Tài liệu - Pháp luật về phá sản

Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao bán cho bà Đoàn Thị Huế một hệ thống tráng rọi ảnh mầu điện tử Konica Nice Print System Model 878-SQA, mới 100% cho ra các cỡ ảnh: 4x6/ 9x12/ 10x15/ 13x18/ 20x25/ 20x30/ 25x38, công suất 2350 ảnh/giờ, với tổng giá trị máy là 88.000 USD. Sau khi ký hợp đồng bà Huế phải đặt cọc trước 2.000 USD, trước khi nhận máy bà Huế phải thanh toán 24.400USD, số tiền gốc còn lại là 61.600 USD bà Huế phải thanh toán trong vòng 36 tháng với mức lãi suất trừ lùi 16% một năm, thời gian bắt đầu trả là sau một tháng tính từ khi máy được bàn giao có biên bản nghiệm thu, cụ thể trả từng tháng theo bản phụ lục 01/PL kèm với hợp đồng. - Về Phương thức thanh toán các bên có thoả thuận là số tiền bà Huế thanh toán được thực hiện: Hoặc bằng chuyển khoản vào tài khoản của Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao tại Ngân hàng Đầu tư phát triển thành phố Hồ Chí Minh hoặc bằng đồng Việt Nam quy ngang đô la Mỹ tại văn phòng Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao ở 74 Nguyễn Văn Trỗi theo tỷ giá bán của Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thanh toán. Trường hợp thanh toán trả tiền mua máy chậm trễ theo tiến độ từng tháng cũng như trong 36 tháng bà Huế phải trả lãi 2% tháng trên trị giá chậm trễ cho Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao kể từ ngày chậm trễ. Trường hợp bà Huế quá hạn 2 tháng không thanh toán tiền máy hàng tháng, nếu không có sự thoả thuận của Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao trước bằng văn bản, Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao có quyền thu hồi máy. Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao chịu trách nhiệm bảo hành 6 tháng, kể từ ngày bàn giao máy hoàn chỉnh.

doc54 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu - Pháp luật về phá sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên tắc "Thẩm phán không được phép từ chối xét xử với lý do pháp luật chưa có quy định về vấn đề này". Hơn thế nữa, hành vi từ chối xét xử của thẩm phán còn được xem là một tội danh bị xử lý nghiêm khắc bằng pháp luật hình sự. Từ cách tiếp cận này, đã cho phép chúng ta thấy được vai trò to lớn của hệ thống án lệ - một nguồn luật quan trọng do chính Toà án sáng tạo ra để phục vụ hoạt động xét xử một cách có hiệu quả. Thông thường, thẩm quyền của Toà án của các quốc gia này bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi các tranh chấp sau: - Tranh chấp giữa các thương gia trong các giao dịch thương mại. - Tranh chấp liên quan đến hoạt động phát hành, lưu ký, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán. - Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa thành viên công ty với nhau về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể công ty. - Tranh chấp liên quan đên thương phiếu. - Tranh chấp mua bán, cho thuê, khoán kinh doanh một doanh nghiệp. - Tranh chấp liên quan đến sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi và xuất xứ hàng hoá...). - Tranh chấp lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền. - Tranh chấp thương mại hàng hải.... -Về thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng được áp dụng cho các tranh chấp trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: về hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng.... Bởi vậy, ở các quốc gia này người ta không hình thành luật tố tụng riêng cho các tranh chấp trong kinh doanh mà chỉ có luật về tố tụng dân sự. -Về cơ cấu tổ chức toà án Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về các điều kiện văn hoá, tập quán và truyền thống xây dựng pháp luật, Toà án các quốc gia này được tổ chức hết sức khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường thấy có hai mô hình tổ chức Toà án để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh là: + Thành lập các Toà chuyên trách với tên gọi là Toà kinh tế hay Toà thương mại độc lập về mặt tổ chức với Toà án thường để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Mô hình này thường gặp ở các nước theo dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (Continental Law) như: Công hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức.... Điều đáng lưu ý là, Thẩm phán thương mại thường được bổ nhiệm hoặc bầu theo một Quy chế riêng khác với Thẩm phán thông thường ở Pháp, Thẩm phán thương mại là một nghề danh dự và không hưởng lương. Các Hội thẩm tham gia hoạt động tại các Toà kinh tế (Toà thương mại) phải là các thương gia hoặc các chuyên gia kinh tế có uy tín và giầu kinh nghiệm và do đó họ thường được bổ nhiệm theo đề nghị của Phòng thương mại và công nghiệp. +Trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cho Toà dân sự. Ở các quốc gia theo mô hình này không có sự phân biệt rạch ròi giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh vì theo họ, tranh chấp trong kinh doanh về bản chất là một dạng của tranh chấp dân sự, và do đó không cần phải phân hoá điều chỉnh pháp luật về thủ tục tố tụng đến mức phải có Luật tố tụng cho các tranh chấp trong kinh doanh. Mô hình tổ chức này thường gặp ở các quốc gia theo dòng họ pháp luật Anh - Mỹ (Common Law) như Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ..... và một số quốc