1. Dụng cụ khấy chất dẻo/ dụng cụ bôi trơn.
2. Bơm + đồ bôi trơn.
3. Bơm của tháp làm nguội.
4. Thiết bị ly tâm.
5. Máy nén lạnh.
6. Hệ thống phát hiện rò rỉ khí cháy nổ.
7. Hệ thống phân tích oxi ở bộ phận sấy.
8. Bể trung hoà.
9. Cầu dao + tram điện trung thế.
10. Trung tâm điều khiển động cơ.
11. Hệ thống điều hoà cho trung tâm điều khiển động cơ và các giá điều khiển thiết bị.
12. Hệ thống tiếp đất của thiết bị.
13. Chiếu sáng khu vực
34 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu quản lý bảo trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữa nhỏ (tiểu tu).
Sửa chữa nhỏ là một dạng sửa chữa theo kế hoạch trong đó chỉ thay thế hay phục hồi một số lượng nhỏ các chi tiết bị hỏng và điều chỉnh từng bộ phận để đảm bảo cho máy làm việc bình thường đến kỳ sửa chữa theo kế hoạch tiếp theo. Khối lượng sửa chữa nhỏ khoảng 20% so với sửa chữa lớn.
Nội dung của sửa chữa nhỏ được qui định tuỳ theo từng loại máy. Dưới đây trình bày nội dung sửa chữa nhỏ các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu.
Bao gồm các công việc của bảo dưỡng và thêm các công việc sau:
Tháo từng bộ phận máy, tháo rời từng chi tiết máy của hai đến ba bộ phận, loại bỏ các chi tiết hỏng nặng và lau chùi các chi tiết, quan sát bên trong và rửa các bộ phận còn lại.
Cọ rửa toàn máy.
Tháo trục chính, lau sạch cổ trục chính, chỗ lắp dụng cụ hay đồ gá, lau sạch hay cạo lót ổ, lắp trục chính và điều chỉnh ổ đỡ ( trục chính máy chính xác và máy công cụ nặng khi sửa chữa hỏ không được tháo ).
Kiểm tra khe hở giữa trục và lót trục , thay thế các lót trục bị hỏng, điều chỉnh các ổ bi, thay thế các ổ bi hỏng.
Lắp chỉnh các đĩa ma sát phụ, cạo các bộ ma sát côn, điều chỉnh khớp ly hợp ma sát và phanh.
Lau sạch cáu bẩn trên răng của bánh răng, thay thế các bánh răng có răng mòn nhiều quá.
Thay thế các chi tiết kẹp bị hỏng hay bị gãy ở bàn kẹp dao, chêm, thanh kẹp, lau sạch các chi tiết kẹp khác.
Cạo sửa hay lau sạch các chêm và thanh kẹp điều chỉnh.
Lau sạch vít của xe dao, con trượt ngang, xa ngang, vít me, thay các đai ốc bị hỏng.
Kiểm tra sự làm việc và điều chỉnh cần gạt, tay quay đóng hành trình thụân và nghịch, đóng hộp tốc độ và bước tiến, cơ cấu khoá liên động , cơ cấu định vị, cơ cấu an toàn và hạn vị.
Thay thế các chi tiết bị hỏng không thể làm việc đến kỳ sửa chữa kế tiếp theo kế hoạch.
Lau sạch phoi, bụi bẩn trên bề mặt băng máy, xe dao con trượt ngang, xa ngang, trụ máy …
Sửa chữa các thiết bị che chắn, bao che, lưới che, màn chắn cũng như các thiết bị bảo vệ chi tiết gia công khỏi bị phoi và bụi mài bắn vào.
Sửa chữa hệ thống bôi trơn và thay dầu.
Điều chỉnh sự dịch chuyển êm và bàn máy, xe dao, con trượt, siết căng các chân và lò so của thanh kẹp.
Điều chỉnh lực căng của lò xo ở trục vít rơi và các chi tiết tương tự .
Kiểm tra tình trạng của các cơ cấu hạn vị khoá chuyển, bệ tì.
Kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát, khắc phục hiện tượng rò rỉ ở cỗ nối ống , chảy dầu ở van, sửa chữa nhỏ bơm và đường ống.
Phát hiện các chi tiết cần thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế hoạch tiếp theo (sửa chữa trung bình, sửa chữa lớn)và ghi vào bản kê khai sơ bộ khuyết tật.
Lau sạch mặt phẳng làn việc của bàn máy.
Kiểm tra độ chích xác của máy công cụ lập bản liệt kê các máy phải kiểm tra dự phòng về độ chính xác.
Thử máy không tải lại tất cả các cấp tốc độ và bước tiến, kiểm tra tiếng ồn, độ nóng và kiểm tra theo chi tiết được gia công trên máy (về độ chính xác và độ nhẵn của bề mặt gia công).
2.3.4. Sửa chữa trung bình (trung tu):
Sửa chữa trung bình là một dạng sửa chữa theo kế hoạch trong đó tiến hành tháo từng bộ phận của máy.
Trong sửa chữa trung bình, tiến hành thay thế hay phục hồi các chi tiết và bộ phận bị hỏng, đồng thời điều chỉnh các tọa độ nhằm phục hồi độ chính xác đã được qui định theo tiêu chuẩn hay điều kiện kỹ thuật.
Sau khi tháo máy, tiến hành lập bản kê khuyết tật, đó là tài liệu cơ bản để xác định khối lượng công việc sửa chữa. Phải xem các bản kê khai sửa chữa hằng ngày và các ghi chép về tình trạng kỹ thuật của máy. Sau sửa chữa trung bình máy phải được kiểm tra không tải và có tải. Tất cả các công việc sửa chữa trung bình phải ghi vào lý lịch của máy và bản kê khai sửa chữa hằng ngày.
Nội dung sửa chữa trung bình được qui định theo từng loại máy. Dưới đây trình bày nội dung sửa chữa trung bình các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu:
Bao gồm các công việc của tiểu tu và thêm các công việc sau:
Tiến hành lập hay làm rõ thêm bản kê khai khuyết tật.
Thay thế hay phục hồi, mài sửa các chêm điều chỉnh, tấm kẹp.
Phục hồi các chi tiết ren hay thay thế vít me, bàn xe dao con trượt ngang, nòng ụ động.
Thay thế đai ốc của các loại vít truyền lực đã nêu ở trên.
Sửa chữa hay thay thế hệ thống bơm dầu bôi trơn và thiết bị thủy lực.
Thay thế các chi tiết khác vì hỏng nặng quá không thể tiếp tục làm việc đến kỳ sửa chữa theo kế hoạch tiếp theo.
Cạo hay mài đường trượt của máy, bàn xe dao, con trượt ngang, bàn máy, công son, xà ngang, cột trụ, đầu trượt và các chi tiết khác nếu chúng mòn quá mức cho phép.
Cọ rửa các rãnh chữ T trên bàn máy trong trường hợp mòn quá thì bào sửa lại.
Sửa chữa hay thay thế các thiết bị bao che, cũng như các đồ gá để bảo vệ các bề mặt gia công của máy khỏi bị phoi hay bụi mài bắn vào (bao che, lưới, ống xếp).
Lắp các bộ phận của máy, điều chỉnh và cân chỉnh tất cả các cơ cấu, chạy rà không tải lại tất cả các cấp tốc độ và bước tiến, kiểm tra tiếng ồn và độ nóng.
Kiểm tra độ chính xác của thiết bị vạn năng (theo tiêu chuẩn) và thiết bị chuyên dùng (theo điều kiện kỹ thuật) trạng thái làm việc của các loại dẫn hướng và đồ gá, xác định độ chính xác kỹ thuật gia công.
Kiểm tra máy theo chi tiết về độ chính xác, độ nhẵn bề mặt gia công và về năng suất.
Sơn các bề mặt của máy, sơn mặt trong của các hộp chứ dầu.
Phục hồi hay thay thế các bảng , chỉ số và các điều ghi chú trên máy.
2.3.5. Sửa chữa lớn (đại tu).
Sửa chữa lớn là một dạng sửa chữa sau đó phải tháo rời toàn bộ máy.
Khi sửa chữa lớn phải thay thế hay phục hồi tất cả các chi tiết và bộ phận bị hỏng, hiệu chỉnh toạ độ để phục hồi độ chính xác, công suất và năng suất của máy đã được quy định trong tiêu chuẩn hay điều kiện kỹ thuật. Khối lượng công việc sửa chữa lớn được xác định như khi sửa chữa trung bình.
