I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Kiến thức: Tính toán và vẽ sơ đồ trải bộ dây stato động cơ KĐB xoay chiều 3 pha kiểu xếp kép.
- Kỹ năng:
+ Làm thành thạo khuôn quấn dây đúng kích thước, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Chọn, cắt và lót bìa cách điện vào rãnh stato động cơ;
+ Quấn bin dây, nhóm bin dây đúng số vòng, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Lồng thành thạo bộ dây vào rãnh Stato động cơ KĐB xoay chiều 3 pha kiểu xếp kép đúng theo sơ đồ trải, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Vận hành và kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện theo yêu cầu.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành. Tổ chức nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan
235 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Thực hành máy điện, truyền động điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đặc tính thu được trong bài này có dạng sau:
Hình 8.14 Các đặc tính động cơ một chiều kích từ nối tiếp
Bước 7: Dừng mạch
- Cắt Áptômát nguồn
Bài tập 8.3 Xây dựng đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
Thời gian: 20’
1. Sơ đồ mạch nguyên lý (hình 8.15)
Sơ đồ đấu cuộn kích thích nối tiếp tương tự như trong bài 8.1. Lưu ý để đấu
cuộn nối tiếp là trợ từ thì chiều đấu là từ đầu A2 đến D1-D3-D2.
171
Hình 8.15 Sơ đồ nguyên lý bài tập 8.3
2. Sơ đồ đấu nối thiết bị (hình 8.16)
Hình 8.16 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài tập 8.3
3. Quy trình thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn các thiết bị theo mục III
- Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đấu nối
172
Bước 2: Cấp nguồn
- Kiểm tra nguồn cấp
- Đóng Áptômát nguồn
- Bật công tắc nguồn bộ điều khiển Servo, chọn Torque control
- Bật công tắc đồng hồ đo và chọn nút U, I
- Xoay biến trở về vị trí 0
Bước 3: Vận hành
- Ấn nút RUN trên bộ điều khiển servo và khởi động phần mềm Active Servo.
- Trong menu Setting>Oparating mode>Torque control
- Trong menu Chart>Properties:
+ Chọn tab Axes đặt trục hoành là Torque, trục tung là Speed, Amature
current, Amature voltage.
+ Chọn tab Scale đặt khoảng đo của Torque với minimum là 0Nm và
maximum là 1.4Nm và Division là 0.2Nm.
Bước 4: Vẽ các đường đặc tính với cuộn kích từ nối tiếp đấu vào đầu D1-D2
- Ấn nút “RUN” trên bộ điều khiển Servo và Click vào nút “Start/Stop”
trong giao diện của phần mềm ActiveServo.
- Ghi lại các đặc tính bằng cách click vào nút “Output ramp” . Máy tính sẽ
tự động vẽ các đường đặc tính.
Bước 5: Dừng vẽ
- Click lần nữa vào nút “Output ramp”;
- Ấn nút “Stop” trên bộ điều khiẻne Servo;
Bước 6: Lưu (Save as) các đường đặc tính là hình a theo quy định tên file ở
phụ lục 1.
Các đặc tính thu được với 100% cuộn kích từ nối tiếp D1-D2 như hình 8.17.
Bước 7: Dừng mạch
- Ấn nút STOP trên bộ điều khiển servo
- Ấn nút OFF trên bộ nguồn một chiều
- Cắt Áptômát nguồn
Bước 8: Vẽ các đường đặc tính với cuộn kích từ nối tiếp đấu vào đầu D2-D3
- Đấu 2 đầu cuộn kích từ nối tiếp vào đầu D2-D3 (70% cuộn kích từ nối tiếp)
- Làm lại các bước 4, 5, 6, 7
- Lưu (Save as) các đường đặc tính là hình b theo quy định tên file ở phụ lục 1.
Các đường đặc tính trong trường hợp này như hình 8.18.
173
Hình 8.17 Các đặc tính động cơ một chiều KTHH trợ từ với 100% cuộn dây KTNT
Hình 8.18 Các đặc tính động cơ một chiều kích từ hỗn hợp trợ từ với 70% cuộn dây
KTNT
Bước 9: Vẽ các đường đặc tính với cuộn kích từ nối tiếp đấu vào đầu D1-D3
- Đấu 2 đầu cuộn kích từ nối tiếp vào đầu D1-D3 (30% cuộn kích từ nối tiếp)
- Làm lại các bước 4, 5, 6,7
- Lưu (Save as) các đường đặc tính là hình c theo quy định tên file ở phụ lục 1.
- Các đường đặc tính trong trường hợp này như hình 8.19.
174
Hình 8.19 Các đặc tính động cơ một chiều kích từ hỗn hợp trợ từ với 30% cuộn dây
KTNT
B. Những sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Bước Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 - Chuẩn bị thiếu dụng
cụ, thiết bị
- Chưa nhận biết đầy
đủ các dụng cụ, thiết bị
- Tìm hiểu, hỏi GV
hướng dẫn, bạn bè
- Dụng cụ, thiết bị tại
phòng không đủ
- Báo cáo GV hướng dẫn
- Lắp ráp, đấu nối thiết
bị sai
- Đọc sai sơ đồ nguyên
lý và lắp ráp
- Đấu lại
2 - Không đóng được
áptômát nguồn chính
- Chưa đấu dây bảo vệ - Đấu dây bảo vệ
- Các giắc cắm chưa
chặt
- Ấn mạnh các đầu giắc
cắm
- Chưa đóng áptômát
tổng
- Đóng áptômát tổng
- Các đồng hồ đo không
hiển thị
- Chưa đấu đúng vị trí
U, I và O
- Đấu lại cho đúng
3 - Không khởi động được
phần mềm Active Servo
- Lỗi cài đặt - Cài đặt lại
- Chưa cắm cáp USB - Cắm lại cáp USB
- Cài đặt không đúng
các tham số trong phần
mềm
- Chưa xác định đúng
các tham số cần cài đặt
- Xem lại hướng dẫn
hoặc hỏi GVHD
175
4 - Không vẽ được đặc
tính
- Chưa ấn nút RUN - Ấn nút RUN
- Đặt sai khoảng vẽ - Đặt lại trên phần mềm
- Không ghi số liệu vào
phiếu luyện tập
- Quên - Ghi số liệu vào phiếu
5 - Dừng mạch sai quy
trình
- Đọc sai quy trình ngắt - Thực hiện đúng thứ tự
ngắt từ tải đến nguồn
6 - Lưu sai tên file - Đọc sai - Xem lại phụ lục 1
C. Tổ chức luyện tập
PHIẾU LUYỆN TẬP
Kỹ năng thực hiện: Xây dựng đặc tính của động cơ một chiều
Họ tên sinh viên: ...............................................Lớp: ..........................Ngày:...................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Bảng các số liệu định mức của động cơ một chiều SE2672-3D:
P (W) U (V) I(A) n (rpm) Ukt (V) Ikt (A)
1. Dựa vào số liệu thu được trong bài tập 8.1, hãy chuyển sang hệ đơn vị tương
đối và vẽ đặc tính không tải của máy phát đồng bộ.
M (Nm)
M*
n (rpm)
n*
U (V)
U*
I(A)
I*
Vẽ các đặc tính:
176
2. Dựa vào các đặc tính thu được trong bài tập 8.2, hãy viết tiếp vào các chỗ
chấm cho đúng:
- Muốn đảo chiều quay của động cơ ta có thể ..
hoặc
- Mômen trên trục động cơ càng nhỏ thì tốc độ động cơ càng ..
3. Dựa vào các đặc tính thu được trong bài tập 8.3, hãy viết tiếp vào các chỗ
chấm cho đúng:
- Tốc độ trên trục động cơ càng nhỏ thì mômen càng ..
- Khi tỷ lệ cuộn kích thích nối tiếp càng nhỏ thì tốc độ không tải càng
Câu hỏi, bài tập về nhà
Câu hỏi 1: Tại sao nói đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ độc lập và
kích từ song song là tương tự nhau?
