Tâm lý học giao lưu văn hóa (cros s -cul tural
psycholosy ) là chuy ên ngành tâm l ý tìm hi ểu các đi ểm
tương đồng v à dị bi ệt v ề chức năng tâm l ý trong các
nền văn hóa v à các nhóm chủng tộc khác nhau. M ột
chiều kích khi ến cho các nền văn hóa khác biệt nhau
là sự phân biệt giữa chủ nghĩa tập thể và cá nhân chủ
nghĩa.
2123 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá có năng lực hơn các phụ nữ có nét mặt
u sầu, trong khi không có khác biệt gì đối với nam giới.
b. Dị biệt về năng lực trí tuệ. Mặc dù không
có khác biệt gì giữa hai giới tính về điểm số IQ, khả
năng học tập, ký ức, giải quyết vấn đề, và khả năng
hình thành khái niệm nói chung, nhưng người ta cũng
nhận diện được một vài dị biệt trong các lĩnh vực trí tuệ
đặc biệt. Tuy vậy, bản chất đích thực của các dị biệt này
- và ngay cho dù có khác biệt đi nữa - cũng bị nghi vấn
bởi các nghiên cứu mới đây.
Khi Eleanor Maccoby và Carol Jacklin thực
hiện một điều tra tiên phong về các dị biệt giới tính vào
năm 1974, họ đã kết luận rằng các bé gái trội hơn bé
trai về khả năng ngôn ngữ, và các bé trai được ưu đãi
hơn về khả năng số học và không gian. Kết luận này
được công nhận rộng rãi như là một trong những sự
kiện đương nhiên trong các tác phẩm tâm lý.
Tuy vậy, các phân tích mới đây và tinh vi hơn
đã tỏ ra nghi ngờ bản chất và mức độ của các dị biệt
đặc thù này. Chẳng hạn, nhà tâm lý Janet Shiblery
Hyde và các đồng sự đã khảo xét thành tíchc toán học
của hai giới tính căn cứ vào 100 khảo cứu, bao gồm
khoảng bốn triệu đối tượng. Ngược lại, tri thức truyền
thống, nữ sinh trội hơn nam sinh về toán học ở các lớp
tiểu học và trung học, dù chỉ trội hơn chút đỉnh thôi.
Nhưng lên đến cấp III, tình thế đã đảo ngược: nam
sinh đạt điểm số cao hơn về khả năng giải toán. Tuy
vậy, sự khác biệt ở mọi lứa tuổi nói chung rất nhỏ, và
càng không đáng kể khi xét đến điểm số tổng quát.
Tóm lại, dị biệt về thành tích toán học giữa hai giới tính
không đáng kể, và nếu có thì dị biệt ấy cũng đang giảm
bớt đi.
Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với năng
khiếu ngôn ngữ, là dù quan điểm trước đây cho rằng
nữ giới có năng khiếu ngôn ngữ hơn hẳn nam giới,
nhưng một phân tích mới đây căn cứ vào 165 khảo
cứu về dị biệt khả năng ngôn ngữ cho giới tính, trắc
nghiệm gần 1,5 triệu đối tượng, đã đi đến kết luận
rằng khác biệt về năng khiếu ngôn ngữ giữa hai giới
tính thực ra không đáng kể.
Như vậy, các chứng cứ mới đây đều cho thấy
các dị biệt về năng lực trí tuệ giữa hai giới tính rất nhỏ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có khác
biệt gì về thành tích của các trắc nghiệm đặc biệt về
toán học và khả năng ngôn ngữ. Thí dụ, nam giới
thường được điểm cao hơn ở phần toán học trong trắc
nghiệm - đánh giá - năng lực - học tập. Do đó, nhận
diện bản chất các dị biệt trí tuệ giữa hai giới tính không
phải là việc làm đơn giản, và người ta cần phải dốc
sức nghiên cứu tìm hiểu thêm nữa.
c. Nguyên nhân các dị biệt giới tính. Nếu
như việc nhận diện các dị biệt giữa hai giới tính đã
được đề ra cho các nhà nghiên cứu một vấn đề hóc
búa và phức tạp, thì việc tìm kiếm nguyên nhân các dị
biệt lại càng tỏ ra khó khăn và dễ gây tranh luận hơn.
Giả sử sự kiện không thể bàn cãi rằng giới tính là một
biến cố sinh học, thì việc tìm hiểu các nhân tố liên
quan đến các dị biệt sinh học giữa hai giới tính dường
như là việc làm hợp lý. Nhưng người ta cũng khó lòng
gạt bỏ các nhân tố hoàn cảnh, bởi vì tầm quan trọng
hiển nhiên của qúa trình trưởng thành trong một thế
giới mà con người bị đối xử khác biệt nhau vì giới tính
của họ ngay từ lúc chào đời.
Trước khi tìm hiểu cả hai loại nhân tố sinh
học và hoàn cảnh góp phần giải thích các dị biệt giữa
hai giới tính, chúng ta nên lưu ý rằng chỉ riêng nhân tố
sinh học hoặc nhân tố hoàn cảnh đều không thể đưa
ra được một giải thích trọn vẹn. Đúng ra, có lẽ một phối
hợp nào đó gồm hai loại nhân tố tương tác lẫn nhau
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các nguyên nhân gây ra các
dị biệt giữa hai giới tính.
a. Các nguyên nhân sinh học: phải chăng
khác biệt giữa cấu trúc não bộ của hai giới tính làm cơ
sở cho các dị biệt ấy? Quan điểm khá thú vị này, đề
cập ở chương 2, đã được nêu ra mấy năm gần đây bởi
các nhà tâm lý chuyên nghiên cứu về cấu trúc và chức
năng của não bộ. Chẳng hạn, Jullan Stanley và
Camilia Benbon (1987) đã khám phá được rằng
những trẻ có năng khiêu toán học nổi bật đặc trưng
bởi một số biểu hiện thể chất lạ thường, như thuận tay
trái và rất dễ mắc phải dị ứng cũng như tật cận thị
chẳng hạn. Hóa ra, những đặc điểm dường như
không liên quan gì với nhau này có lẽ liên hệ với mức
sản sinh kích thích tố androgen, loại hormone sinh
dục nam, từ lúc còn trong bào thai mẹ. Loại hormone
này có thể làm chậm đà phát triển bán cầu não bên
trái. Theo một lý thuyết, bán cầu não bên phải - chuyên
về năng khiếu toán học - sau đó sẽ bù đắp cho các
thiếu sót của bán cầu não trái nhờ phát triển ngày
càng vững chắc hơn, nhờ đó thành tích của nam giới
trong một số lĩnh vực toán học ngày càng tăng thêm.
Tương tự, chứng cứ từ ít nhất một khảo cứu cho rằng
trong các công tác đòi hỏi năng khiếu ngôn ngữ và sự
phối hợp các cơ bắp nữ giới sẽ thực hiện khéo léo
hơn trong các thời kỳ mức sản sinh kích thích tố
estrogen, tức là hormone sinh dục nữ, tương đối cao
hơn so với thời kỳ mức sản sinh này thấp. Ngược lại,
họ thực hiện các công tác liên quan đến năng khiếu
không gian khả quan hơn khi mức sản sinh estrogen
tương đối thấp.
Chúng ta chưa biết các nguyên nhân sinh học
làm nền tảng cho các dị biệt giữa hai giới tính đến
mức nào, nhưng ngày càng có nhiều chứng cứ cho
thấy rằng ít ra các nhân tố này có thể giải thích phần
nào dị biệt tác phong cư xử giữa hai giới tính. Tuy vậy,
hiển nhiên rằng các nhân tố hoàn cảnh đóng vai trò
quyết định làm nảy sinh các dị biệt giữa hai giới tính.
Ngoài ra, bởi vì các nhân tố hoàn cảnh có thể cải thiện
được, nên các ảnh hưởng cải biến ấy đem đến cho
chúng ta một cơ hội giảm bớt hậu quả tai hại của
thành kiến giới tính.
- Các nguyên nhân hoàn cảnh. Ngay từ lúc
chúng chào đời, với chiếc chăn xanh cho bé trai và
chiếc chăn hồng cho bé gái, hầu hết các bậc cha mẹ
và các vị trưởng bối khác đã mang lại các hoàn cảnh
khác biệt về nhiều khía cạnh quan trọng tùy theo giới
tính của đứa trẻ. Chẳng hạn, các loại đồ chơi dành cho
chúng khác biệt nhau, và các ông cha chơi đùa với bé
trai mạnh bạo hơn so với các bé gái của họ. Các bà
mẹ thuộc tầng lớp trung lưu có khuynh hướng trò
chuyện với các bé gái nhiều hơn với các bé trai của họ.