Sau khi sửa chữa lớn, máy phải được kiểm tra không tải và có tải. Khi sửa chữa lớn hay sửa chữa trung bình có thể tiến hành cải tiến máy.
Nội dung sửa chữa lớn được qui định theo từng loại máy. Dưới đây trình bày nội dung sửa chữa lớn các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu:
Bao gồm các công việc của trung tu và thêm các công việc sau:
Tháo toàn bộ máy.
Tiến hành lập hay làm rõ thêm bản kê khai khuyết tật.
Phân loại chi tiết thành các nhóm :
- Còn sử dụng.
- Cần phục hồi.
- Cần thay thế.
- Mất cần thiết kế gia công lại.
Cạo hay mài đường trượt của thân máy, bàn máy, con trượt ngang, bàn xe dao, trụ, cột, xà …
Lắp từng bộ phận riêng và toàn máy, điều chỉnh cho bàn máy, xe dao, con trượt ngang và các chi tiết khác di chuyển nhẹ nhàng, hiệu chỉnh các cơ cấu riêng, chạy rà không tải.
Trét ma tít và sơn tất cả các bề mặt trong ngoài không làm việc theo yêu cầu kỹ thuật.
Thay thế tất cả các bảng, chỉ số và điều ghi chú trên máy đã bị hỏng.Đối với máy tổ hợp đặt trên móng phải kiểm tra tình trạng của móng, sửa chữa móng và đổ thêm dung dịch xi măng; kiểm tra việc định vị máy tổ hợp .
Kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát; khắc phục hiện tượng rò rỉ ở chỗ nối ống , chảy dầu ở van ; sửa chữa nhỏ bơm và đường ống .
Phát hiện các chi tiết cần phải thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế hoạch gần nhất .
Thử máy không tải hại tất cả các cấp tốc độ và bước tiến ; kiểm tra tiếng ồn và độ nóng ; Thử máy có tải kiểm tra theo chi tiết gia công, kiểm tra độ chính xác theo tiêu chuẩn hay điều kiện kỹ thuật; thử máy theo công suất và năng suất , đối với các máy chuyên dùng kiểm tra theo độ chính xác của sản phẩm gia công .
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC SỬA CHỮA :
1 -Các hình thức sửa chữa thiết bị :
- Các hình thức sửa chữa thiết bị trong phân xưởng sửa chữa được xác định tùy theo qui mô sản xuất mà chia ra sửa chữa phân tán, tập trung , hỗn hợp .
a/ Hình thức sửa chữa phân tán :
- Khi sửa chữa phân tán , tất cả các dạng nguyên công sửa chữa như chăm sóc hàng ngày , các dạng sửa chữa chu kỳ theo kế hoạch kể cả sửa chữa lớn đều tiến hành tại chỗ ở phân xưởng sản xuất . Ngoài ra , phải tiến hành một số công việc gia công cơ khí khác như :
+ Chế tạo các chi tiết và bộ phận không thể thực hiện tại chỗ sửa chữa ở phân xưởng .
+ Phục hồi các chi tiết cần phải dùng các trang thiết bị công nghệ đặc biệt .
- Khi sửa chữa phân tán , có thể tập hợp các đội công nhân sửa chữa ở các phân xưởng khác để tiến hành việc sửa chữa lớn thiết bị .
+Ưu điểm:
Thời gian can thiệp ngắn hơn .
Quen với thiết bị nên thời gian sửa chữa ngắn .
Bớt thời gian chuẩn bị giấy tờ.
Gắn chặt với hoạt động sản xuất .
+ Nhược điểm :
Chồng chéo, hệ số sử dụng thấp .
Kho phụ tùng lớn .
Điều phối khác nhau cho từng công việc chính .
Hình thức này áp dụng cho các nhà máy sản xuất hàng loạt, hàng khối, có nhiều thiết bị khác kiểu .
b / Hình thức sửa chữa tập trung:
- Khi sửa chữa tập trung, phân xưởng sửa chữa làm tất cả các việc như bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ , trung bình và lớn , còn việc xem xét giữa hai lần sửa chữa và trong trường hợp đặc biệt được tiến hành ngay trong phân xưởng sản xuất
Ngoài phân xưởng sửa chữa tập trung , trong một vài trường hợp còn tổ chức một cụm thợ hay nhóm thợ để bảo dưỡng máy trong một vài phân xưởng có các thiết bị giống nhau . Theo phương pháp này , trong phân xưởng sản xuất chỉ có các công nhân chăm sóc hàng ngày và một đội công nhân nhỏ để quan sát tình trạng máy và chuẩn bị đưa máy đi sửa chữa .
+ Ưu nhược điểm: Ngược lại so với phân tán.
c/ Sửa chữa hỗn hợp :
Khi sửa chữa theo phương pháp này tại phân xưởng sản xuất thực hiện các dạng sửa chữa : Xem xét, bảo dưỡng, tiểu tu ,trung tu, riêng sửa chữa lớn được thực hiện ở phân xưởng sửa chữa . Sửa chữa lớn và trung bình có thể tiến hành , đồng thời tại phân xưởng sửa chữa và chỗ sửa chữa tại phân xưởng sản xuất .
2 -Những chú ý khi tổ chức bảo trì :
-Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được xem xét trong công tác bảo trì là việc nên tổ chức các bộ phận bảo trì trong nhà máy theo hướng tập trung hay phân tán. Trong hệ thống tập trung chỉ có 1 bộ phận bảo trì phụ trách toàn bộ nhà máy . Còn trong hệ thống phân tán thì ở mỗi khu vực có 1 tổ bảo trì . Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn hệ thống bao gồm :
Kích thước xí nghiệp : hình thức phân tán sẽ hữu hiệu hơn đối với các nhà máy lớn .
Số lượng tòa nhà , số tầng , v.v...
Yêu cầu về dụng cụ / khu vực : nếu ở một số khu vực đòi hỏi phải có các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng , thì có khả năng áp dụng bảo trì phân tán .
Phí tổn do ngưng sản xuất : thời gian đáp ứng để tới và khắc phục sự cố trong hệ thống tập trung sẽ cao hơn . Vì vậy , nếu phí tổn ngưng sản xuất cao thì nên sử dụng hệ thống phân tán.
Chi phí nhân công : chi phí nhân công cao dẫn tới hình thức tập trung sẽ hiệu quả hơn .
Lượng công việc : lượng công việc không cao dẫn tới lãng phí thời gian trong hình thức phân tán .
- Tổ chức công tác bảo trì : cấu trúc tổ chức phụ thuộc rất lớn vào vị trí bảo trì trong hệ thống (tập trung hay phân tán) .
- Trong công nghiệp chế tạo máy , phương pháp tập trung chỉ nên áp dụng trong các nhà máy nhỏ sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ , cũng như các xí nghiệp có số lượng lớn thiết bị giống nhau .
3 -Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa lớn :
- Quá trình công nghệ sửa chữa là tập hợp các công việc được tiến hành thứ tự để sửa chữa máy . Các công việc chủ yếu khi tiến hành sửa chữa máy được trình bày trong sơ đồ sau :
4- Những vấn đề lưu ý khi thực hiện các công việc sửa chữa
a. Tiếp nhận máy vào sửa chữa:
- Máy đưa vào sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn phải được vệ sinh sạch sẽ. Dầu và các làm mát phải được tháo khỏi thùng chứa. Nếu sửa chữa tại chỗ (không tháo máy khỏi móng máy) thì phải dọn sạch sẽ nơi đặt các chi tiết tháo rời .
- Trách nhiệm chuẩn bị máy để đưa đi sửa chữa thuộc về quản đốc phân xưởng hay đốc công (thợ cả).
- Nếu máy phải đưa cho phân xưởng sửa chữa cơ khí sửa chữa thì phải vận chuyển máy đến nơi sửa chữa. Kèm theo máy phải có các tài liệu kỹ thuật sau
+ Các tài liệu kỹ thuật chính của máy (thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, biên bản nghiệm thu của nhà máy v.v...) .
+ Biên bản kiểm tra kỹ thuật trước khi sửa chữa .
+ Bản kê toàn bộ các chi tiết và bộ phận đi kèm theo với máy .
- Động cơ điện lắp trên giá riêng và liên kết với máy nhờ bộ truyền đai , xích hay bánh răng hoặc nối trục không cần chuyển đi sửa chữa với máy . Nếu giá lắp động cơ cần sửa chữa thì chuyển theo máy. Các chi tiết lắp trên động cơ (bánh đai, đĩa xích, bánh răng, khớp nối v.v...) cần phải sửa chữa theo bộ đôi với chi tiết của máy thì cũng chuyển theo máy .
