Cần nhấn mạnh rằng công chức nhà nước là người thực hiện các chức năng của Nhà nước,
bảo đảm cho luật pháp được thực thi trong cuộc sống; nói cách khác, công chức có nhiệm vụ cung
cấp các dịch vụ hành chính để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật.
Trong kinh tế thị trường, nếu công nhận Nhà nước là người phục vụ, công dân là khách hàng, thì
công chức được coi là người phục vụ công, hoặc "công bộc" như ta thường nói. Toàn bộ nền hành
chính nhà nước (bao gồm thể chế quản lý, cán bộ và công chức) đều không có mục đích nào khác là
phục vụ cho kinh tế, xã hội phát triển. Trách nhiệm thi hành công vụ không chỉ là bảo đảm sự
nghiêm minh của luật pháp mà còn nhằm cung cấp cho nhân dân và các doanh nghiệp những dịch
Tạo môi trường kinh tế, xã hội cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp
vụ hành chính nghiêm túc, công bằng, phục vụ lợi ích chính đáng của những người đóng thuế nuôi
bộ máy nhà nước.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo môi trường kinh tế, xã hội cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (64), 1998 3
Tạo môi tr−ờng kinh tế, xã hội
cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp
Vũ Quốc Tuấn
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. ở đó, hàng ngày hàng giờ diễn ra các hoạt động
sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất làm nền tảng cho sự vững mạnh của xã hội, thỏa mãn
các nhu cầu của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp vừa
thuộc lĩnh vực kinh tế, vừa thuộc lĩnh vực xã hội; cũng có thể nói hai lĩnh vực ấy lồng vào nhau
đến mức không thể tách rời. Tr−ớc luật pháp, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều
bình đẳng. Không thể đạt đ−ợc việc tăng tr−ởng tổng sản phẩm quốc dân với mức cao và ổn định,
nếu không chăm lo tạo môi tr−ờng kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc ra đời và phát triển của các
doanh nghiệp; cũng nh− không thể thật sự phát huy nội lực, nếu còn các chính sách phân biệt đối
xử, kỳ thị đối với kinh tế dân doanh.
1. Để khuyến khích phát triển thêm nhiều doanh nghiệp.
Trong những năm bắt đầu chủ tr−ơng giải phóng sức sản xuất (1979) đến công cuộc đổi
mới đ−ợc khẳng định từ 1986 đến nay, Nhà n−ớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm
phát huy tiềm năng của các nhà đầu t− trong n−ớc. Luật khuyến khích đầu t− trong n−ớc đã đ−ợc
ban hành từ tháng 6 năm 1994 và đã đ−ợc sửa đổi vào tháng 5 năm 1998; nghị định quy định chi
tiết thi hành Luật này cũng đã đ−ợc ban hành vào tháng 5-1995 (Nghị định 29-CP) và đ−ợc sửa
đổi vào tháng 1-1998 (Nghị định 07/1998).
Tuy vậy, việc huy động vốn trong n−ớc đầu t− vào phát triển kinh tế vẫn còn thấp rất xa
so với yêu cầu cũng nh− so với tiềm năng, ng−ời dân ch−a thật yên tâm bỏ vốn đầu t− kinh doanh,
kinh tế dân doanh chậm phát triển. Nhiều nhà đầu t− không muốn mở rộng quy mô, đa dạng hóa
ngành nghề kinh doanh, mà thiên về đầu t− vào các dự án ngắn hạn, thu hồi vốn nhanh, không
muốn đầu t− dài hạn. Đáng quan tâm hiện nay là xu h−ớng không muốn đầu t− theo hình thức
doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp t− nhân và công ty; một số cá nhân và hộ kinh doanh theo
Nghị định 66 (ngày 2 tháng 3 năm 1992) đã đạt đến quy mô khá lớn vẫn không muốn chuyển đổi
thành công ty hoặc doanh nghiệp t− nhân; một số doanh nghiệp t− nhân lại muốn giải thể doanh
nghiệp để đăng ký hoạt động theo Nghị định 66. Nói cách khác, không ít nhà đầu t− không muốn
kinh doanh công khai ở quy mô lớn, hoặc trong thực tế, họ không thể kinh doanh thuận lợi d−ới
hình thức công ty hoặc doanh nghiệp t− nhân. Điều đó nói lên rất rõ là hành lang pháp lý, môi
tr−ờng kinh doanh đang có nhiều khiếm khuyết, không tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu t−.