Câu hỏi 2: Tại sao không được để động cơ một chiều kích từ nối tiếp chạy
không tải hoặc tải nhỏ?
Câu hỏi 3: Nếu đấu không đúng các cực tính của các cuộn kích từ nối tiếp và
song song trong động cơ một chiều kích từ hỗn hợp thì điều gì sẽ xảy ra?
Bài tập: Tính toán các giá trị cơ bản của động cơ một chiều có trong phòng thí
nghiệm dựa vào các thông số ghi trên nhãn máy (SE2672-3D).
177
V. Phiếu kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: Xây dựng các đặc tính của động cơ một chiều.
Họ và tên sinh viên:.............. MSSV:...........................................................
Lớp............................................... Ngày..........tháng........năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
TT Tiêu chí đánh giá
Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
I Công tác chuẩn bị 5
1 Số lượng thiết bị, dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao
động đầy đủ.
3
2 Chủng loại vật tư chính xác. 2
II Thực hiện đúng trình tự và đầy đủ các bước thao
tác công việc
75
1 Nối dây đúng sơ đồ mạch điện lấy đặc tính cơ của
động cơ một chiều kích từ song song
10
2 Lấy đủ số liệu đặc tính cơ của động cơ một chiều kích
từ song song
5
3 Nối dây đúng sơ đồ mạch điện lấy đặc tính cơ của
động cơ một chiều kích từ nối tiếp
10
4 Vẽ đúng, đủ số liệu đặc tính cơ của động cơ một chiều
kích từ nối tiếp
5
5 Nối dây đúng sơ đồ mạch điện lấy đặc tính cơ của
động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
10
6 Vẽ đúng, đủ số liệu đặc tính cơ của động cơ một
chiều kích từ hỗn hợp
5
8 Tính và vẽ đúng đặc tính cơ của động cơ một chiều
kích từ song song
5
9 Điền đúng, đầy đủ phiếu luyện tập 25
10 Đấu sai sơ đồ nguyên lý -10
11 Không đấu dây bảo vệ -10
12 Không đấu dây an toàn -10
13 Không ghi số liệu vào phiếu -10
14 Dừng mạch sai quy trình -10
III An toàn 10
178
1 Trang bị bảo hộ lao động 2,5
2 Sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị 2,5
3 Nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp 2,5
4 Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 2,5
IV Thời gian 10
1 Hết thời gian (dừng để đánh giá) 0
2 Xong trước thời gian định mức 1-5 phút 5
3 Xong trước thời gian định mức >5 phút 10
V Tổng điểm 100
Tổng điểm (theo thang điểm 10) = V/10 = (bằng chữ:.)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
179
BÀI 9: ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Kiến thức:
+ Hiểu được các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều
+ So sánh, đánh giá các đường đặc tính
- Kỹ năng:
+ Đấu nối, vận hành mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều
+ Xây dựng các đặc tính cơ khi điều chỉnh tốc độ của động cơ một chiều
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí
sáng tạo trong thực hành. Tổ chức nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan
1. Nguyên tắc chung
1.1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng
Việc điều chỉnh điện áp phần ứng có thể thực hiện nhờ bộ biến trở mắc nối tiếp với
phần ứng hoặc nhờ bộ biến đổi (BBĐ) như bộ biến đổi máy điện (gồm máy phát 1 chiều,
máy điện khuếch đại); bộ biến đổi từ (gồm khuếch đại từ 1 pha, 3 pha); bộ biến đổi điện
tử-bán dẫn (bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ băm áp). Sơ đồ nguyên lý như hình 9.1.
Hình 9.1 Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ bằng bộ biến đổi (BBĐ)
1.2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp kích thích (thay đổi từ thông)
Phương pháp này chỉ có thể điều chỉnh theo chiều giảm từ thông. Nếu từ thông
thay đổi đủ nhỏ thì mômen giảm, làm cho tốc độ động cơ tăng. Tuy nhiên nếu từ thông
giảm nhiều thì tốc độ động cơ có thể giảm.
1.3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thêm điện trở phụ
Khi thêm điện trở phụ vào mạch phần ứng sẽ làm giảm tốc độ động cơ nhưng
không làm thay đổi tốc độ khi không tải (lý tưởng). Để thêm điện trở vào mạch phần
ứng ta có thể sử dụng các điện trở có giá trị cố định được điều khiển bằng côngtắctơ
hoặc bộ khống chế. Cũng có thể thay đổi điện trở phần ứng bằng phương pháp điện trở
xung sử dụng khóa điện tử, van bán dẫn.
180
2. Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập/song song
2.1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng
Khi giảm điện áp đặt vào động cơ sẽ cho các đường đặc tính cơ song song với
nhau (hình 9.2). Tốc độ động cơ dưới tốc độ cơ bản.
Hình 9.2 Đặc tính cơ ĐCMC KTĐL khi giảm điện áp phần ứng
2.2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp kích thích (thay đổi từ thông)
Nếu điện áp phần ứng U = Uđm, điện trở phần ứng Rư = const thì khi thay đổi
(theo hướng giảm) từ thông sẽ làm cho giá trị tốc độ không tải thay đổi theo hướng
tăng dần và độ cứng của đặc tính cơ giảm, dòng điện ngắn mạch không đổi (hình 9.3).
2.3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thêm điện trở phụ
Nếu điện áp phần ứng U = Uđm, điện trở phần ứng = const thì khi thêm điện
trở phụ vào mạch phần ứng sẽ không làm thay đổi tốc độ không tải nhưng độ cứng của
đặc tính cơ giảm (hình 9.4).
Hình 9.3 Đặc tính cơ ĐCMC KTĐL khi
giảm từ thông
Hình 9.4 Đặc tính cơ ĐCMC KTĐL khi
thêm điện trở phụ
3. Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ nối tiếp
Do cuộn dây kích từ mắc nối tiếp với mạch phần ứng nên khả năng quá tải khả
năng khời động rất tốt và khả năng chịu tải của loại động cơ này không bị ảnh hưởng
181
bởi sự sụt áp nguồn trên đường dây dài. Động cơ này thích hợp với các loại tải như
máy nâng chuyển, máy cán thép, đầu máy xe điện
3.1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng
Phương pháp này chỉ cho phép điều chỉnh tốc độ dưới tốc độ cơ bản nhưng cho
hiệu suất cao do không gây thêm tổn hao trên bộ biến đổi. Phương pháp này ứng dụng
trong truyền động dùng trong ngành giao thông vận tải.
3.2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông
Để điều chỉnh từ thông của cuộn kích từ nối tiếp ta có thể dùng các cách sau:
+ Thay đổi số vòng dây cuộn kích từ
+ Mắc điện trở song song với cuộn kích từ
Các cách trên làm giảm từ thông xuống nên có thể điều chỉnh được tốc độ lớn
hơn tốc độ cơ bản.
3.3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thêm điện trở phụ
Phương pháp này gây tổn hao trên điện trở phụ lớn, làm giảm hiệu suất của
động cơ nên ít được dùng.
4. Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
Tốc độ của động cơ một chiều kích từ hỗn hợp có thể điều chỉnh bằng các
phương pháp như động cơ kích từ độc lập/song song. Ngoài ra, việc nối cuộn dây kích
thích nối tiếp kiểu thuận hay ngược cũng có thể làm thay đổi tốc độ của động cơ.
Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp được dùng trong những nơi cần các
điều kiện mômen mở máy lớn, gia tốc quay khi mở máy lớn, tốc độ biến đổi theo tải
trong một vùng rộng như trong máy ép, máy in, máy cán thép
III. Thiết bị, dụng cụ, vật tư cho một bàn thực hành
TT Model Tên thiết bị
Số
lượng
Ghi
chú
1 SO3636-6V
Bàn thực hành với động cơ Servo bao gồm
phần mềm đi kèm
01
2 SE2662-2A Khớp nối bằng cao su 01
3 SE2662-7B Đầu nối bảo vệ 01
4 SE2672-3D Máy điện một chiều, 0.3kW 01
5 SO3212-6W Tải thông dụng cho máy điện một chiều 01
6 SO3212-6B Bộ điện trở khởi động 01
7 SO3212-5F Bộ điều khiển từ trường 01
8 SO3212-6M Điện trở phụ 01
9 SO3212-5U Khối nguồn đa năng với nguồn DC và 3 pha 01
182
10 SO5127-1Z
Đồng hồ tương tự/Số đo công suất và hệ số
công suất
02
11 SO5148-1F Bộ dây nối an toàn, 4mm 01
12 SO5126-9X Zắc cắm nối an toàn 19/4mm, màu trắng 15
13 SO5126-9Z Zắc cắm nối an toàn 19/4mm, màu trắng có nắp 05
14
Máy PC được kết nối với bộ điều khiển động
cơ Servo bằng cáp USB.
01
Hướng dẫn an toàn
- Chỉ sử dụng các dây nối an toàn của phòng thực hành.
- Mọi thiết bị có nối đất đều bắt buộc phải nối đất.
- Cẩn thận kiểm tra hệ thống dây nối trước khi đóng điện mạch chính.
- Luôn sử dụng miếng khớp nối và đầu nối bảo vệ.
IV. Thực hành
A. Trình tự thực hiện
Bài tập 9.1 Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập/song song
Thời gian: 150’
1. Sơ đồ mạch nguyên lý
Hình 9.5 Sơ đồ nguyên lý bài tập 9.1
183
2. Sơ đồ đấu nối thiết bị
Hình 9.6 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài tập 9.1
3. Quy trình thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn các thiết bị theo mục III
- Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp
Bước 2: Cấp nguồn
- Kiểm tra nguồn cấp
- Bật công tắc nguồn bộ điều khiển Servo, chọn Torque control
- Bật công tắc đồng hồ đo và chọn nút U, I
- Xoay biến trở về vị trí 0
Bước 3: Vận hành
- Ấn nút RUN trên bộ điều khiển servo và khởi động phần mềm Active
Servo
- Trong menu Setting > Oparating mode > Torque control
- Trong menu Chart > Properties:
+ Chọn tab Axes đặt trục hoành là Torque, trục tung là Speed.
+ Chọn tab Scale đặt khoảng đo của Torque với minimum là 0Nm và
maximum là 1.0Nm và Division là 0.1Nm.
Bước 4: Vẽ các đường đặc tính khi điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm
điện áp phần ứng.
- Đóng Áptômát cấp nguồn chính
- Ấn nút ON (màu vàng) để cấp nguồn 1 chiều có điều khiển.
- Xoay núm điều chỉnh và quan sát trên đồng hồ đo U phần ứng đến khi U =
Uđm = 220V
184
- Ấn nút “RUN” trên bộ điều khiển động cơ Servo và Click vào nút
“Start/Stop” trong giao diện của phần mềm ActiveServo.
- Ghi lại các đặc tính bằng cách click vào nút “Output ramp” . Máy tính
sẽ tự động vẽ các đường đặc tính.
Bước 5: Dừng vẽ
- Click lần nữa vào nút “Output ramp”; Ấn nút “Stop” trên bộ điều khiển
Servo; Ngắt nguồn 3 pha;
- Giảm điện áp phần ứng lần lượt về 190V, 160V và làm lại bước 4 để vẽ
các đường đặc tính khác.
Bước 6: Lưu lại (Save as) các đường đặc tính là hình a theo quy định tên
file ở phụ lục 1.
Các đường đặc tính cơ có dạng như sau:
Hình 9.7 Dạng đặc tính cơ khi giảm điện áp phần ứng ĐCMC KTĐL
Bước 7: Dừng mạch
- Ấn nút STOP trên bộ điều khiển servo
- Ấn nút OFF trên bộ nguồn một chiều
Bước 8: Vẽ các đường đặc tính khi điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm từ
thông.
Thực hiện lại từ bước 4 theo trình tự sau:
- Tại bước 4: Xoay núm điều chỉnh và quan sát trên đồng hồ đo điện áp phần
ứng đến khi U = Uđm = 220V;
- Tại bước 5: Dừng vẽ; Tăng dần biến trở để giảm dòng điện kích từ lần lượt về
0.8iktđm và 0.6iktđm.
- Làm lại bước 6 và 7.
Lưu lại (Save as) các đường đặc tính là hình b theo quy định tên file ở phụ lục 1.
185
Các đường đặc tính cơ có dạng như sau:
Hình 9.8 Dạng đặc tính cơ khi giảm từ thông ĐCMC KTĐL
Bài tập 9.2 Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ nối tiếp Thời gian: 150’
1. Sơ đồ mạch nguyên lý
Hình 9.9 Sơ đồ nguyên lý bài tập
9.2
Hình 9.10 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài tập 9.2
2. Sơ đồ đấu nối thiết bị (hình 9.10)
3. Quy trình thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn các thiết bị theo mục III
- Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp
186
Bước 2: Cấp nguồn
- Bật công tắc nguồn bộ điều khiển Servo, chọn Torque control
- Bật công tắc đồng hồ đo và chọn nút U, I
- Xoay biến trở về vị trí min (0)
Bước 3: Vận hành
- Ấn nút RUN trên bộ điều khiển servo và khởi động phần mềm Active
Servo
- Trong menu Setting > Oparating mode > Speed control
- Trong menu Chart > Properties:
+ Chọn tab Axes đặt trục hoành là Speed, trục tung là Torque.
+ Chọn tab Scale đặt khoảng đo của Torque với minimum là 1000rpm và
maximum là 3000rpm và Division là 100rpm.
Bước 4: Vẽ các đường đặc tính khi điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm
điện áp phần ứng.
- Đóng Áptômát cấp nguồn chính.
- Ấn nút ON (màu vàng) để cấp nguồn 1 chiều có điều khiển.
- Xoay núm điều chỉnh và quan sát trên đồng hồ đo điện áp phần ứng đến
khi U = Uđm = 220V.
- Ấn nút “RUN” trên bộ điều khiển Servo và Click vào nút “Start/Stop”
trong giao diện của phần mềm Active Servo.
- Ghi lại các đặc tính bằng cách click vào nút “Output ramp” . Máy tính
sẽ tự động vẽ các đường đặc tính.
Bước 5: Dừng vẽ
- Click lần nữa vào nút “Output ramp”; Ấn nút “STOP” trên bộ điều khiển
Servo;
- Tăng điện trở phụ lần lượt lên 20 và 47 (max) rồi vẽ các đường đặc
tính khác như bước 4.
Bước 6: Xác định điểm làm việc tĩnh
- Trong menu View>Load Emulation.
- Trong menu Settings>Load>Calender (tải máy cán).
- Thay đổi trị số Load constant để xác định điểm làm việc với mômen định
mức ở từng cấp điện trở phụ.
Bước 7: Lưu (Save as) các đường đặc tính là hình a theo quy định tên
file ở phụ lục 1.
Bước 8: Dừng mạch
- Ấn nút STOP trên bộ điều khiển servo
187
- Ấn nút OFF trên bộ nguồn một chiều
Bước 9: Vẽ các đường đặc tính khi giảm từ thông kích từ bằng cách
giảm số vòng dây cuộn kích từ.
Thực hiện các bước theo trình tự sau:
- Tại bước 3: Chọn tab Scale đặt khoảng đo của Torque với minimum là
1500rpm và maximum là 3500rpm và Division là 100rpm.
- Tại bước 4: Xoay biến trở ngược kim đồng hồ và quan sát trên đồng hồ đo
điện áp phần ứng U đến khi U = Uđm = 220V rồi vẽ đường đặc tính cơ với 100% cuộn
kích từ (đầu D1-D2)
- Tại bước 5: Dừng vẽ
- Tại bước 8: Dừng mạch, chuyển sang sơ đồ đấu với 70% cuộn kích từ (đầu
D2-D3) và vẽ đặc tính cơ. Lưu ý điện áp phần ứng phải giữ U = Uđm = 220V.