- Trước khi gửi đi sửa chữa, máy và các bộ phận kèm theo phải được kiểm tra để xác định tình trạng và tính đồng bộ .
- Máy được chuyển đi sửa chữa bao gồm các chi tiết có mức độ hư hỏng khác nhau phải được phục hồi hay thay thế, nhưng bất kỳ chi tiết bị mòn hay gãy nào vẫn phải có đầy đủ trong bộ truyền .
- Việc chế tạo các chi tiết bị thiếu được tính vào chi phí phụ phù hợp với việc tính toán của cơ sở sửa chữa .
- Nếu máy đưa đi sửa chữa lại bị hỏng nặng chi tiết thân hay bị nứt, vỡ thành ... thì máy không tiếp nhận vào sửa chữa lớn (hay trung bình). Lúc đó, phải lập biên bản mô tả tình trạng máy sau đó nếu các bên liên quan chấp thuận, máy được sửa chữa với các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt .
- Khi lập biên bản kiểm tra kỹ thuật trước khi đưa máy vào sửa chữa phải hỏi ý kiến người thợ đứng máy cũng như các thợ sửa chữa bảo dưỡng máy trong thời gian sử dụng .
b- Lập bản kê khuyết tật :
- Bản kê khuyết tật để sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn được lập sơ bộ khoảng 2 – 3 tháng trước khi đưa máy vào sửa chữa cùng lúc với giai đoạn bảo dưỡng máy theo kế hoạch .
- Bản kê khuyết tật được lập chính xác lần cuối khi tháo máy để sửa chữa trung bình hay lớn .
- Sau khi tháo máy , lau chùi và rửa sạch các chi tiết; tiếp theo, kiểm tra, xem xét dạng hư hỏng rồi ghi kết quả vào bản kê khuyết tật . Trong bản kê cũng đưa vào những ghi chép hàng ngày của thợ sửa chữa và ghi chép về tình trạng kỹ thuật .
- Trong bản kê , ghi toàn bộ các khuyết tật của từng chi tiết và bộ phận đồng thời cũng chỉ ra các biện pháp khắc phục .
- Bản kê khuyết tật lần cuối là tài liệu cơ bản để xác định khối lượng sửa chữa
c - Cơ khí hóa các công việc sửa chữa :
- Để cơ khí hóa các công việc lao động bằng tay có thể dùng các công cụ chạy điện và khí nén ; búa tán đinh; búa đập, máy khoan, các đồ gá để cạo và giũa .
- Nguyên công cạo thường được thay thế bằng các phương pháp năng suất cao hơn. Để rút ngắn thời gian, giảm khối lượng lao động và giá thành sửa chữa nên sử dụng các phương tiện nâng chuyển hổ trợ .
d -Cải tiến thiết bị :
- Mục đích của cải tiến là :
+ Nâng cao công suất và hành trình nhanh của thiết bị .
+ Áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa toàn bộ .
+ Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị .
+ Nâng cao tuổi thọ của chi tiết và bộ phận .
+ Cải thiện điều kiện làm việc kết hợp với kỹ thuật an toàn lao động .
- Việc cải tiến máy được tiến hành theo trình tự sau đây :
+ Kiểm tra thiết bị và các định tính hợp lý khi cải tiến máy .
+ Nghiên cứu thiết kế cải tiến hay sử dụng các thiết kế mẫu và bản vẽ có sẵn .
+ Chế tạo hay dùng các chi tiết và bộ phận có sẵn để cải tiến .
- Thường thiết bị được cải tiến trong khi sửa chữa trung bình hay sửa chữa lớn .
- Tính hợp lý của việc cải tiến thiết bị là phải dựa trên cơ sở kinh tế .
e - Nghiệm thu thiết bị sau khi sửa chữa :
- Sửa chữa thiết bị được thực hiện theo các điều kiện kỹ thuật .
- Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành trong quá trình sửa chữa , thời gian lắp ráp và kết thúc sửa chữa .
- Nhân viên KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) kiểm tra tính trọn bộ của máy đã lắp và chất lượng công việc nguội lắp ráp .
- Ngoài ra , phải chạy thử máy không tải và có tải để kiểm tra sự làm việc đúng theo lý lịch máy . trong trường hợp riêng còn kiểm tra độ chính xác , dộ cứng vững của máy , những khuyết tật phát sinh trong quá trình nghiệm thu mà đội sửa chữa phải khắc phục lâu thì máy phải được đưa đi sửa chữa lại .
- Nghiệm thu cần trục , đồ gá kẹp vật nâng , nồi hơi , bình nén khi được tiến hành theo các quy định của nhà nước .
- Việc kiểm tra, chạy thử, chuyển giao thiết bị mới sửa chữa được tiến hành trước khi sơn . Sau khi khắc phục tất cả các khuyết tật phát sinh khi nghiệm thu mới được sơn thiết bị .
- Biên bản nghiệm thu được lập sau khi kiểm tra lần cuối .
f - Các chi tiết dự phòng :
- Các chi tiết dự phòng được bảo quản trong kho để sẵn sàng cung cấp cho các công việc sửa chữa .
- Để rút ngắn thời gian dừng máy ngay khi bắt đầu sửa chữa phải có phần lớn các chi tiết dự phòng để thay thế các chi tiết bị hỏng và xác định khả năng phục hồi các chi tiết bị hỏng mà không có chi tiết để thay .
- Số chi tiết dự phòng gồm có :
+ Các chi tiết mòn nhanh, thời gian làm việc không thể kéo dài quá khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa .
+ Các chi tiết có nhu cầu số lượng lớn cho một máy hay mộ kiểu thiết bị ; thời gian làm việc của các chi tiết đó có thể vượt quá khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa .
+ Các chi tiết lớn có chu kỳ chế tạo dài và các chi tiết khó .
+ Các chi tiết quan trọng và làm việc liên tục không phụ thuộc vào thời gian làm việc .
- Đối với các chi tiết dự phòng phức tạp , có thời gian làm việc vượt quá khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa , phải chú ý đặt gia công kịp thời.
- Đ ối với các thiết bị được sản xuất tiêu chuẩn hóa , nên dự phòng tất cả các chi tiết mòn nhanh . Đối với các thiết bị cùng kiếu có khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa lớn có thể giữ theo bộ các chi tiết cho một vài đơn vị máy .
- Các chi tiết được dùng với số lượng lớn (ổ trượt ma sát ướt , ổ lăn , bơm , thiết bị thủy lực , dây đai , vòng bít , xích , chi tiết kẹp) phải có dự phòng với số lượng đảm bảo cho việc sử dụng và sửa chữa không bị đình trệ .
- Tùy theo việc sử dụng , các chi tiết dự phòng được bảo quản ở các dạng :
+ Hoàn chỉnh , sẵn sàng để thay thế .
+ Gia công thô sơ bộ để lại lượng dư để gia công tinh với chi tiết đối tiếp có xét đến sự mài mòn thực tế .
+ Phôi thô (gang ,thép và kim loại màu đúc , rèn dập) .
- Đối với các thiết bị lớn và nhiều kiểu , một vài bộ phận cũng được dự phòng dưới dạng trọn bộ (ví dụ khớp nối , trục chính , hộp giảm tốc , hộp tốc độ , đầu mài ...) .
- Chi tiết dự phòng được bảo quản ở kho trung tâm , trong các nhà máy lớn còn được giữ ở trong kho của phân xưởng . Khi đó , trong kho trung tâm chỉ bảo quản các chi tiết dự phòng cho các thiết bị giống nhau có ở các phân xưởng và các chi tiết mua sẵn, còn trong kho của phân xưởng bảo quản các chi tiết dự phòng của các máy chỉ có trong phân xưởng và các chi tiết cần có số lượng lớn .
- Các chi tiết dự phòng ở trong kho phải được bảo quản chống ăn mòn .
g - Chống ăn mòn cho các chi tiết dự phòng bằng thép :
- Quá trình công nghệ gia công chi tiết dự phòng để bảo quản lâu dài trong kho như sau :
* Dùng hóa chất để rửa sạch chi.
* Tẩy hết bụi bằng cách phun khí nén , lau bằng khăn lau khô và kiểm tra không được có các vết gỉ.
* Khi kiểm tra thấy có các vết gỉ phải tẩy đi bằng cách mài thô mặt phẳng bằng đá mái có độ hạt không nhỏ hơn 150 , và mài bán tinh bề mặt đạt độ nhẵn có giá trị Ra = 0,63mm (tương đương với Ñ 8 theo tiêu chuẩn cũ) bằng đá mài có độ hạt không nhỏ hơn 220 rồi đánh bóng bằng bột mài rà (ba phần khối lượng bột mài rà và một phần khối lượng dầu) .
