Cách tiến hành: Dung dịch chứa Mg2+ cho vào cốc 200ml, thêm 4 - 6 giọt
dung dịch HCl 1M, 10 ml dung dịch Na2HPO4 10% (nếu xác định PO43- thì thêm
lượng dư dung dịch MgCl2 5%), 2 - 3 giọt metyl da cam, pha loãng bằng H2O đến
khoảng 80 ml, nếu dung dịch bị đục thì thêm vài giọt HCl đến tan, sau đó thêm tiếp 5
ml HCl nữa. Đun nóng dung dịch NH3 5% vừa thêm vừa khuấy, tới khi dung dịch
chuyển sang màu vàng. Thêm tiếp 3ml NH3 nữa. Để yên cốc 2 - 3 giờ. Lọc kết tủa
bằng giấy lọc băng xanh. Rửa kết tủa bằng nước tới khi nước rửa chảy ra không có
ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3). Sau đó rửa kết tủa 3 lần bằng dung dịch rượu
etylic 50. Chuyển toàn bộ kết tủa và giấy lọc vào cốc sạch. Thêm vào đó một lượng
dư chính xác dung dịch chuẩn HCl. Khuấy cho kết tủa tan hết. Chuẩn độ lượng HCl
bằng dung dịch chuẩn NaOH dùng chất chỉ thị metyl da cam.
69 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn Hóa học phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết này thì sự thay đổi màu của chất chỉ thị là do sự biến đổi cấu trúc
bên trong của phân tử. Khi có sự biến đổi cấu trúc bên trong của phân tử chỉ thị thì sẽ
xuất hiện hoặc biến mất các nhóm trên và dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của chỉ thị, sự
biến đổi này là thuận nghịch. Ví dụ: đối với n-nitrophenol là chỉ thị có cấu trúc đơn
giản nhất, sự biến đổi tương hỗ sẽ là:
Rõ ràng là khi cho kiềm vào dung dịch n-nitrophenol sẽ xuất hiện nhóm quynol
và chỉ thị sẽ có màu vàng, nếu axit hoá dung dịch nói trên thì màu vàng sẽ biến mất.
Thuyết này giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi màu là do biến đổi cấu trúc
trong phân tử chất chỉ thị nhưng không giải thích được sự thay đổi cấu trúc phân tử
phụ thuộc vào pH của dung dịch. Do đó phải kết hợp cả hai thuyết trên .
3.5.2.4. Thuyết ion - nhóm sinh màu.
Dựa vào thuyết này người ta giải thích được hầu hết sự thay đổi màu của các
chất chỉ thị axit - bazơ. Theo thuyết này chất chỉ thị axit - bazơ là những chất hữu cơ,
trong dung dịch chúng tồn tại ở hai dạng hỗ biến (tức là những đồng phân có thể
chuyển hoá thuận nghịch lẫn nhau) có màu khác nhau, khi chúng cho và nhận proton
thì cấu trúc của nó đồng thời cũng thay đổi theo và dẫn đến sự thay đổi màu. Một
trong hai dạng hỗ biến của chất chỉ thị có thể là axit hữu cơ yếu hay một bazơ hữu cơ
yếu (cũng có khi là một chất lưỡng tính)
Giả sử một trong hai dạng hỗ biến là một axit yếu trong dung dịch sẽ tồn tại
một hệ 2 cân bằng sau:
Cân bằng (I) là cân bằng hỗ biến, cân bằng (II) là cân bằng axit-bazơ. Màu của
chỉ thị trong dung dịch do tỉ số nồng độ hai dạng hỗ biến quyết định. Vậy theo (1)
khi pH thay đổi thì cân bằng (I) và (II) sẽ chuyển dịch sang trái hay sang phải do đó
có thể là thay đổi màu của chất chỉ thị.
Ví dụ: Chất chỉ thị phenolphtalein có dạng hỗ biến là axit yếu, trong dung dịch
sẽ tồn tại theo 2 dạng cân bằng:
HInd0 HInd Ind- + H+ I II
OH
O N O
Không màu
O N OH
O
Màu vàng
48
Ở môi trường kiềm có pH ≥ 9 ta thấy dung dịch phenolphtalein có màu đỏ vì
khi đó cân bằng (I) và (II) chuyển sang phải nên chất chỉ thị cân bằng như dạng (C).
Ngược lại trong môi trường axit thì cân bằng chuyển sang trái, tạo ra dạng A không
màu.
Metyl đỏ là một chất chỉ thị bazơ, metyl da cam là chất chỉ thị lưỡng tính bởi vì
phân tử của nó vừa chứa nhóm axit SO3H vừa chứa nhóm bazơ N(CH3)2. Khi phân ly
phân tử metyl da cam tạo ion lưỡng tính vừa mang điện tích dương vừa mang điện
tích âm. Trong môi trường axit thì có màu đỏ, trong môi trường bazơ có màu vàng.
Từ các ví dụ trên ta thấy rõ là tuỳ theo pH của môi trường mà chất chỉ thị sẽ tồn
tại ở dạng nhất định nào đó có màu khác nhau tuỳ theo cấu trúc của dạng đó.
3.5.2.5. Khoảng đổi màu của chất chỉ thị axit - bazơ.
* Phương trình cơ bản.
Ở trên ta đã nghiên cứu một cách định tính sự đổi màu của chất chỉ thị theo pH
của dung dịch. Bây giờ ta xét một cách định lượng, tức là tìm mối quan hệ định
lượng giữa màu của chất chỉ thị tức là tỷ số [HInd0]/ [Ind-] với pH của dung dịch.
Giả sử ta có cân bằng ở trên:
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng vào cân bằng (I) và (II) ta có:
- Từ (I): [HInd]/[HInd0] = Khb (hằng số hỗ biến) → [HInd0] = [HInd]/ Khb.
- Từ (II): [Ind-][H+]/[HInd] = Kpl (hằng số phân ly - nếu chỉ thị là axit thì là KA)
→ [Ind-] = Kpl[HInd]/ [H+].
Vậy: [HInd]/ Ind- = [H+]/ Khb.Kpl
Ta đặt Kct = Khb.Kpl. Ta có: [H+] = Kct[HInd0]/[Ind-]
⇒
]Ind[
]HInd[lgPKpH
0
ct −−=
PKct = -lgKct gọi là chỉ số cường độ của chất chỉ thị.
Đây là phương trình cơ bản biểu diễn sự phụ thuộc màu của chất chỉ thị với pH
của dung dịch. Thực vậy khi ta thêm vài giọt dung dịch chất chỉ thị nào đó vào một
dung dịch có độ pH xác định thì ứng với pH đó trong dung dịch sẽ có tỷ số
®á
N
H
3
C
H
3
C N N SO
3
- + H
2
O
N+
H
3
C
H
3
C
N NH SO
3
- + OH-
vµng
HInd 0 HInd Ind - + H +
I II
(I)
(II)
C
O C O
OH
OH
C
OH
COO -
O
OH
C
Phân tử không màu (A) Ion có màu đỏ
(dạng quynol) (C)(Dạng lacton)
Không màu (B)
OH
OH COO-
OH -
H +
49
[HInd0]/[Ind-] nhất định, do đó dung dịch sẽ có màu xác định. Trái lại khi dung dịch
chất chỉ thị có màu xác định nào đó thì sẽ ứng với một giá trị pH xác định của dung
dịch.
* Khoảng đổi màu của chất chỉ thị.
Theo phương trình trên, khi thay đổi pH của dung dịch tỷ số [HInd0]/[Ind-] cũng
thay đổi. Tuy nhiên trong thực tế người ta nhận thấy rằng không phải mọi sự biến đổi
giá trị pH của dung dịch đều đưa đến sự đổi màu của chất chỉ thị mà mắt thường có
thể nhìn thấy được. Sở dĩ như vậy vì mắt chúng ta chỉ nhận thấy chất chỉ thị có màu
của một dạng hỗ biến khi nồng độ của dạng này lớn hơn nồng độ của dạng kia một số
lần nhất định (tuỳ theo từng chất chỉ thị).
Ví dụ: Đối với metyl da cam, mắt chúng ta chỉ nhận thấy chất chỉ thị có :
- Màu đỏ của dạng HInd0 khi [HInd0]/[Ind-] ≥ 4,5 ứng với giới hạn pH ≤ 3,1.
- Màu vàng khi [Ind-]/[HInd0] ≥ 4,5 ứng với giới hạn pH ≥ 4,4. Khi pH ≤ 3,1 mắt
chúng ta thấy metyl da cam không đổi màu mà chỉ vẫn giữ nguyên màu đỏ. Khi pH ≥
4,4 ta cũng thấy metyl da cam vẫn giữ nguyên màu vàng.
Vậy rõ ràng khi thay đổi dần giá trị pH trong phạm vi trên 3,1 đến 4,4 hay
ngược lại thì màu của metyl da cam sẽ dần từ đỏ sang vàng hay ngược lại (mà mắt ta
nhận thấy được).
Khoảng giá trị pH từ 3,1 đến 4,4 hay từ 4,4 đến 3,1 ứng với sự đổi màu đó gọi
là khoảng đổi màu của chất chỉ thị axit - bazơ. Đối với phenolphtalein thì tỷ số
[HInd0]/[Ind-] = 10 mà KA ≈ 10-9 nên khoảng đổi màu sẽ là 8 ÷ 10. Trong trường
hợp này khoảng đổi màu pH = pKA ± 1.
