Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn giáo dục chính trị TCCN năm 2014

Tuy nhiên, trên thực tế các giáo viên đã tận dụng được hết những ưu việt của bài giảng điện tử chưa? Một thực trạng là: giáo viên rất tích cực trong việc sử dụng máy chiếu, máy tính trong quá trình giảng dạy nhưng lại chưa đầu tư đúng mức vào việc soạn một bài giảng điện tử. Rất nhiều bài giảng tôi được tham dự chỉ đơn giản là trình chiếu một bản Word, hay có một số bài giảng nặng về trình chiếu hình ảnh. Một bài giảng như vậy tuy tránh được lối học “đọcchép”, giáo viên không phải đọc cho học sinh chép, nhưng thực tế, học sinh đã nhìn lên phông chiếu “tự chép”, không để tâm vào việc nghe giảng. Chính vì điều đó, tôi thiết nghĩ, nếu tóm tắt nội dung giáo trình bằng những mudun kiến thức thì giáo viên sẽ rút ngắn được nhiều thời gian cho việc thuyết trình một vấn đề lý luận trừu tượng, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để phân tích, lấy ví dụ thực tế minh họa. Bài giảng như vậy sẽ sinh động hơn làm cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, nhờ đó, học sinh hiểu bài nhanh hơn. Học sinh sẽ không cảm thấy sợ môn học và dần dần sẽ trở nên yêu thích môn học. Lúc này, mục tiêu trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn tham luận “Sơ đồ hóa một số nội dung phần chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong môn Giáo dục Chính trị” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Có một số ý kiến cho rằng việc sơ đồ hóa phần Triết học chỉ làm “tầm thường hóa” khoa học mà thôi! Chúng ta ai cũng biết, trong văn học, thơ đường luật, thơ thất ngôn bát cú, nếu không dịch thì rất khó để cảm nhận được mặc dù chắc chắn các bài dịch ấy đã làm cho một số ý thơ không được truyền tải hết. Chính vì vậy, việc sơ đồ hóa một số nội dung trong bài học phải được thực hiện với sự hướng dẫn của giáo viên. Thực tế, năm 1986, tác phẩm : “Sơ đồ và biểu đồ về chủ nghĩa duy vật biện chứng ” và “Sơ đồ và biểu đồ về chủ nghĩa duy vật lịch sử” của Vla-Xô-Va T.F và I-Va-Nốp E.A đã chứng minh phần triết học hoàn toàn có thể được sơ đồ hóa. Tuy nhiên, nội dung trong cuốn này mang tính trích kinh điển nhiều hơn là sơ đồ hóa nội dung trong giáo trình Chính trị

pdf82 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn giáo dục chính trị TCCN năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á theo các mức đã mô tả. Bước 5. Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi/bài tập. 2.3. Biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo định hướng đổi mới 2.3.1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một khóa học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình và thực tế học tập của người học để xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: 1) Đề kiểm tra tự luận; 2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; 3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. 52 Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của người học chính xác hơn. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung/ kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (bảng mô tả khi xây dựng câu hỏi bài tập). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Cấp độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Nội dung 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Nội dung 2 (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% ............... Nội dung n (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm 53 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Cấp độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nội dung 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Nội dung 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm ............... Nội dung n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề; B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. 54 Cần lưu ý: - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. + Mỗi một nội dung, bài, chương... nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi nội dung, chương... tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho nội dung, chương... đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ vận dụng nhiều hơn. - Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung, chương: Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của nội dung, chương trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề. - Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh. + Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi/bài tập tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau. + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi/bài tập theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi/bài tập, số câu hỏi/bài tập và nội dung câu hỏi/bài tập do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric). Cách tính điểm a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. 55 Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: ax 10 m X X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS; + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32 8 40  điểm. b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3 0,25 12  điểm. Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: .TN TL TL TN X T X T  , trong đó + XTN là điểm của phần TNKQ; + XTL là điểm của phần TL; + TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL. + TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ. Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: ax 10 m X X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS; + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: 12.60 18 40 TLX   . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 9 30  điểm. c. Đề kiểm tra tự luận Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc 56 tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh). Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi/bài tập với ma trận đề, xem xét câu hỏi/bài tập có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng người học. 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2.3.2. Giới thiệu một số đề kiểm tra Nội dung kiểm tra Đáp án, thang điểm Mục tiêu Đề 1: Anh/chị hãy đọc thông tin sau: Với số lượng học sinh khá đông, trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP. Hải Dương) luôn chú trọng làm sao để trong quá trình 5 năm học tại trường, các em sẽ có được nền kiến thức cơ bản của bậc học đầu tiên để tiếp tục theo học lên bậc cao hơn. Chính bởi vậy, trong quá trình dạy và học, nhà trường không chỉ tập trung vào công tác giảng dạy văn hoá mà còn tiến hành đồng thời việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong công tác giáo dục đạo đức, nhà trường tập trung vào các chủ đề cụ thể như: Giáo dục tình cảm yêu quê hương, đất nước, gia đình thông qua giảng dạy Đạo đức, hoạt động nội, ngoại khoá của lớp, hoạt động Đội, Sao nhi đồngTrong đó, nhà trường chú ý tới các hoạt động ngoài giờ lên lớp như văn nghệ, thể thao, vui chơi, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt truyền thống và chơi các trò chơi dân gian, thăm quan ngoại khoá. Nhờ tổ chức thường xuyên và khoa học các hoạt động này, nhà trường đã giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cho học sinh, tạo sự tự tin trong giao tiếp cũng như kỹ năng xử lí các tình huống thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày của các em. Câu 1. - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đã giáo dục học sinh theo quan điểm toàn diện. - Quan điểm toàn diện đỏi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa cá yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác đông qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới co thể nhận thức đúng về sự vật và sử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Câu 2. - Những biểu hiện vi phạm quan điểm toàn diện: + Nhiều trường học chỉ chú trọng đến việc dạy văn hoá, việc truyền thụ kiến thức cho HS mà - Nhận diện, được đúng những biểu hiện của quan điểm toàn diện. - Vận dụng kiến thức về phép BCDV vào phân tích, giải thích các hiện tượng xảy ra trong công tác giảng dạy ở Tiểu học hiện nay). - Lập luận rõ ràng về quan điểm toàn diện, ảnh hưởng của quan điểm toàn diện đến học sinh. - Tự nghiên 57 Câu hỏi: Câu 1 (5 điểm). Anh (chị) hãy cho biết, trường Tiểu học Lý Tự Trọng đã giáo dục học sinh theo quan điểm nào của phép biện chứng duy vật? Nội dung quan điểm này? Câu 2 (5 điểm). Theo anh (chị), trong thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay có những biểu hiện nào vi phạm quan điểm trên? Những biểu hiện đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của học sinh? không quan tâm đến các nội dung giáo dục khác như giáo dục đạo đức, giáp dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục kỹ năng sống... + Nhiều trường học chỉ quan tâm đến dạy lý thuyết mà xem nhẹ việc thực hành. + Nhiều phụ huynh giao phó việc giáo dục con em mình cho nhà trường mà không chú trọng đến vai trò của gia đình và xã hội. - Ảnh hưởng: Những biểu hiện đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. - Thang điểm: Câu 1: - Xác định đúng quan điểm toàn diện: 2 điểm. - Phân tích đúng nội dung quan điểm toàn diện: 3 điểm. Câu 2: - Xác định đúng các biểu hiện vi phạm quan điểm toàn diện: 3 điểm. - Phân tích đúng ảnh hưởng của những việc làm trên đối với sự phát triển của học sinh: 2 điểm. cứu về những biểu hiện vi phạm quan điểm toàn diện. Đề 2: Anh (chị) hãy đọc những câu sau: “Thức khuya mới biết đêm dài, Sống lâu mới biết lòng người có nhân” “Lên non mới biết non cao, Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu” “Cởi ra mới biết béo gầy, Đến khi cả gió, biết cây cứng mềm” Câu hỏi: Câu 1 (5 điểm). Theo anh (chị), những câu ca dao trên thể hiện quan điểm nào của phép BCDV? Nội dung của quan điểm đó? Câu 2 (5 điểm). Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với bản thân trong học tập hiện nay và trong công tác sau này? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 1. - Những câu ca dao trên thể hiện quan điểm thực tiễn. - Nội dung quan điểm thực tiễn: Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cở sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Tránh 2 khuynh hướng xa rời thực tiễn hoặc tuyệt đối hoá thực tiễn. Câu 2. – Ý nghĩa của việc nghiên cứu: + Trong học tập hiện nay: Tích cực gắn việc học các kiến thức trên lớp với thực hành, liên hệ - Nhận diện, được đúng những biểu hiện của quan điểm thực tiễn). - Vận dụng kiến thức về phép BCDV vào cuộc sống và công tác. - Lập luận rõ ràng về quan điểm thực tiễn. - Tự nghiên cứu một cách hiệu quả. 58 thực tế. + Trong công tác sau này: Không chỉ chú trọng đến dạy lý thuyết và cần tăng cường cho học sinh thực hành, liên hệ thực tiễn các kiến thức đã học, nhằm đạt mục tiêu tri thức và kỹ năng tương ứng. - Thang điểm: Câu 1: - Xác định đúng quan điểm thực tiễn: 2 điểm. - Phân tích đúng nội dung quan điểm thực tiễn: 3 điểm. Câu 2: - Liên hệ trong cuộc sống hiện nay: 2 điểm. - Liên hệ trong công tác sau này: 2 điểm. - Lấy VD phù hợp: 