Trên đây l à m ột v ài khía cạnh v ề t rực gi ác t rí
tuệ v à phương pháp thi ền t rong v ăn hoá cổ đại
Phương Đông. Thực ra đây m ới chỉ l à những chấm
phá ban đầu. V ì v ậy chưa thể phản ánh được đầy đủ
bản chất của v ấn đề đặt ra. Càng không thể l àm bộc l ộ
hết s ự thâm thuý của t ri ết l ý phương Đông cổ đại v ề
v ấn đề này . Nói cho đúng, những chấm phá ở t rên
không phải l à s ự dẫn ra các quan ni ệm của người
Phương Đông cổ đại v ề t rực gi ác l à phương pháp t rực
gi ác, m à chủ y ếu chỉ l à gợi ra các quan đi ểm đó.
418 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4436 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhất và không thay đổi. Quan niệm của các nhà
triết học Êlê đã mở đầu cho sự phân biệt Tâm và Vật
trong con người và hình thành quan niệm về một vật
chất vững chắc, bất hoại, làm nền tảng, cơ sở cấu trúc
thế giới.
Sự phân hoá quan niệm về bản nguyên thế
giới trong triết học Phương Tây được thể hiện rõ từ thế
kỷ thứ V trước công nguyên.
Nhằm dung hoà hai quan điểm đối lập giữa
cái tồn tại bất biến của Pacmenit và sự biến dịch
thường xuyên của Heraclit người ta cho rằng tồn tại thể
hiện thông qua những chất liệu bất biến, nhưng khi
trộn vào nhau hay tách xa nhau thì chúng lại tạo ra sự
biến dịch. Tư duy này đã dẫn đến khái niệm nguyên tử,
trong triết học của Lơxip và Đêmôcrit). Theo đó,
nguyên tử là những hạt nhỏ nhất bất khả phân chia
của vật chất. Từ đây, xuất hiện đường ranh giới giữa
tâm và vật. Vật chất được cấu tạo bởi các hạt cơ bản.
Những hạt này hoàn toàn thụ động giữa các hạt khác
trong các khoảng không gian trống rỗng. Sự vận động
của chúng là do tác động bên ngoài, khác hẳn vật chất.
Hình dung này là cơ sở cho quan điểm nhị nguyên
Tâm - Vật trong triết học về sau.
Quan niệm nhị nguyên Tâm-vật thực sự trở
nên rõ ràng trong triết học duy tâm từ Platon. Ở ông,
thế giới (và con người) được cách làm hai: tinh thần
tuyệt đối và thế giới vật chất cảm tính (hiện thực). Trong
lí luận nhận thức của Platon, lần đầu tiên trực giác trí
tuệ được xuất hiện như là sự hồi tưởng của tinh thần
tuyệt đối để từ đó hình thành những ý niệm chung,
những ý niệm này hoàn toàn khác với tri thứcvề sự vật
thu được qua các giác quan. Trong quan hệ giữa tinh
thần tuyệt đối và thế giới vật chất, giữa ý niệm với tri
thức tri giác, thì tinh thần tuyệt đối là cái có trước bất
biến và chi phối vật chất; ý niệm là chân lí vĩnh hằng
còn tri thức kinh nghiệm, tri thức giác quan là cụ thể,
không phản ánh được các ý niệm đó. Trên thực tế,
Platon đã mở đường cho quan niệm tách biệt giữa
Tâm và Vật phát triển trong các trào lưu triết học sau
này và đạt đến cực đoan trong triết học nhị nguyên duy
lí, siêu hình của R. Đêcáctơ, người cho rằng trong tự
nhiên có hai lĩnh vực hoàn toàn tách rời và độc lập với
nhau: Lĩnh vực ý thức và lĩnh vực vật chất. Thế giới vật
chất chỉ là tập hợp những đối tượng khác nhau trong
một bộ máy khổng lồ. Hậu quả là trong quan niệm của
các nhà duy lí nhị nguyên, mỗi cá nhân có hai con
người: con người lí trí và con người thân xác tách rời
nhau. Con người lí trí chỉ huy con người thân xác.
Ngược lại với quan điểm duy lí siêuhình của Đêcactơ
là hệ thống quan điểm duy cảm - kinh nghiệm của các
nhà triết học Anh thế kỷ XVII: Ph.Bêcơn, G.Lôccơ. Khoa
học tự nhiên và triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của 2 phương pháp tư duy siêu
hình: phân tích - suy lí của Đêcactơ và quy nạp phân
loại của Bêcơn. Đường lối tư duy thứ nhất mở đường
cho quan niệm về trực giác trí tuệ phát triển, còn
đường lối thứ hai khuyến khích lí thuyết về tri thức giác
quan - kinh nghiệm, thực chứng. Sự khắc phục các
quan điểm siêu hình trong triết học và trong khoa học
đã dưa tư duy triết học quay lại phương pháp biện
chứng Hi Lạp cổ đại, nhưng ở mức cao hơn - Biện
chứng khoa học. Nhờ đó, bản nguyên thế giới được
hiểu không phải là sự tách rời Tâm - Vật, mà là một
thể hợp nhất, vận động như đã thấy trong các hệ thuyết
triết học Hy Lạp cổ đại từ tuổi bình minh của nó. Điều
này đã được xác lập trong triết họ duy vật biện chứng
và được chứng minh bằng vật lý học hiện đại. Như vậy,
trước khi cócái nhìn khoa học và biện chứng về sự
thống nhất giữa Tâm và Vật trong nhận thức hiện đại
về bản nguyên thế giới, nhận thức triết học và khoa học
tự nhiên Phương Tây đã trải qua sự phân hoá, dẫn
đến hai xu hướng khác nhau về nhận thức và trí tuệ
của con người.
7.2.2. Trực giác trí tuệ trong các trào lưu triết học
Phương Tây
Trong truyền thống triết học Phương Tây, ngay
từ thời Platon trí tuệ được chia thành 2 mức: trí tuệ
cảm tính và lí tính. Sau này, các nhà triết học cổ điển
Đức, điển hình là G.V.Hêghen đã chia trí tuệ thành 3
mức: cảm tính, lý trí và lý tính; đồng thời xác lập sự
chuyển hoá biện chứng giữa lý trí lên lý tính trong nhận
thức của con người. Từ truyền thống phân chia này,
xuất hiện hai xu hướng giải thích nhận thức của con
người: hướng thứ nhất, thiên về cơ chế từ nhận thức
cảm tính qua lý trí lên lí tính theo con đường quy nạp
và suy luận từ các sự kiện cảm tính. Hướng thứ hai,
coi nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính và đề cao lý
tính. Trên thực tế hướng giải thích này đề xuất và nhấn
mạnh đến trực giác trí tuệ.
Trực giác trí tuệ (Intellectualis) xuất hiện trong
triết học của Platon, với tư cách là năng lực nhận thức
của lý tính không gắn liền với tư duy có logic và là
phương tiện cơ bản để đạt tới cái niệm tuyệt đối thần
thánh. Về sau, quan niệm này được phát triển và biến
thái trong triết học của R.Đêcáctơ, của B. Xpinôda, của
các nhà triết học cổ điển Đức và trong triết học của
H.Bec xông.
Trong nhận thức luận của R. Đêcactơ có hai
loại trực giác (intuisia): trực giác cảm tính và trực giác
lý tính. Khác với Bêcơn, là người coi trọng trí thức cảm
tính, R.Đêcactơ luôn đặt ra sự nghi ngờ các tri thức
này và đòi hỏi chúng phải được phân tích và kiểm tra
qua ánh sáng của lý tính. Đồng thời ông rất đề cao các
tri thức do trực giác trí tuệ mang lại. R.Đêcactơ coi trực
giác lý tính là khả năng nhận thức cao nhất của trí tuệ
con người. Ông gọi đó là ánh sáng trí tuệ. Trực giác trí
tuệ được hiểu là khả năng linh cảm của lý tính. Tự nó
có thể suy xét đúng hay sai, xác định chân lý của nhận
thức. Theo Đêcactơ, khả năng trí tuệ này hoàn toàn
đúng đắn và công minh, nó là “toà án” để phân định
mọi hình thức và hành vi. Trực giác “là một khái niệm
vững chắc và là biểu hiện của một trí tuệ rõ ràng, do
ánh sáng tự nhiên của lý tính sinh ra, do tính đơn giản
của mình, nó còn xác thực hơn cả bản thân diễn dịch”.
Trực giác là tự ý thức chân lý đang hiện lên trong lý
tính.