Vậy khoảng đổi màu (KĐM) của chất chỉ thị axit bazơ là khoảng giá trị pH
trong đó chất chỉ thị thay đổi màu mà mắt ta có thể nhận thấy được.
* Chỉ số định phân pT của chất chỉ thị.
Trong khoảng đổi màu người ta nhận thấy có một giá trị pH mà tại đó màu của
chất chỉ thị biến đổi rõ nhất. Giá trị pH đó gọi là chỉ số định phân của chất chỉ thị
(pT). Ví dụ trong khoảng đổi màu của metyl da cam pH: 3,1 ÷ 4,4. Người ta nhận
thấy tại pH = 4 metyl da cam có màu da cam rõ nhất. Vậy metyl da cam có pT = 4.
Vậy chỉ số định phân của chất chỉ thị axit bazơ (pT) là một giá trị pH nằm trong
khoảng đổi màu, ứng với pH đó màu của chất chỉ thị biến đổi rõ nhất .
Khi định phân thường nhỏ dần dần dung dịch chuẩn vào dung dịch phân tích có
chứa chất chỉ thị và dừng lại khi dung dịch đổi màu rõ nhất.Vậy rõ ràng pT chính là
pH của dung dịch ở điểm kết thúc định phân cho nên pT được gọi là chỉ số định
phân.
Chú ý:
- Khoảng đổi màu cũng như pT, giá trị của chúng hoàn toàn không chính xác,
thường sai lệch 0,3 đơn vị pH tuỳ theo khả năng nhận màu của mắt đối với mỗi
người và tuỳ theo điều kiện pha chế.
- Một số chất chỉ thị là hai nấc có hai khoảng đổi màu. Ví dụ thimol xanh có
KĐM1: 1,2 - 2,8 (đỏ - vàng ) và KĐM2: 8 - 9,6 (vàng - xanh).
- Trong thực tế người ta nhận thấy pT có giá trị gần với pKHInd và nằm ở giữa
KĐM.
- Đại lượng pT của chất chỉ thị hai màu thường phụ thuộc vào nồng độ, vì rằng sự
50
biến đổi màu là do sự biến đổi đột ngột của tỷ số nồng độ 2 dạng (phân tử và ion)
[HInd0]/[Ind-] có màu khác nhau. Tuy nhiên khi dùng một lượng lớn chỉ thị màu của
dung dịch sẽ đậm hơn nhưng lại khó nhận sự đổi màu.
- Đặc biệt đối với chất chỉ thị một màu, pT phụ thuộc khá nhiều vào nồng độ.
Ví dụ: Phenolphtalein chẳng hạn. Trong dung dịch nó tồn tại theo hai cân bằng:
HP0 HP H+ + P-
ta có KA = [P- ][H+]/ [HP0] = 10-9 có thể rút ra một số kết luận sau:
+ Khi pH = 9 nghĩa là [H+] = 10-9 phenolphtalein chuyển một nửa thành dạng
đỏ. Bởi vậy khi định phân thông thường lấy một lượng nhỏ (2 - 3 giọt) chất chỉ thị thì
khi pH = 9 ta nhận thấy ngay sự đổi màu rõ nhất.
+ Tuy nhiên nếu lấy một lượng lớn chất chỉ thị, ví dụ 5÷10 giọt dung dịch rượu
phenolphtalein 0,1% hay 2÷3 giọt 1% thì khi pH = 8 chỉ có 10% chất chỉ thị chuyển
sang dạng đỏ nhưng lúc đó có thể nhận được màu rất rõ giống như trường hợp trên.
Sở dĩ như vậy vì trong cả hai trường hợp phenolphtalein đều có cùng nồng độ dạng
đỏ [P-] nên có cùng cường độ màu mặc dù pH của nó khác nhau. Như vậy ở trường
hợp này màu đỏ xuất hiện ở pH = 8 tức pT = 8. Trong bảng 3.1 là một số chất chỉ thị
axit-bazơ thông dụng.
Bảng 3.1. Một số chất chỉ thị axit bazơ
Màu của dạng Tên thông thường Tên hoá học PKHInd KĐM Axit Bazơ
Nồng độ
(%)
Thimol xanh
Tropeolin oo
Metyl da cam
Metyl vàng
Metyl đỏ
Bromfenol xanh
Bromcrezon xanh
Bromthimol xanh
Fenol đỏ
Fenolftalein
Thimolftalein
Thimol sunfonftalein
Axit 4’ fennylaminoazo -
bezen-4-sunfonic
Axit 4’ - dimetyllaminoa-
zobenzen-4-sunfonic
n dimetylaminoazobenzen
Axit 4’ - dimetylamino-
benzen-2-cacboxylic
3,3’-5,5’ - tetraboonfenol
Sunfoftalein
3,3’-5,5’-tetrabrom-m-
crezonsunftalein
Fenolsunfoftalein
Di-p-dioxyfenylftalit
Dithimolftalit
1,65
1,86
3,46
5,0
4,1
4,9
7,3
8,0
9,2
9,5
1,2 - 2,8
8,0 - 9,6
3,1 - 4,4
2,9 - 4,0
4,4 - 6,2
3,0 - 4,6
4,0 - 5,6
6,2 - 7,6
6,4 - 8,0
8,0 - 10,0
9,4 - 10,6
đỏ
vàng
đỏ
đỏ
đỏ
vàng
vàng
vàng
vàng
không màu
không màu
vàng
xanh
vàng
vàng
vàng
xanh tím
xanh
xanh
đỏ
xanh
xanh
0,04
0,1
0,04
0,04
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
3.5.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng đổi màu của chất chỉ thị.
* Hiệu ứng muối của các chất điện ly.
- Chúng làm thay đổi cường độ màu (do hấp thụ ánh sáng) của một hay hai
dạng màu của chất chỉ thị.
- Ảnh hưởng đến cân bằng của chất chỉ thị:
+ Khi lực ion lớn thì có ảnh hưởng lớn đến màu sắc của chỉ thị, đối với các
chất chỉ thị khác nhau và các muối khác nhau thì rất khác nhau. Ví dụ độ hấp thụ ánh
sáng của dung dịch chứa ion dinitrophenolat khá tăng khi có các cation hóa trị 2 hoặc
3 nhưng nó lại giảm khi có các cation hoá trị 1. Các anion và ngay cả các chất không
điện ly như urê cũng có ảnh hưởng đến màu của chất chỉ thị.
51
+ Khi lực ion nhỏ nó thể hiện như đối với cân bằng của chất điện ly thường.
Trong thực tế khi lực ion lớn cần phải hiệu chỉnh lại giá trị pH đổi màu của chất chỉ
thị.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Khi nhiệt độ thay đổi thì hằng số phân ly của nước và chất chỉ thị cũng thay
đổi. Vì vậy ảnh hưởng của nhiệt độ không giống nhau đối với các chất chỉ thị khác
nhau. Tuỳ theo cấu trúc bản chất khác nhau của các chất chỉ thị mà mức độ ảnh
hưởng của nhiệt độ thể hiện nhiều hay ít. Hiện nay chưa tìm được quy luật nào chung
cho tác dụng này mà chỉ dựa vào thực nghiệm. Cần chú ý một điều là đối với các
chất chỉ thị là axit yếu thì khoảng đổi màu hầu như không thay đổi vì ít thay đổi
KHInd. Nhưng đối với chỉ thị là bazơ yếu thì lại phụ thuộc nhiều vì khi nhiệt độ tăng
thì OH2K tăng nên OH2K /KIndOH tăng. Chỉ thị là bazơ yếu (IndOH) ta có phương trình
phân ly:
IndOH Ind+ + OH-
]H[
1.
K
K
K
]OH[
]Ind[
]IndOH[
IndOH
OH
IndOH
2
+
−
+ == và như vậy vì ]Ind[
]IndOH[.
K
K
]H[
OH
IndOH
2
+
+ = nên
khoảng đổi màu bị hạ xuống.
* Ảnh hưởng của dung môi
Khi dùng dung môi khác nước, ví dụ rượu, axeton, . . . có hằng số điện môi nhỏ
hơn nước thì axit và bazơ sẽ phân ly ít hơn, do đó ảnh hưởng đến khoảng đổi màu
của chất chỉ thị (thường dài ra).
* Thứ tự chuẩn độ:
Thứ tự chuẩn độ rất quan trọng và ảnh hưởng đến độ chính xác của phép định
phân. Ví dụ định phân dung dịch axit bằng dung dịch kiềm từ burét dùng metyl da
cam làm chỉ thị thì phải đổi màu từ hồng sang vàng, sự đổi màu này thường là không
chính xác và khó xác định do đó người ta định phân theo thứ tự ngược lại, tức là định
phân kiềm bằng dung dịch axit từ burét và sẽ đổi màu từ vàng sang hồng nhìn dễ
hơn. Nhưng đối với phenolphtalein là chỉ thị một màu thì dễ dàng nhìn nên chuẩn thế
nào cũng được. Cần chú ý một điều nữa là thay đổi thứ tự định phân các chất cũng
làm thay đổi giá trị pH khi kết thúc định phân. Ví dụ định phân dung dịch kiềm bằng
axit với metyl da cam thì kết thúc định phân ở pH = 4, còn định phân axit bằng kiềm
thì lại kết thúc ở pH = 4,4. Nếu cả hai giá trị pH trên đều nằm trong bước nhảy thì
không sao, nhưng nếu nằm ngoài bước nhảy thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả định phân.
