Tâm lý học xã hội

Phân l oại v à nhận bi ết các ki ểu nhân cách khác nhau ở s i nh v i ên. V i ệc đó gi úp gi ảng v i ên có thể dự đoán được các chi ều hướng hành v i ở s i nh v i ên, đồng thời có khả năng dự ki ến các tác động hay cách thức ứng x ử phù hợp v ới các ki ểu nhân cách. Bên cạnh đó, v i ệc chỉ ra các hình m ẫu của các ki ểu l oại nhân cách x ã hội gi úp dự đoán v à tác động đến s ự thích ứng của s i nh v i ên v ới các t ình huống x ã hội .

pdf354 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là yếu tố rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Con người sẽ tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu của vai trò và hình thành các phẩm chất năng lực theo vai trò đòi hỏi. Cùng một lúc con người đóng nhiều vai trò nên cũng rất khó thuần thục tất cả các vai trò. Do đó, có thể họ đóng tốt vai trò này nhưng lại đóng không tốt vai trò khác. Thậm chí có những vai trò trái ngược nhau hoặc không bị trùng nhau về thời điểm làm cho con người lúng túng và không hoàn thành được vai trò của mình. Ví dụ, vào cùng một thời điểm, một người vừa đảm nhiệm việc cơ quan đã rất bận rộn, nhưng yêu cầu công việc gia đình cũng rất cần họ. Vì thế, họ rất khó làm tốt cả hai vì thời gian không cho phép Do đó, vấn đề của mỗi cá nhân là sắp xếp các vai trò theo thứ bậc ưu tiên và đóng tốt các vai trò theo mức độ quan trọng của nó. Ví dụ, người công chức mới đi làm thì công việc cơ quan là quan trọng hơn công việc gia đình. Nhưng khi có gia đình có con thì cả hai việc đều quan trọng. Nhưng lưu ý nếu nhập vai một cách quá đáng (quá sự cần thiết) có thể dẫn tới sự méo mó nghề nghiệp. Vì tính đa dạng của các vai xã hội mà cá nhân phải thực hiện cũng như sự phù hợp hay không phù hợp của cá nhân với các vai xã hội khác nhau làm nảy sinh hiện tượng “xung đột vai”. Xung đột vai được hiểu là tình huống trong đó cá nhân đối mặt với các kì vọng không tương ứng. Nói cách khác cá nhân không đủ khả năng để thực hiện các yêu cầu đặt ra đối với vai đó. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sâu sắc và cường độ của xung đột vai: - Một là: mức độ khác biệt giữa các vai. Các vai mà cá nhân đồng thời phải thực hiện càng có nhiều yêu cầu chung thì xung đột vai càng ít xảy ra. - Hai là: Các yêu cầu đối với vai. Các yêu cầu đối với vai càng chặt chẽ, tính nghiêm khắc của yêu cầu đối với vai càng cao càng dễ tạo ra các xung đột vai nghiêm trọng. Trong các lý thuyết về vai, thường được chia thành 2 loại xung đột vai: xung đột giữa các vai và xung đột bên trong vai. Xung đột giữa các vai diễn ra khi cá nhân phải thực hiện đồng thời nhiều vai. Do vậy không thể thực hiện tất cả các yêu cầu của các vai đó do thiếu thời gian, sức lực hay do các vai đó có các yêu cầu không tương thích. Mâu thuẫn bên trong vai xuất hiện khi có những yêu cầu mâu thuẫn của các nhóm xã hội đối với một vai. Các nhóm xã hội khác nhau có thể có sự kì vọng và yêu cầu khác nhau với cùng một vai. Chẳng hạn phụ huynh đánh giá và kì vọng vào kết quả của sinh viên, trong khi đó với chính bản thân sinh viên lại xem nhẹ điều đó. Xung đột vai nói chung ảnh hưởng tiêu cực đến sự tương tác cho nên các tác giả có xu hướng tìm kiếm các phương thức giải quyết xung đột vai. Có 3 nhóm nhân tố được coi là có thể làm giảm xung đột vai: - Nhóm thứ nhất: liên quan đến thái độ của chủ thể đối với vai (các yêu cầu của vai có ý nghĩa đến mức nào đối với cá nhân, cá nhân cho rằng các yêu cầu đó chính đáng đến mức nào). - Nhóm thứ hai: bao hàm sự thưởng phạt có thể có đối với việc thực hiện hay không thực hiện vai. - Nhóm thứ 3 : các định hướng giá trị của các cá nhân (định hướng giá trị đạo đức hay định hướng giá trị thực tế). Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Sự hình thành và phát triển nhân cách theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó một người thể hiện mình vừa với tư cách là đối tượng của sự tác động, vừa với tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Như thế, nhân cách không bẩm sinh, không phải có sẵn trong các gen di truyền mà được hình thành trong suốt quá trình sống. Nếu như việc đưa ra một khái niệm thống nhất về nhân cách là một vấn đề khó khăn đối với các nhà tâm lý học, thì việc đưa ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách lại đạt được sự thống nhất cao. Đó là các yếu tố: 1/ Yếu tố sinh học. 2/ Yếu tố môi trường. 3/ Yếu tố giáo dục. 4/ Yếu tố hoạt động của cá nhân. III. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học Nhóm yếu tố sinh học bao gồm: Não bộ và hệ thần kinh, gen, di truyền, khí chất, năng khiếu. Những người theo trường phái sinh học cho rằng yếu tố bẩm sinh di truyền có sẵn trong mỗi cá nhân từ khi cá nhân còn là một thai nhi là nguồn gốc, động lực hình thành nhân cách của cá nhân. Sự phát triển nhân cách chẳng qua là sự bộc lộ dần những thuộc tính ấy. Tính tích cực cá nhân, sự giáo dục và ảnh hưởng của môi trường chỉ làm tăng thêm hay giảm đi những yếu tố tiền định trước đó mà thôi. Quan điểm này là cơ sở lý luận cho sự giáo dục tự phát. Nó là chỗ dựa cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp, coi thường, khinh rẻ những người lao động đã tồn tại nhiều năm liền trong lịch sử loài người. Theo quan điểm của Tâm lý học khoa học, tâm lý được coi là chức năng của não, não bộ là cơ sở vật chất của tâm lý. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là các phản xạ có điều kiện. “Sự vận hành của hệ thần kinh tạo thành một tiền đề không thể thiếu đối với sự phát triển nhân cách” (Leonchiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách - NXB Giáo dục, 1989). Ở đây cũng cần nhấn mạnh tới mối quan hệ mật thiết giữa sinh lý và tâm lý: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của nhận thức cảm tính, tư duy cụ thể, cảm xúc cơ thể và hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở của nhận thức lý tính, tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm, các chức năng tâm lý cấp cao. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai hệ thống tín hiệu và tương ứng là các hiện tượng sinh - tâm lý cho thấy sự hình thành và phát triển của nhân cách trên cơ sở tiền đề sinh học. Bên cạnh đó, khí chất - thuộc tính phức hợp của nhân cách quy định sắc thái và mức độ sự thể hiện ra bên ngoài các hoạt động tâm lý bên trong của nhân cách cũng có cơ sở sinh lý là các kiểu hoạt động của hệ thần kinh. Ngày nay, người ta chứng minh được rằng sinh học là yếu tố cơ sở nền tảng và không thể thiếu được trong quá trình hình thành nhân cách. Yếu tố bẩm sinh di truyền cùng những đặc điểm về thể chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây những khó khăn nào đó trong quá trình hoạt động. Chẳng hạn, một người có thính giác nhanh nhạy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực chơi âm nhạc hoặc hưởng thụ âm nhạc. Các cơ quan của cơ thể và chức năng của nó đôi khi cũng hoạt động theo nguyên tắc bù trừ. Ví dụ: một người bị mù bẩm sinh thì cảm giác xúc giác hoặc thính giác của họ rất phát triển. Tuy nhiên, vai trò của các yếu tố sinh học được nhấn mạnh ở tính chất tiền đề của chúng. Các yếu tố tự nhiên không quy định sẵn sự phát triển nhân cách. Luận điểm này được chứng minh bằng một số các nghiên cứu: Những trẻ sinh đôi cùng trứng với các phương pháp dạy học khác nhau có kết quả khác nhau trong một số hoạt động sáng tạo (A.R.Luria, V.N.Konhanovsky, A.N.Mirenova). Sự khác biệt về tính cách của trẻ do vị trí nhất định của chúng trong quan hệ xã hội quy định. 2. Ảnh hưởng của môi trường Đánh giá về ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách có ba loại quan điểm khác nhau: Thứ nhất: Phủ nhận vai trò của môi trường (những người theo trường phái sinh vật học). Thứ hai: Thổi phồng vai trò của môi trường xã hội (quan điểm của thuyết nguồn gốc xã hội của sự phát triển). Quan điểm này cho rằng, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Họ coi đứa trẻ như tờ giấy trắng, muốn vẽ gì lên đó cũng được. Theo họ, môi trường xung quanh như thế nào thì nhân cách cá nhân như thế. Bởi thế, khi nghiên cứu nhân cách cá nhân chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường xã hội xung quanh là có thể hiểu được. Thứ ba: Thừa nhận vai trò quan trọng, không thể thiếu của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, nhưng không thừa nhận nó là yếu tố quyết định. Theo quan điểm của Tâm lý học khoa học, nhóm yếu tố môi trường đóng vai trò là nguồn gốc và điều kiện cho sự hình thành nhân cách. Trong đó, môi trường vĩ mô là toàn bộ những sự kiện, hiện tượng và đời sống xã hội trong phạm vi rộng: giai đoạn lịch sử, các di sản văn hóa, các điều kiện xã hội quá khứ, hiện tại và tương lai... Các điều kiện lịch sử này quy định sự hình thành nhân cách, chiều hướng phát triển, hình mẫu nhân cách mà xã hội yêu cầu. Những dấu ấn của một thời kì xã hội in đậm lên nhân cách của một cá nhân nhiều khi vượt ra ngoài sự nhận biết đơn thuần của cá nhân đó. Chính môi trường vĩ mô quy định bản chất xã hội và tính lịch sử của nhân cách. Môi trường vi mô được giới hạn trong phạm vi hẹp gần gũi với cuộc sống thường ngày: gia đình, trường lớp, bạn bè, cộng đồng dân cư (các nhóm nhỏ xã hội). Trong môi trường vĩ mô, các quan hệ xã hội được cụ thể hóa, các giá trị và chuẩn mực xã hội ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi của cá nhân. Mỗi yếu tố trong môi trường vi mô có vai trò nhất định trong sự hình thành nhân cách. Gia đình là nhóm nhỏ xã hội đặc biệt, có ảnh hưởng thường xuyên, liên tục và trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhà trường có vai trò chủ đạo, định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Đây được coi là nơi tổ chức chuyên biệt quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Một cách khác, có thể phân chia thành hai loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường tự nhiên bao gồm: điều kiện địa lý, khí hậu, sông ngòi, miền, vùng... Môi trường xã hội bao gồm: các hệ thống, thiết chế xã hội như gia đình, nhà trường, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội... cùng với các phong tục tập quán, lối sống, đạo đức, chuẩn mực... Môi trường có ảnh hưởng nhất định đến nhân cách cá nhân. Chúng ta có thể nhận thấy con người ở mỗi nước khác nhau có tính cách khác nhau: người Nhật cần cù, yêu lao động; người Đức ưa chính xác, tiết kiệm; người Trung Quốc thâm trầm và kín đáo; người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó và rất dũng cảm... Điều kiện địa lý, khí hậu, hoàn cảnh xã hội, lịch sử của mỗi nước cũng như văn hóa, phong tục tập quán đã tạo nên nét đặc trưng về tính cách cho mỗi dân tộc. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách. Sự phát triển nhân cách tăng dần về mặt số lượng cũng như chất lượng theo sự phát triển của lứa tuổi. Sự gia nhập vào các nhóm, các tổ chức xã hội giúp cho cá nhân ngày một trưởng thành. Những chuẩn mực, quy tắc phương thức giao tiếp dần dần hình thành nhân cách sống cho mỗi cá nhân sao cho phù hợp với xã hội. 3. Giáo dục và nhân cách Giáo dục tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách một cách có chủ định và có hệ thống. Giáo dục trước khi tiến hành các tác động để hình thành nhân cách đã xác định một cách rõ ràng hình mẫu nhân cách cần đạt đến theo các yêu cầu của xã hội. Các hình thức và phương pháp tác động cũng được vạch ra từ trước dựa trên các cơ sở khoa học. Từ đó, quá trình tác động để hình thành và phát triển nhân cách là quá trình có kế hoạch được điều chỉnh, điều khiển. Do vậy, giáo dục được coi là đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt trong việc quy định xu hướng hình thành và phát triển nhân cách. 4. Ảnh hưởng của hoạt động cá nhân Môi trường được coi là nguồn gốc, là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách chứ không quyết định trực tiếp. Trung tâm của môi trường đó, đồng thời là người mang các tiền đề sinh học chính là chủ thể. Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người cải tạo hoàn cảnh. Do vậy nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển của nhân cách chính là hoạt động của chủ thể. C.Mác cho rằng sự tiếp thị một tổng thể các công cụ sản xuất cũng là sự phát triển một cách tổng thể các năng lực trong bản thân. Trong hoạt động, nhờ quá trình chủ thể hóa mà chủ thể lĩnh hội được nền văn hóa nhân loại, biến chúng thành nhân cách và cũng trong hoạt động, nhân cách bộc lộ năng lực của bản thân với tư cách là một chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Nếu hoạt động với đối tượng chủ yếu giúp con người hình thành và phát triển các năng lực của bản thân thì giao tiếp với tư cách là một dạng đặc biệt của hoạt động lại giúp con người lãnh hội các chuẩn mực, các giá trị xã hội, các kinh nghiệm xã hội để hình thành các phẩm chất nhân cách. A.N.Leonchiev chỉ rõ: Quá trình đứa trẻ lĩnh hội những hành động đặc thù của con người diễn ra trong giao tiếp. Thực tế hoạt động có đối tượng và giao tiếp quyện chặt với nhau không tách biệt. Như vậy có thể coi hoạt động nói chung bao gồm hoạt động với đối tượng và hoạt động với người khác (giao tiếp) đóng vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Những nghiên cứu về trẻ em sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng được tiến hành vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX đã chứng minh một điều rằng: Sự phát triển nhân cách còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động bản thân mỗi cá nhân. Với phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi trong nhiều năm qua của các nhà tâm lý học và sinh lý học như T.Gardner, H.Newman, I.I.Caraep... đã chỉ ra rằng ngay những trẻ em sinh đôi cùng trứng có đặc điểm di truyền giống nhau, môi trường sống giống nhau nhưng chiều hướng phát triển nhân cách ở mỗi em lại hoàn toàn khác nhau. Điều đó chỉ có thể giải thích được rằng hoạt động ở mỗi cá nhân khác nhau quy định chiều hướng phát triển nhân cách khác nhau của các cá nhân đó. Tâm lý học mác xít đã khẳng định tính quyết định của hoạt động cá nhân đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đặc biệt là phép biện chứng tự nhiên trong quá trình biến đổi từ vượn thành người nhờ lao động, các nhà tâm lý học mác xít đã khẳng định hoạt động và phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Khác với các động vật khác, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội tính cộng đồng và được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Sự hình thành và nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của họ ở lứa tuổi đó. Việc lựa chọn hình thức hoạt động nào cho phù hợp cần phải tính đến hoạt động chủ đạo. Ví dụ đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là trò chơi đóng vai, còn đối với học sinh phổ thông lại là hoạt động học tập. Trong quá trình giáo dục chúng ta nên chọn lựa, tổ chức và hướng dẫn hoạt động sao cho phù hợp và có hiệu quả. Vai trò của người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển là rất quan trọng. Nó giúp định hướng cho sự phát triển nhân cách. Như vậy trong ba yếu tố kể trên, chúng ta không thể xem nhẹ hay bỏ qua ảnh hưởng của bất kì một yếu tố nào. Tuy nhiên mỗi yếu tố có những vai trò khác nhau đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Yếu tố sinh học là cơ sở vật chất, là tiền đề, là nền tảng; môi trường giữ vai trò quan trọng không thể thiếu; còn hoạt động là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 1. Khái niệm Nhân cách được hiểu là giá trị xã hội của cá nhân do cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội tạo nên. Tuy nhiên không phải mọi nhân cách đều là những nhân cách phù hợp hoàn toàn với hình mẫu nhân cách mà xã hội mong muốn. Hiện tượng nhân cách có hành vi phi xã hội không phù hợp với các chuẩn mực xã hội trong mối quan hệ với người khác hoặc với xã hội được gọi là sự suy thoái nhân cách. Sự biến thái nhân cách và phá vỡ cấu trúc tâm lý của nhân cách thường có lịch sử lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có quan điểm cho rằng sự biến thái nhân cách có nguồn gốc từ thời kì thơ ấu. Ngay trong những thời kì đầu của sự hình thành nhân cách, cá nhân đã chịu ảnh hưởng của những nhân tố không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này. Đặc biệt trong một số thời kì nhạy cảm trong quá trình phát triển nhân cách. Trong sự hình thành nhân cách một cách IV. SỰ SUY THOÁI NHÂN CÁCH thuận lợi, môi trường xã hội xung quanh được tiếp nhận một cách phù hợp. Cá nhân có thể lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và tuân thủ chúng với tư cách là một chủ thể tích cực trong các quan hệ xã hội. Ngược lại, với những nhân cách mà các cấu tạo tâm lý mới mang tính tiêu cực dần được hình thành và được củng cố ngày một vững chắc hơn. Chúng dần làm suy thoái nhân cách, cản trở sự điều chỉnh hành vi của cá nhân một cách lành mạnh. Các cấu tạo tâm lý này ngày một phát triển một cách độc lập, hình thành xu hướng vận động riêng của chúng. Hình thành các cấu trúc nhân cách bất bình thường và những hình thức sai lệch của các mặt khác của nhân cách. Càng ngày, sự sai lệch càng rõ rệt. Các thuộc tính bất bình thường ngày càng bắt rễ vào hệ thống nhân cách và tiếp tục phát triển ngay cả khi các điều kiện tạo ra chúng không còn tiếp tục tác động nữa. 2. Các mức độ suy thoái nhân cách Có nhiều mức độ suy thoái nhân cách khác nhau với các biểu hiện ở các thuộc tính của nhân cách như xu hướng nhân cách, tính cách. Căn cứ vào tính chất không phù hợp với các chuẩn mực xã hội có thể có một số mức độ như sau: - Mức độ thấp nhất là ở nhân cách hình thành một số các nét tính cách không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, các giá trị xã hội như: tính tham lam, tính lừa dối, tính độc ác. Các loại tính cách đó đi ngược lại mong muốn của xã hội làm giảm giá trị của nhân cách. Tuy vậy, mức độ này thường không được nhắc đến như là sự suy thoái nhân cách mà chỉ được hiểu đơn giản là các nét tính cách tiêu cực. Cũng chính vì lẽ đó, dạng suy thoái nhân cách này không được chú ý nhiều trong đời sống, thậm chí có những quan niệm cho rằng những nét tính cách như vậy là những điều vốn có ở cá nhân và có thể chấp nhận ở một mức độ nhất định. Sự hình thành và bộc lộ những nét tính cách đó không chỉ đơn giản có từ thơ ấu mà nó còn có thể xuất hiện trong quá trình sống, khi một nhân cách đã tương đối ổn định. Trong sự thay đổi có tính bước ngoặt của điều kiện sống, hoàn cảnh sống các nét tính cách này có thể xuất hiện và bộc lộ rõ ràng. - Mức độ thứ hai của sự suy thoái nhân cách là các nhân cách có các hành vi lệch chuẩn mang tính hệ thống và thường xuyên: lừa đảo, hành vi tội phạm, tệ nạn xã hội... Các nhân cách này có các hành vi đi ngược lại các chuẩn mực xã hội. Mặc dù cá nhân vẫn nhận thức được tính phi đạo đức của các hành vi của bản thân nhưng lại coi các hành vi đó là hợp lý. - Mức độ thứ ba: rối nhiễu nhân cách. Đây là hiện tượng kết hợp một số nét nhân cách lệch lạc rõ rệt với chuẩn mực văn hóa ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống và hoạt động của nhân cách. Có thể đề cập đến nhiều loại rối nhiễu nhân cách như rối nhiễu chống đối xã hội - Cá nhân đặt bản thân trong sự đối lập với xã hội và có các hành vi chống đối xã hội một cách có