Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Truyền thống thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhot tại địa bàn khó khăn

Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên • Cho trẻ bú bữa đầu tiên ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh • Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. • Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia • Không cho trẻ bú bình, ngậm vú cao su • Nếu trẻ ốm vẫn tiếp tục cho bú và bú lâu hơn, nhiều lần hơn • Cho trẻ bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi

pdf93 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Truyền thống thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhot tại địa bàn khó khăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước và các chất dinh dưỡng: protein, lactose... - Sữa cuối: sữa được tiết ra cuối bữa bú, màu trắng đục hơn, chứa nhiều chất béo hơn và cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ tăng trưởng tốt  Lưu ý HV: Mỗi loại sữa mẹ có lợi ích đặc biệt và thời gian tiết ra khác nhau như vậy nên TTV cần hiểu sâu và nắm chắc thành phần đặc điểm của mỗi loại để tư vần cho bà mẹ và cộng đồng được hiệu quả nhất. Đặc biệt luôn nhắc nhở bà mẹ Sữa cuối bữa chứa nhiều chất béo và giàu năng lượng giúp trẻ phát triển tốt nên bà mẹ cần phải cho con bú hết từng bên vú để trẻ bú được “sữa cuối” 46 ► 3 Tìm hiểu về sữa non và lợi ích của sữa non  Nói với HV: Thực tế cho thấy rất nhiều bà mẹ khi đi đẻ có mang theo sữa bột để cho trẻ ăn trong ngày đầu khi sữa mẹ chưa “về”. Đây là một vấn đề không đúng nhưng nó tồn tại trong cộng đồng từ lâu đời và khó thay đổi. Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận để hiểu sâu hơn về sữa non và lợi ích của sữa non để có thể giúp bà mẹ thay đổi “niềm tin” mình không đủ sữa cho con trong ngày đầu sau đẻ  Hỏi HV: Như trong phần trước đã nói, Sữa non được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai kỳ và có sẵn trong bầu vú mẹ khi sinh nhưng anh chị có biết thành phần của sữa non và lợi ích của sữa non như thế nào?  Ghi mọi câu trả lời của học viên lên bảng, nhận xét và khen ngợi những ý kiến đúng.  Chiếu và trình bày bảng lật dưới đây BL 2.3.3. Lợi ích của sữa non • Giàu kháng thể • Là liều vắc xin quí giá đầu tiên trẻ nhận được giúp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn • Nhiều tế bào bạch cầu • Giúp phòng chống nhiễm khuẩn • Có tác dụng xổ nhẹ • Đào thải phân su, giúp giảm mức độ vàng da • Có yếu tố tăng trưởng cho ruột của trẻ • Giúp cho ruột trưởng thành • Phòng chống dị ứng • Giàu vitamin A • Giảm mức độ nặng khi bị nhiễm khuẩn  Nói với HV: Sữa non đặc biệt là sữa non trong vòng một giờ đầu sau đẻ có lợi cho trẻ như vậy nên việc cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu đặc biệt quan trọng vì không những giúp trẻ bú được sữa non mà còn có nhiều lợi ích cho cả bà mẹ nữa. Chiếu và trình bày bảng lật dưới đây về lợi ích của việc cho trẻ bú ngay sau sinh 47 BL 2.3.4. Lợi ích của đặt trẻ da - kề - da giúp trẻ bú ngay sau khi sinh Khi đặt trẻ lên bụng mẹ ngay sau đẻ để trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ giúp trẻ được ủ ấm, ổn định thân nhiệt, nhịp thở và đường máu Theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ tự tìm vú mẹ để bú ngay sau sinh giúp : o Con ; Bú được sữa non - liều vắc xin đầu tiên ; sớm thải phân su; giúp giảm vàng da, không bị đói o Mẹ : Co hồi tử cung tốt, giảm xuất huyết sau sinh, kích thích tạo sữa và giúp sữa sớm về  Nhấn mạnh: o Các chất đề kháng và vitamin A có trong sữa non cao nhất trong vòng 60 phút đầu sau sinh, do đó bà mẹ cần cho con bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu. o Hiện nay tỷ lệ cho con bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu là 62% (Theo số liệu điều tra dinh dưỡng 2010 của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) trong khi đó mục tiêu của dự án đề ra tỉ lệ này cần phải đạt 80 - 90%. ►4 Tìm hiểu khái niệm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ Phương pháp: Trò chơi, Thuyết trình ngắn Chơi trò “ Xem ai đúng nhất” thời gian 5 phút  Giảng viên chuẩn bị trước 5 tờ giấy mầu có ghi sẵn nội dung về nuôi con bằng sữa mẹ và dán váo 5 góc khác nhau của lớp học : o Phiếu 1: bú mẹ + uống nước/nước hoa quả o Phiếu 2: bú mẹ + mật ong o Phiếu 3: bú mẹ + vitamin... o Phiếu 4: Bú mẹ + nước cháo o Phiếu 5 : chỉ bú mẹ 48  Đề nghị học viên quan sát và suy nghĩ xem nội dung nào đúng thì hãy đứng vào góc đó  Đề nghị HV giải thích rõ tại sao mình đồng ý và đứng vào nhóm đó.  Khen ngợi nhóm đã đứng vào đúng chỗ (phiếu số 5), nhắc nhở những HV đã chọn sai vị trí.  Mời mọi người về chỗ và chiếu Bảng lật 2.3.5 về định nghĩa thế nào là NCBSM hoàn toàn . BL 2.3.5. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn Chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống thêm bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc (theo chỉ định của bác sĩ)  Giải thích thêm: Hiện nay tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở nước ta chỉ có 10% (theo số liệu điều tra 2010 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở nước ta thấp như vậy vì thói quen cho con uống thêm nước của bà mẹ vẫn còn đang phổ biến rộng rãi.  Chiếu và trình bày bảng lật dưới đây về Nước trong sữa mẹ 49 BL 2.3.6. Nước trong sữa mẹ • 88% sữa mẹ là nước • Bà mẹ không cần phải cho trẻ uống thêm nước kể cả khi trời nóng nhất • Nếu sợ trẻ khát - Hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn  Giải thích thêm: Dạ dày của trẻ rất nhỏ chỉ chứa được một lượng thức ăn nhất định. Nếu cho trẻ uống thêm nước có nghĩa là dạ dày phải chứa thức ăn không có dinh dưỡng là nước thay vì một thức ăn bổ dưỡng nhất (sữa mẹ) ►5 Tìm hiểu lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ Phương pháp: Trò chơi, Thuyết trình ngắn  Trò chơi " đúng ", "sai "  Giải thích cách chơi: GV đưa ra một câu hỏi và chỉ định bất kỳ một ai trong lớp, người đó phải phản ứng thật nhanh trả lời “đúng” hoặc “sai”. Nếu ai phản ứng chậm hoặc trả lời sai thì sẽ bị phạt  Đưa một loạt câu hỏi về lợi ích của NCBSM : o Bú sớm ngay sau sinh giúp co hồi tử cung tốt? o Bú mẹ hoàn toàn giúp mẹ tránh có thai? o NCBSM tốn tiền, mất thời gian? o Giúp bà mẹ tránh được béo phì sau đẻ? o Giúp trẻ dễ tiêu hóa? o Phòng tránh nhiễm khuẩn cho mẹ? o Kích thích sự phát triển tối ưu của não bộ của trẻ?  