Tận dụng tối đa phần cứng của bạn: tiện ích bo mạch chủ/CPU - Phần 2
[COLOR=rgb0, 0, 0]Tận dụng tối đa phần cứng của bạn: tiện ích bo mạch chủ/CPU - Phần 2Do phần lớn việc tweaking bo mạch chủ có thể được thực hiện trong CMOS với ít nhiều hạn chế, nên chúng ta còn cần nhiều công cụ hơn nữa để đảm bảo chắc chắn máy tính hoạt động tốt. Có rất nhiều công cụ như vậy, nhiều đến mức chúng tôi không thể gom tất cả chúng vào một bài báo, vì thế chúng ta sẽ bắt đầu điểm danh từ trên xuống.Những thông tin cơ bản: CPU-Z & CrystalCPUID
[/COLOR]
4 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tận dụng tối đa phần cứng của bạn: tiện ích bo mạch chủ/CPU - Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tândungtối đa phần cứng của bạn: tiện ích bo mạch chủ/CPU - Phần 2 Do
phần lớn việc tweaking bo mạch chủ có thể được thực hiện trong CMOS với ít
nhiều hạn chế, nên chúng ta còn cần nhiều công cụ hơn nữa để đảm bảo
chắc chắn máy tính hoạt động tốt. Có rất nhiều công cụ như vậy, nhiều đến
mức chúng tôi không thể gom tất cả chúng vào một bài báo, vì thế chúng ta
sẽ bắt đầu điểm danh từ trên xuống.Những thông tin cơ bản: CPU-Z &
CrystalCPUID
Do phần lớn việc tweaking bo mạch chủ có thể được thực hiện trong CMOS
với ít nhiều hạn chế, nên chúng ta còn cần nhiều công cụ hơn nữa để đảm
bảo chắc chắnmáy tính hoạt động tốt. Có rất nhiều công cụ như vậy, nhiều
đến mức chúng tôi không thể gom tất cả chúng vào một bài báo, vì thế
chúng ta sẽ bắt đầu điểm danh từ trên xuống. Trong suốt những năm qua,
chúng tôi đã gặp nhều công cụ rất hữu ích đã trở thành một phần không thể
thiếu trong công việc của mình.
Chúng ta sẽ bắt đầu với CPU-Z và CrystalCPUID, hai tiện ích phổ biến phục
vụ gần như toàn bộ nhu cầu cơ bản nhất của người dùng. Cả hai công cụ này
đều được sử dụng đều đặn trong định dạng cơ bản của thành phần hệ thống,
giúp xác định tốc độ xung nhịp và timings của CPU cũng như các thành phần
bo mạch chủ. Đây là hai trong số những công cụ tối cần thiết để tối đa hoá
tác dụng phần cứng, và đó cũng là lý do tại sao chúng tôi xếp chúng ở vị trí
đầu tiên.
Đặc điểm chủ yếu của cả hai chương trình này là chúng đều dựa trên tập
lệnh x86, CPUID, công dụng ban đầu là để giúp lập trình viên dễ dàng khai
thác các tính năng mà bộ xử lý hỗ trợ, nhưng những công dụng này đã được
mở rộng ra rất nhiều. Mặc dù được thiết kế dành cho giới lập trình, nhưng nó
cũng rất hữu ích đối với người dùng bình dân trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, giá trị rõ rệt nhất của cả hai chương trình này lại là khả năng
overclocking và quyết định tốc độ xung nhịp cũng như timings của CPU hay
bộ nhớ. Thực ra đây là một công việc rất đơn giản, nhưng điều quan trọng là
những chương trình này giúp đảm bảo tính ổn định sau khi máy tính đã được
overclocked. Đặc biệt, CPU-Z là công cụ dự báo chính xác nhất điện áp nhân
của CPU . Điều này là vô cùng quan trọng trong việc quyết định điện áp CPU
đang chạy bởi mức điện áp mà bo mạch chủ yêu cầu hiếm khi hợp lý, và còn
quan trọng hơn đối với bộ xử lý 65nm Q-series của Intel, vốn chịu mức sụt
giảm điện áp rất cao.
Vấn đề chính của cả hai chương trình này, làm cho chúng trở nên phổ biến
nhất , chính là hệ thống đơn giản và nhận biết được các bộ phận chủ yếu
trong máy tính. Cả hai chương trình đều có thể đọc thông tin CPUID và xác
định model bộ xử lý đang sử dụng, và cả thông tin từ bo mạch chủ và RAM
nữa. Ở đây, tính hiệu quả và độ chính xác của chúng bị giới hạn đôi chút bởi
phần lớn thông tin đều được lấy nguyên văn từ các chuỗi ký tự trong BIOS và
chip RAM SPD, nhưng nói chung các dữ liệu đều chính xác, trừ khi chúng có
xuất xứ từ bo mạch OEM.
