Tài liệu môn học Vẽ kỹ thuật, vẽ điện - Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ

AutoCAD Electrical nằm trong top các phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng phần mềm, bạn cần mua chúng từ nhà sản xuất. Phần mềm là hệ thống kỹ thuật điện phức tạp phức tạp nhất. Đặc biệt bao gồm tất cả các chức năng của phần mềm AutoCAD chính. Các tính năng chính của phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp bao gồm: - Tạo báo cáo tài liệu điện tự động, dễ dàng cộng tác với khách hàng và nhà cung cấp. Đơn giản để tổ chức các tập tin trong một dự án lớn. Có thể xuất bản PDF dễ dàng. - Có thể vẽ bố trí bảng mạch điều khiển thông minh, cho phép thêm vào các thiết bị đầu cuối. Menu được tô sáng trong phần mềm AutoCAD Electrical giúp chỉnh sửa cực kỳ nhanh chóng. - Khả năng tự động đánh số dây, khả năng tái sử dụng thiết kế mạch. Thư viện với hàng trăm ngàn ký hiệu sơ đồ mạch tiêu chuẩn.

pdf56 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn học Vẽ kỹ thuật, vẽ điện - Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trên cơ sở chƣơng trình đào tạo, Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đã tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo phục vụ cho giảng viên, giáo viên giảng dạy và học tập, thực tập của học sinh, sinh viên nghề Kỹ thuật máy lạnh vàđiều hòa không khí trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nƣớc. Trong đó tài liệu môn học Vẽ kỹ thuật - Vẽ điện đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và hình thành các kỹ năng cơ bản cho các học viên, sinh viên theo học nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chƣơng trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành đƣợc biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo trình đƣợc biên soạn với dung lƣợng thời gian đào tạo 30 giờ gồm có: Chƣơng 1: Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật Chƣơng 2: Các dạng bản vẽ cơ bản Chƣơng3: Vẽ sơ đồ điện. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng nhƣ khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để ngƣời học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo nhƣng không tránh đƣợc những khiếm khuyết. Rất mong nhận đƣợc đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Khoa Điện tử - Điện lạnh, Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 3 MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT 7 1. Qui ƣớc trình bày bản vẽ 7 1.1. Vật liệu và dụng cụ vẽ 7 1.2. Khổ giấy 8 1.3. Khung vẽ và khung tên 8 1.4. Tỉ lệ 11 1.5. Đƣờng nét 11 1.6. Chữ viết trong bản vẽ 11 1.7. Ghi kích thƣớc 13 2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện 17 2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam 17 2.2. Tiêu chuẩn Quốc tế 18 CHƢƠNG 2: CÁC DẠNG BẢN VẼ CƠ BẢN 19 1. Vẽ hình học 19 2. Hình chiếu vuông góc 24 3. Hình cắt, mặt cắt 28 CHƢƠNG 3: VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN 34 1. Khái quát về vẽ sơ đồ điện 34 2. Vẽ các bản vẽ điện 36 2.1. Vẽ sơ đồ trang bị điện 36 2.2. Vẽ sơ đồ cung cấp điện 41 2.3. Vẽ sơ đồ điện tử 46 3. Giới thiệu một số phần mềm vẽ điện 53 4. Ứng dụng một số phần mềm vẽ điện 55 4.1. Vẽ sơ đồ trang bị điện 55 4.2. Vẽ sơ đồ cung cấp điện 55 4 4.3. Vẽ sơ đồ điện tử 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vẽ kỹ thuật - Vẽ điện Mã môn học: MHĐL07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Vẽ kỹ thuật - Vẽ điện đƣợc bố trí học song song với các môn học/ mô đunCơ sở kỹ thuật nhiệt - lạnh và ĐHKK, An toàn lao động, vật liệu điện lạnh... - Tính chất:Là mô đun kỹ thuật cơ sở. - ngh a và vai trò của môn học:Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa các trang thiết bị điện, ngƣời công nhân điện cần phải biết đọc, phân tích và vẽ đƣợc các bản vẽ kỹ thuật, đồng thời bổ trợ kiến thức cần thiết cho các mô đun/ môn học khác trong chƣơng trình đào tạo của nghề. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức:  Trình bày đƣợc các tiêu chuẩn, quy ƣớc của bản vẽ kỹ thuật - bản vẽ điện, phƣơng pháp vẽ các loại hình chiếu, mặt cắt, hình cắt...  Đọc đƣợc các bản vẽ đơn giản về cấu tạo các thiết bị, bản vẽ lắp, sơ đồ bố trí lắp đặt điện. - Kỹ năng:  Vẽ đƣợc các bản vẽ điện đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.  Sử dụng đƣợc một số phần mền ứng dụng để vẽ các sơ đồ điện - điện tử. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, logic khoa học. Nội dung của môn học: Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 6 TT Tên các bài, chƣơng trong môn học Thời gian Tổng số Lýthu yết Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Thi/ Kiểmt ra 1 Chƣơng 1: Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật 1. Qui ƣớc trình bày bản vẽ 2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện 4 4 2 Chƣơng 2: Các dạng bản vẽ cơ bản 1. Vẽ hình học. 2. Hình chiếu vuông góc. 3. Hình cắt, mặt cắt. 4. Hình chiếu trục đo 9 5 4 3 Chƣơng3: Vẽ sơ đồ điện. 1. Khái quát về vẽ sơ đồ điện, mạch điện 2. Vẽ các bản vẽ điện, mạch điện. 3. Khái quát về phần mềm ứng dụng vẽ điện. 4. Ứng dụng phần mềm vẽ điện. 16 9 5 2 Thi kết thúc môn học 1 1 Tổng cộng 30 18 9 3 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT Mã bài: MH ĐL07 - 01 Giới thiệu: Đối tƣợng nghiên cứu về vẽ kỹ thuật là bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật là công cụ chủ yếu để diễn đạt ý đồ của nhà thiết kế, là văn kiện kỹ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất, là phƣơng tiện thông tin kỹ thuật để trao đổi thông tin giữa những ngƣời làm kỹ thuật với nhau Ngày nay, bản vẽ kỹ thuật đã đƣợc dùng rộng rãi trong tất cả mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Bản vẽ kỹ thuật đã trở thành “ngôn ngữ“ của kỹ thuật. Mục tiêu: - Trình bày đúng hình thức bản vẽ kỹ thuật nhƣ: khung vẽ, khung tên, tỉ lệ, đƣờng nét, chữ viết. - Phân biệt đƣợc các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật - vẽ điện. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Nội dung chính: 1. Qui ƣớc trình bày bản vẽ 1.1. Vật liệu và dụng cụ vẽ a. Giấy vẽ: Trong vẽ điện thƣờng sử dụng các loại giấy vẽ sau đây: - Giấy vẽ tinh, Giấy bóng mờ, Giấy kẻ ô li. b. Bút chì: - H: Loại cứng: từ 1H, 2H, 3H ... đến 9H. Loại này thƣờng dùng để vẽ những đƣờng có yêu cầu độ sắc nét cao. - HB: Loại có độ cứng trung bình, loại này thƣờng sử dụng do độ cứng vừa phải và tạo đƣợc độ đậm cần thiết cho nét vẽ. - B: Loại mềm: từ 1B, 2B, 3B ... đến 9B. Loại này thƣờng dùng để vẽ những đƣờng có yêu cầu độ đậm cao. Khi sử dụng lƣu ý để tránh bụi chì làm bẩn bản vẽ. c. Thƣớc vẽ: Trong vẽ điện, sử dụng các loại thƣớc sau đây: Thƣớc dẹt Thƣớc chữ T Thƣớc rập tròn Eke 8 d. Các công cụ khác: Compa, tẩy, khăn lau, băng dính 1.2. Khổ giấy Khổ giấy là kích thƣớc qui định của bản vẽ. Theo TCVN khổ giấy đƣợc ký hiệu bằng 2 số liền nhau: Quan hệ giữa các khổ giấy nhƣ sau: Hình 1.1: Quan hệ các khổ giấy 1.3. Khung vẽ và khung tên Mỗi bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng 1.3.1. Khung vẽ: Khung vẽ đƣợc kẻ bằng nét cơ bản, cách các mép giấy một khoảng bằng 5mm. Nếu bản vẽ đƣợc đóng thành tập thì cạnh trái của khổ giấy là 25mm Ký hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11 Kích thƣớc các cạnh của khổ giấy (mm) 1189×841 594×841 594×420 297×420 297×210 Ký hiệu của tờ giấy tƣơng ứng A0 A1 A2 A3 A4 9 Hình 1.2: Khung vẽ 1.3.2. Khung tên: Khung tên đƣợc bố trí ở góc phải phía dƣới bản vẽ. Kích thƣớc khung tên gồm có 2 loại: + Loại 1: - Dùng trong trường học Hình 1.3: Khung tên dùng trong trường học 1. Tên bản vẽ 6. Ngày hoàn thành bản vẽ 2. Vật liệu của chi tiết 7. Chữ ký người kiểm tra 3. Tỷ lệ bản vẽ 8. Ngày kiểm tra 4. Số thứ tự bài tập, ký hiệu bản vẽ 9. Tên trường lớp 5. Tên người vẽ + Loại 2: - Dùng trong sản xuất 10 Hình 1.4: Khung tên dùng trong sản xuất 1: Tên của sản phẩm 2: Ký hiệu của tài liệu 3: Ký hiệu của vật liệu 4: Số lượng của chi tiết, nhóm, bộ phận sản phẩm 5: Khối lượng của chi tiết, nhóm, bộ phận sản phẩm 6: Tỷ lệ dùng để vẽ 7: Số thứ tự của tờ 8: Tổng số tờ của tài liệu 9: Tên hay biệt hiệu của cơ quan, xí nghiệp phát hành tài liệu 10: Chức năng của những người đã ký vào tài liệu 11: Họ tên những người ký vào tài liệu 12: Chữ ký 13: Ngày tháng năm ký tài liệu 14: Ký hiệu của miền tờ giấy đó trên đó có phần tử được sửa đổi 15 - 19: Các ô trong bảng ghi sửa đổi được điền vào theo quy đinh 20: Số liệu khác của cơ quan thiết kế 21: Họ tên những người can bản vẽ 22: Ký hiệu khổ giấy a, Vị trí khung tên trong bản vẽ: Khung tên trong bản vẽ đƣợc đặt ở góc phải, phía dƣới của bản vẽ. b, Thành phần và kích thƣớc khung tên: 11 Khung tên trong bản vẽ điện có 2 tiêu chuẩn khác nhau ứng với các khổ giấy nhƣ sau: - Với khổ giấy A2, A3, A4: Nội dung và kích thƣớc khung tên nhƣ hình 1.3. - Với khổ giấy A1, A0: Nội dung và kích thƣớc khung tên nhƣ hình 1.4. c, Chữ viết trong khung tên: Chữ viết trong khung tên đƣợc qui ƣớc nhƣ sau: - Tên trƣờng: Chữ IN HOA h = 5mm (h là chiều cao của chữ). - Tên khoa: Chữ IN HOA h = 2,5mm. - Tên bản vẽ: Chữ IN HOA h = (7 – 10)mm. - Các mục còn lại: Có thể sử dụng chữ hoa hoặc chữ thƣờng h = 2,5mm. 1.4. Tỉ lệ Trên các bản vẽ kỹ thuật tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể đƣợc phóng to hay thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ là tỳ số giữa kích thƣớc đo đƣợc trên hình biểu diễn của bản vẽ với kích thƣớc tƣơng ứng đo đƣợc trên vật thể. Trị số kích thƣớc ghi trên hình biểu diễn không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn đó. Trị số kích thƣớc chỉ giá trị thực của kích thƣớc vật thể. Tỷ lệ thu nhỏ 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10 ; 1:15; 1:20; 1:25; 1:40 Tỷ lệ nguyên hình 1:1 Tỷ lệ phóng to 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10 :1; 15:1; 20:1; 25:1; 40:1 Trị số kích thƣớc ghi trên hình biểu diễn không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn đó. Trị số kích thƣớc chỉ giá trị thực của kích thƣớc vật thể 1.5. Đƣờng nét Để biểu diễn vật thể một cách sáng sủa, rõ ràng ngƣời ta dùng các loại đƣờng nét khác nhau đƣợc sử dụng theo quy định trong TCVN 8-1993 Nét vẽ Tên gọi Kích thƣớc Áp dụng tổng quát Nét liền đậm b = 0.3 – 1,5 Cạnh thấy, đƣờng bao thấy, đƣờng ren thấy, đƣờng đỉnh răng thấy. Nét liền mảnh b/3 Đƣờng kích thƣớc, đƣờng dóng kích thƣớc, đƣờng gạch gạch trên mặt cắt, 12 đƣờng chân ren thấy. Nét lƣợn sóng b/3 Đƣờng giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu khi không dùng đƣờng trục làm đƣờng giới hạn. Nét dích dắc b/3 Đƣờng giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu. Nét đứt mảnh b/2 Đƣờng bao khuất, cạnh khuất. Nét chấm gạch mảnh b/3 Đƣờng tâm, đƣờng trục đối xứng. Nét cắt 1,5b Vết của mặt phẳng cắt. Nét gạch hai chấm mảnh b/3 Đƣờng bao của