Tạo hình hòm nhĩ: Chỉ định và hiệu quả của đặt ống thông khí

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất chỉ định và đánh giá hiệu quả của đặt ống thông khí trong phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ. Nhân 77 trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ với niêm mạc hòm tai viêm dầy xuất tiết, sẽ được tiến hành phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ có đặt ống thông khí chữ T, tại khoa Tai bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2002 đến tháng 8/2003. Bệnh nhân được theo dõi trung bình là 12 tháng. Tỷ lệ thành công mảnh vá là 86,67% và khoảng Rinne thính lực < 20 dB chiếm 57,78%. Kết quả trên cho thấy rằng tạo hình hòm nhĩ có thể tiến hành khi niêm mạc tai giữa còn viêm, điều quan trọng là kiểm soát và lấy hết biểu bì xâm lấn vào hòm nhĩ đồng thời tái tạo lại khoảng khí tai giữa bằng đặt ống thông khí hòm nhĩ tạm thời.

pdf7 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo hình hòm nhĩ: Chỉ định và hiệu quả của đặt ống thông khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 83 (3) - 2013 101 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TẠO HÌNH HÒM NHĨ: CHỈ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ Đoàn Thị Hồng Hoa Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất chỉ định và đánh giá hiệu quả của đặt ống thông khí trong phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ. Nhân 77 trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ với niêm mạc hòm tai viêm dầy xuất tiết, sẽ được tiến hành phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ có đặt ống thông khí chữ T, tại khoa Tai bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2002 đến tháng 8/2003. Bệnh nhân được theo dõi trung bình là 12 tháng. Tỷ lệ thành công mảnh vá là 86,67% và khoảng Rinne thính lực < 20 dB chiếm 57,78%. Kết quả trên cho thấy rằng tạo hình hòm nhĩ có thể tiến hành khi niêm mạc tai giữa còn viêm, điều quan trọng là kiểm soát và lấy hết biểu bì xâm lấn vào hòm nhĩ đồng thời tái tạo lại khoảng khí tai giữa bằng đặt ống thông khí hòm nhĩ tạm thời. Từ khóa: Viêm tai giữa mạn, tạo hình hòm nhĩ, ống thông khí I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh thường gặp và đứng đầu trong các bệnh lý về tai. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của hàng triệu người trên thế giới vì chảy tai và nghe kém. Ngày nay, viêm tai giữa mạn tính vẫn là trung tâm nghiên cứu của các nhà Tai học. Về mặt bệnh sinh, đây là một bệnh đa yếu tố với tiến triển rất phức tạp, khó dự đoán trước. Trên lâm sàng, bệnh có nhiều thể và việc sử dụng thuật ngữ không thống nhất. Do đó, một trong những khó khăn gặp phải trong điều trị viêm tai giữa mạn tính là xác định danh giới giữa viêm tai tiến triển và di chứng của nó [1]. Xu hướng ngày nay là điều trị sớm với mục đích khô tai vì tạo hình hòm nhĩ trong giai đoạn di chứng có thể có hiệu quả hơn khi tiến hành trong giai đoạn chảy tai. Tuy nhiên trong một số trường hợp quá trình viêm không bao giờ tắt do các ổ viêm xương ở tường thượng nhĩ, xương chũm hoặc do dị sản hay biểu bì hóa trung nhĩ, phẫu thuật cũng nên đặt ra. Khi niêm mạc đang viêm dày, sự thông khí và dẫn lưu của tai giữa qua vòi nhĩ sẽ bị cản trở, phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ sẽ gặp nhiều khó khăn như mảnh vá dễ hoại tử, dễ sập dính vào đáy nhĩ làm thu hẹp và mất khoảng khí