Mặc dù mức độ khác biệt giữa cách đối xử nói chung
của các bậc cha mẹ đối với các bé trai so với các bé
gái có lẽ không lớn lắm, nhưng rõ ràng các bậc trưởng
bối khác thường đối xứ với trẻ khác biệt nhau do giới
tính của chúng.
Các khác biệt cư xử như thế, và còn nhiều thí
dụ khác nữa, khiến cho nam giới và nữ giới trải qua
tiến trình xã hội hóa khác biệt nhau. Xã hội hóa
(socialization) là một tiến trình nhờ đó một cá nhân
học hỏi được các qui luật và chuẩn mực cư xử thích
hợp. Trong trường hợp này, có liên quan đến việc học
hỏi những qui luật và chuẩn mực nào mà xã hội cho là
cách cư xử thích hợp cho nam giới hay cho nữ giới.
Theo các tiến trình thuộc lý thuyết học tập xã hội tính
(đã bàn ở chương 5), các bé trai và các bé gái được
dạy dỗ và khích lệ vì đã thể hiện cách cư xử mà xã hội
cho là phù hợp với giới tính của chúng.
Dĩ nhiên, không phải chỉ các bậc cha mẹ là
những người duy nhất cống hiến cho trẻ các kinh
nghiệm xã hội hóa. Toàn thể xã hội truyền đạt các
thông điệp minh họa cho trẻ trong quá trình trưởng
thành của chúng. Theo truyền thống xã hội, việc đọc
sách của trẻ đã khuôn định các bé gái vào các vai trò
theo thành kiến có tính dưỡng dục, trong khi các bé trai
được định hướng nhiều hơn về thể chất và hành động.
Cũng vậy, vô tuyến truyền hình tác động như là nguồn
thông tin xã hội hóa có ảnh hưởng đặc biệt lớn lao.
Mặc dù các chương trình như L.A Law và Murphy
Brown phác họa nữ giới trong các vai chính, nhưng nói
chung nam giới vẫn xuất hiện trên TV đông hơn nữ
giới và nữ giới thường bị phân vào các vai diễn theo
thành kiến như nội trợ, thư ký, y tá, và làm mẹ chẳng
hạn. Hiệu lực của TV như là một lực lượng xã hội hóa
được nêu rõ qua sự việc một số dữ kiện cho rằng
thiếu nhi càng xem TV nhiều chừng nào thì chúng
càng kỳ thị giới tính nhiều chừng ấy.
Hệ thống giáo dục của chúng ta cũng phân
biệt đối xử với các bé trai và các bé gái. Chẳng hạn,
các bé trai có lẽ được các thầy cô quan tâm nhiều gấp
5 lần các bé gái. Các bé trai nhận được lời khen, bị
quở trách, và giúp đỡ cải sửa nhiều hơn các bé gái.
Ngay ở các lớp trên đại học, nam sinh viên được các
giáo sư để mắt nhiều hơn đến các nữ sinh viên, nam
sinh viên được gọi lên bảng nhiều hơn, và họ cũng dễ
được các giáo sư giúp đỡ ngoại khóa hơn.
Theo Sandra Bem (1987), tiến trình xã hội
hóa tạo ra một lược đồ giới tính (gender schema)
trong tâm trí; nó là một cơ cấu trí tuệ sắp xếp có hệ
thống và hướng dẫn trẻ tìm hiểu các thông tin thích
hợp cho giới tính. Trên cơ sở các thông tin mà lược đồ
tâm trí của chúng cho là phù hợp hay không với giới
tính của mình, trẻ bắt đầu cư xử theo các cung cách
phản ảnh các vai trò giới tính mà xã hội áp đặt cho
chúng. Do đó, một đứa trẻ đi trại hè và được tạo cơ hội
may vá một bộ trang phục có thể đánh giá hành động
ấy, không theo các thành tố bên trong tiến trình (như
cách sử dụng kim chỉ chẳng hạn), mà theo cách thức
liệu hành động đó có ăn khớp với lược đồ giới tính
trong tâm trí của em hay không.
Theo Bem, các lược đồ giới tính có thể bị phá
vớ bằng cách khuyến khích các em biểu hiện lưỡng
tính (androgynous), tức là một trạng thái trong đó các
vai trò giới tính bao quát các đặc điểm bị gán là tiêu
biểu cho cả hai giới tính. Đặc biệt, một nam giới lưỡng
tính không chỉ có thể năng nổ và sinh động (được xã
hội xem là các đặc điểm tiêu biểu cho nam tính) trong
một số tình huống, mà còn có thể biểu hiện lòng trắc
ẩn và tao nhã (được xem là các đặc điểm tiêu biểu cho
nữ tính) khi tình huống cần đến. Ngược lại, một phụ nữ
lưỡng tính có thể biểu hiện lòng trắc ẩn và ăn nói dịu
đàng, đồng thời khi cần cũng có thể tỏ ra quyết đoán
và tự tin.
Khái niệm lưỡng tính không hàm ý rằng bắt
buộc không có dị biệt gì giữa nam giới và nữ giới.
Đúng ra, nó cho rằng các dị biệt nên căn cứ vào sự lựa
chọn và ý chí tự do của mỗi người nhằm bao hàm các
đặc điểm phản ảnh tính nhân bản nhiều nhất, chứ
không nên căn cứ vào kho dự trữ hạn chế và giả tạo
gồm các đặc điểm mà xã hội độc đoán cho là chỉ thích
hợp cho nam giới hay cho nữ giới.
3. Tóm tắt và học ôn II
A. TÓM TẮT
- Thành kiến (stereotype) là các niềm tin và kỳ
vọng hình thành đối với các thành viên thuộc một
nhóm chủng tộc hay tầng lớp xã hội chỉ căn cứ vào tư
cách thành viên của họ trong nhóm hay tầng lớp ấy.
- Thành kiến thường nhắm vào các thành viên
thuộc các nhóm chủng tộc, sắc tộc thiểu số giới tính và
tuổi tác. Mặc dù ít có hiệu lực, nhưng chúng có thể gây
ra các hậu quả tai hại cho tương tác xã hội vì tệ nạn kỳ
thị (discrimination) và tiên đoán để tự an ủi (self-
fulfilling prophecy).
- Vai trò giới tính (gender role), tức là các kỳ
vọng của xã hội về lối cư xử nào thích hợp cho nam
giới và lối nào cho nữ giới, dẫn đến tệ nạn thành kiến
giới tính và kỳ thị giới tính (sexism).
- Tuy có các khác biệt giữa hai giới tính về
nhân cách lẫn về khả năng trí tuệ, nhưng các dị biệt ấy
thường không đáng kể và các dị biệt đặc thù có thể
thay đổi qua thời gian.
- Các dị biệt giữa hai giới tính gây ra bởi sự
tương tác của các nhân tố sinh học và các nhân tố
hoàn cảnh.
B. HỌC ÔN
1 / Bất cứ kỳ vọng nào - dù tốt hay xấu - về một
cá nhân chỉ căn cứ vào tư cách thành viên của người
ấy trong một nhóm hay tầng lớp người đều là một
thành kiến. Đúng hay Sai?......................
2/ Khuynh hướng quan niệm dành đặc ân
nhiều nhất cho các cộng đồng mà chúng ta là thành
viên được gọi là:
a. Có thành kiến
b. Thiên kiến phân biệt tầng lớp xã
hội
c. Tiên đoán để tự an ủi
d. Kỳ thị
3/ Paul là quản lý một cửa hàng ông ta không
thích phụ nữ thành công trong công ty. Do đó, ông ta
chỉ dành trách nhiệm quan trọng và độc quyền cho
nam giới. Nếu như các nữ nhân viên không thăng tiên
được trong công ty ông, thì đây có thể là thí dụ về một
tiên đoán.........:..................................
4/............................là một lọat các kỳ vọng của
xã họ về lối cư xử nào thích hợp cho nam giới và lối
nào cho nữ giới.
5/ Ngày nay thành kiến giới tính dường như
đã kém thịnh hành hơn vài chục năm trước đây. Đúng
hay sai?