- Sau khi tẩy các vết gỉ , chi tiết được lau bằng khăn lau sạch và rửa bằng xăng rồi hong khô và kiểm tra lại .
- Để tẩy sạch các vết tay và vết dầu mỡ còn dây lại sau khi kiểm tra, chi tiết được rửa lại lần thứ hai. Sau đó chi tiết được xếp vào trong một cái giỏ có lỗ nhúng vào thùng dung dịch tẩy rửa
- Chi tiết đã được làm sạch được gói cẩn thận bằng giấy có tẩm 10 – 15% dung dịch nitrit natri . Bên ngoài lại lọc bằng giấy paraphin kho. Khi rửa , kiểm tra và lau sạch chi tiết , phải dùng bao tay vải mềm , còn khi làm thụ động hóa và bao gói phải dùng bao tay cao su .
Phần ôn tập:
1) Dạng sửa chữa theo kế hoạch mà trong đó phải tháo rời toàn bộ máy gọi là :
a) Sửa chữa nhỏ.
Sửa chữa trung bình
Sửa chữa lớn
Cã 3 đều đúng.
2) Dạng sửa chữa theo kế hoạch mà trong đó phải tháo từng bộ phận máy gọi là :
a) Sửa chữa nhỏ.
Sửa chữa trung bình
Sửa chữa lớn
Cã 3 đều đúng.
3) Dạng sửa chữa theo kế hoạch mà trong đó thay thế phục hồi một ít chi tiết bị hỏng và điều chỉnh từng bộ phận máy gọi là :
a) Sửa chữa nhỏ.
Sửa chữa trung bình
Sửa chữa lớn
Cã 3 đều đúng.
4) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào có nhược điểm là luôn bị động
a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu
b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm
c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn
d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hòan.
5) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào có ưu điểm là đơn giản về việc xây dựng kế hoạchsửa chữa, bố trí công việc sửa chữa và tiết kiệm thời gian sửa chữa
a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu
b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm
c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn
d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hòan.
6) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào thường được áp dụng cho những máy có độ chính xác cao, độ tin cậy lớn
a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu
b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm
c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn
d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hòan.
7) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào thường được áp dụng cho những máy đòi hỏi độ an toàn cao, cho các nhà máy chuyên môn hóa sản xuất, có cùng thiết bị cùng một kiểu
a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu
b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm
c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn
d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn
8) Chọn cách xắp xếp đúng theo thứ tự mức độ khối lượng sừa chửa tăng dần cho các công việc sau :
a) Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.
b) Sửa chữa lớn, sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng.
c) Sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn, bảo dưỡng.
d Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.
CHƯƠNG 3:
ĐỊNH MỨC VÀ THANH TRA TRONG SỬA CHỮA
1.CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐỊNH MỨC SỬA CHỮA:
Thời gian của chu kỳ sửa chữa:
- Thời hạn của chu kỳ sửa chữa phụ thuộc vào độ phức tạp, điều kiện sử dụng của thiết bị và được xác định bằng số giờ (hay ca) làm việc của thiết bị hay một trị số tương đương, đặc trưng cho số chu kỳ làm việc của máy.
- Các máy làm việc trong dây chuyền sản xuất hàng loạt và hàng khối có chu kỳ sửa chữa nhỏ hơn các máy trong sản xuất loại nhỏ hay đơn chiếc.
- Các máy phức tạp có rất nhiều cơ cấu, bộ phận cũng có chu kỳ sửa chữa nhỏ hơn các máy có kết cấu đơn giản.
- Trong thời hạn một chu kỳ sửa chữa của mỗi máy hay động cơ có thể có một vài lần sửa chữa nhỏ và sửa chữa trung bình.
- Thứ tự sửa chữa, thời gian và khối lượng công việc sửa chữa đối với các máy móc khác nhau được xác định theo điều kiện sử dụng khác nhau.
- Cấu trúc của chu kỳ sửa chữa theo kế hoạch dự phòng, đối với một số thiết bị được trình bày trong bảng 1.2. Ký hiệu trong bảng : bảo dưỡng – B ; sửa chữa nhỏ - N ; sửa chữa trung bình - T ; sửa chữa lớn – L
Sơ đồ mô tả một giai đoạn sửa chữa lớn:
Chu kỳ bảo dưỡng
Chu kỳ tiểu tu
Chu kỳ trung tu
Cấu trúc của chu kỳ sửa chữa đối với một số thiết bị (Bảng 1.2)
Thiết bị
Thứ tự các nguyên công sửa chữa
Số lần sửa chữa
Trung bình
Nhỏ
Bảo dưỡng
Máy cắt gọt kim loại khối lượng nhẹ và trung bình đến 10 tấn.
L – B – N – B – N – B – T – B – N – B – N – B – T – B – N – B – N – B – L
2
6
9
- Máy cắt gọt kim loại khối lượng và kích thước lớn từ 10 đến 100T.
- Máy ép cơ khí, máy uốn, máy đột, máy ép thủy lực.
- Băng chuyền, máy làm khuôn, máy đúc áp lực, máy đúc ly tâm, băng tải.
L – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – T – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – T – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – L
2
6
27
Máy cắt gọt kim loại: rất nặng, khối lượng trên 100T.
L – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – T – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – T – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B – N – B – B – B - L
2
9
36
Máy gia công gỗ.
L – B – B – N – B – B – N – B – B – T – B – B – N – B – B – N – B – B – T – B – B – N – B – B – N – B – B – L
2
6
18
Máy rèn dập, máy rèn ép tự động, máy búa, máy ép ma sát.
Máy chuẩn bị đất và làm sạch, máy đập sàng và máy trục.
L – B – B – N – B – B – T – B – B – N – B – B – T – B – B – N – B – B – L
2
3
12
Thiết bị nâng chuyển (cần trục, xe chuyển một ray và palăng điện).
L – B – B – B – B – N – B – B – B – B – N – B – B – B – B – T – B – B – B – B – N – B – B – B – B – N – B – B – B – B – T – B – B – B – B – N – B – B – B – B – N – B – B – B – B – L
2
6
36
Tất cả các thiết bị có bậc phức tạp sửa chữa R≤3.
L – B – B – N – B – B – N – B – B – N – B – B – N – B – B – T – B – B – N – B – B – N – B – B – N – B – B – N - B – B – L
1
8
20
2.Thời gian giữa hai lần sửa chữa (giai đoạn sửa chữa):
- Giai đoạn giữa hai lần sửa chữa được ấn định tùy theo tuổi thọ của các chi tiết máy.
- Thời gian của các giai đoạn giữa hai lần sửa chữa được trình bày trong bảng1.3.
Thời gian của chu kỳ sửa chữa, giai đoạn giữa hai lần sửa chữa và bảo dưỡng (Bảng 1.3)
Thiết bị
Thời gian tính theo giờ máy làm việc
Chu kỳ sửa chữa
Giai đoạn giữa 2 lần sửa chữa
Giai đoạn giữa 2 lần bảo dưỡng
Máy cắt gọt kim lọai.
Khối lượng nhẹ và trung bình đến 10T
+ Có thời gian sử dụng đến 20 năm
+ Có thời gian sử dụng trên 20 năm
Khối lượng nặng từ 10T đến 100T
+ Có thời gian sử dụng đến 20 năm
+ Có thời gian sử dụng trên 20 năm
Rất nặng, có khối lượng trên 100T
+ Có thời gian sử dụng đến 20 năm
+ Có thời gian sử dụng trên 20 năm
26.000
23.400
52.700
47.400
66.300
59.670
2.900
2.600
5.850
5.250
5.550
5.000
1.450
1.300
1.450
1.300
1.400
1.250
Máy gia công gỗ
Cưa khung ; bào bốn matự và máy mài có cơ cấu tiến cơ khí
Máy phay, làm mẫu, tiện đứng, đục mộng, lấy dấu và máy khoan có cơ cấu bước tiến cơ khí hay thủy lực…
Máy bóc lạng gỗ, phay, cưa đĩa, cưa vòng, mài, tiện, và khoan có cơ cấu bước tiến quay tay.
14.000
19.000
23.500
1.550
2.300
2.600
500
800
900
Thiết bị rèn – dập
Máy rèn và rèn ép tự động
Máy búa và ép ma sát
Máy ép cơ khí, uốn đột
Máy ép thủy lực và cơ khí lớn
11.700
14.000
19.000
21.000
1.950
2.350
2.100
2.350
650
800
550
600
Thiết bị đúc
Thiết bị chuẩn bị đất và máy đập – sàng
Thiết bị làm sạch, làm khuôn nâng hạ đến 750kg, máy trục.
