Bản báo cáo này là một phần trong bộ các báo cáo về quan điểm của ba nhóm
có nguy cơ lây truyền HIV cao: phụ nữ mại dâm, những người nghiện chích ma
túy, và nam tình dục đồng giới, về sự thay đổi hành vi của họ trong phòng ngừa
HIV. Nếu độc giả muốn có các bản báo cáo này, xin liên hệ với FHI, số điện thoại
84-4-934-8560 hoặc qua địa chỉ email: fhivn@fhi.org.vn. Bản báo cáo này được
thực hiện với sự tham gia của các giáo dục viên sức khỏe và các cán bộ tư vấn và
xét nghiệm tự nguyện (VCT). Đặc biệt chân thành cảm ơn chị Mai Hoàng Anh đã
phân tích và tổng hợp các tài liệu.
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam (FHI/Vietnam) xuất bản báo
cáo này với sự hỗ trợ kinh phí của Kế hoạch Hỗ trợ khẩn cấp cho Phòng chống
HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID).
20 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn - Trao đổi với phụ nữ mại dâm về phòng chống HIV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Trao đổi với phụ nữ mại dâm:
Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Vietnamese and americans
in partnership to fight hiV/aids
2 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Bản báo cáo này là một phần trong bộ các báo cáo về quan điểm của ba nhóm
có nguy cơ lây truyền HIV cao: phụ nữ mại dâm, những người nghiện chích ma
túy, và nam tình dục đồng giới, về sự thay đổi hành vi của họ trong phòng ngừa
HIV. Nếu độc giả muốn có các bản báo cáo này, xin liên hệ với FHI, số điện thoại
84-4-934-8560 hoặc qua địa chỉ email: fhivn@fhi.org.vn. Bản báo cáo này được
thực hiện với sự tham gia của các giáo dục viên sức khỏe và các cán bộ tư vấn và
xét nghiệm tự nguyện (VCT). Đặc biệt chân thành cảm ơn chị Mai Hoàng Anh đã
phân tích và tổng hợp các tài liệu.
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam (FHI/Vietnam) xuất bản báo
cáo này với sự hỗ trợ kinh phí của Kế hoạch Hỗ trợ khẩn cấp cho Phòng chống
HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID).
Nội dung
Thực Trạng 4
PháT hiện chính 5
những trở ngại đối với hành vi thường xuyên sử dụng bao cao su 5
1. Khách hàng nam giới quyết định việc sử dụng bao cao su 5
2. Quan niệm sai lầm về lây truyền HIV 5
3. Nhận thức kém về nguy cơ cá nhân ở nhóm khách hàng
nam giới và một số PNMD 6
4. Khó khăn khi thương lượng với người yêu hay bạn tình thường
xuyên về việc sử dụng bao cao su 7
5. Nỗi lo bị mất người yêu hay bạn tình thường xuyên 7
6. Bao cao su không sẵn có và khó tiếp cận đối với PNMD 8
Khuyến nghị của PNMD nhằm cải thiện việc thường xuyên
sử dụng bao cao su 8
những trở ngại đối với việc tiếp cận các dịch vụ tư vấn xét nghiệm
tự nguyện (VcT) & dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua
tình dục (STi) 9
1. Không biết về các trung tâm dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện &
dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục 9
2. Lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử 9
3. Trở ngại về kinh tế: Chi phí thuốc men và đi lại 10
4. Tính thuận tiện và chất lượng của các dịch vụ tư vấn xét nghiệm
tự nguyện & dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục 10
Khuyến nghị của PNMD để cải thiện việc sử dụng các dịch vụ
tư vấn xét nghiệm tự nguyện & dịch vụ khám và điều trị các bệnh
lây truyền qua đường tình dục 12
những trở ngại đối với việc giảm hành vi tiêm chích không an toàn 13
1. Ý thức về nguy cơ cá nhân thấp khi phải chịu cơn vã thuốc 13
2. Khả năng tiếp cận với bơm kim tiêm sạch rất hạn chế 13
3. Dùng chung bơm kim tiêm với bạn tình thường xuyên và bạn bè 14
Khuyến nghị của PNMD nhằm giảm hành vi tiêm chích
không an toàn 14
KếT luận Và Khuyến nghị 16
Tăng cường việc thường xuyên sử dụng bao cao su 16
Tăng cường việc sử dụng các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện &
dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục 17
Giảm hành vi tiêm chích không an toàn 18
4 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Trao đổi với phụ Nữ mại dâm để cải ThiệN
các caN Thiệp
Số liệu từ Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS)
2005 -2006 cho thấy các chương trình dự phòng HIV tập trung vào nhóm phụ nữ mại dâm
(PNMD) cần giải quyết được một số rào cản hành vi chủ yếu thì mới có thể bảo vệ một cách
hiệu quả nhóm đối tượng này và khách hàng, bạn tình thường xuyên của họ không bị lây
nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Các hành vi nguy cơ
chủ yếu của PNMD tại tất cả các tỉnh thành được tiến hành điều tra bao gồm:
Tỷ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với khách hàng và bạn tình •
thường xuyên thấp
Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) và khám định •
kỳ STI thấp
Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm phụ nữ mại dâm nghiện chích ma túy khá cao•
Điều tra IBBS đã đưa ra được các số liệu rất giá trị về mức độ lây nhiễm HIV, STI, các hành vi
nguy cơ, và việc tiếp cận với các can thiệp của nhóm PNMD. Tuy nhiên, các số liệu định lượng
từ điều tra IBBS chưa thể giúp các nhà quản lý chương trình và giáo dục viên sức khỏe hiểu
được nguyên do tại sao các hành vi nguy cơ vẫn tiếp diễn và tại sao việc tham gia vào các can
thiệp lại thấp ở một số trường hợp. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Tổ chức Sức khỏe Gia đình
Quốc tế tại Việt Nam (FHI/Việt Nam) và tài trợ kinh phí của USAID/PEPFAR, các giáo dục viên
sức khỏe và nhân viên VCT đã triển khai một cuộc đánh giá nhanh để tìm hiểu một số nguyên
nhân tiềm ẩn mang tính cá nhân, xã hội và môi trường có tác động đến hành vi nguy cơ của
PNMD. Họ đã tiến hành đánh giá nhanh nhóm đối tượng đích ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố
Hồ Chí Minh, và Cần Thơ, thông qua phương pháp tiếp cận tại cộng đồng. Qua những cuộc
trao đổi sử dụng bộ câu hỏi mở với PNMD đường phố và PNMD nhà hàng, các nhân viên VCT
đã phần nào tìm hiểu được quan niệm của họ về nguy cơ, về những rào cản đối với việc thực
hiện các biện pháp tình dục an toàn, những gợi ý của nhóm đối tượng này về các biện pháp
giúp cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ VCT và STI, cũng như quan điểm về
những trở ngại trong việc giảm hành vi tiêm chích không an toàn đối với PNMD nghiện chích
ma túy. Các cuộc phỏng vấn không mang tính chất là một nghiên cứu định tính dân tộc học
mà chỉ là những cuộc phỏng vấn nhanh giữa các giáo dục viên sức khỏe và đối tượng đích,
trong khuôn khổ qui trình đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động. Phương pháp này có thể
sẽ dẫn đến việc một số thông tin thu thập còn có những hạn chế. Tuy nhiên, nó tạo điều kiện
cho các giáo dục viên sức khỏe hiểu sâu thêm về các nhu cầu của nhóm đối tượng đích, giúp
ích cho công việc hàng ngày của họ.
