9. Thúc đẩy mạnh mẽ sự cam kết và trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương và người dân cần được thảo luận rõ rằng thực hiện QLCĐ chính là
thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở. QLCĐ thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển kinh tế xã hội
tại địa phương. Tạo môi trường thuận lợi cho áp dụng QLCĐ là trách nhiệm của Chính quyền
địa phương. Nhờ QLCĐ Chính quyền địa phương cũng được giảm nhẹ một phần trong công
tác quản lý Nhà nước. PCM đã huy động sự hỗ trợ của chính quyền thông qua việc tham gia
trực tiếp và cam kết trong các cuộc đối thoại với người dân. Chính quyền địa phương cũng
chia sẻ một phần nguồn lực, trao trực tiếp cho người dân tự quản lý vì sự phát triển chung và
bền vững.
10. Liên kết với các đơn vị và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác tại địa phương: Các nguồn
lực từ các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại địa phương là nguồn lực bền vững cho việc áp dụng
và duy trì QLCĐ. Bước đầu dự án PCM đã hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn từ ngân
hàng, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở tại địa phương và các vùng lân cận, đóng góp một
phần vào các dự án phát triển cộng đồng.
15 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Quản lý cộng đồng - Cuốn 4: Các kinh nghiệm áp dụng quản lý cộng đồng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Quản lý cộng đồng
Cuốn 4: Các kinh nghiệm áp dụng quản lý cộng đồng
tại Việt Nam
Tập thể tác giả:
Nhóm cán bộ dự án PCM
Vũ Thị Hiền
Lê Quang Quế
Lương Thị Trường
Lời nói đầu – DWC ................................................................................................................................. 2
Mô hình cộng đồng tự quản tại Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình ...................................................... 3
Mô hình “Câu lạc bộ cộng đồng” tại Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ................................................. 4
Mô hình “Thôn tự quản” tại Huyện Văn Quan và Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn ............................. 5
Mô hình “Tổ tự quản” tại Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn và Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai ........... 6
Mô hình “QLCĐ trong xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ» tại Thành phố Thanh Hóa ...................... 8
Một số câu chuyện cộng đồng tại Nam Định, Hòa Bình và Đồng Hới ................................................. 12
Xóa bỏ nhà vệ sinh công cộng, cải tạo vệ sinh môi trường ở Nam Định .......................................... 12
Bài học tự quản từ của người dân xóm Ba – Hòa Bình ..................................................................... 12
Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em tại thôn Thuận Ninh- xã Thuận Đức - Đồng Hới ............. 13
Bài học kinh nghiệm trong áp dụng quản lý cộng đồng tại Việt Nam .................................................. 14
2
Lời nói đầu – DWC
«Quản lý cộng đồng - QLCĐ” là một phương pháp quản lý mà ở đó người dân là chủ thể, họ có
quyền và biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, biết lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá
các hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. QLCĐ chú
trọng tới việc chính quyền lắng nghe tiếng nói của người dân đồng thời người dân có quyền và
trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương.
Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt nam » (PCM - Promoting Community Management
in Vietnam) được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) hỗ trợ đã giúp người dân và
chính quyền tại địa bàn dự án nâng cao năng lực, có cái nhìn sâu rộng về các cách tiếp cận trong
phát triển và có các kỹ năng, phương pháp QLCĐ.
QLCĐ là một minh chứng cho tính hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động phát triển khi mà
người dân thực sự làm chủ. Dự án PCM đã tập trung vào nâng cao trách nhiệm xã hội cho người
dân và chính quyền địa phương, thúc đẩy quá trình trao quyền cho cộng đồng, khuyến khích
phương thức làm việc theo hướng công khai, minh bạch, và có trách nhiệm giải trình. Các hoạt
động cộng đồng được thực hiện với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt chú trọng tới
nhóm người thiệt thòi như người nghèo và phụ nữ. Áp dụng phương pháp QLCĐ, được dự án hỗ
trợ một phần kinh phí, người dân tại địa bàn dự án đã tự huy động thêm các nguồn lực từ trong
cộng đồng, từ các nhà hảo tâm, từ chính quyền và từ các doanh nghiệp để tạo ra các giá trị gia
tăng và tạo ra các thay đổi đáng kể trong cộng đồng.
Nhóm cán bộ dự án PCM biên soạn Bộ tài liệu gồm 04 cuốn về các nội dung liên quan đến Quản
lý cộng đồng nhằm trình bày với độc giả giá trị của QLCĐ, toàn bộ quá trình thực hiện, các
phương pháp, các kỹ năng cần thiết trong QLCĐ và các bài học rút ra từ thực tiễn quản lý cộng
đồng.
Hy vọng bộ tài liệu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả trong quá trình thúc
đẩy phát triển cộng đồng bền vững tại Việt Nam.
Bùi Thị Kim – Giám đốc DWC
Giám đốc dự án PCM
3
Pháp lệnh dân chủ số 34/2007/PL-UBTVQH11 do Ủy Ban thường vụ Quốc Hội khóa 11
thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Pháp lệnh dân chủ quy định các điều dân được biết, được làm, được bàn, được tham gia góp
ý kiên và được giám sát các công việc của Chính quyền địa phương cấp xã/phường và trách
nhiệm của các bên liên quan (chính quyền, cơ quan, tổ chức và các cá nhân) trong việc thực
hiện dân chủ ở cơ sở.
Với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và cách tiếp cận dựa trên quyền, quản lý cộng đồng
hỗ trợ về phương pháp và cụ thể hóa những điều dân được biết, được bàn, được làm, được
tham gia ý kiến và được giám sát tại cấp cơ sở.
Mô hình cộng đồng tự quản tại Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình
Bùi Thị Kim
Mô hình cộng đồng tự quản thực ra đã và đang tồn tại ở một số địa phương từ nhiều năm nay.
