Bản báo cáo này là một phần trong bộ các báo cáo về quan điểm của ba nhóm
có nguy cơ lây truyền HIV cao: phụ nữ mại dâm, những người nghiện chích ma
túy, và nam tình dục đồng giới, về sự thay đổi hành vi của họ trong phòng ngừa
HIV. Nếu độc giả muốn có các bản báo cáo này, xin liên hệ với FHI, số điện thoại
84-4-934-8560 hoặc qua địa chỉ email: fhivn@fhi.org.vn. Bản báo cáo này được
thực hiện với sự tham gia của các giáo dục viên sức khỏe và các cán bộ tư vấn
và xét nghiệm tự nguyện (VCT). Đặc biệt chân thành cảm ơn chị Mai Hoàng Anh
đã phân tích và tổng hợp các tài liệu.
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam (FHI/Vietnam) xuất bản báo
cáo này với sự hỗ trợ kinh phí của Kế hoạch Hỗ trợ khẩn cấp cho Phòng chống
HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc
tế Hoa Kỳ (USAID).
20 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn - Trao đổi với người nghiện ma túy về phòng chống HIV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Trao đổi với người nghiện chích ma túy:
Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Vietnamese and americans
in partnership to fight hiV/aids
2 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Bản báo cáo này là một phần trong bộ các báo cáo về quan điểm của ba nhóm
có nguy cơ lây truyền HIV cao: phụ nữ mại dâm, những người nghiện chích ma
túy, và nam tình dục đồng giới, về sự thay đổi hành vi của họ trong phòng ngừa
HIV. Nếu độc giả muốn có các bản báo cáo này, xin liên hệ với FHI, số điện thoại
84-4-934-8560 hoặc qua địa chỉ email: fhivn@fhi.org.vn. Bản báo cáo này được
thực hiện với sự tham gia của các giáo dục viên sức khỏe và các cán bộ tư vấn
và xét nghiệm tự nguyện (VCT). Đặc biệt chân thành cảm ơn chị Mai Hoàng Anh
đã phân tích và tổng hợp các tài liệu.
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam (FHI/Vietnam) xuất bản báo
cáo này với sự hỗ trợ kinh phí của Kế hoạch Hỗ trợ khẩn cấp cho Phòng chống
HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc
tế Hoa Kỳ (USAID).
Nội dung
Thực Trạng 4
PháT hiện chính 5
những trở ngại đối với việc giảm hành vi tiêm chích không an toàn 5
1. Tin là bạn chích không mắc bệnh 5
2. Dùng chung dụng cụ tiêm chích 5
3. Thiếu tiền 6
4. Tiếp cận bơm kim tiêm sạch khó khăn, đặc biệt là vào ban đêm 6
5. Sự kỳ thị của cộng đồng 7
6. Sợ bị gia đình phát hiện việc sử dụng ma túy 7
7. Sợ bị công an bắt 7
8. Bản thân chưa có ý thức trách nhiệm trong việc phòng ngừa HIV 8
Vượt qua những trở ngại đối với việc giảm hành vi tiêm chích
không an toàn 8
những trở ngại đối với việc sử dụng bao cao su thường xuyên 10
1. Tình yêu đối với bạn tình 10
2. Thiếu khả năng thuyết phục bạn tình sử dụng bao cao su 10
3. Tác động cuả rượu và sự hấp dẫn mạnh mẽ với vẻ bề ngoài của bạn tình 10
4. Hiểu biết sai lệch trong nhóm NCMT về HIV và đường lây truyền HIV 11
5. Cảm giác bất lực, đặc biệt ở những người đã nhiễm HIV 11
Khuyến nghị giúp nâng cao tỷ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su 12
Trở ngại trong việc tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VcT) 12
1. Chưa nhận thức được lợi ích của việc phát hiện tình trạng nhiễm HIV 12
2. Không tin rằng mình có nguy cơ bị lây nhiễm vì không thấy mình
có triệu chứng gì 12
3. Lo sợ bị các nhân viên y tế kỳ thị và phân biệt đối xử 13
4. Lo sợ biết về tình trạng nhiễm HIV 13
5. Không biết về các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện 13
Trở ngại đối với việc sử dụng các dịch vụ khám và điều trị các bệnh
lây truyền qua đường tình dục (STi) 13
1. Không thấy xuất hiện các triệu chứng 13
2. Các dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
chưa thuận tiện 14
3. Lo sợ khi biết mình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục 14
4. Chi phí cho dịch vụ 14
KếT luận Và Khuyến nghị 15
Giảm hành vi tiêm chích không an toàn 15
Thường xuyên sử dụng bao cao su 17
Tăng cường sử dụng các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện & dịch vụ
khám và điều điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục 18
4 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI 2005-2006 (IBBS)
cho thấy các hành vi nguy cơ cao vẫn tiếp tục tồn tại trong nhóm người nghiện chích ma túy
(NCMT) và các chương trình dự phòng HIV ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế về khả năng tiếp
cận. Những lĩnh vực được IBBS xác định cần phải cải thiện bao gồm:
Tình trạng dùng chung bơm kim tiêm vẫn còn khá phổ biến trong vòng một tháng qua•
Tỷ lệ dùng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục với các bạn tình còn thấp•
Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT) cũng như •
khám định kỳ các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) còn thấp
