Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự

Hiện nay, ngành Tòa án đang thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, do đó Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo trình tự sơ thẩm một vài loại việc phức tạp có khó khăn trong thu thập chứng cứ, áp dụng pháp luật còn lại hầu hết các loại vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình đều do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Trong quá trình triển khai, áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án các cấp đã có rất nhiều nỗ lực trong áp dụng các quy định pháp luật nói chung, các quy định về thẩm quyền nói riêng. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng các quy định về thẩm quyền xét xử cho thấy nhiều thẩm phán còn lúng túng trong việc phân biệt thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân, giữa vụ việc dân sự và vụ việc hành chính, kinh doanh, thương mại dẫn đến có những sai sót nghiêm trọng, việc thụ lý giải quyết không đúng thẩm quyền về loại việc, về lãnh thổ, thẩm quyền giữa Tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền với Tòa án cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền theo Nghị định số 32/2004/QH11 ngày 15-6-2004 của Quốc hội về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, chuyên đề này sẽ hệ thống phân tích đầy đủ các quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình trong Bộ luật tố tụng dân sự mà trọng tâm là thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, đi sâu giải quyết những vướng mắc, lúng túng, những nhận thức chưa chính xác về thẩm quyền ở một số loại vụ việc, từ đó giúp cho các thẩm phán vận dụng pháp luật một cách chính xác hơn.

doc178 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyên bố vô hiệu sẽ rất khác nhau giữa giao dịch chỉ vi phạm về hình thức với giao dịch vừa vi phạm về hình thức vừa vi phạm quy định khác của pháp luật. Ví dụ: Một người cùng mua 02 ngôi nhà và hợp đồng đều chưa có công chứng, chưa có chứng thực hợp lệ. Hợp đồng thứ nhất chỉ vi phạm về hình thức nên được ấn định thời hạn 1 tháng để hoàn thiện hình thức. Sau thời hạn 1 tháng, bên bán không đến công chứng nên hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu và bên bán có lỗi hoàn toàn nên phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Hợp đồng thứ 2, ngoài vi phạm về hình thức còn vi phạm về quy định bán tài sản thuộc sở hữu chung (chưa có đồng ý của đồng chủ sở hữu) nên không thể ấn định thời hạn để hoàn thiện hình thức và hai bên đều có lỗi nên nếu thiệt hại về phía người mua thì người bán cũng chỉ phải bồi thường 50% thiệt hại. 3. Giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng có hiệu lực - Khi giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng có hiệu lực, phải xác định trước mỗi bên có những quyền, nghĩa vụ gì, trên cơ sở đó mới xác định được những yêu cầu cụ thể nào là hợp pháp, bên nào đã vi phạm nghĩa vụ cụ thể nào. - Quyền và nghĩa vụ của từng bên được xác định căn cứ vào hợp đồng và những quy định của pháp luật về loại hợp đồng cụ thể ấy. Ví dụ: Trong trường hợp hợp đồng mua bán không thỏa thuận về thời điểm trả tiền thì nghĩa vụ trả tiền của bên mua là thời điểm và địa điểm giao tài sản (Khoản 1 Điều 438). Căn cứ vào hợp đồng và quy định của pháp luật đối với hợp đồng cụ thể (Chương 18- Hợp đồng dân sự thông dụng) là sự khác nhau cơ bản giữa giải quyết tranh chấp hợp đồng có hiệu lực so với việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu. - Hợp đồng có hiệu lực có giá trị bắt buộc với các bên tham gia giao kết và phải thực hiện nên những quy định về thực hiện hợp đồng cũng phải được áp dụng, khác với giải quyết tranh chấp hợp đồng vô hiệu là chú ý đến những quy định về giao kết. - Việc bảo vệ quyền dân sự trong giải quyết tranh chấp hợp đồng có hiệu lực cũng khác nhiều với giải quyết hậu quả của tuyên bố vô hiệu, có thể áp dụng những biện pháp cụ thể là : + Buộc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và theo pháp luật. + Hủy hợp đồng hoặc chấp nhận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng (đối với hợp đồng vô hiệu là tuyên bố vô hiệu chứ không phải hủy hợp đồng). + Bồi thường thiệt hại cũng có quy định riêng cho từng loại hợp đồng; phải chú ý đến quan hệ với phạt vi phạm, quan hệ với thỏa thuận trước về phạt vi phạm. - Cần lưu ý là trong nhiều năm qua tranh chấp về hợp đồng vô hiệu xảy ra nhiều hơn tranh chấp về hợp đồng có hiệu lực nhưng xu hướng sắp tới thì tranh chấp về hợp đồng có hiệu lực sẽ xảy ra nhiều hơn. Đã xác định là hợp đồng có hiệu lực thì phải áp dụng những quy định về hợp đồng có hiệu lực để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Ví dụ: Cũng là việc chuyển nhượng đất vào thời điểm 1994 nhưng nếu là hợp đồng vô hiệu thì căn cứ vào thời giá để xác định thiệt hại (theo quy định tại Nghị quyết 02/2004); nếu là hợp đồng có hiệu lực thì việc thanh toán tiền còn thiếu phải theo thỏa thuận tại Hợp đồng, nếu Hợp đồng không quy định thì phải thanh toán theo Điều 710 BLDS 1995 (tiền còn nợ và lãi do chậm thanh toán chứ không thanh toán theo thời giá). 4. Giải quyết tranh chấp trong trường hợp vừa có giao dịch vô hiệu vừa có giao dịch có hiệu lực - Trong thực tế giao dịch, không phải khi nào từng giao dịch cũng được tách biệt, từng giai đoạn của giao dịch cũng được thực hiện độc lập. Trên một văn bản có thể chứa đựng nhiều hợp đồng, có hợp đồng có hiệu lực, có hợp đồng vô hiệu. Trước khi tranh chấp, các bên tham gia hợp đồng cũng đã thực hiện một số thỏa thuận, trong đó có hành vi thuộc về hành vi giao kết hợp đồng, có hành vi thuộc về hành vi thực hiện hợp đồng. - Tuy trên cùng một văn bản nhưng phải xét cụ thể, giao dịch nào có hiệu lực vẫn phải được công nhận, giải quyết theo quy định về hợp đồng có hiệu lực; giao dịch nào vô hiệu thì giải quyết theo quy định của pháp luật về vô hiệu. - Nói chung, những hành vi giao kết mới là hành vi xác lập hiệu lực của hợp đồng và nó mới là căn cứ để xác định trách nhiệm, lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu; còn hành vi thực hiện hợp đồng thì không làm cho hợp đồng vô hiệu hay có hiệu lực (trừ một số trường hợp cụ thể có quy định riêng- như một số trường hợp quy định trong Nghị quyết 58/1998). Ví dụ thảo luận 4: Ngày 15-3-2006, ông C và M ký một văn bản viết tay có nội dung: 1. Ông C bán căn nhà đang ở cho ông M với giá 500 triệu. 