Thực trạng
5Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
1. Khách hàng nam giới quyết
định việc sử dụng bao cao su
Hầu hết PNMD cho biết đa số các trường hợp
không dùng bao cao su là do quyết định của
khách hàng nam giới. Nhiều PNMD cho biết
mặc dù họ đã cố gắng thuyết phục và khích
lệ khách hàng dùng bao cao su, nhưng bị từ
chối. Các PNMD đề cập rượu là một yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định của khách hàng. Theo
lời những PNMD này, trong một vài trường
hợp, mặc dù họ đã tiết lộ tình trạng HIV
dương tính của mình, khách hàng vẫn từ chối
sử dụng bao cao su.
“Hầu như mấy ông đi chơi không chịu xài là
mấy ông xỉn không hà, lúc mấy ông xỉn nói
mấy ông không nghe.” -PNMD đường phố,
Cần Thơ
Hơn nữa, nhiều PNMD nói rằng có những
khách hàng trả thêm tiền để họ không dùng
bao cao su. Trong những trường hợp như thế,
lợi ích tài chính từ hành vi tình dục không an
toàn lấn át động cơ bảo vệ bản thân khỏi lây
nhiễm HIV/STI. PNMD có thể chấp nhận nguy
cơ này vì nhu cầu tài chính hoặc vì không ý
thức được nguy cơ đối với họ.
“Nhiều ông mình cũng thuyết phục nhưng cho
mình thêm 50-60 nghìn để mình không dùng,
mà không nghe ông ấy không được.” -PNMD
đường phố, Hà Nội
“Có lần đi khách chỉ có 50.000 đồng. Ban
đầu kêu đi bao ông cũng chịu nhưng khi vào
phòng ông kêu không đi bao thì 200.000 đồng.”
-PNMD đường phố, TP HCM
2. Quan niệm sai lầm về lây
truyền HIV
PNMD trong nhiều trường hợp cho biết cả họ
và khách hàng của họ đều không nghĩ là HIV
hay STI có thể lây truyền qua quan hệ tình
dục bằng đường miệng hoặc hậu môn. Khách
hàng nam giới cũng có quan niệm sai lầm
rằng xuất tinh ra ngoài thì không bị nhiễm.
“Trước đây có biết đâu, đâu biết là HIV lây qua
đường miệng và đường hậu môn, mình không
biết và khách cũng không biết là HIV cũng lây
qua đường miệng.” -PNMD đường phố, Hà Nội
NhữNG TrỞ NGại đỐi với hÀNh vi ThƯỜNG XUYÊN
SỬ dụNG Bao cao SU
phát hiện chính
6 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
3. Nhận thức kém về nguy cơ
cá nhân ở nhóm khách hàng
nam giới và một số PNMD
PNMD nói rằng nhận thức về nguy cơ trong
nhóm khách hàng còn rất thấp và đó chính là
trở ngại đối với việc sử dụng bao cao su. Trong
nhiều trường hợp, PNMD cho biết họ rất sợ bị
nhiễm HIV hay STI nhưng khách hàng của họ
lại không hề tỏ ra sợ hãi về điều này.
“…họ cho rằng đã chịu chơi thì không sợ gì
hết [sợ bị nhiễm], mất tiền chơi mà vẫn phải
dùng bao thì về nhà ngủ với vợ còn sướng
hơn.” -PNMD đường phố, Hà Nội
“...[khách hàng của tôi nói] anh không sợ thì
thôi chứ em lo gì.” -PNMD đường phố, Hà Nội
“Họ không sợ hậu quả. Họ tự khẳng định bản
thân không mang bệnh nên không cần tự vệ.”
-PNMD nhà hàng, Cần Thơ
Một vài PNMD cho rằng họ không có nguy
cơ bị lây nhiễm HIV và tin rằng họ cũng
không là nguy cơ cho người khác vì họ rất
trẻ, khoẻ mạnh hoặc vì họ luôn giữ gìn vệ
sinh cá nhân.
“Với cả ngày trước ở bên Trung Quốc người ta
cũng thường dạy bọn em như thế, dùng nước
rửa vệ sinh và cứ một tuần thì đi truyền nước –
cái loại nước kháng sinh cao cấp ấy 120 ngàn
một chai, truyền loại đấy bảo đảm không bị
làm sao vì nó phòng chống bệnh tốt lắm, tăng
sức đề kháng cho cơ thể.” –PNMD đường phố,
Hà Nội
“Tụi em ở đây giữ kỹ lắm nên không có nguy cơ
đâu” -PNMD nhà hàng, TP HCM
“Nghiện nên tắm ít nhưng riêng cái đó thì chơi
xong là phải rửa không thì ngứa, rát không thể
chịu được, cứ rửa xong sạch sẽ là không sao.”