Chúng ta đã nói nhiều về các khó khăn, trở ngại đối với nhà đầu t− từ khi thành lập
doanh nghiệp đến thực hiện sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Phải chăng là do
những nguyên nhân sau đây:
- Một mặt, là do chính sách không rõ ràng, thiếu minh bạch, không nhất quán, nhiều
chính sách cụ thể lại hay thay đổi. Những di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp thể hiện cơ chế "xin-cho" còn tồn tại dai dẳng trong nội dung của nhiều nghị định, thông t−.
Với doanh nghiệp nhà n−ớc, vẫn còn duy trì nhiều −u ái, bao cấp; với doanh nghiệp dân doanh,
vẫn còn những biểu hiện phân biệt đối xử.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tạo môi tr−ờng kinh tế, xã hội cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp 4
- Và mặt khác, là bộ máy hành chính quan liêu, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu lực thấp,
là tệ tham nhũng, tiêu cực của công chức và cơ quan chức năng đang gây khó khăn, phiền hà cho
doanh nghiệp: từ thủ tục, giấy tờ, đến việc thanh tra, kiểm tra, v.v...
Theo những quy định tr−ớc đây, muốn đầu t− thành lập doanh nghiệp t− nhân hoặc công
ty (d−ới đây gọi tắt là doanh nghiệp), nhà đầu t− phải qua hai thủ tục: xin phép thành lập và đăng
ký kinh doanh; cộng tất cả phải có đủ khoảng 20 loại giấy tờ và con dấu. Đó là mới nói đến quy
định của cấp trung −ơng, còn khi về tỉnh, thành phố, nhà đầu t− còn phải chạy thêm nhiều giấy tờ
do địa ph−ơng quy định thêm. Để có đ−ợc một loại giấy tờ, nhà đầu t− phải đi lại các cơ quan cấp
giấy ít nhất cũng 2-3 lần, và mỗi lần đến, không thể không có các khoản chi phí không chính thức.
Việc quy định quá nhiều thủ tục phiền hà và qua nhiều khâu trung gian, tốn kém thời gian và tiền
bạc trong việc xin cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh vừa gây khó khăn cho nhà đầu t−, trong
không ít tr−ờng hợp làm mất cơ hội kinh doanh, vừa tạo môi tr−ờng cho các tiêu cực trong bộ máy
nhà n−ớc. Chính tình trạng này đã làm nản lòng các nhà đầu t−, không huy động đ−ợc nguồn vốn
trong n−ớc đang còn dồi dào và rất cần khai thác cho đầu t− phát triển.
Cơ chế xin-cho đó bắt nguồn từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: cấp trên
thâu tóm quyền lực vào mình, có quyền ban ơn, cho phép hoặc không cho phép; còn ng−ời dân thì ở
vào địa vị bị chi phối, chịu ơn, muốn sản xuất kinh doanh phải xin phép; thu nhập cũng theo sự
ban phát của cấp trên.
Tuy vậy, cơ chế xin-cho đến nay vẫn ch−a đ−ợc loại trừ. Đó là điều hoàn toàn trái với
quyền tự do kinh doanh của ng−ời dân đã đ−ợc Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 57: "Công
dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" và Điều 21: "Kinh tế cá thể, kinh tế
t− bản t− nhân đ−ợc chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, đ−ợc thành lập doanh nghiệp
không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh". Đây
là những quy định hợp lòng dân, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của thời đại.
Cần thiết khẳng định: sản xuất kinh doanh là quyền của ng−ời dân, cũng nh− những
quyền khác mà Hiến pháp đã quy định. Ng−ời dân bỏ vốn kinh doanh ngành, nghề nào (mà luật
pháp không cấm) cũng là quyền của ng−ời dân; ng−ời dân cũng có quyền lựa chọn địa bàn kinh
doanh, thuê m−ớn nhân công, tiến hành sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, v.v... theo
luật pháp. Cơ quan chức năng làm công việc quản lý nhà n−ớc không đ−ợc phép gây khó khăn,
phiền hà cho ng−ời dân khi họ đầu t− kinh doanh theo đúng luật, tức là khi họ thực thi một quyền
mà Hiến pháp đã quy định cho họ đ−ợc h−ởng.