2. Ông C đang vay của ông M 100 triệu. Hai bên thống nhất chuyển 100 triệu tiền vay này sang việc mua bán nhà, coi như ông C đã nhận đặt cọc 50 triệu, còn 50 triệu là tiền nhà đã giao, ông C không phải trả lãi vay kể từ ngày ký văn bản này. 3. Ngày 15-4-2006, Ông M phải giao tiếp 200 triệu đồng. 4. Ngày 20-4-2006, hai bên sẽ ra Công chứng Nhà nước ký hợp đồng. Ngày15-5-2006, ông M phải giao tiếp 150 triệu, còn 50 triệu khi nào ông C làm xong thủ tục sang tên trước bạ nhà cho ông M thì ông M sẽ giao nốt. Đến ngày 19-4-2006, ông M mới đến để giao cho ông C 200 triệu. Ông C cho rằng ông M đã vi phạm hợp đồng (lẽ ra phải giao từ 15-4-2006) nên không đồng ý bán nữa. Ngày 01-6-2007, ông M khởi kiện yêu cầu buộc ông C tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nội dung thảo luận: 1 Có bao nhiêu giao dịch đã được xác lập? 2. Giao dịch nào vô hiệu? Giao dịch nào có hiệu lực ? vì sao? 3. Xác định trách nhiệm dân sự cụ thể của mỗi bên? 5. Về giao dịch mà đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai - Quy định mới của BLDS, trong đó có những quy định như đối tượng của hợp đồng mua bán (Điều 429), vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 320), cho phép giao dịch đối với cả tài sản hình thành trong tương lai. Luật Kinh doanh bất động sản đã cụ thể hóa hơn những quy định về mua bán, kinh doanh liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai. - Vật hình thành trong tương lai có thể là vật đã có nhưng chưa thuộc sở hữu của bên giao dịch ở thời điểm giao dịch. Ví dụ: người đang thuê nhà của Nhà nước thỏa thuận sẽ bán nhà họ đang thuê khi đã được mua thanh lý nhà này. - Vật hình thành trong tương lai có thể là vật chưa có ở thời điểm giao dịch, như mua bán nhà sẽ xây dựng theo dự án đã được phê duyệt quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản. - Loại giao dịch này là giao dịch có điều kiện. Cần phân biệt giao dịch này với giao dịch cùng đối tượng nhưng không có điều kiện (thỏa thuận sẽ bán nhà khi mình trở thành chủ sở hữu khác với thỏa thuận bán nhà mặc dù mình không phải chủ sở hữu). Vì vậy, giao dịch này chỉ phải tuân theo quy định chung về giao dịch có điều kiện và những quy định của pháp luật đã có với từng loại giao dịch cụ thể. III - VỀ KIỆN ĐÒI LẠI TÀI SẢN 1. Bảo vệ quyền dân sự và quyền hạn của Tòa án khi giải quyết vụ án dân sự - Bảo vệ quyền dân sự được quy định ở Điều 9 (trong BLDS 1995 là điều 12). Nội dung quy định ở Điều 9 cũng là những chế tài dân sự được phép áp dụng khi giải quyết vụ án dân sự. Tòa án giải quyết vụ án dân sự bằng việc xác định một chủ thể có quyền dân sự hợp pháp như họ yêu cầu không, nêú không có thì bác yêu cầu, nếu có thì bảo vệ quyền dân sự ấy bằng các chế tài dân sự. Đây là điểm khác nhau giữa quyền hạn của Tòa án theo thủ tục dân sự với thẩm quyền của các cơ quan khác có chức năng quản lý. Vì vậy, Tòa án dân sự không thể hủy đăng ký kinh doanh, không thể thu hồi đất, cấp đất, điều chỉnh lại ranh đất (không phải do khôi phục lại quyền hợp pháp của một bên hay buộc một bên chấm dứt lấn chiếm mà là ấn định một ranh giới mới)… - Bảo vệ quyền sở hữu (Chương XV) là một nội dung bảo vệ quyền dân sự, trong đó có “quyền đòi lại tài sản” (Điều 256, Điều 257). Có nhiều ý kiến thắc mắc việc kiện đòi lại tài sản là quan hệ tranh chấp gì theo quy định tại điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS). Từ khoản 1 đến khỏan 8 Điều 25 BLTTDS có liệt kê các loại tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Kiện đòi lại tài sản không phải là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (có trường hợp tranh chấp, có trường hợp không tranh chấp về sở hữu) và cũng không phải tranh chấp về hợp đồng (không có quan hệ hợp đồng nào được xác lập- như trường hợp nhặt được tài sản, chẳng hạn). Chúng ta không cần thiết phải ghép việc kiện đòi lại tài sản vào 1 trong các khoản từ điều 1 đến 8 của Điều 25, cũng như việc kiện “yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp” (theo Điều 259) không thể tìm thấy trong danh mục cụ thể của Điều 25 BLTTDS. Kiện đòi lại tài sản cũng như những quyền dân sự cụ thể khác quy định trong BLDS là “các tranh chấp khác mà pháp luật quy định” theo khoản 9 Điều 25 BLTTDS. 2. Quy định mới của BLDS về quyền của người thứ 3 chiếm hữu ngay tình - Theo quy định mới của BLDS (tại các Điều 138, Điều 257, Điều258) thì người thứ 3 chiếm hữu ngay tình không phải trả lại tài sản (hay nói cách khác là chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản mà chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại) trong một số trường hợp sau: + Đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu (như đồng hồ, xe đạp…) chuyển giao cho người khác không ngoài ý chí của chủ sở hữu (như cho mượn…) và tài sản đó chuyển đến người thứ 3 qua hợp đồng có đền bù (như bán, đổi…). + Động sản có đăng ký quyền sở hữu (như xe máy, ô tô…) hoặc bất động sản (như nhà, đất…) được bán đấu giá, hoặc người đã là chủ sở hữu hợp pháp theo bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: A được giao nhà theo bản án phúc thẩm. A bán nhà cho B. Sau khi bán, bản án phúc thẩm bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm và bị huỷ thì B vẫn không phải trả lại nhà. Có vấn đề đang được quan tâm là những giao dịch xảy ra trước 01/01/2006 có được áp dụng quy định tại các Điều 257, 258 như trên hay không? Do quy định của BLDS khác quy định của BLDS 1995 nên những giao dịch với ngưòi thứ 3 chiếm hữu ngay tình xác lập trước khi BLDS có hiệu lực (trước 01/01/2006) thì phải áp dụng quy định của BLDS 1995, có nghĩa là người thứ 3 chiếm hữu ngay tình vẫn phải trả lại tài sản (giao dịch vô hiệu). 