1 điểm. Đề 3: Anh (chị) hãy đọc thông tin sau: Trong những năm gần đây, hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường Tiểu học Nguyễn Siêu (TP. Hà Nội) đã xây dựng 5 văn hóa: Văn hóa chào, văn hóa xếp hàng, văn hóa đọc, văn hóa tiết kiệm, văn hóa bảo vệ môi trường để góp phần đổi mới hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Năm văn hóa trên đã được thực hiện từ năm 2009 và đến nay đã trở thành “phong cách học sinh Nguyễn Siêu”. Vì vậy, để những văn hóa trên trở thành thói quen trong nếp sống hàng ngày thì chính các thầy cô của trường cũng đã và đang rèn luyện. Một số các biện pháp cụ thể các thầy cô đã áp dụng giáo dục nếp văn hóa Nguyễn Siêu như: - Văn hóa chào: Khi học trò chào cô cô cũng có cử chỉ thân thiện đáp lại. - Văn hóa xếp hàng: Học sinh xếp hàng trong mọi hoạt động tập thể: xếp hàng đầu giờ, giữa giờ, giờ về ra ô tô, lấy xe đạp, xếp hàng tại căng tin - Văn hóa đọc: Sử dụng các tiết thư viện để đọc sách. Khuyến khích xây dựng thư viện tại lớp, chia sẻ sách hay và các - Bản chất của con người: + “ Bản chất con người không phải là một cài trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội’’ + Quan niệm của CNDVBC về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan niệm lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó, hơn nữa chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách “ người”, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. + Vậy, bản chất con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên tất cả các mặt kinh tế, - Vận dụng vấn đề con người vào phân tích, giải thích các vấn đề trong thực tiễn giáo dục. - Vận dụng lý luận về vấn đề con người vào cuộc sống và công tác. - Lập luận rõ ràng về bản chất của con người. 59 bài viết về giá trị sống, các bài văn hay được gắn lên bảng tin của lớp. Nếp sống văn minh thanh lịch và các giá trị văn hóa cũng được tuyên truyền ngay tại lớp và các em được tiếp cận thường xuyên. - Văn hóa tiết kiệm: Tắt điện, khóa nước, thu gom giấy vụn được làm hàng ngày như một thói quen. - Văn hóa bảo vệ môi trường: Vệ sinh lớp học, thực hiện khẩu hiệu “thấy rác là nhặt”, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định, không ăn kẹo cao su trong trường, trang trí lớp học sạch đẹp thân thiện và có kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng theo từng đợt. Ngoài những yếu tố trên, nhà trường cùng rất quan tâm đến phong cách ăn mặc, tác phong, ứng xử, giao tiếp của giáo viên và học sinh cũng là những yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng “Nếp Nguyễn Siêu”. Câu hỏi: Dựa vào quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất của con người, anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc xây dựng các văn hoá học đường như trên ở trường Tiểu học Nguyễn Siêu. Là giáo viên trong tương lai, anh (chị) sẽ làm gì để xây dựng môi trường thật tốt cho sự phát triển của học sinh Tiểu học? chính trị, văn hoá + Sự hình thành và phát triển của con người cùng khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. - Ý nghĩa của việc xây dựng các văn hoá học đường như trên ở trường Tiểu học Nguyễn Siêu: trường Tiểu học NS đã chú trọng đến việc tạo ra những môi trường thuận lợi cho học sinh như: môi trường học tập trong lớp, môi trường thiên nhiên, mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với học sinh... Những môi trường tốt như thế này sẽ tạo điều kiện cho học sinh không chỉ được phát triển về trí tuệ mà còn phát triển về nhân cách, đạo đức, lối sống ... tích cực, giúp học sinh có thể phát triển toàn diện. - Liên hệ trong công tác sau này: tích cực tạo ra những môi trường thật tốt cho HS: môi trường lớp học sạch sẽ, mối quan hệ cô – trò thân thiện, môi trường học tập tích cực, môi trường thi đua lành mạnh... để HS có thể phát triển một cách tốt nhất. - Thang điểm: - Phân tích đúng quan niệm của CNMLN về bản chất của con người: 4 điểm (mỗi ý nhỏ 1 điểm). - Phân tích đúng ý nghĩa của việc xây dựng các văn hoá học đường như trên ở trường Tiểu học Nguyễn Siêu: 3 điểm. 60 - Liên hệ trong công tác sau này: 3 điểm. PHẦN III NHIỆM VỤ CỦA HỌC VIÊN 3.1. Phần lí luận chung 3.1.1. Đọc và phân tích tài liệu. 3.1.2. Trao đổi thảo luận tập trung vào 2 nội dung: - Các PPDH - Đổi mới kiểm tra đánh giá. 3.2. Phần thực hành vận dụng 3.2.1. Thiết kế 1 giáo án theo hướng đổi mới (Làm việc nhóm -Y/c có sản phẩm). 3.2.1. Biên soạn câu hỏi/bài tập cho một bài học (Làm việc nhóm -Y/c có sản phẩm). 3.2.1. Biên soạn 1 đề kiểm tra cho 1 chương (Làm việc nhóm – Y/c có sản phẩm). 3.3. Thực hành giảng mẫu 1 tiết trong chương trình theo giáo án đã thiết kế 61 Tham luận: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SOẠN BÀI GIẢNG MÔN GIAOS DỤC CHÍNH TRỊ VỚI PHẦN MỀM POWERPOINT OFFICE XP, OFFICE 2003 Dương Văn Toàn Trường Cao đẳng KTKT Kiên Giang Mở đầu Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm qua diễn ra rất mạnh mẽ, việc ứng dụng chúng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ. Vì thế, chẳng có lý do gì giáo dục đào tạo lại đứng ngoài lề. