Tài liệu tập huấn Lập kế họach có sự tham gia cho cấp phường/xã
ÁP DỤNG CÁC BƯỚC LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA VÀO
VIỆC LẬP KẾ HỌACH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Nguyên tắc :
Không vi phạm quy trình kế họach hiện tại
Giữ nguyên số lần họp
Thay đổi thứ tự và bổ sung các thành phần của từng cuộc họp nhằm thúc
đẩy nhiều nhất sự tham gia của các bên liên quan
19 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tập huấn Lập kế họach có sự tham gia cho cấp phường/xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
DWC – CDC – Nadicofric
(Tài trợ : SDC)
Dự án “Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt Nam”
- PCMM -
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA
CHO CẤP PHƯỜNG/XÃ
Biên soạn: Bùi Thị Kim
Giám đốc DWC
- 2008 -
1
Mục lục
MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN .................................................................................. 2
CHIA SẺ KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH............. Error! Bookmark not defined.
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HỌACH HIỆN TẠI CỦA CÁC PHƯỜNG/XÃ ...................... 3
KHÁI NIỆM THAM GIA............................................................................................. 4
LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA........................................................................ 5
Bước 1: Phân tích hiện trạng........................................................................................ 5
Bước 2: Sắp xếp các vấn đề ưu tiên ............................................................................. 6
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp giải quyết các ưu tiên. ...................... 6
Bước 4: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, cản trở (SWOT) ................................... 7
Bước 5: Lập kế họach (theo các nội dung của khung lô gíc) ........................................ 8
Phân tích các bên liên quan.......................................................................................... 9
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢN KẾ HỌACH THEO KHUNG LÔ GÍC ...... 10
ÁP DỤNG CÁC BƯỚC LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA VÀO VIỆC LẬP KẾ
HỌACH TẠI ĐỊA PHƯƠNG ..................................................................................... 13
Nguyên tắc : .............................................................................................................. 13
Bước 1: Hội nghị mở rộng lần 1- Phân tích hiện trạng và tiềm năng. ......................... 13
Bước 2: Họp thống nhất về Dự thảo kế họach............................................................ 14
Bước 3: Hội nghị mở rộng lần 2 - Thông qua Dự thảo kế họach. ............................... 15
Bước 4: Họp đại diện cử tri - Góp ý cho Dự thảo kế họach. ....................................... 15
Bước 5: Hội nghị mở rộng lần 3 - Chính sửa Dự thảo kế họach theo khung lô gíc...... 16
Bước 6: Họp đại diện cử tri - Thông báo Bản kế họach chính thức............................. 17
2
MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN
Sau khoá tập huấn, các tham dự viên sẽ
Chia sẻ các kinh nghiệm lập kế họach hiện tại
Hiểu khái niệm tham gia
Hiểu các bước của lập kế họach có sự tham gia và thực hành một số
công cụ lập kế họach có sự tham gia
Áp dụng các bước lập kế họach có sự tham gia vào lập kế họach phát
triển kinh tế xã hội tại cấp xã/phường theo quy định của Pháp lệnh dân
chủ.
3
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HỌACH HIỆN TẠI CỦA CÁC PHƯỜNG/XÃ
Hiện tại các Phường/Xã thường tổ chức tất cả 6 cuộc họp cho việc lập kế
họach và thông báo kế họach đến người dân và các bên liên quan. Cụ thể
như sau:
CÁC BƯỚC NỘI DUNG THÀNH PHẦN
1. Hội nghị liên
tịch lần 1
Phân công chuẩn bị báo cáo
kết quả thực hiện kế họach
của năm cũ
Lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND,
UBND, MTTQ.
Trưởng các ban nghành, đoàn
thể.
2. Hội nghị
UBND
Báo cáo kết quả thực hiện
kế họach năm cũ
Định hướng một số chỉ tiêu
KH năm mới
Phân công chuẩn bị lập dự
thảo kế hoạch năm mới
Lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND,
UBND, MTTQ.
Trưởng, phó các ban ngành
đoàn thể
3. Hội nghị liên
tịch lần 2
Thông qua dự thảo kế
họach năm mới
Thường vụ Đảng uỷ.
