SUMMARY
DFNB59 is a newly identified gene on chromosome 2q31.1q31.3. The mutations on DFNB59 involved
human nonsyndromic deafness. DFNB59 encodes pejvakin, a 352-residue protein. Pejvakin is a paralog of
DFNA5, a protein of unknown function of the gasdermin family also involved deafness [3]. In this research,
pBluescript II SK was used as the template for amplification of the fragment f1DFNB59. This fragment was
then cloned in pGEX-3X and transformed to E. coli Top 10 for storage. The recombinant plasmids pGEX-3X
containing f1DFNB59 from transformations of E. coli Top 10 was transformed to E. coli BL21 for expression
of the GST-fusion protein. This GST-fusion proteins was purified by affinity chromatography using
immobilized Glutathione. The protein (>40 kDa) obtained after purification can be used as an antigen for
production of monoclonal antibodies against pejvakin.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo dòng và biểu hiện phân đoạn của gen DFNB59 mã hóa cho Pejvakin của người ở vi khuẩn Escherichia coli - Nguyễn Thị Kim Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76
70
TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN PHÂN ĐOẠN CỦA GEN DFNB59 MÃ HÓA CHO
PEJVAKIN CỦA NGƯỜI Ở VI KHUẨN Escherichia coli
Nguyễn Thị Kim Cúc1*, Kazutada Watanabe2, Manabu Toyoshima2, Yasushi Shimoda2
1Trường Đại học Nha trang, *kimcuc03@gmail.com
2Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản
TÓM TẮT: DFNB59 (Deafness, autosomal recessive 59) là một gen được xác định nằm trên nhiễm sắc
thể 2q31.1-q31.3, đột biến trên gen này có liên quan đến tật điếc không có hội chứng ở người. DFNB59
mã hóa cho pejvakin, một protein dài 352 amino acid. Pejvakin là protein có cùng nguồn gốc (paralog) với
DFNA5, một protein thuộc họ gasdermin chưa rõ chức năng cũng liên quan đến tật điếc. Trong nghiên cứu
này, plasmid tái tổ hợp pBluescript II SK mang gen mã hóa cho protein pejvakin của người (DFNB59)
được sử dụng làm mạch khuôn cho việc khuếch đại phân đoạn gen f1DFNB59, phân đoạn gen này sau đó
được tạo dòng vào plasmid pGEX-3X và biến nạp vào vi khuẩn vi khuẩn E. coli Top 10 để lưu giữ.
Plasmid tái tổ hợp pGEX-3X mang f1DFNB59 từ các thể biến nạp E. coli Top 10 thành công sẽ được biến
nạp vào vi khuẩn E. coli BL21 để tiến hành biểu hiện protein đích dung hợp với Glutathione-S-
Transferase (GST). Protein đích dung hợp với GST sau đó được tiến hành tinh sạch bằng phương pháp sắc
lý ái lực với Glutathione. Protein thu được sau tinh sạch (hơn 40 kDa) phù hợp để sử dụng làm protein
kháng nguyên cho việc sản xuất kháng thể đơn dòng kháng pejvakin.
Từ khóa: Gen DFNB59, protein pejvakin, protein dung hợp, mất thính giác, tật điếc.
MỞ ĐẦU
Khác với tật điếc có hội chứng (syndromic
deafness), tật điếc không có hội chứng
(nonsyndromic deafness) ở người liên quan đến
việc mất thính giác mà không đi kèm với các
biểu hiện bất thường khác [9, 11]. Phần lớn, tật
điếc không có hội chứng được di truyền theo gen
lặn có liên quan đến các đột biến của cả 2 alen
trên một gen. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho
thấy, hơn 10 gen và locus có thể gây ra các mức
độ mất hoặc giảm thính giác khác nhau ở người.
Trong đó, các đột biến trên gen DFNB59 (PJVK)
được xác định là nguyên nhân gây ra sự mất
thính giác có hoặc không có đi kèm bệnh thần
kinh thính giác [6, 7, 11].
