Tài liệu Thực tập công nghệ gia công CNC

Sau khi học xong bài này, học viên có thể: - Biết cách chạy chương trình tự động; - Thực hiện truyền dữ liệu từ máy tính 7.1 MỞ MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ CÓ SẴN - MODE đặt ở chế độ EDIT - Bấm PROG trên bàn phím - Bấm phím DIR trên MENU - Nhập tên chương trình cần mở và bấm OSRH trên MENU - Màn hình sẽ hiển thị nôi dung chương trình 7.2 XÓA MỘT CHƯƠNG TRÌNH - MODE đặt ở chế độ EDIT - Bấm phím PROG trên bàn phím - Bấm phím DIR trên MENU - Nhập tên chương trình cần xóa và bấm phím DELETE trên bàn phím 7.3 TẢI CHƯƠNG TRÌNH TỪ PC SANG CNC

pdf80 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thực tập công nghệ gia công CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC III BÀI 6: NHẬP VÀ CHẠY CHƯƠNG TRÌNH VỚI CHẾ ĐỘ MÁY MDI ................................. 65 6.1 NHẬP CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................................... 65 6.1.1 Nguyên lý ..................................................................................................... 65 6.1.2 Định chuẩn máy ............................................................................................ 66 6.1.3 3. Các bước để nhập chương trình ................................................................... 66 6.2 CHẠY CHƯƠNG TRÌNH TỪ MDI ............................................................................... 67 6.2.1 Gá kẹp chi tiết gia công ................................................................................. 67 6.2.2 Cài đặt dao chuẩn và gốc toạ độ cho chi tiết ..................................................... 68 6.2.3 3. Gia công thử – Chạy thử chương trình NC ..................................................... 68 BÀI 7: CHẠY CHƯƠNG TRÌNH NC VỚI CHẾ ĐỘ MÁY AUTOMATIC .............................. 70 7.1 MỞ MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ CÓ SẴN ...................................................................... 70 7.2 XÓA MỘT CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................................... 70 7.3 TẢI CHƯƠNG TRÌNH TỪ PC SANG CNC .................................................................... 70 7.4 THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN DỮ LIỆU VỚI HỘP THOẠI ................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. IV HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC - Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng lập trình và vận hành gia công được trên máy CNC. Sử dụng thành thạo phần mềm MasterCAM để lập trình và xuất G- code để ứng dụng cho một sản phẩm thực tế chi tiết cơ khí cụ thể. Thông qua các bài tập thực hiện để sinh viên có kiến thức về quy trình gia công chế tạo sản phẩm cơ khí nói chung trên máy điều khiển bằng chương trình số. NỘI DUNG MÔN HỌC  Bài 1. TỔ CHỨC CHỖ LÀM VIỆC VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG  Bài 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÁY CNC CAMPRO CNV-850  Bài 3: HỆ THỐNG TỌA ĐỘ TRÊN MÁY PHAY CNC  Bài 4: THAO TÁC TRÊN MÁY PHAY CNC VMC - 860  Bài 5: ĐO DAO VÀ CÀI ĐẶT DAO  Bài 6: NHẬP VÀ CHẠY CHƯƠNG TRÌNH VỚI CHẾ ĐỘ MÁY MDI  Bài 7: CHẠY CHƯƠNG TRÌNH NC VỚI CHẾ ĐỘ MÁY AUTOMATIC Môn học thực tập công nhân cơ khí đòi hỏi sinh viên có nền tảng về cơ sở lý thuyết công nghệ CAD/CAM/CNC, Đo lường cơ khí và dung sai lắp ghép, Vật liệu kỹ thuật cơ khí. YÊU CẦU MÔN HỌC Người học phải dự học đầy đủ các buổi thực tập trên lớp và chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực tập công nhân cơ khí. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, người học cần đọc kỹ phần lý thuyết, đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học. HƯỚNG DẪN V Đối với mỗi bài thực hành, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài thực hành. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá gồm: - 100 % điểm học phần lấy từ điểm trung bình cổng các bài kiểm tra thực hành kết thúc mỗi bài. - Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 0,5. BÀI 1: TỔ CHỨC CHỖ LÀM VIỆC VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Nắm được cách thức bố trí nơi làm việc;  Biết được nội quy xưởng thực hành;  Hiểu được an toàn lao động trong xưởng; 1.1 Nội quy thực tập xưởng CNC Điều 1 Vào xưởng quần áo cặp sách phải gọn gàng đúng quy định. Phải đi giầy trong khu vực xưởng. Tập trung nghe giảng và quan sát các thao tác mẫu của giáo viên. Ghi chép đầy đủ các bản vẽ, yêu cầu kỹ thuật, bản quy trình công nghệ. Điều 2 Trong giờ thực tập phải giữ trật tự, không đi qua lại, luôn có mặt tại xưởng. Nếu đi ra ngoài hoặc từ xưởng này qua xưởng khác phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu, ăn quà vặt, sử dụng điện thoại và các phương tiện nghe nhìn khác. Điều 3 Tuyệt đối không được tự động sử dụng các thiết bị máy móc khi chưa được phân công hay chưa được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Điều 4 Trong thời gian thực tập không đựơc bỏ vị trí khi đang vận hành máy. Muốn đi ra ngoài phải tắt máy và được phép của giáo viên hướng dẫn. Điều 5 HƯỚNG DẪN VII Sinh viên không được đưa người lạ vào trong xưởng khi chưa được phép của giáo viên hướng dẫn. Khách vào xưởng phải có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Điều 6 Trong quá trình thực tập học sinh sinh viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xảy ra hư hỏng hoặc mất mát máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư. Phải có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị trong xưởng, tránh làm những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Điều 7 Trong khi thực tập, nếu có sự cố xảy ra tai nạn, hư hỏng máy móc, phải cắt điện ở máy, nhanh chóng cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây tai hại, sơ cấp cứu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến trạm y tế, giữ nguyên hiện trường và báo cáo với giáo viên hướng dẫn. Điều 8 Cuối giờ thực tập nhanh chóng kiểm tra thu dọn dụng cụ thiết bị, giao nộp sản phẩm, làm vệ sinh máy móc, chỗ làm việc và toàn bộ xưởng. Sau đó tập trung lớp nghe giáo viên rút kinh nghiệm và phổ biến công việc ngày hôm sau. Điều 9 Tất cả mọi học sinh sinh viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tất cả các nội qui xưởng đã đề ra. 1.2 KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.2.1 An toàn lao động a. Trước khi làm việc - Kiểm tra máy móc, dây điện, dây nối mát, đồ gá phôi và các thiết bị dùng cho công việc có hoạt động bình thường hay không. - Đọc bản hướng dẫn qui trình, nghiên cứu bản vẽ, đọc kỷ các yêu cầu kỹ thuật đề ra đối với công việc. - Tính các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của bàn hướng dẫn qui trình - Kiểm tra đầy đủ các dụng cụ thiết bị và phôi liệu dùng trong công việc. - Điều chỉnh các thông số máy và các dụng cụ thiết bị phù hợp với yêu cầu. - Đặt lên bàn làm việc những dụng cụ, thiết bị, phôi liệu, đồ gá cần thiết để bắt đầu làm việc theo bản hướng dẩn qui trình. b. Trong khi làm việc Trên bàn làm việc chỉ đặt những dụng cụ và vật dụng cần thiết trong thời gian làm việc nhất định. Sau khi dùng xong dụng cụ nào phải sắp xếp đúng chỗ quy định. Không được: - Vứt các dụng cụ vào nhau hay vứt lên vật khác - Tự ý điều chỉnh máy nếu chưa được hướng dẫn sử dụng. - Đập phá máy móc hay bàn gá phôi và dụng cụ thiết bị. - Đặt ngổn ngang phôi, dụng cụ thiết bị, thức ăn trên bàn gá phôi. Thường xuyên giữ sạch sẽ ngăn nắp nơi làm việc c. Khi làm xong công việc - Thu dọn phôi, dụng cụ thiết bị để đúng nơi quy định. - Tắt CB hay cầu dao điện máy móc thiết bị. - Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc. - Bàn giao máy móc dụng cụ thiết bị cho tổ trưởng hay người trực trong ca thực tập, trả lại cho xưởng. 1.2.2 An toàn lao động trên máy tiện CNC Thợ cơ khí cần nhận thức được sự cẩn thiết của việc bảo đảm an toàn trong khu vực xưởng và phải luôn tôn trọng các nguyên tắc an toàn. Thiếu tôn trọng các nguyên tắc này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cùng sự lãng phí thời gian, tiền bạc làm ảnh hưởng đến sự sản xuất của công ty. Các nguyên tắc an toàn vận hành máy phay và tiện CNC: HƯỚNG DẪN IX Máy tiện, cũng như các máy công cụ khác, cỏ thể gây nguy hiểm nếu không được vận hành đúng. Một người vận hành máy tiện tốt là người vận hành an toàn, nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ máy tiện và khu vực xung quanh sạch sẽ ngăn nắp. Bất kỳ tai nạn nào bên máy đều không phải do ngẫu nhiên; chúng thường được gây ra bởi sự thiếu thận trọng. Để hạn chế tối đa sự cố khi vận hành máy tiện nên tôn trọng những nguyên tắc sau đây: “Quy tắc an toàn thứ nhất và quan trọng nhất là tuân theo mọi quy tắc an toàn” 1. Luôn luôn mang kính bảo hộ. Khi vận hành máy tiện các phoi tiện sẽ bay ra, nên kính bảo hộ rất quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn. 2. Bạn nên xắn tay áo lên, tháo bảng tên (nơ, bím tóc) và làm gọn áo quần. Tay áo ngắn được ưa chuộng hơn bởi vì quần áp lụng thụng có thể bị vướng vào các tốc mâm cặp, mâm cặp, và các chi tiết quay của máy tiện CNC, đầu trục chính máy phay CNC. Bạn có thể bị kéo vào máy và bị thương tổn nghiêm trọng. 3. Không bao giờ đeo nhẫn hoặc đồng hồ vì : Nhẫn hoặc đồng hồ có thể bị vướng vào vật đang quay hoặc các bộ phận của máy tiện và gây ra những tôn thương nghiêm trọng. Một vật bằng kim loại rơi lên tay sẽ làm cong hoặc gãy chiếc nhẫn, gây ra sự đau đớn cho đến khi có thể tháo chiếc nhẫn ra . 4. Không được vận hành máy phay, tiện CNC khi bạn chưa hoàn toàn hiểu các điều khiển máy. Không biết điều gì có thể xảy ra khi các cần hoặc công tắc được bật lên, có thể rất nguy hiểm. Bảo đảm bạn có thể dừng máy một cách nhanh chóng trong trường hdp những điều bất ngở xảy ra. 5.Không bao giờ vận hành máy phay hay tiện CNC nếu không đóng tấm chắn an toàn hoặc các tấm chắn không được đóng chính xác. Các chắn bảo vệ được lắp đặt bởi nhà chế tạo để che các bánh răng, đai hoặc trục đang quay. Quần áo lụng thụng hoặc tay có thể bị kéo vào các bộ phận quay nếu tấm chắn không được lắp đặt. 6. Dừng máy tiện trước khi bạn đo chi tiết gia công, làm vệ sinh , bõi dầu, hoặc điều chỉnh máy. Việc đo các bộ phận đang quay có thể làm gãy dụng cụ hoặc tổn thương cá nhân. 7. Không được dùng giẻ để làm sạch chi tiết gia công hoặc khi máy tiện đang hoạt động. Giẻ có thể bị vướng và kéo vào cùng với bàn tay của bạn. 8. Không được dừng mâm cặp máy tiện hoặc đĩa truyền động bằng tay. Tay của bạn có thể bị tổn thương hoặc các ngón tay bị gãy nếu chúng vướng vào các khe và các chổ lồi của đĩa truyền động hoặc mâm cặp. 9. Bảo đảm mâm cặp hoặc tấm mặt được lắp chắc chắn trước khi khởi động máy tiện. Nếu máy tiện được khởi động có một phụ tùng của trục chính không chặt, chuyển động quay sẽ nới lỏng phụ tùng đó và làm văng ra khỏi máy tiện. Một phụ tùng nặng, với tốc độ được tạo bởi chuyển động quay của trục chính, có thể trở thành viên đạn nguy hiểm. 10. Luôn luôn tháo chìa vặn mâm cặp ra sau khi sử dụng. Không được bỏ quên trong mâm cặp ở bất kỳ thời gian nào. Nếu máy tiện được khởi động với chìa vặn nằm trong mâm cặp, điều sau đây có thể xảy ra. Chìa vặn có thể bay ra và làm tổn thương một người nào đó. Chìa vặn có thể bị mắc kẹt vào băng máy tiện, làm hư hỏng chìa vặn, băng máy tiện, mâm cặp và trục chính máy tiện. Đối với một số máy CNC kẹp chặt phôi bằng thủy lực. Hãy chắt chắn rằng việc kẹp phôi kẹp đúng bằng cách dùng tay vặn kiểm tra lại việc kẹp lên phôi đã đủ lực kẹp chặt. 11. Di chuyển bàn dao tới vị trí xa nhất của đường cắt và quay trục chính’imáy tiện đủ một vòng bằng tay trước khi bạn khởi động máy tiện. Điều nầy sẽ bảo đảm tất cả các bộ phận không bị kẹt Có thể ngăn chặn sự cố và hư hỏng đối với máy tiện HƯỚNG DẪN XI 12. Giữ mặt sàn xung quanh máy không có dầu, mỡ, phoi kim loại, dụng cụ, và các chi tiết gia công vì: Dầu, mỡ có thể làm ngã (té), điều đó có thể dẫn đến những tổn thương đau đớn. Các vật dụng trên mặt sàn rất nguy hiểm vì chúng có thể gây ra sự vấp ngã. 13. Bạn không nên đùa cợt ở mọi lúc, nhất là khi vận hành máy công cụ. Sự đùa cợt có thể dẫn đến sự vấp ngã hoặc bị đẩy vào trục chính hoặc chi tiết gia công đang quay. 14. Luôn luôn dùng chổi để quét phoi tiện và không bao giờ dùng tay hoặc vải. Các phoi thép sắc cạnh có thể gây ra vết thương nếu được xử lý bằng tay hoặc bằng vải có phoi tiện được bọc trong đó. 15. Luôn luôn tháo dao tiện sắc ra khỏi giá dụng cụ mỗi khi đánh bóng, giũa, làm vệ sinh, hoặc thực hiện các điều chỉnh đối với chi tiết gia công hoặc máy tiện để tránh các vết cắt nguy hiểm cho cánh tay hoặc bàn tay của bạn. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Hãy nêu các nội quy xưởng thực hành Câu 2: Trình bày các quy định an toàn lao động trong xưởng thực tập CÂU HỎI ÔN TẬP XII I BÀI 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÁY CNC CAMPRO CNV-850 Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Biết được một số thông số máy phay CNC Campro  Hiểu được chức năng phím điều khiển; 2.1 Giới thiệu máy phay CNC - Tên máy: CAMPRO CNV-850 - Hệ điều khiển: FANUC Oi MD Hình 1: Máy phay CAMPRO CNV-850 2.1.1 Kích thước không gian gia công: Không gian gia công của máy phay được xem như là vùng giới hạn mà trong đó dao phay được phép dịch chuyển. Kích thước của không gian gia công phụ thuộc vào kích thước máy - hay nói một cách khác kích thước của không gian gia công phụ thuộc vào chiều dài công tác của Visme tương ứng. Tùy theo máy mà kích thước của không gian gia công là một thông số quan trọng do hệ điều khiển quản lý. Mọi chuyển động vượt ra ngoài phạm vi của không gian gia công đều không được chấp nhận ngay tại thời điểm mà hệ điều khiển duyệt chương trình gia công. Để hỗ trợ cho chức năng trên, ở cuối các giới hạn theo các trục đều được thiết kế công tắc cuối hành trình nhằm khống chế sự vượt ra khỏi khuôn khổ của không gian gia công. - Chiều dài (trục X): 820 mm - Chiều dài (trục Y): 520 mm - Chiều cao (trục Z): 520 mm 2.1.2 Ổ CHỨA DAO VÀ TRỤC MANG DAO Ổ chứa dao: Hình 2: Ổ chứa dao - Ổ chứa dao gồm 24 vị trí được đánh số từ 01 đến 24 CÂU HỎI ÔN TẬP XV - Chuyển động thay dao ATC thay dao bằng cần thay dao Trục mang dao: - Đuôi côn của trục gắn dụng cụ BT40 - Số vòng quay của trục chính từ 1- 8000 vòng /phút 2.1.3 LƯỢNG CHẠY DAO CÓ THỂ - Theo phương dọc và ngang: 10 000 mm/phút - Theo phương đứng: 10 000 mm/phút - Chạy không theo phương dọc và ngang: 30 000 mm/phút - Chạy không theo phương đứng: 1000 mm/phút 2.1.4 CÔNG SUẤT DẪN ĐỘNG - Số vòng quay của motor trục chính: 8000 vòng/phút - Công suất dẫn động: Motor dẫn động 3 trục: 2,7HP Motor dẫn động trục chính: 7.5 / 11 KW (15 HP) Các thông số khác: Kích thước máy ( dài x rộng x cao) 2930 x 2260 x 2680 mm Trọng lượng máy 5000 kgs Tổng công suất tiêu thụ điện 15 KVA Kích thước bàn làm việc 950 x 520 mm Tải trọng lớn nhất trên bàn làm việc 500 kgs Kích thước rãnh chử T trên bàn làm việc 18 x 5 x 100 mm 2.2 CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÍM TRÊN MÁY Hình 3: Màn hình điều khiển FANUC Oi MD CÂU HỎI ÔN TẬP XV II Hình 4: Màn hình, bàn phím điều khiển lập trình, hiệu chỉnh Hình 5: Bàn phím điều khiển chức năng Số TT Tên công tắc (Phím chức năng) Chức năng (Công dụng) 1 Công tắc mở, khởi động máy 2 Công tắc nhút nhấn tắc máy CNC. 3 Công tắc tắt khẩn cấp 4 Khóa mở bàn phím 5 MAG.TOOL: Đèn báo ổ chứa dao hiện hành. SPD.TOOL: Đèn báo trục chính mang dao hiện hành. 6 Phím khởi động chương trình NC (Nút màu xanh) CÂU HỎI ÔN TẬP XI X 7 Phím ngừng tức thời chương trình NC (Nút màu đỏ) 8 9 Các chế độ chọn: 10 EDIT: Chế độ biên tập, hiệu chỉnh chương trình 11 RMT : Kết nối với máy tính Đèn báo toạ độ chuẩn R Đèn báo vùng thao tác bằng tay  Vùng điều khiển tự động  Vùng điều khiển bằng tay 12 MEM: Chế độ chạy tự động một chương trình NC 13 MDI: Chế độ nhập và gia công chương trình bằng tay 14 HND: Chế độ thao tác với tay quay điện. 15 JOG: Chế độ chạy dao điều khiển bằng tay (tốc độ thấp) 16 JOB RADID: Chế độ chạy dao nhanh không cắt gọt điều khiển bàng tay 17 REF: Chế độ chạy về điểm chuẩn máy 18 Núm chỉnh khuyếch đại tốc độ cắt (tỷ suất bước tiến) CÂU HỎI ÔN TẬP XX I 19 Núm chỉnh khuyếch đại chạy dao nhanh không cắt gọt (tỷ suất nhanh) 20 Núm chọn khuyếch đại tốc độ trục chính (tỷ suất tốc độ trục chính) 21 Chế độ chạy từng câu lệnh 22 Ngừng tạm thời chương trình 23 Chế độ bỏ chọn một khoảng chương trình 24 Chế độ gia công không làm nguội 25 Chế độ bỏ chọn một câu lệnh trong chương trình NC 26 Phím tắt mở thiết bị chiếu sáng 27 Phím khóa trục chính máy 28 Trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ 29 Trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ 30 G Chế độ phun hơi ngay tâm trục chính máy 31 Phím tắt mở chế độ phun hơi 32 Chế độ đẩy phoi tự động hướng đi tới 33 Chế độ đẩy phoi tự động hướng đi ngược về 34 Tắt mở chế độ tưới dung dịch làm nguội Auto CÂU HỎI ÔN TẬP XX III 35 Tắt mở chế độ tưới dung dịch làm nguội B 36 Chế độ quay ổ chứa dao ngược chiều kim đồng hồ 37 Chế độ quay ổ chứa dao ngược chiều kim đồng hồ CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Các thông số cơ bản máy Phay đang vận hành? Câu 2: Nêu công dụng từng phím chức năng trên màng hình điều khiển? CÂU HỎI ÔN TẬP XX V BÀI 3: HỆ THỐNG TỌA ĐỘ TRÊN MÁY PHAY CNC Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Nắm được hệ thống tọa độ trên máy phay cnc, hệ tọa độ chi tiết gia công;  Nắm được hệ thống các điểm chuẩn trên máy phay CNC  Hiểu được các mã lệnh cơ bản phay cnc với Fanuc Oi MD 3.1 HỆ THỐNG TỌA ĐỘ TRÊN MÁY PHAY CNC 3.1.1 Hệ thống tọa độ góc Trên, Trước, Trái Với sự trợ giúp của hệ thống tọa độ góc Trên, Trước, Trái và phương chiều được quy ước như hình vẽ 1, mọi điểm của vật thể được xác định giá trị một cách dễ dàng theo các trục X; Y; Z ngay cả khi chúng ta tịnh tiến gốc toạ độ đến một vị trí khác bất kỳ nhưng luôn phải theo nguyên tắc là: Gốc tọa độ của chi tiết gia công do người dùng định nghĩa trên máy phải trùng với gốc tọa độ của chương trình NC. Hình 6: Hệ thống gốc tọc độ góc trên, trước, trái X YZ P1 P2 Ví dụ: P1 X = 30 Y = 20 Z = 0 P2 X = 30 Y = 0 Z = -10 Hình 7: Mô tả nguyên tắc bàn tay phải để xác định chiều dương của các trục trên máy phay 3.1.2 Hệ tọa độ máy và phôi trên máy phay CNC Hình 8a: Hệ tọa độ máy Hình 8b: Hệ tọa độ phôi + X + Y + Z M X Y Z X Y Z W CÂU HỎI ÔN TẬP XX VII 3.1.3 Các trục trên máy phay CNC Hình 9a: Máy có trục dao thẳng đứng Hình 9b: Máy có trục dao nằm ngang 3.1.4 Chuyển động quay quanh các trục tọa độ + Y - Y - X + X + Z - Z - Y + Y + Z - Z - X + X Hình 10: Mô tả chuyển động quay