chi tiết lân cận. Các vị trí đầu, cuối và trung gian của chi tiết di động. Bộ phận của chi tiết nằm ở hai phía trƣớc mặt phẳng cắt. 1.6. Chữ viết trong bản vẽ Trên bản vẽ kỹ thuật ngoài hình vẽ ra, còn có con số kích thƣớc những ký hiệu bằng chữ, những ghi chú bằng lời văn khác chữ và chữ số đó phải đƣợc ghi rõ ràng, thống nhất dễ đọc và không gây nhầm lẫn. TCVN 6 - 85 chữ viết trên bản vẽ quy định chữ viết gồm chữ, số và dấu dùng trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật. Khổ chữ: Khổ chữ (h) là giá trị đƣợc xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm có các khổ chữ sau: 2.5; 3.5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40. Chiều rộng nét chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao chữ Kiểu chữ: Có các kiểu chữ sau: - Kiểu A đứng và A nghiêng 750 với d = 1/14h (hình 1.5) - Kiểu A đứng 13 Hình 1.5: Kiểu chữ A đứng - Kiểu B đứng và nghiêng 750 với d = 1/10 h (hình 1.6) - Kiểu B nghiêng 750 Hình 1.6: Kiểu chữ B nghiêng 750 1.7. Ghi kích thƣớc 1.7.1. Quy định chung: Đơn vị đo chiều dài là mm, không ghi thứ nguyên này sau con số kích thƣớc. Nếu dùng đơn vị đo là cm; m thì đơn vị đo đƣợc ghi ngay sau chữ số hoặc phần ghi chú của bản vẽ. Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc hoặc sai lệch giới hạn của nó. - Con số kích thƣớc đƣợc ghi là con số thực của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỷ lệ của bản vẽ. - Số lƣợng các kích thƣớc ghi vừa đủ để xác định độ lớn của vật thể, mỗi kích thƣớc chỉ đƣợc ghi một lần. - Kích thƣớc đƣợc ghi bằng 3 thành phần là: Đƣờng gióng kích thƣớc, đƣờng kích thƣớc và con số kích thƣớc. Để tránh nhầm lẫn con số kích thƣớc luôn có chiều hƣớng 14 lên trên và sang trái của bản vẽ, không cho phép bất kỳ một đƣờng nét nào cắt qua con số. Đƣờng kích thƣớc đƣợc vạch quá một doạn 2 – 3 lần nét liền đậm. Đƣờng gióng kẻ xiên góc khi chúng cần thiết. * Đƣờng kích thƣớc: - Đƣờng kích thƣớc đƣợc vẽ bằng nét liền mảnh. - Đƣờng kích thƣớc thẳng đƣợc kẻ song song với đoạn thẳng đƣợc ghi (hình 1-10a). - Đƣờng kích thƣớc độ dài của cung tròn là cung tròn đồng tâm (hình 1-10b). - Đƣờng kích thƣớc của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc (hình 1-10c). - Không đƣợc dùng bất kỳ đƣờng nào của hình vẽ thay thế đƣờng kích thƣớc. Hình a Hình b Hình c Hình 1.7: Đường kích thước * Đƣờng gióng: Đƣờng gióng là đƣờng giới hạn phần tử đƣợc ghi kích thƣớc, đƣợc vẽ bằng nét liền mảnh kẻ từ hai đầu mút đoạn cần ghi kích thƣớc và kẻ vƣợt quá đƣờng kích thƣớc từ 2 - 2,5mm. Đƣờng gióng kích thƣớc của một đoạn thẳng đƣợc vẽ vuông góc với đoạn thẳng cần ghi kích thƣớc, khi cần chúng đƣợc kẻ xiên góc. Hình 1.8: Đường gióng khi kẻ xiên góc * Mũi tên - Đƣợc vẽ đầu mút đƣờng kích thƣớc. - Độ lớn mũi tên tùy theo nét vẽ. 15 Hình 1.9: Mũi tên - Trƣờng hợp đƣờng kích thƣớc ngắn quá thì mũi tên đƣợc vẽ bên ngoài đƣờng gióng (Hình 1.10a). - Trƣờng hợp đƣờng kích thƣớc nối tiếp nhau mà không đủ chỗ vẽ mũi tên thì dùng dấu chấm hoặc gạch xiên thay cho mũi tên (Hình 1.10 b, c) Hình 1.10: Cách ghi kích thước * Chữ số kích thước: - Đƣợc đặt khoảng giữa phía trên đƣờng kích thƣớc có khổ chữ từ 2,5 trở lên. - Trƣờng hợp không đủ chỗ để viết, chữ số đƣợc viết ở phía kéo dài. - Hƣớng chữ số kích thƣớc dài theo hƣớng nghiêng của đƣờng kích thƣớc, nếu đƣờng kích thƣớc có độ nghiêng quá lớn thì con số đƣợc phép ghi trên giá ngang. Hình 1.11: Chữ số kích thước - Hƣớng chữ số kích thƣớc góc theo hƣớng nghiêng của tiếp tuyến đƣờng kích thƣớc góc. 16 - Không cho phép đƣờng nét nào của bản vẽ kẻ chồng lên con số ghi kích thƣớc, trong trƣờng hợp đó đƣợc vẽ ngắt đoạn. Hình 1.12: Cách ghi con số * Các dấu hiệu và ký hiệu: - Đƣờng kính: Trong mọi trƣờng hợp trƣớc con số kích thƣớc của đƣờng kích thƣớc ký hiệu là Ø (Hình 1.13a). - Bán kính: ký hiệu R (Hình 1.13b). - Độ dài cung tròn phía trên con số kích thƣớc độ dài cung tròn ghi dấu cung (Hình 1.13c). - Trƣớc con số cạnh hình vuông ghi dấu vuông  (Hình 1.13d). Hình 1.13: Dấu hiệu 1.7.2. Các trƣờng hợp thƣờng gặp: Chiều dài các đoạn thẳng song song đƣợc ghi từ nhỏ tới lớn, chiều dài quá lớn hoặc quá nhỏ hay ở dạng đối xứng thì đƣợc ghi nhƣ các trƣờng hợp ngoại lệ. Đƣờng tròn và cung tròn: Đƣợc xác định bằng đƣờng kính của nó. Kích thƣớc của đƣờng tròn ký hiệu là  , đƣờng ghi kích thƣớc giới hạn bởi hai mũi tên. Của cung tròn có bán kính ký hiệu là R: Đƣờng ghi kích thƣớc giới hạn bởi một đầu mũi tên. 17 Hình cầu: Kích thƣớc đƣợc ghi nhƣ đƣờng tròn và cộng thêm chữ cầu vào trƣớc ký hiệu  . Hình vuông, mép vát: Trƣớc con số kích thƣớc có ký hiệu hình vuông, sau con số kích thƣớc có ký hiệu vát mép. 2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn vẽ điện khác nhau nhƣ: tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn Châu Âu, tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu chuẩn Liên Xô (cũ), tiêu chuẩn Việt Nam... Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn riêng của từng hãng, từng nhà sản xuất, phân phối sản phẩm. Nhìn chung các tiêu chuẩn này không khác nhau nhiều, các ký hiệu điện đƣợc sử dụng gần giống nhau, chỉ khác nhau phần lớn ở ký tự đi kèm (tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt...). Trong nội dung tài liệu này sẽ giới thiệu trọng tâm là ký hiệu điện theo tiêu chuẩn Việt Nam và có đối chiếu, so sánh với tiêu chuẩn Quốc tế ở một số dạng mạch. 2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam Các ký hiệu điện đƣợc áp dụng theo TCVN 1613 – 75 đến 1639 – 75, các ký hiệu mặt bằng thể hiện theo TCVN 185 – 74. Theo TCVN bản vẽ thƣờng đƣợc thể hiện ở dạng sơ đồ theo hàng ngang và các ký tự đi kèm luôn là các ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng việt (Hình 1.14). Hình 1.14. Ví dụ sơ đồ điện theo TCVN N K 1 K 2 C C  Đ 1 §2 K 3 C D O C 18 Chú thích: CD: Cầu dao; CC: Cầu chì; K: Công tắc; Đ: Đèn; OC: ổ cắm điện; 2.2. Tiêu chuẩn Quốc tế Trong IEC, ký tự đi kèm theo ký hiệu điện thƣờng dùng là ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh và sơ đồ thƣờng đƣợc thể hiện theo cột dọc (Hình 1.15) Hình 1.14. Ví dụ sơ đồđiện theo TCQT Chú thích: SW (source switch): Cầu dao; F (fuse): Cầu chì; S (Switch): Công tắc; L (Lamp; Load): Đèn N S 1 S 2 F  L 1 L 2 5 S 3 S W 19 CHƢƠNG 2: CÁC DẠNG BẢN VẼ CƠ BẢN Mã bài: MH ĐL07 - 02 Giới thiệu: Trong bản vẽ cơ khí đều đƣợc thể hiện dƣới dạng những đƣờng nét,các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt..Việc nắm bắt, vận dụng kiến thức, kỹ năng vẽ các bản vẽ là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mang tính tiên quyết đối với ngƣời thợ cũng nhƣ cán bộ kỹ thuật. Để làm đƣợc điều đó thì việc nhận dạng, tìm hiểu, vẽ chính xác các hính vẽ hình chiế, hình cắt, mặt cắt..đó là tiền đề cho việc phân tích, tiếp thu và thực hiện các bản vẽ kỹ thuật.Vậy trong chƣơng này cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng vẽ các hình biểu diễn trên bản vẽ cơ khí. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các khái niệm về các phép chiếu, hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt. - Vẽ đƣợc các dạng bản vẽ cơ bản nhƣ: vẽ hình học, các loại hình chiếu, hình cắt, mặt cắt... theo qui ƣớc của vẽ kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chủ động, sáng tạo trong công việc. Nội dung chính: 1. Vẽ hình học 1.1.Chia đều đoạn thẳng ,dựng độ đốc,độ côn a. Chia đều đoạn thẳng Muốn chia đoạn thẳng AB thành n phần bằng nhau . Từ A ta kẻ cát tuyến bất kỳ AX , trên AX ta lấy (n) phần bằng nhau . Từ (n) nối với B và từ các điểm trên AX kẻ song song với Bn ta đƣợc các điểm chia AB thành những đoạn thẳng bằng nhau. Ví dụ: Chia AB thành 3 phần bằng nhau (hình 2-1). 3 2 1 a B 1' 2' X Hình 2-1 20 b. Dựng độ đốc Định ngh a : Độ dốc giữa đƣờng thẳng OA và đƣờng thẳng OB là tang của góc AOB=tgAOB (hình 2-2) Hình 2-2 Ví dụ: Dựng đoạn thẳng AX có độ dốc 1/5 so với đoạn thẳng AB . Trƣớc hết chia đều đoạn AB thành 5 phần bằng nhau. Từ B ta dựng đoạn thẳng vuông góc với AB tại B có độ dài bằng 1/5 AB . Nối AX ta đƣợc độ dốc cần dựng (hình 2-3) a B X Hình 2-3 c.Dựng độ côn : Độ côn là tỷ số giữa hiệu 2 đƣờng kính của 2 mặt cắt và khoảng cách giữa 2 mặt cắt đó. Gọi độ côn là k . ta có k=(D-d)/h (hình 2-4) Hình 2-4 1.2. Chia đều đƣờng tròn,dƣng đa giác đều a. Chia đƣờng tròn thành 3 và 6 phần bằng nhau. Khi vẽ đƣờng tròn, trƣớc hết phải xác định tâm đƣờng tròn bằng cách kẻ hai đƣờng tâm vuong góc, giao của hai đƣờng vuông góc là tâm đƣờng tròn.  A B O 21 Chia đƣờng tròn thành 6 phần bằng nhau: Bán kính đƣờng tròn bằng độ dài của cạnh lục giác đều nội tiếp vòng tròn đó (hình 2-5) Hình2-5 b.Chia đƣờng tròn thành 5; 7; 9.. phần bằng nhau Phƣơng pháp chia vòng tròng thành 5 phần bằng nhau: Lấy trung điểm MO, Lấy K làm tâm, bán kính KA xác định điểm E, AE là có độ dài bằng độ dài cạnh ngũ giác đều (hình 2-6) Hình 2-6 Phƣơng pháp chia vòng tròn thành 7 phần bằng nhau: Chia đƣờng kính AB thành 7 phần bằng nhau .Từ điểm C quay cung tròn bán kính CD tâm C cắt đƣờng kính AB tạ I và J . Từ I,J ta cùng nối với các điểm chẵn hoặc điểm lẻ, kéo dài cắt đƣờng tròn tại các điểm, là các điểm chia đƣờng tròn thành 7 phần bằng nhau (hình 2-7). 22 Hình 2-7 1.3. Vẽ nối tiếp a. Vẽ cung tròn nối tiếp với 2 đƣờng thẳng Cho hai đƣờng thẳng .Hãy vẽ cung tròn bán kính (r) nối tiếp với hai đƣờng thẳng đó.Áp dụng tính chất tiếp xúc của đƣờng tròn và đƣờng thẳng để xác định vị trí tâm của cung nối tiếp.Cách vẽ (hình 2-8) Hình 2-8 b. Vẽ cung tròn nối tiếp với 2 cung tròn khác. Cho hai cung tròn tâm 01; 02 bán kính r1; r2 Hãy vẽ một cung tròn bán kính R nối tiếp với hai cung tròn tâm 01; 02 Áp dụng tính chất tiếp xúc của hai đƣờn tròn để xác định tâm cung nối và các tiếp tuyến Có ba trường hợp: - Trƣờng hợp tiếp xúc trong: Yêu cầu: Vẽ một cung tròn bán kính R nối tiếp trong với hai cung tròn (01,r1); (02,r2) 23 Cách vẽ: Từ tâm 01 vẽ cung bán kính R-r1 ; tâm 02 vẽ cung bán kính R-r2 ; hai cung này cắt nhau tại (0); (0) chính là tâm cung tròn bán knhs R tiếp xúc trong (hình 2- 9a) - Trƣờng hợp tiếp xúc ngoài: Yêu cầu: Vẽ một cung tròn bán kính R nối tiếp ngoài với hai cung tròn (01,r1); (02 ,r2) Cách vẽ: Từ tâm 01 vẽ cung bán kính R+r1 ; tâm 02 vẽ cung bán kính R+r2 ; hai cung này cắt nhau tại (0); (0) chính là tâm cung tròn bán kính R tiếp xúc ngoài (hình 2-9b) - Trƣờng hợp tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong: Yêu cầu: Vẽ một cung tròn bán kính R nối tiếp ngoài với cung tròn (01,r1); nối tiếp trong với cung tròn (02 ,r2) Cách vẽ: Từ tâm 01 vẽ cung bán kính R+r1 ; tâm 02 vẽ cung bán kínhR-r2 ; hai cung này cắt nhau tại (0); (0) chính là tâm cung tròn bán kính R tiếp xúc ngoài với cung tròn 01,r1); nối tiếp trong với cung tròn (02 ,r2) (hình 2-9c) T1 T1 T2 T1 T2 T2 O2 O2O2O1 