3. Vấn đề bác yêu cầu đòi lại đất có nguồn gốc của người yêu cầu Việc giải quyết tranh chấp kiện đòi lại đất với lý do cho mượn, cho ở nhờ hiện nay đang có sự lệch lạc theo hai thái cực trái ngược. Có trường hợp chủ cũ đã không sử dụng đất, không quan tâm gì đến đất ấy đã vài ba chục năm khi kiện đòi lại vẫn được chấp nhận chỉ với lý do “mượn thì phải trả”. Ngược lại, có trường hợp mới mượn sử dụng tạm thời gian rất ngắn rồi chiếm luôn nhưng chủ cũ kiện đòi thì bị bác đơn với lý do theo quy định tại Điều 113 Nghị định 181/2004 (Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai) chỉ chấp nhận cho đòi lại đất khi có văn bản cho mượn. Đất đai là tài sản đặc biệt thuộc sở hữu nhà nước, các cá nhân và tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được xác lập do được Nhà nước giao đất hoặc chuyển nhượng hợp pháp. Cần lưu ý đến một hình thức xác lập quyền sử dụng đất đặc biệt là Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định (Điều 9; khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai). Việc trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích, ổn định; thực hiện các quy định về quản lý như kê khai, đăng ký; thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng như nộp thuế…là các căn cứ để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của một chủ thể thì đó cũng là căn cứ để xác định một chủ thể còn tồn tại quyền sử dụng đất hợp pháp hay họ đã tự từ bỏ quyền sử dụng của mình hoặc không đủ điều kiện để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Nguyên đơn đi kiện đòi đất mà không chứng minh được mình còn tồn tại quyền sử dụng đất hợp pháp, nhất là trường hợp người vốn được coi là chủ cũ đã nhiều năm không kê khai, tranh chấp, nay họ chết đi thì các thừa kế của họ mới đứng ra đòi đất, thì phải bác yêu cầu đòi đất. Bác yêu cầu đòi đất của nguyên đơn không đồng thời phải buộc công nhận quyền sử dụng đất của bị đơn ngay cả khi bị đơn có yêu cầu vì có trường hợp không thể công nhận quyền sử dụng đất của nguyên đơn còn tồn tại nhưng cũng chưa đủ điều kiện để công nhận quyền sử dụng hợp pháp của bị đơn. Bác yêu cầu của nguyên đơn, và có thể của cả bị đơn là quyền hạn của Toà án; việc thu hồi đất hay có thể công nhận quyền sử dụng cho người đang sử dụng thuộc quyền hạn của cơ quan quản lý đất đai. Ngược lại, chúng ta cũng phải hiểu quy định tại Điều 113, Nghị định 181/2004 cho đúng đắn. Rõ ràng là không thể công nhận việc tự do đi chiếm đất của người khác không phải trả chỉ vì không có văn bản mượn đất. Cần phải hiểu là có văn bản mượn thì đương nhiện phải trả, văn bản ấy khẳng định quyền sử dụng của chủ cũ vẫn tồn tại mặc dù họ không sử dụng và thậm chí không kê khai, không nộp thuế; còn nếu không có văn bản mượn thì phải căn cứ vào các chứng cứ khác và chỉ cho đòi lại đất khi có đủ điều kiện như phân tích ở phần trên (đủ cơ sở xác định quyền sử dụng hợp pháp của nguyên đơn còn tồn tại). 4. Việc giải quyết vụ án có nhiều quan hệ tranh chấp có liên quan với nhau Ví dụ thảo luận 5: Bà Hòa là chủ xe khách, thuê ông Bình lái xe. Ngày 15/3/2007, ông Bình chở khách du lịch đến nghỉ tại khách sạn Hoàn Cầu. Chủ khách sạn Hoàn Cầu là ông Sơn, ông Sơn thuê ông Thủy là quản lý khách sạn. Do khách sạn Hoàn Cầu không còn chỗ đỗ xe nên ông Thủy đưa ông Bình đem xe đến gửi ở bãi giữ xe (do tổ hợp tác mà ông Toàn làm tổ trưởng quản lý). Sáng 16/3/2007, xe bị mất. Sau này, đã xác định kẻ trộm xe là Nguyễn Cường. Cường lái xe đâm xuống vực. Bà Hòa nhận lại xe, sửa chữa hết 100 triệu. Cường bị xủ lý về hình sự (phạt tù) nhưng tách phần trách nhiệm dân sự chưa xử lý. Bà Hòa khởi kiện yêu cầu ông Sơn bồi thường tiền sửa xe 100 triệu. Án sơ thẩm buộc ông Sơn và ông Toàn liên đới bồi thường cho bà Hòa 100 triệu. Ông Sơn và ông Toàn kháng cáo cho rằng trách nhiệm bồi thường là Nguyễn Cường. Bản án phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, buộc ông Sơn bồi thường cho bà Hoa 25 triệu, giành quyền cho bà Hoa kiện đòi ông Tòan, Nguyễn Cường ở vụ án khác với lập luận mỗi người có trách nhiệm một phần, kể cả phía chủ xe cũng có lỗi vì ông Bình quên khóa cửa xe khi gửi xe. Vụ án trên giải quyết như thế nào là đúng? Về nguyên tắc, phải làm rõ trách nhiệm dân sự của từng chủ thể trong từng quan hệ giao dịch, quan hệ pháp luật mà chủ thể ấy tham gia thì mới xác định được trách nhiệm dân sự chính xác khi có nhiều quan hệ tranh chấp có liên quan với nhau. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ 1. Vấn đề di sản chuyển thành tài sản chung (hay còn gọi chuyển chia thừa kế sang chia tài sản chung): - Tại tiểu mục 2.4, mục 2, phần I, Nghị quyết 02/2004 có quy định một số trường hợp “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế”. Đó là hai trường hợp: + Trường hợp quy định tại điểm a ( có thể gọi là trường hợp chuyển chia tài sản chung): “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyêt…”. + Trường hợp quy định ở điểm b (có thể gọi là trường hợp đòi lại di sản):“Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại tài sản”. - Trường hợp chuyển chia tài sản chung lại bao gồm hai trường hợp: + Trường hợp 1: Là trường hợp: “Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế”… Đây là trường hợp đã thừa nhận tài sản chung có văn bản. + Trường hợp 2: Là trường hợp: “ Sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản người chết để lại chưa chia”. Đây là trường hợp thừa nhận tài sản chung không có văn bản - Trường hợp thừa nhận tài sản chung không có văn bản (trường hợp 2) là trường hợp mà trong thực tế, nhận thức về quy định này không thống nhất, cụ thể là: + Cách hiểu 1: Chỉ cần các thừa kế xác định tài sản đang tranh chấp là di sản của người mà họ đang hưởng thừa kế để lại, không đòi hỏi tất cả thừa kế thống nhất là chưa chia. Ví dụ: Các anh chị em đều thừa nhận nhà đất tranh chấp có nguồn gốc là của cha mẹ mặc dù bị đơn cho rằng cha mẹ đã cho bị đơn tài sản đó thì vẫn coi là trường hợp chia tài sản chung + Cách hiểu 2: Phải có sự thống nhất của các thừa kế về nguồn gốc tài sản và thống nhất cả việc đó là của chung chưa chia. Ví dụ: Cả 3 anh em đều thống nhất nhà đất do bị đơn đang quản lý là di sản của cha mẹ để lại cho 3 anh em , nay có người có nhu cầu sở hữu riêng nên yêu cầu Toà án chia tài sản chung đó. - Để có nhận thức đúng về quy định đối với trường hợp chia tài sản chung khi không có văn bản thống nhất tài sản chung như trên, chúng ta cần cần tìm hiểu kỹ mục đích và bản chất của quy định tại Tiểu mục 2.4. - Chúng ta hãy nghiên cứu một ví dụ cụ thể sau: Cụ Mười đứng tên chủ sở hữu nhà số 15 phố X. Vợ cụ Mười đã chết từ trước khi cụ Mười tạo lập nhà 15 phố X. Cụ Mười có 3 người con là ông Anh, bà Em, ông Út. Cụ Mười chết 01-7-1993. Sau khi cụ Mười chết, ông Út trực tiếp quản lý, sử dụng nhà. Năm 2006, ông Anh, bà Em có đơn khởi kiện yêu cầu được chia một phần ngôi nhà 15 phố X. + Tình tiết bổ sung 1: Ngày 01-7-1998, ông Anh, bà Em, ông Út đã làm thủ tục sang tên nhà do được hưởng thừa kế và nhà 15 phố X đã đứng tên ông Anh, bà Em, ông Út là đồng chủ sở hữu. + Tình tiết bổ sung 2: Ngày 01-7-2000, ông Anh, bà Em, ông Út đã lập văn bản về ngôi nhà 15 phố X, xác nhận là đồng thừa kế đối với tài sản này. + Tình tiết bổ sung 3: Sau khi có đơn khởi