Máy làm khuôn nâng hạ từ 750-5000kg
Băng tải chuyển đất nóng
Băng tải chuyển đất nóng đã nguội có thép vụn.
Băng tải chuyển đất làm khuôn mới, con lăn chuyển khuôn và vật đúc, máy đúc áp lực, máy đúc ly tâm…
4.500
7.000
9.500
7.000
8.000
11.700
750
1.150
1.600
800
900
1.300
250
400
550
200
200
350
Thiết bị nâng chuyển
Cần trục, xe chuyển một ray, palăng điện.
Tất cả các máy có bậc phức tạp sửa chữa R≤4
14.000
21.000
1.550
2.100
300
700
Qua khái niệm trình bày ở trên ta thấy rằng chu kỳ là một thông số cơ bản cần xác định trước để lập kế hoạch sửa chữa. Sau đây là một số công thức kinh nghiệm để tính chu kỳ.
Chu kỳ sửa chữa lớn T:
+ Nếu không kể thời gian dừng máy để sửa chữa:
T’ = d.V.S.n.26000 (Đối với những máy có thời gian sử dụng chưa tới 20 năm)
T’ = d.V.S.n.23400 (Đối với những máy đã có thời gian sử dụng trên 20 năm)
+ Nếu kể cả thời gian dừng máy để sửa chữa:
T = T’ + 8(Pl + Pv.X + Pn.Y)M.R
Chu kỳ sửa chữa vừa tv:
Chu kỳ sửa chữa nhỏ tn:
Đối với máy nặng dưới 100 tấn:
Đối với máy nặng trên 100 tấn:
Chu kỳ bảo dưỡng t0
Đối với máy nặng dưới 10 tấn:
Đối với máy nặng từ 10 đến 100 tấn:
Đối với máy nặng trên 100 tấn:
Trong đó:
d - Hệ số dạng sản xuất, trị số cho trong bảng phụ lục Ia.
V - Hệ số vật liệu gia công, trị số cho trong bảng phụ lục Ib.
S - Hệ số sử dụng máy, trị số cho trong bảng phụ lục Ic.
n - Hệ số kể đến đặc điểm sử dụng máy hạng nặng, trị số cho trong bảng phụ lục Id.
Pl - Tiêu chuẩn thời gian dừng máy công cụ để sửa chữa lớn, tính theo đơn vị ngày / 1R, trị số cho trong bảng phụ lục Ie.
Pv- Tiêu chuẩn thời gian dừng máy công cụ để sửa chữa vừa, trị số cho trong bảng phụ lục Ie.
Pn- Tiêu chuẩn thời gian dừng máy công cụ để sửa chữa nhỏ, trị số cho trong bảng phụ lục Ie.
M- Số ca làm việc của máy trong một ngày.
R- Bậc phức tạp sửa chữa của máy.
X- Số lần sửa chữa vừa trong chu kỳ.
Y- Số lần sửa chữa nhỏ trong chu kỳ.
Z- Số lần xem xét trong chu kỳ.
Trị số của X, Y, Z, được xác định trong bảng 1.2
BẢNG PHỤ LỤC I
Ia – Trị số hệ số dạng sản xuất d
Dạng sản xuất
d
- Hàng khối, hàng loạt lớn
- Hàng loạt vừa
- Hàng loạt nhỏ, đơn chiếc
1,0
1,3
1,5
Ib – Trị số hệ số vật liệu gia công V
Loại máy
Vật liệu gia công
Thép kết cấu
Gang và hợp kim màu
- Máy thông thường
- Máy chính xác
- Máy mài
1,0
1,0
0,9
1,0
0,8
0,9
Ic – Trị số hệ số sử dụng máy S
Loại máy
Điều kiện làm việc
Bằng vật liệu mài khô
Trong phân xưởng cơ khí thông thường
Trong phòng riêng
- Máy thông thường
- Máy chính xác cao
- Máy mài
_
_
0,7
1,0
1,0
1,0
_
1,4
_
d – Trị số hệ số n
Loại máy
n
- Máy hạng nhẹ và hạng trung
- Máy hạng nặng
- Máy hạng đặc biệt
1,00
1,35
1,70
Ie – Tiêu chuẩn thời gian dừng máy công cụ để sửa chữa tính bằng đơn vị ngày/ 1R
Công việc sửa chữa
Chế độ làm việc của đội sửa chữa
1 ca
2 ca
3 ca
- Kiểm tra độ chính xác
- Sửa chữa nhỏ, Pn
- Sửa chữa vừa, Pv
- Sửa chữa lớn, Pl
0,10
0,25
0,60
1,00
0,05
0,14
0,33
0,54
0,04
0,10
0,25
0,41
Trị số của hệ số a
Loại máy
Đặc điểm kết cấu của máy
a
Máy tiện
- Kết cấu bình thường
- Không có bàn dao
- Không có vítme
- Không có ụ sau (ụ động)
- Máy tiện hớt lưng
- Máy hạng nặng
- Máy chính xác
- Máy cao tốc
1,00
0,75
0,90
0,90
1,00
1,15
1,25
1,10
Máy khoan
- Ụ trục chính chạy dao bằng cơ khí
- Ụ trục chính chạy dao bằng tay
- Máy nhỏ, dùng trong ngành máy chính xác F< 4mm
1,00
0,90
1,10
Máy phay
- Hộp tốc độ truyền động bằng bánh răng
- Máy phay đứng có đầu quay
- Máy phay vạn năng rộng
- Máy phay có bàn quay
1,10
1,25
1,30
1,40
Máy mài
- Mài tròn ngoài vạn năng chính xác thường
- Mài tròn ngoài vạn năng chính xác cao
- Mài tròn ngoài chuyên dung chính xác thường
- Mài tròn ngoài chuyên dung chính xác cao
- Mài phẳng bán tự động chính xác thường
- Mài phẳng bán tự động chính xác cao
- Mài phẳng vạn năng
- Mài tròn trong vạn năng
- Mài tròn trong bán tự động
- Mài vô tâm ngoài
- Mài vô tâm trong
1,10
1,40
1,00
1,30
1,00
1,10
1,00
1,20
1,40
1,00
1,35
d/ Định mức các giai đoạn sửa chữa:
Khối lượng lao động của tất cả các dạng sửa chữa và nguyên công dự phòng cho một đơn vị sửa chữa, bao gồm cả việc chế tạo chi tiết thay thế được trình bày trong bảng 1.15.
THỜI GIAN TIEÂU CHUẨN GIỚI HẠN CHO MỘT ĐƠN VỊ SỬA CHỮA (giờ)
Nguyên công sửa chữa
Máy cắt gọt kim loại, gia công gỗ, rèn dập, đúc và thiết bị nâng chuyển
Thiết bị nhiệt năng
Tên công việc
Tên công việc
Nguội
Máy công cụ
Khác (*)
Tổng cộng
Cơ bản (**)
Máy công cụ
Khác
Tổng cộng
-Rửa máy
-Kiểm tra độ chính xác
-Bảo dưỡng trước khi sửa chữa lớn
-Bảo dưỡng
-Sửa chữa nhỏ
-Sửa chữa trung bình
-Sửa chữa lớn
0,35
0,4
1,0
0,75
4,0
16,0
23
-
-
0,1
0,1
2,0
7,0
10
-
-
-
-
0,1
0,5
2,0
0,35
0,4
1,1
0,85
6,1
23,5
35
-
-
-
-
6
19
38
-
-
-
-
1
6
12
-
-
-
-
1
2
2
-
-
-
-
8
27
52
(*) Sơn, thông nước, hàn và các công việc khác
(**) Xây lò, tán, nong, mép và các công việc khác
Phương pháp tính toán để định mức:
a/ Khối lượng lao động cho công việc sửa chữa:
- Khối lượng lao động cho các nguyên công sửa chữa phụ thuộc vào độ phức tạp của máy và dạng sửa chữa. Độ phức tạp của máy được xác định theo đặc trưng kết cấu công nghệ và kích thước của máy.
- Khối lượng chính xác và đặc tính của tất cả các công việc sửa chữa thường được xác định khi lập bảng kê khuyết tật.
- Để tính toán sơ bộ, tất cả các thiết bị được chia thành các loại xét theo bậc phức tạp và đặc trưng sửa chữa máy.
- Thiết bị càng phức tạp, kích thước cơ bản càng lớn, độ chính xác gia công đạt càng cao thì bậc phức tạp sửa chữa càng lớn.