Những người bị phạt sẽ phải hát một bài (nếu có thời gian)  Chiếu các bảng lật dưới đây và yêu cầu học viên bổ sung hoặc bình luận thêm. 50 BL 2.3.7. Lợi ích của Nuôi con bằng sữa mẹ Đối với con • Bảo vệ trẻ, tránh các bệnh nhiễm trùng • Cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ chóng lớn và phòng ngừa bệnh tật : Vitamin A, chất đạm, chất béo, đường, Vitamin C và sắt... • Kích thích sự phát triển tối ưu của não bộ • Dễ tiêu hóa • Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp BL 2.3.8. Lợi ích của Nuôi con bằng sữa mẹ Đối với mẹ và gia đình • Bú sớm ngay sau sinh giúp mẹ co hồi tử cung, giảm mất máu sau đẻ • Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung • NCBSMHT giúp bà mẹ chậm có thai trở lại • Xây dựng tình cảm mẹ con • Giúp bà mẹ phòng tránh béo phì sau đẻ • Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao, ví dụ: tiết kiệm tiền mua sữa ngoài ►6 Kết thúc bài học  Chiếu lại mục tiêu bài học xem đã đạt đầy đủ các mục tiêu chưa  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 51 BÀI 4. QUÁ TRÌNH TẠO SỮA MẸ Mục tiêu bài học 1. Hiểu được tại sao nói bất cứ bà mẹ nào cũng đủ sữa nuôi con phát triển tốt nếu biết cho con bú đúng cách 2. Biết khi nào cần vắt sữa và cách bảo quản sữa mẹ Phương pháp: Trò chơi, thuyết trình, động não Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ nội dung bảng lật Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bóng bay: 10 quả  Bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Tìm hiểu cấu tạo bầu sữa mẹ và sự tạo sữa 10 ►3 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo sữa 15 ►4 Tìm hiểu khi nào cần vắt sữa nhằm duy trì nguồn sữa mẹ 10 ►5 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 40 52 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học BL 2.4.1. Mục tiêu bài học 1. Hiểu được tại sao nói “Bất cứ bà mẹ cũng đủ sữa nuôi con phát triển tốt nếu biết cho con bú đúng cách” 2. Biết khi nào cần vắt sữa để duy trì nguồn sữa mẹ ►2 Tìm hiểu cấu tạo bầu sữa mẹ Phương pháp: Trò chơi, Thuyết trình ngắn Trò chơi “khám phá”  Phát cho mỗi người 1 quả bóng bay  Yêu cầu học viên thổi quả bóng tương đương với kích cỡ bầu vú của bà mẹ  Dùng bút vẽ lên quả bóng cấu tạo bầu sữa mẹ theo sự hiểu biết của mình  Thu các quả bóng của HV và nhận xét, khen ngợi những người vẽ đẹp  Nói với HV: trông các bầu vú được vẽ đẹp thế này nhưng không biết bên trong bầu vú thế nào? Có “đẹp” thế này không ? và sự tạo sữa được xẩy ra như thế nào? Mời mọi người xem trên bảng lật dưới đây  Chiếu BL để minh hoạ cấu tạo của bầu vú mẹ và giải thích cho học viên 53 BL 2.4.2. Cấu tạo bầu vú mẹ :  Giải thích bảng lật: Cấu tạo bầu vú có hai phần 1) các mô và tuyến là nơi sản sinh ra sữa, 2) mô mỡ và cơ nâng đỡ là bộ phận tạo hình vú. Số lượng mô, tuyến ở tất cả phụ nữ đều giống nhau nhưng cơ và mỡ thì người có nhiều (vú to) người ít (vú nhỏ) . Vì vậy kích cỡ của bầu vú không ảnh hưởng gì đến sự tạo sữa.  Ghi nhớ: Sự tạo sữa ở người mẹ không phụ thuộc vào kinh cỡ vú to hay bé . Mọi phụ nữ đều có khả năng tạo sữa như nhau. Nếu cho con bú đúng cách thì bà mẹ luôn có đủ sữa cho nhu cầu của con mình kể cả khi bà mẹ đẻ sinh đôi, sinh ba. Giải phẫu vú Núm vú Xoang s−a Ống dẫn sua Tuyến Montgomery Quầng vú Nang s−a Mô nâng đỡ và mỡ Tế bào nang sữa Tế bào cơ Oxytocin làm co tế bào cơ Prolactin kích thích 54 ►3 Tìm hiếu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo sữa Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Hỏi HV: Điều gì ảnh hưởng đến tiết sữa ?  Ghi lại các ý kiến của học viên lên bảng và bổ sung  Chiếu và trình bày BL. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa BL 2.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo sữa Yếu tố hỗ trợ • Con càng bú nhiều sữa càng ra nhiều • Tinh thần và tâm lý : bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc, tin là mình có đủ sữa • Sự gần gũi với con : được ở gần, ngắm nhìn, âu yếm, vuốt ve • Cho con bú về đêm sữa được tạo ra nhiều hơn Yếu tố cản trở • Lo lắng, căng thẳng, không tin là mình có đủ sữa • Bà mẹ đau đớn • Mẹ con không được ở cạnh nhau • Để vú căng sữa lâu • Trẻ ngậm bắt vú không tốt – bú không hiệu quả  Giải thích bảng lật: Trong cơ thể người phụ nữ có hai loại chất: Chất kích thích tiết sữa (prolactin) chất này được tiết ra sau mỗi lần trẻ bú, vú không còn căng sữa nên chất này “thông báo” cho cơ thể tạo ra sữa để “đổ đầy” bầu vú. Nếu bầu vú căng sữa, chất này không hoạt động và sữa không tiết ra nữa.(ví dụ: như bể nước có van tự động nếu bể đầy van đóng lại nước không vào bể nữa. Nếu nước trong bể vơi đi van mở ra nước chảy vào bể). Chất này được tiết ra nhiều hơn khi trẻ bú vào ban đêm Điều này giải thích tại sao con càng bú nhiều sữa càng ra khỏe , cho trẻ bú vào ban đêm sẽ giúp bà mẹ có nhiều sữa hơn. Hoặc đứa trẻ còn bú thì vú còn tiết sữa 55 kể cả khi trẻ đã lớn 2-3 tuổi và khi bà mẹ muốn cai sữa chỉ cần “cách ly” con một hai ngày là cơ thể không “sản xuất” tiếp nữa Chất kích thích phun sữa (Oxytocin): chất này chỉ tiết ra ngay trước bữa bú và trong khi trẻ bú. Nó giúp các tuyến sữa co bóp đẩy sữa ra ngoài. Chất này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của bà mẹ. Nếu bà mẹ lo lắng, buồn bực mất lòng tinthì cơ thể cũng không tạo ra chất này được . Điều này giải thích tại sao nhiều bà mẹ bị mất sữa khi có điều lo lắng buồn bực , hoặc bà mẹ không tin rằng mình có đủ sữa cho con phát triển khỏe mạnh.  Ghi nhớ: Để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ luôn đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh thì bà mẹ cần cho con bú theo nhu cầu, bú liên tục cả ngày lẫn đêm ►4 Tìm hiểu khi nào cần vắt sữa để duy trì nguồn sữa mẹ Phương pháp: Động não, thuyết trình  Nói với HV: Theo cơ chế tiết sữa đã học, nếu để bầu vú bị căng sữa trong thời gian lâu cũng bị làm ức chế sự tiết sữa vì vậy nếu vì lí do nào đó mẹ không thế cho con bú khi bầu sữa căng đầy (mẹ xa con, con đau ốm không bú được ) thì mẹ phải vắt sữa đi để duy trì nguồn sữa mẹ.  Đề nghị HV kể ra những trường hợp bà mẹ không thể cho con bú khi vú căng đầy?  