Với tư cách là người theo chủ nghĩa duy lí và
là người kế thừa, phát triển phương pháp phân tích
toán học của Đêcactơ, B.Xpinoda đã gán sức mạnh
cho nhận thức trực giác. Theo ông con người có 3 loại
(3 mức) nhận thức: Mức nhận thức cảm tính- trừu
tượng. Đây là loại nhận thức được tiến hành bằng
cách tích luỹ vô số các hình ảnh đơn nhất về các sự vật
và trừu tượng hoá những điểm khác nhau của chúng,
việc khái quát điểm chung của các hình ảnh này cho ta
khái niệm phổ biến. Với cách (mức độ) nhận thức này,
các khái niệm thu được có nội dung không xác định,
mỗi người có khả năng và cách khái quát riêng, vì thế
đã sinh ra vô số cách hiểu khác nhau về cùng một vấn
đề nào đó. Theo Xpinoda, tri thức trừu tượng như trên
chỉ là một biến thể của tri thức kinh nghiệm. Mức nhận
thức thứ hai là nhận thức suy lí- diễn dịch. Đây là
phương pháp nhận thức phi cảm tính. Nhờ mức nhận
thức này, tri thức thu được là các khái niệm chung,
chúng phản ánh mối liên hệ tất yếu giữa chủ thể và
khách thể. Các tri thức như vậy không mang tính chủ
quan, có độ tin cậy cao và là tiêu chuẩn để phân biệt
với trí tưởng tượng riêng của mỗi người. Mức nhận
thức thứ ba là trực giác trí tuệ. Theo Xpinoda, đây là
mức nhận thức cao nhất của tư duy con người, mức
nhận thức lí tính. Xpinoda cho rằng, các tri thức suy
luận là những mô hình nhận thức đích thực và để cho
chúng có độ tin cậy cao cần thiết phải có các luận
điểm xuất phát, có các chân lí chung nhất nào đó.
Những luận điểm (chân lí) này vốn đã có trong bản
thân lý tính và do lý tính trực tiếp nhận thức ra, tức là
trực giác lý tính. Như vậy trực giác trí tuệ là lý tính trực
tiếp nhận thức bản thân mình. Trong quan niệm của
Xpinoda, mức nhận thức trực giác trí tuệ gắn liền với
nhận thức suy diễn và được bắt nguồn từ loại nhận
thức này, đồng thời không có liên quan gì với phương
pháp nhận thức cảm tính-trừu tượng. Trái ngược với
các khái niệm phổ biến được hình thành nhờ nhận
thức cảm tính-trừu tượng, các khái niệm chung do
nhận thức trực giác và lí tính đem lại cho con người
một cách trực tiếp. Do đó, chúng tạo thành nền tảng
của sự suy luận.Nhờ trực giác, các tác động “gây
nhiễu của cảm tính được loại bỏ, chân lí đạt tới mức
xác thực, vĩnh hằng, chúng phản ánh bản chất sâu xa
nhất của các sự vật.
Quan niệm về trực giác của G.Phichtơ cũng
như các nhà triết học biện chứng duy tâm cổ điển Đức
có hai điểm khác biệt so với các nhà triết học duy lý thế
kỷ XVII như Đêcactơ và Xpinoda. Thứ nhất, G.Phíchtơ
không quan niệm trực giác trí tuệ là sự phản ánh trực
tiếp của lý tính, mà nhấn mạnh khía cạnh nhận thức
bản thân hoạt động của tư duy lí tính. Khẩu hiệu của
G.Phichtơ là “Hãy tư duy chính bản thân mình”. Nguyên
tắc tuyệt đối của khoa học là “tôi hiện tồn là tôi”. Vì vậy
ông cho rằng trực giác trí tuệ là trực quan về hành
động của ý thức, tức là hành động tự ý thức. Theo
G.Phíchtơ, trực quan về hành động của bản thân là
hình thức trực quan cao nhất. Ông coi vận động của
trực quan này, về nguyên tắc, giống như sự phản tư
của một tia sáng. Có thể tóm tắt sơ đồ phản tư này
như sau: hành vi dầu tiên của hành động nhận thức là
hành động hướng tới vô hạn. Để cho hành động này
xuất hiện đối với ý thức, cần phải có sự phản tư đầu
tiên và cảm giác xuất hiện. Để cảm giác xuất hiện đối
với cái tôi, cần có sự phản tư thứ hai và chúng ta có
trực giác; sự phản tư trực giác và tưởng tượng ra cái
mà nó trực giác (sự tưởng tượng tái hiện); phản tư sự
tưởng tượng sẽ hiểu được cái mà nó tạo thành, tức là
lý trí; phản tư lý trí tạo ra năng lực phán đoán; phản tư
năng lực phán đoán và ý thức về mình là năng lực trừu
tượng hoá khỏi mọi khách thể, tạo ra cái tôi thuần tuý,
là cái tôi tự quy định mình. Đó là toàn cảnh bức tranh
phát triển của tinh thần nhận thức thế giới của con
người. Thứ hai, theo Phichtơ, trong nhận thức nói
chung, trực giác trí tuệ nói riêng không có sự tách biệt
giữa bản thân hành động và sản phẩm của nó. Quá
trình phản tư hành động trí tuệ, một mặt, ý thức được
bản thân hành động ấy, mặt khác, ý thức dược sản
phẩm do nó đã tạo ra.
Trong số các trào lưu triết học Phương Tây
hiện đại, vấn đề trực giác trí tuệ được H.Becxông đề
cập nhiều hơn cả, về phương diện bản thể luận,
Becxông quan niệm sự sống là “đà sống”. Tức là một
dòng liên tục vận động và biến đổi, ở đây không có sự
tách rời giữa thể xác và tinh thần. Nhận thức của con
người phải phản ánh được sự vận động liên tục đó.
Becxông cho rằng con người có hai loại nhận thức:
nhận thức bằng tri tuệ và bằng trực giác. Đặc trưng của
trí tuệ là giúp con người tạo ra công cụ. Vì vậy, phương
pháp nhận thức bằng trí tuệ là phân tích sự vật và tạo
dựng sự vật. Nó phản ánh sự vận động của sự vật
bằng cách chia sự vật thành những “lát cắt” và tạo
dựng lại nó từ những lát cắt đó. Loại nhận thức này
phụ thuộc nhiều vào quan điểm, hình ảnh và biểu
tượng của người nghiên cứu về sự vật. Đồng thời, để
chia cắt sự vật ta phải “cố định” nó lại ở những điểm
dừng nhất định... Vì vậy, chúng không phản ánh được
bản chất thực sự của vận động, mà chỉ là những “tấm
ảnh chụp chớp nhoáng” về sự vận động mà thôi. Theo
Becxông chỉ có trực giác trí tuệ mới nhận thức được sự
vận động liên tục của sự vật. Có hai loại trực giác: trực
giác bản năng và trực giác trí tuệ. Trực giác bản năng
là sự giao cảm trực tiếp của động vật, trong đó có con
người, còn trực giác trí tuệ là sự nhận thức trực tiếp:
tức thời với sự vật. Loại nhận thức này không cần đến
bất kỳ phương tiện ngôn ngữ nào, không có suy luận
gián tiếp của lý trí. Vì vậy nó không phụ thuộc vào ngôn
ngữ, quan điểm và biểu tượng đã có. Không nhận thức
sự vật từ bên ngoài, mà thâm nhập vào bên trong của
nó, phản ánh sự vận động liên tục của sự vật đó.
Becxông cho rằng, nhận thức trực giác trí tuệ cao hơn
trí tuệ, nhưng nếu không có sự tham gia của trí tuệ thì
trực giác vẫn ở dạng bản năng. Ngược lại, sự thâm
nhập của trực giác vào trí tuệ đã đưa trí tuệ từ sự phân
tích lên mức trực giác. Kết quả là ta có, một mặt, là
khoa học và kỹ thuật cơ khí, chúng thuộc phạm vi trí tuệ
thuần tuý; mặt khác, là sự hiểu biết. Cả hai hoà quyện
vào nhau, tạo ra con người sáng tạo (trí tuệ) và con
người thông minh (trực giác). Trí tuệ mang lại cho con
người sự sáng tạo còn trực giác mang lại sự hiểu biết.