Sau đó tiếp tục vẽ đặc tính cơ với 30% cuộn kích từ khi đấu với đầu D1-D3.
- Tại bước 6: Xác định điểm làm việc tĩnh với tải Calender ở từng mức từ thông
với mômen định mức.
Lưu (Save as) các đường đặc tính là hình b theo quy định tên file ở phụ lục 1.
Bài tập 9.3 Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ hỗn hợp Thời gian: 150’
1. Sơ đồ mạch nguyên lý
Hình 9.11 Sơ đồ nguyên lý bài 9.3 với 100% cuộn kích từ nối tiếp
2. Sơ đồ đấu nối thiết bị
188
Hình 9.12 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài tập 9.3
3. Quy trình thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn các thiết bị theo mục III
- Lắp ráp mạch theo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp
Bước 2: Cấp nguồn
- Kiểm tra nguồn cấp
- Bật công tắc nguồn bộ điều khiển Servo, chọn Torque control
- Bật công tắc đồng hồ đo và chọn nút U, I
- Xoay biến trở về vị trí min (0)
Bước 3: Vận hành
- Ấn nút RUN trên bộ điều khiển servo và khởi động phần mềm Active
Servo
- Trong menu Setting > Oparating mode > Torque control
- Trong menu Chart > Properties:
+ Chọn tab Axes đặt trục hoành là Torque, trục tung là Speed.
+ Chọn tab Scale đặt khoảng đo của Torque với minimum là 0Nm và
maximum là 1.4Nm và Division là 0.2Nm.
Bước 4: Vẽ các đường đặc tính khi điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm
điện áp phần ứng.
- Đóng Áptômát cấp nguồn chính
- Ấn nút ON (màu vàng) để cấp nguồn 1 chiều có điều khiển.
189
- Xoay núm điều chỉnh và quan sát trên đồng hồ đo U phần ứng đến khi U =
Uđm = 220V
- Ấn nút “RUN” trên bộ điều khiển Servo và Click vào nút “Start/Stop”
trong giao diện của phần mềm ActiveServo.
- Ghi lại các đặc tính bằng cách click vào nút “Output ramp” . Máy tính
sẽ tự động vẽ các đường đặc tính.
Bước 5: Dừng vẽ
- Click lần nữa vào nút “Output ramp”; Ấn nút “STOP” trên bộ điều khiển
Servo;
- Tăng điện trở phụ lần lượt lên 20 và 47 (max) rồi vẽ các đường đặc
tính khác như bước 4.
Bước 6: Xác định điểm làm việc tĩnh
- Trong menu View>Load Emulation.
- Trong menu Settings>Load>Pum/fan (tải bơm/quạt)
- Thay đổi trị số Load constant để xác định điểm làm việc với mômen định
mức ở từng cấp điện trở phụ.
Bước 7: Lưu lại (Save as) các đường đặc tính là hình a theo quy định tên
file ở phụ lục 1.
Bước 8: Dừng mạch
- Ấn nút STOP trên bộ điều khiển servo
- Ấn nút OFF trên bộ nguồn một chiều
Bước 9: Vẽ các đường đặc tính khi giảm từ thông kích từ bằng cách
giảm số vòng dây cuộn kích từ.
Thực hiện các bước theo trình tự sau:
- Tại bước 4: Xoay biến trở ngược kim đồng hồ và quan sát trên đồng hồ đo
điện áp phần ứng U đến khi U = Uđm = 220V rồi vẽ đường đặc tính cơ với 100% cuộn
kích từ (đầu D1-D2)
- Tại bước 5: Dừng vẽ;
- Tại bước 8: Dừng mạch. Đấu cuộn kích từ vào đầu D2-D3 bằng cách chuyển
đầu đấu D1 sang D3 để lấy 70% cuộn kích từ (hình 9.13) và vẽ đặc tính cơ.
Tiếp tục vẽ đặc tính cơ với 30% cuộn kích từ khi đấu với đầu D1-D3 (hình 9.14).
- Tại bước 6: Xác định điểm làm việc tĩnh với tải Pum/Fan ở từng mức từ thông
với mômen định mức.
Lưu (Save as) các đường đặc tính là hình b theo quy định tên file ở phụ lục 1.
190
Hình 9.13 Sơ đồ đấu với 70% cuộn KTNT
Hình 9.14 Sơ đồ đấu với 30% cuộn
KTNT
B. Những sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Bước Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 - Chuẩn bị thiếu dụng
cụ, thiết bị
- Chưa nhận biết đầy
đủ các dụng cụ, thiết bị
- Tìm hiểu, hỏi GV
hướng dẫn, bạn bè
- Dụng cụ, thiết bị tại
phòng không đủ
- Báo cáo GV hướng dẫn
- Lắp ráp, đấu nối thiết
bị sai
- Đọc sai sơ đồ nguyên
lý và lắp ráp
- Đấu lại
2 - Không đóng được
áptômát nguồn chính
- Chưa đấu dây bảo vệ - Đấu dây bảo vệ
- Các giắc cắm chưa
chặt
- Ấn mạnh các đầu giắc
cắm
- Chưa đóng áptômát
tổng
- Đóng áptômát tổng
- Các đồng hồ đo không
hiển thị
- Chưa đấu đúng vị trí
U, I và O
- Đấu lại cho đúng
3 - Không khởi động được
phần mềm Active Servo
- Lỗi cài đặt
- Chưa cắm cáp USB
- Cài đặt lại
- Cắm lại cáp USB
- Cài đặt không đúng
các tham số trong phần
mềm
- Chưa xác định đúng
các tham số cần cài đặt
- Xem lại hướng dẫn
hoặc hỏi GVHD
191
4 - Không vẽ được đặc
tính
- Chưa ấn nút RUN - Ấn nút RUN
- Đặt sai khoảng vẽ - Đặt lại trên phần mềm
- Không ghi số liệu vào
phiếu luyện tập
- Quên - Ghi số liệu vào phiếu
5 - Dừng mạch sai quy
trình
- Đọc sai quy trình ngắt - Thực hiện đúng thứ tự
ngắt từ tải đến nguồn
6 - Lưu sai tên file - Đọc sai - Xem lại phụ lục 1
C. Tổ chức luyện tập
PHIẾU LUYỆN TẬP
Kỹ năng thực hiện: Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều
Họ tên sinh viên: ...............................................Lớp: ..........................Ngày:...................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
1. Dựa vào các đặc tính thu được trong bài tập 9.1, hãy viết tiếp vào các chỗ
chấm cho đúng:
- Khi mômen tải không đổi, nếu điện áp phần ứng giảm thì tốc độ động cơ
- Khi điện áp phần ứng không đổi, nếu tăng mômen tải thì tốc độ động cơ
- Khi điện áp kích từ không đổi, nếu giảm điện áp phần ứng thì các đường đặc
tính cơ ở mỗi mức điện áp sẽ
- Khi điện áp phần ứng không đổi, nếu điện áp kích từ càng giảm thì độ dốc các
đường đặc tính ở mỗi mức sẽ
2. Dựa vào các đặc tính thu được trong bài tập 9.2, hãy viết tiếp vào các chỗ
chấm cho đúng:
- Khi mômen tải không đổi, nếu điện áp phần ứng giảm thì tốc độ động cơ .
- Khi điện áp phần ứng không đổi, nếu giảm mômen tải thì tốc độ động cơ .
.động cơ vận hành ở tải nhỏ hoặc không tải.
- Nếu giảm điện áp nguồn cấp thì các đường đặc tính cơ có xu hướng dịch dần về
phía
- Khi điện áp nguồn cấp không đổi, nếu giảm số vòng dây cuộn kích từ thì tốc độ
sẽ
3. Dựa vào các đặc tính thu được trong bài tập 9.3, hãy viết tiếp vào các chỗ
chấm cho đúng:
- Khi mômen tải không đổi, nếu điện áp phần ứng giảm thì tốc độ động cơ .
- Khi điện áp phần ứng không đổi, nếu giảm mômen tải thì tốc độ động cơ .