trong hòm nhĩ đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả tạo hình chuỗi xương con. Với kết quả không chắc chắn này, nhiều tác giả chủ trương tiến hành phẫu thuật nhiều thì, trong đó thì một chỉ lấy bệnh tích, không tạo hình hòm nhĩ hoặc vừa lấy bệnh tích vừa tạo hình hòm nhĩ nhưng sử dụng mảnh Silastic đặt vào hòm tai với mục đích tạo khoảng khí nhân tạo. Ở Việt nam, viêm tai giữa mạn tính chiếm tỷ lệ 3 đến 5% dân số [2]. Do điều kiện kinh tế xã hội và chưa có hệ thống các bác sĩ gia đình nên phần lớn các bệnh nhân đến viện muộn khi chảy tai kéo dài hay nghe kém nặng ảnh hưởng đến đời sống. Chính vì vậy giải thích kết quả tạo hình hòm nhĩ của chúng ta không cao. Tỷ lệ xơ nhĩ nặng chiếm đến 10,8% trong các trường hợp tai khô, tương ứng với tỉ lệ gặp ở Pháp cách đây trên 30 năm [3]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tạo hình Địa chỉ liên hệ: Đoàn Thị Hồng Hoa, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Email: drhoa63@yahoo.fr Ngày nhận: 02/05/2013 Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 102 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC hòm nhĩ, trong đó tình trạng niêm mạc hòm nhĩ viêm trong khi phẫu thuật được nhiều tác giả quan tâm [4; 5]. Theo gợi ý của Legent [1], có thể tạo hình hòm nhĩ ngay cả khi niêm mạc viêm nhưng nên đặt ống thông khí hòm nhĩ. Chính vì vậy, từ năm 1997 chúng tôi đã áp dụng đặt ống thông khí trong khi tạo hình hòm nhĩ khi niêm mạc tai giữa viêm, kết quả thu được khả quan Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và đề xuất chỉ định đặt ống thông khí trong phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ để điều trị viêm tai giữa mạn tính tiến triển không có cholesteatome. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 77 bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ với niêm mạc hòm tai viêm dầy xuất tiết mặc dù đã được điều trị nội khoa trước mổ được tiến hành phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ có đặt ống thông khí chữ T kèm theo tại khoa Tai bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2002 đến tháng 8/2003. Thời hạn theo dõi trung bình là 12 tháng, dao động từ 3 tháng đến 5 năm. 2. Phương pháp Nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp phẫu thuật. Kỹ thuật mổ: được thực hiện theo các quy trình sau: - Chuẩn bị mổ và rạch da, lấy cân cơ thái dương như trong mô tả kỹ thuật vá nhĩ trên và ngoài lớp sợi. - Chỉ định mở xương chũm hệ thống khi niêm mạc hòm nhĩ viêm, tùy theo bệnh tích có thể mở sào bào, mở sào bào thượng nhĩ, mở hòm nhĩ lối sau lấy bỏ bệnh tích viêm để đảm bảo sự thông khí và dẫn lưu từ hốc mổ chũm vào hòm nhĩ. - Đánh giá tình trạng viêm của niêm mạc hòm nhĩ, chúng tôi chia làm 3 mức độ sau: + Độ 1: bình thường, niêm mạc dính sát vào thành xương, không thể quan sát được. Niêm mạc viêm được coi là mức độ 1 khi niêm mạc màu hồng nhạt, phù nề nhẹ bao phủ lên xương đặc. + Độ 2: viêm mạc vẫn phẳng nhưng dầy khoảng 1mm. + Độ 3: niêm mạc dày, có chỗ phát triển như pô líp. - Tạo hình màng nhĩ: chủ yếu thực hiện theo kỹ thuật phức hợp dưới và trên lớp sợi. Hòm nhĩ để thông thoáng, không đặt Gelaspon hay Silastic. - Tạo hình xương con: chủ yếu sử dụng các vặt liệu tự thân tùy theo tình trạng xương bàn đạp - Chỉ định vá nhĩ có đặt ống thông khí khi: + Niêm mạc hòm nhĩ viêm độ 1 với tổn thương trong xương chũm. + Niêm mạc hòm nhĩ viêm độ 