gia chuyển đổi như Trung Quốc, Cộng hoà Séc.... So với phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, việc giải quyết tranh chấp tại Toà án đã bộc lộ nhiều ưu thế hơn hẳn về trình tự, trình tự tố tụng chặt chẽ và tính khả thi của hiệu lực phán quyết. Mặc dù vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Toà án thường dài hơn và chi phí cao hơn so với giải quyết bằng Trọng tài. Thêm vào đó, nguyên tắc xét xử công khai tại Toà án không được giới doanh nghiệp nhìn nhận là một nguyên tắc có thể bảo vệ được bí mật kinh doanh và uy tín của họ trên thương trường. Có thể nói rằng, mỗi hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đều có những đặc điểm và hạn chế nhất định và chỉ có các đương sự và luật sư của họ mới hiểu rõ họ cần đến hình thức giải quyết tranh chấp nào trong những vụ việc cụ thể. Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh hiện nay ở các nước trên thế giới đang cho thấy một khuynh hướng: ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh như thương lượng, hoà giải, Trọng tài là các hình thức giải quyết tranh chấp chiếm ưu thế thì ngược lại ở các quốc gia chuyển đổi, việc Toà án tiếp tục vẫn đóng vai trò là hình thức giải quyết tranh chấp quan trọng nhất. II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Phù hợp với thông lệ quốc tế, Trọng tài thương mại ở Việt Nam tồn tại dưới cả hai hình thức là Trọng tài thường trực (quy chế) và Trọng tài vụ việc (Ad-hoc). Trong khi Trọng tài thường trực Trọng tài ngoại thương được thành lập trên cơ sỏ Nghị định của Chính phủ số 59/CP ngày 30.04.1963. Trọng tài hàng hải được thành lập trên cơ sỏ Nghị định của Chính phủ số 153/CP ngày 15.10.1964. đã có lịch sử phát triển lâu dài trong đời sống pháp lý của Việt Nam, thì Trọng tài vụ việc mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Do tính chất của Trọng tài vụ việc là giải quyết một lần, nên việc thiết lập Hội đồng trọng tài vụ việc được thực hiện thông qua thủ tục chỉ định Trọng tài viên của các bên đương sự. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại Theo Điều 1 và Điều 2 khoản 3 Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25.02.2003, Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 25/2004/NĐ-CP ngày 15.01.2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh trong hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Điều đáng lưu ý là, những tranh chấp nói trên chỉ được giải quyết bằng Trọng tài, nếu trước, trong và sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực theo pháp luật. Theo Điều 9 của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản. Về hình thức thể hiện, thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là thỏa thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong những trường hợp sau đây Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài 2003 : Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003; Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật; Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung; Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003; Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Cũng cần thiết phải chỉ ra rằng, các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh trong hoạt động thương mại và giữa họ có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực theo pháp luật thì vụ việc này phải giải quyết bằng trọng tài thương mại. Do đó, khi có người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại thì Toà án yêu cầu người khởi kiện cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Đồng thời Toà án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện để xác định vụ tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Nếu có căn cứ cho thấy vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài thì Toà án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng để trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án toà án mới phát hiện được vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài, thì Toà án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện cho đương sự Mục 1, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31.07.2003 hướng dẫn thi hành một sô quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. . Thành lập, đăng ký, chấm dứt hoạt động Trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài Thành lập Trung tâm Trọng tài 2.1.1 Điều kiện thành lập Việc thành lập Trung tâm Trọng tài cần thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Thứ nhất, việc thành lập Trung tâm Trọng tài phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo quy định của Chính phủ. Theo Điều 4 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại mới chỉ cho phép thành lập các Trung tâm Trọng tài tại một số trung tâm thành phố lớn, có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, như: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Việc thành lập Trung tâm Trọng tài tại các các địa phương khác phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phải đảm bảo điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài quy định tại khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. - Thứ hai, phải có ít nhất 5 sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên Theo Điều 12 của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2005, Trọng tài viên phải là công dân Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan; có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên. Ngoài các điều kiện nêu trên, những trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên: + Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; + Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án Như vậy, điểm mới cơ bản của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 về điều kiện chuyên môn của Trọng tài viên là phải có trình độ đại học với thâm niên công tác thực tế theo ngành đã học không dưới 5 năm. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 không bắt buộc các Trọng tài viên phải có trình độ đại học Luật hoặc tương đương Đại học Luật và có ít nhất 8 năm liên tục làm công tác pháp luật và kinh tế như đòi hỏi của Thông tư số 02/PLDSKT của Bộ Tư pháp ngày 3/1/1995 hướng dẫn Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994. Với cách quy định như trên, Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã tận dụng được nhiều chuyên gia trong nhiều ngành và linh vực kinh doanh có điều kiện sử dụng được chuyên môn, nghiệp vụ của mình trên cương vị Trọng tài viên. Theo đó, thủ tục thi tuyển và công nhận Trọng tài viên như trước đây tỏ ra là không cần thiết. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã thừa nhận tư cách Trọng tài viên của người đủ điều kiện làm Trọng tài viên mặc nhiên được xác định ở thời điểm họ được các bên chọn hoặc Trung tâm Trọng tài hay Tòa án có thẩm quyền chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp (khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại). Thứ ba, được Hội Luật gia Việt Nam giới thiệu. 2.1.2 Thủ tục thành lập Các sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh gửi hai bộ hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm Trọng tài đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây: Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài có các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 14 của Pháp lệnh, có thỏa thuận về việc cử một sáng lập viên làm Chủ tịch Trung tâm và có chữ ký của tất cả các sáng lập viên; Sơ yếu lý lịch, bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, giấy tờ xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đã qua thực tế công tác theo ngành học từ năm năm trở lên của các sáng lập viên; Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập và phê chuẩn Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; đồng thời có công văn thông báo kèm theo bản sao Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tư pháp), nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm các giấy tờ sau đây: - Đơn đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ địa điểm dự định đặt trụ sở của Trung tâm Trọng tài; - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài; - Danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm Trọng tài. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài thực hiện việc đăng báo theo quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh, thực hiện các thủ tục mở tài khoản và khắc con dấu theo quy định của pháp luật. Trung tâm Trọng tài chỉ được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Địa vị pháp lý của Trung tâm Trọng tài Trung tâm Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm. Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên. Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử. Trung tâm Trọng tài có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Xây dựng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài, nhưng không được trái với những quy định của Pháp lệnh này; - Mời những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này làm Trọng tài viên của Trung tâm; - Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này; - Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng cho các Hội đồng Trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp; - Thu phí trọng tài, trả thù lao cho Trọng tài viên theo Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; - Tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp của Trọng tài viên; - Báo cáo định kỳ hoạt động của Trung tâm Trọng tài với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở Tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động; - Xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài khi Trọng tài viên vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp lệnh này và Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; - Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chấm dứt hoạt động Trung tâm Trọng tài Hoạt động của Trung tâm Trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Các trường hợp quy định tại Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; - Bị thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài. Khi chấm dứt hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải nộp lại Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài, Giấy đăng ký hoạt động và con dấu cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài được quy định tại Điều 11 và 12 của Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2004. Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm Trọng tài Chi nhánh Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh ở trong và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm đặt trụ sở. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm Trọng tài, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Trung tâm Trọng tài, kể cả nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền. Hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài. Trung tâm Trọng tài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Trung tâm Trọng tài cử một Trọng tài viên làm Trưởng chi nhánh. Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trung tâm Trọng tài phải đăng ký hoạt động của chi nhánh tại Sở Tư pháp, nơi đặt chi nhánh. Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gồm có các giấy tờ sau đây: - Đơn đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ địa điểm dự định đặt trụ sở của chi nhánh; - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài; - Quyết định của Trung tâm Trọng tài về việc cử Trưởng chi nhánh; - Danh sách Trọng tài viên của chi nhánh. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Chi nhánh Trung tâm Trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc lập chi nhánh của Trung tâm Trọng tài cho Bộ Tư pháp. Trong trường hợp Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở, trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài thông báo bằng văn bản về việc lập chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương, nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh trong ba số liên tiếp về việc lập chi nhánh. Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau: - Theo quyết định của Trung tâm Trọng tài; - Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh chấm dứt hoạt động; - Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh; nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương, nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Văn phòng đại diện Trung tâm Trọng tài được lập văn phòng đại diện ở trong và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở.Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm Trọng tài, được đại diện cho Trung tâm Trọng tài trong các giao dịch của Trung tâm theo uỷ quyền. Văn phòng đại diện có Trưởng văn phòng đại diện.Trung tâm Trọng tài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập văn phòng đại diện, Trung tâm Trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc lập văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của Trung tâm Trọng tài. Chậm nhất là bảy ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, Trung tâm Trọng tài phải thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt văn phòng đại diện. Thành lập Hội đồng Trọng tài Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung tâm Trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài và báo cho Trung tâm Trọng tài biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho bị đơn. Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho các bị đơn. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất của Trung tâm Trọng tài giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên thì theo yêu cầu của một bên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên. Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài. Thành lập Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên. Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án cấp tỉnh, nơi có trụ sở hoặc cư trú của một trong các bị đơn chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên theo yêu cầu của nguyên đơn và thông báo cho các bên. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng viên được chọn hoặc được Toà án chỉ định, các Trọng tài viên này phải thống nhất chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh, nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên thứ ba. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên. Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do Tòa án chỉ định có thể là Trọng tài viên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một bên, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên. Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài. Thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng trọng tài được bắt đầu bằng thủ tục thụ lý đơn khởi kiện do nguyên đơn nộp gửi Trung tâm Trọng tài (nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài) hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn (nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập). Đơn kiện Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng. của nguyên đơn phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Ngày, tháng, năm viết đơn; - Tên và địa chỉ của các bên; - Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; - Các yêu cầu của nguyên đơn; - Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu; -Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài mà nguyên đơn chọn. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. Bản sao phải có chứng thực hợp lệ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu nói trên. Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được gửi cho Hội đồng Trọng tài, đồng thời được gửi cho nguyên đơn trước ngày mở phiên họp của Hội đồng Trọng tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại. Bản trả lời phải được gửi cho bị đơn và Hội đồng Trọng tài.Thủ tục kiện lại được tiến hành như thủ tục giải quyết đơn kiện của nguyên đơn và do Hội đồng Trọng tài giải quyết cùng một lúc. Kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 20 của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên Trọng tài viên mà mình chọn. Bản tự bảo vệ phải gồm có các nội dung chủ yếu sau đây: - Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ; - Tên và địa chỉ của bị đơn; - Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ trong đó bao gồm việc phản bác một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn. Ngoài nội dung quy định tại điểm này, nếu bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì có quyền nêu ra trong bản tự bảo vệ. Sau khi được chọn hoặc được chỉ định, các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ; xác minh sự việc nếu thấy cần thiết. Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên. Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ; mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định. Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: - Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; - Kê biên tài sản tranh chấp; - Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; - Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; - Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; - Phong toả tài khoản tại ngân hàng. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng.Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hoà giải. Trong trương hợp hoà giải thành thì các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải được các bên và các Trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Giấy triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải gửi cho các bên chậm nhất ba mươi ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thoả thuận khác. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp. Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp.Quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định trọng tài; trong trường hợp việc giải quyết vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức thì quyết định trọng tài phải có tên Trung tâm Trọng tài; - Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; - Họ, tên các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất; - Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp; - Cơ sở để ra quyết định trọng tài; - Quyết định về vụ tranh chấp; quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác; - Thời hạn thi hành quyết định trọng tài; - Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất. Trường hợp có Trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài phải ghi việc này trong quyết định trọng tài và nêu rõ lý do.Các bên có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài không đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định về vụ tranh chấp vào quyết định trọng tài.Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó, nhưng chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Toàn văn quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày công bố. Quyết định trọng tài có hiệu lực kể từ ngày công bố. Hội đồng Trọng tài đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau đây: - Nguyên đơn rút đơn kiện hoặc được coi là đã rút đơn kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp; - Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết vụ tranh chấp. Hủy Quyết định của Trọng tài Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Ngày, tháng, năm viết đơn; - Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; - Lý do yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây: - Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; - Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, Toà án phải thông báo cho Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Toà án. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51, đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại này để ra quyết định. Sau khi xem xét đơn, giấy tờ kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của những người được triệu tập, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài; đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người nộp đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải gửi bản sao quyết định cho các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập và Viện kiểm sát cùng cấp.Trong trường hợp Hội đồng xét xử huỷ quyết định trọng tài, nếu không có thoả thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án. Trong trường hợp Hội đồng xét xử không huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại này. Toà án ra quyết định huỷ quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không có thoả thuận trọng tài; - Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này; -Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này; -Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ; - Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này; -Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án được thực hiện theo Điều 55 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2005. Thi hành Quyết định của Trọng tài Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THÔNG QUA TOÀ ÁN 1. Thẩm quyền 1.1 Thẩm quyền theo cấp Tòa án 1.1.1 Tòa án nhân dân cấp huyện Theo Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn được trao thẩm quyền xét xử sơ thẩm một số tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Như vậy, dù đã cố gắng trong việc mở rộng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện, song pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cho Tòa kinh tế cấp tỉnh. Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, gồm có: - Tranh chấp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự (2004) mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. - Tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận. - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. - Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 1.1.2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc về Tòa kinh tế và Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. - Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Khi cần thiết, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Ngoài thẩm quyền xét xử sơ thẩm, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. - Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyềnxét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. 1.1.3 Tòa án nhân dân tối cao Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân tối cao thuộc Tòa kinh tế, Tòa phúc thẩm và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. - Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. - Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các Tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. 1.2 Thẩm quyền theo lãnh thổ Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức). Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 còn cho phép đương sự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Đây là một điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 mà trước đó, các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định. Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực pháp luật, pháp luật của Việt Nam không cho phép các đương sự có quyền thỏa thuận chọn Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp. Thẩm quyền của Tòa đã được pháp luật phân định theo những tiêu chí nhất định mà các đương sự không được quyền thỏa thuận chọn Tòa án, chỉ có nguyên đơn mới có quyền chọn Tòa án trong những trường hợp được pháp luật quy định. Việc cho phép các đương sự được thỏa thuận chọn Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp là xuất phát từ quan điểm tôn trọng tối đa quyền định đoạt của các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. 1.3 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn Để thuận lợi nhất cho nguyên đơn trong việc giải quyết vụ tranh chấp cũng như xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể, pháp luật dành cho nguyên đơn được quyền chọn Tòa án để giải quyết vụ tranh chấp. Theo Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, nguyên đơn được chọn Tòa án để giải quyết vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong những trường hợp sau đây: - Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; - Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; - Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; - Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; - Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 2. Thủ tục tố tụng Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động (gọi chung là thủ tục giải quyết vụ án), gồm có: - Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm. - Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm. - Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Câu hỏi ôn tập Các hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật việt nam? Ưu, khuyết điểm của từng hình thức? So sánh thủ tục hòa giải trong tố tụng và hòa giả ngoài tố tụng. Bài tập: Tranh chấp hợp đồng mua bán ngũ cốc Các bên: Nguyên đơn: Người bán Singapore Bị đơn: Người mua Việt Nam Các vấn đề được đề cập: Về chủ thể chính của hợp đồng mua bán giao kết thông qua người đại diện Hàng khuyến mãi và nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu đối với hàng khuyến mãi Tạm ứng hàng cho bên thứ ba trên cơ sở yêu cầu và thoả thuận của bên bán Tóm tắt vụ việc: Cty X (cty được nguyên đơn uỷ quyền làm đại diện) ký với bị đơn hai hợp đồng mua bán theo đó nguyên đơn bán cho bị đơn: bột ngũ cốc dinh dưỡng và cà phê Coffeemix trị giá 30.925,47 USD (Hợp đồng thứ nhất) và bột ngũ cốc dinh dưỡng, chè xanh cao cấp… trị giá 8.917,45 USD (Hợp đồng thứ hai). Trên hai hợp đồng này ghi tên các bên ký kết là tên nguyên đơn và Công ty X và tên bị đơn. Điều kiện giao hàng CIF tại cảng TP HCM không chậm hơn ngày 30/3/1999 (đối với Hợp đồng thứ nhất) và ngày15/9/1999 (đối với Hợp đồng thứ hai); Thanh toán bằng TTR, bị đơn phải chuyển 100% trị giá hoá đơn trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được chứng từ vận tải gốc; người hưởng lợi là nguyên đơn. Thực hiện Hợp đồng, nguyên đơn đã chuyển số hàng thuộc Hợp đồng thứ nhất cho bị đơn vào ngày 13/3/1999 và số hàng thuộc Hợp đồng thứ hai tới bị đơn ngày 17/3/1999. Các hoá đơn vận tải gốc của hai hợp đồng này cũng đã được nguyên đơn gửi cho bị đơn. Nhưng