Tài liệu tham khảo hội thảo “giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam"

Xác định quá trình và phân công trách nhiệm để đạt đƣợc mục tiêu: nhà trƣờng xác định cơ cấu tổ chức phù hợp cho việc tiến hành quản lí chất lƣợng theo quá trình, xác định các quá trình có liên quan đến chất lƣợng đào tạo và các dịch vụ (bao gồm các quá trình giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên ở từng khoa, các quá trình hoạt động của các phòng ban( hành chính, tài vụ, tổ chức, quan hệ quốc tế, đào tạo, quản lí khoa học .) phục vụ công tác đào tạo của nhà trƣờng. Quản lí quá trình tiếp cận theo đầu vào, quá trình và đầu ra coi trọng chất lƣợng của công tác tuyển sinh, các điều kiện phục vụ công tác đào tạo, chất lƣợng của chính quá trình đào tạo và chất lƣợng của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đƣợc các kiến thức, kĩ năng và phẩm chất của nhà sƣ phạm, ngƣời nghiên cứu khoa học, nhà quản lí- lãnh đạo và nhà ngoại giao. Để đảm bảo các quá trình này hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả ngƣời ta xác định các qui tắc điều hành, các tác nghiệp và nguồn lực(bao gồm cơ sở hạ tầng, nhân TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 157 lực) phục vụ việc thực hiện các mục tiêu chất lƣợng đặt ra. Xác định và phân công trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các thành viên trong ban lãnh đạo nhà trƣờng, lãnh đạo các phòng ban, các khoa. trá ch nhiệm của giảng viên, cán bộ nhân viên và sinh viên và có cam kết để thực hiện chúng. Quản lí và điều phối các hoạt động của các phòng ban, các khoa, các cá nhân trong một thể thống nhất và hợp tác.

pdf190 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tham khảo hội thảo “giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị số 296/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2020. Theo đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã triển khai chƣơng trình hành động của Bộ về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010- 2012. Tất cả cho thấy quyết tâm của các cấp lãnh đạo đối với đổi mới quản lý ĐH. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều việc phải làm. Bài viết này sẽ phân tích một số mô hình và xu hƣớng quản trị ĐH thế giới, đồng thời đề xuất một số hƣớng đi cho việc đổi mới quản trị giáo dục ĐH Việt Nam. Trường ĐH và sứ mạng của trường ĐH Để có thể đổi mới quản trị và quản lý ĐH, trƣớc tiên chúng ta cần hiểu rõ trƣờng ĐH là gì và sứ mạng của nó nhƣ thế nào. Theo định nghĩa, trƣờng ĐH là một cơ sở giáo dục đƣợc Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập với sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ và trên hết là phục vụ sự phát triển của xã hội và cộng động. Theo ý kiến thống nhất của nhiều học giả quốc tế, trƣờng ĐH là một tổ chức phức tạp nhất trong tất cả các loại hình tổ chức trên thế giới bởi nó là sự kết hợp của rất BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 172 nhiều loại hình tổ chức khác nhau nhƣ các tổ chức chính trị nhà nƣớc, công ty, tập đoàn, bệnh viện, công sở… Khác với công ty/ tập đoàn kinh doanh mà đối tƣợng phục vụ của nó chủ yếu là khách hàng, trƣờng ĐH phục vụ rất nhiều nhóm đối tác liên đới (stakeholders) từ chính phủ, các tổ chức xã hội/nghề nghiệp, giới công nghiệp, cán bộ nhà trƣờng, cộng đồng, sinh viên, phụ huynh…Việc điều hành, quản trị, và quản lý của trƣờng ĐH vì thế cũng có một số khác biệt cơ bản so với các tổ chức khác. Sự khác biệt giữa quản trị (governance) và quản lý (management) Mặc dù hai thuật ngữ quản trị và quản lý nhìn chung có sự gần gũi và tƣơng tác nhƣng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa quản trị và quản lý trƣờng ĐH. Đây là điều mà bản thân Bộ GD-ĐT và các trƣờng ĐH Việt Nam thƣờng lúng túng bởi chƣa có sự phân định rõ ràng. Theo Gallagher (2002:2), “quản trị là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết định, chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng, cộng đồng xã hội và ngƣời học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý trong khi quản lý nhằm đạt đƣợc kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả”. Điều này có nghĩa quản trị là hoạch định đƣờng lối chính sách và quyết định các định hƣớng đầu tƣ lớn trong khi quản lý là điều hành và thực thi công việc hàng ngày. Vi vậy, có thể nói hiệu trƣởng ở trƣờng ĐH chính là giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch hội đồng trƣờng chính là chủ tịch hội đồng quản trị ở công ty. Mô hình quản trị/ quản lý Về mặt quản lý nhà nƣớc, Clark (1983) dùng thuật ngữ “tam giác điều phối” (triangle of coordination) để miêu tả việc quản trị và quản lý trƣờng ĐH. Thuật ngữ này bao gồm “quản lý nhà nƣớc” (state authority), “thị trƣờng” (market) và “chính thể học thuật” (academic oligarchy). Braun và Merrien (1999) gọi đây là “không gian ba chiều của quản trị” (three- dimensional space of governance). Trƣớc đó, van Vught (1989, 1994) đã đề xuất điều chỉnh “tam giác điều phối” thành hai mô hình “kiểm soát nhà nƣớc” (state control) và “giám sát nhà nƣớc” (state supervision). TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 173 Mô hình “kiểm soát nhà nƣớc” thƣờng gặp ở các nƣớc Châu Âu “vốn có sự can thiệp khá sâu của Nhà nƣớc và của giới chính thể học thuật” (Braun and Murien, 1999:17). Theo Neave và van Vught (1994:9), Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hệ thống giáo dục ĐH học, tức Nhà nƣớc “kiểm soát gần nhƣ tất cả các hoạt động của hệ thống giáo dục ĐH. Bộ Giáo dục qui định các điều kiện cần thiết, chƣơng trình giảng dạy, bằng cấp, hệ thống thi cử, tuyển dụng/bổ nhiệm nhân sự. Mục đích quan trọng từ các qui định chi tiết của Nhà nƣớc là nhằm tiêu chuẩn hóa bằng cấp quốc gia mà chủ yếu là do Nhà nƣớc cấp thay vì cơ sở giáo dục ĐH”. Pháp là một thí dụ điển hình của mô hình này[1]. Ngƣợc với mô hình “kiểm soát nhà nƣớc” là mô hình “giám sát nhà nƣớc”. Mô hình này thể hiện rõ ở các nƣớc Anh, Mỹ, Úc, nơi mà sự can thiệp của nhà nƣớc đối với các trƣờng là khá thấp. Vai trò của nhà nƣớc là giám sát hệ thống ĐH thay vì kiểm soát bởi nhà nƣớc muốn đảm bảo chất lƣợng học thuật và duy trì mức độ chịu trách nhiệm cao của các trƣờng. Neave và van Vught (1994:11) đã miêu tả: “Trong mô hình này, sự tác động/can thiệp của nhà nƣớc thƣờng không cao. Nhà nƣớc không can thiệp sâu vào cơ sở giáo dục ĐH thông qua các qui định chi tiết và