Muốn màu thay đổi rõ hơn và có KĐM hẹp hơn người ta dùng chỉ thị hỗn hợp.
Ngoài các chất chỉ thị được trình bày trong bảng 3.1 còn có một số loại chỉ thị
sau:
Chất chỉ thị hỗn hợp:
Để nhận biết sự đổi màu một cách rõ rệt và chính xác, ngoài cách chọn chất chỉ
thị thích hợp, người ta còn dùng chất chỉ thị hỗn hợp. Nhờ dùng chất chỉ thị hỗn hợp
người ta có thể nhận biết được khoảng đổi màu rất nhỏ (0,2 ÷ 0,5 đơn vị pH). Đặc
biệt khi chuẩn độ các axit bazơ yếu hay chuẩn độ dung dịch axit bazơ rất loãng người
ta thường dùng chỉ thị hỗn hợp. Có thể làm như sau:
* Có thể dùng một hỗn hợp 2 chất chỉ thị axit - bazơ có màu khác nhau và có
52
khoảng đổi màu gần trùng nhau. Ví dụ Crêzol đỏ có khoảng đổi màu pH = 7,2 ÷ 8,8
và Thimol xanh có khoảng đổi màu pH = 8,0 ÷ 9,6. Nếu ta trộn theo tỷ lệ 1:3 (nồng
độ 0,1%) thì sẽ được một dung dịch chỉ thị hỗn hợp đổi màu rõ hơn khi pH = 8,2 ứng
với màu đỏ thắm và khi pH = 8,4 ứng với màu tím.
* Trộn một chất chỉ thị axit bazơ với một chất màu mà màu của nó không phụ
thuộc vào độ pH của dung dịch. Ví dụ hỗn hợp metyl da cam + metyl xanh. Metyl
xanh không đổi màu khi pH thay đổi, nhưng màu xanh của nó phối hợp với màu của
metyl da cam và biến đổi như sau:
- pH = 4,4 hỗn hợp có màu xanh lá cây (vàng + xanh).
- pH = 4 sẽ chuyển thành màu xám nhạt.
- pH = 3,6 có màu tím.
Chất chỉ thị tổng hợp:
Chỉ thị tổng hợp là hỗn hợp gồm một số chất chỉ thị. Loại chỉ thị này đổi màu
nhiều lần ở các giá trị pH khác nhau. Ví dụ: chất chỉ thị tổng hợp gồm 0,125g trini-
trobenzen, 0,0355g phenolphtalein, 0,0300g cresolphtalein, 0,0085g metyl da cam và
0,0500g pentametoxy, có thể dùng để xác định gần đúng pH trong khoảng pH từ 1,2
đến 12,7. Màu của chỉ thị tổng hợp đó chuyển từ đỏ (pH=2) đến da cam (pH = 4),
vàng (pH = 6), lục (pH = 7), xanh lục (pH = 8), chàm (pH = 9) và chàm tím (pH =
10).
Người ta thường dùng giấy tẩm chỉ thị tổng hợp. Khi dùng giấy tẩm chỉ thị tổng
hợp, ta cần nhỏ một giọt dung dịch cần xác định pH lên giấy và đối chiếu màu trên
giấy với thang màu (đã ghi chú pH) là biết được pH của dung dịch.
Chất chỉ thị huỳnh quang:
Loại chỉ thị huỳnh quang thường dùng khi chuẩn độ các dung dịch đục hoặc
dung dịch bản thân đã có màu. Khi chiếu tia tử ngoại vào dung dịch có chỉ thị huỳnh
quang thì hoặc huỳnh quang sẽ xuất hiện hoặc sẽ mất huỳnh quang ở những giá trị
pH nhất định. Ví dụ: chỉ thị - naphtylamin sẽ mất huỳnh quang (màu xanh) ở pH từ
3,4 đến 4,8. Khi dùng chỉ thị huỳnh quang nên tiến hành chuẩn độ ở chỗ tối.
3.6. Cách xác định điểm tương đương trong phương pháp trung hòa.
Khi chuẩn độ muốn xác định điểm tương đương phải dùng chất chỉ thị. Trong
trường hợp lý tưởng, khi kết thúc chuẩn độ chất chỉ thị phải đổi màu chính ở điểm
tương đương, nghĩa là pT của chất chỉ thị phải trùng với pH của dung dịch ở điểm
tương đương. Nhưng thực tế pT không trùng với pH ở điểm tương đưong, hoặc lớn
hơn hoặc nhỏ hơn. Do đó ta sẽ chuẩn độ thiếu hoặc thừa và dẫn đến sai số. Như vậy
để phép chuẩn độ đạt kết quả tốt nhất, sai số nằm trong phạm vi cho phép người ta
thường dùng hai phương pháp sau:
- Phương pháp vẽ đường định phân hay là phương pháp đồ thị.
- Phương pháp tính sai số chỉ thị
Khi chuẩn độ có thể tiến hành trong dung môi nước hay không nước. Ở đây ta
nghiên cứu các trường hợp chuẩn độ trong dung môi nước.
Sau đây ta sẽ xét quá trình chuẩn độ axit-bazơ trong dung dịch nước dùng
phương pháp đồ thị.
3.6.1. Khái niệm đường định phân - Đường cong logarit
Khi định phân một dung dịch axit AX1 bằng một bazơ BaZ2 hay ngược lại sẽ
53
xẩy ra phản ứng Axit – Bazơ:
AX1 + BaZ2 = BaZ1 + AX2
Trong quá trình đó nồng độ axit, bazơ của hai cặp thay đổi. Do đó pH của dung
dịch cũng thay đổi. Nếu ta biểu diễn sự biến đổi đó trên một hệ trục tọa độ: trục tung
biểu diễn pH = -lg[H+], còn trục hoành biểu diễn lượng thuốc thử thêm vào: % hay
ml thì ta sẽ được đường cong liên tục gọi chung là đường cong logarit hay là đường
định phân. Vậy đường định phân là đồ thị biểu diễn sự biến đổi tính chất nào đó của
dung dịch chất nghiên cứu theo lượng thuốc thử thêm vào trong quá trình định phân.
Cụ thể đường định phân axit bazơ là một đường cong logarit biểu diễn sự thay
đổi pH (trục tung) của dung dịch chất nghiên cứu (axit hay bazơ) theo lượng (% hay
Vml - trục hoành) thuốc thử (bazơ hay axit) thêm vào trong quá trình định phân.
3.6.2. Nguyên tắc xây dựng đường định phân axit - bazơ.
Giả sử dung dịch chất nghiên cứu là axit hay bazơ và dung dịch chuẩn là bazơ
hay axit có cùng nồng độ xác định, ví dụ thường lấy C = 0,1 và V = 100ml. Sau đó ta
sẽ tính được các giá trị pH của dung dịch ứng với các thời điểm định phân:
- Trước khi chuẩn độ: khi chưa thêm thuốc thử.
- Trước thời điểm tương đương: giai đoạn định phân khi thêm thuốc thử chưa
đủ một lượng tương đương - giả sử khi thêm 50%, 90%, 99,9% lượng cần thiết.
- Tại điểm tương đương: khi thêm đúng 100% lượng thuốc thử cần thiết.
- Sau điểm tương đương: ở giai đoạn thêm thừa thuốc thử: 100,1%, 101%,
110%, 200%
- Nối các giá trị pH lại ta sẽ được một đường cong gọi là đường định phân hay là
đường chuẩn độ.
Bằng tính toán và thực nghiệm đều
thấy rằng pH của dung dịch trong quá
trình chuẩn độ ở gần điểm tương có sự
thay đổi đột ngột, gọi là bước nhảy pH
của đường định phân, dựa vào đó để
chọn chất chỉ thị.
Thường người ta quy ước bước
nhảy pH là đoạn pH ứng với thời điểm
còn 0,1% lượng chất nghiên cứu (chất
xác định) chưa được chuẩn độ và 0,1%
lượng dung dịch chuẩn dư so với chất nghiên cứu, tức là khoảng pH ứng với F =
0,999 và 1,001
3.7. Các trường hợp chuẩn độ.
3.7.1. Chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh.
Giả sử chuẩn độ 100 ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M.
Phản ứng chuẩn độ: HCl + NaOH = NaCl + H2O
ml100
1,0
1001,0
Vtd =×=
gọi F là phần axít đã được chuẩn độ, tức là:
00VC
CV
Çu ban axÝt sè
vµomthª baz milimol sè
F ==
âmilimol
å
Vdd chuẩn(ml)
pH
54
Trong đó:
- C0, V0 là nồng độ và thể tích ban đầu của axít
- C, V là nồng độ và thể tích của bazơ thêm vào
Ta tính pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ:
- Khi chưa thêm NaOH, phần axit đã chuẩn độ (F): F = 0, trong dung dịch
chỉ có: HCl → pH = -lgCHCl = 1,0
- Khi thêm 50 ml dung dịch NaOH, đã trung hòa được một nửa lượng HCl (F
= 0,5): 48,1pH10.33,3
50100
1,050C 2HCl =→=+
×= −
- Khi thêm 90 ml dung dịch NaOH, đã trung hòa được 90% HCl (F = 0,9):
[ ] 28,2pH10.26,5
90100
1,010H 3 =→=+
×= −+
- Khi thêm 99 ml dung dịch NaOH, đã trung hòa được 99% HCl (F=0,99) như
vậy, còn 1% HCl:
[ ] 3,3pH10.5
99100
1,01H 4 =→=+
×= −+
- Khi thêm 99,9 ml NaOH, đã trung hòa được 99,9% HCl (F = 0,999) như vậy
còn lại 0,1% HCl chưa bị trung hòa:
[ ] 3,4pH10.5
9,99100
1,01,0H 5 =→=+
×= −+
- Khi thêm 100 ml NaoH, đã trung hòa hết HCl (F = 1) trong dung dịch chỉ có
NaCl → pH = 7.