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng học sinh sinh viên là một yêu cầu bức thiết được đảng nhà nước thường xuyên quan tâm, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tường Hồ Chí Minh. Quá trình dạy học chính là quá trình tương tác giữa giáo viên, giảng viên (người dạy) và học sinh, sinh viên (người học). Quá trình ấy sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy như máy tính, máy chiếu projecter, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu, phần mềm mô phỏng . . . Giáo dục chính trị là một môn học mang tính lý luận cao, nhiều sinh viên cho đây là môn học “khô khan” khó học. Vì thế phần mềm ứng dụng microsoft office powerpoint vào thiết kế bài giảng môn học này là điều cần thiết và dễ thực hiện. Để bài giảng hiệu quả người dạy cần thực hiện các công việc như là chuẩn bị tư liệu phục vụ bài giảng (tài liệu tham khảo, hình ảnh, phim tư liệu . . . ); soạn giáo án, định hình kịch bản bài giảng; thiết kế bài giảng trên máy tính với các phần mềm ứng dụng; tổ chức thực hiện bài giảng trên lớp. Người học cần thực hiện các công việc như là chuẩn bị giáo trình, tư liệu phục vụ buổi học; phương tiện học tập; chia nhóm học tập. 1. Tổng quát giao diện powerpoint office XP, office 2003 62 Vùng 1: đây là vùng chứa các thanh công cụ chính của ứng dụng. Chúng ta có thể sử dụng bình thường như quá trình thao tác với word. Vùng 2: đây là vùng định dạng các slide thiết kế, trong đó: Design templates là định dạng kiểu khung nền của slide. Color schemes là định dạng màu nền của slide. Animation schemes là định dạng xuất hiện của slide khi trình chiếu. Vùng 3: đây là vùng dành cho việc tiết kế nội dung bài giảng. Vùng 4: đây là vùng chứa các thanh công cụ hỗ trợ thiết kế. nó sẽ được kết hợp với các thanh công cụ trong vùng 1. Vùng 5: đây là vùng chứa các slide đã được thiết kế. 2. Thiết kế cho một slide. 2.1. Thiết kế nền cho một slide. Khi mở 1 tập tin power point ra chính ta chọn design ờ vùng 1, cửa sổ được mở ra như sau (hình 1): Hình 1 Ta có thể chọn luôn khung nền màu nền sẵn có trong máy tính. Khi ta di chuyển chuột tới khung slide thì sẽ xuất hiện 1 thanh công cụ nhỏ có hình mũi tên chỉ xuống. Nếu ta chọn luôn khung nền nào đó thì toàn bộ các slide của tập tin sẽ có định dạng đó. Tuy nhiên khi ta muốn chỉ 1 slide đó có nền như vậy thì ta nhấp chuột vào mũi tên và chọn apply to selected slides. Ưu điểm là rất nhanh và tiện. Nhược điểm là khó đạt được ý tưởng thiết kế. Cách khắc phục Cách 1: từ 1 slide bất kỳ của tập tin đang thao tác ta nhấp chuột phải  background  fill effects  picture  hình trong ổ cứng muốn làm nền của slide. Khi đó mà hình sẽ quay về cửa sổ background, nếu muốn hình nền đó là 63 cho tất cả các slide thì chọn apply to all, nếu muốn chỉ 1 slide đó thì chọn apply (hình 2). Hình 2 Cách 2: chọn view ở vùng 1  master  slide master  thiết kế bình thường như cách 1 hoặc copy 1 hình nào đó trong ổ cứng rồi chèn vào  đóng slide master. (hình 3) Hình 3 Cách 3: chọn một tập tin đã được thiết kế hoàn chỉnh với hình nền phù hợp ý tưởng thiết kế  đánh dấu slide cần chọn (vùng 5)  chọn format painter (vùng 1)  quét lên slide của tập tin đang thiết kế (vùng 5). Cách này rất nhanh hiệu quả cao. 2.2. Tạo thêm slide. Thông thường ta sẽ chọn new slide ở vùng 1. Ưu điểm là nhanh. Nhược điểm là trên slide luôn có 2 text box mặc định ta phải định dạng lại slide và text box. Cách khắc phục Cách 1: chọn slide vùng 5  copy  chọn vị trí thích hợp cho slide  paste  xóa nội dung cũ thay bằng nội dung mới. 64 Cách 2: chọn slide cần copy trong vùng 5  dùng tổ hợp phím ctrl+D  thiết kế bình thường. (cách này rất nhanh). 2.3. Thiết kế trên slide. Về text box Thông thường ta chọn text box ở vùng 4 và định dạng cho text box. Nội dung dữ liệu trong text box định dạng bình thường như word. Với những text box là sơ đồ cần định dạng đường line bao quanh text box và mũi tên chỉ dẫn. Định dạng nền, đường viền cho text box: Cách 1: chọn format (vùng 1)  autoshape hoặc text box Cách 2: nhấp chuột phải  chọn format autoshape hoặc text box (hình 4) Hình 4 Cách 3: chọn từ thanh công cụ vùng 4 (hình 5) Khi đó cửa sở fomat autoShape hiện ra và ta làm như hình 5. Hình 5 65 Làm việc với text box (tạo và định dạng): ta có thể copy văn bản từ word và dán vào slide (mặc định nó sẽ thành một text box). Kết quả: nhanh. Nhược điểm: rất bất lợi khi định dạng cho text box. Ta cũng có thể chọn text box ở vùng số 4, nhược điểm là mất thời gian định dạng mỗi khi thao tác với text box mới, các text box có thể không đều nhau (nhất là khi thiết kế câu hỏi trắc nghiệm). Cách khắc phục Cách 1: chọn text box đã được định dạng hoàn chỉnh  copy  dán  sửa nội dung. Cách 2: chọn text box cần copy  kết hợp chuột và phím ctrl kéo xuống hoặc ctrl + D (nhân bản). Cách 3: chọn 1 text box đã được thiết kế hoàn chỉnh  fomat painter  quét lên những text box cần định dạng. Về thiết kế đường line: ta làm như hình 6 Hình 6 Về đường line Để kết nối các đối tượng với nhau ta sẽ dùng đường line. Nhược điểm là khi dịch chuyển text box phải định dạng lại toàn bộ các đường line như thế rất mất công và không đẹp. Cách khắc phục Cách 1: chọn autoshapes (vùng 4)  connectors  định dạng cho connectors như bình thường với line. Cách 2: copy 1 connector đã có  paste  chỉnh sửa. Ưu điểmlà khi text box di chuyển thì line cũng di chuyển theo và rất cân xứng. Một slide được coi là đẹp khi cấu trúc phải hài hòa, cân đối màu chữ, kiểu chữ, font chữ, màu nền, đường viền, line của text box. Tuy nhiên khi thiết kế có thể có sự mất cân đối các đối tượng trong 1 slide. Ta có thể khắc phục như sau: Bước 1: luôn để ruler (thước căn chỉnh) trên màn hình thết kế. Bước 2: chọn chuột phải  grid and guides  display grid on screen (Chia màn hình thành nhiều ô nhỏ bằng nhau) hoặc display drawing guides on screen (Chia màn hình thành 4 phần bằng nhau)  ok. (hình 7) 66 Hình 7 Thiết kế đề mục Thông thường nhập đề mục vào text box và định dạng. Thường chỉ làm ở 