2 và 3. Nếu pô líp khu trú lấy bỏ, nếu pô líp lan tỏa xuất tiết nhiều nên lấy bỏ tổ chức niêm mạc viêm trong hòm nhĩ và xương chũm, tạo hình hòm nhĩ sẽ tiến hành thì sau. - Kỹ thuật đặt ống thông khí hòm nhĩ: sử dụng ống thông khí chữ T có tráng Silicon ở góc sau dưới của vạt da ống tai và màng nhĩ. - Đóng da: theo bình diện giải phẫu Chăm sóc và thời gian lưu ống: bấc ống tai được đặt trong 7 đến 10 ngày tùy theo mùa. Sau khi rút bấc tai dùng ống hút vi phẫu để hút các máu đọng và dịch xuất tiết trong lòng ống thông khí, rồi đặt merocel tai hai lần, mối lần cách nhau 7 ngày để tránh hẹp ống tai. Thời gian rút ống thay đổi từ 3 tháng đến 2 năm. TCNCYH 83 (3) - 2013 103 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Chỉ định rút ống thông khí: khi ống thông, quan sát được khoảng khí trong hòm nhĩ. 3. Xử lý số liệu: về tình trạng màng vá và thính lực đồ sau mổ. Các số liệu được quản lý và sử lý bằng phân mềm thống kê SPSS 16. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu chỉ phục vụ mục đích khoa học và không gây bất cứ tác hại xấu nào đến bệnh nhân. Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ và tình nguyện tham gia. Mọi số liệu liên quan đến bệnh nhân đều được giữ bí mật. III. KẾT QUẢ 1. Phân bố theo tuổi và giới - Tuổi: Phẫu thuật tiến hành chủ yếu tai khoa Tai, nên đa số bệnh nhân vào điều trị là người lớn, tuổi thường gặp nhất là từ 15 đến 45 tuổi chiếm 74% các trường hợp, tuổi nhỏ nhất là 8 tuổi, lớn nhất là 63 tuổi. - Giới: nam: 48 ca (62,34%), nữ: 29 ca (37,66%). Tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ với p < 0,01. 2. Thời gian bị bệnh đến khi phẫu thuật Phần lớn bệnh nhân có thời gian tiến triển bệnh kéo dài trên 5 năm chiếm đến gần 90% các trường hợp. 3. Tình trạng tai đối bên Tỷ lệ bệnh nhân mắc cả hai tai chiếm tỷ lệ đáng kể, chiếm khoảng 55% các ca (bảng 1). Bảng 1. Tình trạng tai đối bên Tai đối bên Bình thường Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ Rối loạn chức năng vòi Cholestéatome n 33 32 6 4 % 45,46 41,56 7,79 5,19 4. Vị trí lỗ thủng Bảng 2. Vị trí lỗ thủng Vị trí thủng Phần sau Phần trước Trung tâm Gần toàn bộ Tổng số n 8 14 8 47 77 % 10,39 18,18 10,39 61,04 100 Trong viêm tai tiến triển với chảy tai kéo dài màng tai thường thủng rộng chiếm trên 60% các trường hợp. 5. Tình trạng thính lực trước mổ - Ngưỡng nghe trung bình : 50,79 dB +/- 18,7 - Rinne thính lực trung bình 38,07 dB +/- 8,92 6. Các loại phẫu thuật xương chũm Khi chảy tai kéo dài, xương chũm thường viêm nặng đòi hỏi phải mở sào bào thượng nhĩ thậm chí mở hòm nhĩ lối sau tạo thông thương giữa xương chũm và hòm nhĩ (bảng 3). 104 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 3. Loại phẫu thuật xương chũm Loại phẫu thuật xương chũm Mở sào bào Sào bào - thượng nhĩ Mở hòm nhĩ lối sau Mổ lại xương chũm Tổng số n 6 44 21 6 77 % 7,79 57,15 27,27 7,79 100 7. Tổn thương niêm mạc xương chũm Tổn thương niêm mạc xương chũm rất đa dạng, trong cùng một bệnh nhân có thể có nhiều loại tổn thương khác nhau. Trong đó tổn thương thường gặp nhất là niêm mạc dày phù nề chiếm 97,40%, nụ hạt cholesterin chiếm 71,42%, xơ hóa chỉ 3,89% các trường hợp. 8. Tình trạng xương con trong khi phẫu thuật Trong viêm tai giữa mạn tính tiến triển không có cholesteatome, xương con cũng bị tổn thương kể cả xương bàn đạp, và trên cùng một tai bệnh cũng có thể tổn thương 1,2 hoặc cả 3 xương con. Trong đó tổn thương xương đe chiếm 12,99%, sau đó xương búa là 5,19%, xương bàn đạp là 2,6% và xơ nhĩ chỉ có 2,6 % 9. Tình trạng niêm mạc hòm nhĩ trong khi phẫu thuật Viêm độ 1: 38,69%, độ 2: 57,14% và độ 3 là 3,89%. 