Điều tra IBBS được thực hiện nhằm cung cấp các số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV, STI, hành vi nguy cơ
cao và việc tiếp cận với các can thiệp của nhóm người NCMT. Tuy nhiên, các số liệu định lượng
từ điều tra IBBS không giúp các nhà quản lý chương trình cũng như nhân viên y tế hiểu được
lý do tại sao các hành vi nguy cơ vẫn tiếp tục tồn tại và tại sao việc tiếp cận với các can thiệp
còn thấp trong một số trường hợp. Vì thế, Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam (FHI/
Việt Nam) thu thập và sử dụng các thông tin định tính nhằm cải thiện các chương trình dự
phòng HIV cho nhóm NCMT. Nhóm điều tra IBBS đã tiến hành một cuộc đánh giá nhu cầu của
những người NCMT trong tháng 7 và tháng 8 năm 2007 nhằm xác định rõ các bước tiếp theo
của chương trình can thiệp. Để tìm hiểu những nguyên nhân tiềm ẩn mang tính cá nhân, xã
hội, và môi trường có thể làm ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ của nhóm NCMT, cũng như hoàn
cảnh xảy ra các hành vi nguy cơ này, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Tổ chức Sức khỏe Gia đình
Quốc tế (FHI) và nguồn tài trợ từ USAID/PEPFAR, các giáo dục viên sức khỏe và nhân viên VCT
đã tiến hành một cuộc đánh giá nhanh tại 4 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, An Giang, Quảng Ninh
và Cần Thơ. Thông qua các cuộc phỏng vấn định tính với các người NCMT, các giáo dục viên
sức khỏe đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn những trở ngại đối với nhóm NCMT trong việc tiêm chích
chung và tình dục an toàn cũng như những vấn đề tồn tại trong tiếp cận với các dịch vụ VCT
và STI. Các cuộc phỏng vấn sâu với đối tượng NCMT đã gợi mở những suy nghĩ thực sự của
khách hàng về những trở ngại trong việc thay đổi hành vi cũng như các kiến nghị của họ nhằm
cải thiện các chương trình can thiệp. Các cuộc phỏng vấn không mang tính chất là nghiên
cứu định tính dân tộc học mà chỉ là những cuộc phỏng vấn nhanh giữa các giáo dục viên sức
khỏe và người hưởng dịch vụ, trong khuôn khổ quy trình đảm bảo chất lượng và cải thiện họat
động. Phương pháp này có thể sẽ dẫn đến việc một số thông tin thu thập còn có những hạn
chế, tuy nhiên, phương pháp này tạo điều kiện cho các giáo dục viên sức khỏe hiểu được thực
sự nhu cầu của nhóm đối tượng đích, giúp ích cho công việc hàng ngày của họ.
Thực trạng
Trao đổi với NhữNg Người NghiệN chích
ma Túy để cải ThiệN caN Thiệp
5Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
1. Tin là bạn chích không
mắc bệnh
Hầu như tất cả khách hàng NCMT nói rằng
họ đã từng có lúc dùng chung bơm kim tiêm.
Phần lớn khách hàng đều nói họ chỉ dùng
chung bơm kim tiêm với những người thân
thiết như vợ/chồng, bạn tình, người thân
trong gia đình hay bạn thân. Nguyên nhân
chủ yếu của việc dùng chung bơm kim tiêm
là sự tin tưởng và niềm tin cho rằng bạn tình
của mình không mắc bệnh. Hành vi dùng
chung bơm kim tiêm được coi là để thể hiện
lòng tin đối với nhau. Vì thế, việc từ chối
không dùng chung là rất khó khăn, đặc biệt
là với những người mà giữa họ đã có mối
quan hệ gần gũi, thân thiết và đã tạo dựng
được lòng tin. Đối với vợ/chồng, họ tin rằng
nếu một người đã bị nhiễm thì việc người kia
cũng bị nhiễm là không thể tránh khỏi.
“Em có nghe nói có thể bị nhiễm HIV nhưng
do là bạn tình nên không nghĩ đến bệnh HIV
nữa.”–Cần Thơ
“Em có nghe nói đến bị HIV nhưng đã là vợ
chồng thì phải tin nhau chứ.” –An Giang
“Nghĩ là vợ chồng có bệnh thì bệnh hết.”
–An Giang
2. Dùng chung dụng cụ
tiêm chích
Hầu hết người NCMT đều nói họ biết nguy cơ
khi dùng chung dụng cụ tiêm chích nhưng
họ vẫn làm vậy khi không có đủ tiền để mua
một liều riêng cho mình. Thèm ma túy buộc
họ gom tiền lại để mua chung. Người NCMT
còn giải thích rằng khi chung nhau thuốc, cả
nhóm thường ép nhau phải dùng chung dụng
cụ tiêm chích. Họ cho rằng nếu chia thuốc ra
sẽ làm một lượng nhỏ ma túy bám vào bơm
kim tiêm, gây lãng phí.
“Hỏa, xin cứu mà đòi chích riêng thì người ta
không cho.” –An Giang
“Lý do khó vượt qua nhất là khi được bạn
bè cứu mình (do không có thuốc, bị vã) nên
mình không dám đòi hỏi chơi riêng.”
–Cần Thơ
“Với bọn em, thuốc là quan trọng nhất. Ba
thằng góp vào mới đủ một liều thuốc, giờ
mà chia ra thì rất hao thuốc. Mà chỉ bị mất
một tý thuốc là bọn em tiếc chảy máu mắt
rồi. Nên pha chung rồi cùng chích, lúc đó chả
nghĩ gì đến bệnh tật cả.” –Quảng Ninh
“Chia thuốc ấy à... Mấy thằng chung lại mới
mua được tí thuốc, chia ra, chẳng may lóng
ngóng, làm đổ, rơi vãi mất, thì còn gì mà chơi,
chẳng thằng nào dại gì mà đi chia kiểu ấy
đâu.”–Quảng Ninh
NhữNg TrỞ NgẠi đỐi với việc giảm hÀNh vi
TiÊm chích KhÔNg aN ToÀN
phát hiện chính
6 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
3. Thiếu tiền
Phần lớn người NCMT đều nói rằng họ dùng
chung dụng cụ tiêm chích là do thiếu tiền.
