Tài liệu Thần kinh học

Xanax Thành phần: Alprazolam, viên nén 0,25 mg (Alprazolam làm ột Benzodiazepine có rác dụng chống âu lo và chống trầm cảm) Chỉ định: Lo âu các loại và lo âu kết hợp với trầm cảm

pdf1027 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thần kinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chủ yếu ở người già dùng trên 2,4 g/ngày. Biểu hiện: bồn chồn, kích thích, lo âu và rối loạn giấc ngủ. Liều lượng và cách dùng: 30-160 mg/kg/ngày, chia làm 2,3,4 lần. Trường hợp nặng 12 g/ngày. + Hội chứng tâm thần thực thể: 1,2-2,4 g/ngày. Trong những tuần đầu tiên có thể lên tới 4,8 g/ngày. + Thiếu máu hồng cầu hình liềm: 160 mg/kg/ngày, chia làm 4 liều bằng nhau. + Nghiện rượu: 12 g/ngày trong giai đoạn đầu cai rượu, duy trì 2,4 g/ngày. + Rối loạn tri giác và hôn mê trong chấn thương đầu: khởi đầu 9-12 g/ngày, duy trì 2,4 g/ngày. Uống trong 3 tuần. + Khó học: trẻ em 8-13 tuổi uống 3,3 g/ngày (8ml dung dịch 20% hay 5 ml dung dịch 33%) x 2 lần/ngày. 18. Pervincamine: Thành phần: Vincamine, viên nén 20 mg. Chỉ định: + Cải thiện một số triệu chứng rối loạn trí tuệ bệnh lý ở người già (rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung tư tưởng). + Chống choáng váng ở người già. Chống chỉ định: Lưu ý: + Thận trọng khi có di chứng nhồi máu cơ tim, các rối loạn nhịp tim do căn nguyên thực thể. + Cấm phối hợp với: Amiodarone, Bepridil, Quinidine, Sotalol, Lidoflazine. + Không nên phối hợp: thuốc gây hạ Kali máu, Amphotericine B (đường tĩnh mạch), Corticoid, Tetracosactide, thuốc lợi tiểu hạ Kali (đơn thuần hay kết hợp), thuốc nhuận trường kích thích. Tác dụng phụ: Liều lượng và cách dùng: 2-4 viên x 2 lần/ngày. 19. Serc: Thành phần: Betahistine diHCl, viên nén 8 mg. (Betahistine diHCl là chất tổng hợp hoạt động tương đồng Histamine) Chỉ định: Bệnh Meniere và các hội chứng giống Meniere (đặc trưng là các cơn chóng mặt, ù tai, và giảm dần thính lực); Chóng mặt ngoại vi. Lưu ý: + Rất thận trọng nếu bệnh nhân có u tế bào ưa sắc (phaeochromocytoma) + Thận trọng trên người loét dạ dày. + Hạn chế dùng cho người có thai. Chống chỉ định: Tác dụng phụ: + Rối loạn dạ dày nhẹ (chỉ cần giảm liều). + Phát ban da. Liều lượng và cách dùng: người lớn dùng 1-2 viên x 3 lần/ngày. Đôi khi bệnh thuyên giảm rất chậm, phải sau vài tuần, nên điều trị tiếp tục cho tới khi có hiệu quả tối đa (thường sau vài tháng). Thuốc dung nạp tốt, dùng kéo dài được. 20. Sermion: Thành phần: Nicergoline, viên nén 10 mg và 30 mg, lọ tiêm 4 mg. Chỉ định: + Thiểu năng não do tuần hoàn hay chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính (do vữa xơ động mạch não, tắc - embolism và huyết khối - thrombosis mạch não, thiếu máu não tạm thời). + Thiểu năng động mạch ngoại vi cấp tính hay mạn tính. + Đau đầu, điều trị hỗ trợ trong cao huyết áp. Chống chỉ định: quá mẫn cảm với thuốc. Lưu ý: + Thận trọng trên phụ nữ có thai. + Có thể làm tăng hoạt tính các thuốc trị cao huyết áp. Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa nhẹ, nóng bừng mặt, ngầy ngật, mất ngủ, hạ huyết áp, chóng mặt. Liều lượng và cách dùng: + Viên nén: 5-10 mg x 3 lần/ngày. + Lọ: tiêm bắp 2-4 mg x 2 lần ngày; truyền tĩnh mạch 4-8 mg/liều trong 100 ml dung dịch sinh lý, dùng vài lần/ngày; Tiêm động mạch 4 mg trong 100 ml dung dịch sinh lý trong 2 phút. 21. Sibelium: Thành phần: Flunarizine, viên nang 5 mg. Chỉ định: + Phòng ngừa Migraine. + Điều trị triệu chứng chóng mặt choáng váng và ù tai do rối loạn tiền đình. Chống chỉ định: + Trầm cảm. + Tiền sử có triệu chứng ngoại tháp hay bệnh Parkinson. Lưu {: + Thận trọng trên phụ nữ có thai, người già. + Có một số bị đa tiết sữa khi dùng kèm thuốc ngừa thai; tăng tác dụng an thần của rượu, thuốc ngủ hay thuốc an thần. Tác dụng phụ: + Có thể gây triệu chứng ngoại tháp và trầm cảm, làm bộc lộ bệnh Parkinson. + Ngủ gà và mệt. + Trong dự phòng Migrain có thể gây tăng trọng. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn dưới 65 tuổi: 2 viên x 1 lần/ngày. + Người lớn trên 65 tuổi: 2 viên x 2 lần/ngày. 22. Stugeron Richter: Thành phần: Cinnarizine, viên nén 25 mg. Chỉ định: + Rối loạn tuần hoàn não: chóng mặt, ù tai, nhức đầu, mất tập trung. + Rối loạn thăng bằng. + Rối loạn tuần hoàn ngoại biên. + Say tầu xe. + Bệnh dị ứng: viêm müi vận mạch, phù thần kinh mạch, mày đay. Chống chỉ định: tăng mẫn cảm với thuốc. Lưu {: + Thận trọng trên bệnh nhân có bệnh Parkinson. + Tương tác thuốc với: rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. + Thận trọng trên người điều khiển tàu xe và vận hành máy móc. Tác dụng phụ: + Ngủ gà và rối loạn tiêu hóa. + Trên người già có thể gây triệu chứng ngoại tháp và trầm cảm. Liều lượng và cách dùng: liều tối đa 225 mg (9 viên/ngày). Phải uống sau bữa ăn. + Rối loạn tuần hoàn não, rối loạn thăng bằng: 1 viên x 3 lần/ngày. + Rối loạn tuần hoàn ngoại biên: 2-3 viên x 3 lần/ngày. + Rối loạn tuần hoàn ngoại biên: 2-3 viên x 3 lần/ngày. hận trọng khi dùng trên vận động viên: có thể test doping dương tính giả. + Không có tác dụng hạ áp, đừng dùng nhằm mục đích điều trị bệnh cao huyết áp. Tác dụng phụ: khó chịu dạ dày gây buồn nôn lúc khởi đầu điều trị (nên uống vào lúc no). Liều lượng và cách dùng: Uống 2-4 mL x 2 lần/ngày, uống trong bữa ăn. 23. Vasobral: Thành phần: Dihydroergocryptine A mesylate 0,10 g + Caffeine 1,00 g, dung dịch uống chai 50 ml + ống định chuẩn 40 giọt = 2 mL. Chỉ định: + Các triệu chứng suy giảm trí tuệ và bệnh lý ở người lớn tuổi: kém tập trung, mất định hướng, giảm trí nhớ, mất sáng kiến. + Hội chứng Raynaud (điều trị hỗ trợ). Chống chỉ định: tăng mẫn cảm với thuốc. Lưu ý: + Thận trọng trên phụ nữ có thai. + Thận trọng khi dùng trên vận động viên: có thể test doping dương tính giả. + Không có tác dụng hạ áp, đừng dùng nhằm mục đích điều trị bệnh cao huyết áp. Tác dụng phụ: khó chịu dạ dày gây buồn nôn lúc khởi đầu điều trị (nên uống vào lúc no). Liều lượng và cách dùng: Uống 2-4 mL x 2 lần/ngày, uống trong bữa ăn. 24. Vertizin: Thành phần: Cinnarizine HCl, viên nén 25 mg. Chỉ định: + Điều trị dự phòng và duy trì các cơn co thắt mạch máu não, các di chứng chấn thương sọ não, các rối loạn sau động kinh. + Chứng đau nửa đầu và các rối loạn tuần hoàn ngoại vi. + Say tầu xe. + Chóng mặt, ngất, ù tai, buồn nôn và nôn. Chống chỉ định: tăng mẫn cảm với thuốc. Lưu {: + Thận trọng trên bệnh nhân có bệnh Parkinson. + Tương tác thuốc với: rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. + Thận trọng trên người điều khiển tàu xe và vận hành máy móc. + Thận trọng trên phụ nữ có thai và cho con bú. + Có thể hạ huyết áp. Tác dụng phụ: + Ngủ gà, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa. + Trên người già có thể gây triệu chứng ngoại tháp và trầm cảm. + Dị ứng da (hiếm). Liều lượng và cách dùng: liều tối đa 225 mg (9 viên/ngày). Phải uống sau bữa ăn. + Rối loạn tuần hoàn não: 1 viên x 3 lần/ngày. + Rối loạn thăng bằng: 1 viên x 3 lần/ngày. + Rối loạn tuần hoàn ngoại biên: 2-3 viên x 3 lần/ngày. + Say tầu xe: người lớn uống 1 viên 30 phút trước khi khởi hành, có thể lặp lại mỗi 6 giờ; Trẻ em: 1/2 liều người lớn. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MIGRAINE: 1. Depakote: Thành phần: Divalproex sodium, viên nén tác dụng kéo dài 250 mg. Chỉ định: + Dùng để dự phòng bệnh Migraine (chứng đau nửa đầu). + Bệnh động kinh. Chống chỉ định: + Bệnh nhân có bệnh gan hoặc có rối loạn chức năng gan rõ rệt. + Tăng mẫn cảm với thuốc. Lưu ý: + Rất Thận trọng với trẻ em dưới 2 tuổi và tăng nguy cơ độc gan. + Thận trọng trên Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. + Các thuốc chống động kinh như Phenytoin (Dihydan), Carbamazepine, Phenobarbital hay Primidone làm tăng thải trừ thuốc này. + Còn có tương tác thuốc với Aspirin, Felbamate, Rifampicin. Tác dụng phụ: nói chung thuốc được dung nạp tốt, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ hoặc trung bình, thuốc có thể gây + Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng ngon miệng hoặc ngược lại gây biếng ăn, táo bón. + Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, run, đau đầu. + Tăng trọng hoặc ngược lại gây sút ký, đau lưng, dãn mạch Liều lượng và cách dùng: khởi đầu 1 viên (250 mg) x 2 lần/ngày. Một số ít bệnh nhân có thể cần dùng tớ i 1000 mg/ngày. 2. Dihydergot: Thành phần: Dihydroergotamine mesylate, viên nén 3 mg, ống chích 1 mg/1 ml. Chỉ định: + Viên nén: huyết áp thấp tiên phát hay thứ phát, rối loạn tuần hoàn thế đứng; Dùng cách quãng để phòng ngừa Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch. + Thuốc chích: điều trị cơn Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch. Chống chỉ định: + Phụ nữ có thai và cho con bú. + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch. + Cao huyết áp không kiểm soát được. + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng. + Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine có thể làm tăng nồng độ Dihydroergotamine trong huyết tương. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dị cảm khi tiêm chích. Liều lượng và cách dùng: + Viên nén: người lớn 1 viên x 3 lần/ngày, uống ngay trước bữa ăn. + Thuốc chích: tiêm bắp thịt 1 ống, tuyệt đối tránh tiêm nhầm vào mạch máu, nếu tiêm nhầm, phải có sẵn Phentolamine để điều trị. 3. Dihydroergotamine: Tên thương mại: Dihydergot, Dihydroergotamine-Sandoz, Ikaran, Seglor, Tamik. Chống chỉ định: + Phụ nữ có thai và cho con bú. + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch. + Cao huyết áp không kiểm soát được. + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc. + Không phối hợp với Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine. Có thể gây hoại tử chi. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng. + Đừng dùng trước bữa ăn vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dị cảm khi tiêm chích. 4. Dihydroergotamine-Sandoz: Thành phần: Dihydroergotamine mesylate, viên nén 3 mg, ống chích 1 mg/1 ml. Chỉ định: + Viên nén: huyết áp thấp tiên phát hay thứ phát, rối loạn tuần hoàn thế đứng; Dùng cách quãng để phòng ngừa Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch. + Thuốc chích: điều trị cơn Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch. Chống chỉ định: + Phụ nữ có thai và cho con bú. + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch. + Cao huyết áp không kiểm soát được. + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng. + Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine có thể làm tăng nồng độ Dihydroergotamine trong huyết tương. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dị cảm khi tiêm chích. Liều lượng và cách dùng: + Viên nén: người lớn 1 viên x 3 l?n/ngày, uống ngay trước bữa ăn. + Thuốc chích: tiêm bắp thịt 1 ống, tuyệt đối tránh tiêm nhầm vào mạch máu, nếu tiêm nhầm, phải có sẵn Phentolamine để điều trị. 5. Gynergene Cafeine: Thành phần: Viên nén chứa Cafeine 100 mg + Ergotamine tartrate 1 mg. Chỉ định: điều trị đặc hiệu chứng Migraine và các đau đầu có liên quan vận mạch. Chống chỉ định: + Nghẽn mạch ngoại biên, Bệnh động mạch vành, cao huyết áp, hội chứng Raynaud. + Suy gan (đặc biệt xơ gan), suy thận, nhiễm khuẩn. + Phụ nữ có thai, đang chuyển dạ và cho con bú. Lưu ý: + Không điều trị kéo dài liên tục. + Thận trọng với trẻ em dưới 10 tuổi. + Tương tác thuốc với: Troleandomycin, Erythromycine, Josamycine, Propranolol. Tác dụng phụ: + Dị cảm và rối loạn tuần hoàn ngoại vi, có thể gây thiếu máu cục bộ ngoại vi và rối loạn dinh dưỡng. Khi phát hiện thấy có hiện tượng co thắt mạch ngoại vi (gây dị cảm và đau cũng như dựa trên khám xét) phải ngừng thuốc ngay, điều trị biến chứng bằng Heparin kèm thuốc giãn mạch, đôi khi Corticosteroids . + Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn và nôn) ở một số người mẫn cảm thuốc. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn: uống 2 viên ngay khi thấy triệu chứng đầu tiên của cơn đau, nếu vẫn còn đau thì có thể thêm 1 viên sau 30 phút. Liều lượng tối đa 6 viên/ngày và 10 viên/tuần. + Trẻ em: uống 1/2 liều người lớn. 6. Ikaran: Thành phần: Dihydroergotamine, viên nang 5 mg, dung dịch uống 2 mg/mL x 50 mL.. Chỉ định: + Điều trị chứng Migraine hoặc các đau đầu có căn nguyên mạch. + Điều trị triệu chứng suy tĩnh mạch. + Điều trị hạ huyết áp tư thế. Chống chỉ định: + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch. + Cao huyết áp không kiểm soát được. + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc. + Không phối hợp với Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine. Có thể gây hoại tử chi. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng. + Đừng dùng trước bữa ăn vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. + Thận trọng trên phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn. Liều lượng và cách dùng: + Viên nang: người lớn 1 viên x 2 lần/ngày, uống ngay trong bữa ăn. + Thuốc nước: uống 30 giọt (=1,5 mL) x 3 lần/ngày, uống ngay trong bữa ăn. 7. Imigran: Thành phần: Sumatriptan succinate, viên nén 100 mg. Chỉ định: Migraine (chứng đau nửa đầu). Chống chỉ định: bệnh thiếu máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được. Lưu ý: + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc. + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận. Tác dụng phụ: + Cảm giác đau nhói, nóng, nặng nề, chèn ép hay bóp chặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. + Đỏ bừng mặt, chóng mặt, yếu mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn. + Cao huyết áp thoáng qua. Liều lượng và cách dùng: người lớn uống 1 viên. Có thể uống thêm, nhưng tối đa không quá 3 viên trong 24 giờ. 8. Imitrex: Thành phần: Sumatriptan succinate, viên nén và thuốc chích. Chỉ định: Migraine (chứng đau nửa đầu). Chống chỉ định: + Bệnh thiếu máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được. + Dùng đồng thời hoặc vừa mới ngưng dùng các thuốc IMAO trong vòng chưa đầy 2 tuần. + Dùng cùng lúc (trong vòng 24 giờ) với các dẫn chất nấm cựa gà như Ergotamine, Methysergide hay Dihydroergotamine (Seglor, Dihydergot, Dihydroergotamine-Sandoz, 2Ikaran). + Cấm chích vào tĩnh mạch. Lưu ý: + Dạng thuốc chích chỉ dùng để chích dưới da. + Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán rõ ràng bệnh Migraine, không dùng với loại Migraine có kèm bại 1/2 người hay Migraine động mạch nền. + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc. + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận. + Rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ: + Cảm giác đau nhói, nóng, nặng nề, chèn ép hay bóp chặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. + Đỏ bừng mặt, chóng mặt, yếu mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn. + Cao huyết áp thoáng qua. Liều lượng và cách dùng: + Thuốc uống: người lớn uống 25, 50 hay 100 mg/ngày. + Thuốc chích: 6 mg dưới da. 9. Nocertone: Thành phần: Oxétorone fumarate, viên 60mg. Chỉ định: Trị tận gốc chứng nhức nửa đầu và nhức đầu do căn nguyên mạch, đặc biệt nhức đầu khi có kinh, nhức đầu do histamine của Horton. Chống chỉ định: + Thiếu nữ trước tuổi dậy thì. + Phụ nữ có thai. Tác dụng phụ: Thuốc làm buồn ngủ. Lưu ý: + Tránh uống rượu + Thận trọng ở người có cơn động kinh và người nhậy cảm. Liều dùng: người lớn 2 - 3 viên/ngày, trường hợp khó trị 3 viên/ngày. Liều duy trì 1,5 viên hay 1 viên/ngày. Nên uống chia vào bữa ăn chiều và lúc đi ngủ vì thường xuất hiện cơn nhức đầu vào buổi sáng. Muốn thay đổi thể tạng nhức nửa đầu, cần uống hàng ngày trong nhiều tháng. Có thể kết hợp với các thuốc điều trị nhức nửa đầu khác. 10. Seglor: Thành phần: Dihydroergotamine, viên nang 1,5 mg (phóng thích tức thì) và 3,5 mg (phóng thích thuốc từ từ). Chỉ định: Điều trị cơn Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch. Chống chỉ định: + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch. + Cao huyết áp không kiểm soát được. + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc. Lưu ý: + Không uống lúc đói. + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng. + Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine có thể làm tăng nồng độ Dihydroergotamine trong huyết tương. + Thận trọng trên Phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn. Liều lượng và cách dùng: 1 viên x 2 lần/ngày. 11. Sibelium: Thành phần: Flunarizine, viên nang 5 mg. Chỉ định: + Phòng ngừa Migraine. + Điều trị triệu chứng chóng mặt choáng váng và ù tai do rối loạn tiền đình. Chống chỉ định: + Trầm cảm. + Tiền sử có triệu chứng ngoại tháp hay bệnh Parkinson. Lưu ý: + Thận trọng trên phụ nữ có thai, người già. + Có một số bị đa tiết sữa khi dùng kèm thuốc ngừa thai; tăng tác dụng an thần của rượu, thuốc ngủ hay thuốc an thần. Tác dụng phụ: + Có thể gây triệu chứng ngoại tháp và trầm cảm, làm bộc lộ bệnh Parkinson. + Ngủ gà và mệt. + Trong dự phòng Migrain có thể gây tăng trọng. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn dưới 65 tuổi: 2 viên x 1 lần/ngày. + Người lớn trên 65 tuổi: 2 viên x 2 lần/ngày. 12. Sumatriptan: Tên thương mại: Imigran, Imitrex. Chống chỉ định: + Bệnh thiều máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được. + Dùng đồng thời hoặc vừa mới ngừng dùng các thuốc IMAO trong vòng chưa đầy 2 tuần. + Dùng cùng lúc (trong vòng 24 giờ) với các dẫn chất nấm cựa gà như Ergotamine, Methysergide hay Dihydroergotamine (Seglor, Dihydergot, Dihydroergotamine-Sandoz, Ikaran). + Cấm chích vào tĩnh mạch. Lưu ý: + Dạng thuốc chích chỉ dùng để chích dưới da. + Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán rõ ràng bệnh Migraine, không dùng với loại Migraine có kèm bại 1/2 người hay Migraine động mạch nền. + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc. + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận. + Rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ: + Cảm giác đau nhói, nóng, nặng nề, chèn ép hay bóp chặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. + Đỏ bừng mặt, chóng mặt, yếu mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn. + Cao huyết áp thoáng qua. 13. Tamik: Thành phần: Dihydroergotamine methanesulfonate, viên nang 3 mg. Chỉ định: + Điều trị cơ bản Migraine (chứng đau nửa đầu) và các đau đầu căn nguyên mạch; Hội chứng hạ huyết áp do tư thế. + Các rối loạn xảy ra khi dùng thuốc trấn tĩnh (Neuroleptic) và thuốc hướng thần; Suy tĩnh mạch chi dưới. Lưu ý: Đừng uống thuốc vào lúc đói. Chống chỉ định: không được phối hợp với Troleandomycin và Erythromycine, Josamycin. Tác dụng phụ: có thể buồn nôn và nôn nếu uống vào lúc đói. Liều lượng và cách dùng: 1 viên x 2 lần/ngày. 