Doanh nhân phải đ−ợc đối xử nh− một ng−ời có công với n−ớc, rất đáng tôn vinh, vì đã mạnh
dạn bỏ vốn ra lập doanh nghiệp, chấp nhận những rủi ro rất có thể gặp, để tiến hành sản xuất kinh
doanh, làm giàu cho mình và góp phần vào công cuộc chấn h−ng kinh tế đất n−ớc. Hơn nữa, họ còn là
thành phần chủ yếu nộp thuế để nuôi bộ máy quản lý nhà n−ớc, nuôi bộ máy giữ gìn trật tự trị an, bảo
vệ cuộc sống bình yên cho xã hội. Họ phải đ−ợc tạo những điều kiện thuận lợi nhất ngay từ b−ớc đầu
bỏ vốn ra để thành lập doanh nghiệp, cũng nh− những thuận lợi cần thiết trong suốt quá trình sản
xuất kinh doanh. Nếu muốn đ−a kinh tế n−ớc ta tiến lên, đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới thì
lại càng phải tôn vinh các doanh nhân, giúp họ mọi thuận lợi trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, chúng ta đang đứng tr−ớc hai loại nhiệm vụ rất quan trọng: một là, sắp xếp lại,
đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà n−ớc mà phổ biến là đang ở
trong tình trạng kinh doanh kém hiệu quả; hai là, phát triển thêm nhiều doanh nghiệp dân
doanh, làm cho các doanh nghiệp này ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế. Hai
nhiệm vụ đó đều cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp
n−ớc ta; nh−ng nếu xét về lâu dài thì việc sau quan trọng hơn nhiều.
Vì vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xóa bỏ những trở ngại do chủ quan
gây ra, hoàn chỉnh tiếp môi tr−ờng kinh tế, xã hội phục vụ sự ra đời và phát triển của các doanh
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vũ Quốc Tuấn 5
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trong điều kiện khó khăn hiện nay của nền kinh tế, nhất là
những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực tác động, nhiệm vụ này lại càng cấp bách.
Phải triệt để đổi mới thật sự trong tất cả các khâu, từ đăng ký kinh doanh đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhất quán, đồng bộ, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Phải tạo ra trong xã hội một không khí sôi nổi, hào
hứng kinh doanh.
Xin nhấn mạnh thêm về việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mọi ng−ời đều đã rõ
tác dụng rất quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thu hút nhiều lao động tại chỗ,
đầu t− vốn ít, thu hồi vốn nhanh; linh hoạt, nhanh nhạy đổi mới công nghệ, dễ dàng chuyển mặt
hàng thích ứng với nhu cầu của thị tr−ờng, v.v... Nhiều n−ớc trên thế giới, kể cả n−ớc phát triển và
đang phát triển, đều rất coi trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; ng−ời ta cho rằng một
nguyên nhân chủ yếu để nền kinh tế n−ớc đó chỉ bị ảnh h−ởng nhẹ hoặc đứng vững đ−ợc trong
cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hiện nay là nhờ trong nền kinh tế của họ, đã có nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ. N−ớc ta đang chủ tr−ơng tập trung sức vào lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, thì việc phát triển nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ
lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở mang công nghiệp chế biến ngay tại nông
thôn, nâng cao giá trị nông sản, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu
nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sức ép của lao động nông thôn dồn ra thành thị, lại
là nơi thu nhận lao động dôi d− từ doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc sắp xếp lại,v.v... Do vậy, rất cần
nghiên cứu sâu hơn nữa về các chính sách khuyến khích để có nhiều nhà đầu t− bỏ vốn vào phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà n−ớc cần chủ động quy hoạch mặt bằng, h−ớng dẫn mặt
hàng, đồng thời nên khuyến khích tổ chức các hình thức hỗ trợ, t− vấn về các mặt, kể cả thị
tr−ờng, công nghệ, quản lý, nhất là các quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp đỡ việc vay vốn.
2. Về dự thảo Luật Doanh nghiệp
Cho đến nay, Nhà n−ớc ta đã ban hành các luật: Luật Doanh nghiệp nhà n−ớc (4-1995);
Luật Công ty (12-1990); Luật Doanh nghiệp t− nhân (12-1990) và Luật Hợp tác xã (4-1996). Ngoài
ra, còn có Nghị định số 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ tr−ởng (nay là Chính phủ) điều
chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn d−ới mức vốn
pháp định. Luật về đầu t− n−ớc ngoài cũng đã đ−ợc ban hành năm 1987 và sửa đổi nhiều lần
(1990,1992,1996).
Lần này, Luật Doanh nghiệp đang đ−ợc dự thảo, trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty (sửa
đổi) và Luật Doanh nghiệp t− nhân (sửa đổi). Tr−ớc yêu cầu mới, Luật Doanh nghiệp cần đ−ợc xây
dựng toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các nhà đầu t−, phù hợp với mức phát triển cao
hơn và đa dạng hơn của hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị tr−ờng, từng b−ớc thể hiện những
nguyên tắc và chuẩn mực của chế độ doanh nghiệp hiện đại trong xu h−ớng hội nhập quốc tế.