o1 O O O1 O Hình 2-9 a. Nối tiếp trong b. Nối tiếp ngoài c. Nối tiếp trong và ngoài 1.4.Vẽ một số đƣờng cong hình học Trong kỹ thuật thƣờng dùng một số đƣờng cong không tròn nhƣ đƣờng elíp, đƣờng thân khai, đƣờng xoắn ốc.. Đƣờng elíp: Có hai cách vẽ Cách vẽ 1: (hình 2-10a) Cách vẽ 2: (hình 2-10b) 24 O O2 O2 O2 4 T1 5 6 7 8 T2T'2 T'1 3 11 121 2 9 10 (a) (b) 2. Hình chiếu vuông góc 2.1. Khái niệm về phép chiếu vuông góc - Ta lấy mặt phẳngP làm mặt phẳng chiếu. Từ điểm A bất kỳ ta dựng đƣờng thẳng vuông góc với mặt phẳng chiếu P, cắt P tại A. Ta nói ta đã thực hiện phép chiếu vuông góc. A ’ là hình chiếu vuông góc của A trên P - Nếu tất cả các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu thì ta có phép chiếu song song và vuông góc - Trong vẽ kỹ thuật dùng phép chiếu song song và vuông góc (hình 2-11) I a' P a Hình 2-11 2.2. Hình chiếu của điểm, đoạnthẳng ,mặt phẳng - Hệ thống 3 mặt phẳng chiếu Trong không gian ta lấy 3 mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một (P1┴P2┴P3) P1 : Là mặt phẳng chiếu từ trƣớc vào (Mặt phẳng chiếu đứng) P2 : Là phẳng chiếu từ trên xuống ( Mặt phẳng chiếu bằng) P3 : Là mặt phẳng chiếu từ trái sang (Mặt phẳng chiếu cạnh ) a.Hình chiếu củamột điểm trên ba mặt phẳng chiếu (hình 2-12) 25 O Y X ZP1 P2 P3 A2 A3 A1 Ax Ay Az A O X Z Y Y A2 A3 A1 Ax Ay Az Ay Hinh 2-12 Ta lấy điểm A bất kỳ trong không gian 3 mặt phẳng chiếu. Lần lƣợt chiếu vuông góc điểm A lên 3 mặt phẳng chiếu ta đƣợc các hình chiếu vuông góc là P1 ,P2 ,P3 . Xoay P2 và P3 quanh OX và OZ ta đƣợc tập hợp các hình chiếu vuông góc P1 ,P2 ,P3 và hệ trục chiếu OXYZ trên một mặt phẳng gọi là đồ thức của một điểm. Đồ thức của một điểm có những tính chất sau : + A1A2┴ OX + A1A3┴ OZ + A2Ax┴ A3Az b. Hình chiếu của một đoạn thẳng trên ba mặt phẳng chiếu Ta biết qua 2 điểm ta xác định đƣợc một đƣờng thẳng. Vậy muốn vẽ hình chiếu của một đƣờng thẳng, ta chỉ cần vẽ hình chiếu của 2 điểm thuộc đƣờng thẳng đó(hình 2-13) O Y X ZP1 P2 P3 A2 A3 A1 Ay Az A O X Z Y Y B2 B3 B1 By Bz By A1 B1 A2 B2 A3 B3 Az Bz Ax Bx Ax Bx Ay By Ay B Hình 2-13 c. Hình chiếu của một mặt phẳng trên ba mặt phẳng chiếu Ta biết qua 3 điểm không thẳng hàng ta xác định đƣợc một mặt phẳng. Vậy muốn vẽ hình chiếu của một mặt phẳng, ta chỉ cần vẽ hình chiếu của 3 điểm khồng thẳng hàng thuộc mặt phẳng đó. (hình 2-14) 26 O Y X ZP1 P2 P3 A2 A3 A1 Ay Az A O X Z Y Y B2 B3 B1 By Bz By A1 B1 A2 B2 A3 B3 Az Bz Ax Bx Ax Bx Ay By Ay B c2 c3 c1 c c2 c3c1 Hình 2-14 2.3. Hình chiếu của các khối hình học Khối hình học đƣợc tạo bởi các mặt, các cạnh, các đỉnh. Vậy muốn vẽ hình chiếu của khối hình học ta chỉ cần vẽ hình chiếu của các mặt, các cạnh, các đỉnh của khối hình học đó (hình 2-15) s2 A2 B2 A B c2 S c Hình 2-15 a. Khối đa diện Gồm các hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt . Hình chiếu các khối hình học cơ bản này nhƣ sau : - Khối lăng trụ tam giác (hình 2-16) 27 A1 A2 A3 B2 B1 B3 c2 c1 c3 Hình 2-16 - Khối chóp (hình 2-17) P a c S1 S3 S2 a1 B1 B2 B3C3 C2A2 C1 b Hình 2-17 - Khối chóp cụt (hình 2-18) Hình 2-18 b. Khối trụ, khối nón - Khối trụ: Hình chiếu vuông góc của khối (hình 2-19): 28 Hình 2-19 - Khối nón (hình 2-20) 1 2 3a 11 13 12 23 22 21 32 3331 Hình 2-20 - Khốinón cụt (hình 2-21) 1 a 11 13 12 Hình 2-21 3. Hình cắt, mặt cắt 3.1. Khái niệm về hình cắt q a 11 13 23 22 21 32 3331 43 12 42 41 29 Hình cắt là hình chiếu của phần vật thể còn lại sau khi tƣởng tƣợng cắt bỏ đi một phần vật thể nằm giữa ngƣời quan sát và mặt phẳng cắt. Hình cắt dùng để biểu diễn phần bên trong của vật thể (hình 2-36) a - a q aa Hình 2-36 3.2. Phân loại hình cắt. Ta phân loại hình cắt theo vị trí mặt phẳng cắt - Hình cắt đứng (Mặt phẳng cắt // P1 ) - Hình cắt bằng (Mặt phẳng cắt // P2 ) - Hình cắt cạnh (Mặt phẳng cắt // P3 ) - Hình cắt nghiêng (Mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng chiếu cơ bản) Phân loại theo số lƣợng mặt phẳng cắt : -Hình cắt đơn giản ( Chỉ có một mặt phẳng cắt ) - Hình cắt phức tạp (Có 2 mặt phẳng cắt trở lên) + Hình cắt bậc (Các mặt phẳng cắt //) + Hình cắt xoay ( Các mặt phẳng cắt giao nhau ) 3.3. Quy định về hình cắt. Quy định chung: - Các hình cắt đều phải ghi chú (trừ hình cắt là hình đối xứng và khi cắt mặt phẳng cắt trùng với mặt đối xứng). - Phải có nét cắt chỉ vị trí mặt phẳng cắt - Có mũi tên chỉ hƣớng chiếu. - Có cặp chỡ in hoa đặt tên cho hình cắt 30 - Trên phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt phải vẽ ký hiệu vật liệu. Quy định đặc biệt: Những phần tử nhƣ: Then, trục, thành mỏng, gân trợ lực, bi của vòng bi, răng của bánh răng, nan hoa của vô lăng khi cắt dọc không vẽ ký hiệu vật liệu. 3.4. Cách vẽ hình cắt. Khi vẽ hình cắt ta phải thực hiện theo các bƣớc sau: Bƣớc1: Hình dung ra hình dạng của vật thể. Bƣớc2: Xác dịnh vị trí mặt phẳng cắt. Bƣớc3: Hình dung ra phần còn lại sau khi tƣởng tƣợng cắt bỏ đi một phần vật thể. Bƣớc4: Vẽ hình chiếu vuông góc của phần vật thể còn lại. Bƣớc5: Vẽ kýhiệu vật liệu. Bƣớc6: Ghi chú cho hình cắt. 3.5. Mặt cắt : Khi thực hiện phƣơng pháp hình cắt nếu ta chỉ biểu diễn phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắ, ta nhận đƣợc hình biểu diễn gọi là mặt cắt. Mặt cắt có 2 loại : Mặt cắt rời và mặt cắt chập. - Mặt cắt rời là mặt cắt đặt ngoài hình chiếu, đƣờng bao mặt cắt rời vẽ nét cơbản. Ghichúmặtcắtrờigiốngnhƣghichú về hìnhcắt (hình 2-37) A A AA Hình 2-37 - Mặt cắt chập là mặt cắt đặt ngay trên hình chiếu. Đƣờng bao mặt cắt chập vẽ nét liền mảnh. Mặt cắt chập không phải ghi chú. (hình 2-38) 31 Hình 2-38 Ký hiệu mặt cắt các vật liệu khác nhau: Vật liệu Mặt cắt Vật liệu Mặt cắt Kim loại Gỗ dán Phi kim loại Vật liệu trong suốt Gỗ cắt ngang Chất lỏng Gỗ cắt dọc Vật liệu cách nhiệt 4. Hình chiếu trục đo 4.