47. Khoảng cách an toàn từ đường dây 110kV đến các đường dây trung thế, hạ thế và thông tin ?
1.Khoảng cách nhỏ nhất giữa dây dẫn dường dây 110kV giao chéo với đường dây có điện áp thấp hơn quy định như sau :
+ Với chiều dài khoảng cột là 200m : - Là 3m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là từ 30m đến 70m .
- Là 4m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 100m.
+ Với chiều dài khoảng cột là 300m : - Là 3 m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là từ 30m đến 50m .
- Là 4m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 70m.
- Là 4,5m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 100m.
198 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi huấn công nhân vận hành trạm và đường dây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ đặt máy. Khi xảy ra sự cố có thể cho MBA quá tải nhất thời theo bảng:
Đối với MBA khô
Bội số Iqtso với Iđm
1,3
1,45
1,6
1,75
2
3
Thời gian quá tải cho phép (phút)
120
80
45
20
10
1,5
Đối với MBA dầu
Bội số Iqt so với Iđm
1,2
1,3
1,4
1,5
1,6
Thời gian quá tải cho phép (phút)
60
45
32
18
5
2- Nếu máy cắt MBA nhảy sự cố do bảo vệ quá I làm việc, sau khi xác minh không có hiện tượng gì của bản thân MBA thì có thể cho phép đóng điện lại vận hành.
3- Khi máy cắt MBA nhảy do bảo vệ rơle hơi tác động, kiểm tra khí trong MBA không có hiện tượng gì của bản thân MBA thì có thể cho phép đóng điện lại vận hành.
4- Khi máy cắt MBA nhảy do bảo vệ rơle hơi tác động, kiểm tra khí trong MBA không có màu sắc và không đốt cháy được, ngoài MBA không có hiện tường gì khác thường thì có thể đưa MBA vào vận hành.
5- Khi máy cắt MBA bảo vệ so lệch tác động phải kiểm tra tình trạng cách điện nội bộ MBA, sứ và đường cáp. Nếu không có hiện tượng gì khác thường sau khi xác minh bảo vệ tác động sai hoặc nguyên nhân thoáng qua nào đấy thì được phép cho MBA vào vận hành.
6- Trong trường hợp máy cắt MBA nhảy do một trong 2 bảo vệ chính hoặc do cả 2 bảo vệ chính đồng thời tác động, trước khi đưa vào vận hành phải có ý kiến đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật cơ sở quản lý thiết bị.
7- Ngoài ra mỏy bi?n ỏp ph?i du?c tỏch ra kh?i v?n hành khi x?y ra 7 tru?ng h?p dó nờu trong Quy trỡnh v?n hành MBA ho?c ph?n Mỏy bi?n ỏp trong b?n tài li?u này .
26. Phân tích kết cấu sơ đồ của các trạm biến áp 110kV hiện có tại Xí nghiệp, đánh giá ưu nhược điểm ?
( Đánh giá theo từng sơ đồ cụ thể )
27. Trong các trạm biến áp thanh cái có nhiệm vụ gì, hãy phân tích từng loại hệ thống thanh cái .
28. Quy định vận hành hệ thống tự dùng trong trạm , Vẽ sơ đồ hệ thống tự dùng trong trạm?.
29. Quy định vận hành hệ thống điện 1 chiều, hệ thống điện 1 chiều cấp cho các phụ tải nào ?
30. Quy định vận hành hệ thống ắc quy của trạm, Vẽ sơ đồ hệ thống chỉnh lưu cấp điện cho hệ thống một chiều và nạp cho ắc quy ?
Phần thực hành .
31. Vẽ và thuộc sơ đồ nhất thứ ở trạm anh chi đang làm việc, Ghi đầy đủ các thông số từng thiết bị và quy định đánh số trên sơ đồ ?
32. Thực hiện khai thác các thông tin trong rơle kỹ thuật số của trạm anh chị đang làm việc, Đồng thời khai thác các thông tin trên rơle kỹ thuột số đã trang bị cho các trạm của Xí nghiệp ?
33. Viết phiếu thao tác tách 1 đường dây ra sửa chữa ?
34. Viết phiếu thao tác tách TU thanh cái ở trạm ra sửa chữa ?
35. Viết phiếu thao tác tách máy biến áp chính ra sửa chữa ?
36. Viết phiếu thao tác tách thanh cái 35kV, 22kV, 10kV, 6kV ?
37. Nắm vững các thủ tục và thực hiện trong phiếu công tác ?
38. Thực hành các công việc cho nhân viên vận hành trạm ?
39. Cách đặt và tháo tiếp địa di động trong tram ?
40. Thực hành thao tác đưa các loại máy cắt vào vận hành .
41. Cách đấu hệ thống quạt mát máy biến áp ?
42. Sửa chữa một số hỏng hóc đơn giản của máy ngắt ?
PHẦN VI : KỸ THUẬT ĐƯỜNG DÂY .