- Để đánh giá đặc trưng sửa chữa của máy cắt gọt kim loại, máy gia công gỗ, thiết bị rèn, dập, đúc, nâng chuyển và thiết bị nhiệt năng, người ta lấy bậc phức tạp của máy tiện ren vít 1K62 (tương đương máy T620 của Việt Nam) có chiều cao tâm 200mm, khoảng cách tâm 1000mm làm thang chuẩn. Bậc phức tạp của máy này là 11.
- Thang chuẩn đối với thiết bị kỹ thuật điện là bậc phức tạp của động cơ điện không đồng bộ, rôto ngắn mạch có bảo vệ với công suất theo lý lịch đến 0,6kW – Bậc phức tạp sửa chữa của động cơ này là 1.
- Bậc phức tạp sửa chữa của một số kiểu máy cắt gọt kim loại trong hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng được trình bày trong bảng 1.4 đến bảng 1.14
- Trong hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng đối với các thiết bị của xí nghiệp chế tạo máy, bậc phức tạp được ký hiệu bằng chữ R với hệ số chỉ bậc phức tạp sửa chữa được đặt trước.
Ví dụ: 4R ký hiệu máy có bậc phức tạp sửa chữa 4.
Bậc phức tạp sửa chữa của các loại máy tiện (Bảng 1.4)
Loại máy
Kiểu
Chiều cao tâm, mm
Khoảng cách giữa hai mũi tâm, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Cắt ren chính xác
- nt -
Cắt ren vít chính xác
Cắt ren vít
- nt -
- nt -
- nt -
- nt -
Hớt lưng vạn năng
Cắt ren cốt
- nt -
Loại nặng
503
1612P
1 Д 613
1615 A
1616
1A62
1K62
1Д62M
181
163A
164
165
80
125
130
150
160
200
200
200
250
300
400
500
300
500
475
750
750
750
710
1500
750
1500
3000
5000
4
6
5
7
7
11
11
10
9
13
20
26
Bậc phức tạp sửa chữa của các loại máy tiện rêvônve (Bảng 1.5)
Kiểu
Đường kính lớn nhất của thanh tròn gia công, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Kiểu
Đường kính lớn nhất của thanh tròn gia công, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
1338
1336
135
136
137
RBIV -
28
36
36
50
63
85
26
8
8
10
10
11
7
RBII –
8
DC – 25
3
7
8
10
26
28
38
56
80
108
7
8
9
9
10
13
Bậc phức tạp sửa chữa của các loại máy khoan đứng (Bảng 1.6)
Loại máy
Kiểu
Đường kính mũi khoan lớn nhất (mm)
Bậc phức tạp sửa chữa
Loại máy
Kiểu
Đường kính mũi khoan lớn nhất (mm)
Bậc phức tạp sửa chữa
Để bàn
- nt -
Có bánh đai bậc
- nt -
- nt –
Có hộp tốc độ
210A
2110
HC12
221C
221P
2118
5
10
12
18
18
18
1
2
2
4
3
4
Có hộp tốc độ
2125
2A125
213
2A13Г
2A150
25
25
30
35
50
6
5
8
7
8
Bậc phức tạp sửa chữa của các loại máy khoan cần (Bảng 1.7)
Loại máy
Kiểu
Đường kính mũi khoan lớn nhất, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Có hộp tốc độ
- nt -
Có cơ cấu khí di chuyển xà
- nt -
Đơn giản hóa có hộp tốc độ
- nt -
Có hộp tốc độ
- nt -
- nt -
2503
250
2A592
2553
2A56
2A57
255
256
257
20
23
25
35
50
50
50
50
75
6
5
5
10
11
12
12
12
13
Bậc phức tạp sửa chữa của máy doa ngang (Bảng 1.8)
Loại máy
Kiểu
Đường kính trục chính lớn nhất, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Có trụ trước không di chuyển
- nt -
- nt –
- nt –
- nt –
Có bàn không dịch chuyển
Có bàn xoay
261A
2615
261
262A
262
2633
2631
60
60
60
80
80
125
125
10
12
10
14
15
23
27
Bậc phức tạp sửa chữa của máy phay ngang (Bảng 1.9)
Kiểu
Kích thước bàn máy
Bậc phức tạp sửa chữa
6853
672A
6856
680Г
681Г
6H81Г
6Г82
6H83Г
6Г83
390 × 155
450 × 125
600 × 125
750 × 225
900 × 180
1000 × 250
1340 × 270
1600 × 400
1500 × 420
4
4
5
7
10
10
12
14
14
Bậc phức tạp sửa chữa của máy phay đứng vạn năng (Bảng 1.10)
LoạI máy
Kiểu
Kích thước bàn máy, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Vạn năng
- nt -
- nt –
- nt –
- nt –
- nt –
- nt –
- nt –
Đứng
Vạn năng
Đứng
678
678M
679
680
6H81
681
6B82
682
6H31
684
6A54
550 × 195
550 × 195
700 × 260
750 × 225
1000 × 250
900 × 180
1250 × 300
1250 × 270
1600 × 400
1800 × 500
2500 × 750
7
7
9
8
9
10
12
12
14
16
20
Bậc phức tạp sửa chữa của máy phay giường (Bảng 1.11)
Loại máy
Kiểu
Kích thước bàn máy, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Một trục chính
Hai trục chính
Một trục chính
Hai trục chính
- nt -
- nt -
- nt –
Ba trục chính
Bốn trục chính
6A53
6A63
6Г55
6Г65
665
6Г
65H
A662
6632
A664Д
1000 × 300
1000 × 300
1250 × 450
1250 × 450
1600 × 450
1600 × 450
1600 × 450
2200 × 650
3000 × 900
9
11
11
13
14
14
13
26
34
Bậc phức tạp sửa chữa của máy bào giường (Bảng 1.12)
Loại máy
Kiểu
Kích thước bàn máy, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Một trụ
- nt -
Hai trụ
- nt -
Một trụ
Hai trụ
- nt -
781
718
712
7124
782
7231A
7231
713
724
7265б
1200 × 620
2000 × 600
2000 × 830
2140 × 720
2300 × 820
3000 × 900
3000 × 900
3040 × 830
4000 × 1500
10000 × 1800
12
13
21
14
18
27
29
27
37
63
Bậc phức tạp sửa chữa của máy bào giường (Bảng 1.13)
Loại máy
Kiểu
Hành trình lớn nhất của đầu bào, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
Có hộp tốc độ
Có bánh đai ba bậc
Có hộp tốc độ
- nt -
- nt –
Có cơ cấu thủy lực
- nt -
Ш – 3A
734
7C35
7A35
736
7A36
737
450
450
500
525
650
700
900
6
5
7
8
9
10
12
Bậc phức tạp sửa chữa của máy xọc (Bảng 1.14)
Kiểu
Hành trình xọc, mm
Bậc phức tạp sửa chữa
7417
7420
742
7430
7450
160
160
320
380
580
6
6
8
9
11
Để đánh giá tính chất của công việc sửa chữa máy công cụ ta dùng chỉ tiêu bậc phức tạp sửa chữa của từng loại máy. Bậc phức tạp sửa chữa là một chỉ tiêu rất quan trọng. Toàn bộ kế hoạch sửa chữa, tổ chức công việc, huy động nhân lực, bố trí mặt bằng sửa chữa … đều được xác định từ bậc phức tạp sửa chữa. Có thể dung công thức tính toán hoặc so sánh ước lượng gần đúng để xác định bậc phức tạp sửa chữa của các máy công cụ. Khi dùng phương pháp ước lượng gần đúng phải so sánh kích thước, kết cấu, độ chính xác, khả năng công nghệ, điều kiện làm việc của máy…Song phương pháp ước lượng gần đúng rất khó áp dụng vì kết cấu của máy rất đa dạng, trong nhiều trường hợp ta không thể so sánh với nhau được. Vì vậy, trên cơ sở kinh nghiệm sửa chữa người ta đã xây dựng được các công thức thực nghiệm để tính toán bậc phức tạp sửa chữa cho các loại máy công cụ.
Máy tiện ren:
Trong đó:
h- Chiều cao tâm trục chính tính từ băng máy (mm)
L- Khoảng cách lớn nhất giữa mũi tâm trục chính và ụ sau (ụ động, mm)
n- Số cấp tốc độ của trục chính.
a- Hệ số ứng với L của máy:
- Nếu máy có L ≤5000mm thì a = 0,001
- Nếu máy có L ≥ 5000mm thì a = 0,002
b- Hệ số ứng với dạng truyền động của hộp tốc độ:
- Nếu máy có hộp tốc độ truyền động bằng bánh răng thì b = 0,2
- Nếu máy có hộp tốc độ truyền động bằng đai thì b = 0,1
C- Hệ số được tính theo công thức:
x- Số bàn dao phụ.