14. Zomig: Thành phần: Zolmitriptan, viên nén 2,5 và 5 mg. Chỉ định: Điều trị cấp chứng Migraine (chứng đau nửa đầu) ở người lớn, có hoặc không tiền triệu (aura). Chống chỉ định: + Bệnh thiếu máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được. + Dùng đồng thời hoặc vừa mới ngừng dùng các thuốc IMAO trong vòng chưa đầy 2 tuần. + Dùng cùng lúc (trong vòng 24 giờ) với các dẫn chất nấm cựa gà như Ergotamine, Methysergide hay Dihydroergotamine. + Không được dùng cho bệnh nhân bị chứng migraine có gây bại nửa người, hoặc migraine thuộc hệ sống nền. Lưu ý: + Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán rõ ràng bệnh Migraine, không dùng với loại Migraine có kèm bại 1/2 người hay Migraine động mạch nền. + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc. + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận. + Rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ: + Cảm giác tê bì hoặc nóng, cảm giác đau hoặc bóp chặt ở ngực, cổ hoặc nơi khác trên cơ thể. + Khô miệng, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn. + Chóng mặt, buồn ngủ. + Mệt mỏi, đánh trống ngực, đau cơ, ra mồ hôi. Liều lượng và cách dùng: người lớn khởi đầu nên uống nửa viên 2,5 mg (trong 1 liều duy nhất) để điều trị cấp cơn migraine. Có thể dùng liều 2,5 hay 5 mg. Nếu sau đó cơn đau đầu lại tái lại, thì uống tiếp nhưng phải sau 2 giờ, trong 1 ngày không được quá 10 mg. THUỐC ĐIỀU HÒA LƯU HUYẾT NÃO: 1. Agapurin: Thành phần: Pentoxifylline, viên bao 100 mg, viên bao 400 mg, viên bao 600 mg. Chỉ định: + Các rối loạn tuần hoàn động tĩnh mạch và động mạch ngoại vi do xơ vữa thành mạch, tiểu đường hay viêm (xơ cứng đau cách hồi, bệnh mạch máu tiểu đường, viêm tĩnh mạch huyết khối). + Loạn dưỡng: hội chứng sau huyết khối, loét, hoại thư. + Bệnh lý mạch máu não: tím tái đầu chi, hội chứng Raynaud. + Thiếu máu tuần hoàn não do xơ cứng, thiếu máu sau đột quỵ. + Rối loạn tuần hoàn ở mắt: thiểu năng tuần hoàn võng mạc cấp và mãn tính. + Rối loạn cấp chức năng tai trong. Lưu ý: + Theo dõi huyết áp trong điều trị. + Tăng hiệu quả hạ áp khi kết hợp với sympatholytic, thuốc ức chế hạch, thuốc giãn mạch. Chống chỉ định: Nhồi máu cơ tim cấp, chảy máu nhiều, xuất huyết não. Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chóng mặt, đỏ mặt (4 - 6%), hiếm khi ngứa, mề đay. Liều lượng và cách dùng: + Liều đầu 2 viên 100 mg x 3 lần/ngày x 7 ngày. Liều có thể giảm 1 viên 100 mg x 3 lần trong điều trị lâu dài. Hoặc 1 viên 400 mg hay 600 mg x 2 lần/ngày. + Uống với nước, không nhai hay cắn viên thuốc. 2. Apo-Pentoxifylline: Thành phần: Pentoxifylline, viên nén 400 mg đựng trong chai 100 viên. Chỉ định: + Các triệu chứng liên quan đẾn suy tuần hoàn não như: giảm khả năng tập trung tư tưởng và trí nhớ chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ù tai, di chứng đột quị thiếu máu não. + Các bệnh lý hệ tuần hoàn ở mắt, tai: suy giảm tưới máu võng mạc cấp tính và mạn tính, mất thính lực đột ngột... + Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại vi (do vữa xơ động mạch, do viêm hay tiểu đường): nhằm làm thuyên giảm chứng khập khiễng cách hồi hoặc chứng đau khi nghỉ ngơi. + Các rối loạn dinh dưỡng: hội chứng sau viêm tắc tĩnh mạch, các ổ loét ở chân. Chống chỉ định: + Không dung nạp Pentoxifylline. + Nhồi máu cơ tim cấp tính. + Tình trạng xuất huyết nặng. + Phụ nữ có thai. Lưu ý: Có thể dùng chung (nhưng nên điều chỉnh liều lượng) với các thuốc hạ huyết áp; Thận trọng khi dùng chung với thuốc chống đông và chống tiểu cầu. Tác dụng phụ: + Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. + Có thể đau đầu, chóng mặt (có khi phải ngừng thuốc); kích thích hoặc rối loạn giấc ngủ, đỏ bừng, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực và hạ huyết áp (rất hiếm, chủ yếu ở liều cao). Những trường hợp này cần giảm liều hoặc bỏ thuốc. + Các phản ứng quá mẫn cảm. + Rất hiếm có chảy máu (dưới da, tiêu hóa) hoặc giảm tiểu cầu. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng thông thường 1 viên x 2-3 lần/ngày, nuốt cùng với một ít nước sau bữa ăn. Nếu bệnh nhân suy thận: tối đa 2 viên/ngày. 3. Pentoxifylline: Tên thương mại: Agapurin, Apo-Pentoxifylline, Torental. Chống chỉ định: + Không dung nạp Pentoxifylline. + Nhồi máu cơ tim cấp tính. + Tình trạng xuất huyết nặng. + Phụ nữ có thai. Lưu ý: Có thể dùng chung (nhưng nên điều chỉnh liều lượng) với các thuốc hạ huyết áp; Thận trọng khi dùng chung với thuốc chống đông và chống tiểu cầu. Tác dụng phụ: + Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. + Có thể đau đầu, chóng mặt (có khi phải ngừng thuốc); kích thích hoặc rối loạn giấc ngủ, đỏ bừng, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực và hạ huyết áp (rất hiếm, chủ yếu ở Liều cao). Những trường hợp này cần giảm liều hoặc bỏ thuốc. + Các phản ứng quá mẫn cảm. + Rất hiếm có chảy máu (dưới da, tiêu hóa) hoặc giảm tiểu cầu. 4. Perental LP: Thành phần: Pentoxifylline, viên nén phóng thích chậm 400 mg. 5. Praxilene: Thành phần: Naftidrofuryl oxalate, viên nén 200 mg. Chỉ định: + Điều trị chứng khập khiễng cách hồi do bệnh lý tắc nghẽn động mạch mạn tính 2 chi dưới. + Điều trị bổ trợ trong bệnh Raynaud. + Nhồi máu não, suy giảm trí tuệ bệnh lý ở người già, thiểu năng tuần hoàn võng mạc. Chống chỉ định: + Dị ứng thuốc. + Block nhĩ thất. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân có suy tim nặng, rối loạn dẫn truyền, suy gan hoặc thận + Có thể cộng hưởng tác dụng giữa Praxilene Forte với: thuốc chống loạn nhịp, chẹn Bêta. + Đừng tiêm trực tiếp vào động mạch cảnh. Tác dụng phụ: hiếm có: tiêu chảy hoặc nổi ban da. Nhớ uống kèm ít nước (một số bị viêm thực quản do thuốc kẹt lại do uống thuốc khan trước khi đi ngủ). Liều lượng và cách dùng: + Điều trị chứng khập khiễng cách hồi do bệnh lý tắc nghẽn động mạch mạn tính 2 chi dưới: 3 viên/ngày. + Nhồi máu não, suy giảm trí tuệ bệnh lý ở người già, thiểu năng tuần hoàn võng mạc: 2 viên/ngày. 6. Torental: Thành phần: Pentoxifylline, viên nén phóng thích chậm 400 mg, thuốc chích ống 100 mg/5 ml. Chỉ định: + Các triệu chứng liên quan đến suy tuần hoàn não như: giảm khả năng tập trung tư tưởng và trí nh´, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ù tai, di chứng đột quị thiếu máu não. + Các bệnh lý hệ tuần hoàn ở mắt, tai: suy giảm tưới máu võng mạc cấp tính và mạn tính, mất thính lực đột ngột... + Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại vi (do vữa xơ động mạch, do viêm hay tiểu đường): nhằm làm thuyên giảm chứng khập khiễng cách hồi hoặc chứng đau khi nghỉ ngơi. + Các rối loạn dinh dưỡng: hội chứng sau viêm tắc tĩnh mạch, các ổ loét ở chân. Chống chỉ định: + Không dung nạp Pentoxifylline. + Nhồi máu cơ tim cấp tính. Lưu ý: Có thể dùng chung (nhưng nên điều chỉnh liều lượng) với các thuốc hạ huyết áp; Thận trọng khi dùng chung với thuốc chống đông và chống tiểu cầu. Tác dụng phụ: + Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. + Có thể đau đầu, chóng mặt (có khi phải ngừng thuốc); kích thích hoặc rối loạn giấc ngủ, đỏ bừng, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực và hạ huyết áp (rất hiếm, chủ yếu ở liều cao). Những trường hợp này cần giảm liều hoặc bỏ thuốc. + Các phản ứng quá mẫn cảm. + Rất hiếm có chảy máu (dưới da, tiêu hóa) hoặc giảm tiểu cầu. Liều lượng và cách dùng: + Viên nén: Liều lượng thông thường 1 viên x 2-3 lần/ngày, nuốt cùng với một ít nước sau bữa ăn. Nếu bệnh nhân suy thận: tối đa 2 viên/ngày. + Thuốc chích: dùng truyền tĩnh mạch thì an toàn và hiệu quả hơn. Thông thường 3-6 ống pha trong 250-500 ml Dextrose 5%, tốc độ truyền thông thường 0,8 mg/kg trong 1 giờ, không quá 100 mg/giờ, tổng liều không quá 1200 mg/ngày. Bệnh nhân có huyết áp thấp hoặc tuần hoàn không ổn định thì phải giảm tốc độ truyền. Có thể tiêm bắp thịt sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. 7. Vessel Due F: Thành phần: Sulodexide, viên nén 250 LSU, ống thuốc chích 600 LSU. (Sulodexide là chất thuộc nhóm Glycosaminoglican, có tác dụng chống huyết khối giống Heparin nhưng tác dụng rất yếu trên Thrombine tuần hoàn, do vậy ít biến chứng xuất huyết. Còn có tác dụng phân hủy Fibrine do hoạt hóa phóng thích tPA, làm giảm độ nhớt của máu, hoạt hóa Lipoproteinlipase) Chỉ định: tất cả các bệnh lý mạch máu có nguy cơ huyết khối. Chống chỉ định: + Quá mẫn với thuốc hay Heparine. + Bệnh xuất huyết hay thể tạng chảy máu. Lưu ý: + Cần theo dõi định kỳ các thông số đông máu, nếu quá liều (chỉ có khi dùng đường tiêm chích) thì dùng Protamine sulphate 1% x 3 ml tĩnh mạch. + Thận trọng khi dùng trên phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Tác dụng phụ: + Thuốc uống: đôi khi rối loạn tiêu hóa với buồn nôn, nôn và đau thượng vị. + Thuốc chích: đau, rát và u máu tại chỗ chích, có thể có phản ứng da. Liều lượng và cách dùng: nên khởi đầu bằng thuốc chích, sau đó tiếp nối bằng thuống uống trong 30-40 ngày. Mỗi năm dùng 2 đợt như vậy. + Thuốc uống: 1 viên x 2 lần/ngày, uống cách xa bữa ăn. + Thuốc chích: chích bắp thịt hay tĩnh mạch, 1 ống/ngày. CÁC THUỐC AN THẦN 1. Anxiron: Thành phần: Buspirone HCl, viên nén 5 mg. Chỉ định: + Các triệu chứng do lo lắng, căng thẳng. + Mất ngủ. + Điều trị chứng lạm dụng thuốc và nghiện thuốc. + Điều trị bổ xung cho bệnh nhân trầm cảm. Chống chỉ định: + Bệnh nhược cơ. + Phụ nữ có thai và đang cho con bú. + Glaucoma cấp, rối loạn chức năng gan và thận nặng. + Dị ứng với thuốc. Lưu ý: thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm), thuốc hạ huyết áp, các Glycosides cường tim. Tác dụng phụ: nôn mửa và khó chịu đường tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt, có khi lại kích thích mất ngủ. Liều lượng và cách dùng: điều chỉnh liều tùy theo từng cá thể. Liều trung bình cho người lớn là 15-30 mg/ngày (1-2 viên x 3 lần/ngày). Liều điều trị là 5-40 mg/ngày (1-8 viên/ngày). Liều tối đa 60 mg/ngày (12 viên/ngày). Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, thận phải giảm liều. 2. Apo-Diazepam: Thành phần: Diazepam, viên nén 2, 5 và 10 mg. Đựng trong chai 1000 viên. (Diazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu). Chỉ định: + Chống lo âu. + Đau và co thắt cơ xương. + Giảm triệu chứng cai rượu cấp tính. + Phụ trị chống động kinh. Chống chỉ định: + Trẻ dưới 6 tháng tuổi. + Tình trạng ức chế hô hấp. + Bệnh nhược cơ. + Bệnh Glaucoma góc hẹp cấp và góc mở. Tác dụng phụ: choáng váng, mệt mỏi, rối loạn phối hợp động tác. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Tránh uống rượu. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn uống 2-10 mg x 2-4 lần/ngày. + Giảm triệu chứng cai rượu cấp: 10 mg x 3-4 lần/ngày đầu tiên, sau đó 5 mg x 3-4 lần/ngày. 3. Apo-Hydroxyzine: Thành phần: Hydroxyzine, viên nang 10, 25 và 50 mg. Chỉ định: + Da liễu: dị ứng da (mày đay, chàm, sẩn ngứa...) + Thần kinh - tâm thần: giảm triệu chứng lo âu và căng thẳng trong bệnh tâm thần - kinh, hoặc trong một bệnh lý thực thể nhưng bệnh nhân có lo âu nhiều.. + Làm dịu thần kinh trong tiền mê và sau khi gây mê. Chống chỉ định: + Tăng mẫn cảm đối với Hydroxyzine. + Nguy cơ Glaucoma góc đóng, bí tiểu do rối loạn niệu đạo tiền liệt. Tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ tạm thời: khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn điều tiết, lú lẫn ở người già. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Thận trọng trên người mới có thai. + Có thể làm tăng tác dụng của Meperidine, Barbiturate, rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương. Tăng tác dụng Atropin khi dùng chung với các kháng Histamin khác, các an thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Liều lượng và cách dùng: + Viên 25 mg: người lớn Liều trung bình 50-100 mg/ngày, trẻ em 30 tháng đến 15 tuổi uống 1 mg/kg cân nặng/ngày. + Viên 100 mg không dùng cho trẻ em. Liều trung bình50-100 mg/ngày, khoa Thần kinh - tâm thần dùng 100-200 mg/ngày, khoa gây mê 100-200 mg. 4. Atarax: Thành phần: Hydroxyzine HCl, viên nén 25 mg và 100 mg. Chỉ định: + Giảm triệu chứng lo âu và căng thẳng trong bệnh lý tâm thần kinh, hoặc trong một bệnh lý thực thể nhưng bệnh nhân có lo âu nhiều.. + Làm dịu thần kinh trong tiền mê và sau khi gây mê. + Trị ngứa. Chống chỉ định: Tăng mẫn cảm đối với Hydroxyzine. Tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ tạm thời: khô miệng, chóng mặt, run và co giật (hiếm gặp và ch? khi quá liề u). Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Thận trọng trên người mới có thai. + Có thể làm tăng tác dụng của Meperidine, Barbiturate, rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn: thông thường 30-100 mg/ngày, chia làm vài lần trong ngày hoặc đêm. Bệnh tâm thần: 100-300 mg/ngày. Trong gây mê: 100-200 mg/ngày. Khi dùng tiền mê, cho Atarax vào đêm hôm trước mổ thay cho Barbiturate. + Trẻ em 30 tháng tuổi tới 15 tuổi: 1 mg/kg/ngày, chia làm vài lần. Cần điều chỉnh liều lượng tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Để có hiệu quả ngắn hơn Có thể chỉ dùng nửa liều. 5. Diazepam: Tên thương mại: Apo-Diazepam, Diastat, Diazepam 5 mg, Seduxen, Valium. Chống chỉ định: + Tình trạng ức chế hô hấp. + Bệnh nhân nhược cơ. + Trẻ sanh non dưới 3 tháng. + Dị ứng với Seduxen. Tác dụng phụ: + Choáng váng, mệt mỏi, rối loạn phối hợp động tác. Người già có thể lú lẫn. + Có thể huyết khối tĩnh mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch chỗ chích. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Tránh uống rượu. + Thận trọng trên phụ nữ có thai và cho con bú. + Tương tác thuốc với: thuốc ngủ, thuốc giảm đau, chống đông máu, Phenytoin, chống trầm cảm 3 vòng, thuốc giãn cơ, Barbiturate (ví dụ ~2Phenobarbital~). 6. Diazepam 5 mg: Thành phần: Diazepam, viên nén 5 mg. (Diazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu). Chỉ định: + Chống lo âu. + Đau và co thắt cơ xương. Chống chỉ định: + Tình trạng ức chế hô hấp. + Bệnh nhược cơ. Tác dụng phụ: choáng váng, mệt mỏi, rối loạn phối hợp động tác. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Tránh uống rượu. Liều lượng và cách dùng: Người lớn uống 1 viên x 1-2 lần/ngày. 7. Dogmatil: Thành phần: Sulpiride, viên nang 50 mg. Chỉ định: + Các biểu hiện của trạng thái tâm thần thực thể trong loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng. + Tình trạng ức chế thần kinh. Chống chỉ định: + U tế bào ưa sắc (Pheochromocytoma). + Cấm dùng phối hợp với rượu, Levodopa. Tác dụng phụ: + Tác dụng nội tiết: chảy sữa, nữ hóa tuyến vú, vô kinh, bất lực hay lãnh cảm. + Thần kinh: Loạn vận động (chứng co thắt xoắn vặn, co khít hàm, cơn xoay mắt kịch phát) Điều trị bằng thuốc chống Cholinergic, thuốc chống Parkinson hoặc các Benzodiazepine dãn cơ. Loạn vận động muộn có thể có khi dùng thuốc lâu dài. + An thần, buồn ngủ, hạ huyết áp tư thế. Lưu ý: + Nếu đang dùng thuốc mà bị sốt thì phải ngưng thuốc ngay, vì có thể bị hội chứng ác tính do thuốc an thần mạnh. + Thận trọng trên Phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân động kinh, người già và người suy thận nặng. + Tương tác thuốc: tăng tác dụng an thần và giảm tỉnh táo khi dùng chung với Morphine và các dẫn chất, thuốc kháng Histamin H1, Barbiturate, các Benzodiazepine, thuốc an thần nhẹ. Liều lượng và cách dùng: uống 3 lần trong ngày + Các trạng thái ức chế thần kinh, biểu hiện tâm thần - thực thể của các bệnh lý thực thể: 100-200 mg/ngày. + Phòng tái phát loét dạ dày - tá tràng và viêm lo t đại tràng mạn tính: 150 mg/ngày x 4-6 tuần. 8. Equanil: Thành phần: Meprobamate, viên nén 400 mg. Chỉ định: + Lo âu nặng, nhất là trước khi gây mê để mổ. + Đau do co thắt cơ vân. Chống chỉ định: suy hô hấp mất bù. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân có bệnh nhược cơ. + Thận trọng trên người già. + Muốn ngưng thuốc phải giảm liều từ từ, ngưng đột ngột sau một thời gian dùng kéo dài có thể gây hội chứng ngưng thuốc. + Cấm uống rượu khi đang dùng thuốc. + Thận trọng khi dùng chung các thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu, thuốc ngủ, thuốc có Codein. Tác dụng phụ: + Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mất đồng vận. + Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. + Nổi mẩn da, mày đay, co thắt phế quản, vô niệu, xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt. Liều lượng và cách dùng: liều thông thường cho người lớn khi lo âu nặng là 2-4 viên/ngày, Có thể tăng liều, đừng uống liên tục kéo dài quá 4-12 tuần. Trước khi ngưng dùng thuốc nên giảm dần liều. 9. Hydroxyzine: Tên thương mại: Apo-Hydroxyzine, Atarax. Chống chỉ định: + Tăng mẫn cảm đối với Hydroxyzine. + Nguy cơ Glaucoma góc đóng, bí tiểu do rối loạn niệu đạo tiền liệt. Tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ tạm thời: khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn điều tiết, lú lẫn ở người già. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Thận trọng trên người mới có thai. + Có thể làm tăng tác dụng của Meperidine, Barbiturate, rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương. Tăng tác dụng Atropin khi dùng chung với các kháng Histamin khác, các an thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. 10. Lexomil: Thành phần: Bromazepam, viên nén 1,5, 3 và 6 mg. Chỉ định: + An thần, Chống lo âu căng thẳng, các trạng thái Mất ngủ, kích đ?ng. + Rối loạn chức năng h? tim m?ch, hô h?p, tiêu hóa, ni?u - sinh d?c. Các rối loạn tâm th?. Chống chỉ định: Bệnh nhược cơ. Lưu ý: + Thận trọng trên người già, bệnh nhân suy ki?t. + Có thể giảm kkả năng lái xe và vận hành máy. + Thận trọng khi kết hợp với các thuốc an thần khác, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc giảm đau và thuốc tê. + Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ: mệt mỏi, chóng mặt, nhược cơ. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng tùy theo đáp ứng thuốc của từng người, sau 3-6 tuần dùng thuốc thì nên giảm dần liều rồi ngưng hẳn. + Bệnh nhân ngoại trú: khởi đầu liều thấp rồi tăng dần cho tới khi có kết quả, thông thường 1,5-3 mg x 3 lần/ngày. + Bệnh nhân nội trú (nằm viện): 6-12 mg x 2-3 lần/ngày. 11. Listica: Thành phần: Oxyfenamate, viên 200mg. (Oxyfenamate có tính ch?t gi?i tr? ưu tư) Chỉ định: + Các trường hợp căng thẳng tâm thần do nghề nghiệp và do gia đình. Hay ưu tư, ưa gây gổ, lao lực, mất ngủ. Ưu tư lo lắng khi có bệnh nặng. + Nghiện rượu, giải độc và cai rượu. + Rối loạn thần kinh lúc có kinh hay mạn kinh. + Trẻ em: rối loạn tập tính, không thích ứng với gia đình và học đường. Lưu ý: khi dùng thuốc cấm uống rượu. Tác dụng phụ: buồn ngủ, Liều dùng: + Người lớn: 3 viên/ngày. + Trẻ em 100 mg/10kg cân nặng/ngày. 12. Lorazepam: Tên thương mại: Ativan, Temesta. (Lorazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu) Chống chỉ định: + Suy hô hấp, hội chứng ngưng thở khi ngủ. + Tăng mẫn cảm với các Benzodiazepines. Tác dụng phụ: + Chóng mặt, yếu cơ, rối loạn phối hợp vận động, lú lẫn, trầm cảm. + Các triệu chứng da, rối loạn thị lực, rối loạn tiêu hóa nhẹ, thay đổi tính dục. + Hiếm: rối loạn tạo máu, tăng men gan, các phản ứng kịch phát như kích thích và hung hãn, hạ huyết áp, rối loạn trí nhớ. + Có thể bị nghiện thuốc nếu dùng liều cao và kéo dài. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân có Glaucoma góc hẹp cấp, suy chức năng gan hay thận, bệnh nhược cơ, suy nhược, suy hô hấp nặng, người đã có tiền sử nghiện rượu hoặc nghiện ma túy. + Thận trọng trên người già, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi. + Có thể làm giảm kkả năng lái xe và vận hành máy móc. + Khi giảm thuốc, nên giảm liều lượng tù từ, cần đề phòng chứng lệ thuộc thuốc khi dùng đều đặn kéo dài. 13. Meprobamate: Tên thương mại: Equanil. Là 1 trong những thành phần của: Noctadiol. Chỉ định: + Lo âu nặng, nhất là trước khi gây mê để mổ. + Đau do co thắt cơ vân. Chống chỉ định: suy hô hấp mất bù. Lưu ý: + Thận trọng trên bệnh nhân có bệnh nhược cơ. + Thận trọng trên người già. + Muốn ngưng thuốc phải giảm liều từ từ, ngưng đột ngột sau một thời gian dùng kéo dài có thể gây hội chứng ngưng thuốc. + Cấm uống rượu khi đang dùng thuốc. + Thận trọng khi dùng chung các thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu, thuốc ngủ, thuốc có Codein. Tác dụng phụ: + Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mất đồng vận. + Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. + Nổi mẩn da, mày đay, co thắt phế quản, vô niệu, xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt. 14. N-Oblivon: Thành phần: Methylpentynol carbamate, viên 100 và 300 mg. (Methylpentynol carbamate là thuốc làm dịu tâm thần, trị ưu tư, điều hòa xúc cảm) Chỉ định: + Người lớn: các biểu hiện ưu tư và các phản ứng cơ thể do ưu tư như lo âu, loạn thần kinh, tăng xúc cảm, rối loạn tập tính và tính nết. + Trẻ em (viên 100 mg): rối loạn tập tính, loạn thần kinh, tính tình hay thay đổi, vật vã. Tác dụng phụ: + Đôi khi hơi thở có mùi tỏi. + Buồn ngủ. Lưu ý: + Thuốc tăng cường tác dụng của thuốc ngủ. + Cấm uống rượu. Liều dùng: + Viên 100 mg: thời gian điều trị từ vài ngày tới nhiều tháng tùy theo các ca. Liều điều trị: người lớn 4-6 viên/ngày (cách 3-4 giờ), trẻ em 5-10 tuổi 2-4 viên/ngày, trẻ em 10-15 tuổi: 2-5 viên/ngày (chia đều cách 4 giờ). Liều phòng bệnh: người lớn 2 viên, trẻ em 1 viên. + Viên 300mg chỉ dùng cho người lớn: 1 - 4 viên/ngày. 15. Nobrium: Thành phần: Medazepam, viên nang 5 và 10 mg. (Medazepam là thuốc làm êm dịu, trừ ưu tư, chống co giật, thư giãn cơ) Chỉ định: + Ưu tư dưới mọi dạng, rối loạn chức năng và các biểu hiện cơ thể do ưu tư. + Mất ngủ, co rút cơ. Chống chỉ định: + Dị ứng với các Benzodiazepine. + Suy hô hấp trầm trọng. Tác dụng phụ: Lưu {: Xem thêm Diazepam. Liều dùng: 10 - 20mg/ngày, giảm nửa liều ở người già. 16. Nordaz: Thành phần: Nordazepam, viên nén 7,5 mg và 15 mg. (Nordazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu). Chỉ định: Lo âu do phản ứng, các rối loạn do không thích nghi có kèm theo lo âu, lo âu sợ hãi sau chấn thương. Chống chỉ định: + Dị ứng với các thuốc thuốc loại Benzodiazepine. + Suy hô hấp mất bù. Tác dụng phụ: + Giảm trí nhớ, choáng váng, yếu mỏi, buồn ngủ (đặc biệt là ở người già), tâm thần chậm chạp, giảm trương lực cơ. + Phản ứng trái ngược: kích thích, hung hãn, đánh trống ngực, ảo giác. + Có thể ban đỏ da, ngứa. + Dùng kéo dài và liều cao có thể gây trạng thái phụ thuộc thuốc, khi đó nếu ngưng thuốc sẽ gây hội chứng cai thuốc (mất ngủ, đau đầu, lo sợ, đau và căng cơ, đôi khi bị kích động hoặc lú lẫn, hiếm khi có co giật và ảo giác). Lưu {: + Đừng dùng kéo dài quá 4-12 tuần và ngừng thuốc từ từ. + Không dùng đơn độc cho các trạng thái trầm cảm. + Thuốc làm tăng các triệu chứng của bệnh nhược cơ, đừng uống bia rượu khi dùng thuốc, không nên dùng khi bệnh nhân có suy hô hấp hoặc viêm gan. + Tránh lái xe và vận hành máy. Liều lượng và cách dùng: thời gian dùng thuốc càng ngắn càng tốt, và không quá 4-12 tuần. + Người lớn: uống 1 liều duy nhất vào đêm trước khi đi ngủ, 7,5-15 mg/ngày tùy người bệnh. + Người già và bệnh nhân suy thận: viên 7,5 mg khởi đầu uống 1/2 viên/ngày rồi sau tăng (uống 1 viên) hoặc giữ nguyên tùy đáp ứng thuốc. + Bệnh nhân loạn tâm thần: Có thể dùng liều cao hơn tùy theo nhu cầu. 17. Nordazepam: Tên thương mại: Nordaz, Praxadium, Vegesan. Tính chất: Dẫn xuất của benzodiazepine có tác dụng an thần và trừ ưu tư. Chỉ định: + Lo âu, kích thích và căng thẳng. + Các rối loạn tập tính tâm thần do môi trường và do vài tình huống. + Rối loạn tâm thần cơ thể. + Phụ trị trong bệnh tâm thần. + Rối loạn giấc ngủ ở người lo âu. Chống chỉ định: + Bệnh nhược cơ nặng. + Thai nghén và nuôi con bú. + Suy hô hấp trầm trang. Tác dụng phụ: + Thuốc gây buồn ngủ. + Vào những ngày đầu điều trị có thể bi mệt nhọc. Lưu {: Cấm uống rượu. Liều dùng: dành cho lo âu căng thẳng kèm khó ngủ, người lớn 5 - 15 mg/ngày, trẻ trên 3 tuổi 3 - 6 mg/ngày, trẻ dưới 3 tuổi 1 - 3 mg/ngày. + Thuốc viên: 5 - 10mg uống trước ngủ. + Thuốc giọt: 1 giọt = 0,4 mg. 18. Praxadium: Thành phần: Nordazepam, viên 15 mg. Chỉ định: + Lo âu, kích thích và căng thẳng. + Các rối loạn tập tính tâm thần do môi trường và do vài tình huống. + Rối loạn tâm thần cơ thể. + Phụ trị trong bệnh tâm thần. + Rối loạn giấc ngủ ở người lo âu. Chống chỉ định: + Bệnh nhược cơ nặng. + Thai nghén và nuôi con bú. + Suy hô hấp trầm trọng. Tác dụng phụ: + Thuốc gây buồn ngủ. + Vào những ngày đầu điều trị có thể bi mệt nhọc. Lưu {: Cấm uống rượu. Liều dùng: dành cho lo âu căng thẳng kèm khó ngủ, người lớn 5 - 15 mg/ngày, trẻ trên 3 tuổi 3 - 6 mg/ngày, trẻ dưới 3 tuổi 1 - 3 mg/ngày. 19. Seduxen: Thành phần: Diazepam, viên nén 5 mg, ống chích 10 mg/2 ml và Lidocain HCl. (Diazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu). Chỉ định: + Tất cả các thể của rối loạn