1. Lưới điện truyền tải và phận phối là gì, ý nghĩa ?
Năng lượng điện từ các nhà máy phát điện phát ra có công suất rất lớn ( hàng trăm MW ), điện áp không cao khoảng 13,8kV, 10,5kV, các nhà máy điện thưòng nằm xa phụ tải ( đường dây truyền tai ) . Theo công thức : S = U.I .
Trong đó : S : Công suất tải trên đường dây .
U : Điện áp tại nguồn phát.
I : Dòng điện chạy trên đường dây .
Nếu giữ nguyên điện áp từ đầu cực của máy phát, truyền tải trên đường dây thì dòng điện trên dây sẽ lớn . I = S/U, điều này gây tổn thất rất lớn trên đường dây dài vì công suất tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ thuần với bình phương của dòng điện theo công thức :
Ptn = R. I2
Trong đó : Ptn : Công suất tỏa nhịêt trên đường dây.
R : Điện trở của đường dây.
I : Dòng điện chạy trên đường dây .
Để giảm công suất tổn hao này ta có thẻ giảm R hoặc giảm I.
- Giảm R , ta có công thức :
R = ρ . l /s
Trong đó : ρ : là điện trở suất của đường dây, tùy thuộc chất liệu dây dẫn . l : là chiều dài đường dây.
S : là tiết diện dây dẫn .
Muốn giảm R phải tăng tiết diện s lên. Việc này sẽ tăng kím loại mầu làm dây dẫn, dây to hơn đòi hỏi cột và móng phải đủ lớn tương xứng, việc thi công khó khăn, tăng vốn đầu tư . Trong khi R chỉ tỉ lệ thuận bậc 1 với Ptn- - Giảm I : Việc giảm I có ý nghĩa quan trong để giảm tổn thất vì Ptn tỉ lệ bình phương với I. Hơn nữa dòng điện trên dây nhỏ sẽ không cần phải tăng tiết diện dây, tiết kiệm được kim loại mầu .
Yêu cầu đặt ra phải cung cấp công suất lớn cho phụ tải, nhưng muốn dòng điện nhỏ phải tằn điện áp lên . U tăng bao nhiêu lần thì I giảm đi bấy nhiêu lần ( theo công thức S = U.I )
Vì vây người ta chọn phương án dùng máy tăng áp ngay tại nhà máy phát điện để tải điện năng đi xa từ điện áp 13,8kV, 10,5kV lên 110-220-500kV.
Lượng điện năng có công suất lớn , điện áp cao, dòng điện nhỏ này được dẫn truyền xuyên suôt đất nước gọi là lưới điện Quốc gia, còn gọi là lưới truyền tải .
Ở các phụ tải không thể tiêu thụ ngay điện năng có điện áp cao này được mà phải có các trạm biến áp phân phối , làm nhiệm vụ giảm áp xuống 35kV, 22kV, 10kV để cung cấp cho các phụ tải.
Hệ thống các đường dây cao thế , các trạm biến áp cao áp gọi là hệ thống truyền tải . Các trạm biến áp giảm áp và các đường dây trung áp đến các phụ tải gọi là hệ thống lưới điện phân phối .
2. Ranh giới quản lý giữa đường dây và trạm ?
Ranh giới quản lý giữa đơn vị quản lý vận hành đường dây và đơn vị quản lý vận hành biến thế là chỗ nối vào cầu dao phía đường dây của dây dẫn , tại trạm đó. Đối với dây chống sét là khóa néo của dây này trên dàn thanh cái của trạm mà từ đó dây chống sét đi ra cột cuối của đường dây .
3. Quy định về hành lang an toàn ở các cấp điện áp ?
Hành lang an toàn của đường dây cao áp là khoảng không gian giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng song song với hai dây dẫn ngoài cùng của tuyến dây, mỗi mặt phẳng cách dây dẫn ngoài cùng tương ứng với nó, tính ra phía bên ngoài đường dây một khoảng bằng L; trong điều kiện không có gió. L là hành lang an toàn .