Đến với Xã Quỳnh Nguyên, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, chúng ta sẽ thấy ngay một sự
khác biệt so với nhiều xã nông thôn khác ở Việt Nam - không có rác ngoài ngõ xóm, một môi
trường xanh và sạch đẹp lạ thườngKhi hỏi về các tệ nạn xã hội, người dân tự hào nói rằng họ
không có hiện tượng tệ nạn xã hội nào như ăn cắp, cờ bạc hay nghiện hút Họ cho biết là người
dân trong các thôn rất gắn bó với nhau, họ luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong các hoàn cảnh khó
khăn. Tìm hiểu sâu chúng tôi mới biết ở đó đang thực hiện “Mô hình cộng đồng tự quản”. Một
Mô hình hoàn toàn do người dân địa phương tự khởi xướng, tự thực hiện một cách sáng tạo mà
không cần sự hỗ trợ của dự án bên ngoài. Họ chia sẻ các yếu tố dẫn đến thành công là:
Có một số nhân tố tích cực và có uy tín với dân được bầu vào Ban quản lý cộng đồng;
Ban quản lý cộng đồng huy động được mọi tầng lớp nhân dân trong thôn, bao gồm cả
thanh thiếu niên, người cao tuổi tham gia vào bàn bạc xây dựng các Nội quy trong thôn
xóm. Các Nội quy này được mọi gia đình chấp hành tốt vì nó đã được toàn dân trong
thôn xóm nhất trí thông qua;
Giữa các gia đình tạo ra một phong trào thi đua, xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng
thôn văn hóa;
Ban quản lý cộng đồng đã huy động khá dễ dàng nguồn nội lực của người dân vào việc
làm đường giao thông, xây cống rãnh, tổ chức thu gom rác thải làm sạch đẹp vệ sinh môi
trường vì số tiền thu của dân được quản lý và chi tiêu một cách minh bạch công khai và
hiệu suất cao;
Các thôn trong xã đã thành lập được các đội hỗ trợ công an giao thông để giảm thiểu tai
nạn giao thông, giúp đỡ người già, trẻ em đi qua đường an toàn;
Các thôn có các hoạt động khuyến học, động viên các cháu có thành tích học tập cao,
xây dựng gia đình và dòng họ hiếu học;
Các thôn đều tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ để rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm
thực hiện tốt hơn các hoạt động phát triển trong thôn
4
Mô hình “Câu lạc bộ cộng đồng” tại Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Bùi Thị Kim
Khởi đầu của “Câu lạc bộ cộng đồng” là “Câu lạc bộ phát huy sự tham gia của phụ nữ” tại Huyện
Hữu Lũng được Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) hỗ trợ triển khai với sự
tài trợ của tổ chức ICCO Hà Lan từ năm 2006.
Sau 3 năm hoạt động, các “Câu lạc bộ phát huy sự tham gia của phụ nữ” đã mang lại hiệu quả
thiết thực cho các chị phụ nữ trong các thôn dự án tại hai xã Tân Thành và Yên Bình: các chị phụ
nữ dân tộc Nùng, ban đầu còn rụt rè, chỉ quanh quẩn với việc đồng áng và việc nhà, đã được nâng
cao kiến thức về pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, được bồi dưỡng về các kỹ năng
thúc đẩy sự tham gia, đã cùng giúp nhau nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện cuộc sống, có các
đóng góp trong xây dựng thôn xóm thông qua việc đối thoại với chính quyền địa phương, phản
ánh được tâm tư nguyện vọng của người dân và đề xuất các cải thiện trong xã đảm bảo tính minh
bạch công khai.
Đến năm 2008, Câu lạc bộ phát huy sự tham gia của phụ nữ” được mở rộng thành “Câu lạc
bộ cộng đồng” với sự hỗ trợ của Dự án “Tạo sự công bằng và trao quyền cho người dân tộc
thiểu số” do DWC thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức ICCO Hà Lan và được triển khai tại 10
thôn của 3 xã Tân Thành, Yên Bình và Nhật Tiến. “Câu lạc bộ cộng đồng” bao gồm tất cả người
dân trong thôn tự nguyện đăng ký tham gia. Mỗi Câu lạc bộ lựa chọn Ban quản lý và các cá nhân
nòng cốt để tham dự vào các khóa tập huấn nâng cao năng lực và các kỹ năng trong phát triển.
Các thành viên Câu lạc bộ cùng bàn bạc đề ra các Nội quy và lập kế hoạch sinh hoạt định kỳ với
mục tiêu nâng cao nhận thức về pháp luật, phát triển các kỹ năng tự quản, kỹ năng xây dựng và
quản lý dự án. Các thành viên Câu lạc bộ tự chia ra thành các nhóm nhỏ gọi là “Nhóm sở thích” -
bao gồm những người có cùng sở thích, muốn làm việc nhóm với nhau để cải thiện điều kiện
sống. Các thành viên Câu lạc bộ bàn bạc nêu ra những khó khăn bức xúc cần giải quyết thông qua
các tiểu dự án, tham gia vào đối thoại với Chính quyền nhằm thúc đẩy việc thực hiện Pháp lệnh
dân chủ tại xã, tham gia chủ động tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Mỗi Câu lạc bộ được hỗ
trợ một nguồn quỹ nhỏ để tự vận hành. Nguồn quỹ nhỏ được thảo luận phân chia quay vòng cho
các Nhóm sở thích thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho các thành
viên (nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường). Các cá nhân nòng cốt được tập huấn về phương
pháp tổ chức cuộc họp có sự tham gia, kỹ năng thúc đẩy, dân chủ cơ sở, thiết kế dự án, theo dõi
giám sát, quản lý kinh tế hộ, bình đẳng giới Sau đó các cá nhân nòng cốt về chia sẻ lại các kiến
thức đã được tập huấn cho các thành viên Câu lạc bộ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ xã và thôn
cũng được trực tiếp hưởng lợi từ dự án nhờ tham dự vào các hoạt động nâng cao năng lực. Các
lãnh đạo chính quyền địa phương tại các xã dự án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau1:
Mục tiêu của dự án hợp với lòng dân và hướng tới việc cải thiện điều kiện sống, ý thức
chấp hành pháp luật và xóa đói giảm nghèo nên được nhân dân đồng tình ủng hộ;
Trong tổ chức thực hiện có sự thống nhất đồng bộ từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới;
Phát huy sự tham gia của người dân nên đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của của người
dân là thành viên các câu lạc bộ;
1 Trích báo cáo của ông Nguyễn Đức Lâm, Chủ tịch UBND xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của dự
án.
5
Các câu lạc bộ cộng đồng duy trì sinh hoạt thường xuyên, chia sẻ kinh nghiệm về kiến
thức pháp luật, chấp hành pháp luật và biết thực hiện quyền một cách hợp pháp; giảm bớt
các khiếu kiện thiếu căn cứ và các hành vi vi phạm pháp luật;
Nguồn vốn nhỏ hỗ trợ cho các câu lạc bộ đã giúp các Nhóm sở thích học được kỹ năng
làm việc nhóm, tự quản lý, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật để cải thiện trực tiếp đời sống cho các thành viên câu lạc bộ.
Mô hình “Thôn tự quản” tại Huyện Văn Quan và Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng
Sơn
Lương Thị Trường
Năm 2003, mô hình “Thôn phát triển” lần đầu tiên được CSDM – Trung tâm Phát triển bền
vững miền núi xây dựng tại thôn Nà Chanh, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan với sự hỗ trợ của tổ
chức ICCO Hà Lan. Năm 2005, chín mô hình thôn phát triển được xây dựng thành công tại 09 xã
của huyện Văn Quan. Đến năm 2009, mô hình “Thôn phát triển” được nâng cấp thành “Thôn tự
quản” và lan tỏa sang huyện Chi Lăng, đưa tổng số xã có “Thôn tự quản” là 14 xã. Sau đó mô
hình “Thôn tự quản” được CSDM nhân rộng sang các tỉnh Điện Biên, Phú Thọ và Hà Tây. Cơ sở
để xây dựng và phát triển mô hình thôn tự quản là Pháp lệnh dân chủ cơ sở và các tiêu chí của gia
đình và làng văn hóa trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Mô hình giúp người dân tại các tỉnh Lạng Sơn, Điện
Biên, Phú Thọ và Hà Tây huy động được sự tham gia, huy động được nguồn nội lực của cộng
đồng vào việc xây dựng hương ước và kế hoạch phát triển thôn bản.