quanh các trục Ngoài chuyển động dọc theo các trục X,Y và Z còn có thể điều khiển các chuyển động quay quanh mỗi trục. Các chuyển động quay này có thể được điều khiển và được gọi là trục A, B hay C. Ở những máy được trang bị thêm đầu phân độ điều khiển được - Phụ tùng này được xem như là trục thứ tư của máy. Tùy theo cách gá mà chúng ta có trục quay quanh Z hoặc X hoặc Y. Tên của trục thứ tư này ở một số hệ điều khiển được gọi là trục C . Hình 11: Trung tâm gia công với 4 trục tịnh tiến và 2 trục quay 3.2 HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM CHUẨN TRÊN MÁY PHAY CNC Ở máy công cụ CNC nói chung và trên máy phay CNC nói riêng người ta phân biệt ít nhất 4 loại điểm khác nhau - đó là gốc tọa độ của máy M; Điểm tham chiếu R; Gốc tọa độ của chi tiết W; Điểm chuẩn của dụng cụ cắt T. CÂU HỎI ÔN TẬP XX IX 3.2.1 Các điểm chuẩn Để hệ điều khiển máy công cụ CNC có thể điều khiển mọi hoạt động của nó được thông qua sự biểu diễn các tọa độ và sự hiệu chỉnh chuyển động của bàn máy - người ta dùng một hệ thống tọa độ riêng còn được gọi là hệ thống các điểm chuẩn. a. Gốc tọa độ của máy - M ( Machine zero ) Gốc tọa độ của máy M là gốc của hệ thống đo hành trình của máy sau khi đã được định chuẩn. Điểm này do nhà thiết kế thiết lập và ấn định, không thay đổi được. b. Điểm định chuẩn máy - R ( Reference point ) Điểm định chuẩn máy - R là điểm mà tại đó hệ điều khiển của máy nhận biết được gốc tọa độ của máy - M. Điều này giúp cho hệ điều khiển định chuẩn được hệ thống đo hành trình cho các trục đồng thời với việc kiểm soát được chuyển động của bàn máy, và của dụng cụ cắt. c. Điểm tham chiếu của dụng cụ cắt - T ( Tool reference point ) Hệ điều khiển của máy chỉ nhận biết được chuyển động của T, do vậy khi viết chương trình NC là việc hệ thống lại tọa độ của T trong W theo một biên dạng nào đấy so với M. Trên thực tế, việc sử dụng chương trình NC để gia công còn phải cần đến các gía trị hiệu chỉnh dụng cụ cắt như gía trị chiều dài từ mũi dao đến T (Hiệu chỉnh trong Z) và giá trị bán kính dụng cụ cắt (hiệu chỉnh trong XY). d. Gốc tọa độ của chi tiết gia công - W (Work part zero) Gốc tọa độ của chi tiết gia công - W là một điểm thường nằm trên chi tiết gia công do người dùng định nghĩa. Điểm có tọa độ tuyệt đối so với gốc tọa độ của máy M và thường trùng với gốc thảo chương NC. Gốc tọa độ của chi tiết gia công W chỉ được định nghĩa sau khi máy đã được định chuẩn và chỉ có tác dụng trong một lần khởi động máy. 3.2.2 Mô tả các điểm chuẩn trên máy phay CNC Hình 12: Tham khảo các điểm chuẩn trên máy CNC CÂU HỎI ÔN TẬP XX XI 3.2.3 Hình dáng hình học của dụng cụ cắt và các giá trị hiệu chỉnh Bản chất của việc lập trình NC là cung cấp tất cả những điều kiện đường cần thiết của điểm chuẩn dụng cụ cắt cho hệ điều khiển, nhưng điểm chuẩn dụng cụ cắt lại không tham gia cắt gọt mà là mũi dao. Như vậy ở đây cần có một sự tính toán khoảng chạy của dao sao cho đúng ý đồ của chương trình NC qua 2 thông số đặc trưng là chiều dài và bán kính của từng loại dụng cụ cắt và được lưu trữ trong thư viện dao của máy với từng địa chỉ dao tương ứng. - Chiều dài hiệu chỉnh L: Nếu chọn T là dao chuẩn có chiều dài L = 0 thì chiều dài hiệu chỉnh L của các dao thành phần tham gia gia công là khoảng cách từ mũi dao đến T theo trục Z - Các gía trị này đều do người dùng định nghĩa - Bán kính dụng cụ cắt: Mỗi một dụng cụ cắt có một bán kính được lưu trữ trong thư viện dao của máy với từng địa chỉ tương ứng. ( Các gía trị này đều do người dùng định nghĩa) - Quỹ đạo tâm dao/ khoảng cách đều: Căn cứ vào bán kính dụng cụ cắt được lưu trữ trong thư viện dao của máy mà hệ điều khiển tính toán hiệu chỉnh sao cho dụng cụ cắt luôn chuyển động cách đều đường gia công một khoảng bằng bán kính dao. Hình 15: Chiều dài và bán kính hiệu chỉnh của dao phay Hình 16: Anh hưởng của bán kính dao phay đến đường gia công Hình 17: Đường tâm dao và khoảng cách đều CÂU HỎI ÔN TẬP XX XII I 3.3 HỆ TỌA ĐỘ CHI TIẾT GIA CÔNG Hình 19 : Hệ tọa độ của chi tiết gia công trong hệ thống tọa độ của máy - Hệ tọa độ của chi tiết gia công phải nằm trong hệ thống tọa độ của máy được hệ điều khiển của máy nhận biết và hiển thị các giá trị chuyển động tương ứng lên trên màn hình điều khiển. - Tùy theo cách sử dụng của người điều khiển máy mà hệ điều khiển tiếp nhận hệ tọa độ của chi tiết gia công là gián tiếp hay trực tiếp. - Gián tiếp là: Sử dụng các lệnh di chuyển gốc tọa độ tuyệt đối như: G54; G55; G56; G57; G58; G59 với các giá trị của X; Y; Z là các khoảng cách từ gốc tọa độ của máy M đến gốc tọa độ của chi tiết W. Lúc này các tọa độ hiển thị trên màn hình điều khiển là các giá trị thực từ M đến mũi dao. - Trực tiếp là: Do người dùng trực tiếp cài đặt gốc tọa độ chi tiết gia công W. Các tọa độ tại vị trí W ( So với gốc M và các giá trị hiệu chỉnh chiều dài dao Phay ) lúc này là các gía trị để tham chiếu cho các giá trị hiển thị trên màn hình. Do vậy các tọa độ hiển thị trên màn hình sau khi có W là vị trí thực của W so với dao thực. 3.3.1 Tọa độ và kích thước tuyệt đối, tọa độ và kích thước tương đối Trong vẽ kỹ thuật người ta áp dụng 2 hệ thống kích thước khác nhau đó là: a. Tọa độ tuyệt đối - Kích thước tuyệt đối của một điểm Là kích thước luôn được so với gốc tọa độ. Người ta còn gọi là kích thước theo chuẩn. b. Tọa độ tương đối - Kích thước tương đối của một điểm Kích thước của một điểm được gọi là tương đối khi nó nhận điểm trước nó theo thứ tự - làm gốc tọa độ. Hình 20: So sánh 2 hệ thống đo kích thước Hình a: Đo kích thước theo kiểu tuyệt đối hay còn gọi là đo kích thước theo chuẩn Hình b: Đo kích thước theo kiểu chuỗi hay còn gọi là kích thước liên tục CÂU HỎI ÔN TẬP XX XV Hình 21: Đường gia công với hai hình thức sử dụng kích thước 3.3.2 Các mặt phẳng gia công và nội suy đường tròn: Hình a: Đường gia công với kích thước tuyệt đối Dao phay gia công từ điểm xuất phát ( X30, Y30 ) đến điểm đích ( X110, Y75 ) Hình b: Đường gia công với kích thước tương đối Dao phay gia công từ điểm xuất phát ( X30, Y30 ) đến điểm đích ( X80, Y45 ) Hình 23: Các mặt phẳng gia công và nội suy Hình 24: Sự biểu diễn chuyển động tròn trong 3 mặt phẳng gia công 3.4 CÁC MÃ LỆNH CƠ BẢN PHAY CNC VỚI FANUC Oi MD 3.4.1 Các lệnh đơn vị và hệ tọa độ CÂU HỎI ÔN TẬP XX XV II  Hệ đơn vị G20: Hệ inch G21: Hệ mét  Hệ tọa độ tuyệt đối và tương đối Hệ tọa độ tuyệt đối: G90 Hệ tọa độ tương đối: G91 3.4.2 LỆNH NỘI SUY  Lệnh chạy dao nhanh: G00 X.. Y.. Z..  