Cấp điện áp : ≤ 15kV : ≤ 35kV : 110kV : 220kV
-----------------------------------------------------------------------------
L : 1m (bọc) : 3m : 4m : 7m
: 2m (trần) : : :
Hành lang an toàn đường cáp điện lực chôn ngầm là hai mặt phẳng như trên có khoảng cách L :
+ Đất ổn định : 1m
+ Đất không ổn định hoặc lầy : 3m
+ Trong nược ở sông hồ không có tầu thuyền : 50m
+ Trong nước ở sông hồ có tàu thyền : 100m
Hành lang an toàn của trạm điện không có tường rào hoặc trạm điện trên cột là vùng không gian giới hạn bởi mặt phẳng thẳng đứng tính tại từng điểm của bộ phận mang điện của trạm, cách điểm ngoài cùng của bộ phận đó tính ra phía ngoài trạm một khoảng L :
Cấp điện áp : ≤ 15kV : ≤ 35kV : 110kV : 220kV
-------------------------------------------------------------------------
L : 2m : 3m : 4m : 6m
4. Các hạng mục và thời gian quy định khi kiểm tra đường dây ban ngày, ban đêm ( định kỳ, đột xuất , sự cố ) ?
Các đơn vị trực tiếp quản lý đường dây phải thực hiện công tác kiểm tra đường dây theo các quy định dưới đây :
1. Kiểm tra định kỳ ngày tối thiểu 1 tháng một lần. Nắm vững tình trạng đường dây và những biến động phát sinh. Đối với khu vực đông dân cư, cây cối phát triển nhanh, đường dây quá tải nặng cần tăng cường kiểm tra định kỳ 1 tuần một lần. Khoảng thời gian và khu vực cần kiểm tra tăng cường do Phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách đường dây quyết dịnh .
2. Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 3 tháng một lần, nắm vững chất lượng vận hành đường dây. Đối với đường dây đang quá tải, một tháng phải kiểm tra đêm một lần vào giờ cao điểm, có lưu ý những chỗ tiếp xúc và dây đã bị yếu .
3. Kiểm tra đột xuất : Trước hoạc sau khi có mưa bão, thời tiết bất thường, trước dịp lễ. Nắm vững kịp thời tình trạng đường dây nhằm khắc phục những chô tiếp xúc xấu và những chỗ dây đã bị yếu .
4. Kiểm tra sự cố : Ngay sau khi xẩy ra sự cố kể cả sự cố thoáng qua . Khắc phục điểm sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố để khắc phục kịp thời .
5. Kiểm tra kỹ thuật : Cán bộ lãnh đạo , cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý đường dây và cán bộ các phòng bn Công ty được phân công quản lý vận hành đường dây kiểm tra nắm tình hình để chỉ đạo khắc phục thiếu sót trong quá trình vận hành và đắt kế hoạch đại tu bảo dưỡng 1 quý một lần .
Ngoài ra đương dây đi qua những nơi bụi bẩn, và vùng ven biển phải tăng cường số lần kiểm tra để phát hiện chất lượng vận hành của bát cách điện ( sứ, thuỷ tinh ) và quyết định biện phát xử lý .
5. Quy định an toàn trong công tác kiểm tra đêm đường dây ?
+ Đi hai người, có đủ BHLĐ, có đèn soi đường.
+ Đi trước hướng gió.
+ Cách đường dây ít nhất 5 m.
+ Không được trèo lên cột .
6. Giải thích hiện tượng tăng điện áp cuối đường dây khi không tải ?
Đối với các đường dây trên không hoặc dây cáp , ngoài điện trở nhiệt và điện kháng bố trí dọc theo dây dẫn còn có các tụ điện hình thành theo nguyên tác :
- 3 tụ điện giữa pha với đất .
- 3 tụ điện giữa từng cặp dây pha.
Ta có mô hình đường dây :
Xét về tác dụng đối với điện áp đường dây, có thể mô hình hóa cho 1 pha.
R
X
C/2
C/2
Tính chất của r và x là gây ra độ sụt áp khi có dòng điện tải đi qua, thường làm giảm dần điện áp trên dường dây, tính từ đầu nguồn về cuối đường dây .
+ Tính chất của tụ là cung cấp công suất phản kháng Qe cho đường dây, Qe không phụ thuộc vào dòng điện tải đi trên đường dây mà phụ thuộc vào điện áp .
Qe = U2Cω
Đường dây càng dài, C càng lớn, điện áp càng cao, U2 càng lớn, do đó công suất phản kháng do tụ phát ra trên đường dây càng lớn .
Khi không tải, trên đường dây chỉ có công suất phản kháng do tụ phát lên, trên đường dây thừa công suất phản kháng nên làm tăng điện áp. Điện áp ở mỗi điểm càng phía cuối đường dây càng lớn dần lên .