Gen DFNB59 nằm trên nhiễm sắc thể
2q31.2, mã hóa cho protein pejvakin, một
protein đóng vai trò trong dẫn truyền thần kinh
[3]. Các đột biến trên gen này có thể gây ra sự
mất thính giác ổn định hoặc tiến triển có hoặc
không có kèm theo các rối loạn thần kinh thính
giác (auditory neuropathy spectrum disorder)
[1, 2, 3, 4, 5]. Gen DFNB59 gồm có 7 exon, dài
9,8 kb trong trình tự genome, và mã hóa cho
một protein gồm 352 amino acid (khối lượng
phân tử suy luận của protein này khoảng 39,9
kDa; điểm đẳng điện là 9,31). Việc xác định
DFNB59 như là gen gây ra bệnh thần kinh thính
giác (auditory neuropathy) đã được chứng minh
và khẳng định bằng việc tìm ra các đột biến
DFNB59 trong các đối tượng khiếm thính từ các
họ 312, 700, 705 và 710 ở Iran. Các đột biến
được phát hiện trong các cá thể khiếm thính này
thường là sự thay thế của amino acid trên
pejvakin của người chẳng hạn: ở họ 705 tương
ứng với việc thay thế của arginine 183 với
tryptophan (547C-T; R183W), ở họ 312 tương
ứng với sự thay thế threonine 54 với isoleucine
(161C-T; T54I) [3].
Các nghiên cứu của Delmaghani et al.
(2006) [3] về các mô hình chuỗi dự đoán của
pejvakin cho thấy có sự tồn tại của tín hiệu định
vị nhân (các amino acid từ vị trí 249-258), có sự
hiện diện của motif liên kết với kẽm và tương
tác với DNA (các amino acid ở vị trí 305-331).
So sánh pejvakin với protein DFNA5 cho thấy,
32% giống và 54% tương đồng với protein
DFNA5 trên một đoạn trình tự dài 250 amino
acid. Bên cạnh đó, các tổ chức exon ở gen
DFNB59 và gen DFNA5 hoàn toàn tương đồng
với nhau. Vì thế, pejvakin và protein DFNA5 đã
được xác định là có chung nguồn gốc và
pejvakin là một thành viên của họ protein
gasdermin DFNA5.
Nguyen Thi Kim Cuc et al.
71
Để sản xuất kháng thể đơn dòng kháng
pejvakin phục vụ cho những nghiên cứu về tật
điếc do đột biến gen DFNB59 và ứng dụng
trong chẩn đoán bệnh, việc tạo dòng và biểu
hiện toàn bộ trình tự gen mã hóa cho protein
pejvakin (cDNA DFNB59) là rất cần thiết. Tuy
nhiên, việc biểu hiện toàn bộ trình tự gen
DFNB59 (full-length DFNB59) ở E. coli với
các hệ thống vector biểu hiện gen như pET-
DEST42, pET-15b và pGEX-3X đã được thực
hiện đều không thành công. Một trong những
nguyên nhân được kể đến có thể do protein
được biểu hiện gây độc với tế bào E. coli. Từ lý
do trên trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn
một phân đoạn của gen DFNB59 (dài 362 bp
tính từ vị trí nucleotide 150 đến nucleotide vị trí
512 của trình tự gen DFNB59, mã hóa cho
protein khoảng 13 kDa) để tiến hành tạo dòng
gen, đồng thời biểu hiện và tinh sạch protein
đích dung hợp GST cho mục đích làm kháng
nguyên trong sản xuất kháng thể đơn dòng
kháng pejvakin.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các chủng vi khuẩn E. coli Top 10 và BL21
(Invitrogen) được sử dụng làm tế bào vật chủ
cho tạo dòng và biểu hiện gen được nuôi cấy
trong môi trường Luria Bertani (LB) (Merck).