Phải góp tiền vào mua chung ma túy là lúc
họ chẳng còn đồng nào để mua bơm kim
tiêm sạch.
“Vã quá...! Mua thuốc hết tiền, không còn tiền
mua bơm kim tiêm nên đành chơi chung với
mấy thằng bạn.” –Quảng Ninh
“Đã từng nghe nhưng tình thế bắt buộc cơn
nghiện đang hành tiền, lại không có tiền cho
nên phải dùng chung BKT để qua cơn vã.”
–Hải Phòng
“Bọn anh chỉ góp đủ 100.000 để mua thuốc,
chứ lấy đâu ra tiền để mua xi.” –Quảng Ninh
4. Tiếp cận bơm kim tiêm
sạch khó khăn, đặc biệt là vào
ban đêm
Người NCMT thường xuyên nói rằng trở ngại
khách quan lớn nhất còn tồn tại đối với hành vi
tiêm chích an toàn là không thể mua được bơm
kim tiêm vào ban đêm. Các hiệu thuốc là nơi
người NCMT thường mua bơm kim tiêm thì lại
chẳng bao giờ mở cửa bán hàng vào nửa đêm
- thời điểm mà rất nhiều người NCMT tụ tập để
tiêm chích.
“Đêm khuya, chẳng còn ai bán bơm kim tiêm”
–Cần Thơ
“Thường tới khuya mới mua được hàng mà khi
đó nhà thuốc đóng cửa hết, không mua được
kim nên xài đại đi thôi.”–An Giang
“Nhiều khi chơi vào ban đêm, khó mua xi, có
gọi thì hiệu thuốc thì nó cũng không dám mở
cửa mà bán.” –Hải Phòng
7Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
5. Sự kỳ thị của cộng đồng
Người NCMT muốn bảo vệ bản thân họ và gia
đình tránh khỏi sự kỳ thị do bị phát hiện là
người nghiện ma túy. Do đó, họ sợ mua bơm
kim tiêm, lo rằng sẽ bị phát hiện là người sử
dụng ma túy.
“Giấu gia đình và người quen không dám đi
mua bơm kim tiêm nên dùng chung với bạn.”
–Quảng Ninh
“Họ hàng, bạn bè anh nhiều, ra đường mua bơm
kiểu gì chẳng có người phát hiện.” –Quảng Ninh
“Nếu để trưởng thôn nhìn thấy đi mua bơm kim
tiêm, thì ngay hôm sau ông trưởng thôn đến
nhắc nhở và thông báo với gia đình, mấy ông ở
xã suốt ngày soi.” –Quảng Ninh
6. Sợ bị gia đình phát hiện việc
sử dụng ma túy
Nỗi lo sợ bị gia đình phát hiện việc sử dụng ma
túy khiến nhiều người NCMT chọn cách dùng
chung chứ không muốn bị nhìn thấy khi mua
bơm kim tiêm.
“Em chơi gia đình đâu có biết, mua kim sợ
người ta nói với gia đình, vợ em biết chắc em
chết.” –An Giang
“Đến giờ, ông bà già chưa biết em chơi nên
còn cho tiền hàng ngày. Bây giờ mà đi mua
“đồ” (BKT), ông bà biết, vừa bị chửi mắng, bị
bắt nghỉ chơi, lại không cho tiền nữa thì lấy gì
mà chơi. Chơi chung với mấy thằng bạn luôn
cho an toàn...” - An Giang
7. Sợ bị công an bắt
Người NCMT sợ bị công an bắt khi mang
bơm kim tiêm trong người. Do đó, họ chọn
cách không mang theo bơm kim tiêm trong
người khi đi tiêm chích. Họ quan niệm dùng
chung bơm kim tiêm vừa nhanh hơn lại dễ
dàng hơn là dùng riêng.
“Ngại đi mua vì sợ người khác biết mình
nghiện, sợ mang bơm kim tiêm trong người thì
công an biết.” –Hải Phòng
“Thiếu bơm, chích giấu nên chỉ muốn nhanh
nhanh cho xong, chích với thằng bạn chơi thân
từ bé.” –Quảng Ninh
“Vào đêm khuya, các hiệu thuốc đóng cửa, tôi
không dám gọi to [người bán thuốc] vì sợ bảo
vệ.” –An Giang
8 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
8. Bản thân chưa có ý thức
trách nhiệm trong việc
phòng ngừa HIV
Trong một số trường hợp, khách hàng đã
biết mình nhiễm HIV nhưng vẫn tiếp tục
dùng chung bơm kim tiêm dù biết có thể
gây nguy cơ cho người khác. Bản thân người
NCMT thiếu trách nhiệm trong việc phòng
ngừa lây truyền HIV là trở ngại chính của
việc hạn chế sự lan truyền căn bệnh này, đặc
biệt là tại các tỉnh/thành phố nơi các hành
vi dùng chung dụng cụ tiêm chích còn phổ
biến.
“Đã xét nghiệm rồi, đằng nào cũng nhiễm
HIV rồi còn chích riêng làm gì cho tốn thuốc.”
–Cẩm Phả
Vượt qua những trở ngại đối
với việc giảm hành vi tiêm
chích không an toàn
Một thông điệp dự phòng cơ bản mà người
NCMT muốn đưa ra cho tất cả những người
nghiện chích khác là không nên quá tin
tưởng’ vào bạn bè. Người NCMT nhấn mạnh
không nên tin tưởng cho rằng bạn bè và
người thân của mình không thể bị nhiễm HIV
và cần luôn luôn mang theo mình bơm kim
tiêm riêng.