C2- Bậc phức tạp sửa chữa của cơ cấu điều chỉnh vô cấp tốc độ trục chính: - Nếu máy có h ≤ 200mm thì
- Nếu máy có h ≥ 200mm thì
C3- Bậc phức tạp sửa chữa của bàn dao chép hình,
a- Hệ số kể đến đặc điểm về kết cấu máy, trị số cho trong bảng phụ lục II
Máy khoan đứng hoặc máy khoan cần một trục chính:
Trong đó:
d- Đường kính lớn nhất của mũi khoan có thể lắp vào trục chính của máy, (mm)
L- Khoảng cách từ tâm trục chính đến sống trượt ụ trục chính trên than máy, mm
S- Chiều cao hành trình của trục chính, mm
a- Hệ số kết cấu máy, trị số cho trong bảng phụ lục II
Máy phay:
Trong đó:
L- Chiều dài bàn máy, mm
B- Chiều rộng của bàn máy, mm
S- Khoảng cách lớn nhất từ tâm trục chính đến bàn máy (đối với máy phay nằm), hoặc từ mặt đầu trục chính đến bàn máy (đối với máy phay đứng), mm
n- Số cấp tốc độ trục chính
RT- Bậc phức tạp sửa chữa của thiết bị thuỷ lực,
a- Hệ số kết cấu máy, trị số cho trong bảng phụ lục II
Máy bào ngang:
Trong đó: S- Hành trình lớn nhất của đầu bào, mm.
l- Hành trình ngang lớn nhất của bàn máy, mm.
n- Số cấp tốc độ của đầu bào.
RT- Bậc phức tạp sửa chữa của thiết bị thuỷ lực,
Máy mài tròn ngoài:
Trong đó:
a- Hệ số kết cấu máy, trị số cho trong bảng phụ lục II
h- Chiều cao tâm trục chính gá phôi, mm
L- Chiều dài lớn nhất của vật mài (khoảng cách lớn nhất giữa hai mủi tâm)
C- Hệ số:
- Đối với máy truyền động thuỷ lực:
- Đối với máy truyền động bằng cơ khí:
C2- Hệ số kể đến đầu mài phụ để mài trong và mài mặt đầu:- Nếu có đầu mài phụ thì
RT- Bậc phức tạp sửa chữa của thiết bị thuỷ lực,
Máy mài phẳng:
-Với máy có bàn máy tròn:
-Với máy có bàn máy chữ nhật:
Trong đó:
D- Đường kính bàn máy, mm.
S- Khoảng di chuyển theo phương thẳng đứng của ụ mài, mm.
n- Số cấp tốc độ của trục chính.
B- Chiều rộng của bàn máy, mm.
L- Chiều dài bàn máy, mm.
k- Hệ số kể đến số lượng trục chính: Máy có một trục chính k=1,1. Máy có hai trục chính k=1,2.
C- Hệ số kể đến kết cấu của hộp chạy dao.
Nếu cơ cấu chạy dao có truyền động thuỷ lực thì
Nếu cơ cấu chạy dao có truyền động bánh răng thì C = 1,5
Máy mài vô tâm:
Trong đó:
d- Đường kính chi tiết gia công lớn nhất, mm.
D- Đường kính đá mài, mm.
RT- Bậc phức tạp sửa chữa của thiết bị thuỷ lực,
a- Hệ số kể đến kết cấu máy, trị số cho trong bảng phụ lục II
Máy mài tròn trong:
Trong đó: d- Đường kính lỗ lớn nhất mài được, mm.
l- Chiều dài lớn nhất mài được, mm.
n- Số cấp tốc độ của trục chính mang chi tiết.
C- Hệ số kể đến kết cấu của hộp chạy dao:
Nếu chạy dao bằng thuỷ lực thì
Máy chạy dao bằng cơ khí
Máy có một trục chính
Máy có hai trục chính
Máy kiểu 3260 có
Máy kiểu 3A250 có
Máy kiểu 3225A có
Máy kiểu 3A251 có
Máy kiểu 3263 có
b) Đơn vị sửa chữa
Trong hệ thống này ngoài khái niệm bậc phức tạp sửa chữa để lập kế hoạch và tính toán công việc sửa chữa, còn có khái niệm đơn vị sửa chữa .
- Đơn vị sửa chữa được ký hiệu bằng chữ r. Máy có bậc phức tạp sửa chữa bao nhiêu thì có bấy nhiêu đơn vị sửa chữa.
- Ví dụ : máy 1K62 có bậc phức tạp sửa chữa 11 thì khối lượng lao động sửa chữa của máy bằng tổ hợp khối lượng lao động của 11 đơn vị sửa chữa.
- Có thể tổng cộng tất cả đơn vị sửa chữa của thiết bị được dung để xác định số lượng công nhân cần cho việc sửa chữa theo kế hoạch, số lượng công cụ cần thiết trong phân xưởng sửa chữa cơ khí hoặc bộ phận sửa chữa trong các xưởng và số lượng vật liệu cần thiết.
c) Định mức các giai đoạn sửa chữa.
- Khối lượng lao động của tất cả các dạng sửa chữa và nguyên công dự phòng cho một đơn vị sửa chữa, bao gồm cả việc chế tạo chi tiết thay thế được trình bày trong bảng 1.15.
Thời gian tiêu chuẩn giới hạn cho một đơn vị sửa chữa, giờ (Bảng 1.15)
Nguyên công sửa chữa
Máy cắt gọt kim loại, gia công gỗ, rèn dập, đúc và thiết bị nâng chuyển
Thiết bị nhiệt năng
Tên công việc
Tên công việc
Nguội
Máy công cụ
Khác *
Tổng cộng
Cơ bản **
Máy công cụ
Khác
Tổng cộng
-Rửa máy
-Kiểm tra độ chính xác
-Bảo dưỡng trước khi sửa chữa lớn
-Bảo dưỡng
-Sửa chữa nhỏ
-Sửa chữa trung bình
-Sửa chữa lớn
0,35
0,4
0,1
0,75
4,0
16,0
23,0
_
_
0,1
0,1
2,0
7,0
10,0
_
_
_
_
0,1
0,5
2,0
0,35
0,4
1,1
0,85
6,1
23,5
35,0
_
_
_
_
6
19
38
_
_
_
_
1
6
12
_
_
_
_
1
2
2
_
_
_
_
8
27
52
*: Sơn, thông nước, hàn và các công việc khác.
**: Xây lò, tán, nong, ép và các công việc khác.
- Thời gian sửa chữa thiết bị phụ thuộc vào dạng sửa chữa, bậc phức tạp, thành phần đội sửa chữa, quá trình công nghệ và các biện pháp tổ chức - kỹ thuật đảm bảo thực hiện công việc được nhanh (bảng 1.16).
- Các biện pháp này gồm có :
+ Trang bị cho nơi sửa chữa bằng các dụng cụ thích hợp, đồ gá và thiết bị nâng chuyển v.v…
+ Chuẩn bị bảng kê các khuyết tật.
+ Đảm bảo đầy đủ vật liệu, phụ tùng và bộ phận thay thế, cũng như điều kiện kĩ thuật để sửa chữa từng bộ phận và nghiệm thu máy.
+ Lập công nghệ sửa chữa thiết bị và bộ phận có kết hợp sử dụng các phương tiện cơ khí hoá thích hợp.
+ Áp dụng rộng rãi việc cơ khí hoá công việc làm bằng tay, sửa chữa theo cụm máy hoặc phân tán thành các nhóm nhỏ. Thời gian sửa chữa thiết bị tính từ lúc đưa máy vào sửa chữa cho đến khi nghiệm thu máy theo biên bản.