1 slide nhất định. Nhược điểm: khó thực hiện với đề mục có nội dung dài. khó theo dõi nội dung những slide tiếp theo ở mục nào. Cách khắc phục Chọn một khoảng phía trên cùng chuyên dùng cho đề mục và nên tạo ẩn bằng lệnh master: view  master  slide master. Dùng wordart để thiết kế đề mục. 2.4. Chèn hình ảnh, âm thanh, phim: Điều kiện: phải có kho tư liệu phong phú và được sắp xếp một cách khoa học, dễ nhớ, dễ tìm. Máy tính phải được cài đặt các phần mềm ứng dụng, codec để có thể đọc các tư liệu đó. Chèn hình ảnh: Cách 1: chọn insert  picture  from file  chọn hình trong ổ cứng đã lưu  chèn  chỉnh sửa. (hình 8) Hình 8 Cách 2: copy hình từ ổ cứng hoặc slide khác, tập tin khác  dán  chỉnh sửa. Sự cố: Có thể xảy ra sự cố khi chèn hình mới hoặc khi copy hình rồi dán thì hình đã có trên slide bị biến dạng, không đúng vị trí. Khắc phục: nếu do chèn hình thì chịu 67 khó sửa lại. Nếu do copy thì khi copy ta copy 2 hình trở lên  dán  xóa bỏ hình không cần thiết. Hình bị nhòe khi kéo rộng. Khắc phục: Hãy kiểm tra hình trước khi chèn để chọn được hình có dung lượng lớn nhất. Coi lại quá trình download hình. Chèn âm thanh: Cách 1: chèn trực tiếp: chọn insert  movies and sound  sound from file  tìm file âm thanh trong ổ cứng  ok. (hình 9) Hình 9 Cách 2: chèn gián tiếp: chọn autoshapes  action buttons  biểu tượng âm thanh  vẽ lên slide (hình 10)  chọn hyperlink to  other file  file âm thanh trong ổ cứng  ok Hình 10 Cách 3: chọn 1 biểu tượng bất kỳ  nhấp chuột phải  hyperlink  file âm thanh trong ổ cứng máy tính  ok (hình 11) 68 Hình 11 Sự cố khi chèn âm thanh: Hiện tượng: một số file có thể chèn đýợc nhýng máy không thấy. Nguyên nhân: do chế độ hiển thị file. Khắc phục: chọn chế độ hiển thị all file. hiện tượng: một số file máy thấy nhưng không thể chèn được. Nguyên nhân: do power point không hỗ trợ những file có đuôi không tương thích. Khắc phục: dùng phần mềm x video converter chuyển đuôi của file phim hoặc âm thanh. Hiện tượng: có đýờng link mà máy không thể đọc được. Nguyên nhân: đường link không chính xác vì file đó đã bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu, bị đổi tên hoặc đã bị xóa. Khắc phục: sửa lại tên file hoặc chuyển file về đúng vị tri lưu ban đầu. Nhưng tốt nhất là tạo lại đường link mới. Chèn phim: Cách 1: chọn insert  movies and sound  movie from file  tìm file phim trong ổ cứng  ok (đây là cách chèn trực tiếp) Khi chèn phim thành công máy luôn hỏi như sau: Hình 12 Tùy ý tưởng mà chọn yes hoặc no. nhưng thiết nghĩ nên chọn no vì như thế ta chủ động hơn trong việc chiếu phim. Cách 2: chọn autoshapes  action buttons  biểu tượng phim  vẽ lên slide  chọn hyperlink to  other file  file pim trong ổ cứng  ok (đây là cách chèn gián tiếp) (hình 13) 69 Hình 13 Sự cố khi chèn phim: Hiện tượng: chèn không đýợc mặc dù máy có thể đọc được. Nguyên nhân: power point rất kén việc định dạng phim vì thế có một số phim không thể đọc được. Khắc phục: đổi đuôi của phim bằng converter hoặc commander; tạo đường hyperlink (máy đọc bằng phần mềm ứng dụng khác). Xử lý phim: để có phim ta có thể tự quay, dowload từ internet, . . . nhược điểm là khó phù hợp với mục đích, ý tưởng. Sự cố khi xử lý phim: Trường hợp 1: phim quá ngắn cần phải ghép. Trường hợp 2: phim dài mà ta cần cắt lấy 1 đoạn hoặc 2 đoạn khác nhau trong 1 phim. Trường hợp 3: muốn thay âm thanh trong phim bằng âm thanh mới. Khắc phục: dùng phần mềm camtasia studio 3 để ghép phim, sửa tiếng, cắt phim để tạo thành phim mới. Chèn phim có giao diện với các nút điều khiển của media: insent  object  windows media player  ok (hình 14) Hình 14 Ta đánh dấu biểu tượng mới chèn xong  nhấp chuột phải  chọn properties copy tên tập tin từ ổ cứng rồi dán vào đó rồi đóng (nhấp vào chữ x đỏ góc trên bên phải) (hình 15). Lưu ý: tập tin power point phải đặt cùng nơi lưu với tập tin media. 70 Hình 15 3. Thiết kế hiệu ứng. Máy có 4 dạng hiệu ứng cơ bản là hiện, ẩn, đổi màu, di chuyển vị trí. Trong mỗi dạng lại có nhiều kiểu hiệu ứng khác nhau phù hợp ý tưởng thiết kế. Hình 16 Một sân chơi, hội thi, giao lưu thì hiệu ứng là rất tốt tuy nhiên với một bài giảng điện tử thì càng ít hiệu ứng càng tốt. Có thể tạo hiệu ứng cho slide và từng đối tượng trên 1 slide. Khi thiết kế nên chọn loại hiệu ứng đơn giản những trường hợp cần mô tả mối quan hệ biện chứng thì nên chọn hiệu ứng, vấn đề quan trọng là sắp xếp lại hiệu ứng. Các bước thực hiện hiệu ứng (hình 16) 4. Liên kết các đối tượng. Power point cho phép link một đối tượng với slide nào đó trong tập tin đang thiết kế hoặc tập tin bất kỳ trong ổ cứng và có thể chọn link tới một slide bất kỳ trong tập tin ấy. Lưu ý: khi link đi phải tạo đường link về đúng địa chỉ. Để thực hiện liên kết các đối tượng ta chọn đối tượng cần liên kết và thực hiện bằng 2 cách (hình 17) 71 Hình 17 Khi cửa sổ insert hyperlink hiện ra ta thực hiện các liên kết theo ý tưởng đã định (hình 18). Existing file or web page là liên kết tới 1 file nào đó trong ổ cứng (mặc định sẽ là slide 1 của file đó). Place in this document là liên kết tới 1 slide nào đó trong tập tin đang thao tác. Bookmark là liên kết tới 1 slide bất kỳ của file ta muốn liên kết. Hình 18 5. In tập tin power point Khi in văn bản power point nếu không có sự điều chỉnh thì mặc định máy sẽ hiểu mỗi slide là một trang và in như vậy sẽ rất lãng phí vì chữ rất to. Ta có thể điều chỉnh để in có hiệu quả cao hơn bằng cách sau. Chọn file  print hoặc dùng tổ hợp phím ctrl+P. cửa sổ in hiện lên ta chọn lần luột từ máy in, số lượng bản in, số