Bắt đầu dự án, CSDM tập huấn qui trình xây dựng hương ước cho toàn bộ cán bộ các thôn
(trưởng, phó thôn, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các ban ngành đoàn thể và
một số người cao tuổi). Sau khi được tập huấn, với sự hỗ trợ kĩ thuật của CSDM, các thôn tiến
hành họp dân, phân tích và thảo luận về lợi ích của việc thực hiện tự quản. Các thôn đã tự động
chia thôn ra thành các tổ tự quản, mỗi tổ được hình thành theo từng cụm dân cư hoặc ngõ xóm
(không quá 30 hộ), các thành viên thống nhất xây dựng những quy định hoạt động và bầu ra tổ
trưởng, tổ phó, thư ký và hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Các thành viên trong Tổ tự quản còn
tự nguyện đóng quỹ, mỗi hộ gia đình từ 30.000 – 50.000 đồng để làm quĩ thăm hỏi động viên (khi
có ốm đau hay việc hiếu hỷ). Các Tổ tự quản đăng ký thi đua thực hiện các phòng trào của Đảng,
Nhà nước và của xã, thôn đề ra. Hàng năm có họp tổng kết và có khen thưởng. Ngoài các khóa tập
huấn về cách xây dựng hương ước có sự tham gia, CSDM còn hỗ trợ cho cán bộ các xã và thôn đi
thăm học tập mô hình tự quản tại xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Các
hương ước được xây dựng có sự tham gia của người dân rất sát thực tiễn nên được thực thi tốt
hơn, đã mang đến những thay đổi đáng kể trong thôn (đường làng ngõ xóm sạch sẽ hơn, người
dân trong thôn đoàn kết hơn, chăm chỉ làm việc hơn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất được đông đảo bà con tham gia nhiệt tình...). Đồng thời nhận thức về quyền, trách nhiệm và
nghĩa vụ của người dân cũng như chính quyền được nâng lên. Chính quyền và người dân gần gũi
nhau hơn, tin tưởng nhau hơn, cộng đồng đoàn kết hơn. Một số khẩu hiệu được người dân đề ra
và cam kết thực hiện như: “Địa bàn trong sạch, nông thôn đổi mới, xã hội an sinh” hay “Sạch
nhà, sạch ngõ, sạch đường, sạch khu dân cư.”
Hương ước thôn là một văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc ứng xử chung
do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự
quản nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá
trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà
nước bằng pháp luật.
6
Mô hình “Tổ tự quản” tại Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn và Huyện Văn
Bàn, Tỉnh Lào Cai
Vũ Thị Hiền
Hai huyện Bình Gia, Lạng Sơn và Văn Bàn, Lào Cai là hai huyện miền núi phía Bắc, nơi
bà con dân tộc thiểu số Tày, Nùng, H’Mong, Dzao, Hà Nhì, Hoa và Kinh ... sinh sống. Là
vùng nghèo, người dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, do tài nguyên rừng đã cạn
kiệt; chất lượng cuộc sống người dân trở nên bấp bênh hơn khi dân số tăng, diện tích đất
trên đầu người giảm và các tác động của biến đổi khí hậu với nhiều hiện tượng cực đoạn
như rét đậm, rét hại, đặc biệt là hạn hán, thiếu nước cho canh tác nông nghiệp, trong khi
đất nông nghiệp ngày càng suy thoái do sử dụng quá mức phân hoá học và quá nhiều rủi
ro trong chăn nuôi, sự liên kết yếu ớt trong cộng đồng, năng lực hạn chế của cán bộ cấp
xã, tư duy theo cơ chế bao cấp đã là nguyên nhân chính để người dân chưa tham gia vào
được thị trường cũng như chưa sử dụng hiệu quả tiềm năng hiện hữu.
Với cách nhìn nhận rằng nguyên nhân đói nghèo không chỉ là do thiếu khoa học kỹ thuật mà
nguyên nhân chính nằm ở sự thiếu hụt về vốn con người và vốn xã hội, với sự tài trợ của
ICCO, Hà Lan, Trung tâm CERDA đã triển khai Dự án ba năm (2009-2011) “Tăng cường sự
tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số cho mục tiêu phát triển bền vững tại Lạng Sơn và
Laò Cai”. Mục tiêu chính của dự án là tăng cường sự tham gia của người dân, hướng tới tự
lực về sinh kế và phát triển bền vững, nhiều hợp phần dự án khác nhau đã được thực hiện: từ
phát triển sinh kế, kết nối nông dân với thị trường, quản lý tài nguyên rừng, nước và đất đến
quản trị địa phương và phát triển các tổ chức cộng đồng.
Mô hình tổ dân cư tự quản (TTQ) được dự án xây dựng là mô hình tổng hợp các yếu tổ “Hợp
tác + Nội lực + Lòng tin”. Nguyên tắc hoạt động chính của TTQ là: tự nguyện tham gia, tự
quản lý, cùng bàn bạc dân chủ. TTQ hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch và có
trách nhiệm giải trình; mở rộng hợp tác với bên ngoài, với chi phí về thời gian và tài chính rất
thấp hoặc bằng không. TTQ đối thoại tích cực với chính quyền địa phương và phát triển mạng
lưới TTQ bên trong xã và liên kết với xã ngoài.
Trong năm đầu tiên thực hiện dự án, 25 TTQ được hình thành. Sang năm thứ 2, tổng số đã
tăng thành 68 TTQ. Tại 2 xã của Lạng Sơn có 30 TTQ với sự tham gia của 584 hộ gia đình
(chiếm 33,3% tổng số hộ), tại 2 xã của Lào Cai có 38 TTQ với sự tham gia của 710 hộ gia
đình (chiếm 41,8% tổng số hộ). Quy mô của mỗi TTQ trung bình là 15 hộ gia đình, bao gồm
các hộ dân sống gần nhau. Thực tế cho thấy, sự gần nhau về địa lý là thế mạnh của TTQ, chi
phí để duy trì tổ bằng không hoặc rất thấp. Hoạt động của TTQ gồm hoạt động trong cả 3 lĩnh
vực Kinh tế - Xã hội - Môi trường.
Sau 2 năm, TTQ được người dân và chính quyền ghi nhận là một “mô hình rất tốt” và rất nên
mở rộng. Thông qua TTQ, cộng đồng dân cư đã làm được những việc mà trước đây chưa làm
được, đã tạo được những giá trị gia tăng do liên kết mang lại, ví dụ như:
Người dân có cuộc sống tinh thần tốt hơn do TTQ tạo được môi trường thân thiện, họ có
trách nhiệm với nhau hơn. Các thành viên có hiểu biết nhiều hơn về quyền và nghĩa vụ
công dân, chính sách và luật pháp do vậy có trách nhiệm hơn với xã hội. Họ được tiếp cận
với khoa học kỹ thuật nhiều hơn, đặc biệt là công nghệ bảo vệ đất.