Ghi lại ý kiến học viên lên bảng  Chiếu BL dưới đây và trình bày khi nào cần vắt sữa để duy trì sự tạo sữa BL 2.4.4. Những trường hợp cần vắt sữa để duy trì nguồn sữa • Mẹ đi làm xa không cho con bú được. • Trẻ không thể bú mẹ được do đẻ nhẹ cân. • Trẻ không bú được vì trẻ bệnh, • Bà mẹ bị bệnh, bác sĩ chỉ định không được cho trẻ bú • Bầu vú căng đầy, núm vú tụt trẻ không ngậm bắt vú được Lưu ý: Những trường hợp như thế này bà mẹ cần vắt sữa đi để vú tiếp tục tạo sữa 56 - Bà mẹ nào cần vắt sữa thì TTV vận động họ đến cơ sở y tế để được dạy cách cách vắt sữa. ►5 Kết thúc bài học Tóm tắt bài học nhấn mạnh thông điệp cần nhớ chiếu bảng lật dưới đây BL 2.4.7. Thông điệp cần nhớ • Tất cả các bà mẹ đều có đủ sữa cho con bú theo nhu cầu của trẻ • Số lượng sữa của mẹ không phụ thuộc vào kích cỡ của vú mẹ • Trẻ bú càng nhiều, mẹ càng nhiều sữa  Điểm lại mục tiêu bài học xem đã đạt được mục tiêu chưa  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 57 BÀI 5. NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SỮA MẸ Mục tiêu bài học 1. Giải thích được sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong vòng 2 ngày đầu sau đẻ 2. Giải thích được: Trong sáu tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn, không cần ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước. Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Giấy màu  Cốc chia độ  Bảng lật Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ nội dung bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 3 ►2 Mô tả kích cỡ dạ dày và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mới sinh 15 ►3 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 15 ►4 Tìm hiểu một số nguyên tắc khi cho trẻ bú mẹ 5 ►5 Kết thúc bài học 2 Tổng số thời gian 40 ►1 Giới thiệu mục tiêu bài h BL 2.5.1. Mục tiêu bài h 1. Giải thích được sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh d vòng 2 ngày đầu sau đẻ 2. Giải thích được: Trong sáu tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ ho ăn thêm bất cứ loại thức ăn n ►2 Thảo luận về kích cỡ dạ d Phương pháp: Động n  Hỏi HV: Như chúng ta đ sợ con bị đói vì ngh bà mẹ để họ yên tâm, tin tư cháu là không sợ con bị đói v  Mời một số học viên phát bi  Mời cả lớp xem hình đẻ trong dưới đây (Giảng vi bàn và quả cam để minh hoạ kíc họa) BL 2.5.2. Dung tích dạ d Ngày 1 (5-7ml)  Minh họa thêm: dùng 3 c 60-81ml 58 Hướng dẫn giảng ọc ọc ưỡng của trẻ trong ào khác kể cả nước. ày & nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mới sinh ão, Thuyết trình ngắn ều biết hầu hết các bà mẹ vừa sinh con th ĩ rằng mình chưa có sữa, là một TTV anh/chị sẽ nói g ởng là chỉ cần cho con mút vú ngay sau khi đẻ à sữa sẽ “về” ểu, ghi ý kiến mọi ý kiến bên b ảnh kích thước dạ dày của trẻ trong những ng ên có thể chuẩn bị một quả táo ta, một quả bóng h cỡ dạ dày trẻ 10 ngày sau sinh đ ày trẻ sau sinh Ngày 3 Ngày 10 (22-27ml) (60-81ml) ốc chia độ, đổ nước trà vào 3 c àn toàn, không cần ường lo lắng ì với ảng ày đầu sau ể minh ốc 5-7ml, 22-27ml, 59  Mời cả lớp nhìn vào cốc đựng 5-7 ml nước trà và nói đây là lượng sữa dạ dày của trẻ mới đẻ có thể chứa được chỉ khoảng 1 thìa cà phê trong khi đó sữa non bắt đầu được tạo ra từ khoảng tuần thứ 14-16 của thai kỳ nên ngay sau khi sinh trong 2 bầu vú của bà mẹ đã có sẵn sữa non mặc dù bầu vú chưa căng nhưng vẫn đủ sữa cho trẻ bú.  Nhấn mạnh: Vì vú chưa căng sữa, trẻ chưa biết cách bú nên đây là lúc bà mẹ phải kiên trì tập cho con ngậm bắt vú đúng đồng thời phải cho trẻ bú nhiều lần như vậy vừa đảm bảo nhu cầu của trẻ vừa kích thích tạo sữa (giúp sữa “về” sớm)  Hỏi HV: như vậy, lượng sữa non trong 1-2 ngày đầu đảm bảo đáp ứng nhu cầu về về “lượng” còn về “Chất” thì sao? Mời cả lớp xem lại bài: Sữa non đặc sánh, giầu năng lượng, vitamin A, và kháng thể  Kết luận: Sữa non hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ cả về chất lượng và số lượng trong vòng 2 ngày đầu sau đẻ.  Giải thích thêm: Tại cộng đồng, tư vấn NCBSM cần được bắt đầu từ khi bà mẹ mang thai và tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần được thực hiện ngay tại phòng sinh của các cơ sở y tế để nhằm đảm bảo mọi bà mẹ vừa sinh con trong vòng 1 giờ đầu được hướng dẫn hỗ trợ cho con ngậm bắt vú đúng ngay từ bữa bú đầu tiên để trẻ được bú sữa non. ►3 Thảo luận về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 0-6 tháng Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Hỏi HV: Tại sao khuyên BM cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho ăn thêm bất cứ thức ăn nào khác kể cả uống nước?  Ghi mọi ý kiến của HV lên bảng – khen ngợi những ý kiến đúng  Chiếu bảng lật về Nhu cầu năng lượng của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ. 60 BL 2.5.3. Nhu cầu năng lượng của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ  Phân tích ý nghĩa của biểu đồ: Đây là kết quả nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới o Các cột trong biểu đồ - biểu thị nhu cầu năng lượng trẻ cần/ngày theo từng tuổi từ 0 đến 23 tháng o Phần màu đen là năng lượng nhận được từ sữa mẹ o Phần màu trắng là năng lượng thiếu hụt cần phải bổ sung thêm  Phần thiếu hụt chỉ xuất hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn an toàn phù hợp với trẻ nhất lại không mất tiền mua nên cần phải tận dụng hết nguồn thức ăn bổ dưỡng này. Các bà mẹ chỉ nên cho trẻ ABS khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ .  Kết luận: Sữa mẹ luôn cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời, kể cả trẻ sinh đôi nếu cho trẻ bú đúng cách. Trẻ cần được ABS khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày) tuy nhiên khi cho trẻ ABS vẫn tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng ►4 Đảm bảo sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ đến khi trẻ được trong sáu tháng, bà mẹ cần cho trẻ bú như thế nào Phương pháp: Trò chơi, Thuyết trình  Nói với HV: Chúng ta đã tìm hiểu và biết rằng sữa mẹ là nguồn thức ăn bổ dưỡng, an toàn và phù hợp nhất đối với trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào 61 cũng thành công trong việc NCBSM. Để giúp các bà mẹ NCBSM thành công anh/ chị nói gì với bà mẹ?  Ghi mọi câu trả lời của HV lên bảng - Khen ngợi những ý kiến đúng  Chiếu và trình bày BL dưới đây: BL 2.5.4. Cho trẻ bú đúng cách để duy trì nguồn sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi • Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên • Cho trẻ bú bữa đầu tiên ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh • Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. • Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia • Không cho trẻ bú bình, ngậm vú cao su • Nếu trẻ ốm vẫn tiếp tục cho bú và bú lâu hơn, nhiều lần hơn • Cho trẻ bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi ►5 Kết thúc bài học  Chiếu BL Mục tiêu bài học và điểm lại xem đã thực hiện đủ các mục tiêu chưa  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 62 BÀI 6. ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ VÀ GIÚP TRẺ NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG Mục tiêu bài học 1. Hiểu được những khó khăn thường gặp khi NCBSM và giải pháp khắc phục 2. Biết cách giúp bà mẹ cho con ngậm bắt vú tốt Phương pháp: Động não, thuyết trình Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ nội dung bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Tư thế bế và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng 20 ►3 Hậu quả của ngậm bắt vú sai và giải pháp khắc phục 30 ►4 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 55 63 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học BL 2.6.1. Mục tiêu bài học 1. Biết cách giúp trẻ ngậm bắt vú đúng 2. Biết cách hướng dẫn bà mẹ xử trí các khó khăn gặp phải khi cho trẻ bú không đúng ►2 Tư thế bế và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng Phương pháp: Trình diễn, Thuyết trình ngắn Bước 1 Tư thế bế, đỡ trẻ khi cho bú  Nói với HV:Để đảm bảo NCBSM hoàn toàn thành công thì các bà mẹ cần biết cho trẻ bú đúng cách. Cho trẻ bú đúng cách bao gồm: Tư thế của bà mẹ đỡ bế trẻ khi cho bú và cách “ngậm bắt vú” của con  Mời 2-3 HV (người đã có con) lên trước lớp, dùng búp bê trình diễn cách mình thường đỡ, bế con khi cho con bú.  GV nhận xét, khen ngợi người đỡ trẻ đúng  Chiếu và giải thích BL 2.6.3: Tư thế bế, đỡ trẻ khi cho con bú BL 2.6.2. Các tư thế của mẹ khi cho con bú Các tư thế của mẹ khi cho con búBL 2.6.2 Giải thích các tư thế bế đỡ trẻ trong bảng lật đều đảm bảo Bốn điểm then chốt đặt trẻ vào vú mẹ trong bảng dưới 64 - Đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng - Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ - Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú - Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mông trẻ  Lưu ý điều TTV cần nhớ để nhắc nhở Bà mẹ là : Dù nằm hay ngồi thì hai mẹ con cũng cần được thoải mái để mẹ không bị mỏi, con không bị vặn người giúp cho trẻ đú được lâu – đẫy bữa và bú được “sữa cuối” trong bầu vú mẹ Bước 2 Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt  Nói với HV: Khi trẻ mới sinh ra, giúp trẻ ngậm bắt vú đúng ngay trong bữa bú đầu tiên trong đời của bé là một việc làm quan trọng để đảm bảo NCBSM thành công. Nếu bà mẹ không biết cách giúp cho con mình ngậm bắt vú đúng sẽ tạo thành một thói quen sai khi bú của trẻ dẫn đến nhiều khó khăn về vú cho mẹ  Chiếu BL 2.6.3 và đề nghị HV phân tích tại sao nói hình 1 là đúng và hình 2 là sai trong cách ngậm bắt vú của trẻ BL 2.6.3: Cách ngậm bắt vú đúng và sai nhìn từ bên ngoài và bên trong BL 2.6.3 Ngậm bắt vú đúng & sai Ngậm bắt vú (nhìn từ bên ngoài) 1 2 3/9 Ngậm bắt vú đúng và sai Bạn nhìn thấy những điểm khác nhau như thế nào? 1 2 3/8 Hình 1 – đúng ; Hình 2 - Sai  Cám ơn học viên, khen ngợi người giải thích đúng và tổng hợp lại như sau : Giải thích: So sánh hình 1 và 2 - khi nhìn bên ngoài và nhìn từ bên trong: o Trong hình 1- Ngậm bắt vú tốt: trẻ ngậm sâu hết cả núm vú, cằm trẻ sát vào quầng vú bên dưới nên khi bú lưỡi trẻ áp sát được vào quầng vú (các xoang chứa sữa) mút được nhiều sữa hơn và không có khoảng trống tránh mút cả không khí vào. 65 o Trong hình 2 – ngậm bắt vú sai: trẻ chỉ mút núm vú, tạo khoảng trỗng giữa miệng trẻ và vú mẹ vừa không có lực ép vào quầng vú lại vừa có khoảng trống khiến trẻ mút cả hơi vào làm trẻ bị no giả. Sau bữa bú nếu không biết bế vác trẻ vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ ợ hơi ra thì có thể trẻ sẽ bị nôn, trớ.  Chiếu BL 2.6.4 và nói với HV về những dấu hiệu trẻ chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú đúng BL 2.6.4. Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng • Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn • Miệng trẻ mở rộng • Môi dưới hướng ra ngoài • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ Bước 3 Các bước giúp trẻ ngậm bắt vú đúng Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú. Lấy ngón tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môi bé để bé há miệng ra. Chờ đến khi bé há miệng rộng thì đưa đầu vú thẳng vào bên trong. Đảm bảo bé ngậm đầy miệng bầu vú, có thể bao phủ gần hết quầng vú. 66 Khi bé ngậm bắt vú đúng - Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn - Miệng trẻ mở rộng - Môi dưới hướng ra ngoài - Cằm trẻ chạm vào vú mẹ Khi bé đã bú thoải mái, ôm bé chắc chắn trong tay. Khi đã xong, việc cho con bú sẽ mang lại một cảm giác hài lòng cho cả con và mẹ.  Kết luận: Ngậm bắt vú đúng là bước đầu tiên để đảm bảo NCBSM thành công và phòng tránh được rất nhiều những khó khăn thường gặp khi NCBSM như trẻ bú kém, không đẫy bữa, không bú được “sữa cuối” dẫn đến tăng cân kém. Về phía mẹ: có thể dẫn đến nứt cổ gà , tắc tia sữa, giảm tiết sữa ►3 Hậu quả của cho trẻ bú không đúng cách và giải pháp khắc phục Phương pháp: Trình diễn, Thuyết trình ngắn  Đề nghị HV nhắc lại hậu quả của việc cho trẻ bú không đúng cách  Ghi lại mọi ý kiến của HV lên bảng và tổng hợp lại trong bảng lật 2.6.5 BL. 2.6.5: Hậu quả của cho trẻ bú không đúng cách - Đau núm vú - Tổn thương núm vú (nứt cổ gà) - Cương tức vú, tắc tia sữa - Trẻ bú không đẫy bữa, khóc nhiều - Trẻ đòi bú liên tục, mỗi lần bú kéo dài hơn bình thường - Giảm sự tạo sữa dẫn đến mất sữa - Trẻ không tăng cân 67  Nói với HV: Như trong bảng bật 2.6.5, hậu quả của việc cho trẻ bú không đúng cách có bốn khó khăn thường gặp nhất, lớp ta sẽ chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ thảo luận về cách xử trí và phòng tránh cho một khó khăn. Phân công cụ thể như sau :  Nhóm 1: Giảm sự tạo sữa (trẻ không bú được đủ sữa quấy khóc)  Nhóm 2: Tổn thương núm vú (nứt cổ gà)  Nhóm 3: Cương tức, tắc tia sữa  Nhóm 4: Viêm tuyến vú (áp xe)  Kết quả thảo luận sẽ được ghi theo mẫu như bảng sau : Giu như bảng sau Cách phòng tránh  Các nhóm có 15 phút thảo luận  Treo kết quả thảo luận nhóm lên trước lớp để cùng nhận xét, góp ý  Tóm tắt các ý kiến thảo luận nhóm. Khen ngợi nhóm làm tốt  Chiếu và trình bày bảng lật 2.6.6 Khó khăn Giải pháp Phòng tránh Giảm sự tạo sữa dẫn đến không đủ sữa Chỉnh lại cách trẻ ngậm bắt vú cho đúng Cho con bú nhiều hơn. Động viên bà mẹ tin rằng sữa sẽ nhiều dần lên . Ăn thức ăn lợi sữa (cháo gạo nếp chân giò..). Ngậm bắt vú đúng từ bữa bú đầu tiên Cho trẻ bú ngay sau sinh. Động viên củng cố niềm tin cho BM. Bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm. Không để vú bị căng sữa quá lâu Cho trẻ bú hết từng bên vú một Nứt cổ gà Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách, không bôi gì lên đầu vú ngoài lấy giọt sữa mẹ xoa nhẹ lên núm vú và quầng vú. Đưa bà mẹ đến cơ sở y tế. Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách ngay từ bữa bú đầu tiên 68 Căng tức – tắc tia sữa Cho trẻ bú nhiều hơn cả ngày lẫn đêm. Có thể vắt đỡ sữa ra hoặc cho trẻ lớn bú Cho trẻ bú ngay sau sinh khi vú chưa bị căng sữa. Bú liên tục cả ngày lẫn đêm Viêm tuyến vú (áp xe vú) Thấy có hiện tượng nổi cục sưng, nóng và sốt thì gửi bà mẹ đến cơ sở y tế Không để vú bị cương tức quá lâu. Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm  Ghi nhớ: Trong mọi trường hợp khó khăn, luôn luôn khuyên bà mẹ kiên trì cho con bú nhiều hơn hoặc vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc. Không cho trẻ bú bình với núm vú giả vì nếu cho trẻ bú bình sẽ khiến trẻ không thích bú mẹ trở lại nữa (vì bú sữa từ núm vủ giả dễ dàng hơn do lỗ kim từ núm vú giả to hơn, sữa trong bình dễ dàng chảy ra hơn, trẻ không cần phải mút mạnh như bú mẹ) ►4 Kết thúc bài học  Chiếu lại mục tiêu bài học và điểm lại từng mục tiêu đã thực hiện được  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 69 BÀI 7. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN BỔ SUNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học 1. Nêu được định nghĩa ăn bổ sung 2. Giải thích được tại sao bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ được 6 tháng (180 ngày) là thích hợp nhất 3. Trình bày được số lượng và tần suất cho trẻ ABS 4. Trình bày được nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung Các phương tiện cần thiết - Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo - Bảng trắng - Bảng lật bài 7 Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ nội dung bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Định nghĩa ABS - Thời điểm thích hợp bắt đầu cho trẻ ABS 10 ►3 Số lượng và tần suất cho trẻ ABS 20 ►4 Nguyên tắc cơ bản cho trẻ ăn bổ sung 10 ►5 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 55 70 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học BL 2.7.1. Mục tiêu bài học 1. Nêu được định nghĩa ăn bổ sung 2. Giải thích được tại sao bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ được 6 tháng (180 ngày) là thích hợp nhất 3. Trình bày được số lượng và tần suất cho trẻ ABS 4. Trình bày được nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung ►2 Khái niệm ăn bổ sung - Thời điểm thích hợp bắt đầu ăn bổ sung Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn Bước 1: Giới thiệu khái niệm ăn bổ sung  Giảng viên nêu câu hỏi: “mọi người hãy cho biết thế nào là ăn bổ sung, ăn dặm?”  Giảng viên ghi ý kiến của học viên lên bảng  Bổ sung thêm thông tin cần thiết về ăn bổ sung  GV chiếu BL dưới đây và nêu khái niệm về ăn bổ sung BL 2.7.2. Định nghĩa ăn bổ sung • Ăn bổ sung nghĩa là ngoài bú sữa mẹ, trẻ được ăn thêm (ăn sam, ăn dặm) các thức ăn lỏng hoặc đặc khác • Thức ăn bổ sung thông thường: o Bữa chính: Bột, cháo, cơmđược chế biến phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ, o Bữa phụ: Bánh qui, hoa quả, sữa chua, trứng 71  Nhấn mạnh: Chúng ta nói rằng : cho trẻ ABS hoặc “ăn sam”, “ăn dặm” nghĩa là khi trẻ đã lớn (trên 6 tháng), sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng nữa nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ trẻ cần được ăn thêm các loại thức ăn khác để bù đắp sự thiếu hụt này. Bước 2. Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung  GV hỏi HV: Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân, anh/chị đã cho con mình bắt đầu ăn bổ sung khi cháu được mấy tháng tuổi?  Ghi mọi câu trả lời lên bảng, gạch chân những trả lời chưa đúng và hỏi tại sao?  Chiếu bảng lật dưới đây về Nhu cầu năng lượng của trẻ và đáp ứng từ sữa mẹ BL 2.7.3. Nhu cầu năng lượng theo tuổi của trẻ và năng lượng từ sữa mẹ  Giải thích biểu đồ: o Trong biểu đồ này, mỗi cột biểu thị tổng năng lượng cần theo độ tuổi của trẻ. Phần màu sẫm biểu thị mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp và phần màu sáng biểu thị sự thiếu hụt năng lượng so với nhu cầu của trẻ o Từ 6 tháng (180 ngày) trở đi có sự thiếu hụt (màu trắng) bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo độ tuổi của trẻ 72 o Vì vậy khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày) là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung. o Cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ vì Quá sớm:Trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất lại vừa làm sự tiết sữa giảm dần hơn thế nữa khi ăn thức ăn khác sớm ruột trẻ còn yếu dễ bị tiêu chảy Quá muộn: Sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng để phát triển tốt dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng ►3 Số lượng và tần suất cho trẻ ABS Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Hỏi HV: Anh/chị cho con mình ăn bổ sung như thế nào? Ăn gì và mấy bữa/ngày?  Ghi mọi câu trả lời lên bảng và nhận xét : “chả ai giống ai, mỗi người một kiểu”  Quay lại bảng lật và nhắc lại nhu cầu năng lượng của trẻ và sự thiếu hụt trong đáp ứng từ sữa mẹ tăng dần theo độ tuổi vì vậy cho trẻ ăn bổ sung để bù đắp sự thiếu hụt này và chế độ ABS của trẻ cũng phải tăng dần theo tuổi của trẻ  Đây là khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia. Chiếu và trình bày bảng lật dưới đây : BL 2.7.4. Số lượng thức ăn cho trẻ theo tuổi Số lượng thức ăn Tuổi Số bữa/ngày Số lượng mỗi bữa ăn 6-8 tháng Bú mẹ + 2-3 bữa chính + 1-2 bữa phụ 2-3 thìa (lúc bắt đầu tập ăn bột), tăng dẫn lên 1/2 bát 250ml 9-11 tháng Bú mẹ + 3-4 bữa chính + 1-2 bữa phụ 1/2 bát 250ml 12-23 tháng Bú mẹ + 3-4 bữa chính + 1-2 bữa phụ 3/4 đến 1 bát 250ml Lưu ý : Nếu trẻ được bú mẹ thì không nên cho trẻ ăn thêm bất cứ loại sữa bột nào khác 73  Giải thích: Khi trẻ được sáu tháng cần tập cho trẻ ăn bột loãng trong vài ngày để trẻ làm quen với cách đảo, nuốt thức ăn trong miệng.  