6/ Phát biểu nào dưới đây đúng đối với khác
biệt giữa hai giới tính về tính gây hấn?
a. Nam giới chỉ cư xử gây hân hơn nữ giới
trong thời thơ ấu.
b. Khác biệt về tính gây hấn giữa hai giới tính
khởi đầu hiện rõ vào tuổi thanh xuân.
c. Nam giới cư xử gây hấn hơn nữ giới suốt
đời.
d. Hai giới tính đều cảm thấy lo âu ngang
nhau về hành động gây hấn của họ.
7/ Tuy Lee thường hành động dịu dáng và
nhân ái, nhưng đôi khi anh cũng hành động gây hấn.
Theo thuật ngữ về vai trò giới tính, Lee có thể được
xem là người có bản chất........................
8/……………….là cơ cấu tâm trí tổ chức việc
tìm hiểu các thông tin đặc biệt về giới tính.
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Bạn được yêu cầu tham dự một thể nghiệm
về vấn đề dưỡng dục thiếu nhi (child rearing). Người ta
giao cho bạn một đứa trẻ và yêu cầu bạn dưỡng dục
đứa bé có cách cư xử lưỡng tính càng nhiều càng tốt.
Bạn sẽ làm gì? Đứa trẻ ấy sẽ đối đầu với các khó khăn
nào trong đời sống thực tế? Bạn có cho rằng đây là
biện pháp dưỡng dục thiếu nhi hoàn hảo nhất trong xã
hội hiện nay không?
(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN à Chương 15. SỐNG VỚI THA NHÂN TRONG MỘT THẾ GIỚI
MUÔN MÀU
Một du khách đến một vùng đất Ả Rập vừa
ngạc nhiên vừa khó chịu: Mỗi khi chuyện trò với một
người dân bản xứ, ông ta đều nhận thấy người ấy
nghiêng người kề sát vào ông đến mức má của hai
người chỉ cách nhau vài phân. Ông ta cảm thấy vừa
nhột nhạt vừa nồng nặc hơi thở của người đối thoại
trong lúc nói chuyện. Tuy khó chịu, nhưng du khách
này dường như không sao ngăn chặn được lối cư xứ
này. Dù ông ta cố gắng tránh né đến mức nào, người
đối thoại cứ dai dẳng gí sát vào ông hơn khiến ông rất
khó chịu.
Bất kỳ ai đã từng du lịch ở nước ngoài đều
biết phong tục và cách cư xử thường ngày của dân bản
xứ nói chung rất khác biệt với mọi thứ mà chúng ta đã
quen thuộc ở nước nhà. Trong trường hợp vừa miêu
tả, các qui luật thường ngày chi phối cách cư xử của
chúng ta so với các qui luật mà chúng ta thậm chí
chưa hề biết đến ấy rất khác biệt nhau.
III. TÂM LÝ HỌC TRONG VIỄN TƯỢNG
TOÀN CẦU
Ngay cả trong trường hợp hiểu rõ các qui luật
của một nền văn hóa, thì tình trạng đó không nhất giúp
cho người ta bớt cảm thấy khó chịu khi phải đối mặt
với các qui luật ấy. Chẳng hạn trong trường hợp tác
phong đối thoại, các chuẩn mực văn hóa trong xã hội Ả
Rập qui định rằng ngay các cuộc đàm thoại sơ giao
cũng phải giữ khoảng cách đúng một bộ (khoảng 3
phân) để cho những người đối thoại cảm nhận và ngửi
được hơi thở của nhau khi trò chuyện. Ngược lại, ở
các nền văn hóa phương Tây các quy định khác biệt
hẳn: Các cuộc đàm thoại tình cờ với bạn bè sơ giao
thưởng diễn ra ở khoảng cách tự 1,2 tấc đến gần 4 tấc
và tình trạng để người khác cảm nhận và ngửi được
hơi thở của mình là điều tối kỵ.
Ngoài ra, các dị biệt hiển nhiên về một văn
hóa, như giữ khoảng cách giữa những người đối
thoại, kiểu trang phục và cách ẩm thực chẳng hạn đều
che giấu những điểm khác biệt căn bản còn lớn hơn
và nhiều hơn thế nữa giữa các dân tộc thuộc các nền
văn hóa khác nhau. Niềm tin, thang giá trị, và thậm chí
đến quan điểm về cách vận hành thế giới cũng khác
biệt nhau.
Bất kể tầm quan trọng của văn hóa, cho đến
nay lãnh vực nghiên cứu của Bộ môn tâm lý học phần
lớn nhắm vào các dân tộc Bắc Mỹ và Châu Âu. Như
chúng ta đã thảo luận ở chương 1, đại đa số các cuộc
nghiên cứu hiện hành đều xuất phát từ Hoa Kỳ, và sau
đó là Châu Âu. Tình trạng thiếu tính đa dạng này gây
trở ngại cho mục tiêu của bộ môn tâm lý nhằm giải
thích tác phong cư xử của nhân loại nói chung, khiến
cho nhiều người phê phán rằng bộ môn này chỉ cống
hiến các lối giải thích đúng đắn cho lối cư xử diễn ra
trong bối cảnh các nền văn hóa phương Tây.
Tuy vậy, trong những năm gần đây các nhà
tâm lý ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các khảo
hướng giao lưu văn hóa để giải thích hành vi ứng xử
của con người. Tâm lý học giao lưu văn hóa (cross-
cultural psychology), là chuyên ngành tâm lý tìm hiểu
các điểm tương đồng và dị biệt về sinh hoạt tâm lý
giữa nhiều nền văn hóa và nhóm chủng tộc khác nhau,
đã trở nên ngày càng quan trọng hơn trong lãnh vực
tâm lý.
Chẳng hạn, một số nhà tâm lý đã chú trọng
đến các ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi ứng xử
của nhân loại, so sánh các dị biệt về cách cư xử và
cách tư duy giữa các dân tộc thuộc các nền văn hóa
khác biệt nhau. Còn các nhà tâm lý khác nỗ lực phát
minh các biện pháp ngăn chặn hành vi gây chiến và
củng cố hòa bình giữa các xã hội và các nền văn hóa
cực kỳ khác biệt nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu số đề tài
này khi thảo luận về viễn tượng toàn cầu ngày càng
được quan tâm hơn trong lãnh vực bộ môn tâm lý học.
1. Cá nhân chủ nghĩa và chủ nghĩa tập thể:
Cá nhân ngược lại tập thể
Bạn cho rằng có nên quan tâm đến quan
điểm của cha mẹ bạn trong việc chọn lựa nghề nghiệp
không? Bạn có cho rằng mình phải giúp đỡ người
láng giềng thoát khỏi cảnh khốn quẫn tài chánh
không? Bạn có cho rằng mình có nghĩa vụ cho anh
bạn học không đến lớp mượn tập ghi chép bài học
của bạn không?
Nếu bạn trả lời "có" đối với tất cả các câu hỏi
này, thì bạn vốn được định hướng giá trị tương tự như
người dân ở nhiều nền văn hóa châu Á và các nền văn
hóa khác ngoài phương Tây. Ngược lại, nếu như bạn
trả lời "không", thì cách trả lời của bạn tiêu biểu hơn
cho các nền văn hóa phương Tây.
Hai định hướng đối chọi nhau này được
mệnh danh là chủ nghĩa tập thể và cá nhân chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tập thể (collectivism) là quan điểm cho rằng
hạnh phúc của tập thể quan trọng hơn hạnh phúc cá
nhân, trong khi cá nhân chủ nghĩa (individualism) là
quan điểm cho rằng sự khẳng định bản thân, tính độc
đáo, tự do, và giá trị của cá nhân có tầm quan trọng
chủ yếu.
Những người sống trong các nền văn hóa
theo chủ nghĩa tập thể chú trọng đến phúc lạc chung
của toàn thể mọi thành viên trong xã hội và đặc biệt
của những người cùng chung tập thể của họ. Đôi khi,
hạnh phúc của tập thể còn quan trọng hơn hạnh phúc
và thành tựu của cá nhân nữa.
Ngược lại, các nền văn hóa đặt nền tảng trên
cá nhân chủ nghĩa chú trọng đến sự khẳng định bản
thân, tính độc đáo, tự do, và giá trị của cá nhân. Những
người sống trong các xã hội theo cá nhân chủ nghĩa
(như Hoa Kỳ chẳng hạn) chú trọng nhiều hơn đến mục
tiêu cá nhân của họ so với mục tiêu của cộng đồng
hoặc của xã hội họ đang sống.
