Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Practice proves that the future of every nation depends in large part to the younger generation in general, students in particular. Should confirm that it is indispensable in the pages of students that is traditional, the revolutionary tradition of the Communist Party of Vietnam in the construction and protection of our country - that is primed to help us “integration” and not “dissolve”, without development “takes root”, weight without traditional conservative and modern, but not shaken the industry. Therefore, the fostering of education for students with the background of the Party's revolutionary tradition in his work significant strategic decision for the national construction and defense and the Vietnam Social.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 14 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Minh Hiền* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên, sinh viên bị phai nhạt lý tưởng, khi hiểu biết hạn chế về lịch sử, thiếu ý thức giữ gìn, thậm chí là xa rời truyền thống đạo đức dân tộc nói chung, truyền thống đạo đức cách mạng nói riêng? Cần khẳng định rằng, điều tiên quyết và không thể thiếu đó là truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng nước nhà - đó là tiền đề giúp chúng ta “hội nhập” mà không “hòa tan”, phát triển mà không bị “mất gốc”, trọng truyền thống mà không bảo thủ, hiện đại, nhạy bén mà không lung lay bản lĩnh, tất cả những điều đó đã và đang giúp cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại; giúp cho dân tộc Việt luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng để sinh viên có đủ tri thức, có cái nền truyền thống cách mạng của Đảng trong mình thì mới đảm nhiệm thành công sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng XHCN là việc làm có ý nghĩa quyết định; Trong đó, việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên phải đặc biệt được coi trọng bởi nó góp phần định hướng cho hành động của cá nhân mỗi sinh viên nói riêng và góp phần không nhỏ vào định hướng hướng đi của đất nước trong tương lai. Từ khóa: giáo dục, tầm quan trọng giáo dục, truyền thống, truyền thống cách mạng, giáo dục sinh viên Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, đánh giá cao vai trò, vị trí của họ trong sự nghiệp cách mạng. C.Mác cho rằng "thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc" [1]. Ông đánh giá cao vai trò của thế hệ công nhân đang lớn lên, ông cho rằng, thế hệ công nhân đang lớn lên đó là nguồn bổ sung đặc biệt quan trọng để giai cấp vô sản được hình thành với tư cách là một giai cấp thực sự khi nó ý thức được địa vị, sứ mệnh lịch sử và tương lai của nó. Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng: thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của đời sống đã, đang và sẽ cuốn hút lớp trẻ vào đời sống chính trị. Ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ  Tel: 0979858677; Email: minhhien_sptn@yahoo.com sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất nước. Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi "thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng" [2]. Lênin đánh giá rất cao tiềm năng của tuổi trẻ, ngay cuối thế kỷ XIX, Người cho rằng, người ta quan sát thấy trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy, không gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và CNXH. Công việc xây dựng và phát triển xã hội mới văn minh và hiện đại phải thuộc về thế hệ trẻ. Theo Người, nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là của thanh niên. Thấy rõ vị trí, vai trò của to lớn của thanh niên, các nhà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chú ý rất nhiều đến nhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là biện pháp hàng đầu để đào tạo con người mới với tư cách là chủ thể sáng tạo có ý thức của xã hội mới - xã hội XHCN và cộng sản chủ nghĩa. C.Mác khẳng định:"Nhưng dù Nguyễn Thị Minh Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 14 - 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 15 sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ tương lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên" [3]. V.I.Lênin luôn khẳng định vai trò to lớn của giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm bảo sự thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Người nói: "Người mù chữ là người đứng ngoài chính trị". Câu khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: "Học, học nữa, học mãi" đã thành châm ngôn của hàng triệu, hàng triệu người các thế hệ, là lời động viên khích lệ lớn lao đối với thế hệ trẻ. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò của tuổi trẻ, về giáo dục thế hệ trẻ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc hình thành những quan điểm của Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó" [4]. Trong Di chúc để lại, Người đã căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Ngày nay, đất nước ta đang đẩy nhanh công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, thu hẹp khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong sự nghiệp cao cả và vĩ đại này, vị trí và vai trò của thanh niên là hết sức to lớn. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) của Đảng ta đã chỉ rõ: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Do đó trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người mới XHCN phát triển toàn diện, có khả năng đảm đương những nhiệm vụ của cách mạng có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo dục là hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa rộng giáo dục sẽ là toàn bộ tác động của chủ thể xã hội như gia đình, nhà trường và xã hội đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người. Các phương diện hợp thành của nó là: giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ... Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp. Tính giai cấp của giáo dục thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung, chương trình nhằm tạo ra lớp người có những phẩm chất, năng lực cần thiết, phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp lãnh đạo xã hội. Tính giai cấp được bộc lộ rất đa dạng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi chế độ chính trị khác nhau. Đại hội IX của Đảng ta chỉ rõ: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [5]. Giáo dục truyền thống cách mạng là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng vì vậy vấn đề cốt yếu nhất trong giáo dục truyền thống cách mạng ở nước ta hiện nay, là giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước, xây dựng con người Việt Nam mới có nhân cách cao đẹp, sống nhân văn, nhân ái, có ý thức xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị, đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Thế hệ thanh niên là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, là lực lượng chủ yếu xây dựng XHCN. Việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện, hình thành truyền thống cách mạng trong họ có liên quan đến vấn đề sống còn của dân tộc, đến sự thành bại của cách mạng, đến sự giữ vững định hướng XHCN. Sinh viên lại là một bộ phận thanh niên có học vấn cao, sẽ Nguyễn Thị Minh Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 14 - 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 16 là lực lượng lao động trí tuệ của đất nước, là những trí thức tương lai, thì việc giáo dục đó lại càng cấp thiết để mỗi hoạt động của họ hiện nay và sau này đều hướng tới sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp. Hiện nay, bên cạnh việc giáo dục những tri thức chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH cũng như thị trường sức lao động của nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, cách mạng nước ta đòi hỏi sinh viên phải được tăng cường giáo dục về phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng. Mặt khác, đánh giá một số nét cơ bản về tình hình tư tưởng và tâm trạng của sinh viên hiện nay ta thấy: Đa số sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thành công của công cuộc đổi mới; gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tinh thần xung phong, tình nguyện, tính tích cực chính trị - xã hội của sinh viên tiếp tục được khơi dậy và phát huy; ý chí tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống là xu hướng ngày càng được khẳng định trong lớp trẻ. Nhưng bên cạnh đó, nhận thức, bản lĩnh chính trị của một bộ phận sinh viên còn hạn chế, dễ bị dao động trước những thông tin sai lệch, dễ bị lôi kéo, kích động; một bộ phận sinh viên ngại tham gia hoạt động xã hội, sợ khó khăn, gian khổ, cá nhân chủ nghĩa, sống buông thả, thực dụng, đòi hưởng thụ quá khả năng đáp ứng của bản thân, gia đình và xã hội; sinh viên luôn băn khoăn, lo lắng về tiêu cực, tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, trong khi khả năng tự đề kháng của sinh viên trước các vấn đề xã hội còn yếu. Về vấn đề này, văn kiện Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ rõ: Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Do vậy, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở cửa hội nhập với quốc tế như hiện nay lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Vai trò to lớn của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, giáo dục truyền thống cách mạng giúp cho việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho sinh viên, tạo cho sinh viên có được những nhận thức đúng về những việc mình đang làm và sẽ làm, giúp họ trở thành người sống có truyền thống, có chiều sâu. Nhận thức đó sẽ biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí định hướng cho hoạt động, cho sự phấn đấu của mỗi sinh viên vì những lý tưởng xã hội cao đẹp, đồng thời, tạo ra những động lực, khả năng để hiện thực hóa lý tưởng đó cũng như điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội chung, góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên sẽ tạo dựng cho sinh viên ý chí tự lực, tự cường không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, tự tin vượt qua mọi khó khăn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bùng nổ thông tin mạnh mẽ như ngày nay, việc giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên chính là còn giúp họ biết chọn lựa, tiếp thu những tinh hoa văn hoá và nâng cao khả năng đề kháng trước các âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi kéo của các thế lực thù địch, các cám dỗ vật chất và các tệ nạn xã hội khác, không bị các thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng vào những hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng; thông qua đó sinh viên cũng nêu cao tinh thần đấu tranh, lên án và phê phán những luận điệu sai trái, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chống lại các âm mưu của các thế lực thù địch. Thứ ba, giáo dục truyền thống cách mạng giúp cho việc định hướng các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên vì xét về chiều sâu bản chất nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là khoa học làm người, góp phần hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống mới tiến bộ của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, Nguyễn Thị Minh Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 14 - 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 17 tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” [6]. Đối với mỗi sinh viên, bên cạnh trình độ chuyên môn tốt để thích ứng với sự phát triển của thời đại, cần phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, nhân cách cao đẹp. Có như vậy thì họ mới trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học có một ý nghĩa hết sức lớn lao. Giáo dục truyền thống cách mạng cho sinh viên không chỉ tạo động lực trong sinh viên, mà qua đó tạo động lực cho toàn xã hội, sớm đưa sự nghiệp đổi mới của Đảng đi đến thắng lợi cuối cùng. [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.119-120 Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần bảo vệ Tổ quốc"[7]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. C.Mác-Ph.Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.118 [2]. C.Mác-Ph.Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.67 [3]. C.Mác-Ph.Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.118 [4]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.185 [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.83 [6]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.554 ABSTRACT THE IMPORTANCE OF THE REVOLUTIONARY TRADITION OF EDUCATION FOR STUDENTS IN THE CURRENT PERIOD Nguyen Thi Minh Hien  College of Education- Thai Nguyen University Practice proves that the future of every nation depends in large part to the younger generation in general, students in particular. Should confirm that it is indispensable in the pages of students that is traditional, the revolutionary tradition of the Communist Party of Vietnam in the construction and protection of our country - that is primed to help us “integration” and not “dissolve”, without development “takes root”, weight without traditional conservative and modern, but not shaken the industry. Therefore, the fostering of education for students with the background of the Party's revolutionary tradition in his work significant strategic decision for the national construction and defense and the Vietnam Social. Keywords: education, the importance of education, tradition, traditional revolutionary, education students Nguyễn Thị Minh Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 14 - 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32745_36587_2182012956251417_7815_2052658.pdf
Tài liệu liên quan