-PNMD đường phố, Hà Nội
Ngoài ra, một số phụ nữ lầm tưởng rằng họ sẽ
không bị nguy cơ nếu khách hàng của họ trẻ
trung, khỏe mạnh hay có địa vị xã hội tốt.
“Các ông ấy kể ra cũng toàn là người tử tế, cũng
là sếp này sếp nọ ở các cơ quan lớn cả đấy chứ.”
-PNMD nhà hàng, Hà Nội.
“Em không biết, nhìn anh ấy to cao như vậy thì
không có bệnh gì cả.” -PNMD nhà hàng, Hà Nội
“Lần đó có thằng khách đàng hoàng lắm, dân
làm việc mà. Chị thấy nó lịch sự, đẹp, không có
gì nên chị đi với nó không xài bao. Chị đâu có
sợ vì thằng này nó làm công an mà, nó không
nhiễm đâu.” -PNMD nhà hàng, Cần Thơ
7Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
4. Khó khăn khi thương lượng
với người yêu hay bạn tình
thường xuyên về việc sử dụng
bao cao su
PNMD thường cho biết dù họ rất muốn sử
dụng bao cao su để bảo vệ bản thân và bạn
tình thường xuyên hay người yêu của họ,
nhưng trên thực tế, việc thuyết phục được
bạn tình thường xuyên hay người yêu sử
dụng bao cao su là hết sức khó khăn, nhất là
khi đã xây dựng được niềm tin trong quan hệ
với nhau. Nhiều khi, đó lại được xem là “hành
vi không thể chấp nhận khi hai người đã yêu
và tin tưởng lẫn nhau”. Khi bạn tình thường
xuyên hay người yêu của PNMD từ chối sử
dụng bao cao su, nhiều phụ nữ cảm thấy
đó là do họ thiếu quyền lực, kỹ năng và khả
năng thuyết phục một cách hiệu quả.
“Có, chị biết thế [biết nguy cơ bị lây HIV dù chỉ
là một lần quan hệ không dùng bao] nhưng
với khách thì còn khéo léo thuyết phục chứ với
người yêu mình thì thuyết phục như thế nào
được.” -PNMD nhà hàng, Hà Nội
“Có một vài lần đề nghị không được. Anh cho
rằng đã là vợ chồng phải tin tưởng nhau. Thế
là mình thôi không đề nghị nữa và chuyển
sang uống thuốc ngừa thai.” –PNMD nhà
hàng, Cần Thơ
5. Nỗi lo bị mất người yêu hay
bạn tình thường xuyên
Trở ngại phổ biến đối với việc sử dụng bao
cao su khi quan hệ với bạn tình thường
xuyên hay người yêu chính là nỗi lo sợ làm
phiền lòng bạn tình mà vì thế quan hệ của
họ bị tan vỡ.
“Sợ, thì có sợ, nhưng chẳng biết làm thế nào,
nếu không nghe thì khách không trả tiền,
có khi còn bị đánh, còn người yêu thì chán rồi
bỏ đi cặp với đứa khác.” -PNMD đường phố,
Hà Nội
“Anh ấy thích [quan hệ không dùng bao cao
su] thì bọn mình chẳng bao giờ từ chối, tại vì là
nếu không anh ấy sẽ đi với người khác ngay.”
-PNMD nhà hàng, Hải Phòng
PNMD cũng thường cho rằng không dùng
bao cao su chính là cách thể hiện sự khác biệt
giữa khách hàng và bạn tình thường xuyên.
“Với lại chị không muốn dùng vì muốn nó khác
đi một chút, nếu không thì cũng giống như đi
khách, mình muốn có tình cảm hơn, tin nhau
hơn.” -PNMD đường phố, Hà Nội
8 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
6. Bao cao su không sẵn có và
khó tiếp cận đối với PNMD
Mặc dù PNMD cho rằng bao cao su không
đắt (1 gói 3 bao chỉ có 1.000 đồng) nhưng
lại không sẵn có vào đúng nơi, đúng lúc cần.
Hơn nữa, vì mại dâm ở Việt nam bị coi là phạm
pháp, nhiều PNMD rất sợ bị bắt quả tang
mang theo bao cao su. Điều này cũng khiến
chủ các cơ sở giải trí như quán karaoke và
phòng mát-xa thận trọng trong việc trang bị
bao cao su tại quán của họ vì sợ rằng người ta
cho nơi đó là tụ điểm hành nghề mại dâm.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một chính
sách rất tiến bộ, yêu cầu các cơ sở giải trí phải
luôn có sẵn bao cao su. Nhưng đáng tiếc, ám
ảnh từ những chính sách ban hành trước đây
vẫn làm cho PNMD và chủ các cơ sở giải trí
cảm thấy e sợ.
“Công an thấy mình có bao trong người là họ
chụp liền.” -PNMD đường phố, TP HCM
“Nhưng bọn em không được để trong cửa
hàng đâu, bà chủ không cho, với lại sợ bị công
an kiểm tra mà có bao cao su thì không giải
thích được.” –PNMD nhà hàng, Hà Nội
Khuyến nghị của PnMD nhằm
cải thiện việc thường xuyên sử
dụng bao cao su
Nhiều PNMD nhấn mạnh rằng khách hàng
nam giới là những người quyết định có sử
dụng bao cao su hay không. PNMD cũng
cho rằng cách tốt nhất để cải thiện hành vi
thường xuyên sử dụng bao cao su là nâng
cao khả năng thuyết phục khách hàng một
cách hiệu quả của bản thân, đồng thời nâng
cao kiến thức về lây truyền HIV cũng như ý
thức về nguy cơ đối với bản thân khách hàng.