Để phù hợp với thực tiễn đa dạng và phức tạp của nền kinh tế n−ớc ta đang trong quá
trình chuyển đổi, hình thức doanh nghiệp cần rất đa dạng. Không nên phân biệt nhà đầu t− là
ng−ời trong n−ớc hay ng−ời n−ớc ngoài; phân biệt t− nhân hay nhà n−ớc; phân biệt thể nhân hay
pháp nhân. Không thể áp đặt luật áp dụng đối với nhà đầu t−, mà phải để nhà đầu t− có quyền tự
do chọn hình thức tổ chức kinh doanh để đầu t−, tự nguyện lựa chọn luật để áp dụng.
Trong thực tế, một số quy định trong Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp t− nhân hiện
hành đã không còn t−ơng thích với nội dung t−ơng ứng của một số luật khác, đặc biệt là Luật
Khuyến khích đầu t− trong n−ớc, Luật Dân sự, Luật Th−ơng mại. Luật Công ty chỉ quy định: tổ
chức kinh tế Việt Nam, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên mới đ−ợc quyền thành lập công ty,
trong khi đó, luật khuyến khích đầu t− trong n−ớc quy định đối t−ợng đ−ợc khuyến khích đầu t−
bao gồm cả ng−ời Việt Nam định c− ở n−ớc ngoài (miễn là có gốc Việt Nam, không kể hiện nay
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tạo môi tr−ờng kinh tế, xã hội cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp 6
mang quốc tịch n−ớc nào), ng−ời n−ớc ngoài c− trú lâu dài ở Việt Nam (để hợp pháp hóa nhiều cơ
sở đang đầu t− "chui" hiện nay).
Rồi đây, theo quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp theo kinh tế thị tr−ờng, các
doanh nghiệp nhà n−ớc có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần và hoạt động theo các quy định của Luật Doanh nghiệp; đó tức là quá trình "công ty hóa".
Doanh nghiệp do các đoàn thể, cơ quan, quân đội, công an hiện đang hoạt động nh− doanh nghiệp
nhà n−ớc cũng cần đ−ợc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài tr−ớc hết áp dụng Luật đầu
t− n−ớc ngoài, nh−ng nếu có vấn đề nào ch−a đ−ợc quy định tại luật đó thì cũng có thể vận dụng
Luật Doanh nghiệp. Nh− vậy, cũng là tạo ra những tiền đề để sớm tiến đến các doanh nghiệp, kể
cả của các thành phần kinh tế trong n−ớc và có vốn đầu t− n−ớc ngoài, đều áp dụng chung một
luật, đó là Luật Doanh nghiệp.
Trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, Nhà n−ớc, bằng các quy định
pháp luật, tạo lập công cụ và cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, gồm
nhà đầu t−, chủ nợ, Nhà n−ớc, công ty và ng−ời lao động; nh−ng đồng thời cũng đề cao quyền tự
chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm tr−ớc luật pháp, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong
việc tự bảo vệ lấy lợi ích hợp pháp của chính mình. Nh− vậy cũng tức là nói luật pháp tạo dựng các
loại hình kinh doanh khác nhau nh− một công cụ phân bố lợi ích và chia sẻ rủi ro cho các bên liên
quan trong kinh doanh một cách hợp lý, trong đó, mọi ng−ời có quyền và nghĩa vụ bảo vệ đến mức
tối đa lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể
xảy ra. Nhà n−ớc thực hiện vai trò là ng−ời trung gian giải quyết công minh và công bằng những
bất đồng và mâu thuẫn về lợi ích của những bên liên quan.
Việc đơn giản hóa thủ tục và trình tự thành lập doanh nghiệp là một vấn đề thời sự cần
đ−ợc xem xét để tạo thuận lợi cho nhà đầu t−. Hiện nay, nhiều quy định đã tỏ ra là không cần
thiết, cần loại bỏ, vì không chỉ tốn kém thêm giấy tờ, tiền bạc, thời gian đi lại, mà còn tạo ra điều
kiện để tiêu cực, tham nhũng.