So với CPU-Z, CrystalCPUID có thêm một số tính năng bổ trợ như mạch điều
khiển số nhân (mặc dù sắp tới chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một công
cụ khác có tính năng này tốt hơn nhiều), nhưng xét tổng thể thì CPU-Z đơn
giản hơn, trau chuốt hơn, và dễ sử dụng hơn một chút. Cả hai đều là đại biểu
sáng giá của thiết kế thực dụng và kích cỡ file nhỏ thường gặp trong các tiện
ích bo mạch chủ. Trong số tất cả các tiện ích chúng ta sẽ xét đến hôm nay,
chúng là những sản phẩm đơn giản nhất, nhưng lại hoàn thành nhiệm vụ tốt
nhất.
Thông tin mở rộng: Tốc độ Quạt - SpeedFan và nhiệt độ CPU -
CoreTemp
Đối với các máy tính hiện đại, giữa CPU, Northbridge, Southbridge, và chip
theo dõi phần cứng tuỳ chọn là vô số các thông tin sẵn có, lớn hơn rất nhiều
so với những gì mà CPU-Z và CrystalCPUID đem lại cho bạn. Các thông tin
này bao gồm điện áp, tốc độ quạt, nhiệt độ, và dữ liệu ổ cứng SMART. Suốt
nhiều năm nay, công cụ quản lý truyền thống và phổ biến nhất của chúng
chính là phần mềm Motherboard Monitor , nhưng trong thời gian gần đây, nó
đã trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi các công cụ khác tiện lợi
hơn. SpeedFan là một trong số những công cụ phổ biến nhất và hoàn chỉnh
nhất như vậy.
Có lẽ khỏi phải nói các bạn cũng biết vai trò của SpeedFan là cực kỳ quan
trọng trong việc overclocking. Với TDP cùng nhiệt độ ngày càng cao của các
CPU ngày nay, công việc đọc nhiệt độ là rất cần thiết bởi tiêu chuẩn “an
toàn” cho việc bảo vệ nhiệt thiết bị là một khái niệm rất rộng, khiến nhiều
khi chiếc CPU của bạn có vòng đời rất ngắn ngủi. Và mặc dù chức năng đọc
nhiệt độ có mặt trong CMOS của hầu khắp các bo mạch chủ, nhưng một công
cụ như SpeedFan vẫn là không thể thiếu bởi đây cũng là một trong số ít
những tiện ích vẫn còn hỗ trợ việc đọc thông số từ các CPU 4 nhân của Intel.
Nhưng điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất ở SpeedFan là công cụ này không
chỉ lặp lại y nguyên những dữ liệu có sẵn từ Southbridge, mà còn là công cụ
Windows tốt nhất trong việc đọc dữ liệu ổ cứng SMART, nhờ việc tích
hợp website HDDStatus, giúp lưu trữ toàn bộ dữ liệu ổ cứng SMART để so
sánh với các ổ cứng cùng loại và giải thích chi tiết dữ liệu SMART. Ngoài ra,
một điều nữa mà rất thú vị ở SpeedFan là khả năng đưa ra email cảnh báo
nếu phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào. Đối với những người sử
dụng máy tính đơn lẻ thì đây không phải là một tính năng hữu ích cho lắm,
nhưng với những ai sở hữu tới vài máy tính cùng lúc (đặc biệt là máy chủ gia
đình), thì đây quả là cứu tinh của họ, mỗi khi chúng phát ra cảnh báo rằng
máy chủ dữ liệu của họ đang gặp rất nhiều lỗi SMART.
Như vậy, có thể nói SpeedFan là lựa chọn tốt nhất hiện nay, nhưng vẫn chưa
hẳn là hoàn hảo. Bằng chứng là khả năng đọc điện áp rất kém. Lỗi chính là
bởi bo mạch chủ xác định điện áp rất tồi, nhưng đây cũng không hẳn là lỗi
của SpeedFan. Đây chính là lý do khiến chúng tôi không tin tưởng một bo
mạch chủ nào hết về khả năng đọc thông số điện áp của chúng. Nếu bạn cần
biết điện áp chính xác, tốt hơn là hãy nhờ đến một chiếc điện kế.
Có lẽ lỗi lớn nhất của SpeedFan là khả năng đọc nhiệt độ nhân cho các CPU
mới nhất của Intel, khiến chúng tôi phải bổ sung thêm CoreTemp vào danh
mục này. Kể từ khi từ bỏ diode nhiệt đơn giản để chuyển sang các bộ cảm
biến nhiệt kỹ thuật số trên nhân ( On-core ) , Intel coi nhiệt độ nhân không
phải như nhiệt độ thực và có độ chênh lệch với tJunctionMax của bộ vi xử lí ,
tJunctionMax là nhiệt độ lớn nhất của nhân CPU có thể được đạt đến trước
khi hệ thống điều nhiệt phát huy tác dụng. Phiên bản SpeedFan được hỗ trợ
mới nhất không thể nhận diện được một số bộ xử lý đời mới của Intel và còn
nhận diện nhầm tJunctionMax, dẫn đến kết báo cáo sai nhiệt độ. Lỗi này đã
được khắc phục trong bản beta mới nhất, nhưng bản beta lại bị hạn chế chỉ
cho một số lượng rất ít người dùng.