“Dùng lý lẽ: ‘dân chơi mà không biết tới bao cao
su? Ông chơi bời nhiều nên bị SIDA rồi? Sao vậy
anh? Không ai tấn công được em nhưng bệnh
thì chưa chắc à?!’ kết hợp chìu chuộng bằng
ngôn ngữ không lời: âu yếm, vuốt ve, giả vờ giận
dỗi, gợi cảm, quyến rũ, sẽ tăng mức độ thành
công hơn.” -PNMD nhà hàng, Cần Thơ
“Bọn em có giỏi thì đi truyền thông cho mấy ông
ấy, rồi dí bao cao su tận tay may ra các ông ấy
còn tò mò muốn dùng thử.” -PNMD nhà hàng,
Hà Hội
Một số PNMD khác thì cho rằng phân phát
bao cao su miễn phí chính là một biện pháp
tốt giúp tăng cường khả năng tiếp cận bao
cao su.
“Theo em các chị cứ mang bao cao su đến các
cơ sở dịch vụ ấy. Chúng nó tranh nhau ấy mà.”
– PNMD đường phố, Hà Nội.
9Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
1. Không biết về các trung tâm
dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự
nguyện & khám và điều trị các
bệnh lây truyền qua đường
tình dục
Trong khi đa số PNMD đều biết đến các dịch
vụ VCT và STI tại cộng đồng và có thể nêu tên
cũng như địa điểm cung cấp dịch vụ đó thì
một số chị em vẫn nói rằng họ không hề biết
là có những trung tâm như thế cũng như vị trí
của các trung tâm này.
“Em không biết...Nếu em biết đến trung tâm tư
vấn và xét nghiệm tự nguyện miễn phí thì em sẽ
đi ngay.” -PNMD đường phố, Hà Nội
2. Lo sợ bị kỳ thị và phân biệt
đối xử
Lo sợ bị cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử
là một trong những lý do được nhắc đến nhiều
nhất khi nói về nguyên nhân không tìm đến
các dịch vụ VCT và STI. Hầu hết các chị em đều
lo sợ rằng nếu họ bị phát hiện là đã đến trung
tâm đó họ sẽ bị lộ là mình đang hành nghề mại
dâm hoặc mọi người trong cộng đồng sẽ ngay
lập tức cho rằng họ có HIV hay STI.
“Nhưng chỉ có chị nào có chồng rồi mới đi khám,
những ai chưa có chồng mà đi khám thì ngại
lắm, người ta xì xào sợ lắm.” -PNMD nhà hàng,
Hà Nội
NhữNG TrỞ NGại đỐi với việc TiẾp cẬN các dỊch vụ
TƯ vấN XéT NGhiệm Tự NGUYệN & khám vÀ điềU TrỊ
các BệNh lâY TrUYềN qUa đƯỜNG TìNh dục
10 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
“…Lo đi lên đó [trung tâm VCT] người ta phỏng
vấn…rồi chụp hình đưa lên mục xã hội, bị chụp
ảnh thì hàng xóm thấy thì làm sao mà dám
đi đâu, nó đưa lên tivi chắc chết quá.” -PNMD
đường phố, TP HCM
“Khi tới phòng tư vấn xét nghiệm HIV mà có
đứa nào trong bãi thấy được về nó đồn là mình
bị SIDA…Thôi chị ơi tốt nhất là em không đi.”
-PNMD đường phố, Cần Thơ
3. Trở ngại về kinh tế: chi phí
thuốc men và đi lại
Hầu hết những chị em đã từng đến các trung
tâm cung cấp dịch vụ VCT và STI và những chị
em quan tâm muốn đến các trung tâm này
đều nói rằng chi phí đi lại cũng như chi phí
thuốc men điều trị STI là trở ngại. Một số chị
em gợi ý trung tâm nên hỗ trợ một phần chi
phí đi lại và thuốc men.
“Bởi mình không có xe và cũng không có tiền để
đi xe ôm.” -PNMD đường phố, Hà Nội
“Vì không có phương tiện.” -PNMD nhà hàng,
Cần Thơ
4. Tính thuận tiện và chất lượng
của các dịch vụ tư vấn xét
nghiệm tự nguyện & khám và
điều trị các bệnh lây truyền
qua đường tình dục
Nhiều PNMD nói rằng một trong những tiêu
chuẩn quan trọng đối với các dịch vụ VCT và
STI là tính thuận tiện. Chính sách hiện nay
của Chính phủ quy định về việc thuê nhân
viên làm việc tại các cơ sở giải trí phải có giấy
chứng nhận người đó không mắc các bệnh
truyền nhiễm. Nhưng trong rất nhiều trường
hợp, các trung tâm VCT không cấp bất kỳ giấy
chứng nhận chính thức nào về tình trạng sức
khỏe, nên rất nhiều PNMD nhà hàng thích trả
tiền để đi khám tại các phòng khám hay bệnh
viện, nơi có thể cung cấp giấy xác nhận sức
khỏe cho họ.
“Em cũng đi xét nghiệm ở Bạch Mai rồi. ở đấy
miễn phí thật nhưng mấy ngày sau mới có kết
quả lại không được cấp giấy nên bất tiện lắm,
vì đa phần chủ tạo điều kiện cho nhân viên đi
phải có kết quả để trình về, mình đi về mà không
có giấy đưa cho họ xem họ lại nghi mình thế
này thế khác rách việc lắm, cuối cùng mình vẫn
phải đi thử lại vừa tốn công lại mất nhiều máu
nên em lên trên Hàng Bài cho tiện…Khi đi làm
xét nghiệm xong nên cấp cho người ta giấy để
mang về nộp cho chủ, bây giờ tất cả các cơ sở
mát-xa phải có đầy đủ những thủ tục đó mới
được làm việc. Nếu ở Bạch Mai chỉ tư vấn, xét
nghiệm không, khó thu hút được chị em đến
lắm. Như em mấy hôm trước đi xét nghiệm ở
đấy xong mấy hôm sau lại phải đi xét nghiệm lại
để lấy giấy, như thế phức tạp và mất thời gian
quá. Những người làm mát-xa như em họ không
đi đâu.”-PNMD nhà hàng, Hà Nội
Quá trình cấp giấy chứng nhận tình trạng sức
khỏe cho nhân viên quán karaoke và đặc biệt
là việc sử dụng các giấy tờ này của chủ các cơ
sở giải trí cần được các cán bộ y tế theo dõi
cẩn thận. Chủ các cơ sở giải trí có thể chỉ đơn
giản sử dụng giấy tờ này như là sự “bảo đảm”
rằng nhân viên của họ an toàn và không bị
nhiễm HIV, nên không phải quan tâm đến việc
sử dụng bao cao su.