10. Kết quả Trong tháng đầu, tất cả bệnh nhân được theo dõi đánh giá tình trạng màng nhĩ mới, ống thông khí và đo thính lực. Các tháng sau tỷ lệ bệnh nhân đến khám lại giảm dần, sau 3 - 6 tháng là 67 ca (87,01%) và sau 1 năm là 45 ca (58,44%). Thời gian rút ống 3 tháng: 33 ca (45,5%), 3 - 6 tháng: 21 ca (27,3 %), trên 6 tháng: 14 ca ( 18,2%), các trường hợp còn lại tự đào thải ống. Về giải phẫu: sau 1 năm trên 45 ca, tỷ lệ thành công với màng vá bình thường là 86,67%, thủng lại là 2,2%, xẹp nhĩ là 2,2%, viêm dày màng nhĩ là 3,7% và hạt trai cho- lesteatome là 2,2%. Về chức năng: Ngưỡng thính lực trung bình trước mổ: 50,79 dB và sau mổ: 25,11 dB. Bảng 4. Rinne thính lực trung bình trước và sau mổ Rinne thính lực Trước mổ Sau mổ n1 % n2 % 0 - 10 dB 1 1,30 2 4,45 11 - 20 dB 1 1,30 24 53,33 21 - 30 dB 17 22,08 14 31,11 > 30 dB 58 75,32 5 11,11 Tổng số 77 100 45 100 Rinne trung bình 38,07 dB 19,22 dB Cải thiện thính lực trung bình ở các tần số giao tiếp là 38 dB -19 dB = 19 dB. Chỉ số Rinne sau mổ < 20 dB là 57,78 %. TCNCYH 83 (3) - 2013 105 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC IV. BÀN LUẬN Từ trên 2 thập kỷ nay, tỷ lệ vá nhĩ thành công dao động từ 75 đến 95% các trường hợp tùy theo các tác giả [4; 5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành công của chỉnh hình hòm nhĩ có đặt ống thông khí khi niêm mạc viêm là 86,67% với Rinne thính lực < 20 dB là 57,78%. Điều này khẳng định, có thể tiến hành tạo hình hòm nhĩ khi tai còn đang viêm. Kinh điển, đa số các nhà tai học thập kỷ 1960 - 1970 cho rằng, chỉ mổ tai khi tai khô ít nhất 3 tháng để tránh hoại tử mảnh ghép. Theo Bailey [4] nhiễm trùng tai trước mổ là chống chỉ định tuyệt đối. Khái niệm chảy tai trong viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ được coi là “chảy tai vòi”, tức là thủng nhĩ, các dịch mũi sẽ trào ngược lên hòm nhĩ khi xì mũi và bệnh nhân có sự thông thuận bất thường của vòi nhĩ. Ngày nay, với sự phát triển của nội soi và chẩn đoán hình ảnh, người ta nhận thấy chảy tai này không phải ở vòi nhĩ và ở ngay trong hòm nhĩ bởi vì vòi sụn thuộc họng và dẫn lưu vào trong họng trong tình trạng bình thường cũng như khi viêm mũi họng. Chảy tai này là hoạt động của quá trình viêm trong hòm nhĩ, nó có thể liên quan đến nhiễm khuẩn từ ống tai ngoài hay từ viêm mũi họng. Một số vi khuẩn thường ẩn náu trong chảy tai mạn hay các tổ chức hạt viêm sùi là P. aeruginosa, Staph. Aureus, H. enfluenzae và Proteus mira- bilis [6]. Sử dụng kháng sinh tại chỗ hay kháng sinh toàn thân có thể làm ngừng chảy tai. Thái độ ngày nay đối với chảy tai phát hiện trước mổ là không nhất thiết phải chờ đợi làm khô hoàn toàn. Tuy nhiên, các quan điểm về phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ trong giai đoạn viêm không thống nhất. Một số tác giả [5] khẳng định chảy tai và tiền sử chảy tai không ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật. Nhưng theo tác giả khác [4] mổ trong giai đoạn chảy tai sẽ tăng nguy cơ biến chứng như tăng nhiễm khuẩn sau mổ, khó phẫu thuật vì khi viêm, chảy máu trong mổ nhiều hơn và viêm ảnh hưởng đến thông khí tai giữa. Theo gợi ý của Legent [1], tạo hình hòm nhĩ thành