Minh họa lượng thức ăn mỗi bữa trong bảng : o Lấy một cốc chia độ có chứa 250 ml nước màu o Đổ vào bát ăn theo các mức: 2/3 , 3/4 toàn bộ số nước màu và chỉ cho học viên xem từng mức trong bát  Nhấn mạnh: Khi cho trẻ ABS vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi ►4 Nguyên tắc cơ bản cho trẻ ăn bổ sung (5 phút)  Một vài nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung  Chiếu và trình bày bảng lật dưới đây : BL 2.7.5. Nguyên tắc ăn bổ sung NHU CẦU CỦA TRẺ = SỮA MẸ + ABS • Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 7 (180 ngày) và vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi • Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi • Ăn đa dạng các loại thực phẩm • Mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm • Cho trẻ ăn thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua • Không nên cho trẻ ăn mỳ chính • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn ►5 Kết thúc bài học  Tóm tắt bài học Nội dung cơ bản cần nhớ bảng lật dưới đây: 74 BL 2.7.6. Tóm tắt nội dung cần nhớ Tóm tắt nội dung cần nhớ NHU CẦU CỦA TRẺ = SỮA MẸ + ĂN BỔ SUNG ĂN BỔ SUNG • Đủ số lượng bữa ăn trong một ngày theo độ tuổi • Đủ số lượng thức ăn trong 1 bữa • Đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn  Chiếu lại nội dung bảng lật về mục tiêu bài học và điểm lại các mục tiêu đã thực hiện  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 75 BÀI 8. CÁCH CHẾ BIẾN BỮA ĂN BỔ SUNG ĐÁP ỨNG ĐÚNG NHU CẦU CỦA TRẺ Mục tiêu bài học 1. Giải thích được thế nào là một bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ 2. Biết cách chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ Phương pháp: Động não, thuyết trình Phương tiện cần thiết  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật Chuẩn bị trước bài giảng  Đọc kỹ bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Thảo luận thế nào là bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu của trẻ 10 ►3 Thảo luận về cách chế biến một bữa ABS đáp ứng nhu cầu của trẻ 25 ►4 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 55 76 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu BL 2.8.1. Mục tiêu bài giảng 1. Giải thích được thế nào là một bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ 2. Biết cách chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ ►2 Thảo luận thế nào là một bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu và phù hợp với trẻ Phương pháp: Trình diễn, Thuyết trình ngắn  Mời HV trả lời câu hỏi: Để bữa ABS đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì bữa ăn đó phải đạt được những tiêu chí gì?  Ghi lại mọi ý kiến của HV lên bảng, nhận xét, khen ngợi những ý kiến đúng  Chiếu bảng lật về ba “tiêu chí” cơ bản của một bữa ABS cho trẻ nhỏ BL 2.8.2. Ba tiêu chí cơ bản của một bữa ABS cho trẻ nhỏ Bữa ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ Cần đảm bảo 3 tiêu chí : 1. Đủ về số lượng 2. Đủ về chất lượng 3. Phù hợp với sức chứa dạ dày trẻ Dung tích dạ dày trẻ 8 tháng tuổi = 200ml  Giải thích bảng lật: Đủ về số lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng (kcalo) trẻ cần, tăng dần theo độ tuổi của trẻ. 77 Đủ về chất lượng: Đảm bảo sự đa dạng của thức ăn để vừa cung cấp đủ năng lượng vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, mỗi bữa ăn phải đảm bảo ít nhất 4 nhóm thực phẩm bao gồm: 1. Chất bột, đường: Có nhiều ở gạo, ngô, bột mì; các loại khoai củ: sắn, khoai lang, khoai tây. 2. Các chất đạm: Chất đạm động vật có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa, tôm. Chất đạm thực vật có ở đậu, đỗ. 3. Chất béo: Chất béo có ở dầu, mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc 4. Vitamin, muối khoáng và chất xơ: Có trong các loại rau xanh ( rau ngót, rau đay, rau bí) và quả chín ( đu đủ, xoài, cam, chuối) Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ: Ví dụ: đối với trẻ 6-8 tháng tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa đươc khoảng 200ml tương đương với 2/3 bát ăn cơm. Nếu lượng thức ăn đưa vào có nhiều hơn 200ml sẽ làm trẻ bị nôn, trớ và trẻ sẽ sợ ăn dẫn đến biếng ăn. ►3 Những lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Nói với HV: Để chế biến được một bữa ABS phù hợp với lứa tuổi và đạt đủ ba “tiêu chí” trên, thì cần lưu ý những vấn đề gì?  Tóm tắt các ý kiến của HV, gạch chân những vấn đề liên quan đế cách chế biến và nhóm lại hai nhóm chính: o Thức ăn nấu cho trẻ nhỏ từ lúc tập ABS – 6-8 tháng o Thức ABS cho trẻ lớn: 9-12 tháng  Chiếu và trình bày bảng lật 2.8.3 : Một số lưu ý khi chế biến thức ABS cho trẻ: 78 BL 2.8.3 Vấn đề thường gặp Lưu ý Giải pháp Thức ăn quá đặc /lỏng, làm trẻ khó ăn hoặc phải ăn một lượng thức ăn quá nhiều Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ có độ đặc thích hợp • Rang ngũ cốc trước khi xay • Nghiền thực phẩm nấu cho trẻ ăn cả cái • Thay một phần nước = sữa, nước cốt dừa • Cho thêm bột lạc hoặc vừng • Cho thêm bột đậu vào bột ngũ cốc Thức ăn không đủ dinh dưỡng Đa dạng thức ăn, cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm • Thêm thịt, cá, tôm... đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt như gan... Không cho dầu mỡ Cho thêm dầu/mỡ vào bát bột của trẻ • Thêm dầu ăn, bơ hoặc mỡ động vật phù hợp theo độ tuổi Chế biến không đúng qui trình Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ theo đúng quy trình thích hợp Quy trình nấu bột: • Bước 1: ngâm bột • Bước 2: đun sôi thịt/cá/tôm... • Bước 3: cho bột đã ngâm vào quấy đều đến khi bột trong là chín • Bước 4: cho rau thái nhỏ vào đun sôi chín • Bước 5: cho dầu ăn; nêm mắm/bột canh Trẻ không được ăn bữa phụ Cho trẻ ăn hoa quả, trứng, sữa chua • 1-2 bữa phụ/ngày  Nói với HV: Trên đây là một số cách khắc phục khó khăn thường gặp trong chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về số lượng và chất lượng bữa ăn theo từng độ tuổi của trẻ trong phần thực hành chế biến thức ăn bổ sung  Nói với HV: “Cho trẻ ăn tích cực” cũng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo bữa ABS đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Vậy thế nào là “cho trẻ ăn tích cực” mời cả lớp xem bảng lật 2.8.4 79 BL 2.8.4. Cách cho trẻ ăn tích cực: Thức ăn • Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi chế biến thức ăn • Kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng • Cho trẻ các mẫu thức ăn nhỏ để trẻ tự ăn Cách cho ăn • Cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn • Đợi cho trẻ ăn xong mới cho ăn tiếp • Hạn chế thấp nhất sự sao nhãng và phân tán của trẻ • Khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi trẻ muốn tự ăn • Ở bên cạnh và chú ý đến trẻ trong suốt bữa ăn • Tạo không khí ăn vui vẻ, ấm cúng ►4 Kết thúc bài học  Chiếu lại mục tiêu bài học và điểm lại xem những nội dung đã học.  