- Khi thêm 100,1 ml NaOH, lượng NaOH dư 0,1 ml (F = 1,001).
[ ] 7,9pH3,4pOH10
1,100100
1,01,0OH 3,4 =→=→=+
×= −−
- Khi thêm 101 ml NaOH, dư 1 ml NaOH (F = 1,01)
[ ] 7,10pH3,3pOH10
101100
1,01OH 3,3 =→=→=+
×= −−
- Khi thêm 110 ml NaOH, dư 10 ml NaOH (F = 1,1)
[ ] 58,11pH32,2pOH10
110100
1,010OH 32,2 =→=→=+
×= −−
Ghi các kết quả trên vào bảng 3.1 để thể hiện mối quan hệ giữa phần axit HCl
được chuẩn độ và pH của dung dịch. Biểu diễn lên đồ thị ta được đường chuẩn độ
trên hình 3.1.
Bảng 3.1. Giá trị pH khi chuẩn độ 100ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch
NaOH 0,1M
Phần axit đã được chuẩn độ (F) pH của dung dịch
0,00 1,0
0,50 1,48
0,90 2,28
0,99 3,30
0,999 4,30
55
1,000 7,0
1,001 9,7
1,01 10,7
1,10 11,68
Qua bảng trên và đường chuẩn độ, ta thấy khi axit chưa bị chuẩn độ (F = 0) cho
đến khi đã được chuẩn độ 99,90% (F = 0,999) pH của dung dịch chỉ biến đổi 3,4 đơn
vị. Những khoảng chuẩn độ thiếu và thừa 0,1% (F từ 0,999 đến 1,001) thì pH thay
đổi 5,4 đơn vị, sự thay đổi rất đột ngột tạo nên bước nhảy pH quanh điểm tương
đương đường định phân. Nếu ta dùng chất chỉ thị có phần pT nằm trong khoảng bước
nhảy trên (4,3 - 9,7) thì kết thúc chuẩn độ khi chất chỉ thị đổi màu thì sai số của phép
chuẩn độ chỉ nằm trong khoảng ± 0,1%
Bước nhảy pH trên đường chuẩn độ phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch
chuẩn NaOH và nồng độ của dung dịch axit cần chuẩn độ HCl. Nồng độ càng lớn thì
bước nhảy càng dài.
Để tiện so sánh, trong bảng 3.2 trình bày sự thay đổi pH khi trung hòa 100 ml
dung dịch HCl 1M; 0,1M và 0,01M bằng dung dịch NaOH có cùng nồng độ, khi tính
có thể kể đến sự tăng thể tích dung dịch khi chuẩn độ.
1
Hình 3.1: Đường cong chuẩn độ dung dịch HCl
0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M
F
0, , ,
56
Bảng 3.2. Giá trị pH khi chuẩn độ 100ml dung dịch HCl 1M; 0,1M và 0,01M
bằng dung dịch NaOH cùng nhiệt độ
Phần axit đã được chuẩn độ (F) pH của dung dịch
1M 0,1M 0,01M
0 0 1 2
0,05 0,5 1,5 2,5
0,9 1,3 2,3 3,3
0,99 2,3 3,3 4,3
0,999 3,3 4,3 5,3
1,000 7,0 7,0 7,0
1,001 10,7 9,7 8,7
1,01 11,7 10,7 9,7
1,1 12,7 11,7 10,7
Biểu diễn dữ kiện của bảng này lên đồ thị được hình 3.2
Sai số chỉ thị
Sai số chỉ thị là sai số gây ra do điểm cuối của sự chuẩn độ (tức pT của chất chỉ
thị) không trùng với pH ở điểm tương đương. Sai số thường tính theo sai số tương
đối: 100
D
DG
%S ×−=
G là giá trị gần đúng; D là giá trị đúng.
Hình 3.2 : Ảnh hưởng nồng độ của dung dịch axit và bazơ đến tính
chất của đường cong chuẩn độ
1. Dung dịch HCl 1M; 2. Dung dịch HCl 0,1M; 3. Dung dịch HCl 0,01M
0, , ,
F
57
Thí dụ 1: Tính sai số chỉ thị mắc phải khi chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng
dung dịch NaOH 0,1M nếu dùng chất chỉ thị có pT = 5 và pT = 9.
Phương trình chuẩn độ:
HCl + NaOH = NaCl + H2O
pHtđ = 7.
1. Khi dùng chất chỉ thị có pT = 5 tức là kết thúc chuẩn độ ở pH = 5, việc chuẩn
độ kết thúc trước điểm tương đương.
100
VC
VCCV
100
D
DG%S
00
00c ×−=×−=
100
Çud banaxit L−îng
chuÈnch−a axit L−îng ×−=
Trong đó:
- C, VC: nồng độ và thể tích của dung dịch NaOH thêm vào
- C0, V0: nồng độ và thể tích của dung dịch HCl
(Dấu trừ (-) vì chuẩn độ kết thúc trước điểm tương đương nên lượng axit đã
chuẩn (VCC) < lượng axit ban đầu (V0C0))
100
V10
)VV(10
%S
0
1
C0
5
×+−= −
−
Vì kết thúc chuẩn độ gần điểm tương đương nên VC ≈ V0. Do đó:
%02,0100
V.10
V2.10
%S
0
1
0
5
−=×−= −
−
2. Khi dùng chỉ thị có pT = 9, tức là kết thúc chuẩn độ ở pH = 9, việc chuẩn độ
kết thúc sau điểm tương tức là dư NaOH.
100
é chuÈn Ó cÇn kiÒmL−îng
d− kiÒmL−îng
%S ×+=
ââ
(Dấu cộng (+) vì chuẩn độ thừa, tức là lượng NaOH dùng (VCC) > lượng kiềm
dư cần để chuẩn độ V0C0).
Kết thúc ở pH = 9 → [H+] = 10-9 → [OH-] = 10-5
[ ][ ] %02,0100
V.1,0
V2.10
VC
VV OH
%S
0
0
5
00
C0 +=×=++=
−−
Thí dụ 2: Nếu chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M thì
cần kết thúc chuẩn độ ở pH bằng bao nhiêu (hay dùng các chất chỉ thị có pT bằng
bao nhiêu) để sai số cho phép chuẩn độ không quá 0,1%.
Sai số không quá 0,1% tức là sai số trong khoảng từ -0,1% đến 0,1%.
- Khi sai số -0,1% → S = -0,001 hay 10-3, việc chuẩn độ kết thúc trước điểm
tương đương nên:
[ ]( ) ( )C0
00
C03 VV víi
VC
VVH
10 ≈+−=−
+
−
[ ] [ ]
2
10
H
V.10
V2.H
10
4
0
1
03
−
+
−
+
− =→=
58
3,42lg4
2
10
lgpH
4
=+=−=
−
- Khi sai số bằng +0,1% → S = 0,001 = 10-3, việc chuẩn độ kết thức sau điểm
tương, dư NaOH nên: [ ]( )( )C0
00
C0 VV víi
VC
VV OH
S ≈+−=
−
[ ] [ ]
2
10
OH
V.10
V2.OH
10
4
0
1
03
−
−
−
−
− =→=
79=34−14=→34= ,,pH,pOH
Vậy, để phép chuẩn độ có sai số 0,1% thì kết thúc chuẩn độ trong khoảng pH:
4,3 - 9,7. Tức là phép chuẩn độ có thể dùng các chất chỉ thị có pT nằm trong khoảng
giá trị 4,3 - 9,7.
3.7.2. Chuẩn độ axít yếu bằng bazơ mạnh hoặc bazơ yếu bằng axit mạnh.
3.7.2.1. Chuẩn độ CH3COOH bằng dung dịch chuẩn NaOH.
Giả sử chuẩn độ 100ml dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch NaOH
0,1M. COOHCH3pK = 4,75.
Phản ứng chuẩn độ:
CH3COOH + NaOH = CH3COONa + H2O
- Khi chưa thêm NaOH, trong dung dịch chỉ có CH3COOH 0,1M (C0) pH của
dung dịch tính theo công thức:
[ ] AAAA Clg21pK21pHCKH −=→=+
- Khi thêm NaOH nhưng chưa trung hòa hết, trong dung dịch có
CH3COOH/CH3COO-, pH của dung dịch được tính theo công thức:
B
A
A C
ClgpKpH −=
- Khi thêm NaOH vừa đủ để trung hòa hết CH3COOH, trong dung dịch chỉ có
CH3COO- là một bazơ yếu, pH của dung dịch được tính theo công thức:
[ ]
CC
CC
KKH
0
0
OHA 2
+=+
Hay tính: BCOOCH C.KpOH 3 −= rồi tính pH = 14 - pOH
- Khi thêm dư NaOH, trong dung dịch có NaOH dư và CH3COO-. Vì CH3COO-
là một bazơ yếu bên cạnh NaOH là một bazơ mạnh nên pH của dung dịch được tính
theo NaOH dư.