Thường trực UBND, HĐND,
UBMT
4. Hội nghị tiếp
xúc cử tri trước
kỳ họp
Lấy ý kiến cử tri về dự thảo
kế họach năm mới
MTTQ tổ chức
Đại diện chính quyền
Tất cả các đại diện cử tri trên
địa bàn
5. Hội nghị họp
HĐND
Thông qua các báo cáo và
dự thảo kê họach năm mới
Thảo luận báo cáo đi đến
thống nhất ý kiến
Biểu quyết – Ra quyết định
Đại biểu HĐND, cán bộ UBND.
Các ban nghành đoàn thể
Đại diện thôn/Tiểu khu
6. Hội nghị tiếp
xúc cử tri sau
kỳ họp
Báo các kết quả kỳ họp
HĐND
Thông báo nghị quyết
Toàn thể cử tri và đại biểu
HĐND ứng cử trên địa bàn
4
KHÁI NIỆM THAM GIA
Tham gia là một quá trình mà các bên liên quan cùng gây ảnh hưởng, cùng
chia sẻ và kiểm soát các nguồn lực.
Tham gia có nghĩa là chúng ta cùng nhau phân tích hoàn cảnh hiện tại, cùng
nhau chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, cùng nhau lập kế hoạch và hành
động, cùng nhau giám sát đánh giá quá trình thực hiện và cùng nhau hưởng
lợi công bằng.
Đây là một chu trình khép kín và liên tục. Chúng ta luôn luôn tham
gia và cùng nhau hành động để luôn phát triển.
Tham gia =
Cùng nhau
Phân tích
hòan cảnh
hiện tại
Chia sẻ kinh
nghiệm
Lập kế họach
Thực hiện kế
họach
Theo dõi
giám sát
Đánh giá
Cùng hưởng
lợi
5
LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA
Bước 1: Phân tích hiện trạng
Chính quyền địa phương có thể căn cứ vào các ý kiến phản ảnh của người
dân thông qua các tổ trưởng/trưởng thôn, các đại diện đòan thể.
Mời các thành phần liên quan dự họp góp ý cho Dự thảo kế họach. Dùng
phương pháp thảo luận nhóm để thu thập các ý kiến góp ý cho bản dự thảo
kế họach.
Bứơc 1: Cùng nhau phân tích hiện trạng
Bứơc 4: Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội,
cản trở khi giải quyết ưu tiên
Bứơc 5: Cùng nhau lập kế họach
Bứơc 3: Cùng phân tích các nguyên nhân và
các giải pháp giải quyết các ưu tiên
Bứơc 2: Cùng sắp xếp các ưu tiên
6
Bước 2: Sắp xếp các vấn đề ưu tiên
Có nhiều cách sắp xếp các vấn đề ưu tiên, cách đơn giản nhất là phương
pháp cho điểm.
Cách tiến hành
Liệt kê các vấn đề ưu tiên tại cộng đồng (từ bước 1)
Kẻ một bảng có số cột bằng số người tham dự và thêm 3 cột nữa
Liệt kê các vấn đề cần xếp hạng vào các hàng của cột đầu trong bảng
xếp hạng
Danh sách các thành viên trong nhóm được ghi vào các cột tiếp theo
trong bảng xếp hạng
Thống nhất bảng điểm xếp hạng
Mỗi thành viên cho điểm các vấn đề cần xếp hạng: vấn đề nào quan tâm
nhất cho điểm cao nhất, không quan tâm có thể cho điểm 0 (hãy nghĩ đến
tòan cộng đồng khi cho điểm chứ không chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của
bản thân!)
Cộng tổng số điểm của từng vấn đề và so sánh tổng điểm của các vấn
đề: vấn đề có tổng điểm cao nhất sẽ được xếp hạng thứ nhất.
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp giải quyết
các ưu tiên.
1. Lựa chọn một số các vấn đề ưu tiên muốn giải quyết trong năm kế
họach
2. Phân tích các nguyên nhân gốc rễ (công cụ: cây vấn đề) của từng vấn
đề ưu tiên;
3. Bàn bạc về các biện pháp khắc phục dựa vào cây vấn đề.
7
CÂY VẤN ĐỀ
Nhằm phân tích nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề/khó khăn (quan hệ
nhân quả), để từ đó dựa vào khả năng của cộng đồng, cùng lựa chọn lĩnh
vực can thiệp phù hợp, xác định mục tiêu để lên kế hoạch thực hiện.