kiện của ông Anh và bà Em, ông Út có lời khai xác nhận nhà 15 phố X là di sản của cụ Mười để lại chưa có sự phân chia nào cả nhưng yêu cầu chia cho ông ½ nhà vì có công sức giữ gìn, tu bổ nhà. Phân tích từng trường hợp tình tiết bổ sung, chúng ta thấy rằng: + Trường hợp tình tiết bổ sung 1 là trường hợp điển hình của việc di sản chuyển thành tài sản chung. Ngôi nhà 15 phố X là tài sản thuộc sở hữu của cụ Mười từ 01-7-1993 (khi cụ Mười còn sống) trở thành di sản của cụ Mười từ 01-7-1993 (và từ đây, ông Anh, bà Em, ông Út là đồng thừa kế). Đến 01-7-1998, ngôi nhà 15 phố X không còn là di sản nữa mà đã trở thành tài sản chung; ông Anh, bà Em, ông Út không còn là đồng thừa kế nữa mà đã trở thành đồng chủ sở hữu. Kể từ 01-7-1998, việc tranh chấp về ngôi nhà 15 phố X không còn là tranh chấp thừa kế nữa nên không thể áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế, trong đó có vấn đề thời hiệu khởi kiện. Đây là trường hợp điển hình và rõ ràng về việc ”không áp dụng thời hiệu về quyền thừa kế”. + Trường hợp tình tiết bổ sung 2: Việc có văn bản thống nhất xác định họ là đồng thừa kế chính là sự khẳng định họ là chủ sở hữu chung đối với di sản thưà kế và sự khẳng định đó cũng rõ ràng tương tự như việc sang tên là sở hữu chung. Văn bản thống nhất xác định là đồng thừa kế có giá trị như một thoả thuận phân chia di sản thừa kế, thực chất là định đoạt di sản này chuyển thành tài sản chung. Nhà 15 phố X đã chuyển thành tài sản chung từ khi có văn bản thống nhất xác định là đồng thừa kế. + Trường hợp tình tiết bổ sung 3: Tuy chưa sang tên, tuy không có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế nhưng đây là trường hợp các thừa kế thống nhất xác định họ có quyền chung về tài sản tranh chấp. Nói cách khác là họ thống nhất xác định nhà 15 phố X đã là tài sản chung. Trường hợp tình tiết bổ sung 2 và tình tiết bổ sung 3 chính là trường hợp quy định tại điểm a của Tiểu mục 2.4, Nghị quyết 02/2004. Đây là những trường hợp có căn cứ xác định di sản đã chuyển thành tài sản chung. Chúng ta phải phân tích, so sánh 2 trường hợp này với trường hợp tình tiết bổ sung 1 (đã sang tên sở hữu chung) để thấy rằng tinh thần quy định ở Tiểu mục 2.4 là giành cho những trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung như trường hợp đã sang tên sở hữu chung. Từ phân tích như trên sẽ thấy rằng cách hiểu 1 của trường hợp thừa nhận tài sản chung không có văn bản (trường hợp không có sự thừa nhận của bị đơn là tài sản chung) là không đúng vì cách hiểu này quá xa với trường hợp điển hình chuyển tài sản chung (là trường hợp đã sang tên sở hữu chung). Áp dụng như cách hiểu 1 thì gần như chế định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế không còn ý nghĩa thực tiễn vì trừ bị đơn (thường là người quản lý tài sản) thì những đồng thừa kế khác thường là rất dễ thống nhất ý kiến với nhau cùng khởi kiện vì họ chỉ có thể được chứ không mất quyền lợi gì từ việc khởi kiện. Mục đích của quy định tại Tiểu mục 2.4 là công nhận những trường hợp đã chuyển tài sản chung có chứng cứ đã rõ ràng tương tự như trường hợp đã sang tên sở hữu chung. Bản chất của quy định tại Tiểu mục 2.4 là xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp tài sản chung, không phải tranh chấp thừa kế nên mới “ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thùa kế” . Tóm lại, chúng ta phải hiểu quy định “đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia”… là đều thừa nhận đó là tài sản chung và sự “đều thừa nhận” này là của tất cả các thừa kế, bao gồm cả bị đơn. * Trong thực tế áp dụng Tiểu mục 2.4 Nghị quyết 02/2004, ngoài những trường hợp hiểu sai về quy đinh tại điểm a đối với trường hợp tài sản là tài sản chung không có văn bản như đã nêu trên còn có một số trường hợp vướng mắc khác: 1. Trường hợp có chứng cứ khác chứng minh là tất cả các thừa kế vẫn thừa nhận là tài sản chung: Đây là trường hợp một trong các người thừa kế không thừa nhận đó là tài sản chung nhưng có hành vi gián tiếp thừa nhận. Ví dụ: Họ là người đứng ra quản lý cho thuê nhà là di sản của cha mẹ để lại và họ vẫn chia tiền thuê nhà thu được cho những người thừa kế khác. Vậy trường hợp này có thể xác định di sản đã chuyển thành tài sản chung tương tự như điểm a của Tiểu mục 2.4 hay không? Chúng tôi cho rằng trường hợp này không thuộc trường hợp quy định tại điểm 1 Tiểu mục 2.4. Với tinh thần là công nhận một số trường hợp rõ ràng đã chuyển tài sản sang tài sản chung, quy định tại điểm a Tiểu mục 2.4 chỉ thừa nhận trường hợp ít nhất cũng là “đã thừa nhận di sản do người chết để lại chia chưa” tức là trực tiếp thừa nhận đó là tài sản chung; trường hợp họ vẫn chia lợi tức về tài sản nhưng họ không thừa nhận tài sản đó là tài sản chung thì vẫn không đủ điều kiện áp dụng Tiểu mục 2.4. 2. Nếu có thừa kế không cùng hàng thì có đòi hỏi tất cả các thừa kế đều thống nhất ý kiến không? Các thừa kế không cùng hàng nhưng là phải là các thừa kế cùng có quyền hưởng thừa kế trong cùng một thời điểm nào đó (thời điểm lập văn bản xác nhận là đồng thừa kế hoặc thời điểm khởi kiện…). Đó là các trường hợp vừa có các thừa kế vừa có thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp. Vậy khi lập văn bản cùng xác định là đồng thừa kế hoặc đều thừa nhận là tài sản chung (di sản thừa kế chưa chia) phải là sự đồng ý của tất cả các thừa kế hay chỉ là thừa kế cùng một hàng? Chúng tôi cho rằng phải là sự thống nhất ý chí của tất cả các thừa kế vì quy định tại Tiểu mục 2.4 là “các thừa kế” và dù họ không cùng hàng nhưng đều có quyền về di sản trong cùng thời điểm ấy nên họ phải được tham gia bằng ý chí (định đoạt) về tài sản nếu họ có quyền. Cụ thể là: Ở thời điểm lập văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc ở thời điểm khởi kiện nếu có thừa kế thế vị hoặc thừa kế chuyển tiếp thì đều phải có sự tham gia của họ như các thừa kế cùng hàng; nếu có 1 thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không ký vào văn bản hoặc không thừa nhận di sản đó chuyển thành tài sản chung (trong trường hợp không có văn bản) là không đủ điều kiện xác định di sản đã chuyển thành tài sản chung. 