Như vậy, xuyên suốt từ Platon đến Becxông,
các nhà triết học duy tâm Phương Tây đã có nhiều
cách giải thích khác nhau về trực giác trí tuệ và đề cao
vai trò của nó, thậm chí coi đó là khởi nguồn của nhận
thức chân lý tối cao của con người. Đối với họ, trực
giác trí tuệ là sự nhận thức trực tiếp giữa trí tuệ với
thực thể hoặc với chính hành động nhận thức của
mình, nhận thức từ bên trong sự vật, nên nó mang lại
hiệu quả và độ tin cậy cao hơn nhận thức trí tuệ thông
thường. Tuy nhiên, để đi đến kết luận trên về trực giác
trí tuệ các triết gia Phương tây vẫn chủ yếu sử dụng
phương pháp phân tích, suy luận trí tuệ. Vì vậy, vấn đề
quan trọng nhất của nó – phương pháp nhận thức trực
giác trí tuệ vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong khi đó,
vấn đề nan giải này đã được giải quyết khá triệt để,
không phải bằng trí tuệ suy luận mà bằng chính sự
chứng ngộ, trong truyền thống văn hoá Phương Đông
cổ đại.
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ à Chương 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG
TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
Nói tới văn hoá Phương Đông cổ đại chúng ta
thường nghĩ tới các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa
với các tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo
và Lão giáo...Thực ra, trong lịch sử văn hoá Phương
Đông, chúng không đơn thuần là các hệ thống tôn
giáo hay triết học mà còn là các hệ thống giáo dục, các
đạo học, có ảnh hưởng sâu rộng và quy định chiều
hướng phát triển của đời sống xã hội. Vì vậy, chúng ta
sẽ dừng lại ở một số đạo học lớn nêu trên, đặc biệt là
Phật giáo và Đạo giáo.
Muốn hiểu thấu đáo vấn đề trực giác trong các
Đạo học Phương Đông, cần lưu ý tới những khác biệt
lớn về văn hoá giữa Phương Đông với Phương Tây cổ
đại và ngay giữa các Đạo học Phương Đông. Ở đây có
ít nhất 3 điểm cần nhấn mạnh.
Thứ nhất: Xu hướng triết lí. Ngay từ đầu,
người Phương Tây đã có xu hướng tách mình ra khỏi
thế giới tự nhiên, đối lập với nó để tìm hiểu, khám phá
7.3. TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
và chinh phục nó (tách Tâm – Vật và hướng nhận thức
ra yếu tố vật chất, ra thế giới bên ngoài). Ngược lại,
người Phương Đông cổ đại coi trọng sự hoà đồng
giữa con người với thiên nhiên theo tư tưởng chủ đạo
là TAM TÀI (Thiên Địa Nhân hợp nhất). Vì vậy, trong khi
các Triết gia Phương Tây hướng vào việc phân tích, lý
giải bản chất và quy luật của tự nhiên, thì các Đạo gia
Phương Đông lại chủ tâm nương dựa vào các quy luật
đó để tìm kiếm cách hoà đồng giữa con người với con
người và với trời đất. Vì vậy, triết học Phương Tây, trước
hết là triết học tự nhiên còn đạo học Phương Đông,
trước hết là triết học xã hội.
Thứ hai: Cơ sở triết lý. Trong triết học cổ
Phương Tây, lý luận được hình thành chủ yếu qua sự
phỏng đoán, suy luận của các triết gia siêu phàm.
Ngược lại, một đạo lý Phương Đông cổ đều được xây
dựng trên nền tảng thực nghiệm, trải nghiệm, kinh
nghiệm và thể nghiệm của chính các triết gia đó. Triết
học cổ Phương Đông là triết học thực nghiệm.
Phương pháp nhận thức thiên về trực giác trí tuệ và sự
giao cảm giữa tâm hồn với thế giới tự nhiên bao la. Vì
vậy nội dung của nó chứa nhiều sự kiện khoa học, gần
gũi với “mô tả tâm lí họ” và có tính giáo huấn cao. Triết
học Phương Đông không đơn thuần là triết lý mà chủ
yếu là Đạo học. Trong triết học Phương Tây, các chân
lý được thừa nhận qua lý luận, còn trong Đạo học
Phương Đông phải được chứng qua thể nghiệm.
Thứ ba: Trong nền văn hoá Phương Đông cổ
đại có rất nhiều Đạo học. Đối với lĩnh vực chúng ta
đang quan tâm, có thể chia thành hai hệ thống: Nhóm
thứ nhất: Nho học và các Đạo học khác có xu hướng
nhân sinh xã hội, nhân bản hoá vũ trụ, nhập tự nhiên
vào xã hội, con người; Nhóm thứ hai là các tôn giáo Ấn
Độ và Lão giáo Trung Hoa, có khuynh hướng vũ trụ
hoá cá nhân, đem cá nhân hoà vào vũ trụ. Nếu nhóm
thứ nhất lấy sự kết hợp Trời- Đất-Người làm lý tưởng,
thì nhóm thứ hai có mục đích tột cùng là giải thoát tinh
thần cho mọi người. Mẫu người lý tưởng của Nho giáo
là con người hành động con người Nhân, con người
xã hội. Phương pháp đặc trưng của Nho học là Tu
thân. Mẫu người lý tưởng của Phật giáo và Đạo giáo là
con người tu luyện, con người Tâm linh, con người có
ý thức vũ trụ. Phương pháp đặc trưng là định thiền, liên
quan trực tiếp tới trực giác trí tuệ. Trong chuyên đề này,
nói tới các Đạo học Phương Đông, ta quy ước chủ yếu
nói tới Phật giáo và Đạo giáo.
7.3.1. Vấn đề trí tuệ và trực giác trí tuệ trong Phật
giáo và Đạo giáo cổ đại
7.3.1.1 Quan niệm về tri thức và trí tuệ
Có sự phân biệt khá rõ tri thức (tri kiến) và trí
tuệ trong quan niệm của các Đạo gia Phương Đông.
Để hiểu được sự phân biệt này còn bắt đầu từ quan
niệm xuất phát của các Đạo học trên.
Điểm độc đáo trong nhận thức luận của triết
học cổ đại Phương Đông nói chung, của Phật giáo và
Đạo giáo nói riêng là biểu tượng về một bản thể động
của thế giới và đó là yếu tố quyết định quan niệm của
các Đạo học này về nhận thức của con người.
Thực ra, trong truyền thống văn hoá Phương
Đông cổ đại, nói chung đã tồn tại một kinh nghiệm
đơn giản về vũ trụ và về cuộc sống của con người. Có
thể khái quát kinh nghiệm này trong 3 điểm sau:
Thứ nhất: Khởi nguyên của vũ trụ, của thế giới
hiện hữu là trạng thái tuyệt đối, hư không, không sinh,
không diệt (Tự tinh vũ trụ (Bahman) của Ấn Độ giáo.
Niết bàn của Phật giáo, Thái cực trong Kinh Dịch, Đạo
của Lão giáo). Trạng thái tuyệt đối này vượt lên trên
mọi hiện hữu, không chịu sự chi phối của bất kỳ quy
luật nào, nó hoàn toàn tinh nguyên (hư không) và có
tính động, biến hoá.
Thứ hai: thế giới hiện hữu (cả thế giới của
thượng đế, thần linh, con người và vạn vật) đều là cái
có sau Khởi nguyên vũ trụ, chúng từ đó mà ra và là cái
hữu hạn. Thế giới này không phải được cấu tạo bởi cái
gì đó vững chắc, cố định. Ngược lại, đó là cái tuy có
nhưng hoàn toàn bất định, biến hoá theo chu trình
Sinh, Trụ, Di, Diệt hay Thành, Trụ, Hoại, Không, theo
vòng luân hồi: sinh, lão, bệnh, tử và chịu sự chi phối
của quy luật nhân duyên. Chính sự biến hoá này mới
là vĩnh viễn, thường có. Như vậy, vạn vật không phải là
tuyệt đối có, cũng không phải là tuyệt đối không có. Nó
là một trạng thái biến hoá của tự tính vũ trụ (theo truyền
thống Ấn Độ) hay của Thái cực, của Đạo (theo truyền
thống Trung Hoa). Thế giới hiện hữu (thế giới hữu
hình) chẳng qua chỉ là sự vận động và biến hoá của
của tinh thần vũ trụ, của Thái cực hay của Đạo. Từ đây
ta có một kết luận quan trọng về mặt nhận thức luận
trong các Đạo học Phương Đông: trong thế giới hữu
hình, hữu hạn và biến động có cái vô hình, tinh không
và tuyệt đối. Thế giới hữu hình, hữu hạn này là sự biến
hoá, sự biểu hiện của cái tuyệt đối, cái vô hình, vô hạn
(Đức là biểu hiện của Đạo).