ý thức. Mức độ suy thoái này thực chất đã làm mất nhân cách, các giá trị xã hội được nhập tâm hóa chuyển thành các phản giá trị. Sự tồn tại của cá nhân được khẳng định bằng cách đi ngược lại các yêu cầu của xã hội, rối nhiễu dạng hoang tưởng, rối nhiễu ái kỷ, rối nhiễu xa lánh xã hội, rối nhiễu đóng kịch... Các rối nhiễu này có thể được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá của bộ tiêu chí ICD của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc bộ tiêu chí DSM của Hiệp hội Tâm thần Mỹ. 3. Các nguyên nhân suy thoái nhân cách Có nhiều nguyên nhân làm nhân cách suy thoái. Song chủ yếu là các nguyên nhân về mặt xã hội. Trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu sau: Đó là khi cá nhân tham gia vào một nhóm xã hội, trong đó các giá trị mà cá nhân đã chấp nhận và tuân thủ trở nên ít có giá trị. Hệ thống các giá trị, các chuẩn mực không được tôn trọng. Thậm chí các giá trị được thừa nhận chung trong xã hội không còn ý nghĩa. Môi trường sống trực tiếp tạo điều kiện cho các nét tính cách tiêu cực hình thành hoặc bộc lộ rõ hơn. Đặc biệt, khi có điều kiện để củng cố, nó ngày càng trở nên chi phối hành động của cá nhân. Cá nhân có thể rơi vào mâu thuẫn giữa những nhu cầu, mong muốn cá nhân với các vai trò của xã hội mà cá nhân phải đảm nhiệm hay với sự hạn chế của các điều kiện có thể giúp cá nhân thỏa mãn các nhu cầu đó. Do không thực hiện được các vai trò của mình, hoặc không thỏa mãn được nhu cầu, cá nhân có thái độ chống đối và có các hành vi lệch chuẩn. Đối với các cá nhân này, các giá trị đã lĩnh hội chưa đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn. Bên cạnh đó các tác động từ bên ngoài có các tác động theo xu hướng xô đẩy cá nhân thực hiện các hành vi lệch lạc. Nguyên nhân thứ ba của sự suy thoái nhân cách là do cá nhân bị hủy hoại các chức năng tâm lý. Nhân cách bị suy thoái do nguyên nhân bệnh lý. Cá nhân bị bệnh tâm thần và không còn ý thức nên cũng không còn nhân cách. Trường hợp này phải có sự can thiệp của các chuyên gia y tế. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 1. Khái niệm kiểu nhân cách Kiểu nhân cách là một mẫu người bao gồm những đặc điểm điển hình về mặt xã hội chung cho một lớp hay một loại người. Việc phân kiểu nhân cách mang tính mô tả. Nó cho phép hình dung một cách chung nhất về một nhóm nhân cách trong xã hội giữa nhiều kiểu nhân cách khác nhau. - Đây là một mô hình bao gồm các đặc điểm xã hội của con người do các nhà nghiên cứu phác họa lên để nghiên cứu. Trong thực tế, con người không hoàn toàn trùng khớp lên các mô hình này mà mô hình này có tính đại diện cho một số người trong cộng đồng. - Các đặc điểm (hay tiêu chuẩn) được lấy làm căn cứ phân kiểu người thường là các đặc điểm xã hội như: thái độ đối với công việc, với những giá trị trong xã hội. Các kiểu nhân cách này, trong một xã hội thường không đối lập mà có nét tương đồng khác nhau ở thái V. KIỂU NHÂN CÁCH XÃ HỘI độ ưu thế nổi bật đối với một giá trị nào đó: ham địa vị, ham tiền tài. Ngoài ra vẫn còn những nét theo đuổi những giá trị chung của xã hội song không như nhau. Điều lưu ý phải phân biệt hai loại kiểu nhân cách: kiểu nhân cách cơ bản và kiểu nhân cách lý tưởng: + Kiểu nhân cách cơ bản: là kiểu nhân cách có tính chất đại diện cho cùng tầng xét về mặt thống kê. Nó thường xuất hiện, vốn có ở phần lớn các thành viên trong cộng đồng. + Kiểu nhân cách lý tưởng là mẫu người cần xây đựng cho một giai đoạn lịch sử nhất định. Giữa hai loại này bao giờ cũng có khoảng cách, thậm chí có khi đối lập nhau. Nhưng cũng có thể kiểu nhân cách cơ bản đang tiến tới kiểu nhân cách lý tưởng. 2. Sự khác nhau giữa hai khái niệm “nhân cách” và “kiểu nhân cách”. - Khái niệm “nhân cách” ngoài những nét đặc điểm, đặc tính điển hình về mặt xã hội (có ý nghĩa xã hội) còn bao hàm cả những nét, đặc điểm, đặc tính cá biệt nữa. Do đó nói tới nhân cách là nói tới cái chung và cả cái riêng cá biệt của một con người cụ thể. Nói khác đi tâm lý không phải của bất kì cá nhân nào cũng đều là kiểu tâm lý là kiểu nhân cách xét về mặt giai cấp - xã hội. Ta hiểu rằng nhân cách tất nhiên mang bản chất xã hội lịch sử nhưng Tâm lý học nhân cách coi nhân cách có tính chất chung hơn, trừu tượng hơn về mặt cấu trúc nhưng không bỏ qua những nét đặc điểm cá biệt. Còn nói đến kiểu nhân cách là nói các điển hình phi cá tính, phi cá nhân, xem các điển hình không phải là cái đơn nhất mà là một cái gì chung cho một giai cấp, một tầng lớp, một xã hội. Đó là hình ảnh thực, “tập trung hóa” của các cộng đồng người. 3. Phân biệt kiểu nhân cách xã hội và nhân vật điển hình của nghệ thuật Nhân vật điển hình của nghệ thuật là nhân vật được điển hình hóa, có những đặc điểm điển hình được mô tả dưới hình thức cảm tính trực quan. Khái quát từ nhiều người có thực trong thực tế nhưng nó còn là một cá tính nữa với nghĩa là một cái đơn nhất không có người thứ hai như vậy. Như vậy kiểu nhân cách không có nét chung với nhân vật điển hình mà nó có những nét tiêu biểu cho một kiểu nhân cách xã hội nhưng hai khái niệm này khác nhau. Vì Tâm lý học xã hội làm việc với các kiểu có tính chất đại diện ít nhất có tính chất phổ biến, trung bình xét về mặt thống kê toán học theo quy luật số lớn. Tóm lại, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng hiện lên với vẻ đơn nhất của một nhân vật, có xương, nhưng không có tính chất đại diện xét về số lớn mà nó có tính chất cá biệt nhiều hơn. Song Tâm lý học xã hội phải khai thác nhiều ở chỗ nhân vật điển hình trong nghệ thuật vì chính nó phản ánh phần nào các kiểu nhân cách của một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là nguồn tài liệu phong phú của những công trình nghiên cứu vấn đề này. 4. Ví dụ về nghiên cứu kiểu nhân cách xã hội Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Olsanxki đưa ra 8 kiểu nhân cách trên cơ sở xác định thái độ ưu thế của mỗi kiểu đối với một giá trị nào đó trong xã hội Nga hồi bấy giờ. Kết quả nghiên cứu như sau: 1. Vlađimir: tiến nhanh từ một công nhân bình thường thành một cán bộ phụ trách cỡ lớn. Chưa đầy 40 tuổi mà Vlađimir đã chỉ huy hàng mấy trăm người đang sản xuất một loại sản phẩm quan trọng. Cấp lãnh đạo thừa nhận năng lực của anh ta, có cơ sở để chờ đón anh ta sẽ tiếp tục lên cấp. Đặc trưng của người này là địa vị, chức vụ. 2. Mátvây: công việc anh làm không mang lại tiếng tăm và cơ hội thăng chức nhưng tiền lương khá. Mátvây