Tình trạng ưu thắng của chủ nghĩa tập thể hay
cá nhân chủ nghĩa trong một xã hội đặc biệt phát sinh
một số hậu quả. Chẳng hạn, sự phát triển kinh tế và
công nghiệp thành công thường gắn liền với hệ thống
giá trị cá nhân chủ nghĩa. Ngược lại, thành quả công
nghiệp hóa thường yếu kém hơn ở các xã hội theo chủ
nghĩa tập thể, như Ấn Độ chẳng hạn.
Con người sống ở các xã hội theo chủ nghĩa
dị biệt này cũng khác biệt nhau về cách phán đoán các
nguyên nhân của hành vi ứng xử. Chẳng hạn, những
người sống ở các nền văn hỏa Á Châu chủ yếu theo
chủ nghĩa tập thể thường khác biệt rất nhiều so với
người da trắng trong việc qui trách lý do cho thành quả
học tập của mình. Thực tế các dị biệt này có thể rất
đáng kể đến mức giải thích được thành tích cao hơn
của sinh viên Châu Á, vượt trội hẳn sinh viên Mỹ trong
các so sánh thành tích học tập của sinh viên trên bình
diện Quốc tế.
Đặc biệt, cuộc nghiên cứu của nhà tâm lý
giáo dục Harold Stevenson cho rằng sinh viên Nhật
Bản thường qui trách thành tích học tập của họ cho
các nhân tố hoàn cảnh nhất thời, và nhất là cho mức
độ học tập chuyên cần của họ. Ngược lại, sinh viên Mỹ
thường xem thành tích học tập của họ là hậu quả của
các nguyên nhân bền vững, không thể cải biến được,
và nhất là cho năng khiếu bẩm sinh của họ. Bởi vì sinh
viên Nhật cho rằng thành công học vấn là kết quả của
sự chuyên cần, nên họ thường có động cơ dốc hết nỗ
lực vào việc học tập. Ngược lại, niềm tin vào năng
khiếu bẩm sinh không thể cải biến được làm cơ sở
vững chắc cho thành quả học tập của sinh viên Mỹ
khiến cho họ ít dốc công sức vào việc học. Dù sao, nếu
như sinh viên cho rằng năng khiêu vốn có của họ là
nguyên nhân chủ yếu của thành quả học tập thì tại sao
họ lại phải dốc nhiều công sức vào việc học kia chứ?.
Dù theo chủ nghĩa nào, nền văn hóa cũng
phải tìm cách chia sẻ số tài nguyên khan hiếm cho
mọi người trong xã hội. Chẳng hạn, người dân sống ở
các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể chủ yếu sử
dụng chuẩn mực bình đẳng (norm of equality) để xác
định cách thức phân chia số tài nguyên có giới hạn ấy.
Chuẩn mực bình đẳng qui định rằng tất cả mọi người
phải được phân chia đồng đều, bất kể người được
chia phần là ai hay năng lực và thành tích của họ đến
mức nào. Thí dụ, theo qui luật bình đẳng mọi công dân
trong một doanh nghiệp sẽ được trả lương đồng đều,
bởi vì tất cả mọi người đều được xem là bình đẳng với
nhau.
Ngược lại, người dân sống ở các xã hội theo
cá nhân chủ nghĩa thường sử dụng chuẩn mực công
bằng (norm of equlity), trong đó việc phân chia số tài
nguyên có giới hạn ấy căn cứ vào công sức đóng góp
của một người hoặc theo thành quả gặt hái được của
họ. Người nhận được phần chia nhiều nhất là những
cá nhân đã đóng góp nhiều nhất, còn người nhận
được phần chia ít nhất là những cá nhân đã đóng góp
ít nhất. Trong một xã hội theo cá nhân chủ nghĩa - như
Hoa Kỳ chẳng hạn - công nhân được trả lương theo
giá trị công sức của họ. Do đó, tiền công mỗi người
nhận được chênh lệch nhau rất nhiều.
Tóm lại, định hướng giá trị tổng quát của
người dân sống trong một nền văn hóa đặc biệt ảnh
hưởng đến hành vi ứng xử của họ theo rất nhiều chiều
kích khác nhau. Nếu không chú ý đến các nhân tố này,
chúng ta không thể hiểu thấu toàn diện chiều rộng
cũng như chiều sâu của hành vi ứng xử của con
người.
2. Chiến tranh, hòa bình, và thủ đoạn khủng
bố
Tuy mối đe dọa xảy ra cuộc chiến tranh
nguyên tử đã giảm đi sau khi kết thúc cuộc chiến tranh
lạnh, nhưng nó vẫn còn là mối đe dọa tiềm tàng đồi
với chính sự tồn tại của nhân loại. Các kho vũ khí hạt
nhân lớn lao vẫn tiếp tục được duy trì bởi các cường
quốc chủ yếu trên thế giới, ngay đến các nước nhỏ
cũng đang chạy đua phát triển loại vũ khí giết người
hàng loạt này.
Mặc dù mối đe dọa xảy ra chiến tranh nguyên
tử là một vấn đề nổi cộm, nhưng chỉ mới gần đây các
nhà tâm lý mới bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Các đề
tài tâm lý quan trọng làm nền tảng cho cuộc chạy đua
vũ trang nguyên tử bao gồm cách nhận định về kẻ thù
của chúng ta, các phản ứng đối với khả năng xảy ra
chiến tranh nguyên tử và chủ nghĩa khủng bố, cùng
các biện pháp tâm lý nhằm cổ vũ việc tài giảm binh bị.
a. Ngộ nhận kẻ thù. Cứ sáu mươi giây, các
quốc gia trên thế giới chi tiêu khoảng một triệu đô la
vào mục đích trang bị vũ khí cho mình. Trong thời gian
một năm, các nước ấy chi tiêu hơn phân nửa tổng lợi
tức của dân số toàn thế giới. Nhằm mục đích như
chúng ta đã nói là để bảo vệ chúng ta trước kẻ thù.
Vậy mà quan niệm của chúng ta về các vấn
đề như ai là kẻ thù của chúng ta, họ hành động ra sao,
và tại sao họ cư xử như thế lại thường lệch lạc. Nhà
tâm lý Ralph White đã lập luận rằng, trong nhiều
trường hợp sự hiểu biết của chúng ta về kẻ thù quá sai
lạc đến mức khiến cho chúng ta phạm sai lầm nghiêm
trọng về mặt chiến lược. Như là một trường hợp điển
hình, White nêu ra một số sai lầm ảnh hưởng đến
quyết định tham chiến ở VN của Hoa Kỳ bao gồm hình
dung kẻ thù độc ác ghê tởm, bản thân oai hùng, cả tin
vào khả năng của quân đội, thiếu cảm thông với kẻ
thù, cố tình làm ngơ trước các sự kiện thực tế, và tự
cho mình hành động hợp luân lý.
Các ngộ nhận như thế về kẻ thù (và về chính
mình) không chỉ xảy ra trong cuộc chiến tranh ở VN;
nhân dân và các vị lãnh đạo các cường quốc trên thế
giới vẫn cứ hay ngộ nhận các tuyên ngôn của nhau,
nên công việc giải đoán ý nghĩa lời nói của kẻ khác
quả là một công việc rất đáng sợ.
b. Phản ứng đối với chiến tranh nguyên tử.
Hãy xét tình huống sau:
Bạn tôi mắc phải ung thư. Cô có lý do để tin
rằng mình lâm vào tình thế ba sống một chết. Tuy hiểu
rõ chẩn đoán này, nhưng cái chết khả dĩ vẫn còn hơi xa
theo cảm nghĩ của cô. Cô hình dung cái chết của cô
khá mơ hồ, và cô nói đến ý định rời xa thành phố và chỉ
đi vài chuyến về các vùng quê. Lạ lùng thay, cô không
đề cập nhiều về việc xa rời những người thân quen
trong cuộc sống. Cô cũng tin rằng không thể nào làm
gì để thay đổi vận mệnh của mình được. Cô không lo
âu về chứng ung thư ấy thường xuyên lắm - Cô tiếp tục
cuộc sống bình thường của mình. Một số người nói
rằng cô là người tuyệt vời, phi thường, yêu đời, dũng
cảm, và dễ thích nghi với cuộc sống. Còn những người
khác thì nói rằng cô đang trấn áp cơn sợ hãi, phủ nhận
thực tế, và trở thành vô cảm đối với cái chết của bản
thân.
Người "bạn" đề cập ở đây là một công dân Mỹ
bình thường, còn căn bệnh "ung thư" của cô ấy chính
là nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh nguyên tử.