- Nếu giảm điện áp nguồn cấp thì các đường đặc tính cơ có xu hướng dịch dần về
phía
192
- Khi điện áp nguồn cấp không đổi, nếu giảm số vòng dây cuộn kích từ thì tốc độ
sẽ
Câu hỏi, bài tập về nhà
Câu hỏi 1: Khi động cơ một chiều kích từ song song đang làm việc mà mất
kích từ thì sẽ xảy ra vấn đề gì?
Câu hỏi 2: Động cơ một chiều kích từ nối tiếp có nên dùng trong truyền động
các tải dạng cầu trục, thang máy được không? Tại sao?
Câu hỏi 3: Tại sao khi điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
bằng cách giảm điện áp (tải không đổi) có thể làm động cơ dừng.
Bài tập 1: Tính toán giá trị điện trở phụ cần thêm vào mạch phần ứng của động
cơ một chiều kích từ song song SE2672-3D để tốc độ giảm 20% khi tải định mức.
Bài tập 2: Tính toán giá trị điện áp phần ứng của động cơ một chiều kích từ nối
tiếpSE2672-3D để tốc độ tăng 20% khi tải định mức.
V. Phiếu kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều
Họ và tên sinh viên:.............. MSSV:...........................................................
Lớp............................................... Ngày..........tháng........năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
TT Tiêu chí đánh giá
Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
I Công tác chuẩn bị 5
1 Số lượng thiết bị, dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao
động đầy đủ.
3
2 Chủng loại vật tư chính xác. 2
II Thực hiện đúng trình tự và đầy đủ các bước thao
tác công việc
75
1 Nối dây đúng sơ đồ mạch điện điều chỉnh tốc độ động
cơ một chiều kích từ độc lập/song song
10
2 Nối dây đúng sơ đồ mạch điện điều chỉnh tốc độ động
cơ một chiều kích từ nối tiếp
10
3 Nối dây đúng sơ đồ mạch điện điều chỉnh tốc độ động
cơ một chiều kích từ hỗn hợp
5
4 Vẽ đúng, đủ số liệu các đặc tính điều chỉnh tốc độ
động cơ một chiều kích từ độc lập/song song
10
193
5 Vẽ đúng, đủ số liệu các đặc tính điều chỉnh tốc độ
động cơ một chiều kích từ nối tiếp
10
6 Vẽ đúng, đủ số liệu các đặc tính điều chỉnh tốc độ
động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
5
7 Điền đúng, đầy đủ phiếu luyện tập 25
8 Đấu sai sơ đồ nguyên lý -10
9 Không đấu dây bảo vệ -10
10 Không đấu dây an toàn -10
11 Không ghi số liệu vào phiếu -10
12 Dừng mạch sai quy trình -10
III An toàn 10
1 Trang bị bảo hộ lao động 2,5
2 Sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị 2,5
3 Nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp 2,5
4 Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 2,5
IV Thời gian 10
1 Hết thời gian (dừng để đánh giá) 0
2 Xong trước thời gian định mức 1-5 phút 5
3 Xong trước thời gian định mức >5 phút 10
V Tổng điểm 100
Tổng điểm (theo thang điểm 10) = V/10 = (bằng chữ:.)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
194
BÀI 10: QUẤN BỘ DÂY STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA
PHA KIỂU XẾP KÉP
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Kiến thức: Tính toán và vẽ sơ đồ trải bộ dây stato động cơ KĐB xoay chiều 3 pha
kiểu xếp kép.
- Kỹ năng:
+ Làm thành thạo khuôn quấn dây đúng kích thước, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Chọn, cắt và lót bìa cách điện vào rãnh stato động cơ;
+ Quấn bin dây, nhóm bin dây đúng số vòng, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Lồng thành thạo bộ dây vào rãnh Stato động cơ KĐB xoay chiều 3 pha kiểu xếp
kép đúng theo sơ đồ trải, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Vận hành và kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện theo yêu cầu.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo
trong thực hành. Tổ chức nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị.
II. Lý thuyết liên quan
1. Tính toán vẽ sơ đồ trải
1.1. Đặc điểm của bộ dây quấn kiểu xếp kép:
- Cuộn dây 2 lớp kiểu xếp kép có các bối dây giống hệt nhau về hình dáng và kích thước;
- Mỗi bối dây có hai cạnh tác dụng nằm ở hai rãnh khác nhau, cách nhau một bước
quấn y;
- Mỗi một rãnh có hai cạnh tác dụng của hai bối dây khác nhau có thể cùng pha
hoặc khác pha nhau. Một cạnh ở đáy rãnh gọi là cạnh dưới, cạnh còn lại gần miệng
rãnh là rãnh trên.
- Ưu điểm: Khi quấn phải làm một loại khuôn; về mỹ thuật đẹp; tiết kiệm dây đồng
vì thực hiện được quấn bước ngắn (y ≤ )
- Nhược điểm: Dây quấn hay bị chạm chập giữa các pha do các bối dây có các cạnh
bị chồng chéo; khó lồng dây; khi hỏng khó sửa chữa.
1.2. Phương pháp tính toán thông số vẽ sơ đồ trải bộ dây
Các số liệu ban đầu gồm: Số rãnh Stato Z; số pha m; số cực 2p; dây quấn
kiểu xếp kép.
Các thông số các cần tính toán (tương tự như bài 2)
Lưu ý:
+ Bước quấn dây y:
Quấn bước đủ y= (Khoảng cách)
Quấn bước ngắn y < thường chọn y = 0,8 = 5
195
+ Sè phÇn tö cña bé d©y quÊn: S = Z = 24
2. Phương pháp vẽ sơ đồ trải bộ dây
- Dùng bút ba màu để vẽ phân biệt ba pha.
- Vẽ q lần pha A bằng nét liền (cạnh trên) theo bước cực, q lần pha A bằng nét
đứt (cạnh dưới) theo bước quấn y.
- Vẽ nối các đầu dây theo từng nhóm cuộn dây theo các bước quấn dây, phân đầu
nối với cạnh trên vẽ bằng nét liền, phần nối với cạnh dưới vẽ bằng nét đứt;
- Nối các nhóm bin dây của một pha theo số liệu tính toán. Vẽ và đánh dấu các
đầu dây của pha A.
- Xác định đầu đầu pha B và C theo khoảng cách A-B-C
- Vẽ pha B và C tương tự như pha A.
Sơ đồ trải bộ dây Stator động cơ ba pha kiểu xếp kép bước ngắn:
Hình 10.1 Sơ đồ trải bộ dây pha A, B stato động cơ 3 pha xếp kép, bước ngắn, Z = 24,
2p = 4, m = 3
3. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Vẽ sơ đồ trải dây quấn stato động cơ 3 pha kiểu xếp kép với Z = 24 rãnh,
2p= 4, a = 2
Bài tập 2: Vẽ sơ đồ trải dây quấn stato động cơ 3 pha kiểu xếp kép với Z = 36 rãnh,
2p= 4, a = 1
III. Dự trù vật tư, thiết bị
Thiết bị, vật tư cho một sinh viên thực tập
TT Tên thiết bị, dụng cụ Số lượng Đv tính Ghi chú
1 Bàn quấn dây 01 cái
2 Bộ đồ nghề điện 01 Bộ
196
3 Đồng hồ vạn năng (VOM), Am pe kìm
Mê gôm mét, mỏ hàn
01 Bộ
TT Vật tư Số lượng Đv tính Ghi chú
1 Phôi động cơ ba pha (Stato và rôto) 01 cái
2 Dây điện từ 0,55 1 kg
3 Dây súp đơn 1x1mm 2 m
4 Ống gen (1, 2, 4) 10 Sợi
5 Giấy bìa cách điện (0,2mm) 1,5 m2
6 Mica cách điện (0,1mm) 1 m2
7 Băng mộc 1 Cuộn
8 Dây buộc 1 Cuộn
9 Thiếc hàn 0,5 Cuộn
10 Nhựa thông, Parafin 0,1 kg
11 Gỗ, ván ép, tre già khô 1 mét
IV. Thực hành
A. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị (Giống bước 1 của bài 2)
Bước 2: Vệ sinh lõi thép, lót cách điện rãnh (Giống bước 2 của bài 2)
Bước 3: Đo lõi thép, chọn khuôn (Giống bước 3 của bài 2)
Lưu ý: Ta chỉ cần đo tìm kích thước của 1 khuôn, chọn một nhóm q khuôn có
kích thước tương tự , bề dày của khuôn nhỏ hơn vì số vòng dây một bin dây ít hơn..