kiểm soát chặt chẽ nhƣ mô hình nhà nƣớc kiểm soát mà tôn trọng quyền tự chủ của các trƣờng và khuyến khích khả năng tự quản lý và chịu trách nhiệm”. Theo đó, nhà nƣớc đóng vai trò là ngƣời giám sát và quản lý từ xa và dùng các hành lang và khuôn khổ pháp lý để điều tiết. Mô hình này, theo Neave và van Vught cũng nhƣ của các học giả về quản trị ĐH thế giới đƣợc xem là mô hình phù hợp nhất trong giai đoạn khủng hoảng giáo dục ĐH hiện nay bởi nó có khả năng tạo nên sự đột biến sáng tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH. Một số quan điểm/ xu hướng về ĐH và quản trị ĐH Có khá nhiều quan điểm/ xu hƣớng khác nhau về ĐH và quản trị ĐH. Giống nhƣ các tổ chức nhà nƣớc và tƣ nhân, trƣờng ĐH không thể đứng ngoài những thay đổi lớn của xã hội (Bargh và các cộng sự, 1996). Các tác động bên ngoài nhƣ sự chuyển hƣớng từ đào tạo tinh hoa sang đại trà, sự gia tăng nhanh số lƣợng của sinh viên, việc khan hiếm các nguồn lực tài chính và các biến đổi trong môi BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 174 trƣờng chính trị đã làm bản thân Nhà nƣớc và các trƣờng đứng trƣớc sự lựa chọn hoặc chấp nhận thay đổi hoặc là chết (Becher và Kogan, 1992). Ở Úc chẳng hạn, viêc thay đổi này thể hiện vai trò điều phối sâu hơn của nhà nƣớc. Ở Canada đang có xu hƣớng gia tăng sự điều phối của Nhà nƣớc đối với hệ thống giáo dục ĐH, đồng thời gia tăng yêu cầu trách nhiệm xã hội và giải trình đối với các trƣờng. Ở Mỹ chứng kiến sự mở rộng các khung pháp lý về trách nhiệm thể chế. Ở Anh, hiện đang có sự điều tiết tập trung trong việc quản trị hệ thống ĐH của nhà nƣớc. Riêng ờ Hà Lan lại có xu hƣớng ngƣợc lại (Goedegeburre và Hayden, 2007). Thứ hai là xu hƣớng ảnh hƣởng của yếu tố thị trƣờng. Braun và Merrien (1999) nhấn mạnh tầm quan trọng của một “thị trƣờng hoàn chỉnh” (perfect operation of markets) và đề xuất các trƣờng cần phải tập trung vào khía cạnh thị trƣờng. Một số học giả khác lại cho rằng yếu tố thị trƣờng không phải là ý tƣởng hoàn hảo bởi vì sẽ không thể có một “thị trƣờng hoàn hảo” (perfect market) trong giáo dục ĐH mà là một “cận thị trƣờng” (quasi-market) (Amaral và Magalhaes). Theo Dill (1997), cần xác lập và ứng dụng xu hƣớng “cận thị trƣờng” thay vì “thị trƣờng hoàn hảo” trong giáo dục nhằm quản lý nhà trƣờng một cách có hiệu quả. Theo đó, cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng có thể hành động nhƣ một cơ quan đại diện cho nhu cầu và lợi ích của khách hàng, đồng thời thay mặt khách hàng ký hợp đồng với các cơ sở giáo dục ĐH để cung cấp các sản phẩm. Điều này cho thấy giáo dục là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt chứ không phải là một loại hàng hóa thông thƣờng để có thể thƣơng mại hóa theo dạng “thị trƣờng hoàn hảo”. Vai trò của Nhà nƣớc là hỗ trợ và điều tiết theo hƣớng “cận thị trƣờng” để mục tiêu của giáo dục không bị bóp méo và hiểu sai lệch. Trên quan điểm này, Marginson (2002) nhấn mạnh: “Các trƣờng ĐH không phải là các công ty/ tổ chức tƣ nhân sản xuất ra các loại hàng hóa dịch vụ thông thƣờng. Mặc dù mức độ hỗ trợ tài chính của chính phủ ở từng giai đoạn có thể khác nhau nhƣng cũng không thể xem trƣờng ĐH là nơi mua bán hàng hóa. Trƣờng ĐH đƣợc thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp lý qui định nhằm sản xuất ra nhiều loại hàng hóa công và tƣ với chức năng chính của nó là giảng dạy và nghiên cứu. Vì vậy, trƣờng ĐH là một phần quan trọng của hệ thống cơ sở TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 175 hạ tầng quốc gia với trách nhiệm chính là tạo ra những sản phẩm công phục vụ xã hội”. Một vấn đề tiếp theo đối với quản trị ĐH là hình thức “quản trị chia sẻ” (shared governance) từ giới học thuật. “Quản trị chia sẻ” hay còn đƣợc gọi là “quản trị tập thể” chiếm vị trí quan trọng bởi trƣờng ĐH là một tập thể phức hợp đƣợc cấu thành chủ yếu từ các giáo sƣ, cán bộ giảng dạy và sinh viên. Trong những thập niên vừa qua, tiếng nói của các nhóm đối tƣợng trên là quan trọng[2]. Tuy nhiên, vai trò của nhóm học thuật này ngày nay có vẻ yếu đi vì họ có xu hƣớng chống lại các thay đổi, đặc biệt là sự chuyển hƣớng từ “quản trị chia sẻ” sang quản trị theo mô hình công mới (new public management), nơi quyền lực thƣờng tập trung vào hội đồng quản quản trị và giám đốc điều hành[3]. Trong bối cảnh đó, quyền lực của của Hội đồng trƣờng (đối với trƣờng công) và hội đồng quản trị (đối với trƣờng tƣ) và giám đốc điều hành (tức hiệu trƣởng) ngày càng tăng cao nhằm đối phó với những biến động của xã hội, khan hiếm các nguồn kinh phí và trên hết là thích ứng với kinh tế thị trƣờng. Hầu hết các học giả về quản trị ĐH tiên tiến trên thế giới đồng ý rằng xu hướng trường ĐH hoạt động như một doanh nghiệp/ công ty (để đảm bảo hiệu quả đầu tư) kết hợp với hương vị “cận thị trường” (để thích ứng với nền kinh tế thị trường nhưng tránh thương mại hóa) dưới sự hỗ trợ, giám sát và điều tiết (state supervision) của nhà nước là mô hình hoạt động tối ưu nhất của các trường ĐH trên thế giới hiện nay. Một vấn đề khác của quản trị trong việc ra quyết định là mối quan hệ giữa tam giác quyền lực: giám đốc điều hành/hiệu trƣởng (executive), hội đồng quản trị (governing board) và hội đồng khoa học (academic board). Hội đồng quản trị đƣợc xem nhƣ cơ quan quyền lực cao nhất của trƣờng[4] - “ngƣời gác đền” (institutional safe guard) - quyết định các chính sách, qui hoạch chiến lƣợc, định hƣớng và đầu tƣ lớn của trƣờng. Vai trò của hội đồng quản trị giống nhƣ một cơ quan “đệm” (buffer) nhằm giám sát các hoạt động của trƣờng và thay mặt nhà trƣờng làm việc với các đối tác bên ngoài. Điều này có nghĩa là hội đồng trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc và xã hội về các hoạt động của trƣờng chứ không phải ban giám hiệu nhƣ ở Việt Nam. Trong khi đó, vai trò của giám đốc điều hành/ hiệu trƣởng là điều hành/ quản lý công viêc hàng ngày và thực thi các chính sách, định hƣớng do hội đồng quản trị BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 176 thông qua. Đối với hội đồng khoa học, vai trò của nó là đảm bảo cao nhất chất lƣợng học thuật và nghiên cứu của nhà trƣờng dƣới sự quản lý của giám đốc điều hành/ hiệu trƣởng. Ở các nƣớc, thành phần của Hội đồng trƣờng là khá đa dạng, chủ yếu là đại diện từ giới công nghiệp, chính phủ, nhà khoa học có uy tín, giáo sƣ, cán bộ, sinh viên, chính quyền địa phƣơng v.v. Theo đó, tỉ lệ của ngƣời từ ngoài