không từ chối việc gì, không tiếc thời gian làm việc nên có nguồn thu nhập chắc chắn. Anh đã mua được ôtô con và đang giành tiền mua biệt thự ở ngoại ô. Đặc trưng của người này là giá trị tiền, của cải. 3. Vaxily: không chú ý tính toán đến lương bổng và những tiện nghi sinh hoạt, được làm việc ở những nơi nào khó khăn nhất có lợi ích nhất và cần thiết nhất là thấy thích nhất, đẹp nhất, tự hào nhất. Vaxily và những đồng chí của mình đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc trưng của người này là ham việc, tinh thần công tác cao. 4. Nicolai: công việc của anh ta chẳng có gì là anh hùng và cũng chẳng hứa hẹn tăng thêm thu nhập công việc nhàn hạ, không có gì là đột xuất, vất vả song điều độ và bình lặng có một căn hộ riêng xinh xắn, trang trí bày biện đẹp mắt. Đặc trưng của người này là an phận, bình lặng. 5. Paven: sống quan tâm nhiều đến số phận của người khác, giúp đỡ nhiều khi người họ gặp khó khăn có lương tâm, tốt bụng ân cần, hồ hởi. Khi đấu tranh với những khuyết điểm của người khác có lúc vấp váp với một vài cán bộ lãnh đạo khiến cho anh ta chậm được đề bạt, tăng lương. Đặc trưng của người này là đấu tranh cho chân lý, lẽ phải. 6. Anđrây: còn trẻ nhưng đã nổi tiếng, ai cũng biết đến tên tuổi của anh ta. Anh ta thường xuyên xuất hiện trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Anh ta không ham tiền, thích biểu hiện (khoe) tài năng của mình trước mọi người. Đặc trưng của người này là ham tiếng tăm, danh vọng. 7. Kirin: có công việc lý thú nên dồn hết sức mình vào đó, không có thời gian cho cuộc sống cá nhân và tiêu khiển; thích nghiên cứu một cách tự do, suy nghĩ độc đáo và táo bạo; ít người biết đến nhưng được thừa nhận là một chuyên gia cỡ lớn. Đặc trưng của người này là thích sáng tạo, thích ứng với khoa học. 8. Côngxtăngtin: không gắn bó với một nghề nghiệp nhất định nào, làm ăn thu nhập thất thường, có khi không còn đồng tiền nào. Côngxtăngtin tự đánh giá mình cao, có xu hướng thích đi lang thang, phiêu bạt nay đây mai đó có nhiều thời gian rảnh rỗi để tiêu khiển; thích đàn đúm “vui vẻ, trẻ trung”. Khi người ta hỏi bao giờ thì ổn định cuộc sống, anh ta trả lời rằng: “về già cũng chưa muộn”. Đặc trưng của người này là ham chơi, không có chí hướng Khi nghiên cứu hơn 200 người gồm có công nhân, sinh viên, nghiên cứu sinh nhân viên hàng không... thì được kết quả như sau: - Kiểu Paven là kiểu được đánh giá cao nhất, sau đó đến kiểu Vaxili, rồi đến Kirin - đến Vlađimir, bị lên án nhiều nhất là kiểu Côngxtăngtin, rồi đến Matvây, Nicôlai và Anđrây. Thái độ đối với các kiểu nhân cách nêu trên ở Nam và Nữ có sự khác biệt. - Nữ thích kiểu Vaxili nhưng cũng kém cương quyết hơn trong việc phủ định và bác bỏ kiểu Mátvây. - Đặc biệt số nữ được nghiên cứu tỏ ra lo lắng thương hại số phận Paven và cần lưu ý một số phụ nữ tỏ ra không hiểu, không thông cảm với kiểu Kirin: không thể tưởng tượng được rằng có người quên gia đình, quên cuộc sống cá nhân: những mặt khác thì Vaxili vẫn được đánh giá cao nhất. Kết luận: Nhìn chung đối với nữ, vấn đề gia đình và xây dựng quan hệ gia đình là vấn đề hết sức thiết yếu và điều đó không phải chỉ do nguyên nhân sinh vật mà chủ yếu do nguyên nhân xã hội. Lòng yêu đời về cơ bản giữa nam và nữ không khác nhau nhưng nghiên cứu cho thấy tính năng động (kể cả việc mình tin rằng sẽ đạt được mục đích này), nữ thấp hơn nam tới gần 2 lần (vấn đề có tính chất lịch sử). Các kiểu nhân cách này là ở Liên Xô trong những năm 1960 đặt ra cho ta suy nghĩ: Cần và nên nghiên cứu một số kiểu người hiện nay trong xã hội ta và nên tham khảo tài liệu của Nga nhưng phải nghiên cứu trên thực tế Việt Nam. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 1. Khái niệm quan hệ liên nhân cách a) Quan hệ xã hội Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, cũng có nghĩa là nghiên cứu cá nhân trong các nhóm, trong các quan hệ xã hội. Nói cách khác là nghiên cứu cá nhân trong hệ thống chung các mối quan hệ xã hội, trong một số “ngữ cảnh xã hội”. “Ngữ cảnh” này bao gồm hệ thống các mối quan hệ thực của nhân cách với thế giới khách quan. Xác nhận các mối quan hệ có nghĩa là thực hiện nguyên tắc chung về phương pháp luận - nghiên cứu con người trong sự liên hệ với môi trường xung quanh. Nhưng nội dung, mức độ các mối quan hệ của con người với thế giới khách quan lại rất khác nhau bởi vì mỗi cá nhân lại là chủ thể của rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Trong sự đa dạng đó có thể có thể chia ra làm hai loại mối quan hệ: quan hệ xã hội và quan hệ “tâm lý” của nhân cách - quan hệ liên nhân cách. VI. QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH Cấu trúc quan hệ xã hội được bộ môn Xã hội học nghiên cứu. Trong lý thuyết của khoa học, Xã hội học đã đưa ra rất nhiều loại quan hệ xã hội: quan hệ kinh tế, quan hệ pháp quyền, quan hệ chính trị... Tổng hoà các mối quan hệ này tạo nên quan hệ xã hội. Đặc trưng của quan hệ xã hội được biểu hiện ở chỗ, trong các mối quan hệ này không chỉ đơn giản là cá nhân “gặp gỡ” với cá nhân hay cá nhân “quan hệ” với cá nhân khác mà những cá nhân này với tư cách là những người đại diện cho các nhóm xã hội nhất định (đại diện cho giai cấp nghề nghiệp, các tổ chức chính trị, đảng phái...). Do vậy, có thể hiểu: quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân với tư cách đại diện cho một nhóm xã hội, do xã hội quy định một cách khách quan vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm. Ví dụ: thầy - trò; người mua - người bán; thủ trưởng - nhân viên. Đặc trưng cơ bản của quan hệ xã hội là các mối quan hệ này được thiết lập không phải dựa trên nền tảng có thiện cảm hay không thiện cảm của các cá nhân mà dựa trên cơ sở về vị trí nhất định của mỗi cá nhân trong xã hội, trên cơ sở những chức năng, hành vi mà cá nhân phải thực hiện khi đứng ở vị trí đó (gọi là vai xã hội). Bởi vậy, các mối quan hệ này được xã hội quy định một cách khách quan. Đây là mối quan hệ giữa các nhóm xã hội hay giữa các cá nhân với tư cách là những đại diện các nhóm xã hội đó. Điều này nói lên rằng quan hệ xã hội không có tính bản sắc. Bản chất của các mối quan hệ này không nằm trong sự tác động qua lại giữa các nhân cách mà nằm trong sự tác động qua lại giữa các vai trò xã hội. Trong thực tế, mỗi cá nhân đảm nhiệm không chỉ một vai trò mà là nhiều vai xã hội: Họ có thể là một giáo viên, một người bố, là một thành viên một câu