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 80 BÀI 9. CHUẨN BỊ BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH Mục tiêu bài học 1. Nhắc lại được “4 sạch” trong chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh cho trẻ Phương pháp: Động não, thuyết trình Phương tiện cần thiết  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật Chuẩn bị bài giảng:  Đọc kỹ bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Tìm hiểu lý do tại sao phải nuôi trẻ sạch và an toàn 10 ►3 4 “sạch” trong chuẩn bị một bữa ABS hợp vệ sinh cho trẻ 10 ►4 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 25 81 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu bài giảng BL 2.9.1. Mục tiêu bài giảng Nhắc lại được “4 sạch” trong chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh cho trẻ ►2 Tìm hiểu lý do tại sao phải nuôi trẻ sạch và an toàn. Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Giảng viên nêu câu hỏi: Tại sao cần phải nuôi dưỡng trẻ an toàn?  Ghi ý kiến của một số học viên lên bảng  Chiếu Bảng lật và tổng kết, nhấn mạnh đến hệ miễn dịch của trẻ. BL 2.9.2. Lý do phải nuôi trẻ sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm Tại sao phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ • Giai đoạn trẻ ăn bổ sung là giai đoạn trẻ nhận miễn dịch từ mẹ sang giảm • Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên trẻ dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa • Khi bắt đầu tập ABS, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thức ăn mới • Thực phẩm và dụng cụ chế biến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh ►3 Tìm hiểu các thực hành cần thực hiện để có bữa ăn vệ sinh Phương pháp : Động não, thuyết trình  Giảng viên phát cho HV những tấm thẻ màu và nói: Để có một bữa ăn an toàn, sạch sẽ anh/chị đã làm như thế nào? Đề nghị HV hãy viết vào tấm thẻ (mỗi tấm thẻ chỉ viết 1 thứ) những gì cần giữ vệ sinh sạch sẽ khi chuẩn bị một bữa ăn gia đình của mình. Viết xong dán tấm thẻ lên bảng.  Dành 5 phút để HV kết thúc dán những tấm thẻ lên bảng. 82  GV cùng cả lớp nhóm các tấm thẻ theo 4 nhóm : «Bàn tay Sạch»; «Dụng cụ Sạch»; «Thực phẩm Sạch» và «Bảo quản thực phẩm Sạch”.  Chiếu lần lượt các bảng lật dưới đây :  GV phân tích và so sánh nội dung bảng lật với những ý kiến của HV trong các tấm thẻ để bổ sung những điều HV còn thiếu BL 2.9.3. Bàn tay Sạch Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi : • Cầm thức ăn, chuẩn bị bữa ăn • Sau khi đi vệ sinh hay vệ sinh cho trẻ hoặc tiếp xúc với động vật • Rửa tay mình và tay trẻ khi cho trẻ ăn BL 2.9.4. Dụng cụ Sạch • Giữ gìn dao thớt, đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn gọn gàng sạch sẽ • Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn • Giữ sạch và che đậy các dụng cụ nấu ăn cho trẻ • Để riêng thịt sống, gia cầm và hải sản với các thức ăn khác • Sử dụng dụng cụ đựng và thớt thái thức ăn sống và chín riêng • Phải đậy nắp dụng cụ chứa thức ăn khi bảo quản 83 BL 2.9.5. Thực phẩm Sạch Nước: • Dùng nước sạch hoặc nước đã lọc • Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội Thực phẩm: • Sử dụng thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng • Không sử dụng thực phẩm quá hạn • Rửa tay trước khi chế biến • Thức ăn phải nấu chín kỹ • Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến • Nếu ăn thức ăn củ cần đun sôi lại BL 2.9.6. Bảo quản Sạch • Đựng thức ăn trong dụng cụ có nắp đậy • Giữ thức ăn ở nơi sạch sẽ khô mát • Bảo quản thực phẩm khô (như sữa, bột, đường) cẩn thận tránh kiến và côn trùng bò vào • Sử dụng thức ăn đã chế biến trong vòng 1 giờ 84 ►4 Kết thúc bài học  Tóm tắt bài học theo bảng lật dưới đây BL 2.9.7. Nội dung chính cần nhớ Bốn sạch trong khi chế biến thức ăn cho trẻ • Bàn tay sạch • Thực phẩm sạch • Dụng cụ sạch • Nơi bảo quản thực phẩm sạch  Chiếu lại mục tiêu bài học và điểm lại nội dung đã học  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 85 BÀI 10. THỰC HÀNH TRÌNH DIỄN BỮA ĂN (60 phút) Mục tiêu buổi thực hành Thực hành chế biến một bữa ABS phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo vệ sinh cho trẻ Hướng dẫn thực hiện: GV cần chuẩn bị trước: • Các dụng cụ nấu ăn cần thiết: Bếp ga, xoong quấy bột (3 cái), bát, đũa, đĩa, thìa (5ml), dao , thớt khăn lau sach, xô nước sạch . ... • Thực phẩm: đủ để nấu 3 bữa ABS cho các nhóm trẻ khác nhau (đã sơ chế sạch) • Qui trình chế biến • Thực đơn ABS theo độ tuổi của trẻ • Sắp xếp thực phẩm và dụng cụ sẵn sàng Tiến hành buổi trình diễn:  GV thực hành mẫu: chuẩn bị thức ăn bổ sung cho trẻ 7 tháng tuổi  Vừa làm vừa hỏi, nói mình đang làm gì • Cách đong nước, đong bột cho chính xác • Các cho thứ tự các lại thực phẩm thế nào đúng nhất • Nhắc nhở vệ sinh an toàn khi chế biến và bảo quản thực phẩm khô (bột, đường, sữa) sau khi đã sử dụng  Đặt nhiều câu hỏi để kiểm tra kiến thức của HV ví dụ: • Trẻ 7 tháng một bữa cần bao nhiêu năng lượng? Tương đương một lượng thức ăn là bao nhiêu • Nhu cầu năng lượng của trẻ ở các độ tuổi khác nhau? • Kiểm tra độ đậm đặc của thức ăn như thế nào? • Cách hóa lỏng bát bột? • Cách làm tăng đậm độ năng lượng?... • Chế biến thức ăn cho trẻ bệnh cần lưu ý gì ?  Sau khi thức ăn đã nấu chín : đề nghị mọi người nếm và cùng nhận xét  Hỏi xem HV có hỏi gì nữa không?  Đề nghị HV lần lượt thực hành chế biến thức ăn cho trẻ theo tình huống: • Trẻ 6 tháng bắt đầu tập ABS; Trẻ 12 tháng và Trẻ 9 tháng 86 BÀI 11. DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỆNH VÀ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC Mục tiêu bài học 1. Giải thích được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh 2. Trình bày được cách nuôi dưỡng trẻ bệnh và trẻ đang hồi phục 3. Trình bày được cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ và cách xử trí Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Thẻ màu  Bảng lật  Bài tập tình huống Chuẩn bị trước khi giảng:  Đọc kỹ bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Tầm quan trọng nuôi dưỡng khi trẻ bệnh 5 ►3 Cách nuôi dưỡng trẻ bệnh 10 ►4 Cách nuôi trẻ khi trẻ bị sốt, viêm phổi, tiêu chảy 15 ►5 Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục 10 ►6 Liệt kê các dấu hiệu nguy hiểm và xử trí 5 ►7 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 50 87 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học BL 2.11.1. Mục tiêu bài giảng 1. Giải thích được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh 2. Trình bày được cách nuôi dưỡng trẻ bệnh và trẻ đang hồi phục 3. Trình bày được cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ và cách xử trí ►2 Tầm quan trọng nuôi dưỡng khi trẻ bệnh Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Giảng viên nêu câu hỏi: Anh chị cho biết về tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ khi bị bệnh và khi hồi phục?  