Các tế bào E. coli sau biến nạp sẽ được nuôi cấy
trong môi trường LB có chứa ampicillin (100
µg/ml), sau đó cấy trên đĩa thạch LB có chứa
ampicillin (LB-Amp) và cảm ứng biểu hiện gen
bằng 0,1 mM IPTG (isopropyl--D-thio-
galacto-pyranoside).
Plasmid tái tổ hợp pBluescript II
SK/DFNB59 (cung cấp bởi Phòng thí nghiệm
Neurobioengineering, Trường đại học Công
nghệ Nagaoka, Niigata, Nhật bản) được sử dụng
để thu nhận phân đoạn gen f1DFNB59; pGEX-
3X (BioLabs, Anh) được sử dụng cho việc biểu
hiện gen. Các enzyme giới hạn EcoRI, BamHI,
PstI, SacI, HindIII, NdeI (Toyobo, Nhật Bản)
được sử dụng để mở vòng plasmid và kiểm tra
vector tái tổ hợp.
PCR khuếch đại phân đoạn gen f1DFNB59
Dựa vào trình tự gen của phân đoạn gen
f1DFNB59 (dài 362 bp tính từ nucleotide ở vị
trí 150 đến nucleotide ở vị trí 512 trên trình tự
gen DFNB59 trong Ngân hàng Gen (NCBI), cặp
mồi BamHI-NdeI/F (5’-GCGGATCC ATATGT
TTGCTGCTGCTACCAAG -3’) và EcoRI/R
(5’-CGGAATTCATTTGGTCACGACACCAA
-3’) được thiết kế để dùng cho phản ứng PCR.
Thành phần phản ứng PCR gồm: 10 µM cho
mỗi loại mồi, 2 mM mỗi loại dNTP (dATP,
dGTP, dCTP, dTTP), 10x KOD plus buffer, 25
mM MgSO4, mạch khuôn pBluescript II
SK/DFNB59, KOD plus polymerase (Roche,
Appied science, Đức). PCR được thực hiện
trong máy luân nhiệt (Thermal cycler) với 35
chu kỳ: giai đoạn 1 nâng nhiệt đến 94oC trong
15 giây; giai đoạn 2 hạ nhiệt xuống 52oC trong
30 giây; giai đoạn 3 nâng nhiệt đến 68oC trong 1
phút. Sản phẩm PCR được phân tích bằng
phương pháp điện di trên gel agarose 1,5%.
Phương pháp tạo dòng f1DFNB59 vào
pGEX-3X ở E. coli Top 10
Tất cả các thao tác với DNA sử dụng trong
tạo dòng được thực hiện theo mô tả của
Sambrook & Russell (2001) [10]. Đoạn gen
f1DFNB59 sau khi được khuếch đại bằng
phương pháp PCR và vector pGEX-3X được xử
lý các enzyme giới hạn BamHI/EcoRI với H-
buffer và ủ ở 37oC trong 5 giờ. Sản phẩm sau
khi cắt bằng enzyme giới hạn sẽ được điện di
trên gel agarose và tinh sạch từ gel bằng bộ kit
QIA quick Gel Extraction (Qiagen). Phản ứng
nối f1DFNB59 vào pGEX-3X/BamHI/EcoRI
được thực hiện bởi T4 DNA ligase (Toyobo,
Nhật Bản) ở 16oC trong 1 giờ. Sản phẩm nối sau
đó được biến nạp vào E. coli BL21 và trải trên
môi trường thạch LB-Amp. Các khuẩn lạc được
chọn lọc dựa trên kiểu hình kháng ampicillin và
được kiểm tra bằng phương pháp cắt enzyme
giới hạn (sử dụng 3 cặp enzyme BamHI/EcoRI,
NdeI/EcoRV và HindIII/PstI) trên các plasmid
thu được. Các tế bào E. coli Top 10 có mang
plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59 sẽ
được lưu giữ và sử dụng cho các thí nghiệm tiếp
theo.