lạc bộ, là một trưởng họ... Có những vai xã hội được quy định trước cho con người từ khi mới sinh ra (ví dụ là nam hay nữ), những vai xã hội khác được hình thành trong cuộc sống. Mặc dù vậy, bản thân vai xã hội không quyết định hoạt động và hành vi của mỗi người mà tất cả những điều đó phụ thuộc vào nhận thức của cá nhân và sự nhập vai của cá nhân đó. Sự nhập vai mang màu sắc cá nhân rõ rệt vì được xác định bằng hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân của người mang vai đó. Bởi vậy các quan hệ xã hội, mặc dù thực chất là các quan hệ theo vai, không phải là quan hệ nhân cách, nhưng trong thực tế, trong mỗi sự biểu hiện cụ thể vẫn có “sắc thái nhân cách”. Trở thành nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội, con người nhất định phải tham gia vào quá trình tác động qua lại, vào quá trình giao tiếp vì thông qua các quá trình đó những đặc tính cá nhân nhất định được biểu hiện. Bởi vậy mỗi vai trò xã hội không có nghĩa là sự định trước tuyệt đối của hành vi, mà nó thường xuyên giữ lại một vài “phạm vi cơ hội” cho người thực hiện. Ta có thể ước lệ gọi đó là “phong cách nhập vai”. Chính phạm vi này trở thành nền tảng để xây dựng các quan hệ khác bên trong của hệ thống quan hệ xã hội - quan hệ liên nhân cách. b) Khái niệm, vai trò và bản chất của quan hệ liên nhân cách Khi tham gia vào các quan hệ với người khác, cá nhân, một mặt có thể thực hiện vai xã hội do mối quan hệ đó quy định. Khi đó cá nhân đang tiến hành mối quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân có thể quan hệ với người khác không phải trên cơ sở của vai xã hội mà chủ yếu dựa trên cơ sở của tình cảm, xúc cảm của quan hệ mang tính tâm lý. Khi đó cá nhân đang thực hiện quan hệ liên nhân cách. Quan hệ liên nhân cách là quan hệ cá nhân với cá nhân trên cơ sở tâm lý, tình cảm và sự đồng nhất với nhau ở mức độ nhất định. Như vậy, nói đến quan hệ liên nhân cách là nói đến quan hệ mang tính người - người, nói đến nội dung tâm lý của quan hệ đó chứ không nói đến nội dung “công việc” của quan hệ đó. c) Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách Quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Trong Tâm lý học xã hội có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xác định vị trí của quan hệ liên nhân cách với hệ thống quan hệ xã hội. Đôi khi quan hệ liên nhân cách được coi như ngang hàng với quan hệ xã hội, một thành phần tạo nên các quan hệ xã hội, hoặc ngược lại quan hệ liên nhân cách ở mức độ cao hơn quan hệ xã hội, hay quan hệ liên nhân cách là sự phản ánh trong ý thức của quan hệ xã hội...Theo quan điểm khác, bản chất của quan hệ liên nhân cách có thể được hiểu đúng nếu như chúng không đặt ngang hàng với quan hệ xã hội mà được nhìn nhận như một hàng quan hệ đặc biệt xuất hiện bên trong mỗi loại quan hệ xã hội và nó không thể nằm ngoài các quan hệ này (ví dụ như “thấp hơn”, “cao hơn” hay “bên cạnh”). Có thể có sơ đồ biểu diễn hai loại quan hệ này như sau: Quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội, chúng đan xen vào nhau. Bất kì một quan hệ xã hội nào cũng bao hàm quan hệ liên nhân cách ở một mức độ nhất định. Ngược lại bất kì một quan hệ liên nhân cách nào cũng bao hàm một quan hệ xã hội nhất định. Ví dụ, trong quan hệ tình yêu, thoạt nhìn đây là quan hệ có vẻ như là quan hệ liên nhân cách đơn thuần nhưng thực tế nó cũng không thể thoát khỏi một kiểu quan hệ xã hội (một vai trò xã hội là nam giới và vai kia là nữ giới). Sự tồn tại quan hệ liên nhân cách bên trong các hình thức khác nhau của quan hệ xã hội như là sự thực hiện các quan hệ trong hoạt động của các nhân cách cụ thể, trong các hoạt động giao tiếp và sự tác động qua lại. Trong quá trình thực hiện đó, mối quan hệ giữa con người với con người (trong đó có môi quan hệ xã hội) một lần nữa được tái tạo lại. Hay nói một cách khác, trong toàn bộ tiến trình vận hành hệ thống khách quan các quan hệ xã hội có sự hiện diện của các yếu tố thuộc về các cá nhân. Chính vì vậy ở đây có sự giao thoa giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách. Bản chất quan hệ liên nhân cách khác với bản chất quan hệ xã hội được thể hiện ở nét đặc trưng quan trọng: quan hệ liên nhân cách được thiết lập trên nền tảng xúc cảm, tình cảm. Điều đó có nghĩa là những quan hệ liên cách đó xuất hiện và hình thành trên nền tảng những tình cảm nhất định nảy sinh ở con người trong mối quan hệ giữa con người với con người. Chính vì vậy quan hệ liên nhân cách được xem như là nhân tố của bầu “không khí tâm lý” trong nhóm. 2. Các yếu tố chi phối quan hệ liên nhân cách a) Giao tiếp trong hệ thống quan hệ liên nhân cách Không thể có quan hệ người - người (bao hàm cả quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách) nói chung nếu thiếu giao tiếp. Giao tiếp là phương tiện là công cụ để thực hiện các quan hệ đó. Do vậy, giao tiếp có một vị trí trung tâm trong hệ thống phức tạp các quan hệ của con người. Hiểu chung nhất, giao tiếp như là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người để trao đổi thông tin, nhận thức hay tình cảm. Trong cấu trúc của giao tiếp có những phương diện sau: 1) Sự gắn kết, thành lập cộng đồng; 2) Sự trao đổi thông tin; 3) Sự hiểu biết lẫn nhau. Cả ba phương diện này của giao tiếp đều tác động mạnh mẽ đến quan hệ liên nhân cách. Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó vừa là phương thức phát triển cá nhân vừa là phương thức để thống nhất các cá nhân. Cần đặc biệt nhấn mạnh ý tưởng rằng, trong giao tiếp, cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các giá trị xã hội, đồng thời biểu hiện sự gắn bó tình cảm, sự ghét bỏ, chối từ hay đơn giản là thờ ơ, lãnh đạm đối với các cá nhân khác. Cũng trong giao tiếp, các định hướng giá trị của cá nhân có thể xích gần lại với định hướng giá trị của cá nhân khác hay theo chiều ngược lại là phân hóa rõ ràng hơn. Chính điều này tác động đến quan hệ liên nhân cách. Hai hàng quan hệ của con người - quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách được bộc lộ và thực hiện chính trong giao tiếp. Vì vậy có thể nói, nguồn gốc khởi thủy của giao tiếp được bắt nguồn từ hoạt động trong cuộc sống của cá nhận. Giao tiếp là thực hiện toàn bộ hệ thống các quan hệ của con người. Các mối quan hệ đa dạng của con người chỉ có thế thực hiện trong giao tiếp. Xã hội loài người không thể tồn tại nếu không có giao tiếp. Nó vừa như một phương thức