trƣờng thƣờng chiếm khoảng 60-70% . Thông thƣờng, số thành viên trung bình của hội đồng quản trị các trƣờng ĐH Úc vào khoảng 19-30 trong khi ở Mỹ dao động từ 25 đến 35. Ở một số nƣớc châu Âu, hội đồng trƣờng chủ yếu đƣợc chỉ định bởi chính quyền thành phố, tiểu bang hoặc liên bang (tiêu biểu là trƣờng ĐH Kỹ thuật Delft, Hà Lan). Điều đặc biệt quan trọng là trong thành phần của Hội đồng trƣờng cần phải có một số chuyên gia về kinh tế, tài chính và pháp luật để có thể giúp trƣờng tính toán hiệu quả chi phí đầu tƣ cũng nhƣ hoạt động trong khuôn khổ luật pháp qui định. Đây là điều ít thấy ở các trƣờng ĐH Việt Nam. Tự chủ thể chế và chịu trách nhiệm thể chế Nhƣ đã đề cập, do đặc trƣng của trƣờng ĐH là phải thỏa mãn nhu cầu của tất cả các nhóm liên đới, việc quản trị và quản lý nhà trƣờng cũng cần phải có những khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt này không nằm ngoài hai nguyên lý cơ bản nhất và tiên quyết nhất của quản trị, tức quyền tự chủ thể chế (institutional autonomy) và chịu trách nhiệm thể chế (institutional accountability)[5]. Hai nguyên lý này cần phải hoạt động song song và không thể thiếu một trong hai vì tự chủ giúp các trƣờng độc lập và chủ động trong việc xây dựng qui hoạch chiến lƣợc, tài chính, chƣơng trình đào tạo, tuyển dụng sinh viên, nhân sự… trong khi đó chịu trách nhiệm thể chế là sợi dây pháp lý ràng buộc khiến các trƣờng không thể “xé rào” hoặc mua bán bằng cấp. Trong số 20 quốc gia đƣợc khảo sát, Anderson và Johnson (1998) cho thấy nhóm các nƣớc Anh-Mỹ có mức độ tự chủ cao nhất, tiếp đó là các nƣớc Châu Âu lục địa và cuối cùng là nhóm các nƣớc Châu Á. Đây là điều dễ hiểu bởi sự khác biệt đặc trƣng về lịch sử, chính trị, kinh tế và văn hóa giữa ba nhóm quốc gia. Tuy nhiên, gần đây với sự chuyển hƣớng từ đào tạo tinh hoa (elite) sang đào tạo đại trà (mass education) cùng với sự khan hiếm của các nguồn tài chính, vai trò của Nhà nƣớc TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 177 trong việc quản lý và điều phối nguồn lực ở nhóm các nƣớc Anh/ Mỹ/ Úc ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là Nhà nƣớc can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các trƣờng mà để cho các trƣờng tự quyết định trên cơ sở của trách nhiệm xã hội/ giải trình và trách nhiệm thể chế mà các trƣờng phải tuân thủ. Theo đó, Nhà nƣớc cấp kinh phí trên cơ sở của kết quả hoạt động và cạnh tranh. Các trƣờng ĐH vì thế ngày càng phải gấp rút nâng cao chất lƣợng giảng dạy, nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác để có thể duy trì hoạt động[6]. Các trƣờng có chất lƣợng yếu kém sẽ dần dần bị đào thải và đóng cửa. Điều này có vẻ trái ngƣợc so với ở Việt Nam khi ngày càng có nhiều ĐH “trƣờng làng” đƣợc thành lập mới hoặc nâng cấp từ các trƣờng cao đẳng. Chính Bộ GD-ĐT đã thừa nhận: “Giáo dục ĐH đang đứng trƣớc thách thức rất to lớn: Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng ĐH, cao đẳng chậm đƣợc thay đổi, không đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo của toàn hệ thống, chƣa phát huy mạnh mẽ đƣợc sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên. Chất lƣợng nguồn nhân lực đang là một khâu yếu kém, kéo dài của toàn bộ hệ thống kinh tế”[7]. Kiểm định chất lượng Qua khảo sát các một số trƣờng ĐH trọng điểm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, hầu hết các trƣờng đều thiếu hẳn “văn hóa chất lƣợng” khi tiến hành kiểm định vì bản thân các trƣờng thiếu nguồn lực, chuyên môn, và trên hết là không biết kiểm định xong rồi để làm gì vì các yếu kém, bất cập đƣợc chỉ ra nhƣng làm cách nào (tức lấy đâu ra kinh phí và nguồn lực trong cơ chế hiện nay) để khắc phục các yếu kém đó vẫn còn bỏ ngõ. El-Khawas (2002) đã đƣa ra một số câu hỏi quan trọng để trả lời cho mục tiêu chính sách của kiểm định chất lƣợng nhƣ mục đích của kiểm định chất lƣợng là nhằm để kiểm soát, cải tiến, thay đổi hay chỉ đơn giản là để xếp hạng? Nếu không thể trả lời và giải quyết các câu hỏi trên thì kiểm định chất lƣợng sẽ đi vào ngõ cụt. Hơn nữa hiện nay chúng ta chƣa có một cơ quan kiểm định chất lƣợng độc lập với Bộ GD-ĐT nên kết quả kiểm định trƣớc đây nếu có công bố thì độ tin cậy chắc hẵn sẽ không cao. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 178 Hội đồng Trường ở Việt Nam Nhƣ trên đã đề cập, Hội đồng trƣờng chính là cơ quan quyền lực nhằm đảm bảo tự chủ thể chế và trách nhiệm thể chế ở trƣờng. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta, việc thành lập Hội đồng trƣờng còn rất nhiều khó khăn bởi một câu hỏi đơn giản nhƣng rất khó trả lời: Hội đồng trƣờng nên đƣợc thành lập thế nào và có đƣợc đứng trên Đảng ủy? Thực tế ở Việt Nam, cho đến nay, có rất ít trƣờng ĐH thành lập Hội đồng trƣờng. Nhƣ vậy, có thể thấy, Hội đồng trƣờng của các trƣờng ĐH Việt Nam chỉ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình khi giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa Đảng ủy, ban giám hiệu và hội đồng khoa học. Điều đó có nghĩa là tổ chức Đảng không làm thay công việc của hội đồng trƣờng. Hướng đi nào cho quản trị ĐH Việt Nam? Qua khảo sát và nghiên cứu tình hình quản trị ĐH ở một số nƣớc tiên tiến trên thế giới và Việt Nam, tác giả xin đƣợc mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: 1. Xác định rõ mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm giữa Nhà nƣớc và trƣờng ĐH[8]. Theo đó, Chính phủ và Bộ GD-ĐT xây dựng đƣờng lối, chính sách, hành lang pháp lý và trên hết là không làm thay, và can thiệp vào công việc nội bộ của các trƣờng trên cơ sở trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội/giải trình cho các trƣờng. 2. Củng cố và hoàn thiện vai trò, chức năng, và quyền hạn của Hội đồng Giáo dục Quốc gia nhƣ là một cơ quan “đệm” quyền lực trong việc phân bổ kinh phí/ suất đầu tƣ cũng nhƣ thành lập cơ quan kiểm định chất lƣợng độc lập nhằm kiểm định, xếp hạng, sắp xếp và phân loại các loại các trƣờng[9]. 3. Xây dựng lộ trình xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, đƣa đầu mối quản lý nhà nƣớc về giáo dục về Bộ GD-ĐT[10]. 4. Củng cố và xác lập vai trò chủ đạo của nhà nƣớc trong việc đầu tƣ và hỗ trợ cho các trƣờng để các trƣờng có thể phát triển trong một môi trƣờng lành mạnh nhằm tránh hiện tƣợng “thƣơng mại hóa giáo dục” thông qua khẩu hiệu “xã hội hóa” vốn chƣa minh bạch nhƣ hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 179 5. Trong giai đoạn hiện nay, xem xét lựa chọn một số trƣờng ĐH lớn có tiềm lực mạnh (trong số 14 trƣờng trọng điểm hiện nay)[11] và giao quyền tự chủ cho các trƣờng trên. Tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và giải trình. 