Phương pháp tách chiết plasmid tái tổ hợp từ
các vi khuẩn E. coli được biến nạp
Các thể biến nạp từ một khuẩn lạc đơn được
nuôi cấy trong 5 ml môi trường LB-Amp ở
37oC trong 16 giờ. Các tế bào được thu bằng
cách li tâm ở 12.000 vòng/phút trong 1 phút ở
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76
72
nhiệt độ phòng, hòa cặn với 400 µl STET buffer
(10 mM Tris-HCl, 1 mM EDTA, 100 mM
NaCl, và 5% Triton X-100 v/v). Thêm vào 40
µl Lysozyme giữ trong 3 phút, đun sôi trong 1
phút, làm lạnh, sau đó li tâm ở 15.000
vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt độ phòng, thu
dịch nổi và loại bỏ cặn. Thêm vào 350 µl
Isopropanol, li tâm ở 15.000 vòng/phút trong 10
phút ở nhiệt độ phòng, loại bỏ dịch nổi và làm
khô trong 5 phút. Thêm 400 µl Ethanol 70%, li
tâm ở 15.000 vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt
độ phòng, loại bỏ dịch nổi. Làm khô cặn trong
15 phút và hòa tan trong 50 µl TE buffer (Tris-
EDTA buffer).
Phương pháp biểu hiện protein đích dung
hợp GST ở E. coli
Các plasmid tái tổ hợp pGEX-
3X/f1DFNB59 tách chiết từ các tế bào E. coli
Top 10 đã được khẳng định mang pGEX-
3X/f1DFNB59 được biến nạp vào tế bào E. coli
BL21 và trải trên môi trường thạch LB-Amp.
Các khuẩn lạc được chọn lọc dựa trên kiểu hình
kháng ampicillin. Các tế bào E. coli BL21 có
mang plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59
sẽ được nuôi trong môi trường LB lỏng có bổ
sung ampicillin (100 µg/ml) và
chloramphenicol (30 µg/ml) ở 37oC trong 16
giờ, sau đó 50 µl dịch nuôi cấy sang 5 ml môi
trường LB-Amp ở 37oC trong 3 giờ. Sự biểu
hiện gen được cảm ứng bằng cách thêm
isopropyl-β-D-thiogalactopyranoside (IPTG)
đến nồng độ cuối cùng đạt 0,1 mM. Tế bào vi
khuẩn sau đó được phá vỡ bằng phương pháp
sonication để kiểm tra khả năng biểu hiện gen
và tính hòa tan của protein dung hợp bằng
phương pháp SDS-PAGE.
Phương pháp tinh sạch protein dung hợp
GST (Glutathione S-transferase)
Protein dung hợp GST được tinh sạch bằng
phương pháp sắc ký cột Glutathione Sepharose
4B (GE Healthcare) theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. Dịch protein (lọc qua màng 0,45 µm) được
gắn vào cột sepharose ở 4oC trong 2 giờ. Sau đó
li tâm ở 1.000 vòng/phút trong 5 phút để loại bỏ
dịch nổi. Tiến hành rửa cột bằng PBS
(Phosphate Buffered Saline) lạnh 4 lần ở 4oC
trong 3 phút và li tâm loại PBS ở 1.000
vòng/phút trong 5 phút. Thu 5 phân đoạn
protein bằng phương pháp rửa giải (elution) với
1 ml Glutathione Elution buffer tương ứng với 5
lần rửa giải. Các cột sepharose sau khi sử dụng
được rửa sạch và bảo quản trong ethanol 20% ở
4oC để sử dụng cho các lần tinh sạch sau.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả tạo dòng E. coli Top 10 mang
plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR của gen
f1DFNB59 trên gel agarose. Thang chuẩn DNA
(M), đối chứng âm (giếng 1), sản phẩm PCR
(giếng 2)
Để tách phân đoạn gen f1DFNB59, đoạn
gen 362 bp được khuếch đại từ plasmid tái tổ
hợp pBluescript II SK/DFNB59 bằng phương
pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu BamHI-NdeI/F
và EcoRI/R đã được thiết kế có chứa các vị trí
cắt của enzyme giới hạn tương ứng BamHI và
EcoRI. Kết quả của phản ứng PCR thu được
băng sản phẩm có kích thước khoảng 362 bp
tương ứng với kích thước của f1DFNB59 (giếng
2, hình 1). Sản phẩm PCR f1DFNB59 và vector
pGEX-3X được xử lý enzyme cắt giới hạn
BamHI và EcoRI trước khi tiến hành phản ứng
nối bởi T4-DNA ligase. Sản phẩm nối sau đó
được biến nạp vào E. coli Top 10 và trải trên đĩa
thạch LB-Amp để chọn các khuẩn lạc mang
vector tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59. Plasmid
tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59 được tách chiết
và kiểm tra bằng phương pháp cắt enzyme giới
hạn.