Thứ ba; vận dụng vào đời sống con người và
xã hội, Phật giáo cho rằng danh sắc (đời sống thể xác)
của mỗi con người thuộc về thế giới hiện hữu, tức là
thế giới có hạn, đời sống của nó như một đoạn ngắn
trong vòng luân hồi sinh tử triền miên. Vì vậy, cả thể
xác và linh hồn của con người đều là cái hiện hữu (cái
có). Nó là giả hợp (sự kết hợp nhưng không vĩnh
hằng) của các yếu tố (ngũ uẩn), nhưng không phải là
cái tuyệt đối bất diệt. Chúng chỉ là các trạng thái biển
hiện (không thực), chỉ là tạm thời.Trạng thái tạm thời
này mới chính là quy luật tuyệt đối mà con người cần
nhận ra.
Từ quan niệm như trên về vũ trụ Phật Tổ cho
rằng: đời sống của chúng sinh (con người bình
thường) chịu nhiều đau khổ (đời là bể khổ). Nhưng
khổ ở đây không phải là khổ về thể xác (vì thể xác là giả
hợp: là cái có nhưng không thực, không tồn tại vĩnh
viễn, có sinh ắt có tử, có hợp ắt có tan) mà là do con
người chìm đắm trong cõi vô minh (Avidia), tức là bị u
mê, tăm tối, không nhận thức được những quy luật
tuyệt đối nêu trên, do lầm lạc, ngộ nhận thể xác là cái
có thực vĩnh viễn, dẫn đến tham sống, sợ ốm đau,
bệnh tật, chết chóc. Từ sự si mê này dẫn đến hành
động trái tự nhiên (trái với tự tính của vũ trụ). Muốn
thoát khỏi bể khổ trầm luân, con người phải được giác
ngộ, chuyển từ trạng thái vô minh lên trạng thái minh
(Vidya).
Như vậy, chìa khoá để giải thoát con người
trong Đạo Phật là giác ngộ, tức là nhận thức ra quy
luật, nhận thức các chân lý. Phật cho rằng có hai mức
nhận thức: tri thức và trí tuệ. Tri thức là mức nhận thức
thông thường (nhận thức giác quan – ngũ uẩn): nhận
biết các biểu hiện của quy luật. Đây là mức nhận biết
có trong các lĩnh vực khoa học của xã hội, phát hiện ra
bản chất và các quy luật của thế giới hiện hữu, bằng
phương pháp nhận biết, quy nạp, phân tích, suy luận.
Mức thứ hai cao hơn, mức trí tuệ, nhận thức bản chất
của các quy luật, tức là Biết các quy luật vĩnh hằng của
vũ trụ. Ở mức thứ nhất, nhận thức của con người vẫn
còn trong trường tác động của các quy luật của thế giới
hiện hữu. Khi đó, con người vẫn chìm đắm trong cõi vô
minh. Ở mức thứ hai, nhận thức của con người đã
vượt ra khỏi các quy luật của thế giới và đạt tới trạng
thái minh, là trạng thái trong đó, tự tính của con người
(Atman), tức là tự tính của tiểu vũ trụ và tự tính vũ trụ
(Brahman) đồng nhất thành thể bất phân, tự tính cá thể
trở thành tự tính vũ trụ. Khi đó con người đạt tới trạng
thái giác ngộ, trạng thái Biết. Cần hiểu, theo Phật, Biết
(Giác ngộ) không đơn thuần là sự hiểu biết thông
thường, như quan niệm hiện đại, mà nó có nghĩa
hoàn toàn khác. Biết, tức là quá trình chuyển từ trạng
thái vô minh sang trạng thái Giác ngộ (trí tuệ), từ loại
người này sang loại người khác, không chỉ về hiểu
biết, mà còn thay đổi cả bản tính, không còn sự đối lập
chủ thể - khách thể thế giới, mà là sự đồng nhất chủ
thể vào khách thể. Ở đây Biết là năng lực toàn diện,
biến đổi con người phàm tục thành con người giác
ngộ. Nhờ năng lực này mà Hoàng Tử Sĩ Đạt Đa trở
thành người khác-thành Phật. Như vậy, tri thức là tri
kiến, còn trí tuệ là toả sáng, là giác ngộ. Hai yếu tố này
khác nhau về chất, tri thức giác quan tạo ra hiểu biết
thông thường, còn trí tuệ mang lại sức mạnh tuyệt vời
cho con người, có khả năng “diệt”, “cắt” bỏ mọi dụng
vọng, u mê, tăm tối của cuộc sống hữu hạn để nhập
vào trạng thái vĩnh hằng. Tất nhiên, hai mức nhận thức
này có sự bổ sung nhau. Để có được năng lực giác
ngộ này, con người phải vượt lên trên, thoát ra khỏi
tầm ảnh hưởng, sự chi phối của quy luật luân thường,
nhận thức thế giới hiện hữu từ bên ngoài nó. Nhưng
thế giới hiện hữu này về bản chất, tự nhiên, chính là sự
đồng nhất giữa tự tính của cá nhân và tự tính của vũ
trụ, có trong “sâu thẳm” ở mỗi con người (Atman là
Brahman), nó chỉ bị che lấp bởi tham, sân, si. Vì vậy,
để có trí tuệ: tức là đạt tới trạng thái đồng nhất tinh thần
cá nhân với tinh thần vũ trụ (đồng nhất Atman với
Brahman), con người phải trải qua quá trình tu luyện,
mà thực chất là tự nhận thức và tự tu dưỡng. Tự nhận
thức ở đây không phải là tự hướng ra, tiếp nhận và
phân tích thế giới bên ngoài theo phương pháp quy
nạp, phân tích hay suy luận mà phải hướng vào nội
tâm, bằng phương pháp trực tâm, trực giác trí tuệ, tức
là bằng sự truyền trực tiếp, thông thoáng giữa tinh thần
cá thể với tinh thần vũ trụ. Nói ngắn gọn, trí tuệ không
phải là phương tiện để nhận thức thế giới mà là trình
độ của con người. Để dạt được trình độ này, con người
phải tu luyện tham thiền.
Về cơ bản, Lão tử, Trang tử và các nhà Đạo
giáo Trung Hoa có cùng quan niệm biện chứng về vũ
trụ với Phật Tổ. Theo đó, thế giới hữu danh (kể cả Trời,
đất hay vạn vật hữu danh-tên gọi) đều được sinh ra từ
vô danh, tức là từ Đạo. Đạo là cái bởi đó mọi vật sinh
ra và Đức là cái bởi đó mọi vật trở thành vật. Nguyên lý
Đạo là nguyên lý Tự nhiên. Biết Tự nhiên là biết Đạo.
Sống theo đúng Tự nhiên là theo Đạo. Để nhận biết và
diễn tả Đạo thì không thể dùng tri thức ngôn ngữ, mà
chỉ có thể gợi ý mà thôi. Ngôn ngữ không hàm chứa
Đạo mà chỉ có thể gợi cho ta đến với Đạo. Cho nên khi
ta dùng lời thì Đạo chỉ được hiểu do năng lực gợi ý
của lời, chứ không phải do lời biểu thị. Sách Trang Tử,
thiên XXVI viết: “Nơm là để bắt cá, được cá thì quên
nơm. Bẫy là để bắt thú, được thú thì quên bẫy. Lời là
để tỏ ý, được ý thì quên lời. Làm sao ta có được người
quên lời để cùng đàm đạo”. Trong sách này còn cho
rằng hai vị thánh nhân gặp nhau thì không nói lời nào,
vì khi mắt họ gặp nhau. Đạo đã hiển hiện. Giống Phật
Tổ các Đạo gia cho rằng, để nhận thức được Đạo,
không thể bằng phương pháp phân tích hay suy luận
thông thường bằng ngôn ngữ, mà phải trực tiếp bằng
truyền tâm, tâm tri, tâm hành, tức là rằng trực giác trí
tuệ. Con đường để đạt tới trình độ nhận thức này cũng
phải qua tu luyện.
7.3.1.2. Các trạng thái nhận thức của con người
Trong truyền thống văn hoá Ấn Độ cổ đại nói
riêng, Phương Đông nói chung, con người đã khát
khao khám phá đến tột cùng sự hiểu biết của mình, hy
vọng nhờ đó giải quyết được mối quan hệ giữa Tâm và
Vật, giữa Chủ thể và Khách thể, Nhân sinh và Thiên
nhiên. Kinh Mandukya Upanisad đã mô tả quá trình
nhận thức của con người trải qua 4 trạng thái. Ba trạng
thái dầu gọi là AUM (úm): Trạng thái thức (A). Trong
trạng thái này, các cơ quan nhận thức của con người
đều hướng ra bên ngoài, nhận thức được các sự vật,
hiện tượng biến đổi của thể giới khách quan; trạng thái
mộng (U): ý thức quay vào bên trong, phản ánh các
biểu tượng, ký ức mà lúc thức con người đã thu nhận
được; trạng thái ngủ say(M): ý thức là một khối bất
phân biệt, con người hầu như không liên hệ gì với đối
tượng vật chất và tinh thần nào. Ngoài 3 trạng thái trên
còn có trạng thái thứ 4 cao nhất: trạng thái siêu thoát
(Turiya). Trong trạng thái này bản tính cá nhân (tiểu vũ
trụ-atman) và bản tính vũ trụ (đại vũ trụ - Brahman) đã
hoà vào nhau, tạo thành đúng nhất thể, một khối bất
phân ý thức con người và ý thức vũ trụ. Ở trạng thái
này, con người không tri giác bằng giác quan không
nhận thức thế giới bằng tri thức, tư duy thông thường
mà bằng truyền tâm, trực tiếp kinh nghiệm.