Lệnh nội suy đường thẳng G01 X.. Y.. Z ..F.. ; G01 A.. B.. C.. F.. X,Y,Z: tọa độ điểm cuối F: tốc độ chạy dao A,B,C: tọa độ trục quay  Nội suy cung tròn G02/G03 X..Y..Z.. R.. F..hoặc G02/G03 X..Y.. Z.. I.. J.. K.. F.. G02: Nội suy đường tròn cùng chiều kim đồng hồ. G03:Nội suy đường tròn ngược chiều kim đồng hồ. X,Y,Z: tọa độ điểm cuối R: bán kính cung tròn nội suy I.. J.. K.. khoảng cách điểm tâm so với điểm đầu CÂU HỎI ÔN TẬP XX XI X 3.4.3 CÁC LỆNH TRỞ VỀ ĐIỂM THAM CHIẾU  Tự động trở về điểm tham chiếu G28 X..Y..Z.. X,Y,Z: tọa độ điểm trung gian  Tự động trở về từ điểm tham chiếu G29 X..Y..Z.. X,Y,Z: tọa độ điểm cuối 3.4.4 LỆNH KHAI BÁO GỐC TỌA ĐỘ  Thiết lập mặt phẳng gia công G17 gia công mặt phẳng OXY G18 gia công mặt phẳng OXZ G19 gia công mặt phẳng OYZ  Khai báo gốc tọa độ lập trình G54 đến G59 G54 X..Y..Z.. 3.4.5 CÁC LỆNH CHỨC NĂNG PHỤ M02: kết thúc chương trình M30: kết thúc chương trình và tự động trở về điểm tham chiếu M00: dừng dao không điều kiện M01: dừng dao có điều kiện CÂU HỎI ÔN TẬP XL I M03: Clockwise Spin (trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ) M04: Counter Clockwise Spin (trục chính quay ngược chiều KĐH) M05: Spin Stop M06: Tool Change (Thay dao) M07: Flood On M08: Mist On M09: Flood Off M10: Air On M11: Through On M98: Gọi chương trình con M98 P.. (P: số hiệu chương trình con) M99: Kết thúc chương trình con 3.4.6 CÁC LỆNH BÙ TRỪ DAO  Bù trừ chiều dài dao G43/G44 H .. Z .. G43: bù trừ chiều dài dao theo chiều dương G44: bù trừ chiều dài dao theo chiều âm Z: Chiều sâu gia công H: Số hiệu thanh ghi lưu trữ giá trị bù trừ G49: hủy bỏ lệnh bù trừ dao  Bù trừ bán kính dao G40, G41, G42 Bù trừ bán kính dao trái G41 Bù trừ bán kính dao phải G42 G41 G42 Phay biên dạng lồi Phay hốc 3.4.7 CÁC CHU TRÌNH CƠ BẢN HỆ ĐIỀU KHIỂN FANUC  G80: hủy bỏ tất các các chu trình G73, G74, G76, G81 ÷ G89 Chú ý : Khi xuất chương trình bằng phần mềm Cimatron, trước câu lệnh mỗi chu trình có lệnh G98 và G99 CÂU HỎI ÔN TẬP XL III  Chu trình khoan G81 G81 X.. Y.. Z.. R.. F.. R: Cao độ tham chiếu F: Tốc độ chạy dao X, Y: Tọa độ của tâm lỗ Z: tọa độ của đáy lỗ  Chu trình khoan có dừng ở cuối hành trình G82 G82 X.. Y.. Z.. R.. P.. F.. P: Thời gian dừng ở cuối hành trình  Chu trình khoan lỗ sâu G83 G83 X.. Y.. Z.. Q.. R.. F.. Q: chiều sâu từng lớp cắt được tính theo tọa độ tương đối và có giá trị dương  Chu trình Taro G84 G84 X.. Y.. Z.. R.. P.. F..  Chu trình doa tinh G85 G85 X.. Y.. Z.. R.. F.. CÂU HỎI ÔN TẬP XL V  Chu trình doa thô G86 G86 X.. Y.. Z.. R.. F..  Chu trình khoét lỗ bậc G87 G87 X.. Y.. Z.. R.. Q..(I.. J..) P.. F.. Q..(I.. J..) : Giá trị dịch chuyển theo phương ngang  Chu trình doa thô có dừng ở cuối hành trình G88 X.. Y.. Z.. R.. P.. F..  Chu trình doa tinh có dừng ở cuối hành trình G89 X.. Y.. Z.. R.. P.. F..  Chu trình khoan tốc độ cao G73 G73 X.. Y.. Z.. Q.. R.. F..  Chu trình Taro ren trái G74 G74 X.. Y.. Z.. R.. P.. F..  Chu trình doa chính xác G76 G76 X.. Y.. Z.. R.. Q.. P.. F.. CÂU HỎI ÔN TẬP XL VII BÀI 4: THAO TÁC TRÊN MÁY PHAY CNC VMC - 860 Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Biết được cách vận hành máy CNC ;  Hiểu và biết cách khắc phục sự cố trên máy phay; 4.1 KHỞI ĐỘNG MÁY 4.1.1 Bật nguồn điện - Bật công tắc chính ở tủ điện (phía sau máy Phay) và chờ cho đến khi các động cơ hoạt động ổn định (khoảng 1 phút). - Bấm nút khởi động hệ điều khiển (nút lớn màu xanh ở phía trên bên trái của bàn phím điều khiển. Nếu nghe tiếng hú thì xoay công tắc tắt khẩn cấp theo chiều kim đồng hồ). 2. Định chuẩn máy (R) Bắt buộc phải thực hiện trong các trường hợp sau: - Sau khi khởi động máy - Sau khi xảy ra các sự cố hoặc bị cúp điện bất thường. Thao tác như sau: + Kiểm tra tổng quát + Quay bằng tay các trục để cho dao và bàn máy ở vị trí nào đó sao cho khi các trục tự động chạy về R thì không làm tác động đến công tắc cuối hành trình. + Rapid Override ở vị trí Fo. + Mode ở vị trí ZRN. + Khi tất cả đã được kiểm tra có nghĩa là: Máy đã sẵn sàng và hoàn toàn an toàn khi thực hiện thao tác định chuẩn + Động tác cuối cùng CÂU HỎI ÔN TẬP XL IX  Bấm nút + Z và mở Rapid Override  Bấm nút – X  Bấm nút + Y Các trục sẽ chạy tự động và đèn báo X – Y – Z cháy sáng Kiểm tra lại tọa độ chuẩn máy (R) bằng cách bấm nút POS trên bàn phím và quan sát hiển thị màn hình. 4.2 NHỮNG THAO TÁC SAU KHI CHẠY ĐỊNH CHUẨN - Được áp dụng khi chuẩn bị máy để gia công một chi tiết mới. - Kiểm tra toạ độ chuẩn máy trên màn hình bằng phím POS ( với FANUC – Oi thì chuẩn R trùng với M nên toạ độ hiện thị đều bằng 0). - Quan sát bàn phím hiển thị trục chính mang dao số mấy? SPG. TOOL. Ví dụ: 04 - Quan sát ổ chứa dao hiện hành còn chứa dao không? MAG.TOOL - Trường hợp ổ chức dao hiện hành đang chứa dao. Trục chính máy mang dao thì phải tháo dao ở trục chính máy. Thực hiện thao tác tay. Tránh trường hợp máy cất 2 dao vào cùng 1 vị trí ổ chức dao. 4.3 VÙNG ĐIỀU KHIỂN CỦA MÁY PHAY FANUC – Oi Máy Phay FANUC – Oi có hai vùng điều khiển : - Vùng điều khiển bằng tay : kí hiệu Vùng điều khiển này dùng để chạy định chuẩn máy, rà dao, chạy dao nhanh phay như máy phay vạn năng với sự trợ giúp của tay quay điện và một vài chức năng tương ứng. - Vùng điều khiển tự động : kí hiệu dùng để lập trình, đồ hoạ, mô phỏng, cấu hình, hiệu chỉnh máy. 4.4 THAO TÁC VỚI VÙNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY 4.4.1 Điều khiển trục chính mang dao của máy phay Đặc trưng cuả máy phay FANUC – oi là phải khai báo số vòng quay bằng câu lệnh. Sau đó mới điều khiển được tốc độ trục chính mang dao và chiều quay bằng tay. Máy chỉ hiểu được tốc độ khi đã khai báo. Thao tác như sau : - Đặt Mode ở vị trí MDI - Mở khoá bàn phím - Nhập câu lệnh tốc độ và chiều quay. (VD:S2000 M03 – EOBE – INSERT). - Mở nút CYCLE START. - Bấm phím Reset để tắt chức năng lập trình bằng câu lệnh. - Chuyển Mode sang vị trí vùng điều khiển bằng tay HND - Ấn các phím chức năng : CÂU