Nói riêng trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, hiện nay, khi xin phép thành lập doanh
nghiệp, nhà đầu t− phải giải trình ph−ơng án kinh doanh của mình. Đúng ra, Nhà n−ớc chỉ cần công
bố rõ ràng những ngành nghề nào cấm sản xuất kinh doanh, ngành nghề nào sản xuất kinh doanh có
điều kiện, tức là phải có giấy phép; trên cơ sở đó, nhà đầu t− tính toán, cân nhắc ph−ơng án sản xuất
kinh doanh nào có lợi hơn, đồng thời l−ờng tr−ớc mọi rủi ro tr−ớc khi quyết định. Cơ quan chức năng
không thể tính toán thay họ hiệu quả của sản xuất kinh doanh, càng không thể thay họ chịu những
rủi ro nếu có. Vì vậy, việc cơ quan chức năng yêu cầu nhà đầu t− phải đăng ký ph−ơng án kinh doanh
ban đầu là không cần thiết; hơn nữa lại có thể gây ra nhiều phiền hà, tiêu cực, phải xin và cho, nh− cơ
quan chức năng dựa vào đó mà đòi hỏi giải trình nội dung này, nội dung khác của ph−ơng án kinh
doanh, thêm khó khăn khi có sự thay đổi trong quá trình kinh doanh so với ph−ơng án báo cáo ban
đầu; đó là ch−a kể có thể do khai ra ph−ơng án kinh doanh mà nhà đầu t− bị lộ bí mật kinh doanh của
mình, doanh nghiệp mất khả năng cạnh tranh ngay từ khi mới thành lập.
Nếu công nhận nguyên tắc chung là những ng−ời đăng ký kinh doanh phải tự chịu trách
nhiệm về tính chính xác và trung thực của những điều đã kê khai; cơ quan đăng ký kinh doanh
chỉ chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, thì thủ tục thành lập doanh nghiệp và
đăng ký kinh doanh có thể đơn giản hơn nhiều. Có thể bỏ chế độ xin phép thành lập, chỉ thực hiện
đăng ký kinh doanh; hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng không cần có chứng nhận về vốn pháp định,
xác nhận vốn, xuất trình ph−ơng án kinh doanh và những xác nhận khác không cần thiết về nhân
thân của nhà đầu t−, v.v...
3. Đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vũ Quốc Tuấn 7
Việc đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà n−ớc đã đ−ợc đặt ra từ giữa
những năm 80, rõ nhất là những cải cách có tính chất tiến bộ về kế hoạch hóa, về hạch toán kinh
doanh trong Nghị định 217 (tháng 11 năm 1987). Tiếp đó, là những cố gắng về sắp xếp lại theo Nghị
định 388 (tháng 11 năm 1991), thành lập các tổng công ty 90 và 91 (tháng 3 năm 1994). Chủ tr−ơng cổ
phần hóa một số doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc nêu từ Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng 2 Khóa VII
(tháng 11 năm 1991), sau đó triển khai thí điểm theo Quyết định 202-CP ngày 8 tháng 6 năm 1992.
Từ đó đến nay, đã tiến hành một số việc nh−:
- Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà n−ớc, duy trì và phát triển những doanh nghiệp có đủ điều
kiện hoạt động; đối với những doanh nghiệp nhỏ thì sáp nhập, cho thuê, bán, và cuối cùng là giải
thể, cho phá sản những doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm liền.
- Tổ chức một số Tổng công ty, với mục đích lập ra những tập đoàn mạnh, đóng vai trò
nòng cốt trong các ngành kinh tế.
- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà n−ớc theo h−ớng giao quyền tự chủ kinh
doanh, xóa dần chế độ bộ chủ quản.
- Cổ phần hóa một số doanh nghiệp có điều kiện, v.v...
Tuy nhiên, cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc những năm qua đạt kết quả thấp. Phải
chăng cuộc đổi mới đó có hai nh−ợc điểm lớn d−ới đây:
- Một là, ch−a đ−ợc đặt trong tình huống thị tr−ờng sơ khai, do đó, ch−a thấy hết yêu cầu cấp
bách phải có nhận thức rõ hơn về kinh tế thị tr−ờng, tạo lập thị tr−ờng làm môi tr−ờng kinh doanh cho
doanh nghiệp. Chỉ khi thật sự có thị tr−ờng với đầy đủ các yếu tố của nó cũng nh− có cơ chế vận hành
của kinh tế thị tr−ờng, Nhà n−ớc không làm thay thị tr−ờng, thì doanh nghiệp nhà n−ớc loại kinh
doanh mới có thể thật sự b−ớc ra thị tr−ờng, hoạt động nh− một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ.
- Hai là, cũng ch−a đặt cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc trong tổng thể cuộc cải cách
đối với khu vực kinh tế nhà n−ớc trong đó quan trọng nhất là hệ thống tài chính, ngân hàng và bộ
máy quản lý nhà n−ớc về kinh tế để thúc đẩy quá trình chuyển sang kinh tế thị tr−ờng, từng b−ớc
tạo lập cơ chế thị tr−ờng. Thực tiễn chỉ rõ: không thể đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc mà hệ thống
tài chính vẫn giữ quan hệ cho phép và thu phát, ngân hàng cũng cho vay theo lệnh, kể cả xóa nợ
theo lệnh; cho vay lúc lỏng lẻo, khi chặt chẽ.
