Các máy tính ban đầu không có hệ điều hành (xem Lịch sử hệ điều hành). Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người.
Thuật ngữ "hệ điều hành" được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là "phần lõi" tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để các chương trình quản lý và điều chỉnh hệ thống.
Không có sự phân biệt rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề này cũng được tranh cãi. Thí dụ trường hợp Bộ Tư pháp Mỹ và Microsoft tranh cãi Internet Explorer có phải là một phần của Windows không.
Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất đĩa, quản lý bộ nhớ, định thời, và truy xuất tới thiết bị phần cứng. Có nhiều tranh cãi về những thành phần nào tạo nên phần lõi, như hệ thống tập tin có được đưa vào phần lõi không.
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Đề 1 (60p’):
a) Hệ điều hành là gì?
b) Vì sao cần phải có hệ điều hành?
c) Có thể thực hiện những ứng dụng gì khi có kiến thức sâu về HĐH?
d) Nêu các khác biệt giữa HĐH và các phần mềm khác?
2) Xem từng phát biểu sau và cho biết phát biểu đó là đúng hay sai, giải thích lý do tương ứng:
a) Các hàm trong ROM BIOS có thể gọi đến các hàm của HĐH và ngược lại.
b) Các hàm mà HĐH cung cấp chính là các hàm trong ROM BIOS.
c) HĐH là thành phần trung gian ở giữa các chương trình ứng dụng và các thiết bị, nó nhận những yêu cầu từ chương trình ứng dụng và chuyển các yêu cầu đó đến các thiết bị.
d) HĐH là hệ thống máy tính dùng để quán lý các tài nguyên và phân phối chúng cho các chượng trình và người dùng khi cần thiết, làm tăng hiệu quả sử dụng máy tính và tạo môi trường dể sử dụng cho con người.
3) Cho các tiến trình P1, P2, P3, P4, P5 với từng thông số sau:
Access Burst Time
P1 10
P2 29
P3 3
P4 7
P5 12
Tất cả đều đến ở thời điểm 0, viết các giải thuật FCFS,SFJ và RR với quantum time=10, gìải thuật nào có
Thời gian đợi trung bình nhỏ nhất?
Thông năng cao nhất?
thời gian quay vòng trung bình của Process nhỏ nhất
Đề 2(120p’):
Câu1:
Hãy cho biết quá trình hoạt động bên trong và bên ngoài của HĐH?
Trình bày các đặc trưng cơ bản HĐH Window2000, so sánh HĐH này với HĐH khác.
Câu2:
Cho biết 2 ưu điểm chính của mô hình đa tiến trình so với đa tiến trình. Mô tả ứng dụng thích hợp với mô hình đa tiến trình và 1 ứng dụng khác không thích hợp.
Câu3:
Phân tích ưu, khuyết điểm của các chiến lược điều phối.?
Đề 3:
Câu 1:
HĐH là gì?
Có mấy loại HĐH, việc phân loại này dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Nêu các thành phần chính của HĐH và chức năng của mỗi thành phần này.
Câu 2:
Tại sao các HĐH hiện đại hỗ trợ môi trường đa nhiệm.
sự khác biệt, mỗi quan hệ giữa tiến trình và tiểu trình.
Câu 3:
Xét tập hợp các tiến trình sau:
Cho biết thứ tự cấp phát CPU cho các tiến trình tính theo thời gian.
Cho biết thời gian chờ trong hệ thống waiting-time của từng tiến trình và thời gian chờ trung bình của các tiến trình.
Hãy đánh giá chiến lược điều phối FIFO
tiến trình thời gian vào thời gian xử lý
P1 0 10
P2 1 1
P3 2 2
P4 3 1
P5 4 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu Hệ điều hành.doc