Như đã thấy, trong nhận thức của con người, theo Phật
giáo nguyên thuỷ, có hai mức: nhận thức tri giác và tri
thức viên mãn (trí tuệ). Trong nhận thức tri giác có sự
tác động theo nguyên lý nhân duyên. Ở đây, tri thức
được hình thành là do có sự gặp gỡ của các giác quan
với các vật tương ứng: mắt với màu sắc, hình dáng; tai
với âm thanh; mũi với mùi, lưỡi với vị; da thịt với đụng
chạm. Mỗi giác quan vừa là nơi tiếp nhận kích thích
của các vật và được gọi là Căn (5 giác quan = ngũ
căn), vừa là nơi có khả năng phân biệt, tạo ra sự nhận
biết các kích thích đó và được gọi là Thức (ngũ
thức).Ngũ căn và ngũ thức là các cửa ngõ để nhận biết
ngoại giới: Theo các nhà Duy thức học, ngoài 5 thức
trên, con người còn 3 thức khác, cao hơn: thức thứ 6: ý
thức, có khả năng phân biệt, phối hợp 5 thức: thức thứ
7: ý căn hay căn thức (Mạt na thức), có công năng
nhận ra và kiểm soát ý thức (thức thứ 6), thức thứ 8:
Tàng thức (A-lạt-da thức), có công năng chứa đựng và
điều khiển tất cả các thức trên. Trong 8 thức của con
người, thức thứ 8 có công năng bao trùm các thức
khác, được gọi là Tâm thức (Tâm), tiếp đến là thức thứ
7, vừa là nơi truyền công năng của thức thứ 8, vừa là
căn của thức thứ 6 và khởi phát hoạt động của các
thức còn lại, được gọi là ý thức (ý), 6 thức còn lại gọi là
Thức. Như vậy, ta có hệ thống thứ bậc: Tâm-Ý-Thức.
Trong nhận thức của cá nhân, Thức (6 thức) tương
ứng với trạng thái thức tỉnh (A). Ý tương ứng trạng thái
mộng (U). Còn Tâm ứng với trạng thái ngủ say và cao
hơn là trạng thái siêu thoát. Theo một cách nhìn khác,
Thức (trạng thái thức), thuộc về nhận thức có ý thức
(hữu thức), còn ý và Tâm (ba trạng thái sau) thuộc về
lĩnh vực tiềm thức (vô thức-thức không nhìn thấy). Như
vậy, nhận thức bằng Thức là mức nhận thức giác
quan, còn nhận thức bằng Tâm mới là mức nhận thức
cao của con người-nhận thức trí tuệ. Đó chính là trực
giác trí tuệ. Như vậy trực giác trí tuệ trong quan niệm
của văn hoá Phương Đông cổ đại không đơn thuần là
nhận thức trực tiếp của trí tuệ, không phải là hành
động trí óc phi lôgic, mà là nhận thức bằng cả toàn bộ
sức mạnh trí tuệ và nhân cách của con người. Để có
được khả năng này, cá nhân phải tiến hành theo
phương pháp nhận thức đặc biệt: Tu thiền.
7.3.2. Phương pháp thiền trong các Đạo học
Phương Đông cổ đại.
7.3.2.1. Bản chất của Thiền trong các Đạo học
Phương Đông cổ đại
Nguyên nghĩa Thiền, nói đầy đủ là Thiền na
(tiếng Phạn: Dhyana: tiếng Hán: Chan. Tiếng Nhật:
Zen) là chứng ngộ, là trầm tư về chân lý đến mức triệt
ngộ và in sâu trong nội thức. Trong truyền thống văn
hoá Phương Đông cổ đại, Thiền đóng vai trò then chốt
trong đời sống tinh thần và trong việc nhận thức thế
giới của con người. Trong thực tiễn, Thiền được sử
dụng theo hai nghĩa: thứ nhất, là phương pháp (pháp)
tu luyện để đạt tới mức trí tuệ viên mãn; thứ hai, là một
môn phái của Phật giáo: phái Thiền Tông (được thịnh
hành ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam...với các biến
thể khác nhau). Chúng ta chủ yếu quan tâm nghĩa thứ
nhất.
Trong các tài liệu Thiền học,phương pháp
Thiền xuất phát từ Ấn Độ và là phương pháp tu luyện
của các Đạo sỹ và của Phật. Vì vậy, để hiểu dược bản
chất của phương pháp này, cần quay lại với công thức
Tâm-Ý-Thức trong truyền thống văn hoá Phương Đông
cổ đại.
Trong nhận thức luận của các Đạo học
Phương Đông có đại hệ thống Tâm-Ý-Thức có ý nghĩa
phương pháp luận, chi phối toàn bộ nội dung và
phương pháp tu luyện của cá nhân. Nguyên lý chung ở
đây là muốn hiểu rõ mọi vật, trước hết và quan trọng
nhất là phải làm cho Tâm Hư, Nhất, Tĩnh. Tức là làm
cho Tâm trở về trạng thái hư không, chuyên nhất và
tĩnh tại, không vấn vương, dao động. Đây chính là điểm
thiết yếu trong bí quyết tu luyện của các Đạo học
Phương Đông. Tu Thiền, thực chất là phép định Tâm,
an Tâm, dưỡng Tâm và khai Tâm. Nói theo ngôn ngữ
hiện dại, Thiền là phương pháp tác động nhằm giảm
thiểu mọi yếu tố đang chi phối tới ý thức, đưa con
người về trạng thái tự nhiên, giải phóng hết sức mạnh
của tiềm thức (vô thức) trong mỗi con người để nhận
thức thế giới. Trong khi đó, thực tế cuộc sống đời
thường, từ các tri thức giác quan (Tri) thu được đã tạo
ra cho con người các cảm xúc, làm nảy sinh mọi khổ,
lạc và các dục vọng khác, tức là tạo ra tình cảm (tình),
dẫn đến các hành động đam mê (ý). Cứ như vậy con
người tự tạo ra cho mình mọi sự bất an, đau khổ do
thường xuyên bị chi phối bởi chuỗi Tri-Tình-Ý. Vì vậy,
muốn khai thông tiềm thức (khai tâm), trước hết phải
dùng ý chí để cất mọi liên hệ của tri thức giác quan,
diệt trừ dục vọng (giới). Sau đó mới làm cho tâm lắng
dịu (định), lúc đó tâm mới định trong sáng, hư vô và tự
do để giao cảm với vũ trụ (tuệ). Chỉ khi nào Tâm được
khai thông, giải phóng, không còn bị chi phối bởi ý và
là bao bọc bởi Tri thức thông thường, khi đó mới có sự
giao cảm trực tiếp giữa tâm cá thể với tâm vũ trụ, cá
nhân đạt tới trạng thái trí tuệ. Giới-Định-Tuệ chính là
cốt lõi, là thực chất của phép tu thiền và cũng là bản
chất của “Bát chính đạo” mà Phật Tổ đã chứng nghiệm
và truyền bá cho các đệ tử sau này. Như vậy, bản chất
và vai trò chủ yếu của Thiền là giúp người tu luyện chế
ngự, làm chủ, khai thác và sử dụng ý chí, nghị lực của
bản thân để tập trung cao độ tinh thần, tư tưởng vào
đối tượng nội tâm, nhằm giải phóng năng lượng của
tiềm thức, tạo ra sự phản ánh trực tiếp của nó với thế
giới, qua đó chiến thắng chính bản thân mình. Trong
truyền thống Phương Đông, mỗi cá nhân chiến thắng
được bản thân trong những hoàn cảnh cần thiết là yếu
tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh ý chí, nghị
lực và trí tuệ con người. Dưới cách nhìn hiện đại, tu
thiền vừa như là phương pháp rèn luyện trí óc vừa như
là phương pháp tu dưỡng tinh thần, nhằm bồi dưỡng
bản lĩnh con người
7.3.2.2 Các giai đoạn và phương pháp thiền
Trong văn hóa Ấn Độ cổ đại, thiền định xuất
hiện từ thời triết học Veda và được phổ biến trong giới
Đạo sĩ Yoga. Đến giai đoạn Phật báo nguyên thuỷ,
thiền định được điều chỉnh trở thành phương pháp tu
luyện chính. Về phương diện nhận thức luận, thiền
định luôn luôn gắn liền với các trạng thái tâm lý tương
ứng.