Tạo ra được sức mạnh để xóa bỏ được các hủ tục (điều này đã rất khó thực hiện khi chưa
có TTQ). Ví dụ giảm bớt tình trạng dành quá nhiều thời gian cho ăn liên hoan và uống
rượu, khi giúp việc cho nhau chỉ giúp công mà không kèm theo ăn uống như trước đây.
Hợp tác trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, đổi công lao động. TTQ thực
hiện tốt việc quản lý trâu bò, bảo vệ sản xuất, bảo vệ đồng ruộng an toàn thúc đẩy sản
7
xuất, biến những cánh đồng bỏ trống thành những vùng sản xuất, đóng góp để xây dựng
đường lớn vào khu nương rẫy với sự trợ giúp rất nhỏ từ dự án (chiếm khoảng 10% chi
phí).
Các thành viên TTQ cùng nhau hợp tác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
thông qua giúp công lao động và thăm hỏi, động viên.
Phát huy được nội lực của cộng đồng thông qua những sáng kiến do chính cộng đồng tự
đề xuất để giải quyết được những khó khăn của chính cộng đồng, như làm cầu qua suối và
làm đường trong thôn, cùng nhau vớt rác làm sạch suối, tự đóng góp làm đường nội đồng
Tiếp cận được với thị trường thông qua sự hợp tác giữa các hộ gia đình bên trong tổ TTQ,
giữa các tổ trong xã và liên kết với mạng lưới TTQ của xã bạn để thực hiện các hợp đồng
bán sản phẩm cho các công ty.
TTQ là môi trường để người dân cùng hợp tác, tự cung cấp đầu vào sản xuất nông nghiệp
như thóc giống, dong giềng giống, ngô giống, men EMUNIV để ủ phân vi sinh bằng
việc kết nối với các công ty từ các tỉnh khác nhau. Việc tự cung cấp này giúp người dân có
nhiều cơ hội lựa chọn hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn và đặc biệt sự chia sẻ thông tin
tốt hơn.
Thông qua TTQ người dân vươn ra được bên ngoài, ngoài việc tiếp cận tốt hơn với các
chính sách, họ còn liên kết với các nhà khoa học và doanh nghiệp với trợ giúp ban đầu của
Dự án.
Thông qua TTQ người dân tiếp cận được với các chính sách nhiều hơn. Ví dụ, bốn TTQ
của Khánh Yên Trung đã ký hợp đồng với chính quyền địa phương để bảo vệ đường liên
huyện chạy qua địa bàn xã, chất lượng được đảm bảo duy trì tốt hơn so với những năm
trước đó khi ký hợp đồng với các cá nhân khác. Các TTQ đã chủ động đề xuất, tổ chức và
đăng ký tham gia ký hợp đồng bảo vệ rừng phòng hộ (đây cũng là điều trước đây chưa
từng xảy ra).
Giữ gìn được vệ sinh môi trường nơi công cộng trong thôn xóm. Đây là điều kỳ diệu mà
các TTQ làm được để giải quyết dần vấn nạn về mất vệ sinh nơi công cộng.
Thông qua TTQ, các ý kiến đề xuất của người dân được tổng hợp và phản hồi với Chính
quyền. Mối tương tác giữa người dân và Chính quyền hiệu quả hơn, thông qua đại diện
trung gian là Cán bộ TTQ.
“Thông qua TTQ, chính quyền làm việc hiệu quả hơn, tính dân chủ cao hơn, người dân đã tự
giải quyết được những vấn đề mà trước đây Chính quyền cấp huyện và cấp xã đã rất vất vả
mà làm chưa thành công. Ví dụ TTQ Pá Nim đã giải quyết được vấn đề rác thải bừa bãi
quanh khu vực dân cư của thôn”- Lời Chủ tịch xã.
Tổ tự quản thành công là do một số lý do sau:
Quy mô đủ nhỏ phù hợp với trình độ quản lý và văn hoá của người dân tộc;
Quy mô đủ nhỏ để người dân tự tin tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, tham gia vào ra
quyết định và đạt được sự đồng thuận;
Quy mô đủ lớn để tạo được sức mạnh tập thể, tạo ra được các giá trị gia tăng;
Chi phí thời gian và tài chính rất thấp hoặc bằng không để hội họp và triển khai các hoạt
động;
Lãnh đạo TTQ là những công dân gương mẫu và có tinh thần trách nhiệm rất cao với cộng
đồng, dám nghĩ, dám làm;
Cơ chế vận hành TTQ dân chủ, minh bạch, công khai và có trách nhiệm giải trình nên xây
dựng được lòng tin nội bộ;
Có nguồn thu gia tăng từ sản xuất nhờ có liên kết và hợp tác;
Người dân hiểu về quyền của họ, và khi nhận thức được về quyền, người dân hoàn thành
nghĩa vụ công dân tốt hơn;
Chính quyền địa phương đã rất nỗ lực ủng hộ.
8
Mô hình “QLCĐ trong xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ» tại Thành phố
Thanh Hóa
Lê Quang Quế
Dự án dịch vụ và Đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ khu đô thị và ven đô tỉnh Thanh Hóa (JFPR
9112) từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản với mục tiêu nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống và sinh kế cho các cộng đồng nghèo khu vực đô thị và ven đô ở các xã và
phường tỉnh Thanh Hóa thông qua (i) cải thiện sự tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ và cơ
sở hạ tầng quy mô nhỏ chủ chốt; (ii) nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng vào việc lập
quy hoạch phát triển, triển khai, vận hành và bảo dưỡng các công trình của địa phương; và (iii) cải
thiện bền vững sinh kế thông qua đào tạo kỹ năng cho các cộng đồng dân nghèo.