thống nhất các cá nhân vừa như là một phương thức phát triển các cá nhân đó. Chính vì vậy giao tiếp cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ: vừa thực hiện quan hệ xã hội và vừa thực hiện quan hệ liên nhân cách. Mỗi loại quan hệ vận hành trong các hình thức đặc trưng của giao tiếp. Giao tiếp với tư cách thực hiện quan hệ liên nhân cách được nghiên cứu rất nhiều trong Tâm lý học xã hội. Giao tiếp liên nhân cách được nảy sinh từ hoạt động cùng nhau của con người. Vì vậy, nó được thực hiện trong các quan hệ liên nhân cách đa dạng, có nghĩa là nó được hình thành trong trường hợp khi quan hệ giữa con người với con người mang tính tích cực và ngay cả khi quan hệ đó mang tính tiêu cực. Giao tiếp khi thực hiện các quan hệ xã hội là giao tiếp giữa các nhóm hay các cá nhân như là đại diện của các nhóm xã hội. Trong trường hợp này hoạt động giao tiếp cần thiết phải được diễn ra thậm chí ngay cả khi có sự đối kháng giữa các nhóm. Trong tác phẩm của mình, Mác đã viết rằng: giao tiếp là người bạn đồng hành tuyệt đối của lịch sử nhân loại. Theo Lêônchiev, giao tiếp cũng là người bạn đồng hành tuyệt đối trong hoạt động hàng ngày, trong sự tiếp xúc hàng ngày của con người. Như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu lịch sử thay đổi các hình thức của giao tiếp trong phạm vi phát triển xã hội cùng với sự phát triển các quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội khác. Với tư cách là người đại diện cho một số nhóm xã hội, con người giao tiếp với đại diện của nhóm xã hội khác và cùng một lúc đã thực hiện được hai loại quan hệ: quan hệ xã hội và quan hệ nhân cách. Ví dụ, người nông dân khi bán sản phẩm của mình ngoài chợ và nhận được một số tiền, số tiền này như một công cụ cần thiết của giao tiếp trong hệ thống quan hệ xã hội. Mặt khác, người nông dân này khi bán hàng đã bộc lộ những đặc điểm tâm lý riêng của mình, tác động qua lại với khách hàng hay nói cách khác là chính bằng nhân cách của mình để giao tiếp với khách hàng. b) Những yếu tố tâm lý xã hội Với tư cách là quan hệ tâm lý giữa các cá nhân, quan hệ liên nhân cách chịu sự tác động của một loạt các yếu tố tâm lý xã hội. Đó là sự gần gũi giữa các cá nhân, sự tương tác và hình ảnh “cái tôi” của các cá nhân. Sự gần gũi giữa các cá nhân bao hàm sự gần gũi về địa lý và về tâm lý. Sự gần gũi về địa lý thường tạo cơ hội cho sự giao tiếp thường xuyên giữa các cá nhân, từ đó làm nảy sinh sự hiểu biết lẫn nhau, sự gắn bó và đồng nhất lẫn nhau ở mức độ nhất định, đặc biệt trong các trường hợp các cá nhân đó cùng ở trong môi trường lạ, không quen thuộc. Sự gần gũi về địa lý càng gần thì càng tạo điều kiện cho việc hình thành nhiều quan hệ liên nhân cách. Sự gần gũi về địa lý còn tạo ra những sự tương đồng nhất định về tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một cộng đồng. Sự gần gũi giữa các cá nhân về tâm lý trong Tâm lý học xã hội thường được gọi là sự tương hợp tâm lý. Sự tương hợp tâm lý có thể hiểu là sự giống nhau của các đặc điểm tâm lý của các cá nhân và sự thích ứng lẫn nhau dễ dàng giữa các cá nhân. Sự tương hợp tâm lý về thái độ, sở thích, về quan điểm, về cách thức ứng xử... là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các quan hệ liên nhân cách. Các yếu tố đó có thể giúp quan hệ liên nhân cách trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Sự tương hợp tâm lý tạo ra sự hài hòa trong quan hệ mà các cá nhân không cần phải điều chỉnh nhiều để thích ứng với cá nhân khác. Đây được coi là tiền đề tốt cho một quan hệ liên nhân cách bền chặt. Các cá nhân có xu hướng tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các cá nhân khác giống mình. Điều này lại được giải thích bằng cơ chế đồng nhất hóa và nhu cầu được khẳng định bản thân của cá nhân trong đời sống xã hội. Sự giống nhau giữa một số cá nhân tạo điều kiện cho cá nhân cảm thấy sự tự tin, tôn trọng vào bản thân, thúc đẩy cá nhân quan hệ tích cực hơn với các cá nhân giống mình. Tuy nhiên, trong Tâm lý học xã hội cũng có những ý kiến ngược lại cho rằng không chỉ sự tương hợp tâm lý giúp quan hệ liên nhân cách có thể tạo ra và làm tăng cường quan hệ liên nhân cách mà ngay cả sự khác biệt cũng có vai trò nhất định trong việc tạo ra quan hệ liên nhân cách. Không ít khi, sự khác biệt lại tạo ra sự cuốn hút các đối tượng khác trong quan hệ liên nhân cách. Quan hệ liên nhân cách diễn ra trên cơ sở sự tương tác giữa các cá nhân. Tương tác được hiểu là sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân nhằm thực hiện những mục đích nhất định nào đó. Trong quá trình tương tác, các cá nhân nằm trong sự tác động qua lại trực tiếp, trao đổi thông tin, điều chỉnh, phối hợp hành động với nhau, nhận thức lẫn nhau. Chính trong quá trình này, các đặc điểm tâm lý của cá nhân được bộc lộ, biểu hiện ra bên ngoài và được các cá nhân khác nhận biết. Tính chất của sự tương tác có thể ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách. Có hai loại tương tác chính: hợp tác và cạnh tranh. Mỗi loại có tính chất riêng. Hợp tác là sự tương tác theo chiều hướng phối hợp hành động, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động. Hợp tác có thể tạo quan hệ liên nhân cách tốt khi các cá nhân tham gia vào quan hệ đó tích cực và thiện chí. Ngược lại, nếu các cá nhân ỷ lại, bị động, sự tương tác sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Cạnh tranh là loại tương tác giúp cá nhân phát huy tốt nhất tiềm năng của mình, bộc lộ rõ rệt bản thân. Tuy nhiên cạnh tranh với mục đích tiêu cực có thể làm hủy hoại quan hệ liên nhân cách. Hình ảnh “cái tôi” của mỗi cá nhân là một cấu trúc tâm lý, là biểu tượng của cá nhân về chính bản thân, hình thành nhờ quá trình tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Cái tôi là hạt nhân của hệ thống điều khiển của nhân cách. Nó chi phối thái độ, hành vi của con người trong các quan hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động với người khác cái tôi được thể hiện ở 5 phương diện: tính đồng nhất, tính ổn định, quá trình tự ý thức, tự đánh giá về bản thân và ý thức xã hội (theo Shibutani). Tính đồng nhất thể hiện ở hành vi, ứng xử của một cá nhân. Trong cùng một tình huống, một thời điểm, một cá nhân không có những cách ứng xử trái ngược nhau. Cá nhân lựa chọn và hành động theo một lập trường nhất định. Bên cạnh đó, cái tôi tương đối ổn định, nó không dễ dàng thay đổi khi cá nhân thay