Tài liệu về Mô tiết ngoài
a. Lông tiết
Có thể là đơn bào hay đa bào, có thể có nguồn gốc từ
biểu bì hoặc từ những tế
bào nằm sâu ở bên trong. (Lông tiết ở cây rau quế,
húng chanh, cà chua .).
b. Tuyến tiết
Tuỳ theo các sản phẩm tiết người ta phân biệt:
- Tuyến mật: thường có ở hoa, trục cụm hoa (hoa
xương rắn, dừa nước .) cũng
có khi nằm trên thân và lá (cây Trẩu). Mật hoa được
bài tiết trực tiếp qua vách tế
bào hay qua lỗ khí đã biến dạng.
- Tuyến thơm: thường có mặt ở các tế bào biểu bì của
cánh hoa (hoa hồng nhài
bưởi) người ta gọi là biểu bì tiết, nhưng ở một số loài
hoa hương thơm được tiết ra
từ một số lớp mô tiết gọi là tuyến thơm.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu về Mô tiết ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô tiết ngoài
a. Lông tiết
Có thể là đơn bào hay đa bào, có thể có nguồn gốc từ
biểu bì hoặc từ những tế
bào nằm sâu ở bên trong. (Lông tiết ở cây rau quế,
húng chanh, cà chua...).
b. Tuyến tiết
Tuỳ theo các sản phẩm tiết người ta phân biệt:
- Tuyến mật: thường có ở hoa, trục cụm hoa (hoa
xương rắn, dừa nước...) cũng
có khi nằm trên thân và lá (cây Trẩu). Mật hoa được
bài tiết trực tiếp qua vách tế
bào hay qua lỗ khí đã biến dạng.
- Tuyến thơm: thường có mặt ở các tế bào biểu bì của
cánh hoa (hoa hồng nhài
bưởi) người ta gọi là biểu bì tiết, nhưng ở một số loài
hoa hương thơm được tiết ra
từ một số lớp mô tiết gọi là tuyến thơm.
- Tuyến tiết chất hôi thối: thường gặp ở một số cây
hoa, cụm hoa, có tuyến tiết
chất thối để hấp dẫn côn trùng, ruồi nhặng...(Hoa của
cây Xương rồng, cây Bán
hạ...).
5.2. Mô tiết trong
a. Tế bào tiết
Đó là những tế bào riêng lẻ, nằm rải rác trong mô
mềm chứa những chất do
chính tế bào đó tiết ra như nhựa, tinh dầu, tanin, chất
nhầy, tinh thể muối khoáng....
Tế bào tiết có hình dạng tương tự như tế bào mô mềm
(đôi khi lớn hơn 1
chút) và có mặt ở hầu hết các cơ quan của cây.
b. Túi tiết
Là những khoang hoặc túi '68ình cầu có một hay vài
lớp tế bào tiết bao bọc bên
ngoài, căn cứ vào đặc điểm hình thành người ta chia
túi tiết ra làm 2 loại:
- Túi tiết phân sinh: tế bào sinh ra túi phân chia nhiều
lần tạo thành khối tế
bào, sau đó các tế bào này tách rời nhau ở giữa làm
thành một khoảng gian bào -
48
khoảng này nới rộng ra tạo thành một khoang trống
lớn chứa chất tiết (các cây họ
sim, họ Hoa tán...).
- Túi tiết dung sinh: tế bào sinh ra túi phân chia nhiều
lần tạo thành khối tế
bào, sau đó các tế bào ở giữa bị tiêu huỷ đi, tạo nên
một khoảng trống lớn chứa chất
tiết (túi tiết các cây họ cam...).
c. Ống tiết
Là những ống dài, vách gồm 2 lớp tế bào bên trong là
các tế bào tiết, lớp bên
ngoài là các tế bào mô nâng đỡ. Các chất tiết có thể là
tinh dầu (rau Mùi, Thìa là...)
nhựa (Thông, Bông...), chất nhầy (Đay...).
d. Ống nhựa mủ
Ống nhựa mủ được hình thành từ các tế bào mô mềm,
thường có dạng hình
ống và có chứa một chất lỏng đặc biệt gọi là chất
nhựa mủ. Các ống nhựa mủ đang
hoạt động tiết nhựa đều ở trạng thái sống, thường có
nhiều nhân. Khi trưởng thành
nhân bị huỷ hoại đi nhưng vẫn giữ lại hạch nhân, tế
bào chất khó phân biệt vì nó
nằm lẫn với chất nhựa mủ, màng của ống nhựa mủ có
cấu tạo bằng cellulose, không
hoá gỗ, đàn hồi; ống nhựa mủ thường gặp ở cây thực
vật 2 lá mầm. Có 2 loại ống
nhựa mủ:
- Ống nhựa mủ đa bào (phân đốt): gồm một chuỗi
các tế bào xếp dọc, màng
ngăn ngang giữa các tế bào có thể còn nguyên vẹn,
hoặc có các lỗ thủng hoặc bị
biến mất hoàn toàn; các ống nhựa mủ có thể liên kết
với nhau tạo thành mạng dẫn
truyền các chất nhựa mủ hoặc không (Loại này
thường gặp ở Cao su, Cúc, Sắn...).
- Ống nhựa mủ đơn bào (không phân đốt): được hình
thành từ một tế bào có
nhựa mủ, khi trưởng thành các tế bào đó thường có
dạng ống; ống nhựa mủ đơn bào
có thể phân nhánh (cây Xương rắn) hoặc không phân
nhánh (cây Trúc đào).
Chất nhựa mủ thường là một chất lỏng, có thể không
màu trong suốt (Dâu
tằm) trắng đục như sữa (Cao su, Sắn...) hoặc màu
vàng (Bứa...), màu đỏ (Thuốc
phiện...).
Thành phần hoá học của chất nhựa mủ bao gồm: các
hydratcacbon, acid hữu
cơ, muối, ancaloid, dầu mỡ, các chất nhầy,
carotinoid, cao su, tinh bột...
6. Mô cơ bản
Trong cơ thể thực vật mô cơ bản chiếm một thể tích
rất lớn, được cấu tạo bởi
những tế bào sống có màng mỏng bằng cellulose, đôi
khi dày lên hoá gỗ, những tế
bào của mô này có hình dạng rất đa dạng: hình tròn,
trái xoan, hình trụ hay hình
phiến... chúng có thể sắp xếp sít nhau hoặc giữa
chúng có những khoảng gian bào
lớn. Các tế bào của mô cơ bản có thể có kích thước
rất bé, ngắn và hẹp, song cũng
có thể có kích thước rất lớn. Mô cơ bản đảm nhận
nhiều chức năng khác nhau, dựa
49
trên cơ sở đó người ta phân biệt ra làm 3 loại: mô hấp
thu, mô đồng hoá và mô dự
trữ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu về Mô tiết ngoài.pdf