3. Trường hợp sau 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mới có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế thì có coi là trường hợp di sản đã chuyển thành tài sản chung như quy định tại điểm 1 Tiểu mục 2.4 không? Trước hết, để việc áp dụng được thống nhất cần phải áp dụng đúng lời văn của quy định tại Nghị quyết là thời hạn “mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” chứ không phải là thời hạn được quyền khởi kiện về thừa kế. Ví dụ: Thừa kế mở năm 1985 thì thời hạn quy định được lập văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế là từ 1985 đến 1995 chứ không phải là trong thời hạn từ 10-9-1991 đến 10-9-2001 (thời điểm mở thừa kế trước 10-9-1991 thì tính thời hiệu khởi kiện từ 10-9-1991). Sau 10 năm mới lập văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế thì văn bản này không thoả mãn điều kiện quy định tại điểm a tiểu mục 2.4; không được coi là di sản đã chuyển thì tài sản chung. Nhưng đây lại là một trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện nếu văn bản được lập sau thời điểm BLDS 1995 có hiệu lực (theo quy định tại Điều 171 BLDS 1995 hoặc Điều 162 BLDS). Ví dụ: Thừa kế đã mở từ 1985. Đến 01-7-1997, các thừa kế mới lập văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được bắt đầu lại từ 02-7-1997 đến 02-7-2007. Nếu có việc khởi kiện chia di sản vào năm 2006 thì đây là trường hợp khởi kiện chia thừa kế trong thời hiệu khởi kiện chứ không phải trường hợp di sản đã chuyển thành tài sản chung để xin chia tài sản chung. 4. Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế nhưng sau đó có sự thay đổi ý kiến: Tinh thần quy định tại điểm a Tiểu mục 2.4 là coi việc lập văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế là sự kiện pháp lý chuyển di sản thành tài sản chung; kể từ thời điểm văn bản được ký kết thì di sản đã chuyển thành tài sản chung. Vì vậy, mỗi bên tham gia ký kết văn bản nêu trên không có quyền thay đổi ý kiến trừ trường hợp họ chứng minh việc ký kết do bị ép buộc hoặc là có tình tiết khác xác định văn bản đã ký là vô hiệu. 2. Việc xử lý đối với phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện Đã hết thời hiệu khởi kiện thì yêu cầu khởi kiện đó không được thụ lý, Toà án không giải quyết. Vậy tại sao lại phải đặt vấn đề xử lý đối với phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện? Đó là những trường hợp trong khối tài sản chung có tranh chấp có một phần là di sản đã hết thời hiệu khởi kiện. Ví dụ: Người chồng đã chết từ 1995, người vợ chết năm 2000. Vợ chồng có tài sản chung là 1 ngôi nhà. Năm 2006, các con khởi kiện thừa kế đối với ngôi nhà. Ở thời điểm khởi kiện, phần di sản của người chồng đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Vậy có chấp nhận việc chia thừa kế đối với phần di sản của người vợ hay không? Làm thế nào để tách ra phần di sản của người vợ? Đối với phần di sản của người chồng thì thuộc về ai? Đó là những vướng mắc trong thực tế và việc giải quyết không thống nhất. Trước hết, cần khẳng định là Toà án phải thụ lý, giải quyết đối với yêu cầu chia thừa kế phần di sản còn trong thời hạn khởi kiện về quyền thừa kế (vấn đề này đã được khẳng định tại Hội nghị Tổng kết công tác ngành Toà án năm 2006). Thứ 2, chúng ta sẽ phân tích việc tách phần di sản hết thời hiệu ra khỏi khối tài sản chung như thế nào? Thực ra, việc xác định di sản, tức là xác định phần tài sản được chia thừa kế không phải là vấn đề mới mà vẫn là một bước quan trọng, thường xuyên phải thực hiện trong vụ án chia thừa kế. Trong thực tế, phần di sản không phải tồn tại độc lập, riêng biệt mà nó nằm trong khối tài sản chung, trong đó có công sức đóng góp của những người khác, có tài sản chung của người khác. Để xác định di sản chúng ta phải xác định phần đóng góp của những người khác và tách ra, phân chia tài sản chung (phổ biến là trường hợp 1 bên vợ hoặc chồng còn sống). Việc tách ra, trước hết là tách về mặt giá trị, có trường hợp có thể tách cả về mặt hiện vật nếu có căn cứ rõ ràng. Và chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng việc tách công sức đóng góp, tách phần tài sản của đồng chủ sở hữu chung như thế vào việc tách phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện. Thứ 3, trong trường hợp chỉ tách được phần di sản đã hết thời hạn khởi kiện về mặt giá trị thì chia hiện vật như thế nào và phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thuộc về ai? Về nguyên tắc, Toà án có quyền chia bất cứ phần hiện vật nào tương ứng với phần giá trị đã được xác định (trừ trường hợp đã xác định rõ phần hết thời hiệu khởi kiện cả về mặt hiện vật- ví dụ,có một tài sản đã được xác định là tài sản riêng của người để lại di sản đã hết thời hạn khởi kiện về quyền thừa kế). Còn đối với phần di sản đã hết thời hạn khởi kiện thừa kế cả về mặt giá trị và hiện vật, Toà án không có quyền giải quyết nên cũng không có quyền tuyên bố của ai hay tạm giao cho ai. Ví dụ trao đổi 6: Ông A và vợ là bà B có 2 con là anh Cả và anh Út. Ông A chết 1995. Bà B chết năm 2000. Sinh thời ông A và bà B có 2 ngôi nhà: - Ngôi nhà ở giáp chợ có diện tích 200m 2 (mặt đường rộng 5 mét), trị giá 2 tỷ đồng. - Ngôi nhà ở trong vườn có diện tích 200 m2 trên đất thổ cư 1000 m2, trị giá 1 tỷ đồng. Năm 2006, anh Út (người đang sử dụng nhà trong vườn) khởi kiện chia thừa kế của cha mẹ và yêu cầu anh Cả (người đang quản lý, sử dụng nhà ở chợ) chia một phần nhà ở chợ. Yêu cầu của anh Út có thể chấp nhận ở mức độ nào? 3. Luật áp dụng để xác định di chúc hợp pháp Thông thường là có một khoảng thời gian từ khi lập di chúc đến khi mở thừa kế. Vậy căn cứ vào pháp luật ở thời điểm nào để xác định di chúc hợp pháp. Khi luật pháp thay đổi thì người để lại di sản phải thay đổi di chúc của mình cho phù hợp với pháp luật. Di chúc có hiệu lực ở thời điểm mở thừa kế nên cần căn cứ vào pháp luật ở thời điểm mở thừa kế để xác định di chúc hợp pháp. Cũng có ý kiến cho rằng thường là trước khi chết thì người để lại di sản đó không còn tỉnh táo, không còn khả năng thay đổi di chúc cho phù hợp pháp luật nên phải căn cứ vào pháp luật ở thời điểm họ còn tỉnh táo. Ý nghĩa thực tiễn của các quy định như vậy không nhiều và cũng khó xác định đâu là thời điểm mà người lập di chúc không còn khả năng sửa đổi di chúc nên áp dụng pháp luật ở thời điểm mở thừa kế vẫn là hợp lý. 4. Các loại di chúc theo quy định của BLDS Ngoài nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện của người lập di chúc và những quy định bặt buộc về nội dung thì pháp luật giành cho người lập di chúc quyền lựa chọn rất nhiều hình thức di chúc khác nhau. Do các quy định ngắn gọn của BLDS (BLDS 1995 cũng vậy) nên trên thực tế có nhiều nhận thức không đúng về di chúc hợp pháp; có ý kiến cho rằng cứ xác định di chúc tự nguyện là hợppháp, không kể hình thức như thế nào; có ý kiến lại cho rằng chỉ những di chúc có công chứng, chứng thực mới là hợp pháp. Cả hai ý kiến trên đều là không chính xác. Thực tế, mỗi loại di chúc có quy định về hình thức, thủ tục, trình tự khác nhau và phải thực hiện đúng theo quy định mới là hợp pháp. Chúng ta có thể nghiên cứu từng loại di chúc cụ thể theo cách phân biệt những đặc trưng của mỗi loại di chúc. 2.1. Di chúc miệng (Điều 651; khoản 5 Điều 652) Có ít nhất hai người làm chứng và họ phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn 5 ngày. Sau 3 tháng, người lập di chúc còn sống, minh mẫn thì di chúc miệng bị huỷ bỏ. 2.2. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655) Di chúc này có thể gọi là di chúc viết. Người lập di chúc tự tay viết di chúc và ký vào bản di chúc là đủ điều kiện hợp pháp không cần phải có người làm chứng, không cần công chứng hay chứng thực. 2.3. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656) Đây là trường hợp người lập di chúc nhờ người khác viết do không thể tự mình viết (không phải là trường hợp của người không biết chữ quy định ở khoản 3 Điều 652) nghĩa là họ biết chữ nhưng ở thời điểm lập di chúc họ không viết được( do mệt mỏi hoặc bị chấn thương ở tay, chẳng hạn). Di chúc loại này phải có hai người làm chứng và người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ trước mặt người làm chứng. 2.4. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực (Điều 657) Khi người lập di chúc tự mình đi công chứng, chứng thực thì bản di chúc là hợp pháp kể cả trường hợp họ không tự viết (đánh máy, chẳng hạn) 2.5. Di chúc lập tại cơ quan công chứng hoặc tại UBND xã, phường, thị trấn (Điều 661) Đây là trường hợp bản di chúc được lập ngay tại cơ quan công chứng, chứng thực mà người lập di chúc chỉ cần tuyên bố nội dung di chúc chứ không phải là mang di chúc đến xin công chứng, chứng thực. 2.6. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực (Gồm 6 loại được quy định tại Điều 660). 2.7. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ (khoản 3 Điều 652) Có ý kiến cho rằng di chúc của người không biết chữ thì cũng là người không thể tự mình viết được nên họ có thể lựa chọn hình thức như quy định tại Điều 656. Chúng tôi cho rằng di chúc của người hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ được quy định tại Điều 652 là điều luật mang tính nguyên tắc (quy định về di chúc hợp pháp) nên có ý nghĩa bắt buộc, không thể áp dụng Điều 656 thay thế được và thực tế đối tượng của Điều 656 là hẹp hơn (họ không tự viết được chứ không phải là không biết chữ) Di chúc của người hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ được quy định về hình thức chặt chẽ hơn là phải có người làm chứng, lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực (đối tượng tại Điều 656 không cần công chứng, chứng thực). 5. Cần phân biệt di chúc với hợp đồng tặng cho tài sản Có trường hợp chủ sở hữu tài sản phân chia sớm di sản của mình. Họ cảm thấy không có nhu cầu quản lý tài sản nữa, muốn chia tài sản của mình cho các thừa kế của họ ngay khi họ còn sống, còn kiểm soát được trực tiếp việc chuyển giao tài sản của họ. Lập di chúc là việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Di chúc chỉ có hiệu lực khi mở thừa kế nên cho đến trước khi mở thừa kế, người để lại di sản có thể thay đổi di chúc nhiều lần. Do vậy, có sự khác nhau rất lớn giữa di chúc và văn bản tặng cho tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp người chủ sở hữu vẫn chỉ dùng một hình thức văn bản là di chúc để vừa cho một phần tài sản (có hiệu lực ngay khi họ còn sống) vừa định đoạt di sản thừa kế (chỉ có hiệu lực khi mở thừa kế- theo đúng nghĩa của di chúc). Trong thực tế còn có trường hợp di chúc không có nội dung cho tài sản nhưng di chúc được công bố sớm và một số tài sản được giao ngay cho những người được chỉ định thừa kế quản lý. Trong quá trình quản lý, một số người đã đi đăng ký sở hữu đối với tài sản được tạm giao. Có trường hợp chủ sở hữu không biết nhưng cũng có trường hợp chủ sở hữu biết rõ người quản lý tài sản đã đi đăng ký sang tên sở hữu mà không phản đối. Tranh chấp xảy ra có khi là ngay giữa người quản lý với chủ sở hữu, có khi là sau khi chủ sở hữu chết , việc thừa kế phát sinh mới có tranh chấp là tài sản đã được cho hay vẫn nằm trong khối di sản để chia thừa kế. Đây là trường hợp khi giải quyết tranh chấp dễ dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá, xác định là quan hệ tặng cho tài sản hay quan hệ thừa kế tài sản. Ví dụ : Ngày 01/5/1983, vợ chồng cụ Nguyễn Hữu và cụ Lê Thị Tâm lập văn bản có tiêu đề “Chúc thư sống” có nội dung phân chia nhà thuộc sở hữu và đất thuộc quyền sử dụng của các cụ cho 6 người con. Ngày 30/5/1993, các cụ chỉnh sửa và bổ sung vào “Chúc thư sống” nêu trên (vẫn ghi ngày 01/5/1983) và xin xác nhận của UBND xã vào ngày 21/6/1993. Nội dung “Chúc thư sống” thể hiện rõ phần nhà đất chia cho từng người con và có ghi: “Chúc thư sống này chúng tôi làm và phân chia cho các con kể từ ngày chúng tôi ký, phải được tôn trọng và áp dụng khi chúng tôi khuất núi. Khi chúng tôi còn sống, quyền quyết định vẫn thuộc về bố mẹ”. Sau khi có xác nhận của UBND, cụ Hữu và cụ Tâm đã giao ngay nhà, đất cho các con. Trong 6 người con, ông Nguyễn Anh Hùng được giao cả đất ở và đất ao là 700m2. Năm 1994, ông Hùng lấp ao, trồng chuối, xây nhà cho thuê. Năm 1999, ông Hùng nhượng 150 m2 đất cho bà Thủy. Năm 2000, ông Hùng xây nhà 3 tầng trên diện tích đất 70m2 để ở. Ông Hùng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất nhưng 5 người con còn lại của cụ Hữu và cụ Tâm đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà đất đã nhận. Ngày 15/9/2001, cụ Hữu và cụ Tâm có văn bản với nội dung hủy bỏ “Chúc thư sống” trước đây, yêu cầu ông Hùng trả lại đất. Ngày 25/10/2001, cụ Tâm chết. Năm 2002, cụ Hữu khởi kiện đòi ông Hùng trả lại đất. Ông Hùng không đồng ý trả lại đất vì cho rằng đã được cho như những người con khác của cha mẹ. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 5 người con còn lại của cụ Hữu và cụ Tâm yêu cầu ông Hùng trả lại đất để chia thừa kế. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 13/01/2000, Tòa án nhân dân quận T. đã xử: - Công nhận việc hủy bỏ một phần di chúc chung của cụ Hữu và cụ Tâm tại bản “Chúc thư sống” về phần giao cho ông Hùng sử dụng 700m2 đất. - Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Hữu và các con (trừ ông Hùng) tiếp tục giành 100m2 làm lối đi chung như cũ. - Buộc ông Hùng phải trả lại cho cụ Hữu 300m2 đất. Chia thừa kế theo luật đối với 300m2 còn lại là di sản của cụ Tâm. Ông Hùng kháng cáo. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 118/DSPT ngày 22/5/2003, Tòa án nhân dân thành phố H. đã sửa án sơ thẩm, xử: - Bác yêu cầu đòi lại đất và xin chia thừa kế của cụ Hữu và các thừa kế của cụ Tâm. - Xác định diện tích đất 700 m2 ông Hùng đang quản lý thuộc quyền sử dụng của ông Hùng. Cụ Hữu và một số thừa kế của cụ Tâm có khiếu nại. Bản án phúc thẩm đã bị Chánh án TANDTC kháng nghị. Quyết định giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao xử sơ thẩm lại với nhận định: Văn bản có tiêu đề “Chúc thư sống” là di chúc hợp pháp. Tuy thực tế có việc phân chia tài sản ngay từ khi cụ Hữu và cụ Tâm còn sống nhưng việc tạm giao tài sản này không mâu thuẫn với nội dung di chúc là “…được tôn trọng và áp dụng khi chúng tôi đã khuất núi. Khi chúng tôi còn sống... quyền quyết định vẫn thuộc về cha mẹ.”. Nội dung “ chúc thư sống” đã thể hiện văn bản này là di chúc vì là sự định đoạt tài sản sau khi chết chứ không phải là hợp đồng tặng cho tài sản. Cho đến trước khi di chúc có hiệu lực (thời điểm mở thừa kế), cụ Hữu và cụ Tâm có quyền thay đổi nội dung di chúc. Vì vậy, việc cụ Hữu và cụ Tâm hủy bỏ phần di chúc đối với ông Hùng cũng như chuyển phần di chúc với 5 người con khác sang tặng cho tài sản là hợp pháp. Bản án phúc thẩm bác yêu cầu của cụ Hữu và 5 người con về việc đòi lại đất và chia thừa kế của cụ Tâm là không đúng pháp luật. Bản án sơ thẩm chấp nhận ngay yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Tâm cũng là chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ vì có dấu hiệu cụ Tâm ký văn bản hủy bỏ di chúc (văn bản ngày 15/9/2001) trong tình trạng tinh thần không còn minh mẫn. V - QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI Nhà ở là bất động sản nên về nguyên tắc, quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nhà ở bị hạn chế so với người Việt Nam ở trong nước. Mức độ hạn chế trong từng thời kỳ và giữa cá nhân, tổ chức nước ngoài với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng khác nhau. Cùng với sự phát triển của giao lưu kinh tế quốc tế, quy định của Pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu nhà ở cũng được mở rộng rất nhanh chóng với các đối tượng nêu trên. Các văn bản pháp luật có các quy định trực tiếp về quyền sở hữu nhà ở có cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia cần chú ý bao gồm: - Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27-7-2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (sau đây viết tắt là Nghị quyết 1037/2006), có hiệu lực từ 01-9-2006; - Nghị định số 81/2001/NĐ- CP ngày 05-11-2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định 81/2001), có hiệu lực từ 20-11-2001; - Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây viết tắt là Nghị định 90/2006), có hiệu lực từ 08-10-2006. Như vậy, áp dụng pháp luật về nhà ở có yếu tố nước ngoài cần chú ý đến các mốc thời gian sau: 01-7-1991 20-11-2001 08-10-2006 -------------*--------------------------------*------------------------------*------------ Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua một trong các hình thức là: - Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; - Mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở. Chúng ta chỉ đề cập nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền sở hữu có được từ các giao dịch dân sự. Trong số các chủ thể nêu trên, có một nhóm đối tượng đến nay đã được phép mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở như người Việt Nam ở trong nước (quy định tại Khoản 4 Điều 65 nghị định 90/2006 và cũng chính là đối tượng được phép mua nhà ở quy định tại điều 5 Nghị định 81/2001) bao gồm: a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam là người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có công đóng góp với đất nước bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005; người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước, Chính phủ tặng Huân chương, Huy chương; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành ở Trung ương tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp của ngành đó; người tham gia vào Ban Chấp hành của các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức chính trị - xã hội đó xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, người là nòng cốt trong các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước thông qua Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và người có những đóng góp và giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận; c) Nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước bao gồm: nhà văn hoá, nhà khoa học được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật của Việt Nam hoặc của nước ngoài; chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các đối tượng nêu tại điểm này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mời về Việt Nam làm chuyên gia, cộng tác viên khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật, có xác nhận của lãnh đạo cơ quan mời; d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép về sống ổn định tại Việt Nam là người có đơn đề nghị về sinh sống ổn định tại Việt Nam, được cấp có thẩm quyền của cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam chấp thuận. 1. Về đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài 1.1. Mua bán nhà ở - Giai đoạn trước 01/7/1991: chưa có quy định. - Giai đoạn từ 01/7/1991 đến trước 08/10/2006: Pháp lệnh Nhà ở có quy định tại Điều 16 là “Người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc trong thời gian định cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam”. Tuy vậy, Pháp lệnh Nhà ở, và sau đó là BLDS 1995 không có quy định cụ thể về quyền mua nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức nước ngoài. - Giai đoạn từ 08/10/2006: Theo quuy định của Nghị định 90/2006 thì cá nhân, tổ chức nước ngoài mới chỉ được phép bán nhà ở do họ đầu tư xây dựng theo Luật Đầu tư (không được phép mua nhà). 1.2. Tặng cho nhà ở, thừa kế nhà ở Từ Nghị định 90/2006 mới có quy định quyền được nhận tặng cho nhà ở và được thừa kế nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng chỉ được hưởng giá trị; họ phải bán hoặc ủy quyền cho người khác bán phần nhà được cho, được thừa kế cho đối tượng có quyền được sở hữu nhà tại Việt Nam. Giai đoạn trước 01/7/1991 chưa có quy định, còn giai đoạn tử 01/7/1991 đến trước khi có Nghị định 90/2006 chúng tôi cho rằng có thể vận dung quy định của Nghị định 90/2006. 