Kinh Mandukya – Upanisad của ấn Độ cổ đại
nêu rất rõ 4 trạng thái tâm lý của con người: thức,
mộng, ngủ say và siêu thoát (Anata). Tương tự, trong lý
luận của Phật giáo cũng có 4 trạng thái: giới cảnh sắc
(tương ứng với trạng thái thức); giới vô sắc (trạng thái
mộng); giới tịch diệt (ngủ say) và niết bàn (tương ứng
với Anata). Các giai đoạn danh độ) của thiền định
dược thực hiện dựa trên các trạng thái ý thức nêu trên.
Các tín đồ Phật giáo cho rằng có hai loại thiền
định: Chính đạo và Ngoại đạo. Chính đạo là phép
thiền của các Phật tử, còn Ngoại đạo là thiền của các
Đạo sỹ Yoga. Cả hai loại thiền này cũng đều có 4 trình
độ tương ứng với 4 giai đoạn của ý thức.
Bốn trình độ định thiền trong Phật giáo là:
Srotapanna, Sakrdagmin, Anagamin và Arhat. Phương
pháp định thiền là “Bát Chính Đạo”.
Quá trình thiền của các Đạo sĩ Yoga cũng trải
qua 4 trình độ phù hợp với 4 trạng thái: thức, mộng,
ngủ say và tĩnh lặng. Phương pháp thiền của họ được
gọi là “Bát bảo tu pháp”, gồm 8 giai đoạn: 1. Yama:
diệt dục hay còn gọi là thực hiện chế giới; 2. Niyama:
nội chế, tức là dấn thân tu luyện, bỏ danh lợi, giữ tâm
hồn trong sạch: bình thản, kính tin; 3. Tọa pháp: là
những quy tắc vận động và tĩnh tọa trên cơ sở tâm hồn
thư thái, tinh thần ngay thẳng, tĩnh lặng; 4. Pranayama:
điều tức pháp, là điều hoà, kiểm soát hơi thở để thanh
lọc nhân tâm; 5. Pratyahara: chế cảm pháp, là kiềm
chế, kiểm soát làm chủ các giác quan, không cho các
tác động của ngoại cảnh làm phân tán tâm thần; 6.
Dharana: tổng trì pháp: tập trung trí tuệ và tri thức vào
một ý hoặc một đối tượng và không còn nội, ngoại ý
nào khác thâm nhập vào tâm: 7.Dhyana: định, do tập
trung tư tưởng, tinh thần cao độ vào đối tượng chính,
nên con người đạt tới trạng thái như thôi miên; 8.
Samadhi: tuệ hay tam muội pháp, là trạng thái xuất
thần nhập hoá, hoàn toàn làm chủ được tâm linh, ý
chí, không còn ý thức về hiện hữu cách biệt của mình
với vũ trụ, đưa chân giác vào cõi không, lâng lâng và
sáng lạn. Ở giai đoạn này, nhận thức của cá nhân đạt
tới sự đồng nhất với thế giới, tức là nhận thức dưới cái
vô hạn, vĩnh cửu của vũ trụ.
Có nhiều phương pháp để tu thiền và chứng
ngộ. Có thể thiền theo phương pháp ngồi thiền (toạ
thiền) hoặc thiền đi (kinh hành). Trong đó toạ thiền là
phổ biến. Dù theo phương pháp toạ thiền hay kinh
hành, nhà tu luyện cũng đều phải tuân thủ những yêu
cầu và kỹ thuật chặt chẽ trong từng công đoạn của nó.
Ngoài ra cần có sự kết hợp hài hoà giữa định thiền với
các chế độ sinh hoạt khác như ăn, uống và giao tiếp
v.v...
Ngày nay, phương pháp tu thiền đang được
phổ biến khá rộng rãi, không chỉ ở các nước Phương
Đông, mà cả các nước Âu – Mỹ: có nền kinh tế phát
triển. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này mới chủ
yếu được khai thác dưới góc độ dưỡng sinh, tăng
cường sức khỏe sinh-tâm lý. Còn chức năng đích thực
nguyên thủy của nó, tức là phương pháp trực giác trí
tuệ lại chưa được phân tích và khai thác nhiều.
Trên đây là một vài khía cạnh về trực giác trí
tuệ và phương pháp thiền trong văn hoá cổ đại
Phương Đông. Thực ra đây mới chỉ là những chấm
phá ban đầu. Vì vậy chưa thể phản ánh được đầy đủ
bản chất của vấn đề đặt ra. Càng không thể làm bộc lộ
hết sự thâm thuý của triết lý phương Đông cổ đại về
vấn đề này. Nói cho đúng, những chấm phá ở trên
không phải là sự dẫn ra các quan niệm của người
Phương Đông cổ đại về trực giác là phương pháp trực
giác, mà chủ yếu chỉ là gợi ra các quan điểm đó. Ai
cũng biết rằng Vật lý học hiện đại, đặc biệt là lý thuyết
tương đối và lý thuyết cơ lượng tử đã và đang chứng tỏ
sự tương đồng trong quan niệm của người Phương
Đông cổ đại với trí thức khoa học hiện đại về bản
nguyên của thế giới. Tương lai không xa, tâm lý học
cũng sẽ tìm thấy nhiều luận điểm quý báu về trí tuệ và
trí tuệ cảm xúc trong quan niệm của người phương
Đông cổ đại về trí tuệ, trực giác trí tuệ và phương pháp
tu luyện nó. Khi đó phương pháp thiền định sẽ thực sự
trở thành đối tượng được quan tâm nghiên cứu và vận
dụng phổ biến trong tâm lý học trí tuệ hiện đại.
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
1. TIẾNG VIỆT – TIẾNG NGA
1. Đào Duy Anh (1996). Từ điển Hán Việt. NXB
KHXH.
2. P. Aimarđ (1995) Tâm bệnh lý trẻ em (2
tập). Nxb Thế giới. HN.
3.Vĩnh Bang (1996). Thầy Piagiê (Trong kỷ yếu
hội thảo khoa học “Jean Piagie-nhà tâm lý học vĩ đại
thế kỷ XX” 1896-1996). Hội tâm lý-giáo dục học Việt
Nam.
4. Uyliam Berand (1990). Trắc nghiệm tài
năng Nxb. Đồng Tháp.
5. A. A.Belik (2000). Văn hoá học những lý
thuyết nhân học và văn hoá. Tạp thí văn hoá nghệ thuật
– HN.
6. E.De.Bono (1993). Sáu mũ tư duy. Công ty
cổ phần tư vấn và dịch vụ KHKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
7. F.Capra(1999). Đạo của Vật lí. Nxb trẻ.
Tp.Hồ Chí Minh.
8. Trần Thị Cẩm (1990). Sổ tay chẩn đoán
tâm tí trẻ em (4 tập) Trung tâm nghiên cứu trẻ em N-T.
Hà Nội.
9. G.X.Catchuc (1971). Phát triển và giáo dục.
Nxb GD.HN.
10. V.A.Cruchetxki (1982). Những cơ sở của
tâm tí học sư phạm – 2 tập. Nxb Giáo dục HN.
11. V.A.Cruchetxki (1976). Tâm lí học năng lực
toán học của học sinh. Nxb báo dục HN.
12. V.V Đavưdov (2000). Các dạng khái quát
hoá trong dạy học. Nxb ĐHQG HN.
13. Hồ Ngọc Đại (1985). Bài học là gì. Nxb
Giáo dục. HN.
14. Hồ Ngọc Đại (1993). Tâm tí học Dạy học.
Nxb Giáo dục. HN.
15. Hồ Ngọc Đại (1991). Giải pháp giáo dục.
Nxb. Giáo dục. HN.
16. Hồ Ngọc Đại (1994). CGD công nghệ giáo
dục. Tập 1. Nxb Giáo dục. HN.
17. Phạm Văn Đoàn (1993). Trẻ chậm khôn
(chủ biên). Nxb Giáo dục. HN.
18. Ngô Thành Đồng (1998). Khám phá về
các bí ẩn của con người và thế giới sống. Nxb Đà
Nẵng.
19. A.I.Dakharov (1987). Liệu pháp tâm lí loạn
thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên. Nxb Y học.