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo Hình chiếu trục đo là một loại hình biểu diễn vật thể, nó luôn thể hiện kích thƣớc theo 3 chiều x, y, z. Hình chiếu trục đo có tính không gian, làm cho ngƣời đọc dễ hình dung ra hình dạng, kết cấu của vật thể. 32 Phƣơng pháp hình chiếu trục đo nhƣ sau: Ta chiếu một hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ lên mặt phẳng chiếu P theo phƣơng chiếu L đƣợc hình chiếu vuông góc là O’X’Y’Z’ (Phƣơng chiếu l không song song với các trục OX,OY,OZ). Hình chiếu vuông góc O’X’Y’Z’ gọi là hệ trục đo. Vẽ vật thể theo hệ trục đo ta đƣợc hình chiếu trục đo. (hình 2-29) *Hệ số biến dạng: - Đặt O’A’/OA=p gọi là hệ số biến dạng theo trục x - Đặt O’B’/OB=q gọi là hệ số biến dạng theo trục y - Đặt O’C’/OC=r gọi là hệ số biến dạng theo trục z * Phân loại hình chiếu trục đo: - Phân loại theo phƣơng chiếu : +Hình chiếu trục đo vuông góc +Hình chiếu trục đo xiên góc - Phân loại theo hệ số biến dạng +Hình chiếu trục đo đều (p=q=r) +Hình chiếu trục đo cân (p=r≠q) +Hình chiếu trục đo lệch (p≠q≠r) B C a O B' C' O' a' Z X Z' Y Y' X' Hình 2-29 4.2. Cách vẽ hình chiếu trục đo Bƣớc 1. Chọn loại trục đo:Tuỳ theo hình dạng và cấu tạo của từng vật thể mà chọn loại trục đo sao cho dễ vẽ, dễ nhìn. Bƣớc 2. Chọn một hình chiếu làm mặt cơ sở, vẽ hình chiếu lên hệ trục đo. Bƣớc 3. Từ các đỉnh của mặt cơ sở kẻ các đƣờng song song với trục đo thứ ba. 33 Bƣớc 4. Căn cứ vào hệ số biến dạng, vẽ mờ Bƣớc 5 Tô đậm, trƣớc đó ta tẩy sạch các nét vẽ không cần thiết. 4.3. Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều . Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các trục đo hợp với nhau góc 1200 và có hệ số biến dạng theo các trục đo p = q = r = 1 (hình 2-30) Hình 2-30 4.4. Vẽ hình chiếu trục đo xiên đứng cân. Hình chiếu trục đo xiên cân có trục x và trục z hợp với nhau góc 900 . Hệ số biến dạng p = r = 1 ; q = 0,5 (hình 2-31) Hình 2-31 Z ’ X ’ Y ’ 12 00 12 00 1350 O Z’ x’ Y’ 90° 7° 7° 34 CHƢƠNG 3: VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN Mã bài: MH ĐL07 - 03 Giới thiệu: Trong ngành điện - điện tử, để thể hiện một mạch điện cụ thể nào đó có thể dùng các dạng sơ đồ khác nhau. Mỗi dạng sơ đồ sẽ có một số tính năng, yêu cầu cũng nhƣ các qui ƣớc nhất định. Việc nắm bắt, vận dụng và khai thác chính xác các dạng sơ đồ để thể hiện một tiêu chí nào đó trên một bản vẽ là yêu cầu cơ bản mang tính bắt buộc đối với ngƣời thợ cũng nhƣ cán bộ kỹ thuật công tác trong ngành điện - điện tử. Để làm đƣợc điều đó thì việc phân tích, nhận dạng, nắm bắt các qui chuẩn của các dạng sơ là một yêu cầu trọng tâm. Nó là cơ sở bao trùm để thực hiện hoàn chỉnh một bản vẽ. Đồng thời nó còn là điều kiện tiên quyết cho việc thi công, lắp ráp hay dự trù vật tƣ, lập phƣơng án thi công các công trình điện, điện tử dân dụng và công nghiệp. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc phƣơng pháp vẽ sơ đồ điện bằng phần mềm ứng dụng. - Vẽ, phân tích đƣợc các bản vẽ điện; Sơ đồ mạch điện tử. - Sử dụng đƣợc phần mềm ứng dụng để vẽ các bản vẽ điện, mạch điện đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và m thuật. - Rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, chủ động và sáng tạo trong công việc. Nội dung chính: 1. Khái quát về vẽ sơ đồ điện Trong ngành điên – điện tử, sử dụng nhiều dạng sơ đồ khác nhau. Mỗi dạng sơ đồ sẽ thể hiện một số tiêu chí nhất định nào đó của ngƣời thiết kế.Thật vậy, nếu chỉ cần thể hiện nguyên lý làm việc của một mạch điện, hay một công trình nào đó thì không quan tâm đến vị trí lắp đặt hay kích thƣớc thật của thiết bị. Ngƣợc lại nếu muốn biết vị trí lắp đặt của thiết bị để có phƣơng án thi công thì phải đọc trên sơ đồ vị trí (sơ đồ nguyên lý không thể hiện điều này). Là tài liệu thiết kế biểu diễn các phần cấu thành của sản phẩm, vị trí tƣơng quan và mối liên hệ giữa chúng bằng các ký hiệu quy ƣớc.Cũng nhƣ bản vẽ, sơ đồ gồm những hình biểu diễn bằng hình vẽ Chúng khác nhau ở chỗ trên các sơ đồ các chi 35 tiết đƣợc biểu diễn bằng các ký hiệu dƣới dạng hình vẽ quy ƣớc. Những hình vẽ này rất đơn giản, nó cho ta biết một cách khái quát hình dạng của chi tiết. Ngoài ra, sơ đồ không thể hiện tất cả mọi chi tiết của sản phẩm mà chỉ thể hiện những phần tử tham gia quá trình chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí Trong bài học này sẽ giới thiệu cách thực hiện các dạng sơ đồ cũng nhƣ mối liên hệ ràng buộc giữa chúng với nhau. Đồng thời cũng nêu lên các nguyên tắc cần nhớ khi thực hiện một bản vẽ điện. Ký hiệu quy ƣớc: Sơ đồ điện là hình biểu diễn hệ thống điện bằng những ký hiệu quy ƣớc thống nhất. Nó chỉ rõ nguyên lý làm việc và sự liên hệ giữa các khí cụ, các thiết bị của hệ thống mạng điện. Các ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện đƣợc quy định trong TCVN 1614 - 87. Bảng 8 - 2 giới thiệu những ký hiệu quy ƣớc của một số khí cụ và thiết bị của hệ thống điện. Bảng: Một số ký hiệu của khí cụ và thiết bị thuộc hệ thống điện Tên gọi Ký hiệu quy ƣớc Động cơ điện một pha Động cơ điện ba pha Động cơ điện có vành góp Động cơ điện ba pha có vành góp Động cơ điện một chiều Máy biến thế một loa không lõi Máy biến thế một loa có lõi Cuộn dây stato Cuộn dây kích thích Tụ điện Tụ điện biến đổi Tiếp điểm thƣờng hở Tiếp điểm thƣờng kín 36 Rơle Nút ấn thƣờng mở Nút ấn thƣờng đóng Cầu dao: a) Một mạch b) Nhiều mạch Đèn tín hiệu Đèn thắp sáng 2. Vẽ các bản vẽ điện 2.1. Vẽ sơ đồ trang bị điện Đối với mạng điện công nghiệp, sơ đồ mạch thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây. Ngoài ra khi kết hợp với hệ thống cung cấp điện, sơ đồ mạch cũng đƣợc thể hiện bằng sơ đồ đơn tuyến. Ví dụ 3.1: Mạch điều khiển đảo chiều động cơ 3 pha bằng cầu dao 2 ngả. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây nhƣ hình vẽ. 37 Ví dụ 3.2: Mạch khởi động Y –  động cơ 3 pha bằng cầu dao 2 ngả. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây nhƣ hình vẽ. 38 Ví dụ 3.3: Mạch đảo chiều quay động cơ 1 pha (kiểu điện dung) bằng cầu dao 2 ngả. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây nhƣ hình vẽ. 39 Ví dụ 3.4: Mạch mở máy động cơ 3 pha qua cuộn kháng bằng cầu dao. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây nhƣ hình vẽ. 40 41 2.2. Vẽ sơ đồ cung cấp điện Trong hệ thống cung cấp điện, hầu hết các sơ đồ đều đƣợc thể hiện bằng sơ đồ đơn tuyến. Trong một số trƣờng hợp cần thiết thì dùng thêm sơ đồ nguyên lý. Sơ đồ nối dây chi tiết và sơ đồ vị trí ít đƣợc dùng. Ví dụ 3.24: Trạm biến áp 22/0,4kV. Sơ đồ đơn tuyến nhƣ hình vẽ 3.48 Ví dụ 3.25. Trạm biến áp 110/22kV, có dự phòng liên kết. Sơ đồ đơn tuyến 42 43 Ví dụ 3.26: Trạm biến áp xí nghiệp 22/6/0,4kV. Sơ đồ đơn tuyến nhƣ Ví dụ 3.27: Trạm biến áp phân phối 110/22/0,4kV. Sơ đồ đơn tuyến nhƣ 44 Ví dụ 3.28: Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV theo sơ đồ mạch vòng. Sơ đồ đơn tuyến 45 Hình 3.52: Trạm biến áp phân phối mạchvòng Ví dụ 3.29:Sơ đồ cung cấp điện dùng trong giải tích mạng. Sơ đồ đơn tuyến nhƣ 46 Hình 3.53: sơ đồ cung cấp điện dùng trong giải tích mạng 2.3. Vẽ sơ đồ điện tử Sơ đồ trong mạch điện tử thƣờng chỉ sử dụng dạng sơ đồ nguyên lý là chính (sơ đồ nối dây gần nhƣ không dùng; để lắp ráp đƣợc mạch ngƣời ta sử dụng sơ đồ mạch in). Trong phạm vi tài liệu này sẽ giới thiệu một số mạch điện tử cơ bản thể hiện bằng sơ đồ nguyên lý. 47 Ví dụ 3.13: Mạch chỉnh lƣu cầu 1 pha có tụ lọc. Sơ đồ nguyên lý Ví dụ 3.14: Mạch chỉnh lƣu sao 3 pha. Sơ đồ nguyên lý. 48 Ví dụ 3.15: Mạch chỉnh lƣu sao 3 pha. Sơ đồ nguyên lý. Ví dụ 3.16: Mạch chỉnh lƣu có khống chế sao 1 pha. Sơ đồ nguyên lý. D1 A C + _ B D2 D3 TẢI Hình 3.38. MẠCH CHỈNH LƢU CẦU 3 PHA D4 D5 HÌ NH 3.4 5 MẠ CH ỔN ÁP BÙ DÙ NG BJ T Hình 3.39. MẠCH CHỈNH LƢU CÓ KHỐNG CHẾ SAO 1 PHA VÀ MẠCH KÍCH SCR DÙNG UJT RT 1 G2 + _ T1 T2 2 G1  D6 D1 D2 R4 UJT R1 R2 R3 R5 C R6 R7 DZ 49 Ví dụ 3.17: Mạch chỉnh lƣu có khống chế cầu 3 pha đối xứng và không đối xứng. Sơ đồ nguyên lý. T1 A C + _ B T2 T3 TẢI a. Cầu 3 pha đối xứng T4 T5 T6 G1 G2 G3 G4 G5 G6 Hình 3.40. MẠCH CHỈNH LƢU CÓ KHỐNG CHẾ CẦU 3 PHA T1 A C + _ B T2 T3 TẢI b. Cầu 3 pha không đối xứng D4 D5 D6 G1 G2 G3 50 Ví dụ 3.18: Ứng dụng SCR điều khiển tải AC, DC. Sơ đồ nguyên lý. Ví dụ 3.19: Ứng dụng Triắc điều khiển tải. Sơ đồ nguyên lý. a. Điều khiển đèn bằng SCR D SC R E O N OF F R2 R2 TẢI b. Điều khiển động cơ vạn năng bằng SCR K SCR 2 2 0 V – A C R2 M R1 VR D1 D2 Hình 3.41.MẠCH ỨNG DỤNG SCR D R 2 2 0 V – A C T 0 1 2 Đ HÌNH 3.42: MẠCH ỨNG DỤNG TRIẮC 51 Ví dụ 3.20: Mạch ổn áp bù dùng BJT. Sơ đồ nguyên lý. Ví dụ 3.21: Mạch timer điện tử dùng BJT. Sơ đồ nguyên lý. R2 CHUẨN  DZ + _ + _ R1 Q1 Q2 Q3 R3 R4 R5 MẪU URA Hình 3.43. MẠCH ỔN ÁP BÙ DÙNG BJT Hình 3.44. MẠCH TIMER DÙNG BJT Led Q1 100 1000 1 RL 2 Q2 Q3 R1 R2 R3 R4 R5 R6  M 52 Ví dụ 3.22: Một vài ứng dụng khác của BJT. Sơ đồ nguyên lý. Ví dụ 3.23: Một vài ứng dụng của vi mạch. Sơ đồ nguyên lý. Hình 3.45. MẠCH ỨNG DỤNG TRANZITO (BJT) Q R1 R2 RC R3 C C1 – + a. Mạch khuếch đại dùng BJT Q R1 R2 RL – + D b. Điều khiển rơle dùng BJT và photo DIODE a. Mạch cộng đảo sử dụng OP – AMP R1 U2 R2 Rn RF U1 Un U0 + – Q Q S R b. FLIP – FLOP RS sử dụng 2 cổng NAND c. Mạch dao động sử dụng IC 555 CO RA 555 3 +5V 4 8 7 6 2 1 5 C R1 R2 d. Mạch khuếch đại không đảo sử dụng OP – AMP R1 UV R2 RF U0 + – Hình 3.46. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA VI MẠCH 53 3. Giới thiệu một số phần mềm vẽ điện Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp là một ứng dụng cho phép ngƣời dùng thiết kế các mạch chi tiết để sửa chữa, thiết kế mới và bảo trì các mạch điện. Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp cung cấp số lƣợng lớn các chức năng, khả năng mô phỏng hoạt động của mạch trên bảng mạch, IC 3.1. Phần mềm vẽ mạch công nghiệp Altium Designer Altium Designer là phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp đƣợc in bởi bảng mạch in. Đây là phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp nổi tiếng và chuyên nghiệp đƣợc phát triển bởi Altium Limited – Öc. Hiện nay, Altium Designer rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài tính năng vẽ mạch in nổi tiếng, Altium Designer còn hỗ trợ xuất tệp thống kê linh kiện điện tử. Các tính năng của phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp Altium Designer: - Khả năng nối dây theo thuật toán tối ƣu, phân tích và lắp ráp các thành phần hoàn chỉnh. - Giao diện phần