Tính theo công thức trên ta được các giá trị pH biến đổi theo lượng CH3COOH
đã được chuẩn (F) như sau:
Phần axit đã chuẩn độ (F) PH của dung dịch
0 2,88
0,2 4,20
0,5 4,81
59
0,9 5,80
0,99 6,80
0,999 7,8
1,00 (điểm tương đương) 8,87
1,001 9,7
1,01 10,68
1,1 11,62
2,0 12,52
Biểu diễn các dữ kiện của bảng trên lên đồ thị, ta có hình 3.3
Nhìn vào hình 3.3 và so sánh với hình 3.1 ta thấy:
1. Điểm tương đương khi chuẩn độ axit yếu bằng bazơ mạnh không trùng với
điểm trung hòa (có pH = 7) mà nằm ở miền kiềm (pHtđ = 8,87).
2. Đường cong chuẩn độ trong chuẩn độ axit yếu bằng bazơ mạnh không đối
xứng so với điểm tương đương (khác với hình 3.1).
3. Bước nhảy khi chuẩn độ axit yếu bằng bazơ mạnh (7,8 - 9,7) nhỏ hơn rất
nhiều so với bước nhảy khi chuẩn độ axit mạnh với cùng khoảng sai số 0,1% (4,3 -
9,7).
4. Cũng như trường hợp chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh thì bước nhảy của
đường chuẩn độ cũng phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ càng lớn thì bước nhảy càng
dài. Ví dụ: chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH có cùng nồng độ,
bước nhảy từ F = 0,998 đến F = 1,002 có ∆pH như sau:
Nồng độ CH3COOH C0 pH khi F = 0,998 pH khi F = 1,002 ∆pH
1M 7,45 11,0 3,55
0,1M 7,45 10,0 2,55
0,01M 7,44 9,0 1,56
0,001M 7,37 7,8 0,43
Bước nhảy của đường cong định phân càng ngắn khi axit càng yếu.
5. Từ nhận xét trên ta thấy rõ ràng bước nhảy pH của đường định phân axit dài
8
4
10
14
0 1 2
F
pH
HCl 0,1M
Bước nhảy pH
Hình 3.3. Đường định phân 100ml dung dịch CH3COOH
0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M
CH3COOH 0,1M
ĐTĐ
Đường tương đương
60
hay ngắn phụ thuộc vào độ mạnh hay yếu của axit mà ta định phân, nghĩa là phụ
thuộc vào hằng số axit KA, KA càng lớn bước nhảy pH càng dài, KA càng nhỏ bước
nhảy pH càng ngắn và tất nhiên KA nhỏ đến mức độ nào đó thì sẽ không có bước
nhảy pH.
3.7.2.2. Chuẩn độ dung dịch NH3 bằng dung dịch HCl.
Giả sử chuẩn độ 100ml (V0ml) dung dịch NH3 0,1M (C0) bằng dung dịch HCl
0,1M (C); cho
3NH
pK = 4,75.
Phản ứng chuẩn độ: NH3 + HCl = NH4Cl
- Khi chưa thêm HCl trong dung dịch chỉ có NH3 là một bazơ yếu, vậy pH của
dung dịch được tính theo công thức:
BBCK]OH[ =− rồi tính pH = 14 - pOH.
- Khi chuẩn độ, trước điểm tương đương trong dung dịch có NH4+ + NH3, đó
là hệ đệm nên:
B
A
A C
ClgpKpH −= với pKa = 14 - pKB
CA là nồng độ của NH4+; CB là nồng độ của NH3.
- Tại điểm tương đương, trong dung dịch chỉ có NH4Cl là một axit yếu nên:
[ ] 25,9
NH
14
AAA 10K
10
K :víiCKH
3
−
−
+ ===
Với CA là nồng độ của NH4+.
- Khi thêm HCl dư, trong dung dịch có HCl dư và NH4+. Vì NH4+ là một axit
yếu bên cạnh HCl là một axit mạnh, nên pH của dung dịch được tính theo HCl dư.
Tính theo công thức trên, ta được các giá trị pH biến đổi theo lượng NH3 đã
được chuẩn (F) như sau (với quy ước chuẩn độ thiếu và thừa 0,2% lượng bazơ)
Phần NH3 đã chuẩn độ (F) pH của dung dịch
0 11,13
0,5 9,26
0,9 8,36
0,99 7,26
0,998 6,56
1,00 (điểm tương đương) 5,13
1,002 3,7
1,01 3,0
1,10 2,0
Biểu diễn các dữ kiện của bảng lên đồ thị ta có hình 3.4.
61
Giống trường hợp chuẩn độ axit yếu bằng bazơ mạnh, đường cong chuẩn độ
bazơ yếu bằng axit mạnh cũng cho thấy:
1. Điểm tương đương không trùng với điểm trung hòa, mà ở miền axit (pHtđ =
5,13). Bước nhảy pH: 6,5 - 3,7. Đường cong chuẩn độ không đối xứng so với điểm
trung hòa.
2. Bước nhảy của đường chuẩn độ cũng phụ thuộc vào nồng độ và hằng số
phân li của bazơ yếu.
Sai số chỉ thị.
Thí dụ 1: Tính sai số mắc phải khi chuẩn độ CH3COOH 0,1M (pKA = 4,74)
bằng dung dịch NaOH 0,1M nếu dùng chất chỉ thị metyl da cam (pT = 4), pHtđ =
8,87 (xem cách tính ở trên).
Dùng chỉ thị có pT = 4, nghĩa là kết thúc chuẩn độ ở pH = 4, ngừng chuẩn độ
trước điểm tương, vì vậy trong dung dịch còn CH3COOH chưa được chuẩn độ.
Ta có: CH3COOH H+ + CH3COO-
[ ][ ]
[ ]
[ ][ ] [ ]
5,510
10
10
chuÈn bÞ· axit −îngL
chuÈn bÞch−a axit L−îng
COOCH
COOHCH
:sè Tû
K
H
COOCH
COOHCH
COOHCH
COOCHH
K
74,0
74,4
4-
3
3
A3
3
3
3
A
===
=
=→=
−
−
+
−
−+
â
%85
5,51
5,5
100
dÇu banaxit L−îng
chuÈn bÞch−a axit L−îng-
%S −≈+
−=×=
Nghĩa là có 85% axit chưa được chuẩn độ.
Thí dụ 2: Tính sai số mắc phải khi chuẩn độ dung dịch NH3 0,1M (pKb = 4,74)
bằng dung dịch HCl 0,1M nếu dùng chỉ thị có pT = 9 và pT = 4; pHtđ = 5,13 (xem
cách tính ở trên).
* Dùng chỉ thị có pT = 9, nghĩa là kết thúc chuẩn độ ở pH = 9, ngừng chuẩn
độ trước điểm tương đương (vì chuẩn độ kiềm bằng axit thì trong quá trình chuẩn độ
0 100 200 VHCl
( l)
2
6
10
14
pH
Bước nhảy pH
Hình 3.4. Đường định phân dung dịch NH4OH
0,1M bằng dung dịch HCl 0,1M
NaOH 0,1M
NH4OH 0,1M
62
pH giảm dần), vì vậy, trong dung dịch còn NH3 chưa bị chuẩn độ.
Ta có: NH3 + H2O NH4+ + OH-
[ ][ ][ ] [ ][ ] [ ] KOHNHNHNHOHNHK B4334B
−
+
−+
=→=
[ ][ ] chuÈn −îc· NH chuÈn bÞch−a kiÒmL−îngNHNH sè Tû 343 ââ=+
55,010
10
10 26,074,4
-5
=== −−
100
dÇu ban NHL−îng
chuÈnch−a NHL−îng-
%S
3
3 ×=
[ ][ ] [ ] %3555,01 55,0100NHNH NH 34 3 −=+−=×+
−= +
Sai số lớn, vậy không dùng phenol phtalein làm chỉ thị để chuẩn độ dung dịch
NH3 bằng HCl được.
* Dùng chất chỉ thị có pT = 4, việc chuẩn độ đã kết thúc sau điểm tương
đương:
100
chuÈn Ó dïngaxit L−îng
d−axit L−îng
%S ×+=
â
Axit dư là axit mạnh HCl nên nồng độ axit dư chính là [H+] = 10-4. Do đó:
[ ]( )
%2,0100
V.10
V2.10
%S
100
V.10
VV.H
%S
0
1
0
4
0
1
c0
=×+=
×++=
−
−
−
+
3.7.3. Chuẩn độ axit yếu bằng bazơ yếu hay ngược lại.
Định phân 100ml dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NH3 cùng nồng độ
C = 0,1M.
3.7.3.1. Khảo sát đường định phân.
* Trước khi chuẩn độ:
Ta có dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, tính pH theo công thức (2.5):
75,4pK COOHCH3 =
87,2)10lg75,4(
2
1)ClgpK(
2
1pH 1AA =−=−= −
* Trong quá trình chuẩn độ:
Khi nhỏ dần dung dịch NH3 vào dung dịch CH3COOH sẽ có phản ứng xảy ra:
Có pKA1 = 4,75 ; pKA2 = 9,25.