HN.
20. L.V.Dankov (1970). Lí luận dạy học và dời
sống. Nxb Giáo dục. HN.
21. M. Donaldson (1996). Hoạt động tư duy
của trẻ em. Nxb Giáo dục. HN.
22. B.P.Exipov (1971). Những cơ sở của lí
luận dạy học. Tập 1 (chủ biên). Nxb. Giáo dục. HN.
23. H. Gardner (1997). Cơ cấu trí khôn. NXb
giáo dục.HN.1997.
24. Phạm Hoàng Gia (1979). Bản chất trí
thông minh và cơ sở của đường lối lĩnh hội khái niệm.
Luận án PTS.
25. Phạm Hoàng Gia (1979). Bàn thêm về trí
thông minh Tạp thí NCGD.Số 26.
26. Phạm Hoàng Gia (1987). Một đôi điều về
Test. Thông tin khoa học Giáo dục 11/1987.
27. A.B. Daporozet & L.A. Venghe (1968). Sự
phát triển của trẻ em (chủ biên). M.
28. Phạm Minh Hạc (1997). Tâm lí học Vư-gôt-xki. Tập
1.Nxb GD HN.
29. Phạm Minh Hạc (1988). Tâm lí học (chủ
biên). Nxb Giáo dục HN.
30. Phạm Minh Hạc (1983). Hành vi và Hoạt
động. Nxb GD.HN.
31. Phạm Minh Hạc (1980). Nhập môn tâm lí
học. Nxb Giáo dục.HN.
32. Nguyễn Kế Hào (1985). Sự phát triển trí
tuệ của học sinh đầu tuổi học. Nxb Giáo dục.HN.
33. Hoà Thượng Thích Thiên Hoa (1992). Duy
Thức Học. Thành Hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh.
34. Nguyễn Cảnh Hồ (2000). Một số vấn đề
triết học của vật lí học. Nxb KHXH. HN
35. Hội tâm lí – giáo dục học Việt nam
(12/1996). Kỉ yếu hội thảo khoa học. “Jean Piaget –
nhà tâm lí học vĩ đại thế kỷ XX”.
36. Nguyễn Dương Khư (1996). Chân dung
các nhà Tâm tí – Giáo dục thế giới thế kỷ XX. Nxb giáo
dục HN.
37. Omizumi Kagayaki (1991). Luyện trí não.
Nxb Thông tin.HN.
38. O.V.Kecbicop. M.V.Cockina, R.A.Natgiarop
(1976). Tâm thần học. Nxb. M
39. Lão Tử (1991). Đạo đức kinh. Nxb Văn
học HN.
40. Nguyên Hiến Lê (1994). Kinh Dịch đạo
của người quân tử. Nxb văn học. HN.
41. L.Levi-Bruhl (1994). Tín ngưỡng cái siêu
nhiên trong tư duy nguyên thuỷ. M.
42. A.N.Lêônchiep (1989). Hoạt động –Ý thức
–Nhân cách. Nxb GD. HN.
43. A.N. Lêônchiep (1984). Những vấn đề
phát triển tâm lí. Trường Cao đẳng Sự phạm Mẫu giáo
Trung ương III. Tp Hồ Chí Minh 44. V.I. Lê nin (1980).
Toàn tập.Tập 18. Nxb. M.
45. N.D. Lêvitốp (1970). Tâm tí học trẻ em và
tâm lí học sư phạm. 3 tập. Nxb Giáo dục.HN.
46. Kha Văn Bộ (1999). Linh quang trí tuệ.Nxb
Văn hoá. HN.
47. B.Ph.Lomov (2000). Những vấn đề lí luận
và phương pháp luận tâm lí học. Nxb ĐHQG.HN.
48. C.Mác (1989). Bản thảo kinh tế triết học
năm 1844. Nxb Sự thật.HN.
49. Các Mác và Ph.Ăngghen (1994) Toàn Tập.
Tập 23, 24, 25, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật HN.
50. Các Mác và Ph. Ăng ghen (1980). Tuyển
tập. Tập 1. Nxb Sự thật HN.
51. A.M. Machiuxkin(t978). Các tình huống có
vấn đề trong tư duy và trong dạy học. Đại học Sư phạm
Hà nội I.
52. F. Meyer (1999). Để hiểu Bergson. Nxb
ĐHQG.
53. Nguyên Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương,
Nguyễn Sinh Phúc (1998). Tâm lí học Y học. NXB Y
học.HN.
54. Phan Trọng Ngọ. Dương Diệu Hoa.
Nguyễn Thị Mùi (2000). Tâm lí học hoạt động và khả
năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. NXb ĐHQG. HN.
55. Phan Ngọc (1998). Bản sắc văn hoá Việt
Nam. Nxb Văn hoá thông tin. HN.
56. A.V.Petrovski (1982). Tâm lí học lứa tuổi
và tâm lí học phạm (2 tập). Nxb Giáo dục HN.
57. C.Piagie (1986).Tâm tí và giáo dục học.
Nxb GD HN.
58.G.Piagie (1997). Tâm Lí học trí khôn. Nxb
GD. HN.
59.G.Piagie, B.Inhelder, Vĩnh Bang (2000).
Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm lí học Piaget vào
trường học. Nxb. ĐHQG.
60. G.Piagie(1969). Tuyển tập Tâm lí học. M.
61. Hoàng Phương (1989). Trường sinh học
(2 tập). Nxb Đà Nẵng.
62. Hùng Ích Quần (2000). Bồi dưỡng trí lực
trẻ em. Nxb Phụ nữ HN.
63. Marice Reuchlin (1995) Tâm lí đại cương
(3 tập). Nxb Thế giới HN.
64. M.M. Rodentan (1962). Nguyên lí 1ôgic
biện chứng. Nvb Sự thật. HN.
65. D. Suzuki (1998). Thiền luận (3 quyển:
Thượng, Hạ, Trung). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
66. Tâm lí học Liên Xô (1978). NXB giáo dục
HN.
67. Tâm lí – giáo dục học. Một số khuynh
hướng tâm tí- giáo dục học phương Tây hiện
đại. Đại học Sư phạm Tp Chí Minh. 1978.
68. Dương Thiệu Tống (1995). Trắc nghiệm
và đo lường thành quả học tập. Trường Đại học tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh.
69. Narada Thêm (1994). Đức Phật và Phật
pháp. N Thuận Hoá. TP. Hồ Chí Minh.
70. Nguyễn Đăng Thục (1997). Lịch sử triết
học Phương Đông (5 tập). Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
71. Trần Trọng Thuỷ (1992). Khoa học chẩn đoán tâm
lí. Nxb Giáo dục. HN.
72. Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn
(2000). Tâm 1í học đại cương. Nxb ĐHQG.HN.
73. Đỗ Trung Tuấn (1998). Trí tuệ nhân tạo.
Nxb Giáo dục.
74. Nguyễn Ánh Tuyết (1997). Tâm lí học trẻ
em 1ứa tuổi mầm non. Nxb ĐHQG.HN.
75. Tuyển tập tâm lí học J.Piaget (1996). Nxb
GD.HN.
76. Phạm Thị Ngọc Trâm (1998). Thiền là gì.
Nxb Văn hoá dân tộc.
77. Trang Tử (1992). Nam hoa Kinh. Nxb. Hà
Nội.
78. Nguyễn Khắc Viện (1999). Tâm 1í lâm
sàng trẻ em Việt Nam. Nxb Y học. HN.
79. Nguyễn Khắc Viện (1992). Tâm bệnh học
trẻ em. Nxb Y học. HN.
80. Nguyễn Khắc Viện (1991). Từ diển tâm lí.
Nxb Thế giới. HN.
81. F.E.Weinert (1998). Sự phát triển nhận
thức học tập và giảng dạy. Nxb Giáo Dục. HN.
82. L.A. Venghe (1978). Các phương pháp
chẩn đoán trí tuệ trẻ em trước tuổi. M.
83. Viện hàn 1âm khoa học Liên Xô (1998).
Lịch sử phép biện chứng (6 tập). Nxb Chính trị quốc
gia. HN.
84. Nguyễn Hữu Vui (1998). Lịch sử triết học.
Nxb Chính trị Quốc gia. HN.
85. L.X.Vưgôtxki (1997).Tuyển tập tâm lí học.
Nxb ĐHQG. HN.
2. TIẾNG ANH – PHÁP
1. J.B. Baron, R.J.Sternberg (1987). Teaching
Thinking: Theory and practice. N.Y. Preeman.
2. R. Fischer (1992). Teaching Children to
Think. Simon & Schuster Education.