Chính vì ch−a giải quyết dứt khoát những vấn đề cơ bản về nhận thức cũng nh− về giải
pháp cụ thể, cho nên không tránh khỏi tình trạng thay chủ quản cũ bằng chủ quản mới; bài toán
doanh nghiệp vẫn ch−a đ−ợc giải về cơ bản.
Một số không nhỏ giám đốc doanh nghiệp nhà n−ớc sợ cổ phần hóa sẽ dẫn đến mất quyền
và lợi của họ; Bộ chủ quản cũng sợ mất quyền, mất tổ chức "hậu cần" của mình trong những dịp lễ,
Tết; lãnh đạo địa ph−ơng cũng sợ cổ phần hóa sẽ mất quyền và lợi của địa ph−ơng, không còn quốc
doanh để thực hiện vai trò chủ đạo; ng−ời lao động cũng lo ngại cổ phần hóa sẽ giảm thu nhập của
họ, mà tr−ớc mắt là một số lao động sẽ không còn chỗ làm việc, vì doanh nghiệp phải chọn lựa
ng−ời làm việc phù hợp, v.v... Cũng có ng−ời cho cổ phần hóa là làm thất thoát tài sản nhà n−ớc, là
làm yếu chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong các vấn đề cốt lõi về đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc, nếu xét vấn đề một
cách căn cơ, có hai loại vấn đề rất đáng đ−ợc nhận thức lại:
Một là, phải dứt khoát tách quyền sở hữu ra khỏi quyền kinh doanh: xác định rành mạch
Nhà n−ớc là ng−ời đã bỏ vốn đầu t−, là chủ sở hữu tài sản; còn doanh nghiệp là ng−ời kinh doanh
số vốn đó. Nói cách khác, tức là làm rõ quan hệ về quyền đối với tài sản doanh nghiệp: làm rõ
trách nhiệm về kinh doanh tài sản, giải trừ trách nhiệm vô hạn mà Nhà n−ớc đảm nhận đối với
doanh nghiệp nhà n−ớc, thực hiện việc tách bạch quyền hạn sở hữu của ng−ời sở hữu với quyền
kinh doanh tài sản của pháp nhân doanh nghiệp. Nếu không tách bạch rõ ràng nh− vậy thì doanh
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tạo môi tr−ờng kinh tế, xã hội cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp 8
nghiệp nhà n−ớc không thể trở thành pháp nhân tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về
ph−ơng án kinh doanh và kết quả kinh doanh. Hiện nay, có hai trở ngại lớn đang kìm hãm kinh
doanh của doanh nghiệp nhà n−ớc: một là, các chế độ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh
và hai là, vấn đề nhân sự, tức là tuyển chọn và bổ nhiệm các chức danh quản lý doanh nghiệp.
Không giải quyết đ−ợc hai trở ngại đó, doanh nghiệp vẫn bị phụ thuộc vào cơ quan hành chính,
không thể kinh doanh có hiệu quả, càng không thể nói đến việc b−ớc ra thị tr−ờng, cạnh tranh
bình đẳng trong kinh tế thị tr−ờng.
Thay mặt Nhà n−ớc để quản lý phần tài sản nhà n−ớc với t− cách là ng−ời đầu t−, theo kinh
nghiệm n−ớc ngoài, có thể là Cục Quản lý vốn và tài sản nhà n−ớc (nh−ng với chức năng, nhiệm vụ cụ
thể không hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp) hoặc dùng hình thức Công ty đầu t−
thay mặt Nhà n−ớc bỏ vốn vào doanh nghiệp và theo dõi tình hình kinh doanh phần vốn đó.
Hai là, phải dứt khoát tách chức năng của nhà n−ớc ra khỏi chức năng của doanh nghiệp,
khắc phục sự lẫn lộn giữa vai trò của Nhà n−ớc là ng−ời quản lý vĩ mô với vai trò của doanh
nghiệp là ng−ời sản xuất kinh doanh. Nhà n−ớc quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế cũng nh− doanh nghiệp nhà n−ớc bằng luật pháp, bằng các công cụ kinh tế, còn việc kinh
doanh trong nội bộ doanh nghiệp là quyền tự chủ của doanh nghiệp. Nếu không xác định rõ doanh
nghiệp là chủ thể kinh tế vi mô độc lập, tự chủ kinh doanh, các cơ quan nhà n−ớc còn thò tay
xuống tận doanh nghiệp, can thiệp vào từng tác nghiệp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
thì doanh nghiệp không thể chủ động kinh doanh.