Cách tiếp cận và thực hiện dự án của công ty AF-Colenco
Dựa vào các nội dung cơ bản của Pháp lệnh Dân chủ Cơ sở (sự tham gia, tính minh bạch, trách
nhiệm giải trình, xây dựng hệ thống ý kiến phản hồi), công ty AF-Colenco đã xây dựng một mô
hình quản lý cộng đồng chất lượng cao và bền vững không chỉ áp dụng cho dự án JFPR 9112, mà
còn có thể áp dụng được cho các dự án khác. Cách tiếp cận này thực chất là “bổ sung” cấp
thôn/làng vào cơ cấu ra quyết định tại địa phương. Nội dung chính của cách tiếp cận này là :
(1) Xây dựng năng lực và niềm tin của từng cộng đồng để họ tự tổ chức và quản lý các dự án
đầu tư hạ tầng quy mô nhỏ;
(2) Xây dựng niềm tin của phường/xã vào năng lực của cộng đồng thông qua việc cải thiện hệ
thống quản lý hiện tại với các thủ tục “phù hơp” và vẫn đảm bảo nguyên tắc tham gia, tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Phương pháp Quản lý cộng đồng (QLCĐ) thực chất dựa trên phương pháp Quản lý chu trình Dự
án có sự tham gia đã được đơn giản hóa cho phù hợp với các cộng đồng đô thị và ven đô. Phương
pháp QLCD được chia thành 05 mảng công việc và được thực hiện lần lượt theo các bước trong
Sơ đồ 1, bắt đầu với cuộc họp giới thiệu dự án, bầu Ban quản lý cộng đồng (QLCĐ) cấp
xã/phường và Ban giám sát cộng đồng (GSCĐ) và kết thúc bằng các thiết kế kỹ thuật được cộng
đồng thông qua và dự toán cho dự án đầu tư hạ tầng quy mô nhỏ. Nâng cao năng lực cho cộng
đồng là một nội dung quan trọng, được thực hiện với 6 khóa tập huấn (13 ngày) và hơn 50 ngày
hỗ trợ hướng dẫn và triển khai trong hơn 1,5 tháng cho từng phường/xã. Trong quá trình thực
hiện, đặc biệt chú trọng tới chất lượng công việc, các tiêu chí lựa chọn công trình đầu tư, các biểu
mẫu kế hoạch, yêu cầu báo cáo, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tham gia, tính minh bạch, và trách
nhiệm giải trình và thúc đẩy sự tham gia của các hộ nghèo.
9
Sơ đồ 1: Quy trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ bằng Phương pháp QLCĐ
• Khởi động: Giới thiệu Mô hình QLCĐ. Thành lập
các tổ chức thể chế mới: Ban QLCĐ, Ban GSCĐ
• Tập huấn: Dân chủ cơ sở, đánh giá nhanh có sự
tham gia
• Phân tích tình hình: Cộng đồng xem xét lại tình
hình và các nhu cầu địa phương, đánh giá và xếp loại
ưu tiên các dự án đầu tư hạ tầng quy mô nhỏ
• Lập Kế hoạch có sự tham gia: Dựa trên các quyết
định của cộng đồng, Ban QLCĐ soạn thảo các Kế
hoạch Chiến lược Dự án để cộng đồng xem xét và
thông qua
• Tập huấn: Các quy trình và thủ tục đầu tư
• Thiết kế dự án: Chuẩn bị và thông qua các Báo cáo
Kinh tế kỹ thuật và hoàn thiện các Kế hoạch Chiến
lược dự án (các đề xuất dự án theo Khung lô gic)
• Triển khai Dự án / Giám sát Cộng đồng
• Tập huấn: Thủ tục giải ngân
• Hợp đồng: Lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị hợp
đồng
• Giải ngân: chuyển khoản và tiền mặt
• Reporting: Monitoring and report preparation
• Đánh giá/Chuyển giao: Cộng đồng đánh giá các
hạng mục công việc đã hoàn thành và khi được
chấp nhận sẽ đưa vào vận hành
• Operation & Maintenance by Community
• Các phương pháp QLCĐ đươc chấp nhận như
phương pháp chuẩn để triển khai các dự án hạ tầng
tại địa phương
Quản lý Cộng
đồng
Lập kế hoạch
Dự án Cộng
đồng
Xây dựng Hạ tầng
Quy mô nhỏ
Quản lý Tài chính
Vận hành và Bảo
dưỡng
10
Phương pháp QLCĐ đảm bảo rằng các cộng đồng địa phương:
Quen với việc phát triển và sử dụng các tiêu chí đã được thiết lập để hướng dẫn các quy trình
ra quyết định từ việc bầu chọn các đại diện đến lựa chọn các dự án;
Sử dụng và chấp nhận các phương pháp tham gia để đánh giá và xếp loại các ưu tiên về kinh
tế-xã hội của địa phương đảm bảo không chỉ lập kế hoạch theo nhu cầu mà còn phù hợp với
khả năng của cộng đồng, đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia của người nghèo và người
thiệt thòi;
Nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng đối với việc thiết kế, triển khai, quản lý và
giám sát các dự án hạ tầng quy mô nhỏ của địa phương sử dụng phương pháp tham gia, minh
bạch và trách nhiệm giải trình;
Đảm bảo đánh giá và giám sát cộng đồng thông qua sự minh bạch trong việc ra quyết định,
lập kế hoạch và triển khai ở tất cả các lĩnh vực (mục tiêu, ngân sách, hợp đồng) ;
Chấp nhận rằng các mức đóng góp phải được cộng đồng đặt ra ngay từ đầu (thay vì đưa ra đề
xuất sau đó cộng đồng phản hồi);
Hỗ trợ và sử dụng các Ban GSCĐ với vai trò như nhân viên kiểm tra và “giám sát chất
lượng”.
Các bài học kinh nghiệm rút ra từ Dự án JFPR 9112
1. Chuẩn bị dự án của nhà tài trợ: Để triển khai thực hiện dự án ADB đã thuê một nhóm tư
vấn nước ngoài chuẩn bị tài liệu dự án, trong đó yêu cầu dự án triển khai hoạt động cho 3 hợp
phần: Hợp phần A – Sự tham gia của cộng đồng, nâng cao năng lực và đào tạo; Hợp phần B -
Tài trợ cho các dự án hạ tầng quy mô nhỏ của cộng đồng; Hợp phần C: Giám sát quản lý dự
án và kiểm toán. Các chuyên gia tư vấn nước ngoài đã giao toàn bộ nhiệm vụ quản lý ngân
sách của hợp phần B cho Ban Quản lý dự án Tỉnh. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các hợp phần
của dự án không được đề cập cụ thể, dẫn đến việc triển khai thực hiện bị chậm trễ và kém hiệu
quả. Hợp phần A được giao cho Tư vấn quốc tế AF-Colenco thực hiện. Nhưng do ngân sách
dành cho các dự án của cộng đồng lại do Ban QLDA tỉnh quản lý và phải tuân thủ theo trình
tự dự án đầu tư theo quy định của Việt nam, nên vai trò tham gia quản lý của người dân bị lu
mờ khi mà mọi thủ tục giải ngân phải thông quan Ban QLDA Tỉnh.
Đề xuất: Đối với các nhà tài trợ khi chuẩn bị dự án nên mời các tổ chức tư vấn, NGO
là những đơn vị triển khai các dự án theo mô hình quản lý cộng đồng tại Việt nam để
tham gia vào công tác chuẩn bị và thiết kế dự án, không nên thiết kế dự án theo mộ mô
hình của một nước nào đó rồi áp dụng vào Việt nam.