Bước 4: Quấn bộ dây động cơ KĐB (Giống bước 4 của bài 2)
Lưu ý: Số vòng dây của mỗi bin dây chỉ bằng ½ số vòng/bin của bài 2
Bước 5: Lồng dây vào rãnh Stato (Giống bước 5 của bài 2)
Lưu ý:
- Bắt đầu lồng nhóm bin dây thứ 2 với mỗi bin dây chỉ lồng cạnh phải (lớp dưới
của một rãnh) cạnh trái (lớp trên của một rãnh khác cách nhau bước quấn y) để chờ.
Lồng hết số bin dây của một nhóm.
- Tiếp theo lồng nhóm bin số 3 nhóm dây 2
- Nhóm bin số 4 lồng bin dây thứ nhất có cạnh trái (hết cạnh chờ- Số cạnh chờ
bằng số rãnh bước quấn y-1), bin dây tiếp theo của nhóm được lồng cả hai cạnh trái và
phải.
- Cứ thế lồng cho hết nhóm bin dây của bộ dây từ trái sang phải
197
- Khi lồng xong cạnh phải của một bin dây phải lót bìa úp giữa hai lớp. Bìa úp
cách điện giữa 2 lớp phải dài và hẹp hơn bìa úp lớp trên.
- Sau khi lồng đến hết các nhóm bin thì mới hạ 5 cạnh trái (cạnh chờ) của các
bin dây quấn chờ đầu tiên.
Bước 6: Lót vai, đấu hàn, băng bó bộ dây (Giống bước 6 của bài 2)
Lưu ý:
- Nên lót vai luôn từ khi lồng dây để lót dễ dàng và dễ tách biệt từng pha.
- Đề đấu hàn từng pha ta nên đánh dấu đầu dây ra theo số rãnh với quy ước các
đầu dây ra thuộc lớp trên (gần miệng rãnh) được đánh số là 1, 3, 5 ..., các đầu ra thuộc
lớp dưới có thêm dấu phảy đánh số là 1’, 3’, 5’ ...
- Tất cả các đầu dây đấu nối phải được luồn ghen 1 đến tận miệng rãnh.
Bước 7: Kiểm tra các thông số kỹ thuật bộ dây (Giống bước 7 của bài 2)
Bước 8: Sấy sơ bộ, lắp ráp, vận hành động cơ (Giống bước 8 của bài 2)
Bước 9: Tháo động cơ, sơn tẩm sấy bộ dây Stator (Giống bước 9 của bài 2)
Bước 10: Lắp ráp hoàn thiện bàn giao động cơ KĐB 3 pha (Giống bước 10 của bài 2)
B. Những sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Những sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi quấn bộ dây động cơ
3 pha kiểu xếp kép tương tự như đã nêu ở bài 2. Đồng thời cần lưu ý các điểm sau:
Bước Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
3 - Các khuôn không
giống nhau
- Xác định sai kiểu
dây quấn
- Chọn 2 khuôn giống
nhau
5 - Để thiếu cạnh chờ - Đọc sai quy trình - Để y-1 cạnh chờ
- Thiếu bìa úp cách
điện giữa lớp trên và
lớp dưới , bìa không đủ
kích thước
- Quên
- Nhấc cạnh trên ra khỏi
rãnh để lót bìa úp, thay
bìa úp khác đủ kích thước
- Hạ cạnh chờ sai - Sai quy trình - Lồng hết bin cuối cùng
thì mới hạ cạnh chờ
6 - Thiếu lót vai
- Quên
- Tách 2 bối dây khác pha
cạnh nhau để lót vai
- Thiếu đánh số ký hiệu
đầu dây
- Sai quy trình - Xác định đầu dây làm
chuẩn rồi đánh số các đầu
198
C. Tổ chức luyện tập
Thực hành quấn bộ dây Stator động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép
1. Phân nhóm
- Chia ca thực tập thành các nhóm sinh viên.
- Mỗi sinh viên sẽ thực hiện lần lượt các bài tập
- Các yêu cầu và định mức thời gian được cho trong phiếu luyện tập. Kết quả
của tất cả các bài tập thực hiện sẽ được giáo viên hướng dẫn tập hợp thông qua phiếu
đánh giá và tổng hợp thành điểm của bài tập.
2. Luyện tập
Bài tập 1: Tính toán thông số vẽ sơ đồ trải, đo, chọn khuôn và quấn hoàn chỉnh nhóm bin
dây của bộ dây Stator động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước ngắn có Z=24
rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
Yêu cầu thực hiện:
- Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm tra lõi thép, dây
quấn, thực hiện tính toán thông số vẽ sơ đồ trải bộ dây Stator động cơ không đồng bộ
ba pha kiểu xếp kép.
- Đo, cắt bìa lót cho Stator động cơ theo yêu cầu
- Đo, chọn khuôn và quấn bộ dây theo thông số tính toán.
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của mình vào phiếu luyện tập.
Bài tập 2: Lồng dây vào rãnh Stator động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước
ngắn có Z = 24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
Yêu cầu thực hiện:
- Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị lồng dây, trình tự lồng bộ dây Stator động cơ
không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép.
- Đo, vót nêm tre và cắt bìa úp theo yêu cầu
- Thực hiện lồng bộ dây theo trình tự yêu cầu.
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của mình vào phiếu luyện tập.
Bài tập 3: Lót vai, băng bó, đấu hàn, kiểm tra thông số và lắp ráp chạy thử hoàn chỉnh
động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước ngắn có Z = 24 rãnh; 2p = 4; m = 3;
a = 1.
Yêu cầu thực hiện:
- Cắt, lót vai, băng bó, đấu hàn bộ dây Stator động cơ không đồng bộ ba pha
kiểu xếp kép bước ngắn có Z = 24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1
- Kiểm tra thông số, lắp ráp hoàn chỉnh động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp
kép bước ngắn có Z = 24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
199
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của mình vào phiếu luyện tập.
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Tính toán thông số vẽ sơ đồ trải, đo, chọn khuôn và quấn hoàn chỉnh
nhóm bin dây của bộ dây Stator động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước
ngắn có Z = 24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
Họ tên sinh viên:......................................Lớp: .................Ngày thực hiện:....................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian
yêu cầu
Thời gian
thực hiện
YÊU CẦU
240 phút
- Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị thực hành, lựa
chọn và kiểm tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính
toán thông số vẽ sơ đồ trải bộ dây Stator động cơ
không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép.
- Đo, cắt bìa lót cho Stator động cơ theo yêu cầu
- Đo, chọn khuôn và quấn bộ dây theo thông số tính
toán.
- Đảm bảo đúng thời gian, an toàn cho người và
thiết bị.
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lồng dây vào rãnh Stator ĐC KĐB ba pha kiểu xếp kép bước ngắn có
Z=24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
Họ tên sinh viên:......................................Lớp: .................Ngày thực hiện:....................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian
yêu cầu
Thời gian
thực hiện
YÊU CẦU
330 phút
- Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị lồng dây, trình tự
lồng bộ dây Stator động cơ không đồng bộ ba pha
kiểu xếp kép.
- Đo, vót nêm tre và cắt bìa úp theo yêu cầu
- Thực hiện lồng bộ dây theo trình tự yêu cầu.
- Đảm bảo đúng thời gian, an toàn cho người và
thiết bị.