7. Tiêu chuẩn vận hành của cột, chuỗi sứ, dây dẫn, dây chống sét ?
a. Cột :
+ Cột sắt :
- Sai lệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và ngang tuyến không quá 1/200 chiều cao cột . Độ nghiêng dọc và ngang tuyến của xà không quá 100mm chiều dài xà với khoảng cột 200m; độ lệch 200mm với khoảng cột 200-300m. Còn nếu khoảng cột > 300m thì độ lệch là 300mm.
- Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến là 100mm chiều dài xà.
- Bộ phận của cột không bi ăn mòn, rỉ không quá 20% tiết diện ngang .
+ Cột bê tông cốt thép .
- Sai lệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và ngang tuyến không quá 1/200 chiều cao cột không quá 1/150 chiều cao cột .
- Độ lệch tim tuyến nhô ra ngang tuyến với khoảng cột là 200m là 100mm. Nếu khoảng cột > 200m thì độ lệch tim tuyện là 200mm.
- Độ nghiêng của xá so với mặt phẳng nằm ngang là 100mm chiều dài xà..
- Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến là 100mm chiều dài xà.
b. Cách điện :
- Khi kiểm tra bên ngoài nếu thấy bề mặt cách điện bị rạn nứt, cách điênj sứ bị rạn nứt, mặt cách điện có vết bẩn rửa không sách, chóp bát sứ cách điện bị nứt hoặc lỏng, bị vết đánh lửa, ty bị rỉ đến 10% tiết diện ngang, trục tâm cáh điện bị vèo phải thay cách điện khác .
- Độ lệch chuỗi cách điện đỡ dây dẫn so với phương thẳng đứng không quá 15%.
- Bát cách điện sứ bị mẻ 1,2cm trở xuống và không có vết nứt thì có thể tiếp tục cho vận hành .
- Đường dây 110kV cho phép vận hành khi vỡ 2 bát trong chuỗicách điện đỡ 7 bát . Vỡ đến 2 bat trong chuỗi cách điên néo gồm 8 bát .
- Ở nơi nhiều bụi bẩn phải dùng loại bát cách điện loại đặc biệt chịu ăn mòi và bụi bẩn hoặc tăng cường bát cách điện.
- Ở những nơi gần nhà máy hóa chất, xi măng, ven biển cần lưu ý các phụ kiện, khóa néo khóa đỡ ty bát cách điện phải sơn chịu axít
c. Dây dẫn :
- Khi dây nhôm đứt trên 17% cần phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại.
Nếu lõi thép bị tổn thương không kể sổ sợi nhôm đứt bao nhiếu phải cắt đi nối lại .
- Dây chống sét bị đứt trên 17% phải cắt đi nối lại.
Quy định như sau :
Số lượng sợi đứt : 1-4 . Biện pháp xử lý là quấn dây bảo dưỡng chỗ sợi đứt.
Số sợi đứt trên 4 sợi . Biện pháp xử lý là dùng ống vá ép.
- Trong mỗi khoảng cột, mỗi dây cho phép một mối nối, mối nối không được đặt chỗ võng nhất, cách khóa đỡ kiểu trượt không nhỏ hơn 25m. Những khoảng vướt đường ôtô, đường sắt, phố , vượt sông không được có mối nối .
- Đo nhiệt độ mối nối quy định như sau :
Đo 1 năm / 1 lần khi đường dây mang tải cao.
Đo 3 tháng /1 lần khi đường dây đang quá tải.
- Khi độ chênh nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 150C phải đo 3 tháng 1 lần và có kế hoạch bảo dưỡng.
d. Tiếp địa :
- Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng bu lông, phải được cạo rỉ và không được sơn tại chỗ tiết xúc . Phần ngầm nằm trong đất phải hàn và không được sơn .
- Điện trở tiếp địa không lớn hơn trị số quy định trong thiết kế và quy phạm . Để đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây cách trạm khoảng 2km trị số điện trở phải dưới 10Ω .
- Điện trở tiếp địa của cột được đo khi tách dây tiếp địa ra khỏi cột. Cứ 2 năm đo điện trở tiếp địa 1 lần. Trường hợp trị số điện trở tiếp địa của cột cao quá phải bổ xung để trị số bằng hoặc nhỏ hơn quy định . Trường hợp sét đánh làm vỡ sứ phải đo điện trở tiếp địa của cốt này .
8. Công dụng của các phụ kiện trên đường dây 110kV ?
+ Chuỗi sứ : Đỡ sức nặng của dây dẫn và lưc của gió, cách điện dây dẫn với xà .