Thời gian sửa chữa thiết bị công nghệ trong nhà máy chế tạo cơ khí (1) (Bảng 1.16)
Nguyên công sửa chữa
Thời gian sửa chữa, ngày đêm, cho một đơn vị sửa chữa theo ca làm việc
1 ca/ ngày
2 ca/ ngày
3 ca/ ngày
Kiểm tra độ chính xác
Sửa chữa nhỏ (Pn)
Sửa chữa trung bình (Pv)
Sửa chữa lớn (Pl)
0,1
0,25
0,6
1,0
0,05
0,14
0,33
0,54
0,04
0,1
0,25
0,41
(1) Bao gồm các máy cắt gọt kim loại, gia công gỗ, rèn dập, nâng chuyển, nhiệt năng. Trong trường hợp sửa chữa cả phần điện và phần cơ
II- CHI PHÍ BẢO TRÌ
- Chí phí của bảo trì có thể chia làm hai loại chính như sau : Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí liên quan tới bản thân việc tiến hành bảo trì. Nó bao gồm : Chi phí sửa chữa, nhân lực, hệ thống thông tin, quản lý bảo trì v.v…
- Chi phí gián tiếp là các chi phí trong hệ thống do sự cố và do bảo trì phòng ngừa. Chúng bao gồm phí tổn về tổn thất sản xuất do thiết bị hỏng hóc, phí tổn của chất lượng sản phẩm kém do bảo trì không tốt, phí tổn của thiệt hại vật chất và môi trường v.v…
- Trong việc phân tích hoạt động của hệ thống bảo trì và phân phối ngân sách, cả chi phí trực tiếp và gián tiếp đều phải được xem xét, nếu không kế hoạch bảo trì có thể không hiệu quả.
- Việc cần thiết là đạt được phần ngân sách thoả đáng, và trong phạm vi khoản tiền đó phải làm cho hệ thống bảo trì hoạt động hữu hiệu.
III- LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN BIỂU
- Công việc sửa chữa được lập kế hoạch theo các tiêu chuẩn sửa chữa cho mỗi đơn vị sửa chữa của thiết bị. Khi lập kế hoạch sửa chữa phải xét đến :
+ Các số liệu ghi trong nhật ký làm việc của thiết bị.
+ Xác định giai đoạn giữa hai lần sửa chữa.
+ Quy định số giờ hay số ca của từng giai đoạn và thứ tự các lần sửa chữa theo kế hoạch của mỗi máy.
- Trong kế hoạch hàng năm thường bao gồm : bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa trung bình, sửa chữa lớn thiết bị. Trên cơ sở kế hoạch sửa chữa năm, lập kế hoạch hàng tháng dưới dạng đồ thị sửa chữa.
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tháng
Dạng
sửa
chữa
Bắt đầu sử dụng
IV- HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BẢO TRÌ.
- Hệ thống thông tin theo dõi tình trạng và hoạt động của hệ thống. Chúng cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thiết kế, qui định và kiểm soát được tốt hơn. Khi hệ thống sản xuất trở nên rộng hơn và phức tạp hơn thì các hệ thống thông tin bảo trì dựa trên máy tính trở nên đắc dụng.
- Có rất nhiều hệ thống thông tin cho bảo trì. Mỗi bộ phận có thể phát triển hệ thống thông tin riêng của nó. Hoặc cũng có thể mua một trong rất nhiều hệ thống thông tin bảo trì sẵn có trên thị trường. Một hệ thống thông tin khác nằm ngay trong các chương trình : Qui hoạch tài nguyên sản xuất (MRP II) hay Qui hoạch tài nguyên xí nghiệp (ERP) như một khối chức năng. Một ưu thế của khối chức năng là chúng có tích hợp chức năng bảo trì vào trong sản xuất.
- Các hệ thống thông tin bảo trì cần phải được khai thác tốt để bù đắp cho chi phí của chúng. Chúng phải được dùng không chỉ để tạo số liệu, viết báo cáo v.v… mà còn để giúp nhà quản lý vận dụng tài nguyên để nâng cao hiệu quả của bảo trì trong việc hỗ trợ chức năng sản xuất.
V- THANH TRA
* Thanh tra P.M (Preventive Maintenance) :
+ Phân tích các phương pháp.
+ Thời gian chuyển dịch tối thiểu.
+ Kết hợp các lệnh điều việc.
+ Dụng cụ và thiế bị.
+ Thiết kế lắp đặt mới cho công tác thanh tra.
* Thanh tra cần những gì trong một thiết bị :
+ Danh sách kiểm tra.
+ Thiết bị nào cần kiểm tra.
+ Phân loại theo hoạt động (công đoạn), độ an toàn, hiệu năng, phụ kiện, nhà xưởng v.v…
* Khi nào thì cần thanh tra :
+ Tính thiết yếu của thiết bị
+ So sánh với các thiết bị tương tự.
+ Đặc tính vận hành.
+ Tuổi thọ.
+ Độ an toàn.
+ Sách chỉ dẫn.
+ Tần suất : hàng ngày/tuần/tháng/năm.
+ Tuần tự theo chu kỳ hay ngẫu nhiên.
* Thiết lập kế hoạch thanh tra :
+ Đảm bảo nó hoạt động đúng theo thiết kế.
+ Đánh giá các vấn đề tiềm ẩn.
+ Dự đoán sự cố tiếp theo.
+ Kiểm tra tình trạng.
+ Lập kế hoạch sửa chữa .
+ Lưu đồ ra quyết định.
+ Tần suất :
+ Phân loại ưu tiên :
· Theo lưu đồ
· Theo hệ số P.M
+ P.M. inspection factor:
P.M. =
D(A+B+C)
E x F
+ Hệ số P.M thanh tra
Trong đó :
PM : hệ số thanh tra
D : số sự cố / năm
A : Chí phí sửa chữa sự cố
B : Tổn hao sản lượng do sự cố
C : Chi phí sửa chữa các thiết bị khác bị ảnh hưởng bởi sự cố
E: Chi phí trung bình của hoạt động PM / năm
F : Số hoạt động PM theo kế hoạch / năm
Lưu đồ ra quyết định phương thức thanh tra.
* Danh sách các thiết bị thiết yếu (Theo thứ tự ưu tiên bảo trì)
A. Nhà máy:
Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp.
Nguồn điện chính.
Các hệ thống khác: Nitơ, khí nén, hơi nước.
Hệ thống thu hồi dung môi.
Hệ thống kiểm soát ô nhiễm đầu ra.
Hệ thống phát hiện rò rỉ khí cháy nổ.
Hệ thống tháp đèn chớp.
Dụng cụ kiểm định thiết bị.
Thiết bị liên lạc trong nhà máy.
B. Khu vực chế biến:
Dụng cụ khấy chất dẻo/ dụng cụ bôi trơn.
Bơm + đồ bôi trơn.
Bơm của tháp làm nguội.
Thiết bị ly tâm.
Máy nén lạnh.
Hệ thống phát hiện rò rỉ khí cháy nổ.
Hệ thống phân tích oxi ở bộ phận sấy.
Bể trung hoà.
Cầu dao + tram điện trung thế.
Trung tâm điều khiển động cơ.
Hệ thống điều hoà cho trung tâm điều khiển động cơ và các giá điều khiển thiết bị.
Hệ thống tiếp đất của thiết bị.
Chiếu sáng khu vực
C. Khu vực vo viên.
Chiếu sáng khẩn cấp.
Thang máy.
Động cơ lớn.
Hệ thống xử lý rơi vãi.
Cầu dao + trạm điện trung thế.
Trung tâm điều khiển động cơ.
Chiếu sáng khu vực.
Hệ thống tiếp đất.
Bộ phận điều hoà không khí.
Bộ phận kiểm soát không khí cho động cơ.
* Lựa chọn nhân viên thanh tra:
-Phụ thuộc vào:
+ Tần suất thanh sát.
+ Tầm quan trọng của thiết bị
+ Tầm quan trọng của việc thanh sát.
+ Độ phức tạp của thiết bị.
+ Độ phức tạp của việc thanh sát.
+ Độ tin cậy.
+ Các thủ tục theo sau.
- Mẫu thanh tra P.M.:
+ Sử dụng mã màu để xử lý thông tin
+ Giảm thiểu ghi chép (sử dụng các ký hiệu o, x, +, …)
+ Liệt kê từng thiết bị.
+ Để chỗ cho các hoạt động cần thực hiện.
+ Lưu tâm nhân viên thanh tra về các thiết bị quan trọng.
+ Tạo đủ chỗ cho việc vào số liệu.
* Ghi nhận các hoạt động kế tiếp của nhân viên thanh sát P.M.:
- Ghi nhận tình trạng/ hàng động cần thiết một cách chi tiết khi cần thiết.
- Báo cáo cho cán bộ có thẩm quyền nếu cần.
- Ghi nhân chứng.
Thanh tra viên P.M.
Quản đốc bảo trì
Kế toán
Kho
Nhân viên bảo trì
- Ghi chép công việc tiếp theo:
+ Ai đã được báo cáo
+ Lệnh điều việc được yêu cầu.
+ Các thủ tục an toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu QUẢN LÝ BẢO TRÌ.doc