Nhiều chị em nói rằng họ không hài lòng
với chất lượng các dịch vụ STI. Các lý do chủ
yếu đưa ra là trung tâm trông không chuyên
nghiệp, trang thiết bị và thuốc men thường
xuyên thiếu. Nhiều người nhận xét rằng mặc
dù miễn phí, nhưng các dịch vụ STI không đáp
ứng những gì mà họ mong đợi.
11Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
“Bước vào phòng khám bác sĩ bảo trèo lên khám
luôn, cả thảy từ khi vào đến khi khám xong em
thấy mất khoảng 5 đến7 phút, khám như thế
thì “chả bõ công tụt quần”. Nhìn qua một tý bác
sĩ ghi cho em giấy gì màu hồng nói phải lên
Nguyễn Khuyến xét nghiệm. Cuối cùng đi vẫn
hoàn đi, chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Em
không hiểu khám như thế bệnh tình có chính
xác không vì mọi thứ đơn giản quá mức, bác sĩ
chỉ nhìn bằng mắt thường rồi kết luận bệnh em
sợ khó chuẩn lắm, cuối cùng ai cũng nghi, ai
cũng phải đi xét nghiệm thế thì lên thẳng trên
đấy cho đỡ tốn xăng đi lại.”- PNMD nhà hàng,
Hà Nội
Họ cũng nêu nguyên nhân không sử dụng
các dịch vụ STI thường xuyên là do những
kinh nghiệm không hay trước đó. Theo lời kể
của các chị em, có những lần đi khám tại các
phòng khám STI, nhân viên y tế hết sức vội
vàng, không dành thời gian để khám và chẩn
đoán một cách kỹ lưỡng, và thái độ không
thân thiện.
“Em thấy ở đây bác sĩ khám sơ sài như thế thì
biết gì mà phòng chống cơ chứ. Bác sĩ không
cẩn thận, em vào kê bệnh, chưa khám bác sĩ đã
viết đơn thuốc rồi, lại còn bảo em cứ về uống
thử, chẳng may không đúng bệnh đấy, nhầm
thuốc thì em chết à. Lần trước em khám cũng sơ
sài, nhanh lắm, tý cái là xong. Thế này thì cần gì
khám nữa đâu.” -PNMD đường phố, Hà Nội
“Y tá thì dễ thương mà Bác sĩ khó tính lắm, nói
nặng lời, nói nhẹ nhẹ dễ nghe còn đi, lên đó đã
sợ rồi mà còn.” –PNMD nhà hàng, TP HCM
12
Khuyến nghị của PnMD để cải
thiện việc sử dụng các dịch vụ
tư vấn xét nghiệm tự nguyện
& khám và điều trị các bệnh
lây truyền qua đường tình dục
Khi được hỏi làm thế nào để tăng cường việc
sử dụng và tần suất sử dụng các dịch vụ VCT
và STI, các chị em đều nói các dịch vụ cần
thân thiện và thuận tiện hơn. Họ cho biết
rằng họ thường phải nhận tư vấn ở một nơi,
xét nghiệm ở một nơi, và mua thuốc ở một
nơi khác. Chị em đề nghị là nên có một trung
tâm cung cấp trọn gói đầy đủ các dịch vụ: tư
vấn, xét nghiệm dành cho STI và thuốc men.
Ngoài ra, nhiều chị em cũng thấy rằng thuận
tiện nhất cho họ là có thể nhận kết quả xét
nghiệm ngay lập tức chứ không phải quay trở
lại phòng khám lần thứ hai vài ngày sau đó.
“Mình nghĩ là để khuyến khích chị em đến khám
thì phòng khám phải có các bác sĩ nhiệt tình,
tâm lý, tất cả các dịch vụ phải gói gọn trong
phòng khám luôn như: xét nghiệm, điều trị…để
chị em đỡ mất công đi lại.” -PNMD đường phố,
Hà Nội
“Chị thấy nên gọn nhẹ, tư vấn, xét nghiệm, lấy
kết quả nhanh như ở Hàng Bài thì chắc là đông
người đến lắm. Chứ em biết đấy bọn chị tiền
không, xe không, đi lại mất công lắm.” -PNMD
đường phố, Hà Nội
Một số chị em khác cho rằng chất lượng dịch
vụ cần được cải thiện hơn; nhân viên cần có kỹ
năng và thân thiện hơn; phòng tư vấn cần tạo
được không khí tiếp đón ân cần; thuốc men
nên sẵn có tại phòng khám; phòng khám nên
mở cửa cả vào các buổi chiều để thuận tiện
cho PNMD.
“ở đó phải vệ sinh mới được, phòng khám rộng
rãi cũng được và phải có nhiều người, ít quá
bước vô đó lạnh tanh thì sợ lắm. Mấy chị đó
cũng phải vui vẻ, khám nhẹ tay chứ mạnh tay
quá làm đau thì đi một lần là tởn luôn.” -PNMD
nhà hàng, Cần Thơ
“Thời gian mở cửa phải phù hợp với tụi em, như
tụi em muốn đi khám thì phải đi buổi chiều mới
được.” -PNMD đường phố, Cần Thơ.
13Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
1. Ý thức về nguy cơ cá nhân thấp
khi phải chịu cơn vã thuốc
Tất cả PNMD nghiện chích ma túy đều
hiểu rất rõ nguy cơ lây nhiễm HIV khi dùng
chung bơm kim tiêm. Tuy hầu hết PNMD
nghiện chích ma túy đều nói rằng họ luôn
tránh dùng chung bơm kim tiêm khi có thể,
đặc biệt là với người lạ, điều này thường rất
khó tránh khi họ thiếu tiền và cần phải dồn
tiền để mua ma túy. Thêm nữa, nhiều PNMD
nghiện chích ma túy cho biết rằng họ hoàn
toàn mất cảm giác sợ bị nhiễm HIV khi lên
cơn vã thuốc.