+ Khóa dây :
- Khóa đỡ : Liên kết dây dẫn, dây chống sét vào chuỗi sứ để đỡ đường dây trong khoảng cột, bụng lèo, giữ chặt chuỗi sứ cố định ở một điểm trên dây dẫn.
- Khóa néo :Cố định khoảng néo của dây dẫn, dây chống sét vào chuỗi sứ cằng.
+ Armour rod : Lớp cuốn bảo vệ dây dẫn, dây chống sét ở điểm mắc vào khóa đỡ, tránh sây sát, gẫy khi dây bị rung.
+ Tạ chống rung, lèo chống rung : Hạn chế biên độ rung ( dọc ) của dây dẫn, dây chống sét ở kế cận vị trí bắt khóa .
+ Sừng hồ quang, vòng hồ quang : Bảo vệ chuỗi sứ tránh :
- Phóng điện qua chuỗi sứ do quá điện áp .
- Phóng điện cục bộ chuỗi sứ do phân bố điện áp không đều trên từng sứ.
+ Sứ phân cách dây chống sét : Cách ly về điện, ở điều kiện bình thường giũa dây chống sét và chi tiết kim loại của cột ( nối đất ) , giảm tổn thất do cảm ứng điện từ vì có dòng qua dây dẫn, trong điều kiện bình thường
9. Đường dây ( cột, dây dẫn ) tải điện thông thường chịu những lực tác dụng nào ?
+ Cột :
- Lực gió lên chính bản thân cột, xà .
- Trọng lượng bản thân của phần trên tác dụng lên phần dưới.
- Trọng lượng sứ, dây dần, phụ kiện, kể cả người công tác.
- Lực giá tác dụng lên dây dẫn, sứ và phụ kiện truyền đến điểm treo, tạo momen lật.
- Lực kéo của các dây chằng .
- Lực giữ chống lật của móng , đất lấp móng .
- Lực căng của dây dẫn, dây chống sét, tác dụng lên khóa néo ( các cột néo dây, néo thẳng, néo góc, cột hãm cuối )
+ Dây :
- Trong lượng bản thân, tạ chống rung .
- Lực đàn hồi kéo dây căng .
- Lực gió thổi ngang tác động lên mặt dọc dây, làm căng dây dẫn .
Tác dụng rung dọc do nhịp gió ( lực nâng )
10. Liệt kê các loại cột hiện có trên đường dây tải điện ?
Phân loại cột theo :
a. Vật liệu :
- Cột tháp sét mạ kẽm.
- Cột bê tông cốt thép .
- Cột bê tông ly tâm.
- Cột ống théo mạ kẽm.
- Cột thép hình I mạ kẽm .
b. Vai trò của cột trên tuyến :
- Cột đỡ thẳng, cột đỡ góc .
- Cột đỡ vượt.
- Cột đỡ giao chéo .
- Cột néo thẳng .
- Cột căng góc.
- Cột dừng .( cột cuối )
- Cột hãm vượt sông .
11. Cho biết vai trò các loại cột : đỡ thẳng, đỡ góc, néo thẳng , néo góc, đỡ vượt, dừng?
+ Cột đỡ thẳng : Phân đoạn trọng lượng của dây dẫn, dây chống sét trong khoảng néo , giảm độ võng trong khoảng néo, dây dẫn và dây chống sét được giảm biên độ giao động ngang của dây giữa hai cột néo.
+ Cột đỡ góc : Tác dụng đỡ, đồng thời tạo ra góc lái cho tuyến dây trong khoảng néo nhỏ .
+ Cột néo đứng : Kết thúc khoảng néo phù hợp với lực căng cho phép của dây dãn, dây chống sét .
+ Cột néo góc : Lái góc tuyến dây và chịu lực căng của toàn bộ khoảng néo .
+ Cột đỡ vượt : Tạo độ cao để dây dẫn và dây chống sét vượt qua chứơng ngại. Thường là loại đỡ thẳng .
+ Cột dừng : Hoặc cột cuối, chịu tác dụng lực căng không đối xứng, chủ yếu là ở một phía, kết thúc đường dây. Cột hãm vượt sông có thể xem như cột dừng .
12. Vì sao khoảng cách các cột và độ cao các cột không đều nhau ?
Khoảng cách các cột và độ cao các cột không đều nhau, nguyên nhân cơ bản là do địa hình tuyến đường dây đi qua, trong khi yêu cầu về khoảng cách từ phần mang điện ( dây dẫn ) đến mặt đất phải tuân theo mức quy định tối thiểu ứng với từng cấp điện áp. Ngoài ra :
- Khoảng cách tối đa giữa hai cột đỡ hoặc cột đỡ đến cột néo, tính với dây dẫn, dây chống sét đã cho là xác định ( khoảng cột tới hạn ) theo điều kiện gió và nhiệt độ môi trường .