“Phải chơi bơm kim tiêm riêng. Không tin vào
bạn bè. Mua để sẵn.” –An Giang
“Chỉ có thông điệp 1 mình 1 bơm. Nếu không
thì chỉ có bỏ hẳn thuốc phiện.” –Quảng Ninh
Khuyến nghị thứ hai của nhóm NCMT là mở
rộng hơn nữa mạng lưới phân phát bơm kim
tiêm sạch và mỗi ngày cần phát nhiều bơm
kim tiêm hơn. Đối với những người nghiện
nặng, tiêm chích an toàn không quan trọng
bằng việc làm dịu các triệu chứng vã thuốc.
9Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Vì thế, người NCMT cho biết bơm kim tiêm
cần phải có nhiều và dễ lấy, nếu không nhiều
người ta sẽ chẳng quan tâm đến việc tiêm
chích an toàn miễn sao thể nhanh chóng
thỏa mãn cơn đói thuốc.
“Các đồng đẳng cần tuyên truyền cho dịch vụ
phân phát bơm kim tiêm cho mọi người nhiều
hơn nữa với cả nước cất nữa.” –Hải Phòng
“Một ngày anh chơi 3-4 phát mà chỉ có
một cái bơm thì lấy đâu ra mà chích riêng.“
–Quảng Ninh
Kế hoạch phân phát bơm kim tiêm sạch cần
bổ sung thời gian phân phát vào buổi tối và
các địa điểm nơi người NCMT thường tụ tập.
“Đêm chẳng ai bán mà cứ đến chỗ Thính già
gọi mãi cũng ngại, mấy lần lại ở xa nữa.”
–Quảng Ninh
Nhiều người khác khuyến nghị rằng nên
cung cấp dịch vụ điều trị lạm dụng ma túy tại
các câu lạc bộ.
“Bọn anh cứ nghĩ tại câu lạc bộ có thuốc cai
để phát cho bọn anh cai tại nhà nhưng chẳng
có gì.”–Quảng Ninh
“Đề nghị CLB có thuốc cai nghiện cho tụi em
chứ lỡ chơi rồi bây giờ mà nghỉ thì rất khó, chỉ
có thuốc mới nghỉ chích được.” –An Giang
Một người khuyến nghị rằng gia đình nên
được đào tạo kỹ năng hỗ trợ và cảm thông
với người nghiện ma túy đang thực sự có ý
thức cố gắng từ bỏ ma túy.
“Em cũng muốn bỏ tiêm chích lắm rồi, nhưng
giờ có bỏ, cả nhà cũng chẳng ai tin, biết
làm thế nào, cứ chơi, đến đâu hay đến đấy.”
–Quảng Ninh
10 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
1. Tình yêu đối với bạn tình
Bao cao su bị coi là không phù hợp khi đã
thực sự có tình yêu và sự quan hệ mật thiết
với bạn tình. Với nhiều người, bao cao su
là biểu hiện của sự không tin tưởng. Do đó
không dùng bao cao su chính là thể hiện sự
tin tưởng đối với bạn tình và với mối quan hệ
đó.
“Với những bạn gái thân thiết, lành mạnh,
khoẻ mạnh, an toàn, em nghĩ họ không có
bệnh (nên không cần dùng).”–Cần Thơ
“Với người yêu tôi không dùng vì tôi tin tưởng
vào người yêu tôi.”–Hải Phòng
Thậm chí một cặp vợ chồng, khi biết người
kia có nguy cơ lây nhiễm cao, họ coi việc
chấp nhận nguy cơ lây nhiễm HIV như một
hành động thể hiện tình yêu.
“Không! Chồng (cũ) nó bị SIDA chết, mà mình
yêu nó mà cũng chẳng dùng OK gì. Tại yêu nó.”
–Hải Phòng
2. Thiếu khả năng thuyết phục
bạn tình sử dụng bao cao su
Việc bạn tình của người NCMT từ chối sử
dụng bao cao su không phải là không phổ
biến. Những người được phỏng vấn đều nói
là họ đã cố gắng thuyết phục bạn tình của họ
sử dụng bao cao su xong không thành công.
“Lần gần nhất em không dùng bao cao su vì
bạn gái em không cho dùng.” –Cần Thơ
“Bọn anh yêu nhau hai năm rồi nhưng có
quan hệ khoảng một năm nay thôi, con người
yêu anh nó không thích anh dùng bao. Nó
bảo mỗi lần nào mà anh dùng bao là nó ngứa
thế là chẳng bao giờ dùng.” –Quảng Ninh
“Đã yêu nhau rồi thì chẳng bao giờ dùng đâu.
Bạn gái anh nó cũng không thích. Anh dùng
bao mấy lần thử, nó bảo: Chán!” –Quảng Ninh
3. Tác động của rượu và sự hấp
dẫn mạnh mẽ với vẻ bề ngoài
của bạn tình
Uống rượu được cho là một hành vi gây ảnh
hưởng tiêu cực tới việc sử dụng bao cao su
và làm suy giảm khả năng ra quyết định thực
hiện tình dục an toàn.
“Có lần 2 năm rồi, em phê rượu, đi chơi gái,
cứ đòi mãi nó đồng ý. Giờ nghĩ lại cứ thấy ghê
ghê anh ạ.” – Quảng Ninh
Nhiều người cho rằng ý thức quyết tâm sử
dụng bao cao su thường bị giảm sút khi họ
thấy bạn tình rất hấp dẫn, nhất là khi họ
mua dâm.
“Nhìn ngon quá thì không muốn đeo, mất độ
sướng.” –Quảng Ninh
NhữNg TrỞ NgẠi đỐi với việc SỬ DỤNg Bao cao SU
ThườNg XUyÊN
11Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Notes from the field
4. Hiểu biết sai lệch trong nhóm
NCMT về HIV và đường lây
truyền HIV
Với một vài người, quan hệ tình dục không
an toàn là do không hiểu biết đầy đủ về
đường lây truyền của HIV.
