Tầm quan trọng của bus bộ nhớ trong card đồ họa

Loại bus của bộ nhớ (64, 128, 256 bit) còn quan trọng hơn cả dung lượng của chính bộ nhớ trong card đồ họa, thế nhưng khi mua sắm thiết bị này, người ta chỉ thường quan tâm đến việc RAM của nó có bao nhiêu MB. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bus của bộ nhớ để có một sự đánh giá toàn diện hơn về năng lực của một card đồ họa.

pdf2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm quan trọng của bus bộ nhớ trong card đồ họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Loại bus của bộ nhớ (64, 128, 256 bit) còn quan trọng hơn cả dung lượng của chính bộ nhớ trong card đồ họa, thế nhưng khi mua sắm thiết bị này, người ta chỉ thường quan tâm đến việc RAM của nó có bao nhiêu MB. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bus của bộ nhớ để có một sự đánh giá toàn diện hơn về năng lực của một card đồ họa. Bus hay đường truyền giao tiếp của bộ nhớ RAM với GPU trong card đồ họa (và bộ nhớ RAM nói chung với CPU trong máy tính) là một trong các yếu tố thiết yếu giúp cải thiện tốc độ và hiệu năng cho toàn bộ hệ thống PC. Đây là một khái niệm cần biết rõ hơn hết khi mua card màn hình vàmáy tính để không bị lầm và mua được món hàng có giá trị. Bus RAM (Memory Bus) cho card đồ họa, hiện giờ phổ biến ở tầm thấp là giao diện bộ nhớ (Memory Interface) RAM 64-bit, tầm trung là RAM 128-bit và tầm cao là RAM 256- bit trở lên. Bảng giá linh kiện vi tính ở các cửa hàng thường lập lờ giá trị này nhưng ở các cửa hàng có uy tín nó thường được in liền sau thông số RAM cho card đồ họa. Rất nhiều người đã bị nhầm lẫn và hối hận vì không nắm rõ vấn đề này. Thí dụ với dòng card cấp thấp 64MB đa số là 64-bit, chúng ta khó mà chơi được Warcraft III Frozen Throne hay Fifa 2005 ở độ phân giải 1280 x 1024 32-bit vì sẽ bị giựt hình. Nếu máy được trang bị cũng dòng card 64MB này nhưng là loại 128-bit như ASUS V9400GE/TD/64MB 128-bit thì dù chỉ là chip Nvidia Geforce MX4000 nhưng vẫn chạy mượt mà vô tư các game này ở độ phân giải 1280 x 1024 32bit, hơn các loại khác với 64MB RAM 64-bit trên hệ thống P4 3G 512MB RAM. Đây có thể là một trong những card đồ họa tầm thấp khá nhất hiện giờ. Ở tầm trung, chỉ nên chọn loại card đồ họa có Bus RAM 128-bit (16 bytes). Khá nhất và kinh tế nhất là Asus A9550GE/TD 128MB 128-bit chip ATI9550GE, Asus ENG6200GE/TD 128MB 128bit PCIEX hoặc loại tương đương của các hãng nổi tiếng khác như Giga, MSI... chạy được hầu như mọi game cần Dx 9 phổ biến hiện giờ. Ở tầm cao cấp, bus RAM của các card đồ họa chỉ một số ít là loại 128-bit (16 bytes) còn đa số là loại 256-bit (32 bytes) trở lên. Trong card đồ họa nhiều khi bus RAM quan trọng hơn cả bộ RAM, vì RAM chỉ là bộ nhớ của card để lưu các hình ảnh... trong khi bus RAM và Memory Clock là 2 thông số để tính ra băng thông (bandwidth) của card. Cùng 1 GPU như nhau, card 64 bit thông thường hiệu năng chỉ bằng 5/10 - 7/10 của card 128 bit. Một số card 32MB là loại 128 bit cho tốc độ cao hơn loại 64 bit nhiều. Tóm lại, tốc độ benchmark ở bus RAM cao sẽ nhanh hơn bus RAM thấp rất nhiều, có khi gấp hai lần. Có một số người theo kinh nghiệm cho rằng để biết VGA (card đồ họa) xài RAM bao nhiêu bit là xem IC RAM trên VGA. Nếu sau 4 đến 5 ký tự đầu tiên của IC RAM mà có số 16 thì lấy số đó nhân với số IC RAM trên VGA. Nếu VGA có 4 IC tức là 4x16 = 64 bit, có 8 IC là 8x16=128 bit. Nếu IC có số 32 thì 2 IC là 64bit, 4 IC là 128bit. Tuy nhiên cách chắc ăn nhất để chúng ta có thể nhận biết rõ các giá trị chi tiết này của RAM là những phần mềm Everest Ultimate Edition2005 hoặc Sisoftware Sandra Professional 2005. Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tốc độ riêng hay thời gian truy xuất (đọc hoặc viết) ngẫu nhiên, thường có ký hiệu riêng tính bằng nano giây (một phần tỉ của giây) là ký số cuối của phần số trên RAM như -5=50ns, số càng nhỏ càng nhanh. Latency (độ trễ hay thời gian chờ nhận tín hiệu hồi đáp) của các chip RAM cũng góp phần quyết định điểm benchmark. Các giá trị Latency thấp sẽ cho kết quả nhanh hơn. DDR2, DDR3 dĩ nhiên là nhanh hơn DDR1 nhiều nhưng có điểm yếu là Latency thường cao hơn DDR1. . Thông thường gọi RAM cho card đồ họa là “Video RAM” nhưng tốt hơn nên gọi chung chung là “bộ nhớ (hay RAM) trong card đồ hoạ”, vì Video RAM tức VRAM còn là tên gọi một trong nhiều loại bộ nhớ cho video card như được liệt kê trong bảng sau: Thông tin chi tiết về Memory Bus hay Bus RAM của card đồ họa tầm thấp ASUS V9400GE/TD/64MB 128-bit trong Everest Ultimate Edition 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTầm quan trọng của bus bộ nhớ trong card đồ họa.pdf
Tài liệu liên quan