- Cột néo, cột hãm, cột dừng thường thấp để chống uốn , chống lật tốt .
- Cột đỡ thường cao do treo dây cao để tăng khoảng cách an toàn đến đất - Việc bố trí các pha trên cột cũng ảnh hưởng đến độ cao của cột, căn cứ yêu cầu chống sét và khoảng cách tối thiểu đến đất: 3 pha nằm ngang, 3 pha tạo thành ∆
13. Liệt kê các phụ kiện trên cột dừng ( cột cuối )?
Cột dừng là cột kết thúc đường dây, có thể là cột tháp, cột bê tông cốt thép, nhưng đều là loại cột néo ( góc, thẳng ). Các loại phụ kiện gồm :
- Thân cột, nối đất cột.
- Xà dây điện, nối đất xà .
- Xà hoặc mũ chống sét, nối đất chống sét .
- Dây chằng đối với cột bê tông.
- Sứ cách điện 3 pha: Chuỗi sứ và các phụ kiện như móc treo sứ, sừng hồ quang
- Dây dẫn 3 pha : Khóa néo, tạ chống rung, lèo dây dẫn, khóa đỡ lèo nếu có chuỗi sứ đỡ lèo .
- Dây chống sét và phụ kiện gồm : Khóa néo, lèo chống sét, tạ chống rung, sứ phân cách và mỏ chống sét .
14. Cột bị nghiêng ( dọc tuyến, ngang tuyến ) làm thế nào để nhận biết ?
- Đối với cột bê tông ly tâm, ống sắt mạ kẽm: Dùng dây dọi để kiểm tra.
- Đối với cột tháp sắt :
+ Để kỉêm tra nghiêng do lún móng không đều ta dùng nivô để đo độ chênh cao của các mặt móng .
+ Để kiểm tra nghiêng do lắp sai, lắp thiếu chi tiết cột hoặc bị tháo mất một số chi tiết hoặc cột bị biến dạng do tác động một lực quá mạnh; Sơ bộ có thể dùng dây dọi đối chiếu độ lệch của điểm tâm cột giữa các mặt cắt ngang thân cột trên từng đoạn thân.
Để đánh giá chính xác độ nghiêng, chỉ có thể dùng máy quang trắc chuyên dùng .
15. Công dụng của bộ chằng néo cột? Thường xử dụng cho loại cột nào ?
- Bộ chẳng néo cột có công dụng chính là giữ thăng bằng cho cột :
+ Khử lực tác dụng lên cột, trong điều kiện vận hành bình thường, do tổng hợp các lực căng tác dụng lên cột từ các phía không cân bằng..
+ Khử lực phát sinh do sự cố ( đứt dây,đổ cột ở khoảng kề bên ) hoặc trong quá trình thi công sửa chữa( căng dây, hạ dây ) lànm phát sinh lực kéo không thăng bằng lên cột.
+ Chống đổ , lất cột ở vùng đất yếu , cột cao.
- Thường sử dụng bộ chằng néo cho các loại cột :
+ Căng góc, căng thảng, đỡ góc ( trường hợp đầu ).
+ Đỡ vượt , đỡ thẳng ( trường hợp sau )
16. Công dụng của móng cột điện? Các lực tác dụng lên móng cột điện ?
+ Công dụng :
- Chịu lực nén thẳng đứng do trọng lượng cột và dây .
- Đảm bảo trọng lực và độ nén chống nhổ, bật cột .
- Chống rỉ và các bộ phận chôn dưới đất .
+ Các dạng lực tác dụng :
- Lực nén thẳng đứng, hoặc ngược lại lực nhổ thẳng đứng.
- Momen lật dọc và ngang tuyến .
- Lực nén ngang do độ nén của đất quanh móng .
17. Các biện pháp chống lún cột điện, chống lật cột và chống nhổ móng néo ?
+ Chống lún : mặt chân đế đủ lớn để phù hợp tải trọng theo hướng thẳng đứng và điều kiện địa chất . Có thể dùng bản đế chế tạo sẵn, đúc móng bê tông mặt đế rộng, dùng đà cản.
+ Chống lật :Lực kéo ngang hay dọc không cân bằng phải được khử bằng biện pháp bổ xung : Móng sâu, mặt cắt dọc lớn, dùng chằng néo thích hợp. Diện tích và hướng bố trí đà cản chống lún cũng còn có tác dụng chống lật .