mềm chỉnh sửa thân thiện. - Hỗ trợ tính năng thiết kế tự động đơn giản, dễ dàng. - Khả năng mô phỏng các mạch điện trong không gian 3D (mạch 3D). Với những ƣu điểm này, Altium Designer là một trong những phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp tốt nhất cho đến nay. Giúp bạn tạo ra các bảng mạch công nghiệp chất lƣợng cao. 3.2. Phần mềm vẽ mạch điện Sprint Layout Sprint Layout là một trong top các phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp nổi tiếng với dung lƣợng khá nhỏ. Mặc dù nhỏ gọn nhƣng Sprint Layout rất chuyên nghiệp, phần mềm cho phép vẽ 2 lớp. Phần mềm này là một ứng dụng để vẽ mạch với khả năng vẽ bảng điện, công nghiệp số 1. Các tính năng của phần mềm Sprint Layout: - Phần mềm chính đƣợc tập trung vào vẽ mạch thủ công - Công suất cực nhẹ - Tạo “tấm” đổ dòng rất nhanh - Đối với khả năng vẽ 2 lớp - Thƣ viện khổng lồ giúp mọi ngƣời xác định lỗ hổng, tạo tài nguyên mới. 54 Nếu bạn là một nhà thiết kế mạch chuyên nghiệp, bạn nên thử Sprint Layout. Nó sẽ làm bạn ngạc nhiên với các mạch điện cho thấy hiệu suất công nghiệp hoàn hảo. 3.3. Phần mềm vẽ mạch công nghiệp Orcad Orcad là một phần mềm thiết kế mạch. Orcad là bộ phần mềm bao gồm rất nhiều phần mềm giúp chúng tôi trong quá trình thiết kế mạch. Orcad Capture để vẽ sơ đồ nguyên lý, Bố cục để vẽ mạch in, Pspice để mô phỏng Hiện tại, Orcad cho phép chúng ta tận dụng tối đa nhiều chức năng. Chỉ với điều đó, bạn có thể làm nhƣ sau: Vẽ sơ đồ mạch điện của nguyên lý, vẽ lại mạch in cùng với chỉ số chính xác cao, chạy chƣơng trình giả lập,sửa bất kỳ lỗi nào xuất phát từ quá trình làm việc. 3.4. Phần mềm vẽ mạch Proteus Proteus đƣợc xem là phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp hiện đại nhất nhì hiện nay. Proteus có khả năng mô phỏng các mạch điện hoàn hảo. Proteus là một phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp dễ sử dụng với giao diện thân thiện và hỗ trợ hầu hết tất cả các hệ điều hành hiện tại. Các tính năng hữu ích của phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp Proteus: - Có 8 gói thiết kế khác nhau để lựa chọn. - Sẵn sàng mô phỏng trực tiếp với hơn 800 IC điều khiển - Những ƣu điểm chính đòi hỏi ngƣời dùng phải có kiến thức kỹ thuật. 3.5. Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp CADe-SIMU CADe-SIMU cung cấp cho các kỹ sƣ khả năng vẽ và thiết kế mạch đơn giản và nhanh chóng. Không chỉ vậy, CADe-SIMU còn có khả năng mô phỏng mạch hoàn toàn và chuyên nghiệp. Điều đáng chú ý là phần mềm này cũng có phiên bản tiếng Việt giúp bạn sử dụng dễ dàng các chức năng của phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp này. Các tính năng chính của phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp CADe-SIMU: - Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp này rất thuận tiện khi vẽ sơ đồ mạch công nghiệp - Hỗ trợ đầy đủ cho các thiết bị công nghiệp nhƣ CB, Rơle, MCCB, Dây, - Phần mềm này rất hữu ích cho sinh viên đang học hoặc mới tốt nghiệp. Thích hợp cho mô phỏng mạch công nghiệp khi không có điều kiện để mua thiết bị thực. - Là phần mềm nhẹ, có thể chạy trực tiếp mà không cần cài đặt. 55 Với những tính năng hữu ích này, hy vọng phần mềm sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc. Đặc biệt là những ngƣời không có điều kiện sử dụng thiết bị thực tế. 3.6. Phần mềm vẽ mạch điện AutoCAD Electrical AutoCAD Electrical nằm trong top các phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng phần mềm, bạn cần mua chúng từ nhà sản xuất. Phần mềm là hệ thống kỹ thuật điện phức tạp phức tạp nhất. Đặc biệt bao gồm tất cả các chức năng của phần mềm AutoCAD chính. Các tính năng chính của phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp bao gồm: - Tạo báo cáo tài liệu điện tự động, dễ dàng cộng tác với khách hàng và nhà cung cấp. Đơn giản để tổ chức các tập tin trong một dự án lớn. Có thể xuất bản PDF dễ dàng. - Có thể vẽ bố trí bảng mạch điều khiển thông minh, cho phép thêm vào các thiết bị đầu cuối. Menu đƣợc tô sáng trong phần mềm AutoCAD Electrical giúp chỉnh sửa cực kỳ nhanh chóng. - Khả năng tự động đánh số dây, khả năng tái sử dụng thiết kế mạch. Thƣ viện với hàng trăm ngàn ký hiệu sơ đồ mạch tiêu chuẩn. 4. Ứng dụng một số phần mềm vẽ điện 4.1. Vẽ sơ đồ trang bị điện - Phần mềm vẽ mạch Proteus - Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp CADe-SIMU - Phần mềm vẽ mạch điện AutoCAD Electrical 4.2. Vẽ sơ đồ cung cấp điện - Phần mềm vẽ mạch điện Sprint Layout - Phần mềm vẽ mạch Proteus - Phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp CADe-SIMU 4.3. Vẽ sơ đồ điện tử - Phần mềm vẽ mạch công nghiệp Altium Designer - Phần mềm vẽ mạch công nghiệp Orcad - Phần mềm vẽ mạch Proteus. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Phần mềm ứng dụng.  Trần Hữu Quế: Vẽ kỹ thuật cơ khí. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2006.  Trần Hữu Quế - Nguyễn Văn Tuấn: Vẽ kỹ thuật cơ khí. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2006.....  Tiêu chuẩn nhà nƣớc, Ký hiệu điện, Ký hiệu xây dựng, NXB KHKT 2002  Chu Văn Vƣợng, các tiêu chuẩn bản vẽ điện, NXB ĐHSPKT Tp.HCM.  Bộ môn hình họa vẽ kỹ thuật, Bài tập vẽ kỹ thuật. Trƣờng ĐHBK Hà Nội  Nguồn tài liệu từ internet đang đƣợc ban hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_mon_hoc_ve_ky_thuat_ve_dien_truong_cao_dang_nghe_ky.pdf
Tài liệu liên quan