công tùy thuộc vào 2 yếu tố chính sau: - Lấy bỏ các yếu tố biểu bì xâm lấn vào hòm nhĩ. - Thông khí tai giữa tốt. Tạo hình hòm nhĩ có thể tiến hành ngay cả trong giai đoạn niêm mạc hòm nhĩ viêm nhưng nên đặt ống thông khí chữ T hòm nhĩ. Thực tế, chúng tôi nhận thấy trong những trường hợp viêm tai thủng nhĩ với niêm mạc viêm nặng xuất tiết, khi điều trị tai khô, niêm mạc thường chuyển sang giai đoạn di chứng xơ dày bám quanh xương con và vùng cửa sổ làm ảnh hưởng đến kết quả chức năng của phẫu thuật tạo hình hòm nhĩ. Đồng thời trong một số trường hợp, quá trình viêm không bao giờ tắt, trong các trường hợp này chúng tôi nhận thấy màng tai thường thủng rộng, bờ lỗ thủng viêm dày liên tiếp với niêm mạc hòm tai, gây kích thích niêm mạc hòm nhĩ. Khi lấy bệnh phẩm vùng ranh giới lỗ thủng và niêm mạc hòm nhĩ phân tích dưới kính hiển vi và kính hiển vi điện tử nhận thấy các tế bào biểu bì xâm lấn và gây viêm phù nề lớp đệm [7]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành tạo hình màng nhĩ ngay cả khi tai còn viêm. Nhưng điều quan trọng là phải kiểm soát được hết các yếu tố biểu bì xâm lấn vào niêm mạc hòm nhĩ, đồng thời tái tạo lại thông khí của tai giữa. Khi viêm, niêm mạc không đảm nhiệm được chức năng sinh lý, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả tạo hình hòm nhĩ. Để tái tạo lại thông khí tai giữa trong các trường hợp này, trước tiên nên tiến hành mở xương chũm hệ thống khi niêm mạc hòm nhĩ viêm để kiểm tra tình trạng niêm mạc xương chũm. Tiếp theo là bóc 106 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tách, kiểm soát và lấy hết biểu bì xâm lấn vào trong hòm nhĩ, một trong những yếu tố kích thích quá trình viêm. Khi quá trình viêm tồn tại đồng thời cả trong xương chũm và trong hòm nhĩ nên đặt ống thông khí hòm nhĩ với mục đích cân bằng áp lực tai giữa và dẫn lưu các dịch tiết trong tai giữa ở thời gian đầu sau phẫu thuật để niêm mạc có thời gian trở lại bình thường khi lấy hết các yếu tố kích thích viêm. Nền tảng của thái độ này là chúng tôi dựa vào vai trò sinh lý phụ trợ của các vùng niêm mạc tai giữa. Theo Ars [8] vùng sau trên của niêm mạc hòm nhĩ, vùng sào bào thượng nhĩ với các vách ngăn đảm nhiệm vai trò trao đổi khí và vùng trước dưới và vòi nhĩ đảm bào vai trò chính là làm sạch lông nhày. Thông khí tai giữa phụ thuộc vào thông khí liên tục chủ yếu được đảm bảo nhờ sự trao đổi khí thường xuyên qua niêm mạc và phụ thuộc vào thông khí từng thời điểm qua mở vòi nhĩ từng lúc. Xương chũm đóng vai trò như khoảng khí đệm. Nếu chỉ vá nhĩ đơn thuần trong giai đoạn niêm mạc tai giữa viêm, tức là chúng ta sẽ tạo vòng xoắn bệnh lý như trong viêm tai ứ dịch bởi vì niêm mạc đang viêm không thực hiện được các chức năng. Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến giảm áp trong hòm nhĩ, khả năng thất bại sẽ tăng cao. Ngược lại, nếu chỉ có niêm mạc hòm nhĩ viêm nhẹ (độ 1), xương chũm bình thường, chỉ cần vá nhĩ đơn thuần. Tình trạng viêm nhẹ niêm mạc hòm nhĩ rất thường gặp trong khi vá nhĩ, có thể do phản ứng của niêm mạc với tình trạng giải phẫu bất thường, chủ yếu thấy ở vùng trung nhĩ - tiền nhĩ. Khi đó, vá nhĩ tạo điều kiện cho vòi nhĩ hoạt động và các chất tiết dẫn lưu qua vòi. Điều này lý giải, nhiều trường hợp niêm mạc hòm nhĩ viêm vá nhĩ vẫn thành công. Thực tế lâm sàng, chúng tôi nhận thấy rằng tại thời điểm hiện nay, mổ tai khi còn đang viêm, khả năng bóc