+ Chống nhổ móng néo : Quan trọng nhất là góc tạo với mặt đất của dây néo. Góc càng nhỏ càng khó bị nhổ. Như vậy vị trí néo phải xa cột. Yếu tố khác là độ sâu đặt neo, độ lớn của phần diện tích neo vuông góc với dây neo và lực nén của đất quanh neo phải lớn .
18. Các loại dây pha và các cỡ đai ép hiện có trên lưới điện, giải thích ý nghĩa các loại dây pha ?
Dây dẫn và đai ép đều có ký hiệu. Kỹ hiệu này không giống hau với các tiêu chuẩn kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng . Trên lưới điện hiện nay dùng nhiều mã dây khác nhau, theo các tiêu chuẩn khác nhau. Các nhóm dây chủ yếu là :
- Tiêu chuẩn IEC : Mỹ , Nhật.
- --------- JIS : Nhật.
- ------ Nga : ГOOCT
- Theo tiêu chuẩn Viết nam : Dây do Việt nam sản xuất hay đặt hàng từ Hàn Quốc . Thông thường là :
----------------------------------------------------------------------------------------
Ký hiệu dây : Tiết diện : Đường kính : Đai ép : Dòng điện
: mm2 : mm2 : mm2 : A
: AI : St : AI : T.bộ : St : T.bộ :
---------------------------------------------------------------------------------------ACSR397,5MCM-26/7 201,3 32,9 7,3 19,85 16 38 580
ACSR397,5MCM-30/7 201,3 47,2 8,76 20,5 20 38 580
ACSR477MCM-26/7 241,6 65,4 10,3 22,8 20 38 610
ACSR 795MCM-26/7 410 67,35 10,5 28,5 24 18 900
ACSR330/72 326,8 52,8 9,3 25,3 17,5 36,5 651
AC120/20 115 22 6,0 15,2 380
AC150/26 148 26,6 6,6 17 450
AC185/29 181 34,4 6,9 18,8 510
------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Cỡ đai ép chính xác nhất là tính theo kích thước của ống ép , bởi đai ép do các nước khác nhau chế tạo có thể cùng cỡ nhưng ký hiệu khác nhau.
Ví dụ : Đai 6014SH tương đương đai AE- 24
Ý nghĩa ký hiệu dây dẫn :
Theo JIS hay ATSM : ACSR-s MCM a/b
ACSM : Nhôm lõi thép.
S : Là một số, s-MCM tiết diện phần nhôm của dây
MCM Đơn vi đo diện tích dây. Gần đúng 1MCM = 0,5065mm2
a : Số sợi nhôm thành phần cuốn thành dây.
B : Số sợi thép thành phần.
Theo tiêu chuẩn Nga AC- s1/s2
AC : Dây nhôm lõi thép .
s1 : Tiết diện nhôm ( mm2)
s2 : Tiết diện thép ( mm2)
Ngoài ra sau AC còn thêm kí hiệu KΠ, 2K, O để mô tả đặc điểm dây : Tăng cường lõi thép, giảm nhẹ, bảo vệ chống rỉ, mặn
19. Dây nhôm lõi thép, công dụng của thép và nhôm ?
Đường dây cao áp ( thường từ 35kV ), dây dẫn hầu hết sử dụng dây nhôm lõi thép ( AC ). Dây này gồm :
+ Phần lõi thép đặc ở bên trong được xoán bằng 7 sợi thép có đường kính mỗi sợi từ vài ly đến 4 hay 5 ly ( mm). Đây là loại thép tốt, cứng chịu kéo lớn đến 100 kg/mm2 . Mỗi sợi thép được mạ kẽm để chống rỉ, cứng . Lõi thép có thể được bôi mỡ, bọc vải nhúng mỡ hoặc bọc bằng nhựa mỏng để tăng độ bền chống tác động ăn mòn hóa học của môi trường .
+ Bên ngoài lõi thép là lớp dây nhôm, cũng được bện xoắn từ những sợi nhôm nhỏ giống nhau ( 18, 26, 30, sợi ). Sợi nhôm có độ tinh khiết cao ( trên 99% nhôm ).
Công dụng chủ yếu :
+ Thép : Tạo ra độ bến cơ học cần có cho dây dẫn để chịu lực căng khi dây được treo trên cột, bị căng kéo trong quá trình thi công .
+ Nhôm : Dẫn điện .
Tuy nhiên lớp nhôm cũng góp phần chịu lực nhưng bé, cũng như lõi thép cũng có khả năng dẫn dòng nhưng bé không đáng kể, còn do hiện tượng mặt ngoại trong mạng điện xoay chiều ( AC ).