HỎI ÔN TẬP LI + Quay cùng chiều kim đồng hồ, chiều phải + Quay ngược chiều kim đồng hồ, chiều trái + Ngừng trục chính + Khoá trục chính tại vị trí xác định Chỉ sử dụng khi tháo lắp dao vào chuôi côn dao - Đèn báo cháy sáng ở phiếm nào thì máy đang thực hiện chức năng của phím đó. - Ta có thể thay đổi tốc độ đã chọn bằng núm chọn tốc độ. (SPINDLE OVERRDE). Số phần trăm chỉ trên núm chỉnh là phần trăm của tốc độ được nhập. - Quan sát tốc độ trên màn hình. 4.4.2 Thay đổi tốc độ và dừng trục chính máy : - Muốn thay đổi tốc độ ta phải dừng trục chính máy. - Chuyển Mode sang vị trí MDI và thao tác lại như mục1 4.4.3 Quan sát tốc độ đang sử dụng : Ta có thể quan sát tốc độ quay của trục chính đang sử dụng được báo bằng số trên màn hình. 4.4.4 Chạy dao tự động điều khiển bằng tay : Chuyển động chạy dao tự động điều khiển bằng tay được áp dụng khi phay như phay máy phay thường mà không cần chương trình NC. - Chuyển Mode sang vị trí JOG - Chỉ định vận tốc cắt bằng núm chỉnh khuyếch đại vận tốc cắt (FEED OVERRIDE) - Theo dõi và so sánh giá trị giá trị thực của lượng chạy sao F đã được chỉ định với lượng chạy dao F của máy trên màn hình. - Khởi động tốc độ và chiều quay trục chính (Xem mục1) - Chọn trục và hướng tiến dao theo các phím chức năng +X, -X, +Y, -Y, +Z, -Z. - An và giữ các phím chức năng * Lưu ý : Máy không tự biết cuối hành trình của từng trục nên người sử dụng phải chú ý không cho máy chạy quá giới hạn cuối cùng. 4.4.5 Chạy dao nhanh không cắt gọt : Chạy dao nhanh thường được áp dụng khi di chuyển vị trí dao. Người sử dụng phải hết sức cẩn thận khi dùng chế độ này, có nghĩa là phải nắm vững thao tác máy, hướng chuyển động và khoảng chạy cần thiết. Thao tác như sau : - Núm Mode ở vị trí RAPID - Chỉ định các bước tiến nhanh bằng núm khuyếch đại (RAPID OVERRDE) (VD:F25) CÂU HỎI ÔN TẬP LII I Chọn trục và hướng tiến dao theo các phím chức năng +X, -X, +Y, -Y, +Z, -Z. 4.4.6 Thao tác với tay quay điện Tay quay điện chỉ dùng khi rà gá hoặc cài đặt toạ độ cho chi tiết gia công. Trình tự thao tác như sau : - Mode ở vị trí MPG, đèn báo tay quay điện cháy sáng - Chọn trục dịch chuyển bằng núm xoay nấc trên tay quay điện. - Chọn lượng dịch chuyển theo nấc của tay quay (đơn vị là 1/1000mm) + X1 : Lượng dịch chuyển là 1/1000mm. + X10 : Lượng dịch chuyển là 1/100mm. + X100 : Lượng dịch chuyển là 1/10mm - Mở núm khếch đại lượng chạy dao (núm khếch đại lượng chạy dao lúc này được xem như là một công tắc). - Máy đã sẵn sàng hoạt động thông qua tay quay điện với trục đã chọn. - Chiều chuyển động tuỳ thuộc vào chiều quay của tay quay điện với quy ước chung. 4.5 CÀI ĐẶT GỐC TOẠ ĐỘ CHO CHI TIẾT GIA CÔNG Hình 25: Cài đặt gốc tọa độ cho chi tiết gia công với đầu dò tiếp xúc Cài đặt gốc toạ độ cho biết gia công ở đây được hiểu là công việc gán chuẩn thảo chương cho chi tiết gia công tại một vị trí nào đó thích hợp thông qua con dao chuẩn (hoặc cũng có thể hiểu là công việc đưa toạ độ X và Y của T và toạ độ Z là của dao chuẩn tương đối so với Z của T về cho cùng với gốc thảo chương của chi tiết gia công). Để cho: - Hệ điều khiển của máy hiểu được đâu là gốc của chương trình NC – nếu cài đặc trực tiếp. - Hoặc lấy số liệu để sử dụng các lệnh di chuyển gốc toạ độ – không cài đặt trực triếp. 4.5.1 Cài đặt gốc toạ độ trực tiếp Thao tác này thường được sử dụng để cài đặt dao chuẩn cho một chương trình để gia công một chi tiết cụ thể nào đó. Nếu là chương trình sử dụng nhiều dao. Cài đặc gốc tọa độ có nghĩa là đưa tâm của dao trùng với gốc toạ độ của chi tiết theo 2 phương X và Y và đưa mặt đầu của dao cho trùng với CÂU HỎI ÔN TẬP LV gốc toạ độ của chi tiết theo phương Z sau đó ấn định trực tiếp mà không cần phải sử dụng một giá trị trung gian nào khác để tham chiếu. Cách thao tác như sau : - Trước khi cài đặt gốc toạ độ cho chi tiết gia công mới thì người điều chỉnh máy phải xoá toạ độ tham chiếu trước đó : - Cài đặt trực tiếp cho X, Y, Z: + Chạy định chuẩn (R) + Bấm phím POS trên bàn phiếm điều khiển + Điều chỉnh dao ở vị trí cần thiết + Bấm phím REL trên menu. + Chọn trục và bấm phím ORIGIN cho từng trục 4.5.2 Cài đặc gốc toạ độ gián tiếp Cũng với ý nghĩa như mục 1 nhưng cài đặt gốc toạ độ gián tiếp là sử dụng các lệnh di chuyển gốc toạ độ từ G54 đến G59. Các giá trị di chuyển để xác định gốc toạ độ tương đương với giá trị ở mục 1 nhưng không ấn định trực tiếp mà tham chiếu gián tiếp qua các lệnh di chuyển gốc toạ độ từ G54 đến G59. Thao tác như sau : a. Xoá tham chiếu trước đó: Cũng như các phương pháp khác, trước khi cài đặt gốc toạ độ cho chi tiết gia công mới hoặc thay đổi vị trí của gốc toạ độ thì người điều chỉnh máy phải xoá các toạ độ tham chiếu trước đó. b. Rà dao để lấy các giá trị di chuyển cho các trục X, Y, Z. - Mode ở vị trí điều khiển bằng tay. - Điều chỉnh dao ở vị trí cần thiết - Ghi lấy các giá trị theo X, Y, Z. c. Nhập các giá trị có được ở bước trên vào lệnh di chuyển gốc toạ độ tương ứng (Một trong từ G54 đến G59) - Mở công tắc bàn phím - Ấn phím OFFSETTING trên bàn phím - Chọn WORK trên menu. - Nhập toạ độ trực tiếp cho (G54 đến G59) * Lưu ý : Nếu sử dụng G54 đến G59 thì phải lập trình ngay trong câu lệnh đầu tiên. 4.6 TẮT, MỞ NƯỚC TƯỚI NGUỘI, HƠI 4.6.1 Tắt, mở nước tưới nguội - Lập trình tự động : + M08 : Mở nước + M09 : Tắt nước - Tác động bằng tay : ấn phím 4.6.2 Tắt mở hơi Tác động bằng tay : ấn phím CÂU HỎI ÔN TẬP LV II CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1:Hãy nêu trình tự vận hành định chuẩn phôi? Câu 2: Trình bày cách rà gá lấy tâm phôi? BÀI 5: ĐO DAO VÀ CÀI ĐẶT DAO Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Thực hiện đúng việc đo dao và cài đặt dao gia công;  Nắm thao tác Setup dao cụ; 5.1 ĐO DAO CHUẨN VÀ CÁC DAO THÀNH PHẦN Dụng cụ cắt sử dụng trên máy CNC nói chung có quan hệ rất hữu cơ với chương trình gia công. Mối quan hệ này phải được thoả mãn trong chương trình gia công tương ứng thông qua các thông số sau: - Tên của dao trong chương trình là T (kèm theo số thứ tự). - Địa chỉ dao trong thư viện dao là D (kèm theo số thứ tự) - Chiều dài dao L so với dao chuẩn (mm) - Đường kính dao  hoặc bán kính phần cắt của dao R (mm) - Chiều dài phần cắt gọt - Đường kính cán dao. Để có được các thông số trên của dao do đó ta phải đo dao. Phần quan trọng nhất trong việc đo dao là do chiều dài so với dao chuẩn và đường kính của dao. Vậy dao chuẩn là dao nào và đường thế nào thì được gọi là dao chuẩn? 