Vì CH3COOH và NH3 đều yếu nên luôn luôn tồn tại trong dung dịch 2 cặp axit-
bazơ: CH3COOH/CH3COO- và NH4+/NH3
Để đơn giản và tính gần đúng ta áp dụng công thức (2.16) để tính pH của dung
CH 3 COOH + NH 3 CH 3COO
- + NH+4
Ax1 Baz2 Baz1 Ax2
63
dịch hỗn hợp Ax1: CH3COOH + Baz2: NH3 trong quá trình chuẩn độ:
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ ++=
A1
B2
A2A1 C
ClgpKpK
2
1pH
CB2 = 3NHC : Nồng độ NH3 lúc bắt đầu trộn (nồng độ ban đầu).
CA2 = COOHCH3C : Nồng độ của CH3COOH lúc bắt đầu trộn (nồng độ ban đầu)
- Trước điểm tương đương: 1
C
C
1A
2B <
Ví dụ khi thêm 99,9ml NH3 ta có:
6,99
100
99,9lg9,254,73
2
1pH
100
99,9
C
C ;
100
99,90,1.C
A1
B2
B2 ≈⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ++=→==
CA2 = 0,1.
- Tại điểm tương đương:
( ) 99,625,973,4
2
1pH1
C
C
A1
B2 =+=→=
- Sau điểm tương đương: 1
C
C
1A
2B >
Giả sử khi thêm 100,1ml NH3 ta có:
6,99
100
100,1lg25,94,73
2
1pH
100
100,1
C
C ;
100
100,10,1.C
A1
B2
B2 ≈⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ ++=→==
CA2 = 0,1.
Vậy rõ ràng ở gần điểm tương đương không có bước nhảy pH. Dựa vào cách
tính pH như trên ở các thời điểm định phân ta sẽ vẽ được đường định phân có dạng
sau: (hình 3.5)
3.7.3.2. Kết luận:
Trong trường hợp này, trên đường định phân không có bước nhảy pH nên
không chọn được chất chỉ thị axit - bazơ để xác định điểm tương đương được chính
xác, do đó ta không thể chuẩn độ axit yếu bằng bazơ yếu chính xác được.
Vậy, muốn định phân chính xác axit hay bazơ theo phương pháp trung hòa khi
%
6
7
pH
1
10 10 0
13
axit dư kiềm dư %
Hình 3.5. Đường định phân 0,1M dung dịch
CH3COOH bằng dung dịch NH4OH 0,1M
64
dùng chất chỉ thị axit - bazơ thì một trong hai chất tác dụng (axit hay bazơ) phải là
axit mạnh hay bazơ mạnh.
3.7.4. Chuẩn độ đa axit (hay đa bazơ), hỗn hợp axit (hỗn hợp bazơ).
3.7.4.1. Chuẩn độ đa axit bằng bazơ mạnh.
Các đa axít mạnh như H2SO4 có K1 = ∞, K2 = 10-2. Vì vậy, việc chuẩn độ
H2SO4 bằng NaOH cũng như chuẩn độ HCl. Còn các đa axít yếu thì khi chuẩn độ sẽ
xảy ra theo nhiều nấc.
Ví dụ định phân 100 ml H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Trong dung
dịch H3PO4 là axit 3 nấc tồn tại theo 3 cân bằng :
H3PO4 H+ + H2PO4- ứng với K1 = 7,51.10-3 pK1 = 2,12.
H2PO4- H+ + HPO42- ứng với K2 = 6,23.10-8 pK2= 7,21.
HPO42- H+ + PO43- ứng với K3 = 2,2.10-13 pK3 = 12,67.
Theo 3 phản ứng trên, dung dịch H3PO4 được coi như hỗn hợp 3 axit: H3PO4 +
H2PO4- + HPO42- với các nồng độ C1, C2, C3 vì K1 >> K2 >> K3, do đó khi dùng dung
dịch NaOH chuẩn độ thì H3PO4 sẽ được trung hòa gần như hoàn toàn lần lượt hết
từng nấc:
nấc 1: H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O ứng với điểm tương đương 1.
nấc 2: H2PO4- + NaOH Na2HPO4 + H2O ứng với điểm tương đương 2.
nấc 3: HPO42- + NaOH Na3PO4 + H2O ứng với điểm tương đương 3.
* Tính pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ:
- Trước chuẩn độ: Ta có dung dịch axit: H3PO4 có thể tính theo công thức:
( ) ( ) 1,55lg102,1
2
1lgCpK
2
1pH 1A1 =−=−= −
- ở điểm tương đương 1: khi chuẩn độ H3PO4 đến H2PO4-, ta được dung dịch
lưỡng tính (muối axit NaH2PO4), có thể tính pH theo:
( ) ( ) 4,67,22,1
2
1pKpK
2
1pH 21 =+=+=
- ở điểm tương đương 2: khi chuẩn độ đến HPO42-, ta được dung dịch lưỡng tính
(muối axit Na2HPO4), có thể tính pH theo:
( ) ( ) 9,912,67,2
2
1pKpK
2
1pH 32 =+=+=
- ở điểm tương đương 3: khi chuẩn độ đến PO43-, ta được dung dịch bazơ
(Na3PO4), có thể tính pH theo :
( ) ( ) 12,810lg12,6
2
17lgCpK
2
17pH 1B3 =++=++= −
* Cách xác định các điểm tương đương:
Xác định các điểm tương đương 1, 2 tức là các điểm tương đương trước điểm
tương đương cuối cùng: Trước hết chúng ta phải tính bước nhảy pH ở gần các điểm
tương đương 1, 2 theo nguyên tắc sau:
- Muốn định phân đạt độ chính xác ±1% khi ∆pK ≥ 3,6 thì sẽ kết thúc định phân
trong khoảng pH sau:
∆pK = 4 thì pK2 - 1,8 ≥ pH ≥ pK1 + 1,8.
∆pK ≥ 4 thì pK2 – 2 ≥ pH ≥ pK1 + 2.
- Muốn định phân đạt độ chính xác ±0,1% khi ∆pK ≥ 5,6 thì sẽ kết thúc định
65
phân trong khoảng bước nhảy pH sau:
∆pK = 6 thì pK2 - 2,8 ≥ pH ≥ pK1 + 2,8.
∆pK ≥ 6 thì pK2 - 3 ≥ pH ≥ pK1 + 3.
Theo nguyên tắc này ta sẽ tính được như sau:
- Ở điểm tương đương 1: ta có ∆pK = pK2 – pK1 = 7,2 - 2,1 = 5,1. Vậy muốn
đạt độ chính xác ±1% ta có thể kết thúc định phân trong khoảng bước nhảy pH:
7,2 - 2 ≥ pH ≥ 2,1 + 2 tức 5,2 ≥ pH ≥ 4,1
- Ở điểm tương đương 2: Ta có ∆pK = 12,67 - 7,21 = 5,46 bước nhảy pH sẽ là:
12,67 - 2 ≥ pH ≥ 7,21 + 2 tức 10,67 ≥ pH ≥ 9,21
- Ở điểm tương đương 3: vì K3 = 2,2.10-13 < 10-7 nên sẽ không có bước nhảy.
Như vậy điểm tương đương I nằm gần khoảng đổi màu của metyl da cam (3,1 ÷
4,4), nếu dùng metyl da cam thì ta có thể định phân H3PO4 như một đơn axít, tức
H3PO4 + OH- H2PO4- + H2O, đương lượng gam của H3PO4 ở đây bằng chính phân
tử gam của nó. Với chỉ thị phenolphtalein (chính xác hơn là thimolphtalein) (9,4 ÷
10,6) có thể định phân H3PO4 như là đa axít hai nấc H3PO4 + 2OH- HPO42- + H2O.
Đương lượng gam của H3PO4
bằng một nửa phân tử gam.
Không thể định phân trực tiếp
H3PO4 đến nấc 3 vì không có
bước nhảy pH. Đường định phân
có hình dạng như hình vẽ 3.6.
Trong thực tế người ta có
thể định phân H3PO4 đến nấc thứ
3 bằng cách gián tiếp như sau:
Cho CaCl2 tác dụng với H3PO4,
một lượng tương đương HCl
được giải phóng ra và người ta
định phân lượng HCl đó bằng
NaOH:
2H3PO4 + 3Ca2+ → Ca3(PO4)2 + 6H+
6H+ + 6OH- → 6H2O
Đương lượng gam của H3PO4 trong trương hợp này bằng 1/3 phân tử gam của
nó.