Khi nhà tâm lý Susan Fiske viết đoạn văn ẩn
dụ trên, bà tìm cách bi kịch hóa lối phản ứng của hầu
hết dân Mỹ đối với mối đe dọa xảy ra chiến tranh
nguyên tử. Các cuộc điều tra tiến hành trong thập niên
1980 cho thấy số người tin rằng có thể xảy ra một cuộc
chiến tranh nguyên tử chiếm tỷ lệ từ 10% đến gần
50%. Ưu tư này cũng biến động đáng kể trong thập
niên 1980. Ở Hoa Kỳ, Châu Âu và thậm chí ở Liên Xô,
sự lo âu lên đến cực điểm trong nửa thập niên đầu rồi
sau đó giảm bớt đi.
Khi được yêu cầu cho biết nhận định rằng tình
hình sẽ ra sao khi cuộc chiến tranh nguyên tử nổ ra,
nhận định của mọi người rất ảm đạm: Họ cho rằng
toàn bộ dân số thế giới sẽ bị hủy diệt, tuy họ có khuynh
hướng chú trọng về thiệt hại vật chất đối với các khu
cao ốc nhiều hơn tình trạng tử vong của con người cụ
thể. Hầu hết mọi người đều không mong còn tồn tại
được.
Người ta không suy nghĩ về chiến tranh
nguyên tử thường xuyên cho lắm. Sự kiện này dường
như đáng ngạc nhiên: Nếu như bạn cho rằng thậm chí
mình chỉ có 10% xác suất nhiễm bệnh và chết vì chứng
ung thư, có lẽ bạn sẽ lo nghĩ thường xuyên và dùng
mọi biện pháp ngăn ngừa. Vậy mà điều này lại không
diễn ra với nguy cơ xảy ra thảm họa vũ khí nguyên tử
tiêu diệt hàng loạt: hầu hết mọi người đều không có
hành động cụ thể nào để chấm dứt mối đe dọa ấy cả.
Một số lý lẽ có thể giải thích được sự khác
biệt giữa niềm tin của con người về nguy cơ xảy ra
cuộc chiến tranh nguyên tử, phản ứng sợ hãi đối với
nó, với tình trạng thiếu hành động cá nhân của họ
nhằm chấm dứt nỗi sợ hãi đó. Một lối giải thích cho
rằng mối đe dọa nguyên tử hủy diệt hàng loạt khủng
khiếp quá mức khiến cho con người không thể chịu
đựng nổi về mặt tâm lý, nên họ đành phải trấn áp cơn
sợ hãi và xua nó ra khỏi tâm tư của mình. Lối giải thích
khác, như các cuộc nghiên cứu đã nêu rõ, cho rằng
một công dân đơn độc, hành động một mình, hiếm khi
thay đổi được chính sách của nhà cầm quyền; thậm
chí trường hợp rất nhiều công dân hành động tập thể
cũng chỉ gây được ảnh hưởng rất yếu ớt đến quyết
định của các nhà lãnh đạo đương quyền.
Cuối cùng là câu hỏi liệu chiến lược nào
hoàn hảo nhất nhằm làm giảm bớt đe dọa xảy ra chiến
tranh nguyên tử. Một số chiến lược khác biệt (và mâu
thuẫn) nhau đã được đề nghị - từ ngăn cấm toàn bộ
các loại vũ khí hạt nhân cho đến gia tăng số lượng vũ
khí lớn lao đến mức khiến cho việc sử dụng chúng
chắc chắn sẽ hủy diệt toàn bộ thế giới, do đó trên lý
thuyết (và quả là nghịch lý) sẽ giảm bớt cơ hội dùng
chúng. Như vậy không lấy gì làm ngạc nhiên rằng
người ta khó lòng tìm được đường lối hành động thích
hợp nhất - một vấn đề mà các nhà tâm lý vừa mới khởi
sự đề cập đến.
c. Khủng bố và con tin. Một trong những mối
đe dọa lớn lao nhất cho nền hòa bình trong thập niên
qua là hiện tượng khủng bố và bắt giữ con tin vô tội.
Bọn khủng bố với ý đồ chính trị biết rằng thủ đoạn bắt
con tin sẽ làm chấn động dư luận về động cơ hành
động của bọn chúng, như quyết tâm tuẫn nạn và tính
cách anh hùng cá nhân, sự tuân phục của bọn đàn
em, và quyền lực chẳng hạn, qua việc nâng cao tư thế
đàm phán của chúng.
Việc tìm hiểu biện pháp tối ưu nhằm đối phó
với bọn khủng bố bắt con tin đã tỏ ra là một công tác
khó khăn làm nảy sinh một số vấn đề quan trọng về
mặt tâm lý - cũng như luân lý. Bản thân các nhà tâm lý
chính trị cũng khác biệt quan điểm với nhau về đường
lối hành động tối ưu.
Biện pháp trực tiếp nhất đối với thủ đoạn bắt
con tin là dùng vũ lực để giải thoát các nạn nhân bị bắt
giữ. Dĩ nhiên, nhược điểm là nguy hiểm đến tính mệnh
của con tin, hoặc do hành động cố tình của bọn khủng
bố hoặc do hành động sơ suất của lực lượng cứu nạn.
Tuy vũ lực đôi khi được dùng đến - như trường hợp
biệt kích Israel cứu hành khách bị bắt giữ trên chuyến
phi cơ ở sân bay Entebbe thuộc xứ Uganda trong thập
niên 1970 - nhưng hầu hết các trường hợp con tin đều
bị canh giữ nghiêm ngặt cho nên khả năng tổn thất
sinh mệnh rất cao.
Biện pháp thứ nhì là chấp nhận cứu tính
mệnh con tin với bất cứ giá nào. Trong trường hợp
này, yêu sách của bọn khủng bố được đáp ứng trong
một số chừng mực, và bọn chúng có thể được chấp
nhận công khai hoạt động, giải thoát đồng bọn đang bị
cầm tù, tiền chuộc, hoặc cơ hội tẩu thoát. Tuy biện
pháp này thường cứu được con tin, nhưng cũng có
nhược điểm: tạo tiền lệ cho bọn khủng bố khác, chứng
minh sự thành công của thủ đoạn khủng bố. Như
chúng ta đã biết qua công trình nghiên cứu của các
nhà tâm lý chuyên về tiến trình học tập theo quan sát,
con người học tập được nhiều điều nhờ quan sát lối
cư xử mẫu mực được biểu dương. Như vậy, nhiều lần
đáp ứng yêu sách sẽ khiến cho bọn khủng bố này
cũng như bọn khác càng có thủ đoạn khủng bố táo tợn
hơn nữa.
Biện pháp thứ ba là khước từ thương lượng
với bọn khủng bố trong bất kỳ tình huống nào, dù cho
bao nhiêu con tin bị bắt giữ cũng mặc - lập trường này
là chính sách công khai của Hoa Kỳ vào cuối thập niên
1980 (tuy không đạt được hiệu quả hoàn toàn như ý
trong thực tế). Theo biện pháp này, bọn khủng bố bị
các cơ quan chính phủ xem thường, nhờ đó giảm bớt
tiền lệ và sau cùng giảm được tệ nạn khủng bố trong
tương lai. Dĩ nhiên, nhược điểm của biện pháp này là
con tin ít hy vọng sống sốt và không làm nguôi cơn sợ
hãi của gia đình họ trong thời gian giam cầm con tin,
đồng thời cũng có thể gia tăng khả năng tổn thương
hoặc tử vong trong tay bọn khủng bố ngày càng điên rồ
hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn có một biện pháp trung
dung trong đó các cuộc thương lượng giữa bọn khủng
bố và nhà cầm quyền sẽ diễn ra hoàn toàn bí mật,
không được báo chí biết đến. Như vậy, bọn khủng bố
không còn lợi dụng được dư luận báo chí nên không
thể làm gương cho bọn khủng bố khác nữa. Ngoài ra,
nhân viên đàm phán kiên quyết đòi phóng thích con tin
và bọn khủng bố bị dồn trách nhiệm để sau cùng bị
lên án trước tòa vì hành vi phạm tội của chúng. Sau đó,
nhà chức trách phải tiếp tục truy lùng, bắt giữ, đưa ra
tòa xét xử, rồi tống giam bọn chúng.