1.3. Thuê nhà ở Do bị hạn chế về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, quan hệ thuê nhà ở là giao dịch dân sự phổ biến và quan trọng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền đầu tư làm nhà cho thuê, có quyền cho thuê lại theo quy định của pháp luật. Về quyền thuê nhà thì đến Nghị định 90/2006 đã mở rất rộng về đối tượng và điều kiện là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào Việt Nam có thời hạn từ ba tháng liên tục trở lên”. 2. Về đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài 2.1. Mua bán nhà ở - Giai đoạn trước 01/7/1991: Đây là giai đoạn áp dụng quy định của Nghị quyết 1037/2006. Đáng lưu ý là không có quy định hạn chế về đối tượng tham gia việc mua bán. Nếu không có tranh chấp về hợp đồng thì tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu có tranh chấp về hợp đồng thì hợp đồng được công nhận khi có một trong các căn cứ là đã giao nhà hoặc đã trả một phần tiền hoặc đã hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu. Khi hợp đồng được công nhận, các bên tiếp tục thực hiên các nghĩa vụ còn lại, việc trả tiền tiếp theo phải theo giá nhà tại thời điểm thanh toán và bên nào chậm thực hiện nghĩa vụ, có lỗi, gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. - Giai đoạn từ 01/7/1991 đến trước 20/11/2001: Giai đoạn này chưa có quy định cụ thể. - Giai đoạn từ 20/11/2001 đến trước 08/10/2006: Đây là giai đọan thi hành Nghị định 81/2001. Các đối tượng được phép mua nhà ở tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 5 (đã trích ở phần trên). Đáng lưu ý là trong giai đoạn này vẫn chỉ hạn chế về số lượng nhà được mua là “một nhà để ở (căn hộ, căn nhà, nhà biệt thự)”(Khoản 2 Điều 3). Người được mua nhà cũng là chủ thể được phép bán nhà đã mua cho bất cứ ai là đối tượng được phép mua nhà tại Việt Nam. - Giai đoạn từ 08/10/2006: Nghị định 90/2006 cho phép các đối tượng quy định như ở Điều 5 Nghị đinh 81/2001 được mua bán nhà ở không hạn chế về số lượng. Ngoài việc mở rộng về số lượng nhà được sở hữu cho các đối tượng ưu tiên cũ thì Nghị định 90/2006 cũng cho phép một số đối tượng mới được sở hữu “một nhà riêng lẻ hoặc một căn hộ” đó là “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản 4…mà đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên” với điều kiện là “ trong cùng thời gian cư trú tại Việt Nam”. 2.2. Tặng cho nhà ở - Đối với giai đoạn trước 01/7/1991: Tặng cho nhà ở được quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 21 Nghị định 1037/2006.Việc quy định cụ thể căn cứ vào chủ thể tham gia và việc có tranh chấp về hợp đồng tặng cho hay không. Điều đáng lưu ý là cũng giống như quy định của Nghị quyết 58/1998, sự kiện bên được tặng cho đã nhận nhà là một căn cứ chủ yếu để công nhận hợp đồng, không đòi hỏi thủ tục chuyển quyền sở hữu đã hoàn tất. Đối với trường hợp bên tặng cho nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên được tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 20), chỉ có một điểm khác so với Điều 19 là nếu có tranh chấp về hợp đồng thì căn cứ công nhận hợp đồng không phải là việc đã nhận nhà mà là đã hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu hay chưa. Trường hợp bên tặng cho nhà ở và bên được tặng cho nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 21) thì không phân biệt có tranh chấp hay không tranh chấp về hợp đồng, chỉ căn cứ vào việc đã giao nhận nhà để công nhận hợp đồng. - Đối với giai đoạn từ 01/7/1991 đến trước 20/11/2001: Giai đoạn này chưa có quy định cụ thể. - Đối với giai đoạn từ 20/11/2001 đến trước 08/10/2006: Nghị định 81/2001 cũng quy định sau khi mua nhà, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền “bán, tặng cho các tổ chức, các nhân trong nước hoặc các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở quy định tại Điều 5 Nghị định này”. Như vậy, những đối tượng được phép mua nhà ở cũng là những đối tượng được trở thành bên tặng cho nhà ở hoặc bên được tặng cho nhà ở. Ngoài đối tượng ở Điều 5 nêu trên, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác có được nhận tặng cho nhà ở bằng giá trị hay không chưa được quy định (mới chỉ quy định đối với việc nhận thừa kế). Cũng cần chú ý là số lượng nhà được phép sở hữu của các đối tượng thuộc Điều 5 chỉ là “một nhà để ở (căn hộ, căn nhà, nhà biệt thự)” (Khoản 2 Điều 3) thì số lượng nhà tặng cho cũng chỉ hạn chế như vậy. + Đối với giai đoạn từ 08/10/2006: Khoản 4 Điều 65 Nghị định 90/2006 quy định về các đối tượng được mua nhà ở, nhận tặng cho nhà ở… như người Việt Nam ở trong nước (không hạn chế về số lượng) . Nghị định 90/2006 cũng quy định rõ về quyền nhận bằng giá trị đối với nhà được tặng cho đối với các đối tượng khộng được sở hữu nhà ở (Khoản 1 Điều 68) và cũng quy định họ có quyền trực tiếp bán hoặc ủy quyền cho người khác bán phần nhà được cho (Khoản 2 Điều 68). 2.3. Thừa kế nhà ở - Giai đoạn trước 01/7/1991: Nghị quyết 1037/2006 quy định thành 2 trường hợp theo đối tượng như sau (khoản 1 Điều 22): + Nếu người thừa kế có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thội quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình; + Nếu người thừa kế đã nhâp quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam nhưng chưa từng có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng giá trị phần thừa kế đó. - Giai đoạn từ 01/7/1991 đến trước 20/11/2001: Giai đoạn này chưa có quy định cụ thể. Chúng tôi cho rằng có căn cứ nhiều mặt để có thể áp dụng các quy định của Nghị quyết 1037/2006 cho giai đoạn này. Tuy nhiên, phải có văn bản pháp quy cho phép. - Giai đoạn từ 20/11/2001 đến trước 08/10/2006: Khoản 4 Điều 10 Nghị định 81/2001 quy định: “ a) Đối với tổ chức, cá nhân trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở quy định tại Điều 5 của Nghị định này được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự; b) Đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được quy định tại Điều 5 Nghị định này nếu nhận thừa kế thì chỉ được hưởng về giá trị của phần thừa kế đó.”. - Giai đoạn từ 08/10/2006: Quy định về thừa kế của Nghị định 90/2006 với Nghị định 81/2001 là giống nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự.doc