“...Nghĩ qua đường miệng thì việc gì, đi chơi
chẳng bao giờ dùng.” –Quảng Ninh
“Trước đây, quan hệ với gái mại dâm không
dùng bao cao su vì chưa hiểu nhiều về đường
lây.” – Hải Phòng
Hơn nữa, một số lại có quan niệm hết sức sai
lầm rằng nếu bạn tình quyến rũ thì sẽ ít có
nguy cơ hơn.
“Nhìn cô nào trắng trẻo, xinh xắn ấy, trông người
thế thì làm sao mà bị được.” –Quảng Ninh
“Lý do không sử dụng bao cao su quan hệ tình
dục là đối với bạn tình, (tôi) tin tưởng không có
bệnh.” –Cần Thơ
Tương tự như thế, chỉ bằng đánh giá vẻ bề
ngoài, một vài người tin rằng những gái mại
dâm kém hấp dẫn sẽ có nguy cơ lây nhiễm
HIV cao hơn.
“Lần nào chơi cũng không dùng, trừ con nào
xấu quá.” –Hải Phòng
5. Cảm giác bất lực, đặc biệt
những người đã nhiễm HIV
Một số khách hàng biết mình có HIV dương
tính nói rằng họ thực sự thấy họ có khả năng
và trách nhiệm bảo vệ người khác khỏi bị lây
nhiễm HIV. Tuy nhiên, một số khác lại vẫn
tiếp tục có quan hệ tình dục không an toàn
với phụ nữ mại dâm.
“Không, vì bị bệnh rồi, không cần dùng bao
nữa.” – Hải Phòng
“Chỉ không dùng với gái mại dâm khi mới biết
kết quả xét nghiệm do chán đời.” –Hải Phòng
“Khi mới biết bị HIV có 1, 2 lần quan hệ
12 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
với gái mại dâm không dùng bao cao su.”
– Hải Phòng
Khuyến nghị giúp nâng cao tỷ
lệ thường xuyên sử dụng bao
cao su
Khách hàng nhấn mạnh rằng cần phải nâng
cao nhận thức xã hội về nguy cơ lây nhiễm
HIV và nâng cao ý thức trách nhiễm của mỗi
cá nhân về việc bảo vệ sức khỏe của bản
thân cũng như sức khỏe của người khác. Một
số cho rằng cần phải tăng cường các chiến
dịch thông tin và truyền thông đại chúng tập
trung vào các cơ sở giải trí.
“Bây giờ em muốn giữ cho mình lắm, nhưng vì
ngại bạn bè nên không dám nói, nếu dự án có
thể hướng dẫn cho nhiều người khác như em thì
chúng nó mới chịu thay đổi.” –Quảng Ninh
“Truyền thông sâu rộng và phát thật nhiều bao
cao su tại các nhà hàng. Cần có thông điệp:
Em xinh đấy nhưng anh vẫn phải dùng bao.”
–Quảng Ninh
TrỞ NgẠi TroNg việc
TiẾp cẬN DỊch vỤ
Tư vấN XéT Nghiệm
Tự NgUyệN (vcT)
1. Chưa nhận thức được lợi ích
của việc phát hiện tình trạng
nhiễm HIV
Khách hàng nói rằng họ ngại không tận dụng
các dịch vụ VCT miễn phí bởi vì họ cho rằng
người nghiện thì không thể tránh khỏi nhiễm
HIV. Họ nghĩ rằng biết mình nhiễm HIV cũng
chẳng đem lại ích lợi gì, mà chỉ càng làm cho
họ thêm lo lắng và đau khổ.
“Ôi trời ơi! Không biết bệnh thì còn sống thêm
vài năm nữa. Xét nghiệm làm gì, đằng nào cũng
bệnh rồi.” –Hải Phòng
“Đằng nào cũng bị bệnh rồi, không biết chính
xác kết quả thì đỡ phải nghĩ.” –Hải Phòng
2. Không tin rằng mình có nguy
cơ bị lây nhiễm vì không thấy
mình có triệu chứng gì
Mặc dù có các hành vi nguy cơ như dùng
chung kim tiêm, một số khách hàng vẫn nói họ
không tin rằng họ có nguy cơ lây nhiễm HIV,
đã lây nhiễm HIV, hay có lý do nào để phải đi
xét nghiệm bởi vì họ không thấy xuất hiện các
triệu chứng sức khoẻ bị suy yếu.
“Tôi cảm thấy trong người tôi khoẻ mạnh,
không có biểu hiện gì.” –Hải Phòng
“Mình chưa đi xét nghiệm vì có chích chung
13Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
nhưng chưa phát bệnh.” –An Giang
Một số cho rằng mình không có hy vọng bảo
vệ được bản thân khỏi lây nhiễm HIV vì họ
đã nghiện chích, có biết được về tình trạng
nhiễm HIV cũng chằng có giá trị gì.
“Cháu chưa đi xét nghiệm vì cháu thấy còn
khoẻ mạnh, nhưng mà...nghiện như cháu xét
nghiệm không cần thiết lắm.” - Hải Phòng
3. Lo sợ bị các nhân viên y tế kỳ
thị và phân biệt đối xử
Lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử là trở ngại
phổ biến đối với nhiều người NCMT trong việc
tiếp cận với các dịch vụ VCT. Họ lo sợ làm xét
nghiệm có thể vừa lộ ra việc họ nghiện ma túy
vừa lộ ra là họ đã bị nhiễm HIV.
“Không thích xét nghiệm, bị người ta biết bệnh
SIDA của mình. Mình biết, mình lại mặc cảm, suy
nghĩ ra.” –Hải Phòng
“Mình chưa đi xét nghiệm vì sợ bị phân tâm và
gia đình biết.” –Cần Thơ
4. Lo sợ biết về tình trạng
nhiễm HIV
Khách hàng cho biết họ rất sợ phải biết việc
mình có bị HIV dương tính hay không. Nhiều
người cho rằng họ chưa sẵn sàng về mặt tâm lý
để đối diện với kết quả xét nghiệm dương tính.