“Có lúc thì dùng chung với bạn bè, lúc vật rồi thì
đứa nào cũng dùng chung được. Lúc vật rồi đầu
óc đâu còn tỉnh táo nữa mà để ý đến bơm kim
tiêm.” -PNMD đường phố, Hà Nội
2. Khả năng tiếp cận với bơm
kim tiêm sạch rất hạn chế
Khả năng tiếp cận bơm kim tiêm sạch còn hạn
chế luôn là một trở ngại. Nhiều PNMD tiêm
chính ma túy cho biết rằng các hiệu thuốc
cách quá xa nơi họ tiêm chích. Các nhân viên
của các hiệu thuốc cũng không muốn bán
bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy.
Những người bán bơm kim tiêm trên đường
phố thì lại thường đòi giá quá cao.
“Nhiều lúc vật không có bơm kim tiêm phải ra
bờ sông, bờ hồ nhặt về rửa sạch rồi dùng.”
–PNMD đường phố, Hà Nội
“Chị biết đấy, vào hiệu thuốc nhìn mình
nghiện ngập nhiều lúc nó không bán cho
đâu, với lại chỗ bọn em tụ tập làm gì gần hiệu
thuốc. Còn bọn bán bơm kim tiêm ngoài bãi
thì chúng nó bán giá cắt cổ, lấy đâu ra tiền mà
mua. Chúng nó mua ở hiệu thuốc 900 đồng/
bơm kim tiêm, mà bán ra 3.000đ/bơm kim
tiêm.” -PNMD đường phố, Hà Nội
NhữNG TrỞ NGại đỐi với việc Giảm hÀNh vi TiÊm
chÍch khÔNG aN ToÀN
14 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Thời điểm khó tránh khỏi việc dùng chung
bơm kim tiêm nhất là vào đêm khuya hoặc lúc
trời mưa.
“Thời điểm ban đêm là dễ thiếu bơm nhất,
muốn mua phải lên cổng bệnh viện Bạch
Mai để mua, từ đây lên đấy xa thế mua được
bơm phải mất ít nhất 15.000, xe ôm 10.000,
bơm 5.000 tiền đâu ra, chị bảo như thế chỉ có
chung nhau mà chích chứ đứa nào đi mua.”
-PNMD đường phố, Hà Nội
3. Dùng chung bơm kim tiêm
với bạn tình thường xuyên và
bạn bè
Dùng chung kim tiêm với bạn bè thân thiết,
bạn tình thường xuyên, người yêu hay chồng
thực sự là khó tránh nhất bởi vì họ tin tưởng
rằng đó là những người an toàn và không bị
lây nhiễm.
“Em thường xuyên chích chung với bồ em vì nó
nói vợ chồng chích chung không sao có chết thì
cả hai đứa cùng chết .” –PNMD đường phố,
Cần Thơ
“Là người yêu cũ, anh ấy đi Đức về, do tình cảm
mà mình và anh ấy chích chung. Nói chung là
được người yêu chích cho thì sướng hơn là mình
chích nhiều. Vì có tình cảm mà.” –PNMD đường
phố, Hải Phòng
Khuyến nghị của PnMD nhằm
giảm hành vi tiêm chích
không an toàn
Nhiều chị em cho biết phương pháp tiếp
cận tại cộng đồng bằng cách truyền thông
trực tiếp, trực diện vẫn là cách tiếp cận tối
ưu đối với PNMD nghiện chích ma túy nhằm
tuyên truyền về tiêm chích an toàn hay
cung cấp thông tin về làm thế nào để có
bơm kim tiêm sạch.
“Mấy chị phải nói nhiều lần cho người ta thấm
như em nè, nói thiệt mấy chị đấy cũng nói cho
em nhiều lần rồi nhưng em cũng lo lo hà, bây
giờ chị nói vậy thì em mới nghĩ tới con em, để em
còn lo cho nó nữa… với lại chị nên nói trên Ti- vi
những nơi làm giống như chỗ chị để người ta
biết địa chỉ mà người ta đến chứ.” -PNMD đường
phố, TP HCM
“Ngày nào sinh hoạt thì mấy chị làm một ngày
định kỳ hàng tháng cho mọi người biết chắc
luôn.” -PNMD nhà hàng, TP HCM
Một chị nói rằng việc người nghiện chích
ma túy bị coi là phạm pháp chính là trở
ngại khiến họ không tiếp cận được với bơm
kim tiêm sạch. Để giảm thiểu hành vi dùng
chung bơm kim tiêm, chính sách của chính
phủ cũng như môi trường xã hội nên tạo
điều kiện cho người nghiện chích ma túy
giảm hành vi tiêm chích không an toàn.
“Có thể đừng bắt những người chơi ma túy nữa
thì họ không dấu. Không dấu thì họ dễ dàng
mua kim và chơi riêng” -PNMD đường phố,
TP HCM
15Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Tiêm chích an toàn phụ thuộc vào khả năng
tiếp cận được với bơm kim tiêm mà hiện vẫn
đang là rào cản chủ yếu đối với nhiều chị
em nghiện chích ma túy. Khuyến nghị của
PNMD nghiện chích ma túy gồm phân phát
bơm kim tiêm sạch miễn phí và tăng khả
năng tiếp cận được với bơm kim tiêm vào
đêm khuya. Một gợi ý là có thể để lái xe ôm
bán bơm kim tiêm.