tách đặt mảnh vá dễ liền hơn, tỷ lệ xơ nhĩ ít hơn, phục hồi chức năng tốt hơn so với các trường hợp khô tai nghe kém đến điều trị vì tỷ lệ xơ nhĩ cao. Bệnh cảnh lâm sàng của viêm tai đang thay đổi, tỷ lệ trẻ ứ dịch được đặt ống thông khí gia tăng trong khoảng trên 10 năm gần đây, những viêm tai thủng nhĩ rộng tiến triển kéo dài giảm dần, xuất hiện thủng nhĩ sau đặt ống và cholesteatome do các túi co kéo. Xử lý các trường hợp này sẽ giống như các nước tiên tiến là vá nhĩ đơn thuần trong đa số các trường hợp thủng nhĩ mà không cần can thiệp đến xương chũm. V. KẾT LUẬN Thông khí tai giữa trong tạo hình hòm nhĩ là một vấn đề mấu chốt quyết định thành công trong điều trị viêm tai giữa mạn thủng nhĩ cũng như phòng tránh viêm tai ứ dịch và xẹp nhĩ sau này. Kết quả mà chúng tôi thu được khẳng định tạo hình hòm nhĩ có thể tiến hành ngay cả trong các trường hợp niêm mạc tai giữa còn viêm, nhưng nên đặt ống thông khí chữ T phối hợp. Kỹ thuật đơn giản, không để lại di chứng. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn tập thể bác sĩ khoa Tai bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã giúp tôi tiến hành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Legent F, Narcy P.H et Bordure P (1993). Myringoplastie. Dans : Chirurgie de l’oreille moyenne. Paris Masson. Ed. 87 - 93. 2. Luong Si Can et Coll (1995). Les pro- blèmes de surdité et de déficience auditive au Vietnam. Informations Médicales d’Asie- Fran- cophone ORL.13, 3 - 6. 3. Charachon R. (1995). La tympanos- clerose. Dans: Otite chronique. Arnette Blackwell . 101 - 109. TCNCYH 83 (3) - 2013 107 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 4. Bailey T.H.A (1976). Symposium: Con- traindications to tympanoplasty. Absolute and relative contradictions. Laryngoscope. 86, 67 - 70. 5. Gérart J.M, Thill M.P et Gersdorff M (2003). L’art de la tympanoplastie et son illus- tration clinique. Otolaryngol. Chir. Cervicol. 120, 83 - 93. 6. Desaulty A (1995). Otite chronique et antibiose. Dans: Otite chronique. Arnette Blackwell. 41 - 44. 7. Doan Thi Hong Hoa (2007). Influence of epidermal elements on the middle ear mu- cosa in chronic supperative otitis media with persistent otorrhea. Report at the 12e Asian ORL, Head and neck congress: 168. 8. Ars B. et al (1997). Histomorphometric study of the normal middle ear mucosa: Preliminary results supportingthe gas- exchange functionin the postero-superior part of middle ear cleft. Acta. Otolaryngol. (Stockh). 117, 704 - 707. Summary INDICATION AND EFFECT OF T - VENTILATING TUBE WITH TYMPANOPLASTY The aims of the study was to propose the indication and to evaluate the results of T-ventilating tube with tympanoplasty. We studied retrospectively 77 patients with chronic otitis media who un- derwent the T - ventilating tube with tympanoplasty at the Otology Department of the National ENT hospital from 1/2002 to 8/2003. Patients were followed for at least 12 months. The success rate was 86,67% with 57,78 % ABG < 20 dB. This outcome illustrates that the tympanoplasty may be performed to treat supperative COM, but the removal of epidermic cells and restoration of ME air space by T - ventilating tube were important. Key words: chronique otitis media, tympanoplasty, T-ventilating Tube

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftao_hinh_hom_nhi_chi_dinh_va_hieu_qua_cua_dat_ong_thong_khi.pdf