Nhược điểm của biện pháp này là bỏ qua
nhiều khía cạnh thực tế về mặt chính trị của tệ nạn
khủng bố. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo chính trị có
thể gặp phải áp lực hầu như không thế cưỡng lại được
nên phải chấp nhận làm mọi việc trong phạm vi thẩm
quyền để được phóng thích con tin, nhất là khi bản
thân các con tin ngoan ngoãn cầu xin cứu mạng với vẻ
đáng thương trước phương tiện truyền thông. Ngoài
ra, điều tốt nhất trong dài hạn có thể không tối hảo
trong ngắn hạn. Hiển nhiên, thương lượng với bọn
khủng bố là thử thách cam go đối với người có trách
nhiệm đàm phán - đó là chưa nói đến thử thách gian
khổ mà bản thân con tin đã gặp phải.
d. Các triển trọng tâm lý đối với nỗ lực giảm
bớt mối đe dọa xảy ra chiến tranh nguyên tử. Một
trong các vấn đề chính trị chủ yếu của thế giới là nỗ lực
kiểm soát vũ khí hạt nhân. Đâu là biện pháp tối ưu để
công dân ủng hộ đường lối hành động của chính
quyền họ?
Các nhà tâm lý đã nhận diện được hai biện
pháp chọn lựa: hạn chế và ngăn chặn vũ trang hạt
nhân. Một số chuyên gia đề nghị thực hiện biện pháp
hạn chế vũ trang hạt nhân (nuclear arms freeze), trong
đó các cường quốc nguyên tử trên thế giới cam kết
không chế tạo thêm vũ khí hạt nhân nữa (bởi vì số
lượng vũ khí hạt nhân hiện nay đã đủ sức tiêu diệt thế
giới gấp nhiều lần rồi). Sau khi biện pháp hạn chế đã
đạt được và có cơ sở vững chắc rồi, các cường quốc
nguyên tử có thể tổ chức các cuộc đàm phán tài giảm
binh bị nhằm giảm bớt qui mô các kho vũ khí hạt nhân
hiện hữu.
Quan điểm hạn chế vũ trang đi ngược lại
chiến lược ngăn chặn mà các siêu cường sử dụng
xưa nay. Ngăn chặn/ gián chỉ (deterrence) là quan
điểm cho rằng đe dọa trả đũa trên qui mô lớn chống
lại đòn tấn công của kẻ thù từ lâu là biện pháp hiệu
nghiệm nhất nhằm ngăn ngừa bị tấn công. Theo quan
điểm này, biện pháp phòng vệ thích hợp nhất là tăng
cường vũ trang. Biện pháp này bảo đảm rằng hành
động trả đũa sẽ hủy diệt toàn bộ nước tấn công, nên
quan điểm ấy được mệnh danh là MAD - tức là lưỡng
bại câu thương (mutually assured destruction).
Chiến lược ngăn chặn có hiệu nghiệm
không? Câu hỏi này khó lòng giải đáp được bởi vì tình
trạng bất khả thực hiện các cuộc nghiên cứu thực
nghiệm có kiểm soát trong một thế giới cực kỳ phức
tạp như hiện nay. Ngoài ra, trọng tâm của các cuộc
nghiên cứu như thế lại là cách cư xử của các thực thể
trừu tượng - tức là các quốc gia - trên thực tế hình
thành bởi cách cư xử của nhiều cá nhân. Cuối cùng,
sau khi biến cố đã xảy ra người ta thường không tài
nào biết được các nhà lãnh đạo có sẵn trong tay loại
thông tin nào để quyết định các vấn đề chiến tranh và
hòa bình.
Mặc dù các khó khăn về mặt lý thuyết như thế,
nỗ lực tìm hiểu cặn kẽ các biến cố lịch sử liên quan
đến chiến lược ngăn chặn cho thấy nó không hiệu
nghiệm lắm trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột vũ
trang. Chẳng hạn, một phân tích sách lược quân sự
trên 2000 năm lịch sử đã khám phá rằng các quốc gia
đã chấp nhận quan điểm tăng cường vũ trang là biện
pháp ngăn ngừa chiến tranh sau đó dễ bị lôi cuốn vào
các cuộc xung đột hơn các quốc gia không chủ trương
tăng cường vũ trang. Ngoài ra, dường như tình trạng
sẵn có vũ khí trong tay do cuộc chạy đua vũ trang có
thể thúc đẩy các nhà làm sách lược dễ dàng chấp
nhận hành động quân sự trong các biện pháp chọn
lựa của họ so với trường hợp không có sẵn nhiều vũ
khí đến thế.
Như vậy, việc tăng cường vũ trang có thể tác
động như một lời tiên đoán để tự an ủi: Một quốc gia
cần vũ trang để tự vệ, và để đáp ứng nhu cầu kỳ vọng
này, sẽ sản xuất và tàng trữ số lượng vũ khí khổng lồ.
Sau đó, hậu quả của sự hiện diện các kho vũ khí này
làm nảy sinh nhận định rằng sứ dụng vũ khí là một
giải pháp thích hợp để giải quyết các cuộc khủng
hoang và các tranh chấp về chính sách đối ngoại. Sau
cùng, nhận định này làm tăng thêm nguy cơ sử dụng
vũ lực, cho đến một thời điểm chín muồi nào đó thảm
họa sẽ nổ ra. Như vậy, kỳ vọng ban đầu tăng vũ trang
là cần thiết để tự vệ sẽ đưa đến hậu quả sử dụng vũ
lực - quả là đi ngược lại kết quả mong muốn vậy.
3. Tâm lý học và nỗ lực cổ vũ hòa bình
"…Bởi vì chiến tranh khởi phát từ tâm tư con
người, nên chính trong lương tri nhân loại việc bảo vệ
hòa bình phải được xây dựng."
Bất kể tuyên ngôn như thế (của UNESCO
ngay sau Thế Chiến II kết thúc), việc nghiên cứu vấn
đề hòa bình nói chung vẫn còn ngoài lãnh vực tâm lý
học, mà chủ yếu dành cho các nhà khoa học chính trị
và các sử gia. Tuy vậy, vẫn có một số lĩnh vực trong đó
ngày càng có nhiều nhà tâm lý đang nỗ lực đóng góp
vào việc ngăn chặn chiến tranh và cổ vũ hòa bình. Các
lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất là:
- Thái độ đôi với các nước khác. Các nhà
tâm lý xã hội đã tìm hiểu cách thức nảy sinh thái độ
của chúng ta đối với các nước khác và các thái độ ấy
ảnh hưởng ra sao đến cách nhận định của chúng ta về
họ. Thí dụ, tại sao thái độ hoàn toàn thù nghịch của
người Mỹ đối với Liên Xô trước đây nay lại trở nên thân
thiện hơn rất nhiều?
- Các quyết định liên quan đến quốc phòng.
Các nhà tâm lý chuyên về lãnh vực trí tuệ đã tìm hiểu
cách thức hình thành quyết định. Thiên kiến trong các
tiến trình trí tuệ có thể khiến cho người ta tính toán sai
lạc và quyết định không thích hợp, như cuộc đổ bộ thất
bại lên vịnh Con Heo ở Cu Ba vào thập niên 1960
chẳng hạn.
- Cách cư xử trong các thời điểm khủng
hoảng. Cách cư xử của các nhà lãnh đạo quốc gia
trong các cuộc khủng hoảng là trọng tâm nghiên cứu
của nhiều cuộc khảo cứu. Nhờ tìm hiểu cặn kẽ hơn
phản ứng của các vị lãnh đạo ấy đối với các biến cố
khác thường, các nhà tâm lý có thể trình bày các
khuyến cáo đối với các cuộc khủng hoảng trong tương
lai.
- Chiến tranh ngẫu nhiên nổ ra. Các nhà tâm
lý phục vụ trong quân đội đã xây dựng chương trình tin
cậy nhân sự (Personnel Reliability Program) để đảm
bảo rằng những cá nhân phụ trách các loại vũ khí hạt
nhân đã được huấn luyện thích hợp và sẽ không có ý
đồ sử dụng chúng khi không được lệnh của giới chức
có thẩm quyền. Ngoài ra, các nhà tâm lý này cũng đã
tìm hiểu một số vấn đề như xác suất xảy ra rủi ro trong
các hệ thống điều hành vũ khí trong một số tình huống
nhất định.
- Đàm phán và ngăn ngừa chiến tranh. Các
nhà tâm lý đã chú trọng đến các kỹ năng đàm phán, và
về một số khía cạnh còn quan trọng hơn nữa đến việc
ngăn ngừa các xung đột quốc tế. Chẳng hạn, các nhà
tâm lý đã phác họa các tình huống giả tạo trong đó
những người tham dự đóng vai trò các vị lãnh đạo
quốc gia đối phó với một cuộc khủng hoảng để nhận
diện ra cách sách lược hiệu nghiệm khả dĩ vận dụng
được nhằm kết thúc các cuộc xung đột trên thực tế.