3.7.4.2. Chuẩn độ đa bazơ bằng axit mạnh.
Ta xét sự chuẩn độ dung dịch Na2CO3 (hay K2CO3) bằng dung dịch chuẩn HCl,
CO32- là một đa bazơ có pKb1 = 10-4,65
( ) ⎟
⎟
⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ =
32
2
COH2
OH
1b K
K
K và pKb2 = 10-7,68
( ) ⎟
⎟
⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ =
32
2
COH1
OH
2b K
K
K . Căn cứ vào 2 giá trị pK ta thấy có thể chuẩn độ CO32- bằng HCl
theo 2 nấc:
1
1 2 3
--2
4 -
-
-
5
9
13
pH
Số mol NaOH
H3PO4
NaH2PO4
Na2HPO4
Na3PO4
Hình 3.6. Đường định phân 0,1M dung dịch
H3PO4 bằng dung dịch NaOH 0,1M
66
* Nấc 1: CO32- + H+ = HCO3-
( ) ( ) 34,835,1062,6
2
1pKpK
2
1pH 2a1a1td =+=+=
pH này nằm trong khoảng chuyển màu của phenol phtalein. Vì vậy, có thể dùng
nó làm chất chỉ thị để chuẩn độ CO32- bằng HCl theo nấc thứ nhất.
* Nấc 2: HCO3- + H+ = CO2 + H2O
pHtd2 là pH của dung dịch bão hòa CO2 và khi dư 1 giọt dung dịch axit chuẩn,
pH đó khoảng bằng 4 nằm trong khoảng đổi màu của metyl da cam. Vì vậy có thể
dùng chất chỉ thị này để chuẩn độ CO32- tới nấc thứ hai.
3.7.4.3. Chuẩn độ hỗn hợp axít (hỗn hợp bazơ).
Trong thực tế thường hay phải chuẩn độ hỗn hợp axít, có các trường hợp sau:
định phân hỗn hợp axít mạnh và axít yếu, định phân hỗn hợp axít yếu. Giả sử ta phải
định phân hỗn hợp axít A1, A2, A3 có nồng độ ban đầu tương ứng CA1, CA2, CA3 và
các hằng số axit tương ứng KA1, KA2, KA3 ta xét hai trường hợp thường gặp sau:
Trường hợp KA1 ≈ KA2 ≈ KA3. Trong trường hợp này ta chỉ xác định được nồng
độ tổng cộng của 3 axit CA1 + CA2 + CA3 và tùy theo giá trị của KA sẽ rơi vào trường
hợp định phân axit mạnh hay định phân axit yếu.
Trường hợp KA1 >> KA2 >> KA3: trường hợp này giống như định phân axit.
Quá trình định phân sẽ xảy ra lần lượt theo 3 phản ứng sau:
A1 + NaOH B1 + Na+.H2O ứng với điểm tương đương I
A2 + NaOH B2 + Na+.H2O ứng với điểm tương đương II
A3 + NaOH B3 + Na+.H2O ứng với điểm tương đương III
Chú ý:
Chuẩn độ dung dịch hỗn hợp bazơ cũng tương tự như chuẩn độ dung dịch hỗn
hợp axit.
3.7.5. Một số thí dụ về phương pháp chuẩn độ axit - bazơ.
3.7.5.1. Pha chế dung dịch chuẩn HCl, NaOH.
NaOH và HCl đều không phải là chất gốc nên:
* Để pha dung dịch NaOH nồng độ khoảng 0,1M ta cân trên cân kỹ thuật
khoảng 4,1g NaOH loại tinh khiết phân tích và pha thành 1 lít dung dịch bằng nước
cất mới đun sôi để nguội. Dung dịch mới pha đựng trong bình polyetylen.
Để xác định chính xác nồng độ dung dịch NaOH đó trước khi dùng ta cần
chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn axit oxalic 0,05M với chất chỉ thị là phenolphtalein.
Axit oxalic là chất gốc có công thức là H2C2O4.2H2O (M=126,066). Dùng cân
phân tích cân 6,3033 (g) tinh thể H2C2O4.2H2O (tkpt), chuyển vào bình định mức
sạch 1 lít, hòa tan bằng nước rồi định mức tới vạch mức. Dung dịch đựng trong bình
polyetylen hoặc bình thủy tinh nút nhám.
Dùng pipet lấy 25 ml dung dịch H2C2O4 0,05M vừa pha cho vào bình nón dung
tích 250 ml đã rửa sạch và tráng 3 lần bằng nước cất. Thêm vào đó 2 giọt chất chỉ thị
phenol phtalein. Từ buret dung tích 50ml (hay 25ml) đựng dung dịch NaOH cần xác
định nồng độ, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào bình nón, vừa nhỏ vừa lắc đều cho tới
khi dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt bền trong vài giây. Tiến hành chuẩn độ 3
lần lấy kết quả trung bình. Giả sử thể tích trung bình NaOH của 3 lần thí nghiệm là
VNaOH nồng độ chính xác của dung dịch NaOH sẽ là:
67
( )l/mol2
V
05,0.25C
NaOH
NaOH ×=
* Để pha dung dịch HCl có nồng độ khoảng 0,1M, ta lấy khoảng 8,3 -8,5 ml
dung dịch HCl đặc (có nồng độ khoảng 35 - 38%, D = 1,174 - 1,185 g/cm3) cho vào
bình đã rửa sạch, thêm nước thành 1 lít, lắc đều. Đựng dung dịch trong bình polyety-
len hay bằng bình thủy tinh có nút mài nhám.
Để xác định chính xác nồng độ dung dịch vừa pha, ta cho nó vào burét, lấy 25
ml dung dịch chuẩn NaOH vào bình nón đã rửa, tráng sạch. Thêm 1 - 2 giọt chất chỉ
thị phenolphtalein. Chuẩn độ dung dịch bằng dung dịch HCl từ buret đến khi dung
dịch chuyển từ màu đỏ sang không màu. Làm thí nghiệm ba lần rồi lấy kết quả trung
bình và tính nồng độ dung dịch HCl.
)l/mol(
25
V.C
C NaOHNaOHHCl =
3.7.5.2. Xác định nồng độ dung dịch CH3COOH và dung dịch NH3.
* Chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dung dịch chuẩn NaOH.
Cách tiến hành: Lấy dung dịch chuẩn NaOH vào buret sạch. Dùng pipet lấy
25ml dung dịch CH3COOH cho vào bình nón sạch, thêm vào đó 2 giọt phenolphtal-
ein. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến khi dung dịch chuyển từ không
màu sang màu hồng bền trong vài giây. Làm 3 lần thí nghiệm và lấy kết quả trung
bình rồi tính kết quả.
Vì nồng độ dung dịch CH3COOH chưa biết nên trước khi chuẩn độ chính xác ta
nên làm thí nghiệm thăm dò, nếu nồng độ dung dịch CH3COOH đặc quá hoặc loãng
quá thì phải pha loãng hoặc lấy tăng thể tích lên để thể tích dung dịch chuẩn tiêu tốn
hết ít nhất trên 20 ml.
* Chuẩn độ dung dịch NH3 bằng dung dịch chuẩn HCl.
Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như chuẩn độ CH3COOH bằng NaOH. Chỉ
khác là lấy 25 ml dung dịch NH3 cần chuẩn độ cho vào bình nón, chất chỉ thị dùng là
metyl da cam, còn buret đựng dung dịch chuẩn HCl. Việc chuẩn độ kết thúc khi dung
dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Cũng tiến hành chuẩn độ 3 lần lấy kết quả
trung bình rồi tính kết quả.
3.7.5.3. Xác định nồng độ dung dịch H3PO4 bằng dung dịch NaOH.
Giả sử ta cần xác định nồng độ của H3PO4 đặc.
Cách tiến hành: Dùng cốc cân sạch khô, cân trước khối lượng. Dùng pipet lấy
vào cốc cân độ 5ml H3PO4 đặc cần xác định nồng độ. Cân trên cân phân tích. Giả sử
khối lượng của 5 ml axit là 8,3000 (g). Chuyển toàn bộ lượng axit vừa cân vào bình
định mức 100 ml đã rửa sạch, tráng toàn bộ lượng axit trong cốc cân vào bình định
mức, thêm nước cất tới vạch định mức, đậy nút lắc kỹ. Dùng pipet sạch và tráng
nhiều lần bằng dung dịch H3PO4 vừa pha, lấy 25 ml dung dịch H3PO4 vừa pha cho
vào bình nón dung tích 250 ml đã rửa sạch. Thêm vào đó 2 giọt phenol phtalein.
Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 1M đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang
màu hồng bền trong vài giây. Tiến hành chuẩn độ 3 lần để lấy kết quả trung bình.
Giả sử VNaOH = 41,0 ml.
Hàm lượng % theo khối lượng của H3PO4 là:
68
%82,96
2300,8251000
10098100141POH% 43 =×××
××××=
Vì dùng chỉ thị phenol phtalein nên chuẩn độ tới nấc thứ hai, do đó đlg
43POH
=
98/2.
3.7.5.4. Xác định Na2CO3 trong xút kỹ thuật.
Xút kỹ thuật luôn luôn chứa một lượng Na2CO3 do NaOH hấp thụ khí CO2
trong không khí.
Cách tiến hành: Cân a (g) xút kỹ thuật, hòa tan trong nước cất đun sôi để nguội
cho vào bình định mức 100ml. Dùng pipet (thí dụ 25 ml) lấy một thể tích chính xác
dung dịch này cho vào bình nón sạch, dung tích 250 ml. Thêm vào đó 1 - 2 giọt phe-
nolphtalein, dung dịch sẽ có màu đỏ. Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn HCl đã biết
chính xác nồng độ đến khi dung dịch vừa mất màu hồng. Khi đó xảy ra 2 phản ứng.