5.1.1 Đo dao chuẩn Có thể tạm định nghĩa dao chuẩn như sau : Dao chuẩn là dao thường có chiều dài bằng 0 và đường kính bằng 0 có nghĩa là tâm dao trùng với gốc toạ độ của chi tiết theo phương X; Y và mặt phẳng chứa mũi dao trùng với gốc toạ độ của chi tiết theo phương Z. Giá trị 0 của chiều dài và đường kính của dao chuẩn chỉ là giá trị tương đối so với CÂU HỎI ÔN TẬP LI X điểm tham chiếu T của dụng cụ – điểm mà máy hiểu được nằm ở đâu sau khi hiệu chỉnh. Do vậy dao chuẩn còn có tên gọi là dao số 0. Dao chuẩn không nhất thiết phải là dụng cụ cắt mà có thể chỉ là một mũi dò. 5.1.2 Thao tác trực tiếp trên máy OÅ gaén dao phay Ñieåm tham chieáu T cuûa duïng cuï Hieäu chænh Z Maët phaúng 0 Dao chuaån Chi tieát EÂ - Toâ Hình 26: - Sau khi mũi dò tiếp xúc với mặt trên của chi tiết gia công – Tại đó ta cài đặt điểm 0 cho chi tiết theo Z. - Sau khi mũi dò tiếp xúc với chi tiết theo phương X – tại đó cài đặt điểm không cho chi tiết theo X với giá trị – D/2 (D là đường kính của mũi dò). - Sau khi mũi dò tiếp xúc với chi tiết theo phương Y – Tại đó ta cài đặt điểm không cho chi tiết theo Y với giá trị – D/2 (D là đường kính của mũi dò). Chỉnh để cài đặt dao chuẩn theo Z (hoặc có thể hiểu là cài đặt gốc toạ độ chi chi tiết gia công theo phương Z). Muõi doø W M Z X Y M X W Muõi doø Khoâng gian gia coâng Hình 27: Rà bằng mũi dò CÂU HỎI ÔN TẬP LX I Chỉnh để cài đặt dao chuẩn theo X và Y (hoặc có thể hiểu là cài đặt gốc toạ độ cho chi tiết gia công theo phương X và Y). 5.2 ĐO DAO THÀNH PHẦN VỚI THỨC ĐO DAO CHUYÊN DÙNG 5.2.1 Đo chiều dài là so với dao chuẩn Để gia công một chi tiết nào đó người ta cần có thể một hay nhiều dao. Vì vậy cần phải đo dao thành phần so với dao chuẩn. Thao tác như sau : Hình 28: Đo dao thành phần theo dao chuẩn - Lắp dao chuẩn (dao số 0) lên ụ đo dao. Đo và chỉnh thước về 0 - Lắp dao thành phần số 1 lên ụ đo dao và tiến hành đo. Đặc biệt lưu ý hai trường hợp sau : Nếu dao thành phần dài hơn dao chuẩn - Giá trị ghi phải mang dấu cộng (+) UÏ ño UÏ ño Giaù trò hieäu chænh theo Z Thöôùc ño Nếu dao thành phần ngắn hơn dao chuẩn - Giá trị ghi phải mang dấu trừ (-) (Những giá trị hiệu chỉnh này và dấu của nó có một vai trò hết sức quan trọng ). Vì vậy phải được lập trình theo chương trình tương ứng thật chính xác) 5.2.2 Đo đường kính dao thành phần Nếu trong một chương trình khoan CNC trhì đường kính dao thành phần trong chương trình thường được cài đặt = 0 Nhưng nếu trong một chương trình Phay có thể sử dụng các chức năng như hiệu chỉnh bán kính của dụng cụ cắt, các chu trình Phay thì việc khai báo đường kính dụng cụ cắt cũng hết sức quan trọng – Nhập số liệu sai hoặc lẫn lộn sẽ dẫn đến hư sản phẩm. Số liệu nhập có thể là đường kính hoặc bán kính tuỳ theo hệ điều khiểu của máy theo yêu cầu. Hình 29: Dao thành phần 1 TT 2 T 3 CÂU HỎI ÔN TẬP LX III 5.3 NHẬP CÁC THÔNG SỐ HIỆU CHỈNH DỤNG CỤ CẮT Sau khi có các thông số hiệu chỉnh dụng cụ cắt như chiều dài và bán kính so với dao chuẩn ta phải nhập các số liệu này vào thư viện D – là nơi lưu trữ những tham số hiệu chỉnh dụng cụ cắt. Cách thao tác như sau : - Từ bàn phím, bấm chọn OFFSET SETTING - Từ Menu bấm chọn OFFSET – làm xuất hiện hộp TOOL OFFSET Từ đây ta nhập các thông số hiệu chỉnh dao tương ứng với tên và số thứ tự của dao trong chương trình. OFFSET O0000 N00000 NO. GEOM (H) WEAR (H) GEOM (D) WEAR (D) 001 002 003 400 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 Hộp thoại Tool offset Giải thích hộp thoại Tool offset : - NO : số địa chỉ dao trong ổ chứa dao. - GEOM (H) : Giá trị hiệu chỉnh chiều dài dao theo Z so với dao chuẩn dành cho người sử dụng. - WEAR (H) : Lượng bù mòn chiều dài dao (theo Z). - GEOM (D) : Giá trị hiệu chỉnh bán kính dao. Dành cho người sử dụng. - WEAR (D) : Lượng bù mòn bán kính dao theo X,Y. CÂU HỎI ÔN TẬP LX V BÀI 6: NHẬP VÀ CHẠY CHƯƠNG TRÌNH VỚI CHẾ ĐỘ MÁY MDI Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Biết được cách soạn thảo và nhập chương trình gia công máy;  Sử dụng và chạy được chương trình lập trình; Chế độ máy MDI (Manual Data Input) là chế độ dành để nhập và gia công những chương trình ngắn cho những chi tiết đơn giản và không có chức năng ghi nhớ trực tiếp. Muốn lưu trữ một chương trình được nhập từ chế độ máy MDI phải thao tác gián tiếp qua một thư mục. Ở đây trong phần trình bày này, giáo trình chỉ đề cập đến phần nhập MDI. Sau đây là trình tự nhập và chạy chương trình với chế độ máy MDI : 6.1 NHẬP CHƯƠNG TRÌNH 6.1.1 Nguyên lý Khởi động máy và hệ điều khiển Chờ cho máy khởi động cho đến khi xuất hiện màn hình như sau : Màn hình xuất hiện sau khi khởi động 6.1.2 Định chuẩn máy Xem phần trước 6.1.3 3. Các bước để nhập chương trình - Mở khoá bàn phím - Điều chỉnh Mode ở chế độ MDI - Bấm phím PROG trên bàn phím. Lúc đó xuất hiện màn hình : FANUC Series Oi Mate - MB OPRATOR O0000 N00000 S 0 T0000 EDIT ** ** * ** * ** 8 : 30 : 50 (ALAM) (MSG) (HISTRY) ( ) ( ) CÂU HỎI ÔN TẬP LX VII Màn hình của chế độ máy MDI - Với các phím chức năng trên bàn phím của máy ta có thể nhập các câu lệnh cho chương trình. Khi nhập xong mỗi dòng lệnh xin hãy nhấn phím EOBE và nhấn phím INSERT . Dấu nhắc sẽ tự động xuống dòng và ký hiệu kết thúc câu nằm lại ở cuối dòng lệnh. 6.2 CHẠY CHƯƠNG TRÌNH TỪ MDI Sau khi đã hiệu chuẩn máy và nhập chương trình xong ta có thể chạy chương trình từ chế bộ máy MDI – Nên tuân theo các bước sau : 6.2.1 Gá kẹp chi tiết gia công Khi gá chi tiết gia công cần phải lưu ý định vị và kẹp chặt để gia công một chi tiết hay nhiều chi tiết. Kiểm tra để đối chiếu chi tiết thực trên thiết bị FANUC Series Oi Mate - MB PROGRAM (MDI) O0000 N0000 S 0 T0000 )_ MDI *** * *** *** 8 : 30 : 50 (PROGRAM) (MDI) (CURRNT) ( NEXT ) ( OPRT )( ) G00 G90 G94 G40 G80 G50 G54 G69 G17 G22 G21 G49 G98 G67 G64 G15 H M T D F S O0000 % EOB E INSERT kẹp thực với toạ độ của điểm thay dao đã nhập trong chương trình xem có thích hợp hay khôn. Có nghĩa là tháo lắp chi tiết có dễ dàng không, có bị vướng không. Thay dao có thuận lợi không (Nên so sánh với con dao dài nhất cần sử dụng trong chương trình). 