2. Huy động cộng đồng, nâng cao năng lực và đào tạo: Có một thực tế là dường như các
chính quyền cơ sở từ cấp xã phường đến thôn tổ rất ít hoặc không được bỗi dưỡng kiến thức
về dân chủ cơ sở, các phương pháp huy động tham gia và quản lý cộng đồng. Hoạt động nâng
cao năng lực này thường chỉ được tổ chức khi có các dự án được nước ngoài tài trợ. Chỉ sau
khi các khóa tập huấn do dự án tổ chức nhiều cán bộ chính quyền mới biết rõ trách nhiệm cụ
thể của chính quyền xã phường, của trưởng thôn và của người dân. Chính quyền và người dân
địa phương cũng đều thừa nhận, các kỹ năng về huy động sự tham gia cộng đồng như kỹ năng
thúc đẩy, quản lý chu trình dự án có sự tham gia là những kỹ năng rất cần thiết và bổ ích
cho các bộ địa phương khi tiếp xúc và làm việc với dân. Nhờ được tham dự các khóa tập huấn,
họ mới biết cách khuyến khích, thúc đẩy người dân tham gia vào các hoạt động tại địa phương
cũng như trong việc chuẩn bị và triển khai quy hoạch tại địa phương.
11
Đề xuất: Nhà nước nên đưa chương trình tập huấn về pháp lệnh dân chủ, phương
pháp huy động sự tham gia và quản lý chu trình dự án... vào chương trình năng cao
năng lực cho các cán bộ cấp xã phường và cho các trưởng thôn. Việc này cũng không
khó khăn nếu có một dự án cấp quốc gia hoặc lồng ghép vào các dự án phát triển
đang thực hiện.
3. Quản lý thực hiện dự án: Dự án JFPR 9112 được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Sở
KHĐT Tỉnh Thanh Hóa quản lý và triển khai thực hiện. Sở KHĐT đã thành lập Ban QLDA
với 5 thành viên chủ yếu là các nhân viên Phòng Kinh tế đối ngoại, làm việc bán thời gian,
chưa có kinh nghiệm về quản lý dự án có sự tham gia, do vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho
việc triển khai các hoạt động dự án (đặc biệt đối với Hợp phần A). Với cách nhìn nhận là có
tiền là triển khai được dự án mà không cần phải nâng cao năng lực và họ cho rằng tất cả các
hoạt động đào tạo nâng cao năng lực là không cần thiết nên đôi lúc gây khó khăn trong việc
triển khai hợp phần này. Hơn nữa, khi mà mọi thủ tục đều phải thông qua Ban QLDA Tỉnh,
thời gian thực hiện dự án đã bị kéo dài, gây khó khăn trong khâu lựa chọn nhà thầu, đôi lúc đã
làm người dân nản chí. Ban QLDA có lúc còn tự chỉ định nhà thầu thực hiện các tiểu dự án
của cộng đồng, đi ngược với mục tiêu ban đầu của dự ánVề phía người dân, họ đánh giá cao
phương pháp QLCĐ và các khóa tập huấn nâng cao năng lực do dự án tổ chức. Họ bày tỏ rằng
với cách làm này, họ được làm chủ nguồn tài trợ để thực hiện những tiểu dự án thiết thực, có
ưu tiên cao và quá trình thực thi được họ tự tổ chức đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất.
Đề xuất: Đối với các dự án thực hiện theo mô hình QLCĐ không nên thành lập một
Ban QLDA trung gian, mà nên có sự hỗ trợ kỹ thuật và quản lý trực tiếp bởi một công
ty tư vấn hoặc một tổ chức NGO có kinh nghiệm (đã thực hiện các dự án tương tự) để
đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của mô hình QLCĐ (minh bạch, công khai, có sự tham
gia và trách nhiệm giải trình) được thực hiện một cách thực chất và hiệu quả.
12
Dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam - PCM – Giai đoạn 1
Một số câu chuyện cộng đồng tại Nam Định, Hòa Bình và Đồng Hới
Xóa bỏ nhà vệ sinh công cộng, cải tạo vệ sinh môi trường ở Nam Định
Lã Thị Thúy
Tổ 16 là một tổ dân phố nghèo của phường Cửa Bắc, thành phố Nam Định. Do có địa hình đường
ngõ phức tạp và một khu nhà vệ sinh công cộng đã đã xuống cấp, tồn tại 40 năm, gây ô nhiễm
môi trường trầm trọng và các tệ nạn xã hội luôn là một nỗi ám ảnh của chính quyền và người dân
địa phương. Thực trạng này chỉ hoàn toàn thay đổi kể từ khi tổ dân phố nghèo này tham gia vào
Dự án Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam - PCM từ tháng 5 năm 2008.
Trước năm 2004, tổ có 20 hộ dân sử dụng khu nhà vệ sinh này. Từ năm 2005 đến 2007, một số tổ
chức như Hội phụ nữ Thành phố, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã hỗ trợ 3 đợt vay vốn 1,5 đến
6 triệu đồng cho hơn 10 hộ để tự xây nhà vệ sinh khép kín, UBND thành phố và UBND phường
cũng đã họp bàn để tìm ra giải pháp xóa bỏ khu nhà vệ sinh công cộng này, dập phá tụ điểm tiêm
chích ma túy, trả lại mỹ quan xóm ngõ và môi trường trong lành cho người dân đang sinh sống
trên địa bàn. Vấn đề này cũng được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND, UBND phường để
triển khai thực hiện, nhưng kế hoạch này mãi vẫn chưa thực hiện được.
Khi tham gia dự án PCM, tổ dân phố đã họp và xác định ra các nhu cầu ưu tiên cần giải quyết.
Trong đó không thể không có vấn đề xóa bỏ nhà vệ sinh công cộng. Sau khi thực hiện 03 dự án
với 15 triệu đồng được dự án tài trợ, các nhóm cộng đồng đã hiểu và thực hành nhuần nhuyễn quy
trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát,
đánh giá các tiểu dự án. Nhóm cộng đồng đã thực hiện tiểu dự án “Cải tạo vệ sinh môi trường
khu dân cư” và nhận được 10 triệu đồng hỗ trợ từ quỹ Cộng đồng quản lý. Trong đó có 07 hộ gia
đình đã tự nguyện xây nhà vệ sinh riêng với tổng kinh phí là hơn 30 triệu đồng. Nhờ có sự quan
tâm của UBND phường Cửa Bắc, sự kết hợp với cấp ủy và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự
đoàn kết cao của nhân dân, các gia đình đã hoàn thành xong nhà vệ sinh và xóa bỏ được khu nhà
vệ sinh công cộng. Hòa cùng niềm vui của khu dân cư, Đảng ủy UBND phường Cửa Bắc đã đưa
vào kế hoạch việc hỗ trợ nhân dân xây dựng một Nhà văn hóa trên khu đất này - điều mà hàng
chục năm nay người dân hằng mong đợi.
Thực tế cho thấy tinh thần đoàn kết phát huy sức mạnh cộng đồng chỉ được thể hiện từ khi áp
dụng Quản Lý cộng đồng một cách hiệu quả.
Bài học tự quản từ của người dân xóm Ba – Hòa Bình
Lê Văn Hải
Xóm Ba, xã Mông Hóa có 78 hộ, với 317 nhân khẩu, trong đó có 15 hộ thiệt thòi. Một con suối
nhỏ ngăn cách 10 hộ gia đình với các địa điểm khác tại địa phương. Do địa hình đồi núi trọc, dốc
nên cứ vào mùa mưa, nước lũ đổ về là khu dân cư bị ngăn cách hoàn toàn. Dân trong xóm bắc
một cây cầu tạm cho người và phương tiện đi qua. Nhưng cây cầu ấy không đủ sức chịu đựng
trước những trận lũ lớn. Chị Chanh, người dân xóm Ba cho biết: “Vào mùa mưa thật khổ! Dân
chúng tôi chỉ có một con đường duy nhất để đi chợ mua gạo, mua thức ăn. Có khi lũ về cả tuần.