Giảng viên ghi nhận ý kiến của học viên và tóm tắt bằng bảng lật dưới đây BL 2.11.2. Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh đúng cách Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh o Giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh o Phòng chống suy dinh dưỡng o Tăng cường khả năng bảo vệ chống nhiễm khuẩn o Trẻ ít bị gầy và chậm lớn  GV giải thích thêm: Phần lớn nguyên nhân trẻ bị SDD có liên quan đến bệnh tật và giống như một vòng luẩn quẩn khi trẻ bị SDD lại dễ mắc bệnh hơn vì vậy trẻ bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng đúng để chóng bình phục và tránh nguy cơ SDD. ►3 Cách nuôi dưỡng trẻ bệnh Phương pháp: Đóng vai, Thuyết trình ngắn  Giảng viên mời 2 học viên (đã được chuẩn bị trước) lên đóng vai thể hiện tình huống BTTH 4. Đề nghị cả lớp tập trung quan sát BL 2.11.3. Bài tập tình hu BTTH 4. Bé Lan là con của Chị H đã khám và được điều trị tại nh Vai bà mẹ : cho tr chuẩn bị công phu v kéo dài hơn tiếng đồng hồ Vai đứa con: quấy khóc, không muốn ăn. Mỗi lần mẹ dỗ lại cố gắng ăn nhưng không nuốt đ Kết thúc đóng vai : vừa dọn vừa khóc  Sau khi kết thúc vai diễn, giảng vi bà mẹ nên làm gì  Ghi mọi ý kiến HV l sau để so sánh BL 2.11.4. Nuôi dưỡng trẻ bệnh • Kiên trì dỗ trẻ ăn, u • Chia nhỏ bữa v làm nhiều lần h • Cho ăn thức ăn trẻ thích • Đa dạng bữa ăn v giàu dinh dưỡng • Nhấn mạnh : Ti mẹ - Trẻ bị bệnh thích bú mẹ nhiều hơn 88 ống ương năm nay 20 tháng tuổi. Cháu đang bị vi à. ẻ ăn ép buộc, dỗ và ép trẻ ăn hết thức ăn m ì nghĩ là tốt cho trẻ. Vừa dỗ dành vừa dọa nạt ...bữa ăn ược. Thỉnh thoảng lại nôn ọe thức ăn ra. Cả hai mẹ con đều mệt mỏi, trẻ nôn hết thức ăn ra . Mẹ ên yêu cầu cả lớp nhận xét, thảo luận xem để con có thể ăn tốt hơn. ên bảng, tóm tắt những ý kiến đúng v ống à cho trẻ ăn ơn à thức ăn ếp tục cho bú êm phổi à mình đã à chiếu bảng lật BL 89 ►4 Tìm hiểu cách nuôi trẻ khi trẻ bị: sốt, viêm phổi, tiêu chảy Phương pháp: Trò chơi, Thuyết trình ngắn  Đề nghị học viên kể ra những bệnh thông thường ở trẻ nhỏ?  Ghi ý kiến của học viên và định hướng về 3 bệnh hay gặp: Sốt (có trong nhiều bệnh), tiêu chảy và viêm phổi  Chia lớp thành 3 nhóm chơi trò “Thu thẻ”  Gắn 3 thẻ màu khác nhau có viết Sốt, Tiêu chảy, Viêm phổi lên bảng  Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu (giống màu của 3 thẻ đã dán trên bảng).  Yêu cầu các nhóm: tùy theo màu thẻ nhóm nhận được xác định trẻ của mình mắc bệnh gì hãy ghi cách nuôi dưỡng khi trẻ bị mắc bệnh đó  Đề nghị HV sau khi thảo luận nhóm (5 phút) sẽ lên bảng gắn những tấm thẻ của nhóm vào cột tương ứng  Cùng học viên ra soát các tấm thẻ và góp ý cho từng nhóm  Treo/chiếu Bảng lật dưới đây tổng kết phần nuôi dưỡng trẻ bệnh 90 BL 2.11.5. Nuôi dưỡng khi trẻ bị một số bệnh thông thường Nuôi dưỡng Tiêu chảy Nhiễm khuẩn hô hấp Sốt Bú mẹ Cho bú nhiều hơn và lâu hơn Cho bú nhiều hơn và lâu hơn Cho bú nhiều hơn và lâu hơn Ăn Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Mỗi ngày tăng thêm 1 bữa cho đến khi trẻ tăng cân trở lại Tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường Củ, quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ và có thể làm trẻ tiêu chảy nặng thêm Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Mỗi ngày tăng thêm 1 bữa cho đến khi trẻ tăng cân trở lại Lúc ăn nên để trẻ ngồi thẳng để trẻ dễ ăn hơn Cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Mỗi ngày tăng thêm 1 bữa cho đến khi trẻ tăng cân trở lại Cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi Uống Nếu trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, cho uống ORS sau khi bú mẹ Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì cho uống : ORS, nước hoa quả, nước cơm, nước cháo, nước sạch... Không cho trẻ uống nước có ga Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả tươi Cung cấp thêm nhiều vitamin A, C cho trẻ Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả tươi Cung cấp thêm nhiều vitamin A, C cho trẻ  Giảng viên nhấn mạnh: dù trẻ mắc bệnh gì thì nguyên tắc chung của chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là: tiếp tục cho bú mẹ nhiều hơn + cho trẻ ăn nhưng thức ăn ưa thích và chia nhỏ bữa cho trẻ ăn làm nhiều lần. 91 ►5 Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Giảng viên tiếp tục nêu câu hỏi: Trẻ ở giai đoạn hồi phục được chăm sóc dinh dưỡng như thế nào?  Ghi ý kiến trả lời của các học viên và tổng hợp  Chiếu và trình bày bảng lật dưới đây BL 2.11.6. Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục • Tăng cường cho bú mẹ • Tăng thêm bữa ăn • Tăng số lượng mỗi bữa ăn • Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng • Kiên trì và dành tình cảm yêu thương cho trẻ hơn  Nhấn mạnh: Trong giai đoạn hồi phục trẻ cần tiếp tục bú mẹ, cho trẻ ăn thức ăn giầu dinh dưỡng và tăng thêm 1 một bữa/ một ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại ►6 Liệt kê các dấu hiệu nguy hiểm và xử trí Phương pháp: Động não, Thuyết trình ngắn  Yêu cầu HV: kể các dấu hiệu ở trẻ mà theo họ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay  Giảng viên tổng kết bằng dưới đây và chốt những thông điệp cần nhớ 92 BL 2.11.7. Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ và cách xử trí Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây cần theo dõi cẩn thận - Nếu các dấu hiệu này trở nên nặng hơn thì đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay : • Trẻ không bú được • Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước • Trẻ nôn nhiều • Trong phân có lẫn máu • Sốt cao trên 380C • Trẻ bị co giật • Trẻ ngủ li bì khó đánh thức • Biểu hiện khác thường (thở nhanh, thở khó, rút lõm lòng ngực)  Nhấn mạnh: Anh chị cần khuyên bà mẹ khi thấy con mình có những dấu hiệu như trong bảng lật cần chuẩn bị tinh thần mang cháu đến cơ sở y tế và tìm người đến trợ giúp ►7 Kết thúc bài học  Tóm tắt bài học : chiếu bảng lật Những nội dung chính cần nhớ dưới đây BL 2.11.8. Nội dung cần ghi nhớ • Đối với trẻ bệnh : Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ ăn làm nhiều lần hơn. Uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin C • Đối với trẻ đang hồi phục : Tiếp tục cho bú và cho ăn nhiều hơn bình thường 1 bữa/ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại • Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvietnamesephan1_7362.pdf
Tài liệu liên quan