“Nếu xét nghiệm mà có HIV thì đâm ra lo nghĩ,
đau đầu.” –Hải Phòng
“Vì mình không dám đối mặt với sự thật.”
–Cần Thơ
“Mình đi xét nghiệm về thêm lo, nếu bị thì
cũng sợ.”–Quảng Ninh
5. Không biết về các dịch vụ tư
vấn xét nghiệm tự nguyện
Trong khi phần lớn những người NCMT đều
biết về các dịch vụ VCT tại cộng đồng và có
thể nhớ tên cũng như vị trí của các cơ sở dịch
vụ đó, vẫn có một số khách hàng nói rằng họ
không hề biết đang tồn tại các cơ sở cung cấp
dịch vụ như thế.
“Em không biết chỗ và mới chơi ma tuý nên
không dám đi.” –An Giang
TrỞ NgẠi đỐi với việc
SỬ DỤNg cÁc DỊch vỤ
KhÁm vÀ điỀU TrỊ cÁc
BệNh LÂy TrUyỀN QUa
đườNg TÌNh DỤc (STi)
1. Không thấy xuất hiện các
triệu chứng
Khách hàng thường xuyên nói rằng họ không
làm xét nghiệm phát hiện STI vì họ chẳng
thấy có triệu chứng gì biểu hiện bị bệnh.
Nhiều khách hàng nam giới không biết rằng
họ vẫn có thể bị mắc STI mặc dù không hề
xuất hiện các triệu chứng bệnh.Vì thế họ lầm
tưởng rằng mình khỏe mạnh nên không làm
xét nghiệm.
“Em không bệnh gì cả. Có mồng gà, hột xoài
nào đâu mà đi khám.” –An Giang
“Đã bị đâu mà đi, ống xả còn ngon, bô biếc còn
ngon.” –Quảng Ninh
“Anh có bị làm sao đâu mà phải đi khám. Khi
nào bị thì hãy tính còn bây giờ thì không đâu.”
–Quảng Ninh
14 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
2. Các dịch vụ khám và điều trị các
bệnh lây truyền qua đường tình
dục chưa thuận tiện
Một vài đối tượng NCMT nói rằng sử dụng các
dịch vụ STI không thuận tiện và rất mất thời
gian. Họ đặc biệt thấy ngại đi khám kiểm tra vì
họ quan niệm rằng các thủ tục rắc rối phức tạp.
“Không. Vì thủ tục khám rắc rối lắm.”
–Hải Phòng
3. Lo sợ khi biết mình mắc các
bệnh lây truyền qua đường
tình dục
Khách hàng cho biết rằng kết quả xét nghiệm
STI dương tính sẽ làm họ lo lắng và đau khổ.
Không một khách hàng nào đề cập đến lợi ích
lâu dài của việc biết và điều trị STI quan trọng
hơn nhiều mối lo ngại ban đầu do kết quả xét
nghiệm dương tính gây ra.
“Nhiều hôm cũng ngại ngại, sợ mình lo nghĩ
thêm mệt...chủ yếu là vấn đề tư tưởng, nhiều
lúc muốn đi lắm.” - Quảng Ninh
“Đi xét nghiệm về thêm lo, nếu bị cũng sợ.”
- Hải Phòng
4. Chi phí cho dịch vụ
Chi phí cho các dịch vụ khám và thuốc men
chữa trị STI thường được nhắc đến là một trở
ngại.
“Ừ. Ngại. Khác á...Thì chưa thích và sợ tốn tiền.”
–Hải Phòng
“Vì tự ở nhà chữa cũng được, cho đỡ tốn kém.”
–Quảng Ninh
Source: FHI
15Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Bên cạnh các cuộc phỏng vấn dành cho những đối tượng tham gia phỏng vấn và các giáo dục viên
đồng đẳng, FHI cũng thực hiện một cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của các cán bộ chương
trình can thiệp. Dưới đây là bản tóm lược toàn bộ những khuyến nghị đã được nêu ra:
giảm hÀNh vi TiÊm chích KhÔNg aN ToÀN
Tăng cường cam kết của các khách hàng trong việc tự bảo vệ bản thân và tinh thần •
trách nhiệm đối với người khác. Cần phải thực hiện và ưu tiên các can thiệp tập trung
củng cố lòng tin của khách hàng vào khả năng của bản thân trong việc tự bảo vệ chính
mình và những người khác khỏi bị lây nhiễm HIV. Nhiều đối tượng NCMT bày tỏ cảm giác
vô vọng trong việc bảo vệ bản thân vì họ cho rằng mình không thể tránh khỏi nhiễm HIV.
Dịch HIV lan rộng trong nhóm những người NCMT là do họ tự ti, cảm thấy tuyệt vọng, và
bất lực. Các can thiệp cũng cần phải khơi dậy được ý thức trách nhiệm của chính những
người trong việc bảo vệ những người NCMT khác nhằm làm giảm sự lan tràn của HIV qua
những hành vi NCMT nguy cơ cao.