Tại sao gọi là cây vấn đề: Cây tức là có rễ, có thân và có cành. Chúng ta
hãy hình dung:
Thân cây: là vấn đề muốn giải quyết (phần này dễ nhìn thấy trong
hiện tại)
Gốc cây: là các nguyên nhân sâu xa (phần mà người ta phải phân tích
mới thấy rõ được)
Cành cây: là hậu quả mà vấn đề sẽ gây ra (phần mà tương lai sẽ phải
gánh chịu nếu chúng ta không giải quyết vấn đề hiện tại).
Giải pháp: Dựa vào các nguyên nhân gốc rễ, thảo luận để đưa ra các giải
pháp khắc phục
Bước 4: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, cản trở (SWOT)
Là công cụ giúp cộng đồng phân tích, nhận diện các mặt mạnh, mặt yếu
(của nội bộ) cũng như các cơ hội và các cản trở (của bên ngoài) khi cộng
đồng muốn thực hiện một giải pháp/giải quyết một vấn đề/khó khăn hoặc
thực hiện một dự án cụ thể.
Nhằm giúp cộng đồng có thể tìm cách tận dụng và đẩy mạnh các mặt mạnh,
các cơ hội, đồng thời tìm cách khắc phục các mặt yếu, các cản trở nhằm
tăng hiệu quả các hoạt động dự án.
8
SWOT còn là công cụ giúp phân tích phát triển một tổ chức hay áp dụng cho
tiến trình xác định các chiến lược phát triển cộng đồng.
Nội dung: Hướng dẫn nhóm người tham gia lập kế họach tự phân tích các
mặt mạnh, mặt yếu của nội bộ cộng đồng, các cơ hội và cản trở từ bên
ngoài khi muốn giải quyết một vấn đề/khó khăn cụ thể.
Tên giải pháp/khó khăn muốn giải quyết:........
Môi trường cộng đồng
(Nội lực/đặc điểm nội bộ)
Môi trường bên ngoài
(pháp lý, thiên nhiên, sự hỗ trợ tài
chính...)
Mặt mạnh:
---
----
Cơ hội thuận lợi:
------
------
Mặt yếu:
------
------
Các cản trở/nguy cơ:
--------
--------
Bước 5: Lập kế họach (theo các nội dung của khung lô gíc)
1. Xác định các mục tiêu cần đạt;
2. Xác định các kết quả/đầu ra cần đạt cho từng mục tiêu;
3. Xác định các chỉ số đo đạc các kết quả/đầu ra theo kế họach;
4. Xác định các họat động cụ thể để đạt các kết quả (có thể dùng sơ đồ
Gannt);
5. Xác định nguồn lực (đầu vào) để thực hiện các họat động;
6. Phân tích các bên liên quan
9
7. Phân công nhiệm vụ cho các bên liên quan.
Phân tích các bên liên quan
Số thứ tự Nội dung các kết quả
cần đạt
Người điều
phối
Người hỗ trợ
Người điều phối là một cá nhân cụ thể có khả năng tổ chức thực hiện các
họat động để đạt các kết quả dự kiến. Người chịu trách nhiệm điều phối
không nhất thiết phải tự làm mọi việc, nhưng phải có khả năng tổ chức và
phân công công việc cụ thể cho các bên liên quan, có phương pháp theo dõi
giám sát và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để đưa ra các quyết
định kịp thời.
Người hỗ trợ sẽ giúp thực hiện các họat động do Người điều phối phân
công, phản ảnh kịp thời các khó khăn và kết quả cho người điều phối, giúp
người điều phối điều chỉnh kịp thời các họat động nhằm hướng tới kết quả
và mục tiêu.
10
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢN KẾ HỌACH
THEO KHUNG LÔ GÍC
Một bản kế họach cần có các mục tiêu rõ ràng, các kết quả/đầu ra cụ
thể, các họat động chính để đạt các kết quả/đầu ra.
Các kết quả/đầu ra phải được đo đạc bằng các chỉ số/chỉ tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể: khẳng định các thay đổi cần đạt trong năm kế họach.
Đầu ra/kết quả: các đóng góp cần thiết/các sản phẩm để đạt được các mục
tiêu đề ra. Nó là các kết quả của các hoạt động trong năm kế họach.