Nguyen Thi Kim Cuc et al.
73
f1DFNB59-pGEX-3X.070112.nuc
5314 bp
ApaLI 18
SspI 164
Csp45I 654
BamHI 934
NdeI 939
HindIII 1279
EcoRI 1306
BspHI 1564
BspHI 1669
SspI 1702
ApaLI 1837
PstI 2263
BspHI 2677
ApaLI 3083
ApaLI 3993
ApaI 4220
EcoRV 4461
HpaI 4517
f1DFNB59
1
Hình 2. Sơ đồ cắt enzyme giới hạn của vector tái tổ
hợp pGEX-3X/f1DFNB59 (pGEX-3X mang phân
đoạn gen f1DFNB59)
Hình 3. Kiểm tra pGEX-3X/f1DFNB59
bằng enzyme cắt giới hạn. Thang chuẩn
DNA (M), pGEX-3X/f1DFNB59 cắt bởi
PstI và HindIII (giếng 1), pGEX-
3X/f1DFNB59 cắt bởi NdeI và EcoRV
(giếng 2)
Dựa trên bản đồ cắt enzyme giới hạn của
pGEX-3X/f1DFNB59 (hình 2), hai phản ứng
cắt enzyme giới hạn tương ứng với việc sử dụng
hai cặp enzyme PstI/HindIII và NdeI/EcoRV
được chọn để kiểm tra sự chèn của f1DFNB59
trong vector tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59
(hình 3). Các enzyme giới hạn này đều cắt 1
điểm duy nhất trên vector tái tổ hợp pGEX-
3X/f1DFNB59 và mỗi cặp enzyme được chọn
đều có 1 điểm cắt trên vector và 1 điểm cắt trên
đoạn chèn f1DFNB59.
Kết quả của phản ứng cắt pGEX-
3X/f1DFNB59 bởi PstI/HindIII (cắt ở vị trí
nucleotide 2263 và vị trí nucleotide 1279) cho
ra 2 băng sản phẩm với kích thước tương ứng là
984 bp và 4330 bp (giếng 1, hình 3). Với phản
ứng cắt pGEX-3X/f1DFNB59 bởi NdeI/EcoRV
(cắt ở vị trí nucleotide 939 và vị trí nucleotide
4461) cũng cho ra 2 băng sản phẩm với kích
thước tương ứng là 3.522 bp và 1.792 bp (giếng
2, hình 3). Các kết quả này cho thấy phân đoạn
gen f1DFNB59 đã được chèn đúng trong vector
tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59 của các thể
biến nạp được kiểm tra.
Kết quả biểu hiện protein dung hợp GST ở vi
khuẩn E. coli BL21
Việc biểu hiện toàn bộ cDNA DFNB59
(full-length DFNB59, 1.059 bp) ở vi khuẩn E.
coli BL21 với các hệ thống vector biểu hiện
pET-DEST42, pET-15b và pGEX-3X đã được
tiến hành nhưng đều không thành công. Một
trong các nguyên nhân được phân tích có thể do
protein được biểu hiện (pejvakin) là protein độc
đối với vi khuẩn E. coli. Chính vì vậy, trong
nghiên cứu này chúng tôi chỉ tiến hành biểu
hiện một phân đoạn của gen DFNB59 thay vì
biểu hiện toàn bộ trình tự DFNB59. Việc biểu
hiện một phân đoạn protein của pejvakin vẫn
đảm bảo được mục đích của việc sử dụng
protein đích làm kháng nguyên cho việc sản
xuất kháng thể đơn dòng kháng pejvakin.