“Thì cứ đi phát như mấy chị, phát nhiều lên chứ
các chị phát hẻo quá lấy đâu mà xài riêng. Chị
cứ nghĩ đi mỗi ngày xài 2 cữ, có khi hơn mà mấy
chị phát bấy nhiêu sao mà xài đủ cho cả tuần.” -
PNMD đường phố, TP HCM
“Thì bọn em đi phát cho bọn chị như phát bao
cao su ấy, đứa nào cần thì nó đến xin. Nếu khuya
quá không đi phát được thì đưa cho mấy ông xe
ôm… Thì bọn chị mua, nhưng vẫn tốt vì không
phải mất công đi, có khi các ông ấy còn bán rẻ
hơn hàng nước.” - PNMD đường phố, Hà Nội
16 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
FHI/Việt Nam đã chia sẻ kết quả phỏng vấn nhanh PNMD tại hội thảo được tổ chức cho cán bộ dự án các
tỉnh, giáo dục viên sức khỏe, giáo dục viên đồng đẳng, chủ nhiệm các câu lạc bộ, và các cán bộ quản lý dự
án của đối tác. Mục đích của hội thảo này nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của chương trình và xây dựng
các phương pháp tiếp cận mới khắc phục những trở ngại đối với hành vi nguy cơ của PNMD. Các khuyến
nghị dưới đây phản ánh những phát hiện chủ yếu khi thực hiện phỏng vấn nhanh PNMD cũng như quan
điểm của giáo dục viên đồng đẳng và nhân viên dự án đã được chia sẻ tại hội thảo.
TĂNG cƯỜNG việc ThƯỜNG XUYÊN SỬ dụNG Bao cao SU
Tăng cường khả năng thuyết phục sử dụng bao cao su một cách hiệu quả cho PnMD.• Nhiều chị
em cho rằng họ không cảm thấy mình có đủ kỹ năng để thuyết phục một cách hiệu quả khách hàng
nam giới cũng như bạn tình thường xuyên sử dụng bao cao su. Trở ngại đối với việc sử dụng bao cao
su rất khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng đó là khách hàng hay bạn tình thường xuyên. Vì thế, kỹ
năng thuyết phục cần phải thích hợp tùy từng trường hợp.
Tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng bao cao su thường xuyên thông qua sự tham gia của •
đồng đẳng. Các giáo dục viên đồng đẳng đưa ra khuyến nghị nhấn mạnh vai trò của hỗ trợ đồng
đẳng trong việc cải thiện hành vi sử dụng bao cao su thường xuyên. Khuyến nghị nêu rõ cần phải
có sự tham gia của cả những bạn tình của PNMD, những người dắt khách, chủ các cơ sở giải trí, và
cả những đồng đẳng khác nhằm khích lệ và nhắc nhở PNMD ý thức tự bảo vệ bản thân họ cũng như
khách hàng của họ khỏi bị lây nhiễm HIV/STI.
Xóa bỏ những nhận thức sai lầm về lây truyền hiV và niềm tin gây cản trở hành vi thường •
xuyên dùng bao cao su. Kết quả phỏng vấn nhanh cho thấy nhận thức sai lầm về lây truyền HIV
chính là một rào cản đối với PNMD và khách hàng của họ. Cả PNMD và khách hàng của họ đều nói
rằng HIV không thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, niềm tin
cho rằng những khách hàng nam giới cao to, đẹp trai, và có địa vị xã hội thì “an toàn hơn” là khá phổ
biến. PNMD cũng lầm tưởng rằng họ không có nguy cơ hay không bị nhiễm bởi vì họ còn trẻ, khỏe
mạnh, và luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Các chiến dịch truyền thông đại chúng và thay đổi hành
vi cần tập trung tháo gỡ những rào cản về nhận thức và những nhầm tưởng còn đang rất phổ biến
này trong nhóm PNMD và khách hàng của họ.
Tăng cường các can thiệp dự phòng hiV nhằm vào khách hàng nam giới, bạn tình nam giới và •
quần thể nam giới nói chung. PNMD thường xuyên nêu sự bất bình đẳng và sự phụ thuộc của họ vào
khách hàng nam giới để mưu sinh là nguyên nhân khiến nam giới trở thành người có quyền quyết định
trong quan hệ tình dục và việc sử dụng bao cao su. Để bắt đầu tháo gỡ những rào cản đối với hành vi
sử dụng bao cao su thường xuyên, việc xây dựng các chương trình truyền thông thay đổi hành vi và dự
phòng toàn diện nhằm vào nhóm khách hàng nam giới và nhóm nam giới nói chung là rất quan trọng.
Các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi cần hiểu rõ hơn điều gì là quan trọng đối với nam giới,
điều gì khiến họ thay đổi hành vi, cũng như đưa ra được những thông điệp phù hợp giúp họ ý thức
được về nguy cơ lây nhiễm HIV một cách rõ ràng.
Thực hiện nghị định của chính phủ mới ban hành yêu cầu các cơ sở giải trí phải có bao cao su. • Một
chính sách tiến bộ đã được ban hành vào tháng 6/2007 yêu cầu tất cả các cơ sở giải trí phải có bao cao su.
Nghiêm chỉnh triển khai và bắt buộc thi hành chính sách này tại các cơ sở giải trí, đặc biệt là tại các phòng
mát-xa và các quán karaoke nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc sử dụng bao cao su, nâng cao
kết luận và khuyến nghị
17Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
tính sẵn có, và “bình thường hóa” quan niệm xã hội về bao cao su. FHI/Việt Nam khuyến nghị nên xây
dựng chương trình “cở sở làm việc an toàn với HIV” cho PNMD tại các cơ sở vui chơi giải trí.
TĂNG cƯỜNG việc SỬ dụNG các dỊch vụ TƯ vấN XéT
NGhiệm Tự NGUYệN & khám vÀ điềU TrỊ các BệNh lâY
TrUYềN qUa đƯỜNG TìNh dục
cải thiện chất lượng và tính thuận tiện của các dịch vụ VcT/STi. • Nhiều PNMD cho rằng các dịch
vụ VCT và STI cần được cải thiện và thuận tiện hơn cho họ. Cả PNMD và giáo dục viên đồng đẳng đều
đưa ra khuyến nghị là các câu lạc bộ, các cơ sở dịch vụ VCT và STI nên phối hợp cung cấp các dịch vụ
lồng ghép gồm các dịch vụ VCT, STI, tư vấn, thuốc men, giáo dục giải trí, và chuyển tuyến.
Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ VcT/STi thông qua các hoạt động xây dựng hình •
ảnh sáng tạo và tiếp cận cộng đồng đích. Cần có các can thiệp mục tiêu nhằm giúp tăng cường
việc sử dụng các dịch vụ VCT và STI của PNMD. Phương pháp tiếp cận cần hướng tới những thành
phần khác nhau trong nhóm PNMD (như PNMD đường phố, PNMD nhà hàng, và PNMD nghiện chích
ma túy). Có thể thí điểm các mô hình phòng khám lưu động cung cấp các dịch vụ VCT và STI lồng
ghép nhằm tiếp cận được với PNMD hiện đang sinh sống ở xa trung tâm thành phố hoặc với những
chị em mà rào cản tiếp cận chính là thiếu phương tiện đi lại.
nâng cao năng lực của nhân viên VcT và STi để họ có thể cung cấp các dịch vụ thân thiện cho •
khách hàng. Nhiều PNMD nói rằng họ không hài lòng về cách điều trị mà họ nhận được tại các cơ
sở dịch vụ VCT và STI khi đến kiểm tra sức khỏe ở đó. Nhân viên y tế cần phải được tập huấn và hỗ
trợ thêm để nâng cao năng lực trong lĩnh vực này. PNMD gặp rất nhiều trở ngại trong việc đi khám
thường xuyên như xấu hổ vì sợ bị bác sĩ và nhân viên y tế phát hiện ra họ hành nghề mại dâm, do đó
sẽ bị đối xử khiếm nhã. Đào tạo nhân viên y tế của các cơ sở dịch vụ VCT và STI giúp họ thấy rõ lợi ích
của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị cho tất cả bệnh nhân một cách thân thiện và không
kỳ thị chính là phương cách hữu hiệu làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ VCT/STI.
18 Trao đổi với phụ nữ mại dâm: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng HIV
Thực hiện các chiến dịch truyền thông đại chúng nhằm giảm kỳ thị đối với việc sử dụng các •
dịch vụ VcT và STi. Nhiều PNMD cho biết lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản chủ yếu
ngăn họ đến để điều trị STI cũng như những dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Ở Việt Nam, việc
sử dụng các dịch vụ VCT và STI vẫn còn bị kỳ thị. Nhiều người cho rằng các dịch vụ này chỉ dành
cho nhóm có nguy cơ rất cao. Việc mở rộng nhanh chóng phạm vi dịch vụ VCT và STI phục vụ cho
công chúng nói chung, đặc biệt là cho nhóm khách hàng mua dâm, sẽ làm giảm kỳ thị đối với các
dịch vụ này đồng thời cải thiện nhận thức chung về mức độ nguy cơ.
Giảm hÀNh vi TiÊm chÍch khÔNG aN ToÀN
Tăng cường khả năng tiếp cận bơm kim tiêm •
sạch thông qua các kênh phi truyền thống. Nhiều
PNMD nghiện chích ma túy cho biết những vấn đề
về tính sẵn có và khả năng tiếp cận chính là trở ngại
cơ bản ngăn cản họ thực hiện hành vi tiêm chích an
toàn. Hiện nay, việc mua bán và phân phối bơm kim
tiêm chủ yếu là qua các hiệu thuốc, phòng khám hay
bệnh viện. Ở Việt Nam hiện nay, các kênh phi truyền
thống có bán bơm kim tiêm còn rất hạn chế, chẳng
hạn như qua những người lái xe ôm hay những người
bán hàng rong trên đường phố. Bằng chứng cho thấy
sự phát triển của những kênh phân phối phi truyền
thống cung cấp bao cao su đã thúc đẩy nhanh chóng
tính sẵn có và việc sử dụng bao cao su trong quan
hệ tình dục. Chính vì thế, những chương trình tương
tự cần được thí điểm nhằm cung cấp bơm kim tiêm
sạch để đẩy mạnh hành vi tiêm chích an toàn.
Xây dựng những chính sách nhằm tạo ra môi •
trường không kỳ thị và thuận lợi cho hành vi tiêm
chích an toàn. Quan hệ tình dục không an toàn và
hành vi dùng chung bơm kim tiêm khá phổ biến trong nhóm PNMD nghiện chích ma túy. Điều
này khiến cho nhóm PNMD, khách hàng, và bạn tình thường xuyên của họ dễ bị lây nhiễm HIV.
Các can thiệp trên diện rộng nhằm thúc đẩy hành vi tiêm chích an toàn như các chương trình trao
đổi và phân phát bơm kim tiêm sạch vẫn còn thiếu ở Việt Nam. Sự kỳ thị đối với hành vi nghiện
chích ma túy có thể gây trở ngại cho tính hiệu quả của công tác tiếp thị xã hội cũng như việc
mở rộng mạng lưới các kênh phân phối bơm kim tiêm sạch phi truyền thống. Cần phải xây dựng
những chính sách nhằm tạo môi trường giảm kỳ thị và thuận lợi cho các hoạt động mua bán hay
phân phát bơm kim tiêm.
Tạo môi trường hỗ trợ hành vi tiêm chích an toàn thông qua sự tham gia của đồng đẳng. •
Các giáo dục viên đồng đẳng nhấn mạnh vai trò hỗ trợ đồng đẳng đối với việc giảm hành vi tiêm
chích không an toàn. Khuyến nghị nêu rõ cần có sự tham gia của các PNMD khác, bạn tình của họ,
người dắt khách, lái xe ôm, và các đồng đẳng khác trong việc khuyến khích và nhắc nhở PNMD
nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch.
Thiết kế & in ấn: công ty lUck hoUSE GraphicS
in 500 bản tiếng việt và 500 bản tiếng anh khổ 21x28 (cm)
Giấy phép xuất bản số: 974-2007/cXB/01-171/vhTT cấp ngày 14-12-2007
in xong nộp lưu chiểu vào quý i năm 2008
Fhi/Vietnam
Tầng 3, số 1 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84.4) 934.8560 – Fax: (84.4) 934.8650
Email: fhivn@fhi.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tập huấn - Trao đổi với phụ nữ mại dâm về phòng chống HIV.pdf