NaOH + HCl = NaCl + H2O
Na2CO3 + HCl = NaHCO3 + NaCl
(vì pH của dung dịch lúc đó là pH của dung dịch NaHCO3, ( )21 pKpK2
1
pH += nằm
trong khoảng đổi màu của phenolphtalein). Đọc và ghi thể tích dung dịch HCl đã tiêu
tốn, giả sử hết V1 ml dung dịch HCl. Thêm tiếp vào bình nón 2 -3 giọt metyl da cam,
dung dịch có màu vàng. Tiếp tục chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng
sang màu đỏ da cam. Ngừng chuẩn độ và ghi thể tích V2 trên buret. Làm thí nghiệm
3 lần và lấy kết quả trung bình (thể tích V2 tính từ vạch 0 của buret).
Như vậy, V2 -V1 là thể tích dung dịch HCl cần dùng để chuẩn độ NaHCO3. Vì
V1 là thể tích dung dịch chuẩn HCl dùng để chuẩn độ NaOH và nấc 1 của Na2CO3
thành NaHCO3 nên V1 - (V2 - V1) = 2V1 - V2 là thể tích dung dịch HCl cần dùng để
chuẩn độ NaOH. Hàm lượng % của NaOH và Na2CO3 có a (g) xút kỹ thuật là:
( )
( )
a
100MC.
1000
VV
CONa%
a
100
1
40.C.
1000
VV2
NaOH%
32CONaHCl
12
32
HCl
21
××−=
×−=
3.7.5.5. Xác định magiê (Mg2+) hoặc phôtphát (PO43-)
Trong môi trường NH3 + NH4Cl, ion Mg2+ kết tủa với ion HPO42-.
Mg2+ + NH4+ + HPO42- = MgNH4PO4↓ + H+
Lọc và rửa sạch kết tủa, hòa tan kết tủa bằng một lượng dư chính xác dung dịch
chuẩn HCl, sau đó chuẩn độ lượng HCl dư bằng dung dịch chuẩn NaOH với chỉ thị
metyl da cam.
MgNH4PO4 + 2H+ = Mg2+ + NH4+ + H2PO4-
H+(dư) + OH- = H2O
Theo các phản ứng trên
2
M
§vµ
2
M
§ -3
4
2 POMg
==+
( )
a
100
2
M
1000
C.VCV
Mg% MgNaOHNaOHHCl.HCl ××−=
69
( )
a
100
2
M
1000
C.VC.V
PO% 4PONaOHNaOHHClHCl4 ××−=
Cách tiến hành: Dung dịch chứa Mg2+ cho vào cốc 200ml, thêm 4 - 6 giọt
dung dịch HCl 1M, 10 ml dung dịch Na2HPO4 10% (nếu xác định PO43- thì thêm
lượng dư dung dịch MgCl2 5%), 2 - 3 giọt metyl da cam, pha loãng bằng H2O đến
khoảng 80 ml, nếu dung dịch bị đục thì thêm vài giọt HCl đến tan, sau đó thêm tiếp 5
ml HCl nữa. Đun nóng dung dịch NH3 5% vừa thêm vừa khuấy, tới khi dung dịch
chuyển sang màu vàng. Thêm tiếp 3ml NH3 nữa. Để yên cốc 2 - 3 giờ. Lọc kết tủa
bằng giấy lọc băng xanh. Rửa kết tủa bằng nước tới khi nước rửa chảy ra không có
ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3). Sau đó rửa kết tủa 3 lần bằng dung dịch rượu
etylic 50. Chuyển toàn bộ kết tủa và giấy lọc vào cốc sạch. Thêm vào đó một lượng
dư chính xác dung dịch chuẩn HCl. Khuấy cho kết tủa tan hết. Chuẩn độ lượng HCl
bằng dung dịch chuẩn NaOH dùng chất chỉ thị metyl da cam.
Chú ý chung:
1. Tất cả các trường hợp định phân đã nghiên cứu ở trên đều khảo sát ở nhiệt độ
trong phòng thí nghiệm thường khoảng từ (20 ÷ 25)0C. Nếu ta khảo sát ở nhiệt độ
khác thì các giá trị pH tính được trong quá trình định phân có khác đi một ít. Tuy
nhiên sự sai khác có thực tế không dáng kể, nếu khi tiến hành định phân ở nhiệt độ
không khác với nhiệt độ 220C nhiều lắm.
2. Các trường hợp định phân axit - bazơ vừa nghiên cứu đều tiến hành trong
dung môi nước, ngoài ra người ta còn thường định phân axit - bazơ trong dung môi
khác không phải là nước.
Trong nhiều trường hợp định phân axit - bazơ trong dung môi không nước tỏ ra
ưu việt hơn là định phân axit - bazơ trong dung môi nước vì rằng trong một số
trường hợp axit hay bazơ trong nước là dung dịch axit hay bazơ quá yếu không thể
định phân chính xác được, trái lại nếu chọn dung môi không nước thích hợp thì axit
hay bazơ đó trở nên mạnh đủ điều kiện để định phân chính xác được. Bởi vậy ngày
nay phương pháp định phân axit - bazơ trong dung môi không phải là nước ngày
càng được áp dụng rộng rãi.
BÀI TẬP
1. Các chất và ion sau đây, chất nào là axít, bazơ hoặc lưỡng tính: HClO4, NH3,
CO32-, HCO3-, H2CO3, S2-, NH4+, CH3COO-.
2. Hỏi phải thêm vào dung dịch có pH = 0 thuốc thử nào sau đây để có môi trường
axít yếu: NH3, NaOH, CH3COONa, HCl, CH3COOH, NH4Cl.
3. Tính pH của các dung dịch sau:
a. 0,1M HCl và 0,1M CH3COOH.
b. Dung dịch 5% HCl và 5% CH3COOH; ddd = 1,1 g/ml.
c. Dung dịch chứa 7 g/l HCl và 7g/l CH3COOH.
4. Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 0,102g CH3COONa vào 100ml dung
dịch 0,0375M CH3COOH. Biết .75,4pK COOHCH3 =
5. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn:
70
a. 50ml 0,1M KH2PO4 và 25ml 0,2M K2HPO4. Biết H3PO4 có pK1 = 2,16;
pK2 = 7,13; pK3 = 12,3.
b. 30ml 0,1M Na2CO3 và 15ml 0,1M NaHCO3. Biết H2CO3 có pK1 = 6,32;
pK2 = 10,32.
6. Phải thêm vào 100ml 0,2M HCOOH bao nhiêu gam natri foocmat rắn HCOONa
để có dung dịch đệm với pH = 4,3. Biết pKHCOOH = 3,77.
7. Cần bao nhiêu gam CH3COONa hòa tan trong 50ml dung dịch CH3COOH 0,04M
để được pH = 5,43.
8. Tính pH của dung dịch chứa NH4Cl 0,01M và NH3 0,1M. Biết 5NH 10.75,1K 3
−= .
9. Nồng độ M và N của dung dịch H2SO4 là bao nhiêu nếu dung dịch H2SO4 có
005122,0T
42SOH
= ?
10. Nồng độ N của dung dịch Ba(OH)2 là bao nhiêu nếu dung dịch có
0121,0T COOHCH/)OH(Ba 32 = ?
11. G
a. Hãy tính
3NH/HCl
T của dung dịch HCl 0,1125N ?
b. Hãy tính nồng độ M, THCl, THCl/CaO của dung dịch HCl 0,1122N?
12. Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl bốc khói (axít đặc) có tỷ trọng 1,19 để chuẩn bị
1.500ml dung dịch HCl 0,2N. Biết rằng dung dịch HCl có tỷ trọng bằng 1,19 thì
tương đương với 38,32% (phần trăm theo trọng lượng).
13. Hỏi phải pha loãng 1 lít dung dịch HCl 0,2N đến thể tích là bao nhiêu để thu
được dung dịch có độ chuẩn theo chất xác định CaO là 0,005?
14. Tính THCl/CaO của dung dịch HCl nếu như định phân 0,104g Na2CO3 với chỉ thị
metyl da cam (pT = 4) thì tốn mất 25,14ml dung dịch HCl đó.
15. Khi định phân 20ml dung dịch HCl có độ chuẩn T = 0,003512 thì tốn mất
21,12ml dung dịch NaOH. Hãy tính TNaOH/HCl, TNaOH,
42SOH/NaOH
T của dung dịch NaOH
trên.
16. Để trung hòa 0,5g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tới CO2 cần 39,5ml dung dịch HCl
0,2N. Xác định % Na2CO3 trong hỗn hợp. Biết rằng trong hỗn hợp đó không chứa
các chất khác nữa.
17. Trung hòa 0,2g axít hữu cơ ở thể rắn cần 31,7ml dung dịch KOH 0,1N. Tính
đương lượng gam của axít đó và xác định đó là chất gì?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi. Cơ sở hóa học phân tích,
NXB KH & KT, 2002.
2. Nguyễn Tinh Dung phần I, II, III. Hóa học phân tích. NXB Giáo dục, 2000.
3. Trần Tứ Hiếu, Hóa học phân tích, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.
4. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Hoàng Thọ Tín. Bài tập Hóa học phân tích,
NXB ĐH&TH Chuyên nghiệp, 1984.
5. H.A. Laitinen, Phân tích hóa học. Tập 1 và 2, Nguyễn Tinh Dung và
Nguyễn Huyến dịch. NXB KH & KT, 1976.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaotrinhhoahocphantich_1_8387.pdf