Tăng cường tiếp cận bơm kim tiêm thông qua các kênh phi truyền thống, sử dụng •
kinh phí ngoài nguồn hỗ trợ của PEPFAr. Đối với những người nghiện chích ma túy
không thể hoặc không từ bỏ ma túy thì tiếp cận bơm kim tiêm sạch vẫn là cách can thiệp
tốt nhất nhằm hạn chế lây truyền HIV. Cần củng cố và mở rộng hơn nữa các chương trình
dự phòng và điều trị lạm dụng ma túy một cách toàn diện, trong đó có chương trình giảm
thiểu nguy cơ trong khuôn khổ chính sách quy định cụ thể của các nhà tài trợ nhằm giảm
thiểu tỷ lệ dùng chung kim tiêm. Khó tiếp cận với bơm kim tiêm sạch khi cần, đặc biệt
là vào đêm khuya được nhiều người NCMT đề cập là một trở ngại chủ yếu đối với hành
vi tiêm chích an toàn. Hiện nay, việc bán và phân phối bơm kim tiêm chủ yếu là qua các
giáo dục viên đồng đẳng của các dự án ngoài PEPFAR, hiệu thuốc, phòng khám, hay bệnh
viện. Khách hàng NCMT và giáo dục viên đồng đẳng khuyến nghị nên sử dụng các kênh
phi truyền thống để phát bơm kim tiêm, như thông qua lái xe ôm hay những người bán
hàng trên đường phố. Chương trình mở rộng cung cấp bao cao su thông qua các kênh
phi truyền thống đã làm tăng đáng kể tính sẵn có và việc sử dụng bao cao su. Vì thế, các
chương trình tương tự cũng nên được thí điểm nhằm phân phối bơm kim tiêm sạch, để
giảm hành vi tiêm chích không an toàn.
Phối hợp với các nhà tài trợ hỗ trợ cho các chương trình giảm thiểu nguy cơ. • Giảm
thiểu nguy cơ là một phần thiết yếu của các chương trình can thiệp HIV và ma túy hiệu quả
và toàn diện. Giảm thiểu nguy cơ hiện vẫn chưa được ưu tiên đúng mức và hỗ trợ kinh phí
một cách đầy đủ ở Việt Nam. Các tổ chức quốc tế và các cơ quan chính phủ cần vận động
để có thêm nguồn kinh phí tài trợ và điều phối việc sử dụng những nguồn kinh phí này với
những đơn vị đang triển khai các chương trình giảm thiểu nguy cơ.
Kết luận và Khuyến nghị
16 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Xây dựng những chính sách giúp tạo ra một môi trường không kỳ thị và thuận lợi cho •
việc giảm hành vi tiêm chích không an toàn. Hành vi dùng chung bơm kim tiêm khá phổ
biến trong nhóm NCMT, khiến họ dễ dàng bị lây nhiễm HIV. Các can thiệp trên diện rộng
nhằm hỗ trợ cho hành vi tiêm chích an toàn như chương trình phân phát và trao đổi bơm
kim tiêm vẫn còn thiếu ở Việt Nam. Kỳ thị đối với NCMT có thể gây cản trở đến hiệu quả của
công tác tiếp thị xã hội nhằm tạo thuận lợi cho hành vi tiêm chích an toàn cũng như mở
rộng phân phối bơm kim tiêm sạch thông qua các kênh phi truyền thống. Cần xây dựng
các chính sách nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi và không kỳ thị đối với việc bán và
phân phát bơm kim tiêm.
Tạo một môi trường hỗ trợ cho việc giảm hành vi tiêm chích không an toàn thông qua •
gia đình, cộng đồng và sự tham gia của đồng đẳng. Các khuyến nghị của nhóm NCMT
và giáo dục viên đồng đẳng nhấn mạnh rằng để thực hiện được hành vi tiêm chích an toàn,
cần phải có sự tham gia hỗ trợ của gia đình, cộng đồng và của các đồng đẳng. Khuyến nghị
cũng nêu rõ nên mở rộng các chương trình tiếp cận thông qua đồng đẳng viên với sự tham
gia của các bạn tình của người NCMT, người thân trong gia đình, lái xe ôm và các bạn bè
khác nhằm khích lệ và nhắc nhở những người NCMT sử dụng bơm kim tiêm sạch.
Mở rộng phạm vi các chương trình điều trị lạm dụng ma túy hiệu quả.• Ở Việt Nam vẫn
còn thiếu các chương trình điều trị lạm dụng ma túy và điều trị bằng thuốc thay thế một
cách hiệu quả cho những người đang sử dụng ma túy hay những người tái nghiện. Những
can thiệp đặc biệt dành cho người đã từng sử dụng ma túy từ các trung tâm 06 sẽ có khả
năng làm giảm các hành vi nguy cơ. Với việc hồi gia của hàng nghìn người nghiện chích ma
túy đang cai nghiện trong vài năm tới, nhóm người này sẽ cần được hỗ trợ tâm lý, tư vấn,
điều trị thuốc men và trị liệu, ví dụ điều trị bằng methadone khi bị tái nghiện.
Mở rộng các chương trình giảm thiểu nguy cơ.• Với những người NCMT không thể hoặc
sẽ không từ bỏ ma túy, việc sử dụng bơm kim tiêm sạch vẫn được xem là cách tiếp cận tốt
nhất nhằm hạn chế lây truyền HIV. Các chương trình dự phòng và điều trị lạm dụng ma túy
một cách toàn diện trong đó có giảm thiểu nguy cơ nhằm hạn chế hành vi sử dụng chung
bơm kim tiêm cần được đẩy mạnh và mở rộng.
17Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
ThườNg XUyÊN SỬ DỤNg Bao cao SU
Tăng cường khả năng và ý thức trách nhiệm của khách hàng với người khác.• Khách
hàng cần có sự cam kết và ý chí quyết tâm để bảo vệ chính bản thân mình cũng như người
khác khỏi bị lây nhiễm HIV. Các chương trình can thiệp cần xây dựng được niềm tin cho
khách hàng rằng họ có thể tự kiểm soát được các hành động của mình và điều đó khiến họ
có thể bảo vệ được những người thân yêu của họ.