Công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc đang đ−ợc triển khai, nhiều vấn đề đang đ−ợc đặt
ra để giải quyết. Đổi mới thật sự là công việc sắp xếp lại, đổi mới cả chế độ sở hữu, hình thức tổ chức
kinh doanh, thể chế quản lý; trong đó bao gồm cả việc cổ phần hóa, sáp nhập, cho thuê, khoán kinh
doanh, kể cả giải thể, cho phá sản và phát mại. Đối với các doanh nghiệp quá nhỏ, kinh doanh liên tục
thua lỗ, rất cần thực hiện các biện pháp đa dạng hóa sở hữu hoặc chuyển đổi sở hữu.
Một vấn đề không kém phần quan trọng ch−a đ−ợc xử lý tốt đang gây khó khăn trong tiến
trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà n−ớc, đó là sắp xếp số lao động dôi d−, th−ờng không thấp hơn 20-
30% tổng số lao động; nếu kể cả số lao động trong các doanh nghiệp cần sáp nhập, giải thể, phá sản,
thì số lao động dôi d− khá lớn. Trong nhiều tr−ờng hợp, ng−ời lao động cũng nh− cấp lãnh đạo ngành
và địa ph−ơng không khẩn tr−ơng sắp xếp lại hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp chính là ch−a có ph−ơng
án khả thi để sắp xếp lao động dôi d−. Thế nh−ng, đây lại là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, phải có
một hệ thống các chính sách nh−: nghỉ h−u tr−ớc thời hạn, phụ cấp thất nghiệp, phát triển các tổ chức
đào tạo lại nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, v.v... Nhà n−ớc không thể không có quỹ riêng để giải quyết
việc này, một phần quỹ đó là từ số tiền thu đ−ợc do thanh lý, phát mại các doanh nghiệp.
4. Về chức năng quản lý của Nhà n−ớc
Chuyển sang kinh tế thị tr−ờng đòi hỏi chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện công việc quản lý
nhà n−ớc, từ thể chế quản lý đến bộ máy và công chức. Đến nay, rõ ràng là những cố gắng về mặt
này còn ch−a đủ: sự yếu kém của công việc này đang là trở ngại lớn trong việc đổi mới môi tr−ờng
kinh doanh của doanh nghiệp.
Những chức năng chủ yếu của Nhà n−ớc trong thể chế kinh tế thị tr−ờng nhằm thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể bao gồm 4 mặt: quy hoạch, phục vụ, điều
tiết, kiểm soát nh− sau:
- Về quy hoạch, đó là các việc nh−: chế định chiến l−ợc phát triển kinh tế, kỹ thuật, xã hội và
các quy hoạch cụ thể (xí nghiệp, ngành nghề...); chú trọng quản lý chặt chẽ sự phát triển của những
ngành nghề, sản phẩm nhằm bảo hộ an toàn, sức khỏe và lợi ích cho ng−ời tiêu thụ, phòng ngừa ô
nhiễm môi tr−ờng, duy trì các điều kiện để phát triển xã hội và con ng−ời một cách lành mạnh.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vũ Quốc Tuấn 9
- Về phục vụ, đó là: xây dựng các cơ sở phục vụ việc kinh doanh bình th−ờng của xí nghiệp
cũng nh− đời sống của dân c−, nh− đ−ờng sá, cung ứng điện, n−ớc, hệ thống giao thông công cộng,
điện tín điện thoại, v.v...
- Về điều tiết, đó là: điều tiết bằng các chính sách, luật pháp, và đòn bẩy kinh tế, điều tiết
việc phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội, v.v...
- Về kiểm soát, đó là căn cứ vào luật pháp, chính sách, tiến hành kiểm tra sự vận hành của thị
tr−ờng và kinh doanh của doanh nghiệp, phòng ngừa và trừng trị các hành vi độc quyền, cạnh tranh
không hợp pháp và những hành vi ảnh h−ởng đến sự vận hành bình th−ờng của thị tr−ờng.