Các hoạt động: là các hành động nhằm đạt được các kết quả/đầu ra dự
kiến. Lập kế hoach thực hiện theo sơ đồ Gannt.
Các chỉ số/chỉ tiêu: để đo đạc các kết quả thu được. Một chỉ số phải đạt
các tiêu chuẩn sau:
SMART: Chỉ số phải
Cụ thể (Specific)
Đo đạc được với kỹ thuật sẵn có (Measureable)
Có thể đạt được, có tính khả thi (Achieveable)
Có tính thực tiễn, phù hợp với mục tiêu/kết quả (Realistic)
Có giới hạn thời gian (Time bound)
11
Sơ đồ Gannt: Phân bố thời gian thực hiện các họat động
Các tháng trong năm kế họach
Hoạt động
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các hoạt động để đạt kết quả 1
1. x x
2. x x
3. x x
Các họat động để đạt kết quả 2 x x
1. x x
2. x x x x x x
3. x x x x x x x x x x x X
4
....
12
Mối liên quan giữa các khái niệm trong khung lô gíc
Mục tiêu 1
Kết quả/đầu
ra 1.1
Kết quả/đầu
ra 1.2
Mục tiêu 2
Kết
quả/đầu ra
2.1
Kết
quả/đầu ra
2.2
..
Các họat động để đạt các kết quả/đầu ra:
1.
2.
3.
..
Đầu vào
13
ÁP DỤNG CÁC BƯỚC LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA VÀO
VIỆC LẬP KẾ HỌACH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Nguyên tắc :
Không vi phạm quy trình kế họach hiện tại
Giữ nguyên số lần họp
Thay đổi thứ tự và bổ sung các thành phần của từng cuộc họp nhằm thúc
đẩy nhiều nhất sự tham gia của các bên liên quan
Bước 1: Hội nghị mở rộng lần 1- Phân tích hiện trạng
và tiềm năng.
Đây là một cuộc họp quan trọng nhất để lấy ý kiến của các cá nhân nòng cốt
cho việc thực hiện kế họach của năm cũ và các đề xuất cho dự thảo kế
họach của năm mới.
Nội dung Báo cáo việc thực hiện kế họach của năm cũ
Các ý kiến góp ý và bổ sung
Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và cản trở
Xác định các ưu tiên của năm mới
Thời gian 01 ngày
Thành
phần
UBND, HDND, Đảng ủy, Mặt trận tổ quốc
Đại diện các Ban ngành và đòan thể
Trưởng/phó thôn
Đại diện các Ban tự quản, nhóm cộng đồng (nếu có)
Phương
pháp
Đại diện UBND báo cáo về việc thực hiện kế họach của
năm cũ theo nội dung của khung lô gíc:
Mục tiêu
Các kết quả
14
Các chỉ số
Các họat động chính
Thảo luận nhóm theo từng lĩnh vực trong báo cáo và phân
tích mặt mạnh yếu, cơ hội, cản trở: Kinh tế, Văn hóa – Xã
hội, Y tế, dân số, gia đình và trẻ em, Vệ sinh môi trường,
Chính sách xã hội và Phát triển cộng đồng, An ninh quốc
phòng, Công tác chỉ đạo của chính quyền
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Tổng hợp các ý kiến đóng góp
Định hướng một số chỉ tiêu năm kế họach (đại điện chính
quyền)
Các đề xuất cho năm mới và sắp xếp ưu tiên: thảo luận
nhóm theo lĩnh vực, phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và cản
trở của năm kế họach.
Bước 2: Họp thống nhất về Dự thảo kế họach
Nội dung Thống nhất khung Dự thảo kế họach dựa vào các kết quả
của cuộc họp mở rộng lần 1
Thời gian ½ ngày
Thành phần UBND
Phương
pháp
Thành lập nhóm viết dự thảo kế họach; phân công người
chủ trì viết dự thảo kế họach
Rà sóat lại các kết quả của cuộc họp mở rộng lần 1
Thảo luận về mục tiêu, các kết quả, các chỉ số và các họat
động chính của năm kế họach
Phân công người viết và thống nhất thời hạn hòan thành.