- Giáo dục: lợi dụng học đường để cổ vũ hòa
bình. Nhà tâm lý xã hội Morton Deutsch lập luận rằng
giáo dục nhằm kiến tạo một thế giới hòa bình phải là
một bộ phận cốt yếu trong mọi sinh hoạt học đường
của thiếu nhi. Ông đề nghị ngay từ các năm tiểu học,
các trường học có thể giảng dạy một số chủ đề nhằm
mục tiêu cổ vũ hòa bình. Các chủ đề này bao gồm
hướng dẫn rèn luyện tinh thần cộng tác, trong đó các
học viên cũng làm việc với nhau để am tường một số
thông tin; huấn luyện học sinh giải quyết xung đột;
hướng dẫn các biện pháp có tính xây dựng nhằm giải
quyết các đề tài gây tranh cãi; và truyền dạy cho học
sinh các kỹ thuật đều đình.
Mặc dù các biện pháp tâm lý nhằm ngăn
ngừa chiến tranh và cổ vũ hòa bình đang trên đà phát
triển, nhưng chúng ít khi được thực thi. Tuy vậy, tương
lai đầy hứa hẹn, và nhiều nhà tâm lý đang tiếp tục
nghiên cứu để phát minh các biện pháp thay thế cho
các biện pháp truyền thống nhằm giải quyết các cuộc
xung đột dường như không thể tránh được giữa các
quốc gia và giữa các nhóm chủng tộc, tôn giáo, và sắc
tộc thiểu số.
4. Tóm tắt và học ôn III
A. TÓM TẮT
- Tâm lý học giao lưu văn hóa (cross-cultural
psychology) là một chuyên ngành tâm lý nhằm tìm
hiệu các đặc điểm tương đồng và dị biệt về chức năng
tâm lý giữa các nền văn hóa và các nhóm chủng tộc
khác biệt nhau.
- Các nền văn hóa khác biệt nhau về mức độ
ưu thắng của các định hướng giá trị theo chủ nghĩa tập
thể (collectivism) và cá nhân chủ nghĩa (individualism).
- Nhận định của con người về kẻ thù thường
bị sai lạc về một số mặt.
- Biện pháp đối phó với bọn khủng bố bắt giữ
con tin có thể bao gồm sử dụng vũ lực thương lượng
để cứu tính mệnh con tin bằng mọi giá, khước từ
thương lượng với bọn khủng bố, hoặc chấp nhận giải
pháp trung dung.
- Tuy tin rằng cuộc chiến tranh nguyên tử rấtt
có thể nổ ra, nhưng con người ít có hành động cụ thể
để ngăn ngừa.
B. HỌC ÔN
1/.......... là quan điểm tho rằng hạnh phúc của
tập thể quan trọng hơn phúc lạc cá nhân. Ngược
lại,.................. cho rằng sự khẳng định bản thân, tính
độc đáo, ý chí tự do, và giá trị của cá nhân là điều kiện
chủ yếu.
2/ Con người sống trong các xã hội theo chủ
nghĩa tập thể thường qui trách nhiệm thành tích học
tập của họ cho các nhân tố hoàn cảnh có tính nhất
thời, như mức độ nỗ lực học tập chẳng hạn. Đúng hay
sai?...............................................
3/ Một trong các quan tâm quan trọng nhất
của bọn khủng bố là:
a) Nhận tiền chuộc để đổi lấy điều kiện phóng
thích con tin.
b) Đi phi cơ khỏi tốn tiền.
c) Thuyết phục thêm nhiều người gia nhập
nhóm khủng bố
d) Sự chú ý của giới truyền thông.
4/ Ralph White đã lập luận rằng ngộ nhận kẻ
thù có thể ảnh hưởng đến các quyết định trong các
thời điểm xảy ra xung đột. Hãy nêu ra ba ngộ nhận khả
dĩ.
5/ Quan điểm cho rằng đòn tấn công của kẻ
thù có thêm ngăn chặn bởi đe dọa trả đũa gọi
là...............
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Bạn nghĩ sao về quan điểm cho rằng nhân
định của dân Mỹ về nhân dân Liên Xô cũ đã thay đổi kể
từ khi nước này tan rã và không còn bị xem là kẻ thù
nữa?
(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN à Chương 15. SỐNG VỚI THA NHÂN TRONG MỘT THẾ GIỚI
MUÔN MÀU
- Stress là gì, nó tác động đến chúng ta ra
sao, và chúng ta làm cách nào để khắc phục nó hiệu
quả nhất?
1. Stress là một phản ứng đối với các điều
kiện đe dọa và thách thức trong môi trường sống.
Cuộc sống con người đầy dẫy các tác nhân gây stress
(stressor) - Các tình huống gây căng thẳng - có bản
chất gồm cả tích cực lẫn tiêu cực 2. Stress gây ra các
phản ứng sinh lý tức thời, bao gồm gia tăng số lượng
hoirmone tiết ra, nhịp tim và áp huyết tăng vọt lên, và
thay đổi mức dẫn điện ở da. Trong ngắn hạn, cơ thể
con người có thể thích nghi với các phản ứng này,
nhưng trong dài hạn chúng có thể gây ra các hậu quả
xấu, bao gồm sự phát triển các dạng rối loạn cơ thể -
tâm thần (psychosomatic disorders). Các hậu quả do
stress gây ra có thể được giải thích phần nào bởi Hội
chứng Thích ứng Tổng quát của Selye (Selye's gerenal
adapta-non syndrome). Mô hình này cho rằng các
IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ
phản ứng căng thẳng gồm có ba giai đoạn: báo động
và động viên năng lực, đề kháng, và kiệt sức 3. Các
nhân tố gây căng thẳng không có tính phố quát - cách
giải thích một tình huống môi trường liệu ảnh hưởng
của nó có được xem là căng thẳng hay không khác
biệt nhau giữa mọi người. Dù vậy, cũng có ba loại biến
cố tổng quát thường gây ra stress: các biến cố gây
thảm họa chung cho nhiều người (cataclysmic
events), các tác nhân gây stress riêng tư (personnal
stressors), và các tác nhân gây stress trong cuộc sống
thường ngày (background stressors - các rắc rối
thường nhật, dai y hassles). Tình trạng căng thẳng
được giảm bớt nhờ sự hiện diện của các khích lệ tinh
thần (uplifts), tức là các sự việc tuy không đáng kể
nhưng khiến cho người ta cảm thấy hài lòng - dù chỉ
trong tạm thời.
4. Tình trạng căng thẳng có thể được giảm
bớt nhờ sự xây dựng ý thức kiểm soát các tình huống
gặp phải. Nỗ lực khắc phục stress có thể được thực
hiện dưới một số hình thức, bao gồm vận dụng vô thức
các cơ chế phòng vệ (defense mechanisms) và sử
dụng các biện pháp khắc phục nhắm vào xúc cảm
hoặc nhắm vào rắc rối.
- Các nguyên nhân nào gây ra thành kiến và
kỳ thị
5. Thành kiến (stereotypes) là các niềm tin và
kỳ vọng hình thành đối với các thành viên của một tập
thể chỉ vì tư cách thành viên của họ trong tập thể ấy.
Tuy thường hay nhắm vào các nhóm chủng tộc và sắc
tộc thiểu số nhất, thành kiến cũng hình thành đối với
các nhóm giới tính và tuổi tác. Các thành kiến không
chỉ gây ra tệ nạn kỳ thị (discrimination) mà còn dẫn
đến các tiên đoán để tự an ủi (self-fullilling prophecy),
tức là các kỳ vọng diễn ra các biến cố hay hành vi
tương lai tác động nhằm gia tăng xác suất thực sự xảy
ra các biến cố hay hành vi ấy.
- Giữa các vai trò giới tính của nam giới và
nữ giới có các điểm khác biệt chủ yếu nào?
6. Các nhận định về bản thân chúng ta được
quyết định phần lớn bởi ý thức về giới tính của mình,
tức là ý thức rằng mình là nam giới hay nữ giới. Vai trò
giới tinh (gender roles) là các kỳ vọng do xã hội áp đặt
nhằm nêu rõ lối cư xử nào thích hợp cho nam giới và
lối nào cho nữ giới. Khi vai trò giới tính phản ảnh thái
độ thuận lợi đối với một giới tính đặc biệt, chúng dẫn
đến thành kiến và gây ra tệ nạn kỳ thị giới tính
(sexism), tức là thái độ và lối cư xử bất lợi cho một cá
nhân vì giới tính của người ấy.