Bên cạnh đó, hệ thống vector dung hợp
pGEX-3X ngoài việc làm tăng cường sự biểu
hiện và tính tan của protein dung hợp, còn giúp
cho quá trình tinh sạch các protein dung hợp
được dễ dàng hơn, đồng thời làm tăng khối
lượng phân tử của các protein đích, từ đó làm
tăng khả năng gây đáp ứng miễn dịch của các
protein dung hợp được sử dụng làm kháng
nguyên. Vì vậy, vector pGEX-3X được lựa
chọn để biểu hiện protein đích được mã hóa bởi
phân đoạn gen f1DFNB59 có đuôi dung hợp
GST ở vi khuẩn E. coli BL21.
Việc biểu hiện gen được tiến hành bằng việc
bổ sung chất cảm ứng IPTG đến nồng độ cuối
cùng là 0,1 mM trong dịch huyền phù vi khuẩn
E. coli BL21 mang pGEX-3X/f1DFNB59. Các
mẫu huyền dịch vi khuẩn được thu ở các thời
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76
74
điểm trước khi cảm ứng IPTG và sau khi cảm
ứng IPTG 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ để khảo sát khả
năng biểu hiện gen. Đồng thời tính tan của
protein sau khi biểu hiện cũng được kiểm tra
trong các mẫu dịch nổi và cặn tế bào bằng
phương pháp SDS-PAGE (hình 4).
Hình 4. Kết quả SDS-PAGE của các protein ở
vi khuẩn E. coli BL21/pGEX-3X-f1DFNB59
sau khi cảm ứng IPTG. Thang chuẩn protein
(M), E. coli BL21/pGEX-3X-f1DFNB59 không
được cảm ứng IPTG (giếng 1), E. coli
BL21/pGEX-3X-f1DFNB59 được cảm ứng
IPTG sau 1 giờ (giếng 2), sau 2 giờ (giếng 3),
sau 3 giờ (giếng 4), protein ở dịch nổi (giếng 5),
protein ở cặn tế bào (giếng 6).
Khối lượng phân tử suy luận của protein
đích được mã hóa bởi phân đoạn gen
f1DFNB59 khoảng 14,5 kDa. Protein đích sau
khi biểu hiện được dung hợp với GST (26 kDa)
có khối lượng phân tử khoảng hơn 40 kDa. Kết
quả phân tích SDS-PAGE trên hình 4 cho thấy,
protein đích dung hợp GST (ở tất cả các giếng)
đã được biểu hiện với băng protein có kích
thước khoảng hơn 40 kDa, kích thước này hoàn
toàn phù hợp với kích thước dự đoán của
protein đích. Bên cạnh đó việc cảm ứng biểu
hiện bằng IPTG cũng cho thấy lượng protein
được tổng hợp tăng dần từ mẫu không cảm ứng
(giếng 1) đến mẫu cảm ứng (giếng 2) và tăng
dần theo thời gian sau khi cảm ứng (giếng 2-4).
Kết quả kiểm tra tính tan của protein được biểu
hiện cho thấy lượng protein đích tập trung chủ
yếu trong dịch nổi sau khi phá vỡ tế bào (giếng
5), trong khi ở cặn tế bào có lượng protein đích
không đáng kể (giếng 6). Điều này chứng tỏ
protein đích đã được biểu hiện và có tính tan tốt,
đặc điểm này rất thuận lợi cho việc tách chiết và
tinh sạch protein.
Kết quả tinh sạch protein đích dung hợp
GST
Hình 5. SDS-PAGE của protein dung hợp GST
tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ái lực
(Glutathione Sepharose 4B). Thang chuẩn
protein (M), mẫu trước khi tinh sạch (giếng 1),
mẫu sau khi gắn (binding) vào cột (giếng 2),
mẫu sau khi rửa cột (giếng 3), các phân đoạn (1-
5) của dịch protein sau khi rửa giải tương ứng
với các giếng 4-8.