6.2.2 Cài đặt dao chuẩn và gốc toạ độ cho chi tiết Xem phần trước 6.2.3 3. Gia công thử – Chạy thử chương trình NC Một chương trình gia công trên máy CNC do người hay máy lập trình đều có thể luôn có lỗi, tác hại của lỗi có trong chương trình là điều không ai lường trước được. Do vậy trước khi chạy chương trình một cách chính thức ta phải chạy thử theo chế độ từng câu lệnh với chế độ chạy từng câu lệnh ta có thể dễ dàng theo dõi từng câu lệnh mà máy sẽ thực hiện để hiệu chỉnh sửa chữa kịp thời nếu có lỗi * Điều kiện : Chương trình đã được nhập ; Máy đã được hiệu chỉnh; Dụng cụ cắt và gốc toạ độ của chi tiết đã được cài đặt; Chi tiết đã được giá kẹp. Thao tác như sau : - Mở màn hình chế độ máy MDI. - Bấm phím chạy từng câu lệnh (Single Block) - Bấm phím khởi động CYCLE START để chạy một câu lệnh và sau khi máy đã chạy xong câu lệnh này ta lại phải bấm CYCLE START tiếp để chạy câu lệnh tiếp theo. - Muốn sửa chữa hoặc hiệu chỉnh chương trình ta bấm phím RESET để ngắt chương trình và trở về chế độ soạn thảo của MDI. - Đưa con trỏ về dòng lệnh nơi có số liệu cần hiệu chỉnh để xoá và nhập số liệu mới. - Cho chạy lại chương trình theo chế độ từng câu lệnh để phát hiện và hiệu chỉnh lỗi tiếp theo nếu có. - Chỉ chạy chính thức khi chương trình đã được hoàn thiện. * Chú ý : Mỗi lần khởi động CYCLE START – Do đã cài đặt chế độ từng câu lệnh rồi ngừng lại để chờ. Trên màn hình, ở vùng chương trình đang thao tác luôn Phím chaïy töøng caâu leänh SINGLE BLOCK CÂU HỎI ÔN TẬP LX IX xuất hiện dấu chọn câu lệnh với ý nghĩa: câu lệnh được chọn là câu lệnh máy đang gia công. BÀI 7: CHẠY CHƯƠNG TRÌNH NC VỚI CHẾ ĐỘ MÁY AUTOMATIC Sau khi học xong bài này, học viên có thể:  Biết cách chạy chương trình tự động;  Thực hiện truyền dữ liệu từ máy tính 7.1 MỞ MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ CÓ SẴN - MODE đặt ở chế độ EDIT - Bấm PROG trên bàn phím - Bấm phím DIR trên MENU - Nhập tên chương trình cần mở và bấm OSRH trên MENU - Màn hình sẽ hiển thị nôi dung chương trình 7.2 XÓA MỘT CHƯƠNG TRÌNH - MODE đặt ở chế độ EDIT - Bấm phím PROG trên bàn phím - Bấm phím DIR trên MENU - Nhập tên chương trình cần xóa và bấm phím DELETE trên bàn phím 7.3 TẢI CHƯƠNG TRÌNH TỪ PC SANG CNC Để tải một chương trình đã được chuẩn bị sẵn từ máy tình sang máy phay CNC ta có thể dùng nhiều phấn mềm truyền dữ liệu như: DOSTEK DNC, CIMCOEDIT(tích hợp trong Mastercam), NC LINK, XMIT(tích hợp trong MTS) CÂU HỎI ÔN TẬP LX XI Giao diện phần mềm NC LINK Main Toolbar - Open a new File: Tạo trang mới khi cần soạn thảo hoặc sao chép (từ chương trình soạn thảo khác) chương trình NC để chuẩn cho quá trình truyền dữ liệu sang máy phay CNC - Open an existing file: Mở một File NC đã được lập trình từ các phần mêm CAM với các dinh dạng như:.Tap, .NC, .NCC, .TXT. - Save the current File: Lưu một chương trình NC(nếu có thay đổi cấu trúc chương trình) - Print the current file: In một chương trình NC. - Cut text: Cắt một chương trình hoặc một đoạn chương trình - Copy text: Dán một chương trinh hoặc một đoạn chương trình NC - Undo last function: Hủy thao tác trước đó - Redo last function: Thôi hủy thao tác trước đó - Renumber NC file: Thiết lập số thứ tự của một câu lệnh - Machine select: Chọn kiểu máy gia công - DNC Send file: Truyền dữ liệu từ PC sang máy phay CNC - DNC Receive file: Truyền dữ liệu từ máy CNC sang máy tính Bookmark and Search Toolbar - Bookmark Line: Đánh dấu một hoặc nhiều đoạn chương trình NC CÂU HỎI ÔN TẬP LX XII I - Next bookmark: Di chuyển con trỏ đến những đoạn kế tiếp của chương trình vừa đánh dấu - Previous bookmark: Di chuyển con trỏ ngược lại. - Clear bookmark: Xóa tất cả các đoạn chương trình vừa đánh dấu. - Find: Tìm một thành phần trong cấu trúc của một câu lệnh NC(S,T,F,G1,G0,G3.) - Find next: Tìm những thành phần kế tiếp. - Search and replace: Tìm và thay thế cấu trúc chương trình NC - Top of file: Đặt con trỏ ở đầu trang. - Bottom of file: Đặt con trỏ ở cuối trang. - Tool search: Tìm mã dao trong một chương trình NC - Feed search: Tìm lượng tiến bàn(F) trong một chương trình NC - Speed search: Tìm tốc độ trục chính trong một chương trình NC 7.4 THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN DỮ LIỆU VỚI HỘP THOẠI 1. Giao diện hộp thoại truyền dữ liệu: CÂU HỎI ÔN TẬP LX XV 2. Thiết lập đường truyền: Comm Port: Cổng giao tiếp có thể là COM1 hoặc COM2 Baud Rade: 9600. Parity: Even Data Bits: 7 Stop Bits: 2 3.Thao tác chuyển tải chương trình từ máy tính sang CNC: Bước 1: Chuẩn bị chương trình NC trên PC với MTS, Catia, Mastercam, Pro. - Kích hoạt tiện ích NC LINK - Mở chương trình NC đã được biên dịch bởi hệ thống CAM(Visi, Pro, Catia, Mastercam) - Kiểm tra chương trình NC với các công cụ được tích hợp trong NC LINK. - Thao tác với Toolbar hoặc : Chuyển tải chương trình NC từ máy tính sang máy CNC. : Chuyển tải chương trình NC từ máy CNC sang máy tình Bước 2: Chuẩn bị máy CNC. - Mode ở vị trí EDIT. - Bấm chọn PROG trên bàn phím. - Bấm chọn (OPRT) trên thanh Menu.Lật tìm bằng phím mũi tên và bấm chọn(READ) - Nhập tên chương trình cần tải. Ví Dụ: O0001 Lưu ý: Tên chương trình cần tải không được trùng với bất kì một tên chương trình nào có sẵn trong máy. - Bấm chọn(EXECT)trên Menu. Màn hình sẽ xuất hiện LNS nhấp nháy báo hiệu máy đã được sẵn sàng nhận. Bước 3: Thao tác chuyển tải chương trình từ PC sang CNC: - Sau khi đã hoàn tất bước 1 và bước 2 - Bên máy phay CNC bấm EXECT - Bên máy tính bấm Start 4. Thao tác chuyển tải chương trình từ CNC sang máy tính: Bước1: Chuẩn bị máy tính - Kích hoạt tiện ích NC LINK CÂU HỎI ÔN TẬP LX XV II - Thao tác với Toolbar : nhận chương trình từ máy CNC về máy để lưu. Bước 2: Chuẩn bị máy CNC - MODE đặt ở chế độ EDIT. - Bấm phím PROG trên bàn phím - Bấm phím(OPRT)trên Menu - Lật tìm và bấm chọn phím (Punch)trên bàn phím Bước 3: Thao tác chuyển tải chương trình từ máy CNC sang PC - Sau khi đã hoàn tất bước 1 và bước 2 - Bên máy phay CNC bấm EXECT - Bên máy tính bấm Start

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_thuc_tap_cong_nghe_gia_cong_cnc.pdf