Những ngày lũ nhà nào hết gạo, hết thức ăn phải vay tạm của nhau. Có nhà phải ăn tạm sắn chờ
nước rút. Cũng đã có những vụ tai nạn đã xảy ra khi người dân đi qua cây cầu tạm bợ này.
Thương nhất là đám trẻ, những ngày mưa là chúng phải nghỉ học”. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn
chung mà xóm chưa thể khắc phục được tình trạng này.
13
Tham gia vào dự án Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam - PCM, người dân xóm Ba đã tổ
chức họp xóm, bầu ra Nhóm nòng cốt tham gia các khóa tập huấn. Xóm bàn bạc, lựa chọn ưu tiên
và xác định được 03 vấn đề cần giải quyết trước mắt, trong đó vấn đề làm cầu dân sinh giải quyết
giao thông đi lại cho xóm được xếp vào một trong những ưu tiên hàng đầu. Chị Chanh cùng 10
hộ gia đình thành lập nhóm cộng đồng viết Tiểu dự án “Cải thiện điều kiện đi lại cho người dân
qua việc làm cầu dân sinh”. Dự án được PCM hỗ trợ 14.400.000 đồng. Nhóm cộng đồng của chị
huy động được hàng trăm ngày công của xóm để xây cầu, tính ra tiền là 13.500.000 đồng. Sau 11
ngày làm việc cật lực, chiếc cầu đổ dầm bê tông, cốt thép vững chắc đã được hoàn thành với chiều
dài 14 m, rộng 2 m và dày 23 cm.
Sau khi cầu hoàn thành, người dân tổ chức họp xóm, bàn bạc, công khai tài chính cho cả xóm
được biết. Nhóm xây dựng quy chế bảo vệ cầu, đề cử tổ bảo vệ cầu do ông Thường làm tổ trưởng,
chị Chanh làm tổ phó. Hộ ông Thông ở gần được phân công bảo vệ cầu. Các hộ gia đình có trách
nhiệm phát hiện, ngăn chặn xe cơ giới nặng không được phép qua cầu, ngăn chặn các hành vi phá
hoại, kiểm tra ngay sau khi có mưa lớn. Hàng năm, mỗi hộ đóng góp 20.000 đồng để duy tu cầu
khi cần. Chi Chanh cho biết, lợi ích mà xóm Ba được hưởng khi làm xong cây cầu này là vô cùng
to lớn. Giao thông đi lại của xóm dễ dàng, giao lưu, buôn bán thuận tiện hơn. Từ nay dân xóm Ba
mỗi năm không còn mất thời gian, công sức để làm cầu tạm nữa. Đặc biệt các cháu học sinh
không phải nghỉ học vào những ngày mưa lũ. Cả xóm vô cùng sung sướng. Chị cũng cho biết, cái
mà các hộ gia đình được hưởng lợi lớn nhất từ dự án là dân đã biết cách lập kế hoạch, biết huy
động người dân, tổ chức và phân công công việc cùng thực hiện các công việc chung của cộng
đồng. Qua đó, người dân trong xóm đoàn kết, gắn bó và tương trợ lẫn nhau hơn. Chị Chanh nói
thêm : “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ luôn áp dụng QLCĐ vào các công việc chung của xóm
như làm đường bê tông, xây mới nhà văn hóa, sản xuất, chăn nuôi”.
Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em tại thôn Thuận Ninh- xã
Thuận Đức - Đồng Hới
Phan Thị Hoài
Thuận Ninh là một thôn nghèo của xã nghèo Thuận Đức, cách trung tâm thành phố Đồng Hới trên
12 km. Thôn có 148 hộ dân với trên 600 nhân khẩu, 193 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong đó có 14
bà mẹ đang mang thai và có 82 bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Đa số chị em làm nông nghiệp, công
nhân gạch ngói, phụ nề. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất cộng với sự thiếu hiểu biết về
chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai cũng như kiến thức chăm sóc con nhỏ đã làm cho 35%
trẻ sơ sinh ra đời thiếu cân, trên 28% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (tỉ lệ cao nhất thành phố).
Học tập kinh nghiệm từ phương pháp quản lý cộng đồng, chị em trong thôn cùng nhau xây dựng
Tiểu dự án “Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em dưới 5 tuổi” với
mục tiêu nâng cao nhận thức cho các bà mẹ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhằm giúp
họ biết cách tự cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày thông qua cách thức chế biến các món ăn.
Để phù hợp với hoàn cảnh còn thiếu thốn của các hộ gia đình, chị em đã bàn và đưa ra các sáng
kiến, hoạt động đơn giản, dễ làm, ít tốn kém những vẫn hiệu quả như nâng cao hiểu biết về chế độ
dinh dưỡng và kết hợp thực phẩm trong bữa ăn thông qua thực hành chế biến các bữa ăn đủ dinh
dưỡng với các nguyên liệu sẵn có tại địa phương; nuôi gà đẻ trứng và gà thịt; trồng thêm các loại
rau xanh. Nhờ đó mà phong trào «Mỗi chị em trồng một vườn rau gia đình» được phát động; các
buổi thi nấu ăn, cân trẻ và theo dõi trẻ theo định kỳ được tổ chức. Cũng từ dự án này, Câu lạc bộ
“Dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em” đã ra đời. Với những sáng kiến do tự các chị đề xuất và các chị đã
cùng nhau bàn bạc thực hiện, tiểu dự án đã thực sự góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho
người dân, đặc biệt cho bà mẹ và trẻ em toàn thôn. Đợt cân đo kiểm tra sức khỏe cho các cháu
dưới 2 tuổi đã làm cho cả thôn cùng vui, vì tất cả các cháu đều tăng cân theo đúng yêu cầu. Người
dân Thuận Ninh đang hy vọng tiểu dự án do cộng đồng tự quản lý này sẽ giúp bà mẹ, trẻ em trong
thôn khỏe mạnh hơn, giảm dần suy dinh dưỡng trẻ em, một vấn đề nổi cộm tồn tại bấy lâu nay.