Chức năng quản lý của Nhà n−ớc phải dứt khoát chuyển từ can thiệp trực tiếp nh− tr−ớc
đây sang quản lý gián tiếp. Nếu nh− đã xác định doanh nghiệp là chủ thể của thị tr−ờng, thì tăng
c−ờng sự quản lý của Nhà n−ớc tức là để Nhà n−ớc giữ đúng vị trí, vai trò trong kinh tế thị tr−ờng,
tiến hành quản lý vĩ mô đối với toàn bộ kinh tế xã hội. Nhà n−ớc phải tập trung lực l−ợng tạo lập
khung khổ quản lý vĩ mô về chính sách, luật pháp, vào các lĩnh vực quan trọng nhất để tạo môi
tr−ờng thuận lợi cho nhà đầu t− tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh, bảo đảm đ−ợc quyền tự do
kinh doanh của ng−ời dân theo pháp luật. Nói cách khác, có thể hình dung: nếu nh− tr−ớc đây,
trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ giữa Nhà n−ớc với doanh nghiệp là quan hệ trực
tiếp Nhà n−ớc → Doanh nghiệp, thì nay, theo kinh tế thị tr−ờng, quan hệ đó phải chuyển sang
gián tiếp: Nhà n−ớc → Thị tr−ờng → Doanh nghiệp.
Có thể nêu hai lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay là:
- Tăng c−ờng xây dựng các thể chế của kinh tế thị tr−ờng: tiếp tục quá trình tạo lập khung
pháp lý điều chỉnh các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ
kinh doanh, sự bình đẳng của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; chống độc quyền và
cạnh tranh bất hợp pháp. Khung pháp lý phải nhất quán, rõ ràng, minh bạch, ổn định và nhất là
phải đ−ợc thi hành nghiêm túc.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị tr−ờng, kể cả sắp xếp
bộ máy, đào tạo và bố trí công chức. Khắc phục mọi phiền hà, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho
doanh nghiệp. Thực tế nhiều năm qua cho thấy đây là một nhiệm vụ cực kỳ gian khổ, phải có sự
chỉ đạo kiên quyết, tập trung và phải có sự g−ơng mẫu từ cấp trên.
Cần nói thêm về công chức và chức năng phục vụ của công chức. Trong cơ chế "xin-cho",
công chức cơ quan quản lý th−ờng tự cho mình quyền hạn "cho phép" hoặc "không cho phép".
Doanh nghiệp và cơ quan quản lý ở vào vị trí đối lập giữa ng−ời bị quản lý và cơ quan có quyền
quản lý, còn quan hệ giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp đ−ơng nhiên đ−ợc coi là quan hệ "trên
d−ới", ng−ời ban ơn và ng−ời chịu ơn. Để đ−ợc việc cho mình, doanh nghiệp không còn con đ−ờng
nào khác là phải hối lộ, đút lót hoặc tìm mọi cách đối phó, trốn tránh sự quản lý của cơ quan quản
lý. Cơ quan quản lý cũng tìm mọi biện pháp mạo danh "tăng c−ờng quản lý", thực chất là để bảo vệ vị
trí cửa quyền của mình, thu về cho mình càng nhiều quyền hành càng tốt, thu đ−ợc càng nhiều lợi
càng tốt. Tình trạng đó tất sẽ dẫn đến nhân dân thiếu tin t−ởng ở các chủ tr−ơng, chính sách của Nhà
n−ớc, kinh tế chậm phát triển, bộ máy quản lý nhà n−ớc bị tha hóa, tham nhũng tràn lan.
Cần nhấn mạnh rằng công chức nhà n−ớc là ng−ời thực hiện các chức năng của Nhà n−ớc,
bảo đảm cho luật pháp đ−ợc thực thi trong cuộc sống; nói cách khác, công chức có nhiệm vụ cung
cấp các dịch vụ hành chính để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật.
Trong kinh tế thị tr−ờng, nếu công nhận Nhà n−ớc là ng−ời phục vụ, công dân là khách hàng, thì
công chức đ−ợc coi là ng−ời phục vụ công, hoặc "công bộc" nh− ta th−ờng nói. Toàn bộ nền hành
chính nhà n−ớc (bao gồm thể chế quản lý, cán bộ và công chức) đều không có mục đích nào khác là
phục vụ cho kinh tế, xã hội phát triển. Trách nhiệm thi hành công vụ không chỉ là bảo đảm sự
nghiêm minh của luật pháp mà còn nhằm cung cấp cho nhân dân và các doanh nghiệp những dịch
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tạo môi tr−ờng kinh tế, xã hội cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp 10
vụ hành chính nghiêm túc, công bằng, phục vụ lợi ích chính đáng của những ng−ời đóng thuế nuôi
bộ máy nhà n−ớc.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tao_moi_truong_kinh_te_xa_hoi_cho_viec_hinh_thanh_va_phat_tr.pdf