15
Bước 3: Hội nghị mở rộng lần 2 - Thông qua Dự thảo
kế họach.
Nội dung Góy ý và thông qua Dự thảo kế họach
Thời gian 01 ngày
Thành phần Như cuộc họp mở rộng lần 1:
UBND, HDND, Đảng ủy, Mặt trận tổ quốc
Đại diện các Ban ngành và đòan thể
Trưởng/phó thôn
Đại diện các Ban tự quản, nhóm cộng đồng (nếu có)
Phương
pháp
Phát bản dự thảo kế họach cho tất cả các thành viên tham
dự trước đó ít nhất là 01 tuần để mọi người đọc và nghiên
cứu trước các ý kiến góp ý;
Đại diện UBND trình bày dự thảo kế họach;
Thảo luận nhóm theo từng lĩnh vực để đóng góp cho bản
Dự thảo kế họach ;
Tổng hợp các ý kiến và bổ sung cho Dự thảo kế họach
Bước 4: Họp đại diện cử tri - Góp ý cho Dự thảo kế họach.
Nội dung Trình bày báo cáo thực hiện kế họach năm cũ
Góy ý cho Dự thảo kế họach năm mới.
Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội, cản trở
Thời gian 1/2 ngày tại từng thôn/tổ
Thành phần Đại diện cử tri các hộ trong thôn/tổ
Tổ trưởng, tổ phó/Truởng, phó thôn
Đại diện MTTQ và chính quyền
Phương
pháp
Chính quyền trình bày về báo cáo thực hiện kế họach năm
hiện tại
16
Thảo luận chung: Các cử tri phát biểu ý kiến về các điểm
mạnh và yếu của năm cũ
Chính quyền trình bày Bản dự thảo kế họach năm mới: các
kết quả và chỉ số chính của năm kế họach
Thảo luận chung: Các cử tri phân tích mặt mạnh, mặt yếu
của năm mới, góp ý cho bản dự thảo và đề xuất bổ sung
các nguyện vọng;
Bước 5: Hội nghị mở rộng lần 3 - Chính sửa Dự thảo
kế họach theo khung lô gíc.
Nội dung Rà sóat lại kết quả của cuộc họp đại diện cử tri
Thống nhất Bản kế họach năm mới và đưa ra quyết định
Thời gian 01 ngày
Thành phần Như cuộc họp mở rộng lần 1 và 2:
UBND, HDND, Đảng ủy, Mặt trận tổ quốc
Đại diện các Ban ngành và đòan thể
Trưởng/phó thôn
Đại diện các Ban tự quản, nhóm cộng đồng (nếu có)
Phương
pháp
Chính quyền tổng hợp lại các ý kiến góp ý của cử tri
Thảo luận chung: xem lại mục tiêu, các kết quả, các chỉ số
và các họat động chính của năm kế họach
Thống nhất ý kiến và ra quyết định.
Phân tích các bên liên quan và phân công nhiệm vụ
17
Bước 6: Họp đại diện cử tri - Thông báo Bản kế họach
chính thức.
Nội dung Thông báo Bản kế họach năm mới
Nêu rõ nhiệm vụ của các bên liên quan
Có sự cam kết của các đại diện cử tri
Thời gian 1/2 ngày tại từng thôn/tổ
Thành phần Đại diện cử tri các hộ trong thôn/tổ
Tổ trưởng, tổ phó/Truởng, phó thôn
Đại diện MTTQ và chính quyền
Phương
pháp
Chính quyền trình bày mục tiêu, các kết quả và các chỉ số
của Bản kế họach năm mới
Thảo luận chung: Hỏi đáp để làm rõ các nội dung chính
của bản kế họach
Nêu rõ nhiệm vụ của các bên liên quan
Các phát biểu cam kết của một số đại diện cử tri.
Cam kết của chính quyền.
Các anh chị hãy thử áp dụng quy trình lập kế họach có sự
tham gia và viết lại bản kế họach của địa phương mình theo
khung lô gíc.
Xin vui lòng phản hồi cho các cán bộ dự án về quy trình này
và đóng góp các ý kiến để cải thiện quy trình.
Xin cám ơn.
Bùi Thị Kim – Giám đốc PCMM
0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_tap_huan_lap_ke_hoach_co_su_tham_gia_cho_cap_phuong.pdf