14
Bài học kinh nghiệm trong áp dụng quản lý cộng đồng tại Việt Nam
Tập thể Nhóm dự án PCM
Để thực hiện tốt hơn quản lý cộng đồng tại Việt Nam, dự án PCM gợi ý một số lưu ý sau:
1. Chú trọng nâng cao năng lực cho cộng đồng: Các cộng đồng cần có đủ năng lực để tự tổ
chức các hoạt động tự quản với sự tham gia thực sự của mọi thành viên trong cộng đồng. Mỗi
cộng đồng tự quản tương ứng một thôn/xóm/khu dân cư. Để cộng đồng có thể tự quản cần có
một số người nòng cốt, được người dân tự bầu chọn, đại diện cho người dân tham gia các
khóa tập huấn, được trang bị các kiến thức và kỹ năng nhằm hỗ trợ người dân thực hiện các
hoạt động tự quản. Nhóm nòng cốt có vai trò chuyển giao các kiến thức và kỹ năng quản lý
cộng đồng cho toàn bộ cộng đồng. Những người có năng lực tốt nhất trong Nhóm nòng cốt
được đào tạo kỹ hơn để trở thành Thúc đẩy viên. Thúc đẩy viên cần có đủ khả năng hướng
dẫn người dân thực hiện các bước trong Chu trình quản lý dự án có sự tham gia: phân tích
hiện trạng và xác định nhu cầu, lựa chọn ưu tiên, hình thành tổ nhóm, lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển cộng đồng. Bên cạnh các hoạt động
tập huấn nâng cao năng lực, các hướng dẫn hỗ trợ trực tiếp từ bên ngoài (ví dụ từ các cán bộ
dự án) sẽ giúp việc thực hiện quản lý cộng đồng thực chất và hiệu quả hơn.
2. Không đánh giá thấp khả năng của cộng đồng: Mới đầu đa số các hộ gia đình đều cho rằng,
việc lập kế hoạch, viết dự án, thực hiện dự án là công việc của những người có nhiều chữ.
Nhưng sau một quá trình được nâng cao năng lực, học thông qua thực hành và tự trải nghiệm,
người dân đã thấy rằng họ hoàn toàn có thể tự làm tốt mọi việc.
3. Các nguyên tắc và quy trình thực hiện quản lý cộng đồng cần được thảo luận rõ ràng: Các
nguyên tắc và quy trình thực hiện quản lý cộng đồng cần được người dân thảo luận và hiểu kỹ
lưỡng ngay từ đầu, làm nền tảng cho các hoạt động cộng đồng tự quản. Các nội dung trong
quy trình Quản lý cộng đồng (QLCĐ) cũng có thể được thay đổi hoặc đơn giản hóa một cách
linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm và trình độ dân trí ở từng địa phương nhưng vẫn phải đảm
bảo tính minh bạch và sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.
4. Người dân tự xây dựng quy chế tự quản: Để quản lý cộng đồng được thực hiện một cách
thực chất, người dân cần bàn bạc đi đến đồng thuận xây dựng các nội quy/quy chế trong cộng
đồng, đảm bảo có sự cam kết cùng thực hiện của toàn cộng đồng, có xác nhận của chính
quyền địa phương để nâng cao tính pháp lý của các quy chế này.
5. Người thiệt thòi ở vị trí trung tâm: Người thiệt thòi (nghèo, khuyết tật, già, neo đơn, phụ nữ,
trẻ em) là những đối tượng dễ bị “lãng quên” và dễ bị đẩy ra “ngoài lề” cần được quan tâm
và chú trọng trong quản lý cộng đồng. Họ không chỉ là đối tượng hưởng lợi mà cần tham gia
tích cực vào quá trình phát triển để họ được nâng cao năng lực và có tiếng nói trong cộng
đồng. Trong các nhóm cộng đồng cũng nên có sự kết hợp giữa những người thiệt thòi và các
hộ gia đình “khá giả” để những người thiệt thòi được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn.
6. Quy mô của một cộng đồng không nên quá đông: Qua thực tế, để các cộng đồng tự quản
được thực sự thì quy mô của cộng đồng cần phù hợp với trình độ quản lý hiện tại, không nên
quá đông (dưới 80 hộ đối với thành thị, dưới 60 hộ đối với nông thôn). Với quy mô này đảm
bảo các hộ có đủ chỗ để hội họp, thảo luận, đồng thời việc cung cấp, trao đổi thông tin và điều
hành sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong trường hợp các tổ/thôn có quy mô lớn hơn (hàng
trăm hộ) thì nên chia tổ/thôn đó ra thành nhiều cụm dân cư để đảm bảo quy mô phù hợp cho
việc thực hiện quản lý cộng đồng.
7. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là các nguyên tắc của QLCĐ: Công khai,
minh bạch, trách nhiệm là các nguyên tắc trong quản lý cộng đồng. Các nguyên tắc này được
thực hiện, không những chất lượng dự án được đảm bảo mà niềm tin, sự gắn kết trong cộng
15
đồng cũng sẽ tăng lên. Quản lý cộng đồng là một minh chứng cho Chính quyền địa phương
thấy rằng công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và
làm tăng niềm tin của người dân đối với các chương trình dự án phát triển của Nhà nước.
8. Thay đổi thói quen, cách nghĩ của người dân về “Dự án”: Vẫn còn hiện tượng người dân
cho rằng Dự án là do một một chức, cá nhân, hay chính quyền đem cho. Coi dự án là nguồn
lực hỗ trợ từ bên ngoài, là “tiền chùa” nên không cần quản lý chặt chẽ như tiền do dân đóng
góp. Bởi vậy, người dân cần được chia sẻ để hiểu rằng nguồn lực là có hạn và mọi nguồn ngân
sách đều phải được trân trọng và kiểm soát chặt chẽ. Việc đóng góp của người dân trong
QLCĐ là yêu cầu bắt buộc nhằm tăng tính sở hữu và đảm bảo tính bền vững trong quá trình
phát triển. Nhờ đó người dân biết quý trọng các công trình, sản phẩm mà họ cùng làm ra, tăng
tính trách nhiệm trong quá trình sử dụng và bảo quản. Đóng góp của dân không nhất thiết phải
bằng tiền, có thể bằng công sức, vật liệu và các phương tiện sẵn có.
9. Thúc đẩy mạnh mẽ sự cam kết và trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương và người dân cần được thảo luận rõ rằng thực hiện QLCĐ chính là
thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở. QLCĐ thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển kinh tế xã hội
tại địa phương. Tạo môi trường thuận lợi cho áp dụng QLCĐ là trách nhiệm của Chính quyền
địa phương. Nhờ QLCĐ Chính quyền địa phương cũng được giảm nhẹ một phần trong công
tác quản lý Nhà nước. PCM đã huy động sự hỗ trợ của chính quyền thông qua việc tham gia
trực tiếp và cam kết trong các cuộc đối thoại với người dân. Chính quyền địa phương cũng
chia sẻ một phần nguồn lực, trao trực tiếp cho người dân tự quản lý vì sự phát triển chung và
bền vững.
10. Liên kết với các đơn vị và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác tại địa phương: Các nguồn
lực từ các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại địa phương là nguồn lực bền vững cho việc áp dụng
và duy trì QLCĐ. Bước đầu dự án PCM đã hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn từ ngân
hàng, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở tại địa phương và các vùng lân cận, đóng góp một
phần vào các dự án phát triển cộng đồng.
Cảm ơn các độc giả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_quan_ly_cong_dong_cuon_4_cac_kinh_nghiem_ap_dung_qu.pdf