đổi vai xã hội của mình. Do vậy, xác định được vị trí của bản thân trong các quan hệ với người khác đóng vai trò to lớn đối với việc điều chỉnh quan hệ liên nhân cách. Bên cạnh đó, chính nhờ các quan hệ với người khác, cá nhân có thể hình thành cái tôi ngày càng chính xác hơn. HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC: Các tri thức tâm lý học xã hội về nhân cách giúp nhận biết các yếu tố chi phối sự phát triển nhân cách, từ đó tác động nhằm phát triển nhân cách của sinh viên trong hoạt động giáo dục. Đồng thời, dựa trên các kiểu nhân cách để có những cách thức ứng xử phù hợp trong quan hệ với sinh viên. Trong hoạt động dạy học và giáo dục cần chú ý: - Tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách lành mạnh ở sinh viên, giúp sinh viên có được sự thích ứng tốt nhất với hoạt động học tập hình thành nghề nghiệp thông qua việc tổ chức nhóm, tổ chức môi trường hoạt động tích cực, phát huy những điểm mạnh, tính chủ động của sinh viên. - Phân loại và nhận biết các kiểu nhân cách khác nhau ở sinh viên. Việc đó giúp giảng viên có thể dự đoán được các chiều hướng hành vi ở sinh viên, đồng thời có khả năng dự kiến các tác động hay cách thức ứng xử phù hợp với các kiểu nhân cách. Bên cạnh đó, việc chỉ ra các hình mẫu của các kiểu loại nhân cách xã hội giúp dự đoán và tác động đến sự thích ứng của sinh viên với các tình huống xã hội. - Chú ý đến sự tác động và các yếu tố chi phối sự hình thành quan hệ liên nhân cách trong quá trình tiến hành các quan hệ xã hội với sinh viên. Một mặt có thể xây dựng quan hệ liên nhân cách tích cực, mặt khác có ý thức thoát khỏi sự chi phối của các quan hệ liên nhân cách trong quá trình vận hành các quan hệ xã hôi. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI 1. Nhân cách là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách? Vai trò của các yếu tố đó? 2. Có các thành phần nào tạo nên cấu trúc của nhân cách? 3. Thế nào là kiểu nhân cách xã hội? Ý nghĩa của việc nghiên cứu kiểu nhân cách xã hội? Anh/Chị cho biết có những kiểu nhân cách xã hội nào? Mô tả kiểu nhân cách đó. 4. Phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách. Làm cách nào để điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách? Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tiếng Việt 1. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội, 2000. 2. Fisher, Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, NXB Thế giới, Hà Nội. 3. Freud.S, Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 4. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội - một số vấn đề luận. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996. 5. Hipxơ.H và M.Phorvec, Nhập môn Tâm lý học xã hội mácxít, NXB Khoa học Xã hội, 1984. 6. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học xã hội trong quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 7. Lêônchiev.A.N, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1989. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Lômôv.B.Pa, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. 9. J.Surowiecki, Trí tuệ đám đông NXB Tri thức, 2007. 10. Toeffler.A, Làn sóng thứ ba, NXB Khoa học Xã hội 2007. 11. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, 2005. Tiếng Anh 12. Allport, F.H, Socialpsychology, Routledge/Thoemes press, 1994. 13. Burger, J.M, Personality, Wadworth Publishing, Califomia, 1990. 14. Keley.H, The two functions of reference group / reading in social psychology, New York, 1952. 15. Lott.A.J, Lot.B.E, Group cohesivness as interpersonal atrraction: A review of relationships with antecedent and consequent variable. Psychological bulettin, 64, 259, 309, 1976. 16. Lewin.K, Field theory in social science, New York, 1964. 17. Myer.D.G (1996), Social psychology Intemational edition, McGrawhill 18. Shaw.E, Group dynamic. The psychology of small group behavior, Mc Grawhill book, 1976. 19. Zaden, J.V, Social psychology, New York, Mc Grawhill, 1994. Tiếng Nga Created by AM Word2CHM LỜI NÓI ĐẦU Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC I. Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội. II. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học xã hội. III. Lịch sử hình thành Tâm lý học xã hội. IV. Tâm lý học xã hội trong các hệ thống các khoa học. V. Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý xã hội học. Câu hỏi ôn tập chương I. Chương II. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI I. Các quy luật tâm lý xã hội. II. Cơ chế tâm lý xã hội. MỤC LỤC Câu hỏi ôn tập chương II Chương III. NHÓM XÃ HỘI I. Khái niệm nhóm xã hội và phân loại nhóm. II. Cấu trúc của nhóm xã hội. III. Một số đặc điểm tâm lý của nhóm lớn. IV. Khái niệm chung về nhóm nhỏ. Câu hỏi ôn tập chương III. Chương IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ I. Tập thể và cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể. II. Sự cố kết trong tập thể. III. Một số hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản trong đời sống tập thể. Câu hỏi ôn tập chương IV. Chương V. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI, ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI VÀ SỰ XÂM KÍCH I. Ảnh hưởng xã hội II. Định kiến xã hội III. Sự xâm kích Câu hỏi ôn tập chương V Chương VI. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ XÃ HỘI. I. Khái niệm nhân cách trong Tâm lý học xã hội. II. Cấu trúc nhân cách. III. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách. IV. Sự suy thoái và nhân cách. V. Kiểu nhân cách xã hội. VI. Quan hệ liên nhân cách. Câu hỏi ôn tập chương VI ---//--- TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả: TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37547735 - Fax: 04 - 3754791 Email: hanhchinh@nxbdhsp.edu.vn Website: www.nxbdhsp.edu.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc: ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập: ĐINH VĂN VANG Người nhận xét: GS.TS. VŨ DŨNG - PGS.TS. MẠC VĂN TRANG GVCC.TS. ĐỖ MỘNG TUẤN Biên tập nội dung: LÊ THỊ BÍCH Bià và trình bày: TIÊU VĂN ANH Mã số: 01.01.54/159. ĐH2011.294 In 1.000 cuốn, khổ 17 x 24 cm, tại Công ty cổ phần in Phúc Yên. Đăng kí KHXB số: 267-2011/CXB/54- 13/ĐHSP ngày 14/3/2011. In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2011. Created by AM Word2CHM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_ly_hoc_xa_hoi_4302.pdf
Tài liệu liên quan