc đó hãy cho tôi biết và chúng ta sẽ làm việc để đảm bảo rằng anh/chị có cơ hội để nói về quan điểm của mình. Dành nhiều thời gian để kết thúc cuộc tham vấn đầu tiên với gia đình. anh/chị có thể cần kiểm tra lại với các thành viên trong gia đình xem họ có điều gì muốn nói trước khi kết thúc. Có thể có một chủ đề quan trọng nào đó chưa được thảo luận khiến một hoặc vài thành viên cảm thấy rằng nhà tham vấn đã bỏ lỡ cơ hội nắm bắt quan điểm của họ. Trước khi kết thúc, hãy nhớ sử dụng kỹ năng tóm lược để tổng kết lại những gì gia đình kể với anh/chị suốt cuộc tham vấn. Việc này sẽ giúp cho cu tham vấn trở nên “xâu chuỗi” hơn và giúp các thành viên hồi tưởng lại những điểm/ý kiến quan trọng. Cố gắng diễn đạt lại vấn đề cụ thể theo cách it bi quan hơn. Ví dụ, “anh/chị đang rát chật vật lúc này, nhưng tôi nhận thấy anh/chị có khá nhiều hi vọg và quyết tâm. anh/chị thực sự muốn thay đổi, đó là bước đầu tiên”. Mang lại hy vọng rằng thay đổi tích cực có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng thân chủ thường dễ dàng và sẵn lòng đưa những đóng góp của họ vào vấn đ được đặt ra khi họ có cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình (hoặc mang tính đánh giá hoặc đứng về một phía). Tổng kết. Sử dụng công thức mệnh đề “Tôi” là một kỹ năng tuyệt vời trong các cuộc tham vấn gia đình bởi vì nó hướng dẫn các thành viên trong gia đình chịu trách nhiệm về các cảm xúc của họ, giảm thiểu sự buộc tội và sự phòng thủ. Hãy đảm bảo rằng anh/chị đối xử với mọi thành viên trong gia đình công bằng và tôn trọng (cả trẻ em). Hãy lạc quan và không để các gia đình rời khỏi cuộc tham vấn mà chưa chuyển tải hy vọng đó đến họ. Hãy dành nhiều thời gian để kết thúc cuộc tham vấn và đảm bảo rằng anh/chị đã tóm lược các nội dung của cuộc tham vấn, để cho các thành viên gia đình đưa ra những quan điểm cuối cùng nếu có, và định hướng hoặc giao nhiệm vụ cho họ. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTham vấn nhóm.doc
Tài liệu liên quan