lượng slide trên 1 trang in (print what  handouts  slide per page. Nên in 3 slide trên 1 trang) Với tham luận này em mong muốn được chia sẻ với quý thầy cô về những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình soạn bài nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục chính trị. Hẳn là vẫn còn những thiếu sót vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn! 72 Tham luận SƠ ĐỒ HÓA MỘT SỐ NỘI DUNG PHẦN CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Lương Thị Hường Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 đã khẳng định: Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao. Điều 4 của Luật giáo dục năm 1998 đề cập đến nội dung, phương pháp giáo dục trong đó khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 29 của Luật giáo dục năm 1998 có nêu: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”. Việc giảng dạy môn Giáo dục chính trị trong các trường trung cấp có vị trí rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục, đào tạo toàn diện cho học sinh với chức năng trang bị những kiến thức cơ bản làm cơ sở phương pháp luận để tiếp thu các môn học chuyên ngành. Đồng thời, môn học có nhiệm vụ giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và lòng yêu nước, tin tưởng và ủng hộ chủ nghĩa xã hội, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho học sinh. Tuy nhiên, do đặc thù của môn học nặng về lý luận và tính chính trị - xã hội trực tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát hóa cao. Bên cạnh những tri thức khoa học với nhiều khái niệm, thuật ngữ, phạm trù, quy luật, môn học còn có nhiều nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của môn học là một vấn đề khó khăn. Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề được đặc biệt quan tâm ở tất cả các môn học, cấp học. Với môn Giáo dục Chính trị vấn đề này được đặc biệt coi trọng. Ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên cả nước đã nhiều hội thảo đưa ra vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy môn Chính trị. Hàng năm, 73 bộ giáo dục có chương trình tập huấn giành cho giáo viên giảng dạy môn Chính trị và nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là vấn đề được đề cập tới nhiều nhất. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, rất nhiều giải pháp được đưa ra như cần đổi mới phương pháp thuyết trình; kết hợp thuyết trình với giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; tổ chức trò chơi tuy nhiên tất cả nhưng phương pháp ấy đều được kết hợp với việc sử dụng bài giảng điện tử như là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Tuy nhiên, trên thực tế các giáo viên đã tận dụng được hết những ưu việt của bài giảng điện tử chưa? Một thực trạng là: giáo viên rất tích cực trong việc sử dụng máy chiếu, máy tính trong quá trình giảng dạy nhưng lại chưa đầu tư đúng mức vào việc soạn một bài giảng điện tử. Rất nhiều bài giảng tôi được tham dự chỉ đơn giản là trình chiếu một bản Word, hay có một số bài giảng nặng về trình chiếu hình ảnh. Một bài giảng như vậy tuy tránh được lối học “đọc- chép”, giáo viên không phải đọc cho học sinh chép, nhưng thực tế, học sinh đã nhìn lên phông chiếu “tự chép”, không để tâm vào việc nghe giảng. Chính vì điều đó, tôi thiết nghĩ, nếu tóm tắt nội dung giáo trình bằng những mudun kiến thức thì giáo viên sẽ rút ngắn được nhiều thời gian cho việc thuyết trình một vấn đề lý luận trừu tượng, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để phân tích, lấy ví dụ thực tế minh họa. Bài giảng như vậy sẽ sinh động hơn làm cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, nhờ đó, học sinh hiểu bài nhanh hơn. Học sinh sẽ không cảm thấy sợ môn học và dần dần sẽ trở nên yêu thích môn học. Lúc này, mục tiêu trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn tham luận “Sơ đồ hóa một số nội dung phần chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong môn Giáo dục Chính trị” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Có một số ý kiến cho rằng việc sơ đồ hóa phần Triết học chỉ làm “tầm thường hóa” khoa học mà thôi! Chúng ta ai cũng biết, trong văn học, thơ đường luật, thơ thất ngôn bát cú, nếu không dịch thì rất khó để cảm nhận được mặc dù chắc chắn các bài dịch ấy đã làm cho một số ý thơ không được truyền tải hết. Chính vì vậy, việc sơ đồ hóa một số nội dung trong bài học phải được thực hiện với sự hướng dẫn của giáo viên. Thực tế, năm 1986, tác phẩm : “Sơ đồ và biểu đồ về chủ nghĩa duy vật biện chứng ” và “Sơ đồ và biểu đồ về chủ nghĩa duy vật lịch sử” của Vla-Xô-Va T.F và I-Va-Nốp E.A đã chứng minh phần triết học hoàn toàn có thể được sơ đồ hóa. Tuy nhiên, nội dung trong cuốn này mang tính trích kinh điển nhiều hơn là sơ đồ hóa nội dung trong giáo trình Chính trị Theo các chuyên gia của Hiệp hội Nghe nhìn Quốc tế, chúng ta biết: Khi nghe, con người sẽ tiếp nhận và chỉ lưu giữ được 10-30% nội dung thông tin; hoặc 20-40% khi chỉ nhìn, nhưng hiệu quả sẽ đạt tới 60 - 80% nếu kết hợp cả 74 hai chức năng trên. Ngoài ra, nếu vừa nghe, vừa nhìn lại vừa thảo luận, trao đổi thì hiệu quả lưu giữ thông tin còn cao hơn rất nhiều. 1. Thế nào là sơ đồ hóa? Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như hình vẽ lược đồ, đồ thị, bảng biểu, 2. Những chú ý khi thực hiện sơ đồ hóa - Không phải nội dung nào cũng có thể sơ đồ hóa - Cần xem xét kỹ nội dung nghiên cứu, nếu không, việc sơ đồ hóa sẽ làm cho vấn đề trở nên siêu hình - Từ ngữ dùng trong sơ đồ phải ngắn gọn, súc tích, đủ ý - Cần nhất quán trong việc sử dụng các ký hiệu trên sơ đồ 3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp sử dụng sơ đồ hóa a. Ưu điểm Khi sử dụng phần mềm hỗ trợ, việc giảng dạy bằng sơ đồ sẽ không làm mất thời gian giáo viên vẽ trên bảng và xóa bảng Khoa học phát triển, việc vẽ sơ đồ bằng các phần mềm máy tính trở nên khoa học và có thẩm mỹ. Kích thích vào thị giác của người học, làm cho học sinh nhớ bài giảng lâu hơn Việc sơ đồ hóa làm cho nội dung được trình bày ngắn gọn, cô đọng hơn, học sinh dễ tiếp thu hơn. Sơ đồ hóa giúp giáo viên hệ thống được kiến thức một cách nhanh chóng, có lôgic, đem lại hiệu quả cao khi kết thúc một vấn đề. Việc sử dụng sơ đồ hóa buộc giáo viên phải nghiêm túc và sáng tạo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, bởi lẽ, giáo viên chỉ có thể sơ đồ hóa nội dung bài giảng khi đã nắm bắt được bản chất của vấn đề Giáo viên tích cực sử dụng sơ đồ trong giảng dạy sẽ phát triển khả năng sáng tạo của bản thân, ngoài ra, đó cũng là cách để kích thích học sinh sáng tạo. Trong một tiết giảng, giáo viên cũng có thể hướng dẫn để học sinh cùng thực hiện sơ đồ hóa nội dung bài học. Như vậy, học sinh sẽ hiểu bài sâu hơn, nhớ bài lâu hơn. b. Hạn chế Một số nội dung khi sơ đồ hóa không truyền tải hết nội dung khoa học của vấn đề Với những giáo viên chưa sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm hỗ trợ thì việc sơ đồ hóa nội dung kiến thức trên máy tính là tương đối khó khăn 4. Những nội dung được sơ đồ hóa Trong quá trình giảng dạy, mỗi lần đọc giáo trình, tôi đều cố gắng tìm ra được sự liên hệ trong nội dung khoa học của vấn đề và tìm nhiều cách để sơ đồ dễ nhất cho học sinh hiểu. ví dụ: Khi giảng về nội dung quy luật lượng chất, với 75 những khái niệm rất khó hiểu như: độ, giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy. Nếu chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn đọc giáo trình thì học sinh không hiểu được vấn đề, nhưng khi tôi đưa ra sơ đồ sau thì học sinh không chỉ nắm được những khái niệm nhanh chóng mà còn tự đưa ra được nhiều ví dụ minh họa cho nội dung bài học. Ngoài ra, sử dụng sơ đồ sẽ giúp cho giáo viên giới thiệu những ý chính trong một nội dung cụ thể. Ví dụ: ĐỐI TƯỢNG TƯ TƯỞNG HCM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN ĐƯỜNG LỐI CM CỦA ĐẢNG I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG HỌC TẬP 2. Đối tượng học tập 76 Việc sơ đồ hóa có sử dụng phần mềm hỗ trợ sẽ làm cho bài giảng sinh động hơn, giáo viên không mất nhiều thời gian sử dụng phấn bảng. HẠT 3 CÂY 3 HẠT 2 CÂY 2 HẠT 1 CÂY 1 1.13. Khuynh hướng của sự vận động phát triển Khi “chốt” lại những nội dung chính của vấn đề nghiên cứu, sử dụng sơ đồ sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều lần Sự tác động trở lại TTXH Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH Tính kế thừa của YTXH Tính vượt trước của YTXH Tính lạc hậu của YTXH Tính độc lập tương đối và sức mạnh cải tạo của YTXH Tồn tại xã hội Khi kết thúc bài học, giáo viên cũng có thể đưa ra sơ đồ như sau và yêu cầu học sinh sắp xếp lại nội dung đúng vị trí. Đây là phương pháp sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học. “Chơi mà học, học mà chơi”, đây là cách để học sinh tự củng cố bài học 77 Ví dụ 1: Sắp xếp lại cho đúng vai trò của từng quy luật trong PBCDV Ví dụ 2: Sắp xếp lại cho đúng những đặc điểm của từng hình thức trong quá trình nhận thức Sơ đồ hóa nội dung bài học không chỉ là công việc của giáo viên. Để việc dạy học này có hiệu quả, giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn để học sinh tham gia vào việc sơ đồ hóa nội dung bài học. Đây cũng là cách để học sinh phát triển kỹ năng học tập nghiên cứu, bồi dưỡng phương pháp, lòng quyết tâm, ý chí tự học, biết vận dụng những điều đã học vào trong thực tiễn. Ví dụ. trong bài số 4, giáo viên có thể đưa ra mô hình sơ đồ tư duy về vấn đề môi trường, dân số như sơ đồ sau và yêu cầu 78 Học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thiện sơ đồ MÔI TRƯỜNG 4.2. Vấn đề môi trường CẤU TRÚC XÃ HỘI PHI GIAI CẤP CẤU TRÚC XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP PTSX HÌNH THÁI KINH TẾ - XH CÔNG CỤ QUẢN LÝ XH QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI VÍ DỤ 6.1. So sánh cấu trúc xã hội phi giai cấp và xã hội có giai cấp Sau đây là những vấn đề tôi đã nghiên cứu và thực hiện sơ đồ hóa, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các em học sinh để những sơ đồ này được hoàn thiện hơn. (phụ lục) KẾT LUẬN Trên đây là trao đổi của cá nhân tôi về vấn đề sơ đồ hóa nội dung phần triết học theo giáo trình Chính trị dành cho học sinh trung cấp. Tôi biết đây không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, việc sơ đồ hóa này mới chỉ được thực hiện rải rác, phân tán, chưa có hệ thống. Tôi hy vọng, những nội dung trong tham luận này sẽ giúp ích nhiều cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Trong năm học tới, sau khi nhận được ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp và những cá nhân có quan tâm, tôi sẽ hoàn thiện và mở rộng phạm vi của vấn đề đang nghiên cứu. 79 Tham luận SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO TIẾT TỔNG KẾT CHƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ThS Phạm Thị Thơm Trường cao đẳng Công nghệ Môi trường Hà Nội 1. Khái quát sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là hình ảnh trực quan và cảm giác để gợi nhắc dưới hình thức kết nối ý tưởng. Những chi tiết lấy từ sơ đồ tư duy rất dễ nhớ, bởi nó theo mô hình tư duy của bộ não. Khi dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy thực chất là học theo phương pháp cây kiến thức. Gọi N1 là trung tâm của sơ đồ tư duy thì N2 –N3 là nhánh của nó. Như vậy, sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng , đào sâu ý tưởng. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả đó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh).Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau. Vì vậy, có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lý giáo dục lập kế hoạch công tác. 2. Các bước lập sơ đồ tư duy trong dạy học Sơ đồ tư duy được lập trên phần mềm Imind Map. Sau đây là các bước lập sơ đồ tư duy trên phần mềm Buzans Imind Map V4. Bước 1:Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang). Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm (nhánh N1). Bước 3:Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý và các chi tiết hỗ trợ (nhánh N2, N3). Bước 4: Người lập có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. Bước 5: Kiểm tra lai Bản đồ tư duy đã hoàn thành và diễn đạt, trình bày được các ý tưởng về kiến thức đã tạo lập. Lưu ý:Để lập sơ đồ tư duy cần phân loại như sau: + Sơ đồ tư duy theo đề cương; + Sơ đồ tư duy theo chương; + Sơ đồ tư duy theo vấn đề nghiên cứu. 80 Như vây, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, học sinh nắm được trọng tâm của vấn đề, đỡ tốn thời gian ghi chép, cải thiện sự sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu, hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả, học sinh tự tin hơn vào khả năng của mình. 3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong tổng kết chương Sơ đồ tư duy là một công cụ khá mạnh trong những tiết ôn tập, tổng kết chương. Thông thường được thực hiện theo tiến trình sau: 1. Sơ đồ hoá kiên thức 2. Nội dung cần ôn tập 3.Ôn tập tổng kết. Bước 1: Giaonhiệm vụ về nhà cho học sinhbằng những câu hỏi gợi mở theo trọng tâm kiến thức của chương. Bước 2: .Hướng dẫn học sinh ôn tập theo những chủ điểm đã có trong sơ đồ tư duy. Ví dụ giáo viên đưa ra tiêu đề chính của chương sau đó cho các nhánh N1 yêu cầu các em vẽ thêm các nhánh N2, N3... Bước 3: Cho học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy còn thiếu Bước 4: Đưa ra sơ đồ tư duy hoàn thiện. Trên mỗi sơ đồ với những nội dung kiến thức của từng vấn đề giáo viên lựa chọn hình ảnh minh hoạ cho phù hợp với những nội dung kiến thức đó. Mỗi nhánh của sơ đồ tư duy là một vấn đề lớn của chương cần nắm vững. Ví dụ: Khi thực hiện tiết ôn tập tổng kết Chương I. Chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì là chương đầu tiên học sinh chưa làm quen với sơ đồ tổng kết nên giáo viên cho chủ đề trung tâm và tiêu đề các nhánh chính sau đó vẽ các nhánh phụ nhưng còn thiếu, học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện sơ đồ còn thiếu sau: Mỗi nhóm được phát một sơ đồ như trên, trên khổ giấy A3, các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày theo sơ đồ nhóm mình đã hoàn thành. Giáo viên cùng các bạn nắng nghe và nhận xét, các nhóm nhận xét của nhau. Cuối cùng là giáo viên nhân xét đưa ra sơ đồ hoàn thiện 81 Sơ đồ tư duy tổng kết Chương I. “Chủ nghĩa Mác Lênin” Giáo viên thuyết trình theo sơ đồ tư duy chuẩn vừa nhấn mạnh trọng tâm những nội dung cần nhớ sau đó đặt câu hỏi gợi mở để học sinh rút ra vai trò ý nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin từ đó vận dụng vào cuộc sống và học tập. Ví dụ 2: Thực hiện tiết tổng kết chương “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam”. Vì học sinh đã quen với việc tổng kết chương bằng sơ đồ tư duy . Nên khi tiến hàng tổng kết chương này giáo viên yêu cầu học sinh tư duy nhiều hơn. Bước 1: Cho học sinh chủ đề trung tâm, bước 2 cho học sinh các tiêu đề phụ( nhánh N1) sau đó yêu cầu học sinh vẽ thêm các nhánh N2, N3. Học sinh thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy sau: Sau đó các nhóm lên thuyết trinh bằng sơ đồ tư duy của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. Tôi nhận thấy rằng các em rất sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy. Cuối cùng giáo viên đưa sơ đồ tư duy hoàn thiện và nhấn mạnh trọng tâm. Đồng thời đặt câu hỏi gợi mở để học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống đặc biệt qua bài học học sinh hiểu đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước hơn. 82 Sơ đồ tư duy tổng kết chương “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam” Qua sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức, giáo viên chốt lại những kiến thức cần nhớ, đặc biệt là các từ khoá để học sinh hiểu và nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ. Có thể nói, đây là một phương pháp giúp người học lưu kiến thửc trong trí nhớ được sâu và dài hơn so với các phương pháp khác. Trong qua trình dạy học, tùy từng nội dung kiến thức giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiểm tra kiến thức cũ, dạy kiến thức của bài mới, tổng kết bài và tổng kết chương. Tuy nhiên việc sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào phương pháp của giao viên. Sơ đồ tư duy cũng là một phương pháp, để đạt hiệu quả giáo viên phải áp dụng đồng thời các phương pháp khác như thuyết trình, phát vấnNhư vậy, với phương pháp dạy học như trên đã truyền tải được nội dung môn học tới học sinh phù hợp với đặc điểm của học sinh trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo được mục tiêu giảng dạy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieudoimoippgd_chinhtri_2014_6259.pdf