200
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lót vai, băng bó, đấu hàn, kiểm tra thông số và lắp ráp chạy thử
hoàn chỉnh động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước ngắn có Z = 24
rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
Họ tên sinh viên:......................................Lớp: .................Ngày thực hiện:....................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian
yêu cầu
Thời gian
thực hiện
YÊU CẦU
240 phút
- Cắt, lót vai, băng bó, đấu hàn bộ dây Stator động
cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước ngắn
có Z = 24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1
- Kiểm tra thông số, lắp ráp hoàn chỉnh động cơ
không đồng bộ ba pha kiểu xếp kép bước ngắn có Z
= 24 rãnh; 2p = 4; m = 3; a = 1.
- Đảm bảo đúng thời gian, an toàn cho người và
thiết bị.
V. Phiếu kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: Tính toán thông số vẽ sơ đồ trải, đo cắt bìa lót rãnh, chọn khuôn và
quấn hoàn chỉnh nhóm bin dây của bộ dây Stator động cơ không đồng bộ ba pha
kiểu xếp kép
Họ và tên sinh viên:.............. MSSV:...........................................................
Lớp............................................... Ngày..........tháng........năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
TT Tiêu chí đánh giá
Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
I Công tác chuẩn bị 5
1 Số lượng thiết bị, dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao
động đầy đủ.
2
2 Số lượng vật tư đầy đủ. 2
3 Chủng loại vật tư chính xác. 1
II Thực hiện đúng trình tự và đầy đủ các bước thao
tác công việc
75
1 Tính đúng các thông số bộ dây quấn 10
201
2 Vẽ đúng các pha 10
3 Vệ sinh lõi thép sạch sẽ 10
4 Lót cách điện rãnh đúng 15
5 Chọn khuôn hợp lý 10
6 Gá lắp bàn quấn dây, khuôn quấn chặt 10
7 Bin dây đúng, gọn đẹp 10
8 Mỗi miếng bìa lót sai hỏng -2
9 Không buộc đủ dây buộc bin dây -2
10 Thiếu số vòng dây -5
11 Khuôn quá lớn -5
12 Đứt dây -10
III An toàn 10
1 Trang bị bảo hộ lao động 2
2 Sử dụng đúng các dụng cụ đồ nghề 2
3 Nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp 2
4 Tiết kiệm vật tư 2
5 Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 2
IV Thời gian 10
1 Hết thời gian (dừng để đánh giá) 0
2 Xong trước thời gian định mức 1-10 phút 5
3 Xong trước thời gian định mức >10 phút 10
V Tổng điểm 100
Tổng điểm (theo thang điểm 10) = V/10 = (bằng chữ:.)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: Lồng dây vào rãnh Stator động cơ không đồng bộ ba pha kiểu xếp
kép
Họ và tên sinh viên:.............. MSSV:...........................................................
Lớp..................... Ngày..........tháng........năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
TT Tiêu chí đánh giá
Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
I Công tác chuẩn bị 5
1 Số lượng thiết bị, dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao
động đầy đủ.
2
202
2 Số lượng vật tư đầy đủ. 2
3 Chủng loại vật tư chính xác. 1
II Thực hiện đúng trình tự và đầy đủ các bước thao
tác công việc
75
1 Làm trơn miệng rãnh 5
2 Để cạnh chờ hợp lý 10
3 Sợi dây sóng, gọn trong rãnh 10
4 Đầu ra đúng vị trí 10
5 Tạo hình đầu nối gọn đẹp 5
6 Vị trí các bin dây đúng 15
7 Bìa úp đúng, đủ 10
8 Nêm tre đúng, đủ 5
9 Hạ cạnh chờ đúng, đẹp 5
10 Lồng sai bước quấn -5
11 Không để cạnh chờ -2
12 Sai đầu chuyển tiếp -5
13 Có sợi lọt xuống khe chạm vỏ -2
14 Sai đầu đầu các pha -5
15 Không tạo hình đầu nối -2
16 Thiếu bìa úp -2
17 Thiếu nêm tre -2
III An toàn 10
1 Trang bị bảo hộ lao động 2
2 Sử dụng đúng các dụng cụ đồ nghề 2
3 Nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp 2
4 Tiết kiệm vật tư 2
5 Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 2
IV Thời gian 10
1 Hết thời gian (dừng để đánh giá) 0
2 Xong trước thời gian định mức 1-10 phút 5
3 Xong trước thời gian định mức >10 phút 10
V Tổng điểm 100
Tổng điểm (theo thang điểm 10) = V/10 = (bằng chữ:.)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
203
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: Lót vai, đấu hàn, lắp ráp hoàn chỉnh động cơ không đồng bộ ba pha
kiểu xếp kép
Họ và tên sinh viên:.............. MSSV:...........................................................
Lớp............................................... Ngày..........tháng........năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
TT Tiêu chí đánh giá
Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
I Công tác chuẩn bị 5
1 Số lượng thiết bị, dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao
động đầy đủ.
2
2 Số lượng vật tư đầy đủ. 2
3 Chủng loại vật tư chính xác. 1
II Thực hiện đúng trình tự và đầy đủ các bước thao
tác công việc
75
1 Bìa lót vai đúng kích thước, đủ 5
2 Đánh số đủ các đầu ra 5
3 Đấu đúng các pha 10
4 Luồn đủ các ống ghen 5
5 Băng bó gọn đẹp 5
6 Đầu bộ dây loe hình phễu 5
7 Thông mạch từng pha 5
8 Điện trở cách điện pha-pha, pha - vỏ 0,5MΩ 5
9 Roto trơn 5
10 Đấu đúng sơ đồ đấu dây kiểu Y 5
11 Động cơ chạy êm 5
12 Dòng không tải các pha cân nhau 5
13 Tốc độ đúng 5
14 Nhiệt độ phát nóng thấp 5
15 Thiếu lót vai -2
16 Không thông mạch một pha -5
17 Chạm vỏ -2
18 Rò pha-pha -5
19 Sát cốt -2
20 Động cơ không quay hoặc quay yếu -5
21 Động cơ chạy bị rung lắc -2
204
22 Dòng các pha lệch nhau quá 10% -5
23 Tốc độ sai -5
III An toàn 10
1 Trang bị bảo hộ lao động 2
2 Sử dụng đúng các dụng cụ đồ nghề 2
3 Nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp 2
4 Có điểm nối đất 2
5 Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 2
IV Thời gian 10
1 Hết thời gian (dừng để đánh giá) 0
2 Xong trước thời gian định mức 1-10 phút 5
3 Xong trước thời gian định mức >10 phút 10
V Tổng điểm 100
Tổng điểm (theo thang điểm 10) = V/10 = (bằng chữ:.)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
205
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Quy định đặt tên file lưu trên máy tính của phòng thực hành