7. Thành kiến về vai trò giỏi tính đối với nam
giới cho rằng họ được thiên phú các nét nhân cách
liên quan đến năng lực (competence - related traits),
trong khi nữ giới bị xem là có năng khiếu về nhiệt tình
và biểu hiện nhân ái. Các dị biệt giới tính trên thực tế
không rõ rệt lắm, và mức độ khác biệt cũng thấp hơn
nhiều so với thành kiến. Có các dị biệt về mức độ gây
hấn, lòng tự ái, kiểu thông đạt, và có lẽ về năng lực trí
tuệ, nhưng mức độ khác biệt của chúng cũng không
đáng kể. Các dị biệt này phát sinh do một phối hợp
gồm các nhân tố sinh học và hoàn cảnh gây ra.
8. Các nguyên nhân sinh học gây ra các dị
biệt giới tính được phản ảnh qua các chứng cứ cho
rằng có thể có khác biệt về cấu tạo và chức năng não
bộ giữa nam giới và nữ giới; và các khác biệt này có
thể liên quan đến các loại hormone đặc biệt sản sinh
ngay từ khi còn trong bào thai mẹ. Riêng về các
nguyên nhân hoàn cảnh, các kinh nghiệm xã hội hóa
hình thành các lược đồ giới tính (gender schemas)
trong tâm trí con người; đó là các cơ cấu trí tuệ nhằm
sắp xếp có hệ thống và hướng dẫn đứa trẻ tìm hiểu
các thông tin phù hợp với giới tính của nó.
- Nền văn hóa gây ảnh hưởng gì đối với
cách cư xử của con người?
9. Tâm lý học giao lưu văn hóa (cross-cultural
psycholosy) là chuyên ngành tâm lý tìm hiểu các điểm
tương đồng và dị biệt về chức năng tâm lý trong các
nền văn hóa và các nhóm chủng tộc khác nhau. Một
chiều kích khiến cho các nền văn hóa khác biệt nhau
là sự phân biệt giữa chủ nghĩa tập thể và cá nhân chủ
nghĩa. Chủ nghĩa tập thể (collectivism) là quan điểm
cho rằng hạnh phúc của tập thể quan trọng hơn hạnh
phúc cá nhân, trong khi cá nhân chủ nghĩa
(individualism) là quan điểm cho rằng sự khẳng định
bản thân, tính độc đáo, ý chí tự do, và giá trị của cá
nhân là điều kiện chủ yếu.
- Làm cách nào ngăn chặn chiến tranh và
nuôi dưỡng hòa bình
10. Các nhà tâm lý đã đề ra một số biện pháp
đối phó với thủ đoạn bắt giữ con tin. Các biện pháp ấy
bao gồm dùng vũ lực để giải thoát con tin, nỗ lực cứu
tính mệnh con tin bằng mọi giá (kể cả việc đáp ứng
yêu sách của bọn khủng bố), khước từ thương lượng
với bọn khủng bố trong mọi tình huống và chọn một
biện pháp trung dung trong đó các cuộc thương lượng
diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn không có sự chứng
kiến của giới báo chí.
11. Một lý thuyết cho rằng ngộ nhận về kẻ thù
của con người tác động phá vỡ nền hòa bình. Các
nhận định sai lạc ấy bao gồm hình dung kẻ thù độc ác
ghê tởm, bản thân anh hùng, cả tin vào một quân đội
quá tự hào, thiếu cảm thông với kẻ thù, cố tình làm
ngơ trước sự kiện thực tế, và tự cho mình hành động
hợp luân lý.
12. Niềm tin cho rằng cuộc chiến tranh
nguyên tử sẽ nổ ra chưa hề giảm đi trong suốt hơn 40
năm qua. Hầu hết mọi người đều cho rằng cuộc chiến
tranh ấy có thể xảy ra theo xác suất từ 1/3 đến 1/2. Tuy
không có hy vọng sống sốt, nhưng hầu hết mọi người
đều không chịu hành động cụ thể nhằm kết thúc mối
đe dọa ấy.
13. Một số chủ đề tâm lý có liên quan đến nỗ
lực giảm bớt đe dọa nổ ra cuộc chiến tranh nguyên tử.
Quan điểm hạn chế vũ khí hạt nhân (nudear freeze),
theo đó các quốc gia cam kết không chế tạo thêm vũ
khí hạt nhân đi ngược lại quan điểm ngăn chặn
(deterrence), cho rằng đe dọa trả đũa chống lại đòn
tấn công của kẻ thù là biện pháp ngăn ngừa chiến
tranh hiệu nghiệm nhất xưa nay. Tuy vậy, các cuộc
nghiên cứu cho rằng chiến lược ngăn chặn ấy tương
đối kém hiệu quả.
14. Các nhà tâm lý đã đóng góp vào nỗ lực
ngăn ngừa chiến tranh và cổ vũ hòa bình qua việc tìm
hiểu các chủ đề như thái độ đối với các nước khác, các
quyết định liên quan đến quốc phòng, cách cư xử trong
các thời kỳ khủng hoảng, tránh để ngẫu nhiên nổ ra
chiến tranh, kỹ năng đàm phán, và lợi dụng giáo dục
để cổ vũ cho nền hòa bình thế giới.
Created by AM Word2CHM
TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN à Chương 15. SỐNG VỚI THA NHÂN TRONG MỘT THẾ GIỚI
MUÔN MÀU
V. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP
I-
1/ Stress
2/ a-2; b-1; c-3
3/ Rối loạn stress hậu chấn thương 4/ a
5/ Khích lệ tinh thần 6/ Biện pháp khắc phục
7/ a
8/ Sắt đá
9/ Sai; chúng đã tỏ ra rất hữu ích trong nhiều
tình huống.
II-
1/ Đúng
2/ b
3/ tự an ủi
4/ Vai trò giới tính 5/ Sai; chúng vẫn còn khá
thịnh hành 6/ c
7/ lưỡng tính
8/ Lược đồ giới tính
III-
1/ Chủ nghĩa tập thể; cá nhân chủ nghĩa 2/
Đúng 3/ d
4/ các ngộ nhận này bao gồm hình dung kẻ
thù xấu xa và độc ác; hình dung bản thân oai hùng;
quân đội quá tự hào; thiếu cảm thông kẻ thù; cố tình
làm ngơ trước sự thật; hình dung bản thân hành động
hợp luân lý.
5/ Ngăn ngừa.
Created by AM Word2CHM
Chương 1: Tìm hiểu tâm lý học
Chương 2: Nền tảng sinh học của hành vi
Chương 3: Cảm giác và nhận thức Chương 4: Các
trạng thái ý thức
Chương 5: Tiến trình học hỏi
Chương 6: Ký ức
Chương 7: Tư duy và ngôn ngữ
Chương 8: Trí thông minh
Chương 9: Động lực và xúc cảm
Chương 10: Tiến trình phát triển của con
người Chương 11: Cá tính và nhân cách Chương 12:
Hành vi ứng xử bất bình thường Chương 13: Chữa trị
hành vi ứng xử bất bình thường Chương 14: Tâm lý xã
hội Chương 15: Sống với tha nhân trong một thế giới
muôn màu ---//---
TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN
MỤC LỤC
Tác giả:
ROBERTS FELDMAN
Biên dịch:
MINH ĐỨC – HỒ KIM CHUNG
Biên dịch theo bản in của NXB Piat Kus Chịu trách
nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC
Chịu trách nhiệm bản thảo: PHẠM NGỌC LUẬT
Biên tập: THANH AN
Thiết kế bìa: NGỌC MINH Design
Kỹ thuật vi tính: TẤN NGHĨA
Sửa bản in: THANH AN
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN
Hà Nội: 43 Lò Đúc - ĐT: (04) 38 264 725
Chi nhánh TP. HCM: 07 Nguyễn Thị Minh Khai - ĐT:
(08) 38.222521
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
HOÁ CHẤT
Nhà sách NGHIÊM BÍCH HOAN
212/7 Lê Lai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel/Fax: 39 253 017
In 800 bản khổ 19 x 27cm tại Công ty in Bao bì XNK
tổng hợp, số 1Bis Hoàng Diệu, Q.4, TP.HCM. Giấy
phép đăng ký KHXB số 995/XB-QLXI/12-VHTT. In xong
và nộp lưu chiểu Quý 4 năm 2004.
Created by AM Word2CHM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_hoc_can_ban_9671.pdf