3. Jo. Godefroid (1987). Les Chemins de la
psychologie. Pierre Mardaga liege editeur. Bruxelles.
4. Les tests mentaux (1982). Paris.
5. JP. Guiford (1976). The Nature of Human
Intelligennce. N.Y. McGraw-Hill.
6. R. Luckasson. E.a. Mental Retardation:
Definition. Classification, and Systems of Support.
AAMR. Washington DC.1992.
7. F.Raynal. A.Rieunier (1997). Dictionnaire
des Concepr Clés apprentissage, formation et
psychologie cognitive. Paris. ESP.
8. David.r. Shaffer (1992) Developmental
Psychologie Childhood and Adolescence (Second
Edition).
9. B.F. Skiner (1991). Verbal behavior. N.Y
10. L.Alan Sroufe. Robert G. Cooper, Ganie B.
DeHart. Mary E. Marshall. Urie Bronfenbrenner. (1996).
Child Development. Its Nature and Cource (Third
Edition). International Edition.
11. R.J.Sternberg (1985). Beyond IQ: A
Triarchie theoryof human intelligence. NW.
Created by AM Word2CHM
Lời nói đầu
Chương I
MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ
HỌC
1.1. Tiếp cận liên tưởng và tiếp cận hành
động tinh thần 1.2. Tiếp cận hành vi
1.3. Tiếp cận sinh học
1.4. Tiếp cận hình thái (Ghestan)
1.5. Tiếp cận phát sinh trí tuệ (tiếp cận kiến
tạo) 1.6. Tiếp cận hoạt động
1.7. Tiếp cận lí thuyết thông tin – tâm lí học
nhận thức
Chương II
CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ
2.1. Vấn đề khái niệm trí tuệ
2.1.1. Thuật ngữ
MỤC LỤC
2.1.2. Khái niệm trí tuệ
2.2. Một số mô hình cấu trúc trí tuệ hai thành
phần 2.2.1. Mô hình trí tuệ của C.Spearman
2.2.2. Mô hình trí tuệ của
N.A.Menchinxcaia
2.3. Các mô hình cấu trúc trí tuệ đa nhân tố
2.3.1. Mô hình cấu trúc đa nhân tố
của L.L.Thurstone 2.3.2. Mô hình cấu trúc 3
chiều của J.P.Guilford
2.3.3. Mô hình cấu trúc trí tuệ của của
R.J.Sternberg 2.3.4. Mô hình trí tuệ của
D.N.Perkins
2.4. Một số mô hình cấu trúc trí tuệ theo
hướng phân tích đơn vị
2.4.1. Phương pháp phân tích đơn vị
trong tâm lí học 2.4.2. Cấu trúc trí tuệ theo
L.X.Vưgotxki
2.4.3. Mô hình nhiều dạng trí tuệ của
H.Gardner
Chương III
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ QUA CÁC
GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI
3.1 Khái quát
3.1.1. Phân biệt hành động và thao
tác trí tuệ
3.1.2. Khái quát các quan điểm giải
thích sự phát sinh thao tác trí tuệ
3.2. Sự phát sinh và phát triển trí tuệ trẻ em
theo lí thuyết của G.Piagie.
3.2.1. Những luận điểm xuất phát và
khái niệm công cụ của G.Piagie 3.2.2. Sự
hình thành các cấu trúc trí tuệ
3.3. Sự hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ
em theo lí thuyết hoạt động tâm lí 3.3.1. Một số luận
điểm của triết học Mác-Lênin đặt cơ sở lí luận cho việc
hình thành hành động trí tuệ
3.3.2. Cơ chế hình thành hành động
trí tuệ của trẻ em 3.4. Các giai đoạn phát triển
của trí tuệ cá nhân
3.4.1. Các quan điểm phân chia giai
đoạn trí tuệ
3.4.2. Nhịp độ phát triển trí tuệ trẻ em
qua các giai đoạn lứa tuổi 3.5. Vấn đề xã hội
hoá trí tuệ trẻ em
3.5.1. Quan điểm của G.Piagie về
quá trình xã hội hoá các cấu trúc trí tuệ
3.5.2. Quan niệm của L.X.Vưgôtxki về
xã hội hoá các chức năng tâm lí và trí tuệ
Chương IV
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
CÁ NHÂN
4.1. Đặt vấn đề
4.2. Một số quan niệm về các yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển trí tuệ cá nhân 4.2.1. Các quan
niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học
4.2.2. Quan niệm nhấn mạnh yếu tố
môi trường
4. 2.3. Quan niệm của G.Piagie về
các yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển trí
tuệ
4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học – xã
hội và chủ thể trong sự phát sinh, phát triển trí tuệ cá
nhân 4 3.1.Quan hệ giữa chủ thể với yếu tố sinh học
của nó 4.3.2. Quan hệ giữa chủ thể với môi trường xã
hội của sự phát triển 4.4. Yếu tố cảm xúc trong sự phát
triển trí tuệ cá nhân 4.4.1. Ảnh hưởng của cảm xúc tới
trí tuệ.
4.4.2. Trí tuệ xúc cảm
4.5. Dạy học và phát triển trí tuệ
4.5.1. Mối quan hệ giữa dạy học và
phát triển trí tuệ trẻ em 4.5.2. Các phương
hướng nâng cao hiệu quả dạy học phát triển
trí tuệ
Chương V
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ TRONG
TÂM LÍ HỌC
5.1. Phương pháp trắc nghiệm trong đo
lường trí tuệ
5.1.1. Các khái niệm
5.1.2. Cấu tạo trắc nghiệm
5.1.3. Ưu điểm và hạn chế của trắc
nghiệm 5.2. Các phương pháp khác trong
chẩn đoán trí tuệ trẻ em 5.2.1. Phương pháp
lâm sàng tâm lí
5.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Tư liệu : Trắc nghiệm trí tuệ đa dạng (trắc
nghiệm Gille)
Chương VI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
6.1. Các quan niệm về chậm phát triển trí tuệ
6.1.1. Khái niệm
6.1.2. Các quan niệm xác định chậm
phát triển trí tuệ
6.1.3. Phân loại các mức chậm phát
triển trí tuệ
6.2. Đặc trưng tâm lí của trẻ em chậm phát
triển trí tuệ
6.2.1 Nhân cách trẻ em chậm phát
triển trí tuệ có cấu trúc khác căn bản so với trẻ
bình thường 6.2.2. Trong cấu trúc tâm lí của
trẻ chậm phát triển trí tuệ, có mối quan hệ vừa
độc lập vừa tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố
vận động và trí tuệ
6.2.3. Trong trí tuệ của trẻ em chậm
phát triển, mức độ và nhịp độ chậm của các
thành phần không giống nhau 6.2.4. Trong
cấu trúc trí tuệ của trẻ chậm phát triển, không
có sự kết hợp giữa hai phương diện : tự
nhiên và văn hoá 6.3. Các nguyên nhân chủ
yếu gây chậm phát triển trí tuệ
6.3.1. Các tác nhân chủ yếu gây
chậm phát triển trí tuệ
6.3.2. Thời điểm tác động của các
yếu tố gây chậm phát triển trí tuệ
6.4. Một số vấn đề về chăm sóc và giáo dục
trẻ em chậm phát triển trí tuệ
6.4.1. Một số nguyên tắc cơ bản
6.4.2. Một số phương pháp và hình
thức tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ chậm
phát triển trí tuệ
Chương VII (mở rộng)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
7.1. Đặt vấn đề
7.2. Trực giác trí tuệ trong triết học Phương
Tây 7.2.1 Vấn đề bản nguyên thế giới và các phương
pháp nhận thức thế giới trong triết học phương Tây.
7.2.2. Trực giác trí tuệ trong các trào
lưu triết học Phương Tây 7.3. Trực giác trí tuệ
trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ
đại 7.3.1. Vấn đề trí tuệ và trực giác trí tuệ
trong Phật giáo và Đạo giáo cổ đại 7.3.2.
Phương pháp thiền trong các Đạo học
Phương Đông cổ đại.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn
---//---
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao thành tựu tâm lí
học
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội TÂM LÝ HỌC TRÍ
TUỆ
Tác giả:
PHAN TRỌNG NGỌ (Chủ biên)
– DƯƠNG DIỆU HOA – NGUYỄN LAN ANH
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc: NGUYỄN VĂN
THỎAs Tổng biên tập: NGUYỄN THIỆN GIÁP
Người nhận xét: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÀNG
Biên tập và sửa bản in: PHAN TRỌNG NGỌ - BÙI THƯ
TRANG
Trình bày bìa: NGỌC ANH
Created by AM Word2CHM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_hoc_tri_tue_1715.pdf