Tăng cường khả năng thuyết phục của phụ nữ mại dâm để họ có thể thuyết phục được •
bạn tình thường xuyên của mình sử dụng bao cao su. Nhiều phụ nữ mại dâm NCMT nói
rằng họ cảm thấy không có đủ kỹ năng để thuyết phục được bạn tình thường xuyên hay
khách hàng nam giới của mình sử dụng bao cao su. Trở ngại trong việc sử dụng bao cao su
rất khác nhau đối với từng phụ nữ mại dâm và khách mua dâm , vì thế, kỹ năng thuyết phục
cần phải điều chỉnh sao cho thích hợp với từng loại phụ nữ mại dâm và bạn tình của họ.
Xua tan những quan niệm và niềm tin sai lệch về lây truyền hiV vốn cản trở hành vi sử •
dụng bao cao su thường xuyên. Kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn nhanh cho thấy
quan niệm lệch lạc về lây truyền HIV vẫn là trở ngại lớn đối với nhóm NCMT. Các chiến dịch
truyền thông thay đổi hành vi và thông tin đại chúng cần phải tháo gỡ những rào cản kiến
thức và những nhầm tưởng hiện còn đang phổ biến trong mạng lưới những người NCMT.
Tạo dựng môi trường hỗ trợ cho việc sử dụng thường xuyên bao cao su thông qua •
tham gia của các đồng đẳng. Khuyến nghị từ các giáo dục viên đồng đẳng nhấn mạnh sự
cần thiết của hỗ trợ đồng đẳng trong việc sử dụng bao cao su thường xuyên. Khuyến nghị
cùng đề cập đến vai trò của các bạn tình của người NCMT cũng như các đồng đẳng khác
trong việc khích lệ và nhắc nhở những người NCMT tự bảo vệ bản thân và bạn tình của họ
khỏi bị lây nhiễm HIV/STI.
18 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
TăNg cườNg SỬ DỤNg cÁc DỊch vỤ Tư vấN XéT Nghiệm
Tự NgUyệN & DỊch vỤ KhÁm vÀ điỀU điỀU TrỊ cÁc BệNh LÂy
TrUyỀN QUa đườNg TÌNh DỤc
Xây dựng nhận thức về ích lợi của việc xét nghiệm thường xuyên.• HIV vẫn tiếp tục lan rộng khi mọi người
không biết mình đã bị nhiễm và vẫn tiếp tục có các hành vi tình dục không an toàn ngay cả với bạn tình
thường xuyên của mình.
cải thiện chất lượng và sự tiện lợi của các dịch vụ VcT/STi.• Nhiều người NCMT nói rằng các dịch vụ VCT và
STI cần được cải thiện và trở nên tiện lợi hơn nữa. Cả người NCMT và giáo dục viên đồng đẳng cùng khuyến
nghị rằng các câu lạc bộ, các cơ sở dịch vụ VCT và STI cần cung cấp các dịch vụ lồng ghép bao gồm dịch vụ
VCT, STI, thuốc men, giáo dục giải trí, và chuyển tuyến.
Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ VcT/STi thông qua các hoạt động xây dựng hình ảnh •
sáng tạo và tiếp cận cộng đồng mục tiêu. Các can thiệp mục tiêu cần được thực hiện nhằm tăng cường sử
dụng các dịch vụ VCT/STI của nhóm NCMT. Mô hình phòng khám di động cung cấp lồng ghép các dịch vụ
VCT và STI cần được thí điểm nhằm tiếp cận nhóm NCMT hiện đang sinh sống tại những vùng xa trung tâm
thành phố hay những người không đến được các cơ sở dịch vụ do không có phương tiện đi lại.
Tăng cường năng lực cho nhân viên y tế nhằm giúp họ có khả năng cung cấp các dịch vụ VcT và STi thân •
thiện với khách hàng. Người NCMT gặp rất nhiều trở ngại trong việc đi khám thường xuyên, chẳng hạn như
xấu hổ, lo rằng mình sẽ bị bác sĩ hay nhân viên y tế phát hiện là NCMT và vì thế sẽ bị chỉ trích. Đào tạo và giáo
dục cho nhân viên y tế cung cấp dịch vụ VCT và STI để họ hiểu được ích lợi của việc cung cấp các dịch vụ điều
trị và chăm sóc một cách thân thiện không kỳ thị với tất cả các bệnh nhân chính là biện pháp tốt giúp thúc đẩy
việc sử dụng các dịch vụ VCT/STI.
các chiến dịch truyền thông đại chúng chống kỳ thị đối với việc sử dụng các dịch vụ VcT và STi. • Lo sợ
bị kỳ thị và phân biệt đối xử được xem là trở ngại chính của nhóm NCMT khi muốn tiếp cận với các dịch vụ
điều trị STI cũng như tư vấn và xét nghiệm HIV. Ở Việt Nam, sử dụng các dịch vụ VCT và STI thường bị kỳ thị.
Nhiều người cho rằng các dịch vụ này chỉ chuyên dành cho các nhóm quần thể có nguy cơ rất cao. Triển khai
mở rộng nhanh chóng các dịch vụ VCT/STI cũng như truyền thông đại chúng về các dịch vụ này, đặc biệt là
truyền thông cho khách mua dâm, sẽ làm giảm kỳ thị đối với loại hình dịch vụ này đồng thời giúp nâng cao
mức độ nhận thức về nguy cơ của toàn xã hội.
Thiết kế & in ấn: công ty LUcK hoUSE graphicS
in 500 bản tiếng việt và 500 bản tiếng anh khổ 21x28 (cm)
giấy phép xuất bản số: 974-2007/cXB/01-171/vhTT cấp ngày 14-12-2007
in xong nộp lưu chiểu vào quý i năm 2008
20 Trao đổi với người nghiện chích ma túy: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi dự phòng HIV
Fhi/Vietnam
Tầng 3, số 1 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84.4) 934.8560 – Fax: (84.4) 934.8650
Email: fhivn@fhi.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tập huấn - Trao đổi với người nghiện ma túy về phòng chống HIV.pdf