Trong khi đó, CoreTemp lại biết được đúng tJunctionMax của bộ xử lý mà
SpeedFan lại không biết về nhiệt độ này . Nhưng dù CoreTemp có hiệu quả
trong việc xác định nhiệt độ đến đâu thì trong trường hợp này, chúng tôi vẫn
muốn dùng nó để kiểm tra SpeedFan. Vì thế vẫn nên sử dụng CoreTemp và
SpeedFan kết hợp để đo nhiệt độ CPU chờ cho tới khi có bản hoàn chỉnh về
việc này .
Ngoài ra, một số tính năng ít phổ biến hơn của SpeedFan hiếm khi được nhắc
tới. Theo mục đích thiết kế ban đầu (cũng là tên gọi của thiết bị này), đây là
một ứng dụng dùng để quản lý tốc độ quạt và giảm tiếng ồn quạt trên bo
mạch chủ. Cùng với bộ phần cứng cần thiết, ứng dụng này đã hoàn thành rất
tốt công việc của mình, chỉ có điều ngày nay có quá nhiều bo mạch chủ đã
hỗ trợ trực tiếp tính năng này trong phần cứng của mình, giúp chúng có được
mức độc lập tương đối với hệ điều hành và thoát khỏi sự chi phối của
SpeedFan. Mặc dù SpeedFan vẫn quản lý được tốc độ FSB trên một số bo
mạch chủ đời cũ, nhưng ngay cả tác giả của chương trình này cũng cố nhấn
mạnh rằng đây chỉ là tính năng phụ trợ. Do cả hai tính năng này đều không
phải là tweaking bo mạch chủ, nên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng
tính năng tương tự trong CMOS nếu có thể.
Kiểm tra độ ổn định và mức độ tải: MemTest86 và Prime95
Với khả năng kiểm tra trạng thái bo mạch chủ và phần cứng kết hợp, nhóm
tiếp theo trong danh mục công cụ overclocking của chúng ta có nhiệm vụ
kiểm tra và xác nhận độ ổn định của quá trình overclocking. Các bo mạch
hiện đại như bo mạch 3-series của Intel có thể có FSB với tốc độ cao đến
chóng mặt, vì thế mối quan tâm chính của chúng tôi là độ ổn định của RAM
và bộ xử lý, vốn bị giới hạn nhiều hơn. Về điểm này, chúng tôi sẽ chọn
MemTest86 và Prime95.
MemTest86 , theo đúng như cái tên của nó, là một tiện ích kiểm tra bộ nhớ.
Trong trường hợp này là một ứng dụng tự khởi động được thiết kế để chạy
mà không cần hệ điều hành, sử dụng ít tài nguyên hệ thống và làm việc trực
tiếp với RAM. MemTest86 sử dụng thiết lập mặc định, liên tục viết, đọc, và
viết lại vào RAM để kiểm tra xem các giá trị thu được từ RAM có chính xác
hay không. Các thông số sai lệch chứng tỏ có một lỗi nằm đâu đó trong quá
trình kiểm tra, bởi MemTest86 được thiết kế để phát hiện những lỗi nằm
trong RAM.
MemTest86.org
Tiện ích này có tới hai ưu điểm khiến chúng tôi quyết định đưa nó vào danh
mục này. Đầu tiên, đây là một tiện ích overclocking bộ nhớ rất tốt nhờ các
bài kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu RAM vượt qua được MemTest86 , có nhiều khả
năng nó sẽ vận hành tốt ngay cả trong trạng thái overclocked (và nếu
chương trình này không hoàn thành nhiệm vụ của mình, bạn có thể chắc
chắn rằng cả quá trình đều có vấn đề). Thứ hai, chương trình này có thể sử
dụng để nhận diện từng DIMM bị hỏng nếu có. Với hai ưu điểm này, thì nếu
bạn đã từng sử dụng máy tính, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú với
MemTest86 .
Nhưng cũng cần chú ý rằng tiện ích này có một số phiên bản khác nhau, bởi
nó được phát hành dưới giấy phép nguồn mở GPL, cho phép thay đổi ứng
dụng. MemTest86nguyên bản bắt đầu xuất hiện từ vài năm trước, nhưng đến
năm 2004, việc phát triển ngừng lại, và tiện ích này được nâng cấp lên thành
MemTest86 . Kể từ đầu năm nay, MemTest86 lại được tiếp tục nghiên cứu
phát triển, nhưng chúng tôi vẫn thích sử dụng MemTest86 hơn, dù sự khác
nhau giữa chúng là rất nhỏ. Ngoài ra còn có một số bản MemTest86 khác,
bao gồm một bản do OCZ sản xuất, cho dù MemTest86 nguyên bản và
MemTest86 vẫn đang được cập nhật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tận dụng tối đa phần cứng của bạn- tiện ích bo mạch chủ-CPU - Phần 2.pdf