Tạo đĩa boot mạng

Thường khi thiết lập một hệ thống mạng, điều ngại nhất là công việc cài đặt hệ điều hành (HĐH) cho từng máy trạm (client) trong mạng. Công việc này có thể chiếm rất nhiều thời gian và công sức. Giả sử chúng ta phải thiết lập một hệ thống mạng gồm 1 máy server và 30 máy client. Yêu cầu: o Server sử dụng Windows 2000 Server (hay NT 4.0 Server). o Các máy client sử dụng Windows 2000 Pro hay 1 HĐH nào khác. Hướng giải quyết công việc:

pdf2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo đĩa boot mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thường khi thiết lập một hệ thống mạng, điều ngại nhất là công việc cài đặt hệ điều hành (HĐH) cho từng máy trạm (client) trong mạng. Công việc này có thể chiếm rất nhiều thời gian và công sức. Giả sử chúng ta phải thiết lập một hệ thống mạng gồm 1 máy server và 30 máy client. Yêu cầu: o Server sử dụng Windows 2000 Server (hay NT 4.0 Server). o Các máy client sử dụng Windows 2000 Pro hay 1 HĐH nào khác. Hướng giải quyết công việc: o Cách 1: Cài server trước sau đó cài đặt cho từng máy client trong mạng. Cách này mất nhiều thời gian. o Cách 2: Sử dụng công nghệ RIS (Remote Installation Service). Cách này thực sự hữu ích tuy nhiên có nhược điểm là server phải sử dụng HĐH Windows 2000 Server, các client chỉ có thể cài đặt HĐH Windows 2000 Pro và card mạng phải có ROM boot theo chuẩn PXE. Tuy nhiên không phải card mạng nào cũng có ROM boot, trong trường hợp này thì RIS không phải là cách hay. o Cách 3: Chúng ta sẽ tiến hành làm 1 đĩa mềm có thể boot mạng từ DOS. Sau đó chúng ta sẽ cho các máy client cài đặt HĐH từ nguồn trên server. Đây thực sự là 1 cách hữu ích vì yêu cầu về phần cứng không cao và các máy client có thể cài đặt bất kỳ HĐH nào. Ở đây chúng ta có 2 cách để tạo đĩa boot mạng. Một là sử dụng Norton Ghost 2003, hai là sử dụng tiện ích NETSETUP trong bộ đĩa cài đặt Windows NT 4.0 Server (..\CLIENTS\MSCLIENT\NETSETUP). Trong bài này tôi xin giới thiệu phương pháp làm đĩa boot mạng sử dụng phần mềm Norton Ghost 2003. Trước hết chúng ta phải cài đặt HĐH cho server, ở đây sử dụng Windows 2000 Server. Kế tiếp chúng ta nâng cấp lên Active Directory (vào Start\Run\DCPROMO rồi enter). Sau đó phải cấu hình DNS Server và DHCP Server để server cấp phát IP cho các client. Bước tiếp theo chúng ta tạo user để sử dụng cho việc boot mạng từ DOS. Ở đây chúng ta phải tạo một thư mục để chép bộ Source cài đặt HĐH (có thể sử dụng file "ghost" của bất kỳ HĐH nào). Thư mục này phải được "share" để cho các client khi boot vào mạng có thể truy cập được. Cuối cùng là tiến hành cài đặt Norton Ghost 2003 (lưu ý, chỉ có phiên bản 2003 mới hỗ trợ việc tạo đĩa boot mạng). Sau khi cài đặt xong, bạn chạy Norton Ghost 2003 và chọn mục Ghost Utilities. Cửa sổ Norton Ghost Boot Wizard sẽ xuất hiện (hình 1), chọn "Drive Mapping Boot Disk", rồi nhấn Next. Hình 1 Cửa sổ tiếp theo (hình 2) hiển thị danh sách các driver card mạng được hỗ trợ để tạo đĩa boot. Nếu bạn sử dụng một loại card mạng khác không có trong danh sách này, bạn nhấn nút Add để bổ sung. Nhấn Next để tiếp tục. Ở cửa sổ tiếp theo (hình 3), nhấn Next để tiếp tục. Cửa sổ Norton Ghost Boot Wizard - Network Client Configuration xuất hiện (hình 4), bạn cần điền đầy đủ cho các mục. - Client Computer Name: tên máy client. - User name: tên người sử dụng, có thể sử dụng tên Administrator hay tạo 1 tài khoản riêng (sử dụng server để tạo tài khoản người dùng). - Domain: tên domain sau khi chúng ta đã nâng cấp lên Active Directory. - Drive Letter: tên ổ đĩa chứa source cài đặt mà server đã share trên mạng. - Map To: đường dẫn đến thư mục mà server đã share. Nhấn Next để tiếp tục. Cửa sổ kế tiếp (hình 5) sẽ yêu cầu bạn cấp phát địa chỉ IP tự động bằng dịch vụ DHCP hoặc cấp phát bằng tay. Ở đây do chúng ta đã cài đặt DHCP Server nên bạn chọn "DHCP will assign the IP settings". Nhấn Next để tiếp tục. Ở cửa sổ kế tiếp (hình 6), bạn chọn các thông số phù hợp rồi nhấn Next. Cửa sổ hình 7 sẽ cho chúng ta xem rõ chi tiết của các file như autoexec.bat hay config.sys. Nhấn Next để cho công việc tạo đĩa bắt đầu. Cuối cùng nhấn Finish để hoàn thành việc tạo đĩa. Giờ thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc cài đặt hệ thống mạng mà không phải tốn nhiều thời gian. Chúc các bạn thành công.ÿ Hình 6 Hình 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTạo đĩa boot mạng.pdf
Tài liệu liên quan