Tên file gồm 12 ký tự có định dạng như sau:
X1 X2 X3 . X4 X5 X6 - X7 . X8 X9 .acts
Trong đó:
- X1 là chữ D với hệ đại học; chữ C với hệ cao đẳng; chữ A với các hệ khác
- X2X3 là 2 chữ số chỉ khóa học
- X4X5 là 2 chữ số chỉ lớp học phần
- X6 là chữ chỉ nhóm thực hành viết theo số La Mã (là I, II, III )
- X7.X8 là số của bài tập
- X9 là chữ của hình trong bài (đặt lần lượt là a, b, c )
Ví dụ đặt tên file là: D09.01II-5.1b.acts
Trong đó:
+ D09.01II là lớp đại học khóa 9, lớp học phần 01, nhóm II
+ 5.1b là hình b của bài thực hành 5.1
+ .acts là đuôi của file trong phần mềm Active Servo
Phụ lục 2. Bảng đường kính dây emay chuẩn
Đường
kính
Đường kính ngoài lớn nhất Đường
kính
Đường kính ngoài lớn nhất
Lớp emay
mỏng
Lớp emay
vừa
Lớp emay
mỏng
Lớp emay
vừa
0.10 0.117 0.125 0.95 1.01 1.044
0.11 0.13 0.139 1.00 1.062 1.094
0.12 0.144 0.150 1.05 1.13 1.144
0.13 0.16 0.171 1.10 1.16 1.2
0.14 0.16 0.171 1.15 1.12 1.247
0.15 0.182 0.194 1.20 1.314 1.294
0.16 0.182 0.194 1.25 1.316 1.349
0.17 0.2 0.210 1.30 1.353 1.401
0.18 0.204 0.217 1.35 1.4 1.445
0.19 0.22 0.228 1.40 1.463 1.502
0.20 0.226 0.239 1.45 1.504 1.554
0.21 0.24 0.252 1.50 1.556 1.607
0.23 0.255 0.266 1.55 1.607 1.657
0.25 0.281 0.297 1.60 1.657 1.706
206
0.28 0.312 0.329 1.65 1.708 1.758
0.30 0.349 0.367 1.70 1.758 1.809
0.35 0.392 0.4 1.80 1.872 1.909
0.40 0.439 0.459 1.90 1.958 2.01
0.45 0.491 0.513 2.00 2.074 2.112
0.50 0.544 0.566 2.10 2.161 2.214
0.55 0.606 0.63 2.20 2.278 2.15
0.60 0.67 0.7 2.40 2.256 2.505
0.65 0.72 0.74 2.50 2.578 2.618
0.70 0.76 0.78 2.60 2.661 2.718
0.75 0.782 0.832 2.80 2.88 2.922
0.80 0.855 0.884 3.00 3.065 3.122
0.85 0.91 0.94 3.20 3.263 3.319
0.90 0.959 0.989 3.50 3.593 3.679
207
CÁC BẢN VẼ SỬ DỤNG TRONG KHI THỰC HÀNH
Hình 2.8 Sơ đồ trải dây động cơ 3 pha Z = 24 rãnh, 2p = 4, kiểu đồng tâm
208
ĐLV CLV
ĐKĐ CKĐ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6
aa
Hình 3.2 Sơ đồ trải bộ dây Stator động cơ không đồng bộ 1 pha xếp đơn Z= 16, 2p =4 (Không có cuộn điều tốc)
209
ĐT (1)ĐT (2)ĐT (3)
1 4 5 8 9 2 3 610 1 4 5 2 3 6 7
(I) (II) (III) (IV)(IV)
Hình 3.3 Sơ đồ trải dây cuộn điều tốc động cơ quạt bàn Z = 16, 2p = 4
210
Hình 3.4 Sơ đồ trải bộ dây Stator động cơ không đồng bộ 1 pha xếp đơn Z = 16, 2p = 4 (Có cuộn điều tốc)
211
0P
VV
A W
U
1
U
0I
Hình 4.6 Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm không tải MBA
Hình 4.7 Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm ngắn mạch MBA
Hình 4.8 Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm có tải máy biến áp
212
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
U1 V1 W1
W2 U2 V2
M
Y
S1
L1
L2
L3
N
PE
V
0
U1 V1 W1 W2 U2 V2
Hình 5.340 Sơ đồ mạch nguyên lý bài tập 5.1
Hình 5.11 Sơ đồ lắp ráp thiết bị bài tập 5.1
213
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
U1 V1 W1
W2 U2 V2
M
Y
S1
L1
L2
L3
N
PE
V
0
U1 V1 W1 W2 U2 V2
Hình 5.16 Sơ đồ nguyên lý bài tập 5.2
Hình 5.17 Sơ đồ lắp ráp bài tập 5.2
214
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
V
U1 V1 W1
W2 U2 V2
M
0 1
S1
L1
L2
L3
N
PE
Hình 5.23 Sơ đồ nguyên lý nối Y tụ bù Hình 5.25 Sơ đố lắp ráp nối Y bộ tụ bù
215
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
V
U1 V1 W1
W2 U2 V2
M
0 1
S1
L1
L2
L3
N
PE
Hình 5.24 Sơ đồ nguyên lý nối tụ bù
Hình 5.26 Sơ đồ nối bộ tụ bù
216
Hình 5.29 Sơ đồ nguyên lý bài tập
5.4
Hình 5.3035 Sơ đồ lắp ráp bài tập 5.4
217
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
1U 1V 1W
2W 2U 2V
M
1 2
S1
L1
L2
L3
N
PE
V
0
1U 1V 1W 2W 2U 2V
Hình
6.17 Sơ đồ nguyên lý bài tập 6.1
Hình 6.18 Sơ đồ lắp ráp bài tập 6.1
218
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
U1 V1 W1
W2 U2 V2
M
Y
S1
L1
L2
L3
N
PE
V
0
U1 V1 W1 W2 U2 V2
MBA
TN
Hình 6.19 Sơ đồ nguyên lý bài tập 6.2
219
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
A
U1 V1 W1
W2 U2 V2
M
Y
S1
L1
L2
L3
N
PE
V
0
U1 V1 W1 W2 U2 V2
K L M
SE2672-3W
SO3212-5C
SO3212-2D
Hình 6.20 Sơ đồ nguyên lý bài 6.3
Hình 6.21 Sơ đồ lắp ráp bài tập 6.3
220
Hình 6.15 Sơ đồ nguyên lý vận hành động cơ trên panel điều khiển của biến tần
Hình 6.16 Sơ đồ nguyên lý vận hành động cơ đảo chiều trên panel mở rộng của biến tần
221
A
U1 V1 W1
W2 U2 V2 G
1
S1
V
0
U1 V1 W1
F1 F2 SE2672-3M
SO3212-6R
SO3212-1W
+ -
A
Hình 7.7 Sơ đồ nguyên lý xây dựng các đặc
tính máy phát đồng bộ
Hình 7.8 Sơ đồ lắp ráp xây dựng các đặc tính máy phát đồng bộ
222
A
U1 V1 W1
W2 U2 V2 M
1
S1
V
0
U1 V1 W1
F1 F2 SE2672-3Q
SO3212-1W
+ -
V
SO3636-6V
L1 L2 L3
L1 L2 L3
L1
L2
L3
N
PE
M
A
Hình 7.9 Sơ đồ nguyên lý bài tập 7.4
223
Hình 8.9 Sơ đồ nguyên lý bài 8.1
Hình 8.10 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài 8.1
224
Hình 8.12 Sơ đồ nguyên lý bài 8.2
Hình 8.13 Sơ đồ lắp ráp bài 8.2
225
Hình 8.15 Sơ đồ nguyên lý bài 8.3
Hình 8.16 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài 8.3
226
Hình 9.5 Sơ đồ nguyên lý bài 9.1
Hình 9.6 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài 9.1
227
Hình 9.9 Sơ đồ nguyên lý bài 9.2
Hình 9.10 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài 9.2
228
Hình 9.15 Sơ đồ nguyên lý bài 9.3 với 100% cuộn
kích từ nối tiếp
Hình 9.16 Sơ đồ đấu nối thiết bị bài 9.3
229
Hình 10.9 Sơ đồ trải dây động cơ 3 pha Z = 24 rãnh, 2p = 4, kiểu xếp kép, bước ngắn
iv
Danh mục các tài liệu tham khảo
[1]. Phạm Văn Chính, Phạm Thị Hoa (2013). Thực hành Truyền động điện. ĐHSPKT NĐ
[2]. Vũ Gia Hanh (2001). Thiết kế máy điện. NXB KH&KT
[3]. Phạm Thị Hoa, Lã Văn Trưởng (2010). Máy điện 1. ĐH SPKT NĐ
[4]. Nguyễn Thị Kha, Bùi Thị Thu Hường (2012). Máy điện 2. ĐH SPKT NĐ
[5]. Vũ Tiến Lập, Nguyễn Thị Kha (2013). Thực hành Kỹ thuật điện. ĐH SPKT NĐ
[6]. Lucas Nuelle (2010). Handbook
[7]. Trần Duy Phụng (2006). Kỹ thuật quấn dây máy biến áp, động cơ vạn năng, động
cơ 1 pha - 3 pha. NXB Đà Nẵng
[8]. Toshiba (2000). Instruction manual TOSVERT VF-S9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_thuc_hanh_may_dien_truyen_dong_dien.pdf