6. Thành lập Hội đồng trƣờng theo đúng nghĩa thông qua giải quyết mối quan hệ và phân định minh bạch vai trò, trách nhiệm giữa Hội đồng trƣờng, Đảng ủy và Ban Giám hiệu. Theo đó, chủ tịch Hội đồng trƣờng có thể là Bí thƣ Đảng ủy để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. 7. Phân loại và phân tầng các trƣờng ĐH theo dạng ĐH nghiên cứu/ tinh hoa (đào tạo đến tiến sĩ); ĐH địa phƣơng (đào tạo đến thạc sĩ) và cao đẳng cộng đồng (đào tạo chuyên môn ngắn hạn/ nghề nghiệp) nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho nhu cầu quốc gia và địa phƣơng. 8. Giám sát chặt chẽ các trƣờng yếu kém; đóng cửa, sát nhập hoặc giải thể các trƣờng ĐH, cao đẳng đƣợc thành lập hoặc nâng cấp trong thời gian gần đây nhƣng chất lƣợng kém và không đảm bảo đƣợc nguồn lực cần thiết. 9. Đầu tƣ cho giáo dục ĐH phải dựa trên cơ sở chia sẻ chi phí giữa Nhà nƣớc, nhà trƣờng và ngƣời học. Việc tăng học phí phải đi đôi với chính sách cho vay tín dụng theo đúng nghĩa để sinh viên có khả năng làm việc và chi trả khoảng 10-15 năm sau khi ra trƣờng[12]. Tránh tình trạng cùng một mức học phí cho tất cả các đối tƣợng ngƣời học bởi nhƣ thế sẽ gây ra hiện tƣợng ngƣời nghèo phải bao cấp cho ngƣời giàu. 10. Xây dựng Luật giáo dục ĐH, theo đó làm rõ cơ chế sở hữu (nhà nƣớc, tƣ nhân, hay cả hai) cũng nhƣ lợi nhuận hay phi lợi nhuận hoặc một nửa vì lợi nhuận trong giáo dục ĐH để tránh hiện tƣợng trục lợi và thƣơng mại hóa giáo dục từ các nhóm lợi ích. 11. Các cấp Nhà nƣớc và bản thân các trƣờng ĐH phải hiểu rõ một nguyên tắc cơ bản khi xây dựng trƣờng ĐH xuất sắc là phải bao gồm ba yếu tố (i) cơ chế quản trị phù hợp; (ii) nguồn lực tài chính dồi dào; (iii) nơi tập trung những tài năng (Samil, 2009)[13]. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 180 [1] Hiện nay ở Pháp đang có sự chuyển đổi dần sang mô hình giám sát nhà nước nhưng nhìn chung Chính phủ và các trường ĐH Pháp vẫn đang đương đầu với rất nhiều khó khăn. [2] Ở một số nước Châu Âu, hiệu trưởng không có nhiều quyền lực. Quyền hành nằm chủ yếu ở các giáo sư và các khoa/bộ môn [3] Các giáo sư và các nhà học thuật vốn bảo thủ và mất nhiều thời gian để thuyết phục họ nhằm thích ứng với sự thay đổi. [4] Giống như quyền lập pháp của Quốc hội [5] Ở Việt Nam, thuật ngữ này bị hiểu nhầm thành “tự chịu trách nhiệm”, tức bản thân các trường “tự chịu trách nhiệm” trước những việc mình làm nhưng không rõ chịu trách nhiệm trước ai. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng “tự chịu trách nhiệm” có thể là “chịu” hoặc “không chịu trách nhiệm”. Cho nên cách tốt nhất để gọi thuật ngữ này là trách nhiệm xã hội/ giải trình hoặc trách nhiệm thể chế. [6] Việc các trường ĐH thành lập công ty, bệnh viện trong trường hoặc vay vốn ngân hàng/ thế chấp tài sản và sử dụng các nguồn lợi thu được để tái đầu tư và phát triển nhà trường là điều không còn xa lạ ở các trường trên thế giới. [7] Báo cáo số 760 /BC-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ngày 29/10/2009 [8] Có người cho rằng có sự “lẫn lộn” về vai trò quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ĐH. [9] Quyền lực của Bộ GD-ĐT và các bộ chủ quản khác là quá lớn. [10] Trong tổng số 376 ĐH, CĐ hiện nay, Bộ GD-ĐT quản lý 54 trường (14,4%); các bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%); UBND các tỉnh, TP là cơ quan chủ quản của 125 trường (33,2%); có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%). Trong khi Bộ GD-ĐT là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở các trường ĐH, CĐ thuộc các bộ, ngành khác và do UBND là cơ quan chủ quản còn rất hạn chế, có bộ còn ra văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, có nên phân cấp cho UBND các tỉnh tham gia quản lý các trường ĐH trong giai đoạn hiện nay khi mà bản thân các Sở GD-ĐT chưa có kinh nghiệm và chuyên môn? TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 181 [11] Hai trường ĐH Quốc gia Hà Nội và TP.HCM mặc dù trực thuộc Chính phủ và mức độ tự chủ tương đối cao hơn các trường khác nhưng vẫn chưa thể phát huy thế mạnh và nằm trong nhóm 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Lý do tại sao? [12] Hiện nay là 02 năm [13] Việc xây dựng 04 trường ĐH đẳng cấp quốc tế (hiện nay là ĐH xuất sắc) ở 4 thành phố lớn của Việt Nam sẽ khó đạt được mục đích đặt ra nếu các trường này thiếu một cơ chế đặc biệt cũng như sự đầu tư đặc biệt từ Nhà nước. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 183 CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GS. Nguyễn Thiện Nhân Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguồn: hoc-1923562/) Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Báo Giáo dục & Thời đại mở Diễn đàn "Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo". Mở đầu Diễn đàn, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng CP, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Giáo dục đại học: Đồng hành và cung cấp nhân lực trình độ cao cho quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực của toàn dân tộc, đất nƣớc ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực. So với năm 1987, quy mô nền kinh tế (GDP) năm 2009 đã tăng 4,6 lần, giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 73 lần. Từ chỗ không đủ ăn, Việt Nam đã trở thành một nƣớc mạnh về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp: Xuất khẩu 5 triệu tấn gạo và 1,2 triệu tấn cà-phê một năm, đứng hàng thứ hai thế giới, xuất khẩu điều, tiêu đứng hàng thứ nhất, xuất khẩu trà đứng thứ năm, xuất khẩu thủy sản đứng thứ 12. Xuất khẩu hàng công nghiệp cũng gia tăng mạnh: linh kiện điện tử xuất khẩu năm 2009 trị giá 2,8 tỷ USD, giày dép 4,1 tỷ USD, hàng dệt may 9,1 tỷ USD. Sản lƣợng than đá khai thác tăng từ 12 triệu tấn năm 2000 lên 43 triệu tấn năm 2009, sản lƣợng xi-măng tăng cùng kỳ từ 13 triệu tấn lên 48 triệu tấn. Số điện thoại trong 100 ngƣời dân tăng từ bốn máy năm 2000 lên 140 máy năm 2009. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cũng thay đổi mạnh mẽ: Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế tăng từ 60% năm 1987 lên 80% năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 40% xuống còn 20%. Lao động phi nông nghiệp tăng 3,1 lần từ 7,5 triệu ngƣời năm l987 lên 23,5 triệu ngƣời năm 2009. Chỉ sau chín năm, từ BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 184 2000 đến 2009, số doanh nghiệp tăng hơn 5 lần, từ 42.000 doanh nghiệp lên 220.000. Tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã thực hiện đạt hơn 80 tỷ USD. Sự phát triển vƣợt bậc về quy mô nền kinh tế và nhiều ngành kinh tế mới, về xuất khẩu, việc ra đời hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới, triển khai hơn 10.000 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, sự gia tăng mạnh mẽ lao động công nghiệp và dịch vụ đã đòi hỏi nền kinh tế phải đƣợc bổ sung hàng trăm nghìn lao động có trình độ đại học và cao đẳng, hàng vạn thạc sĩ và hàng nghìn tiến sĩ. Đây là lực lƣợng nòng cốt để làm chủ kỹ thuật công nghệ, để quản lý các doanh nghiệp, để chăm sóc sức khỏe nhân dân để cung cấp các dịch vụ tài chính,... du lịch và quản lý nhà nƣớc các cấp. Giáo dục đại học Việt Nam 23 năm qua chính là nguồn đào tạo và cung cấp chủ yếu lao động có trình độ cao cho nền kinh tế và bộ máy quản lý nhà nƣớc. Từ năm 1987 đến 2009, số trƣờng đại học, cao đẳng đã tăng 3,7 lần, từ 101 trƣờng lên 376 trƣờng. Quy mô sinh viên tăng 13 lần, từ 133.000 lên 1,7 triệu. Số giảng viên các trƣờng ĐH, CĐ, số GS, PGS tăng gấp 3 lần. Số kỹ sƣ, cử nhân tốt nghiệp năm 2009 là 220.000 ngƣời, gấp 11 lần năm 1987 là 20.000 ngƣời. Vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam: Chất lượng đào tạo chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mặc dù hơn 90% sinh viên tốt nghiệp các trƣờng ĐH, CĐ có việc làm, nhƣng sự phù hợp của năng lực các kỹ sƣ, cử nhân mới ra trƣờng với đòi hỏi ngày càng tăng của công việc trong thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là chất lƣợng các yếu tố đầu vào của giáo dục đại học chậm đƣợc cải thiện và phƣơng pháp quản lý chất lƣợng lạc hậu. Từ năm 1987 đến 2009, quy mô sinh viên ĐH, CĐ tăng 13 lần, nhƣng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ sau 23 năm vẫn không đổi chỉ đạt 11%. Chi phí đào tạo một sinh viên một năm ở nƣớc ta từ 6 triệu đến 10 triệu đồng, tƣơng đƣơng 300 đến 500 USD, trong khi ở các nƣớc tiên tiến từ 10.000 đến 15.000 USD, gấp ta 30 lần. Tức là chi phí để họ đào tạo ra một kỹ sƣ, cử nhân thì ở ta phải đào tạo ra 30 kỹ sƣ, cử nhân. Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng của chúng ta còn rất bất cập, lạc hậu. Từ năm 1975 đến nay, chúng ta không yêu cầu các trƣờng ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố chuẩn năng lực ngƣời tốt nghiệp - chuẩn đầu ra: sinh viên ra trƣờng phải có tri TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 185 thức gì, kỹ năng gì, có năng lực đạo đức và hành vi thế nào, có thể giải quyết đƣợc những việc gì và làm việc ở những vị trí nào, có triển vọng phát triển nghề nghiệp ra sao. Không có cơ chế giám sát chất lƣợng đào tạo và không có chế tài các cơ sở đào tạo chất lƣợng kém . Trong năm năm gần đây ngành giáo dục và các trƣờng ĐH, CĐ đã triển khai một số biện pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Năm 2004 Bộ GD-ĐT đã thành lập Cục khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục, hƣớng dẫn các trƣờng tự đánh giá chất lƣợng đào tạo. Bộ GD-ĐT đã khuyến khích, hỗ trợ các trƣờng liên kết với các trƣờng đại học nƣớc ngoài đào tạo theo phƣơng pháp tiên tiến, kể cả giảng dạy bằng tiếng Anh theo chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đối tác nƣớc ngoài, tăng quy mô đào tạo giảng viên các trƣờng đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Triển khai chủ trƣơng đào tạo theo nhu cầu xã hội bằng các hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế chủ lực nhƣ công nghệ thông tin, đóng tàu, tài chính - ngân hàng, du lịch, chế biến nông sản, y tế, qua đó có hơn 600 hợp đồng, thỏa thuận đào tạo đã đƣợc ký kết giữa các trƣờng ĐH, CĐ và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc. Năm 2009, học phí ĐH đã tăng từ 180.000 đồng/tháng lên 240.000 đồng/tháng. Mặc dù các giải pháp nói trên là đúng đắn, song thực tế chƣa tạo đƣợc chuyển biến đáng kể trên diện rộng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Giải pháp đột phá để phát triển giáo dục đại học Việt Nam: Đổi mới quản lý giáo dục đại học Những hạn chế, yếu kém của hệ thống giáo dục đại học có thể nhận ra tƣơng đối dễ dàng, song việc xác định nguyên nhân và giải pháp có hiệu quả không phải dễ, vì hệ thống giáo dục đại học nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dân nói chung hoạt động không chỉ theo các quy luật, quy tắc của sƣ phạm mà chịu sự phối hợp của nhiều loại quy luật, quy tắc khác: Các nguyên tắc quản lý hệ thống xã hội, các quy luật kinh tế, nguyên tắc hài hòa lợi ích và khuyến khích sáng tạo, các nguyên tắc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Năm 2009, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng các trƣờng ĐH, CĐ phân tích nghiêm túc tình hình của hệ thống giáo dục đại học và đã nhất trí đánh giá: Nguyên nhân căn bản, sâu xa của các yếu kém của hệ thống giáo dục đại học BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 186 chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học và yếu kém trong quản lý của bản thân các trƣờng ĐH, CĐ. Đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để phát triển toàn diện hệ thống giáo dục đại học trong mƣời năm tới. Ngày 6-1-2010, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Nghị quyết về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Ngày 11 - 1-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chƣơng trình hành động đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Và ngày 27-2-2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Thủ tƣớng Chính phủ đã yêu cầu: - Cần quán triệt nhận thức: Phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát đƣợc chất lƣợng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nƣớc và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo. - Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học, bao gồm quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững. Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ đã xác định 15 giải pháp phải đƣợc triển khai trong ba năm tới, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nhƣ: - Tổ chức thảo luận trong tất cả các trường ĐH, CĐ về: Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường, tuyển sinh tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng... tạo cơ sở để các trường ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước xã hội và nhà nước theo quy định của Luật Giáo dục. - Triển khai Nghị quyết 35 của Quốc hội về đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, trong đó việc tăng học phí phải đi đôi với các giải TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 187 pháp nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt các chính sách tín dụng cho sinh viên, chính sách miễn giảm học phí. - Tham mưu cho chính phủ phân công, phân cấp quản lý các trường ĐH, CĐ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh. - Kiểm tra, xử lý nghiêm khắc với các trường sau ba năm thành lập vẫn không đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện thành lập trường ĐH, CĐ như đã cam kết. Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010 – 2012 còn xác định: - Các trường ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo trước 12-2010, thực hiện ba công khai, gắn với chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2010. - Tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai quy trình “một cửa, một dấu” mới đối với việc thành lập trường ĐH, CĐ, mở ngành đào tạo. - Thực hiện việc các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động của các Vụ, Cục ở Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010. Giáo dục đại học đã có sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển đất nƣớc trong 23 năm đổi mới, bảo đảm cơ bản nhân lực trình độ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, giáo dục đại học đang đứng trƣớc đòi hỏi cấp bách của cuộc sống, không thể tiếp tục phát triển quy mô đào tạo mà lại buông lỏng quản lý chất lƣợng nhƣ thời gian qua. Bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo là vì lợi ích quốc gia, lợi ích của ngƣời học, lợi ích của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và vì lợi ích của các trƣờng ĐH, CĐ. Mỗi ngƣời chúng ta đều có trách nhiệm: Các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, lãnh đạo các trƣờng, giảng viên và sinh viên, ngƣời sử dụng lao động và xã hội. Với Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010 - 2012, bám sát thực tiễn, vận dụng đồng thời năm loại quy luật, quy tắc chi phối hoạt động của hệ thống giáo dục đại học, chúng tôi tin rằng, quản lý giáo dục đại học sẽ có đổi mới căn bản sau ba năm, tạo tiền đề quan trọng nhất để giáo dục đại học đổi mới cơ bản, toàn diện trong giai đoạn 2010 - 2020. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 188 ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: NHÀ TRƢỜNG TỰ CHỦ, NHÀ NƢỚC QUẢN LÝ Kim Thoa (Nguồn: moi-quan-ly-giao-duc-dai-hoc-nha-truong-tu-chu-nha-nuoc-quan-ly.htm) LỜI TÒA SOẠN: Ban Cán sự đảng Bộ GD-ĐT đã ban hành Nghị quyết về đổi mới quản lý giáo dục đại học (GD ĐH) giai đoạn 2010-2012, trong đó "phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường, trên cơ sở các quy định của Nhà nước..." được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trao quyền tự chủ, nhưng làm thế nào, lộ trình ra sao và giải quyết mối quan hệ giữa tự chủ của cơ sở đào tạo với công tác quản lý nhà nước là những câu hỏi cần được trả lời thấu đáo. Để phát triển, trƣờng đại học cần gì? Câu trả lời là quyền tự chủ cao. Quyền tự chủ đƣợc cố Giáo sƣ, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, ví nhƣ khoán 10 trong GDĐH. Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, cần phải giao quyền tự chủ cho các trƣờng. Dẫu có sự đồng thuận nhƣng mức độ tự chủ của trƣờng ĐH hiện nay mới qua "thời bao cấp". Vì sao ? "Cơ thể" lớn trong "manh áo" nhỏ Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 9-2009, toàn quốc có 376 trƣờng ĐH, CĐ, tăng gấp 3,7 lần so với 12 năm trƣớc; phân bố ở 40 tỉnh thành. Trong số này có 295 trƣờng công lập, đào tạo 87,3% tổng số sinh viên và giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực. Quy mô đào tạo từ CĐ lên đến tiến sĩ tăng hằng năm; đến năm 2009 là 1.719.499 sinh viên (SV), tăng 2,4 lần so với năm 1997, trong đó số tuyển mới tăng 4 lần; tỷ lệ SV/vạn dân là 195, có thể đạt 200 vào năm 2010. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm 159 cơ sở đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học đã đào tạo đƣợc 650 tiến sĩ; số lƣợng nghiên cứu sinh trong nƣớc năm 2009 cao gấp 3,57 lần số đào tạo ở nƣớc ngoài, học viên cao học cao gấp 15,3 lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 189 Một vài con số phát triển về quy mô trên cho thấy, GDĐH đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy một điều các yếu tố đầu vào để bảo đảm cho chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc kiểm soát triệt để. Sự phát triển về quy mô đào tạo nhanh, sau 22 năm tăng 13 lần, nhƣng số lƣợng giảng viên lại không tăng nhanh tƣơng ứng, chỉ có 3 lần, nên năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 SV thì năm 2009 con số này đã là 28. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cũng tăng không đáng kể, sau 22 năm chỉ tăng 0,07% từ 10,09% năm 1987 lên 10,16% năm 2009. Nhƣng quan trọng hơn cả là cơ chế quản lý vẫn chƣa thoát khỏi tƣ duy bao cấp, nhƣ Bộ GD-ĐT từng nhận định. Có thể nói, "cơ thể" GDĐH đã lớn hơn rất nhiều nhƣng "chiếc áo" mặc cho nó quá chật. "Thợ may" tồi hay "thiếu vải"? Trong báo cáo "Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo" mới đây của Bộ GD-ĐT, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này đã tự đánh giá: "Để việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đƣợc thƣờng xuyên, thiết thực thì các trƣờng ĐH, CĐ phải vừa có quyền tự chủ cao, vừa có nghĩa vụ chịu trách nhiệm rõ ràng trƣớc xã hội và Nhà nƣớc. Việc tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm chỉ có thể làm đƣợc khi Chính phủ và Bộ GD-ĐT ban hành đầy đủ các quy chế, quy định chung liên quan đến các mặt hoạt động của nhà trƣờng. Tuy nhiên các quy định, quy chế này chƣa đầy đủ nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về tài chính chậm đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trƣờng. Việc quy hoạch, đánh giá đội ngũ hiệu trƣởng chƣa bảo đảm cho việc có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo nhà trƣờng ngày càng cao". Xây dựng một "hành lang pháp lý" đủ rộng và hợp lý, gồm các quy định, quy chế nhƣ điều kiện thành