Việc sử dụng đuôi Glutathione-S-transferase
(GST) ái lực dựa trên ái lực mạnh của GST với
các hạt gel được bao bọc bởi glutathione đã
được mô tả bởi Smith & Johnson (1988) [12].
GST là một họ của các protein cytosolic với đa
chức năng ở các sinh vật eukaryote. Các dạng
đồng đẳng của GST thường không tìm thấy ở vi
khuẩn, vì vậy, các protein nội bào của vi khuẩn
không cạnh tranh vị trí gắn với protein dung
hợp GST trong cột tinh sạch [12].
Để đánh giá khả năng tinh sạch protein đích
dung hợp GST bằng phương pháp sắc ký ái lực
Glutathione, các mẫu trước và sau khi gắn vào
cột tinh sạch và các phân đoạn protein tinh sạch
sau khi rửa giải được kiểm tra bằng phương
pháp SDS-PAGE. Kết quả tinh sạch trên hình 5
Nguyen Thi Kim Cuc et al.
75
cho thấy protein đích dung hợp GST (khoảng
hơn 40 kDa) hiện diện ở mẫu trước khi tinh
sạch (giếng 1) đã được gắn rất hiệu quả vào cột
sắc ký Glutathione, thể hiện ở mẫu sau khi gắn
và mẫu rửa cột không thấy có sự hiện diện của
băng protein đích (giếng 2, 3). Lượng protein
đích sau khi rửa giải được tập trung chủ yếu ở
phân đoạn 1 (giếng 4) và phân đoạn 2 (giếng 5),
các phân đoạn 3-5 chứa lượng protein đích
không đáng kể (giếng 6-8). Tuy nhiên, ngoài
băng protein đích, vẫn còn có sự hiện diện của
các băng protein tạp khoảng 37 kDa và 50 kDa
(giếng 4, giếng 5). Đây có thể là nhược điểm
của phương pháp tinh sạch sử dụng Glutathione
Sepharose 4B.
KẾT LUẬN
Đã tạo được dòng vi khuẩn E. coli Top 10
mang plasmid tái tổ hợp pGEX-3X/f1DFNB59
và biểu hiện thành công protein đích dung hợp
GST ở vi khuẩn E. coli BL21, đồng thời xác
định được phương pháp tinh sạch sử dụng
Glutathione Sepharose 4B có hiệu quả trong
việc tinh sạch protein đích dung hợp GST. Kết
quả này bước đầu chuẩn bị được nguồn nguyên
liệu (protein kháng nguyên) cho việc sản xuất
kháng thể đơn dòng kháng pejvakin.
Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện
trong khuôn khổ của dự án “Sản xuất kháng thể
đơn dòng kháng pejvakin”. Các thí nghiệm
được thực hiện tại Lab Neuroengineering,
Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Niigata,
Nhật Bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Borck G., Rainshtein L., Hellman-Aharony
S., Volk A. E., Friedrich K., Taub E., Magal
N., Kanaan M., Kubisch C., Shohat
M., Basel-Vanagaite L., 2012. High
frequency of autosomal-recessive DFNB59
hearing loss in an isolated Arab population
in Israel. Clin. Genet., 82(3): 271-276.
2. Collin R. W. J., Kalay E., Oostrik J., Caylan
R., Wollnik B., Arslan S., den Hollander A.
I., Birinci Y., Lichtner P., Strom T. M.,
Toraman B., Hoefsloot L. H., Cremers C.
W. R. J., Brunner H. G., Cremers F. P. M.,
Karaguzel A., Kremer H., 2007.
Involvement of DFNB59 mutations in
autosomal recessive nonsyndromic hearing
impairment. Hum. Mutat., 28: 718-723.