thần kinh chức năng, đặc biệt là chống lo âu. Làm giảm căng thẳng và lo lắng ở các bệnh loạn tâm thần - thân thể. + Điều trị hỗ trợ trong bệnh loạn thần nội sinh (thường dùng cùng với các thuốc chống trầm cảm để làm giảm lo âu và căng thẳng). + Điều trị phụ chống động kinh, Điều trị các triệu chứng trong hội chứng cai rượu. + Đau và co thắt cơ xương do phản xạ, co cứng cơ do bệnh tổn thương neuron vận động trên (liệt não và hạ liệt). + Dạng thuốc chích: giảm tạm thời chứng lo âu của rối loạn thần kinh chức năng, tất cả các thể của trạng thái động kinh (cơn lớn, cơn nhỏ, cơn tâm thần vận động). + Dùng trong tiền mê. Chống chỉ định: + Tình trạng ức chế hô hấp. + Bệnh nhân nhược cơ. + Trẻ sanh non dưới 3 tháng. + Dị ứng với Seduxen. + Nhậy cảm với Lidocain. Tác dụng phụ: + Choáng váng, mệt mỏi, rối loạn phối hợp động tác. Người già có thể lú lẫn. + Có thể huyết khối tĩnh mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch chỗ chích. Lưu {: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Tránh uống rượu. + Thận trọng trên phụ nữ có thai và cho con bú. + Tương tác thuốc với: thuốc ngủ, thuốc giảm đau, chống đông máu, Phenytoin, chống trầm cảm 3 vòng, thuốc dãn cơ, Barbiturate. Liều lượng và cách dùng: + Thuốc viên: người lớn thông thường uống 5-15 mg/ngày, người già 2,5-7,5 mg/ngày. Sảng rượu cấp: 20-40 mg/ngày rồi duy trì 15-20 mg/ngày. Giảm co cứng cơ: 5-20 mg/ngày (1/3 uống ban ngày và 2/3 uống ban đêm). Trẻ em uống 0,15 mg/kg/ngày. + Thuốc chích: trạng thái động kinh hoặc các cơn co giật tái phát: người lớn tiêm tĩnh mạch 10-30 mg, trẻ em 2-10 mg; Có thể tiêm tĩnh mạch lặp lại sau 30 phút và 4 giờ. Điều trị căng thẳng tâm thần và lo âu: tiêm bắp thịt 5-10 mg x 1-3 lần/ngày. Cắt cơn sản giật: 20 mg tĩnh mạch; Tiền mê: 10 mg tiêm bắp 30 phút trước phẫu thuật; Dọa sanh non hay sẩy thai: 10 mg tĩnh mạch x 3 lần/ngày rồi duy trì 1 viên x 3 lần/ngày kèm với thuốc trợ thai. Co cứng cơ: 10 mg x 1-2 lần/ngày. Người già dùng 1/2 liều trên; Trẻ em 7-13 tuổi: tiêm 1-2 ml, trẻ em 1-6 tuổi: tiêm 0,5-1 ml; 1-12 tháng tiêm 0,3-0,5 ml. 20. Seriel: Thành phần: Tofisopam, viên 50mg. Chỉ định: + Ưu tư dưới mọi dạng. + Rối loạn chức năng và các biểu hiện do ưu tư. Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc. Tác dụng phụ: thuốc gây buồn ngủ, nhất là ở người già. Lưu {: + Đừng kéo dài trị liệu một cách vô ích. + Ngừng thuốc đột ngột sau một quá trình dùng kéo dài có thể gây hội chứng cai thuốc. + Thuốc Có thể che lấp các dấu hiệu trầm cảm. + Tránh dùng cho người suy gan hay thận nặng. + Cấm uống rượu. + Tránh dùng lúc có thai và nuôi con bú. Liều dùng: + Người lớn: 3 viên/ngày, Có thể tăng 3 - 6 viên/ngày. + Người già: nửa liều. + Trẻ em: 1 - 2 viên/ngày. 21. Temesta: Thành phần: Lorazepam, viên nén 1 mg và 2,5 mg. (Lorazepam là một Bezodiazepine có tác dụng giải lo âu) Chỉ định: + Điều trị các bệnh lý lo lắng hoặc làm giảm nhất thời triệu chứng của bệnh lo lắng, hoặc lo âu do trầm cảm. Làm êm dịu. + Chống co giật, thư giãn cơ, gây ngủ. + Chữa trị giải độc rượu và phòng các hiện tượng cai thuốc. Chống chỉ định: + Suy hô hấp, hội chứng ngừng thở khi ngủ. + Tăng mẫn cảm với các Benzodiazepines. Tác dụng phụ: + Chóng mặt, yếu cơ, rối loạn phối hợp vận động, lú lẫn, trầm cảm. + Các triệu chứng da, rối loạn thị lực, rối loạn tiêu hóa nhẹ, thay đổi tính dục. + Hiếm: rối loạn tạo máu, tăng men gan, các phản ứng kịch phát như kích thích và hung hãn, hạ huyết áp, rối loạn trí nhớ. + Có thể bị nghiện thuốc nếu dùng liều cao và kéo dài. Lưu {: + Thận trọng trên bệnh nhân có Glaucoma góc hẹp cấp, suy chức năng gan hay thận, Bệnh nhược cơ, suy nhược, suy hô hấp nặng, người đã có tiền sử nghiện rượu hoặc nghiện ma túy. + Thận trọng trên người già, Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tu?i. + Có thể làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc. + Khi giảm thuốc, nên giảm liều lượng từ từ, cần đề phòng chứng lệ thuộc thuốc khi dùng đều đặn kéo dài. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng và thời khoảng dùng thuốc phụ thuộc vào từng cá thể, không nên dùng lâu quá 2-3 tháng. + Viên 1 mg: các ngày đầu uống 3 lần: 0,5 mg sáng + 0,5 mg chiều và 1 mg tối. Sau đó điều chỉnh dần sao cho thích ứng, thường 2-4 mg/ngày. Trước khi ngưng thuốc nên hạ thấp liều dần dần. + Viên 2,5 mg: dùng trong các dạng bệnh trầm trọng và trong khoa tâm thần. các ngày đầu uống 3 lần: 1,25 mg sáng + 1,25 mg chiều và 2,5 mg tối. Sau đó điều chỉnh dần sao cho thích ứng, thường khoảng 5-7,5 mg/ngày. Trước khi ngưng thuốc nên hạ thấp liều dần dần. + Người già nên dùng nửa liều thông thường. 22. Xanax: Thành phần: Alprazolam, viên nén 0,25 mg. (Alprazolam là một Benzodiazepine có tác dụng chống lo âu và chống trầm cảm). Chỉ định: Lo âu các loai và lo âu kết hợp với trầm cảm. Chống chỉ định: + Quá mẫn cảm với các Benzodiazepine. + Glaucoma góc đóng cấp tính. Tác dụng phụ: nếu có thì xuất hiện ngay khi mới dùng thuốc và hết khi ngưng thuốc. + Choáng váng, mờ mặt, rối loạn phối hợp động tác. + Các triệu chứng đường tiêu hóa và thần kinh thực vật. + Phản ứng trái ngược: kích thích, hồi hộp, khó tập trung tư tưởng, lú lẫn. ảo giác. Lưu ý: + Tránh lái xe và điều khiển máy móc. + Thận trọng trên phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi. + Tránh dùng thuốc cho người có xu hướng dễ nghiện ngập, bệnh nhân đã có chẩn đoán từ đầu là tâm thần phân liệt, bệnh nhân trầm cảm có khuynh hướng tự sát. + Khi dùng kéo dài, ngưng thuốc phải từ từ. + Tăng tác dụng khi dùng chung với thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu, Barbiturate. + Cimetidine có thể làm giảm độ thanh thải thuốc. Liều lượng và cách dùng: + Người lớn: Chống lo âu: khởi đầu 0,25-0,5 mg x 3 lần/ngày, duy trì 0,5-4 mg/ngày; Trầm cảm: khởi đầu 0,5 mg x 3 lần/ngày, duy trì 1,5-4,5 mg/ngày. + Người già và bệnh nhân suy kiệt: khởi đầu 0,25 mg x 2-3 lần/ngày, duy trì 0,5-0,75 mg/ngày. -----------*----------------*--------- HẾT. "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..." Pavel Corsaghin- Как закалялась сталь

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthan_kinh_hoc_1746.pdf
Tài liệu liên quan