bị đơn không thanh toán tiền hàng cho nguyên đơn. Ngày 1/12/1999 nguyên đơn gửi văn thư cho bị đơn để nhắc nhở việc thanh toán tiền hàng theo hai hoá đơn nói trên. Tất cả các văn bản này bị đơn đều đã nhận được. Nhưng bị đơn vẫn không thanh toán số tiền hàng này cho Nguyên đơn. Ngày 29/5/2000, nguyên đơn chính thức kiện bị đơn ra Trung tâm Trọng tài đòi bị đơn phải trả các khoản tiền sau:Tổng số tiền hàng của hai hợp đồng: 39.842,91 USD; Tiền lãi của tiền hàng theo hoá đơn vận tải của hợp đồng thứ nhất lãi suất 11,7%;Tiền lãi của tiền hàng theo hoá đơn vận tải của hợp đồng thứ hai lãi suất 11,7%; Phí trọng tài; Phí dịch thuật: 5.000 USD; Phí liên lạc : 400 USD Bị đơn trình bày như sau: Bị đơn không ký bất cứ Hợp đồng nào với nguyên đơn nên nguyên đơn không có tư cách pháp lý để kiện. Tuy nhiên bị đơn thừa nhận có ký kết hai hợp đồng nói trên với Công ty X. Về số tiền hàng: Theo thoả thuận giữa Cty X và bị đơn, trong tổng số 39.842,91 USD tiền hàng của hai hợp đồng đã ký kết có 11.194,92 USD là tiền một phần lô hàng theo hợp đồng thứnhất do Cty X khuyến mãi cho bị đơn.Thực tế khi nhập khẩu số hàng khuyến mãi này bị đơn đã phải nộp 101.066.059 VND là tiền thuế nhập khẩu mà theo bị đơn Công ty X có trách nhiệm phải hoàn lại cho bị đơn. Theo thoả thuận và yêu cầu của Công ty X, bị đơn đã xuất tạm ứng một phần trong tổng số hàng theo hai hợp đồng trên cho Công ty Y với trị giá 287.320.000VND, bị đơn chưa được thanh toán số tiền này. Theo bị đơn, Cty X phải chịu trách nhiệm yêu cầu Cty Y thanh toán cho bị đơn và bị đơn đã có văn thư gửi đến Cty X về việc này. Sau khi tính toán, Cty X còn thiếu của bị đơn là 6.278,80USD. Bị đơn yêu cầu Uỷ ban Trọng tài bác hồ sơ kiện của nguyên đơn, với lý do là nguyên đơn không đủ yếu tố pháp lý để kiện bị đơn. Bài 2: Ngày 30-11-2005, Công ty TNHH Thương mại Ngôi sao ( Q3 Tp.HCM) ký hợp với bà Đoàn Thị Huế có nội dung thoả thuận như sau: - Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao bán cho bà Đoàn Thị Huế một hệ thống tráng rọi ảnh mầu điện tử Konica Nice Print System Model 878-SQA, mới 100% cho ra các cỡ ảnh: 4x6/ 9x12/ 10x15/ 13x18/ 20x25/ 20x30/ 25x38, công suất 2350 ảnh/giờ, với tổng giá trị máy là 88.000 USD. Sau khi ký hợp đồng bà Huế phải đặt cọc trước 2.000 USD, trước khi nhận máy bà Huế phải thanh toán 24.400USD, số tiền gốc còn lại là 61.600 USD bà Huế phải thanh toán trong vòng 36 tháng với mức lãi suất trừ lùi 16% một năm, thời gian bắt đầu trả là sau một tháng tính từ khi máy được bàn giao có biên bản nghiệm thu, cụ thể trả từng tháng theo bản phụ lục 01/PL kèm với hợp đồng. - Về Phương thức thanh toán các bên có thoả thuận là số tiền bà Huế thanh toán được thực hiện: Hoặc bằng chuyển khoản vào tài khoản của Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao tại Ngân hàng Đầu tư phát triển thành phố Hồ Chí Minh hoặc bằng đồng Việt Nam quy ngang đô la Mỹ tại văn phòng Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao ở 74 Nguyễn Văn Trỗi theo tỷ giá bán của Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thanh toán. Trường hợp thanh toán trả tiền mua máy chậm trễ theo tiến độ từng tháng cũng như trong 36 tháng bà Huế phải trả lãi 2% tháng trên trị giá chậm trễ cho Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao kể từ ngày chậm trễ. Trường hợp bà Huế quá hạn 2 tháng không thanh toán tiền máy hàng tháng, nếu không có sự thoả thuận của Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao trước bằng văn bản, Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao có quyền thu hồi máy. Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao chịu trách nhiệm bảo hành 6 tháng, kể từ ngày bàn giao máy hoàn chỉnh.... Thực hiện hợp đồng: Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao giao hệ thống tráng rọi ảnh màu điện tử Konica Nice Print System Model 878-SQA, mới 100%, theo đơn giá tài chính số 036321 ngày 28-12-2005 bà Huế ký biên bản nghiệm thu, ngày 15-01-2006 công nhận việc lắp đặt và vận hành tốt, phụ tùng theo máy giao đủ. Bà Huế trả tiền đặt cọc 2.000 USD (ngày 30-11-2005), thanh toán 24.400 USD (ngày 28-12-2005), thanh toán trả chậm 6.880 USD (vào tháng 2,3,5,6 năm 2006) tổng cộng đã trả được 33.280 USD. Tháng 12-2006 Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao khởi kiện yêu cầu bà Huế thanh toán toàn bộ số tiền nợ tính đến tháng 12-2006 là toàn bộ giá trị máy còn lại kèm lãi suất tổng cộng là 67. 124,60 USD. Bà Huế thừa nhận về việc ký hợp đồng mua máy với Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao, công nhận trị giá máy là 88.000 USD và bà đã trả được 33.280 USD. Nhưng bà cho rằng vào tháng 03-2006 trong thời gian bảo hành lợi dụng lúc bà đi vắng, nhân viên Công ty đem hoá chất không phải hãng Konica sản xuất tự ý cho vào máy tráng rọi ảnh màu của bà làm cho chất lượng ảnh màu kém, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sau đó Công ty có cử kỹ thuật viên làm vệ sinh máy và Công ty đã không cung cấp hoá chất vật tư chính hãng nên bà xin trả lại máy, nhận lại tiền. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Yêu cầu của bà Huế có được chấp nhận không? Tại sao? Cách giải quyết của anh (chị)?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài liệu - pháp luật về phá sản.doc