3. Delmaghani S., del Castillo F. J., Michel V.,
Leibovici M., Aghaie A., Ron U., Van Laer
L., Ben-Tal N., Van Camp G., Weil D., Langa
F., Lathrop M., Avan P., Petit C., 2006.
Mutations in the gene encoding pejvakin, a
newly identified protein of the afferent
auditory pathway, cause DFNB59 auditory
neuropathy. Nat. Genet., 38: 770-778.
4. Ebermann I., Walger M., Scholl H.
P., Charbel I. P., Lüke C., Nürnberg
G., Lang-Roth R., Becker C., Nürnberg
P., Bolz H. J., 2007. Truncating mutation of
the DFNB59 gene causes cochlear hearing
impairment and central vestibular
dysfunction. Hum. Mutat., 28(6): 571-577.
5. Hashemzadeh C. M., Simpson M.
A., Farrokhi E., Dolati M., Hoghooghi R.
L., Amani G. S., Crosby A. H., 2007. Novel
mutations in the pejvakin gene are
associated with autosomal recessive non-
syndromic hearing loss in Iranian families.
Clin. Genet., 72(3): 261-263.
6. Hilgert N., Smith R. J., Van C. G., 2009.
Forty-six genes causing nonsyndromic
hearing impairment: Which ones should be
analyzed in DNA diagnostics? Mutat. Res.,
681(2-3): 189-196.
7. Irshad S., Shahzad B., Yaqoob S., 2012. A
review on autosomal recessive non-
syndromic hearing impairment. Basic
Sciences of Medicine, 1(3): 12-18.
8. Piatto V. B., Secches L. V., Arroyo M. A.
S., Lopes A. C. P., Maniglia J. V., 2009.
Nonsyndromic Deafness-Molecular Update.
The Open Biology Journal, 2: 80-90.
9. Sadaf N., 2012. Genetics of nonsyndromic
recessively inherited moderate to severe and
progressive deafness in humans, hearing
loss. Dr. Sadaf Naz (Ed.), ISBN: 978-953-
51-0366-0, InTech.
10. Sambrook J., Russell D. W., 2001.
Molecular Cloning: A Laboratory Manual,
3rd Ed. Cold Spring Harbor Laboratory
Press, New York, p.1-170.
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76
76
11. Santarelli R., 2010. Information from
cochlear potentials and genetic mutations
helps localize the lesion site in auditory
neuropathy. Genome Med. , 2(12):91.
12. Smith D. B., Johnson K. S., 1998. Single-
step purification of polypeptides expressed in
Escherichia coli as fusions with glutathione
S-transferase. Gene., 67(1): 31-40.
A STUDY ON CLONING AND EXPRESSION OF A FRAGMENT OF DFNB59
GENE ENCODING HUMAN PEJVAKIN IN Escherichia coli
Nguyen Thi Kim Cuc1 , Kazutada Watanabe2, Manabu Toyoshima2, Yasushi Shimoda2
1Nha Trang University
2Nagaoka University of Technology, Japan
SUMMARY
DFNB59 is a newly identified gene on chromosome 2q31.1q31.3. The mutations on DFNB59 involved
human nonsyndromic deafness. DFNB59 encodes pejvakin, a 352-residue protein. Pejvakin is a paralog of
DFNA5, a protein of unknown function of the gasdermin family also involved deafness [3]. In this research,
pBluescript II SK was used as the template for amplification of the fragment f1DFNB59. This fragment was
then cloned in pGEX-3X and transformed to E. coli Top 10 for storage. The recombinant plasmids pGEX-3X
containing f1DFNB59 from transformations of E. coli Top 10 was transformed to E. coli BL21 for expression
of the GST-fusion protein. This GST-fusion proteins was purified by affinity chromatography using
immobilized Glutathione. The protein (>40 kDa) obtained after purification can be used as an antigen for
production of monoclonal antibodies against pejvakin.
Keywords: DFNB59 gene, GST-fusion protein, nonsyndromic deafness, pejvakin proteins.
Ngày nhận bài: 15-7-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4368_15594_1_pb_0516_0518_2017889.pdf