lập trƣờng, mở ngành đào tạo; điều lệ trƣờng ĐH, CĐ; quy chế đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng; quy định về giáo trình; quy chế quản lý chất lƣợng; quy chế quản lý khoa học; quyền hạn và trách nhiệm của giảng viên; quy chế quản lý tài chính... chủ yếu thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Trong khi Bộ là cơ quan duy nhất theo luật pháp đƣợc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở 30,8% tổng số cơ sở đào tạo do các bộ khác là cơ quan chủ quản, 33,2% cơ sở thuộc BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 190 UBND các tỉnh quản lý còn hạn chế. Thậm chí có bộ còn ban hành các văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nƣớc của Bộ GD-ĐT. Thêm nữa, có rất nhiều quy định Bộ GD-ĐT muốn đặt ra để tạo thuận lợi cho các nhà trƣờng nhƣng phải chịu sự chi phối của các quy định của các ngành khác, nhất là về tài chính và nội vụ. Trong khi đó, khi có những vụ việc xảy ra thì trách nhiệm đều quy về ngành giáo dục. Thực tiễn đó dƣờng nhƣ đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng các quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của cơ sở đào tạo theo hƣớng "trói chặt", thậm chí trong nhiều việc Bộ đã đóng vai trò nhƣ một trƣờng ĐH, để dễ quản hơn. Lo lắng cho quyền lợi của ngƣời học, trách nhiệm với chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc, cho nên thay vì xây dựng hành lang pháp lý thì Bộ lại cầm tay chỉ việc; hệ thống quản lý nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dƣới lên. Còn một nguyên nhân khiến cho việc phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục chậm trễ, nhƣ cố Giáo sƣ, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo từng "bắt bệnh": "có thể vì gắn với lợi ích cục bộ nào đó". Và ông cho rằng "đây mới là cái khó, bởi ngƣời ta không thẳng thắn nói ra điều đó, nhƣng thực tế là nhƣ vậy". Dẫu trong một vài năm vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã nỗ lực để giao quyền tự chủ cho các trƣờng, đặc biệt là số trƣờng tham gia thí điểm, nhƣng nhận xét trên dƣờng nhƣ vẫn chƣa lỗi thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 191 ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM: ĐÕI HỎI CẤP BÁCH Đinh Lê Yên (thực hiện) (Nguồn: Doi-hoi-cap-bach-1920202/) (GD&TĐ) - Đó là nhận định chung của hơn 50 đại biểu tại “Hội thảo những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam” do Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại TP. HCM ngày 22-23/12/2009. Báo GD & TĐ xin lược ghi những tham luận đáng chú ý tại Hội thảo. 1. Bức tranh đa dạng Theo TS Trần Thị Hà – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT): Đến tháng 8/2009 cả nƣớc có 226 trƣờng Cao đẳng (CĐ); 150 trƣờng Đại học (ĐH) và 71 Viện Nghiên cứu có đào tạo sau ĐH. Chƣa kể còn có 120 trƣờng CĐ nghề – Trung cấp (TC) nghề thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh & Xã hội quản lý. Quy mô đào tạo hiện nay của các cơ sở GDĐH khoảng 1.719.499 sinh viên (SV) ĐH, CĐ và hơn 60.000 học viên cao học; gần 10.000 nghiên cứu sinh. Dự báo năm 2020, cả nƣớc có khoảng 8,5 - 9 triệu thanh niên (18-22 tuổi) trong độ tuổi ĐH. Với nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức mà nƣớc ta đang bắt đầu xây dựng, cần có ít nhất trên 15% - hoặc trung bình 25-30% và cao hơn là 50% thanh niên VN trong độ tuổi học ĐH. Bên cạnh đó, nhu cầu học ĐH của ngƣời lao động vì nhiều mục đích khác nhau cũng tăng lên. Chiến lược phát triển GDVN 2001-2010 xác định: đến năm 2010 đạt 200 SV /10.000 dân (hiện nay là 189 SV/10.000 dân). Mục tiêu đến năm 2020 đạt 4,5 triệu SV với 600 trƣờng ĐH, CĐ trên cả nƣớc. Từ năm 1998 – tháng 5/2009, toàn quốc có 31 trƣờng ĐH thành lập mới (1 trƣờng công lập; 30 trƣờng ngoài công lập) phân bố đều các vùng miền. Chỉ tiêu tuyển sinh các trƣờng mới thành lập những năm đầu khoảng 500 SV/1 trƣờng, BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 192 theo lộ trình sẽ cho phép tăng chỉ tiêu 10%/1 năm (nếu đội ngũ giảng viên đƣợc chuẩn bị tốt). Cũng từ 1998 - tháng 8/2009 có 54 trƣờng CĐ đƣợc nâng cấp lên ĐH (51 trƣờng công lập; 3 trƣờng ngoài công lập) chủ yếu là CĐSP. Ở các trƣờng ĐH mới thành lập và mới nâng cấp, ngành nghề đào tạo đƣợc từng bƣớc điều chỉnh theo hƣớng : tăng tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật – công nghệ; Nông - Lâm - Ngƣ; Y - Dƣợc; Văn hóa - Nghệ thuật – Thể dục Thể thao. Ƣu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho: Công nghệ Thông tin; Sinh học; Vật liệu mới; các ngành phục vụ công nghiệp hóa & Phát triển Nông thôn; đào tạo đội ngũ chuyên gia, công chức cao cấp và cán bộ quản lý… Vì nhiều lý do, đa số các trƣờng này chƣa thực hiện đúng các cam kết trong đề án khả thi thành lập trƣờng. Công tác hậu kiểm sau khi thành lập trƣờng chƣa tốt, chƣa có chế tài xử lý đối với các trƣờng không thực hiện đúng cam kết. Hạn chế lớn nhất là đội ngũ GV cơ hữu còn thiếu (nhất là những GV có trình độ GS; PGS; TS)…. Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ (Bộ GD&ĐT) TS. Tạ Đức Thịnh cho biết: Hiện có 61.190 GV đang giảng dạy ở các trƣờng ĐH, CĐ trong nƣớc, chỉ có gần 10% trong số này đạt trình độ TS – TSKH (6.127 ngƣời); số GS – PGS chiếm chƣa tới 3% (2.286 ngƣời). Độ tuổi trung bình của các GS là 58; PGS và TS là 47… Nói chung ta đang thiếu hụt rất lớn cán bộ khoa học đầu tàu. Nhiều trƣờng CĐ không có TS, một số trƣờng ĐH số TS đếm trên đầu ngón tay; nhiều trƣờng ĐH không tìm ra GS; PGS… Hiện nay, các cơ sở GDĐH nƣớc ta có trên 2.600 phòng thí nghiệm; gần 1.500 thƣ viện – trung tâm thông tin – xƣởng thực hành – trạm trại thực nghiệm, với kinh phí đầu tƣ khoảng 1.500 tỷ đồng (ngân sách chiếm độ 30%). Hầu hết trang thiết bị phòng thí nghiệm – xƣởng thực hành đã cũ kỹ lạc hậu… 2. Còn nhiều thách thức PGS. TS. Lê Quang Minh – P. Giám đốc ĐH Quốc gia TP. HCM cho rằng: Chƣơng trình đào tạo trong các trƣờng ĐH hiện quá cứng nhắc, khó liên thông, khó chuyển ngành, trong khi thị trƣờng lao động lại đòi hỏi rất cao ở SV khi ra trƣờng là phải có các kỹ năng “mềm”, mà đây lại là điểm yếu rõ nhất ở ĐH nƣớc ta. với SV VN, lâu nay ta đào tạo ngƣợc lại; quá nặng về kiến thức chuyên môn và viết lách (sao chép bài giảng nặng nề máy móc)… Các trƣờng ĐH của ta vận hành TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 193 kiểu cũ, hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực thấp, cần minh bạch và công bố chuẩn chất lƣợng đào tạo thật rõ ràng…. Là chuyên gia hàng đầu VN về GDĐH, GS.TS. Phạm Phụ (ĐH Bách khoa TP. HCM) – Ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia) nhận định: GDĐH VN đang đứng trƣớc 7 bài toán nan giải và đan xen. Đó là: 1/ Bài toán đa dạng hóa mô hình đào tạo mâu thuẫn với việc rất khó để đảm bảo chất lƣợng đào tạo. 2/ Bài toán nan giải giữa mục tiêu trƣờng ĐH vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận? Không làm rõ cơ chế này, các trƣờng ĐH sẽ không phát triển đƣợc. 3/ Bài toán đảm bảo tài chính cho GDĐH đang gặp khó khăn lớn. Trong khi chi phí đơn vị cho 1 SV ở Mỹ là 22.000 USD/1 năm; Đài Loan 7.000 USD/1 năm thì ở ta chỉ có 500 USD/1 năm là quá thấp. 4/ Bài toán phát triển ĐH ngoài công lập đang gặp ách tắc. Từ năm 2005 – 2006, Chính phủ đã chỉ đạo phải chuyển đổi mô hình dân lập thành tƣ thục (xong trƣớc 2006); thí điểm cổ phần hóa – hoàn trả vốn cho Nhà nƣớc; tăng tỷ lệ SV ngoài công lập từ 12% (năm 2005) lên 30 – 40% (năm 2010). Đến nay, những chủ trƣơng trên vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Riêng SV ngoài công lập mới chỉ đạt 15% (cuối năm 2009). 5/ Bài toán làm sao giữ đƣợc sự cân bằng nhất định giữa “mất chất xám” và “thu hút chất xám”. Ta đang báo động về tình trạng “chảy máu chất xám”. 6/ Bài toán về quản trị ĐH và tự chủ ĐH đã đƣợc xem xét triển khai thực hiện, nhƣng chƣa tìm đƣợc lời giải thỏa đáng. 7/ Bài toán về chính sách học phí và công bằng xã hội trong GDĐH còn ẩn chứa nhiều bất cập…. Theo GS Phạm Phụ, để giải quyết 7 bài toán nan giải, cần có những triết lý mới – nguyên lý mới và chính sách mới tổng thể đồng bộ về phát triển GDĐH theo hƣớng hội nhập toàn cầu – nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc dân tộc VN. Cần chuẩn bị cho một cuộc cải cách GDĐH thực sự, nhƣng tiến hành phải thận trọng, có lộ trình thích hợp. Liên quan đến vấn đề làm sao để nâng cao chất lượng đào tạo? PGS TS Nguyễn Phƣơng Nga – giám đốc Trung tâm đảm bảo đào tạo và nghiên cứu phát triển GD (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: phải đặt các trƣờng ĐHVN trong bức tranh chung của các trƣờng ĐH trên thế giới để biết ta đang ở đâu ? Cần bổ sung quy định về chu trình và chu kỳ kiểm định chất lƣợng các trƣờng ĐH. Nên có tổ chức độc lập, có tƣ cách pháp nhân và chuyên môn sâu về đo lƣờng, đánh giá kiểm định chất lƣợng các trƣờng ĐH, để đảm bảo tính khách quan, trung thực, tin cậy. Cần có những thay đổi căn bản về cơ chế quản lý GDĐH. Các kết quả BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 194 kiểm định cần đƣợc công khai kịp thời. Kiểm định chất lƣợng gắn liền với việc phải xếp hạng các trƣờng ĐH theo từng lĩnh vực, để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh về chất lƣợng đầu ra của các trƣờng ĐH. Hiện nay công tác này ta làm còn yếu, hiệu quả thấp. PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh – Hà Nội) băn khoăn: chúng ta đang tích cực xây dựng một số trƣờng ĐH đạt chuẩn quốc tế, nhƣng mục tiêu của những trƣờng này là gì? Ta đầu tƣ nhiều tiền cho trƣờng đạt chuẩn quốc tế, nhƣng hầu nhƣ chỉ có con em nhà giàu vào học. Nếu xét về lợi ích quốc gia thì kiểu trƣờng quốc tế nhƣ thế không hiệu quả, không nên phát triển rầm rộ. GD trƣớc hết phải vị nhân sinh chứ không vị giáo dục. Nói về mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta có 4,5 triệu SV, GS Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trƣởng Bộ GD & ĐT) cho rằng : lấy đâu GV cho đủ để tăng GV lên gấp 5 lần so với hiện nay (từ 61.190 GV lên 305.950 GV)? Trong khi 10 năm qua số lƣợng GVĐH cả nƣớc chỉ tăng gấp đôi. Đáng quan tâm hơn là chất lƣợng GV sẽ nhƣ thế nào? Nếu không bài toán nâng cao chất lƣợng GDĐH sẽ không giải quyết đƣợc… TS Phạm Thị Ly (Dự án ĐH Tân Tạo – TP. HCM) nhận định: GD ĐH trƣớc hết là hàng hóa công và phục vụ cho lợi ích công. Nhà nƣớc không nên kiểm soát (control) mà là xác lập các nguyên tắc đúng đắn và giám sát (oversee) và thực hiện những nguyên tắc ấy. Các trƣờng ĐH phải đƣợc tự chủ ở mức độ cần thiết; nếu không họ sẽ rất khó phát triển. Vì sự sống còn, các trƣờng ĐH phải gắn chặt với các tổ chức sản xuất – kinh doanh, các tổ chức sử dụng lao động nói chung. Những tổ chức này biết rõ nhất họ cần những gì ở SV tốt nghiệp. Cần có cơ chế thích hợp để họ tham gia quyết định nội dung chƣơng trình đào tạo, chứ không phải là những công chức giàu trí tƣởng tƣợng. Sự tự chủ – tự chịu trách nhiệm trong các trƣờng ĐH phải gắn liền với “3 công khai”, mà Bộ GD & ĐT đang yêu cầu các trƣờng phải thực hiện. Đây là những giải pháp rất quan trọng giúp các trƣờng ĐHVN sớm thoát khỏi tình trạng tụt hậu để vƣơn lên ngang tầm thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI THẢO: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 195 Các trƣờng phải kiểm định và thực hiện nghiêm túc “3 công khai” Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD & ĐT) TS Trần Thị Hà nhấn mạnh: Nếu các trường ĐH không thực hiện nghiêm túc quy chế “3 công khai” theo chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, thì Bộ sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2010. Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu buộc các trường ĐH phải thực hiện kiểm định chất lượng trường và kiểm định chương trình đào tạo. Các trường ĐH mới nâng cấp cũng phải tự đánh giá. Sẽ có đánh giá trong và đăng ký đánh giá ngoài. Trường nào làm tốt việc đánh giá ngoài mới có quyền lợi trong chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo chất lượng cao. Bộ GD & ĐT sẽ thẩm định năng lực thực tế của các trường khi mở mã ngành đào tạo. Hàng năm, Bộ sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực thực tế của từng trường ĐH. Theo khảo sát của các doanh nghiệp ở Singapore (có 9 điều cần nhất ở các SV tốt nghiệp ĐH, CĐ), thì thứ tự ưu tiên là: 1/ Kỹ năng trình bày vấn đề; 2/ Kỹ năng giao tiếp; 3/ Kỹ năng làm việc theo nhóm; 4/ Khả năng giải quyết vấn đề; 5/ Xử lý công việc mềm dẻo linh hoạt; 6/ Khả năng quản lý lãnh đạo; 7/ Kỹ năng viết; 8/ Kiến thức chuyên môn; 9/ Khả năng vi tính… BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 196 CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG & THIẾT KẾ BÌA VÀ TRÌNH BÀY BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTài liệu tham khảo hội thảo- giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam.pdf