Thép nhôm đều sử dụng dạng bện xoắn từ nhiều sợi nhỏ nhằm tạo khả năng linh động ( dễ uốn ) của dây, thuận tiện vận chuyển thi công .
20. Liệt kê các loại dây chống sét hiện có trên đường dây tải điện ?
Mã hiệu dây
Tiết diện mm2
Số sợi thép
Đường kính dây
mm
St.22
21,99
7
6
St.38
37,1
7
7,8
St.70
67,35
7
10,5
St.90
88
7
12
TK.50
48,26
7
9,2
Ngoài ra hiện nay trên đường dây 110kV trở lên người ta dùng dây chống sét - cáp quang để làm dây chống sét đồng thời sử dụng là đường cáp quang phục vụ cho thông tin và truyền số liệu .
21. Cho biết khoảng cách đến đất của dây dẫn theo cấp điện áp và vùng dân cư ?
a.Vùng đông dân cư : Thành phố , thị trấn, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp nông nghiệp, bến đò, cảng, nhà ga, bến xe ôtô, công viên, trường học, khu vực xóm làng đông dân hoặc sẽ phát triển trong thời gian 5 năm tới theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt .
Điện áp ( kV )
66kV
110kV
220kV
Khoảng cách đến đất m
7
7
8
b. Vùng ít dân cư : Những nơi không có nhà cửa mặc dù thường xuyen có người đi lại và các xe , máy nông nghiệp, lâm nghiệp, vận tải qua lại, các vùng đồng ruộng, đồi trồng cây công nghiệp, vườn rau, vườn cây trồng, nơi có nhà ở thưa thớt , các công trình kiến trức tạm thời
Điện áp ( kV )
66kV
110kV
220kV
Khoảng cách đến đất m
5,5
6
7
c. Vùng khó qua lại : Những nơi các xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, vận tải không thể qua lại.
Điện áp ( kV )
66kV
110kV
220kV
Khoảng cách đến đất m
5,5
6
7
d. Vùng khó đến : Nơi người đi bộ khó đến .
Vùng rất khó đến : Mỏm đá, tảng đá, dốc núi
Điện áp ( kV )
6,6kV
110kV
220kV
K/C đến đất khó đến
4,5
5
6
K/C đến đất rất khó qua lai
2,5
3
5
22. Vì sao phải nối đất lưu động ?
Nối đất dây dẫn trên đường dây đã được cắt điện để công tác ( nối đất lưu động ) vì sau khi đã cắt điện, đang công tac, dây dẫn có thể bất ngờ mang điện áp từ các nguyên nhân sau :
- Thao tác nhầm ở các trạm nối vào đường dây ( trạm có nhiều tuyến cùng cấp điện áp, phương tiện thông tin kém, do đổi ca )
- Dây dẫn và cả dây chống sét của đường dây đang công tác chịu tác dụng của cảm ứng điện từ do đường dây đang vận hành trong các đường dây đi gần, song song hay giao chéo với nó .
- Dây dẫn ( và dây chống sét ) chịu tác dụng của hiện tượng hưởng ứng ( cảm ứng tĩnh điện ) của các đám mây bên trên đường dây, nhất là khi trời âm u .
Nối đất lưu động tạo các điểm nối đất cho dây dẫn để giải phóng điện áp trên dây gây bởi các nguyên nhân trên, các dây dẫn phải được nối một cực nối đất bảo đảm .
23. Cho biết góc bảo vệ của dây chống sét ( cho 1 dây, cho 2 dây )
Theo quy phạm trang bị điện cho hệ thống có điện áp từ 220kV trở xuống.
+ Đường dây có một dây chống sét bảo vệ. Góc bảo vệ không quá 300.
+ Đường dây có hai dây chống sét bảo vệ. Góc bảo vệ không quá 200.
24. Tại sao có đường dây lại phải dùng 2 dây chống sét, 1 dây chống sét, khoảng cách ngắn nhất giữa dây dẫn và dây chống sét ?
Trên các đường dây có điện áp từ 110kV trở lên có thể đắt 1 hoặc hai dây chống sét tuỳ theo góc bảo vệ đường dây hoặc bố trí dây dẫn các pha trên đường dây . Việc chọn một hoặc hai dây chống sét phải thoả mãn các yêu cấu sau :
+ Ở đường dây điện áp cao ( thường 220kV trở lên ) do khoảng cách giữa các pha, giữa pha và cột rất lớn nên để cột không quá cao, tối ưu là bố trí ba phần nằm ngang nếu dùng một dây chống sét ( góc bảo vệ yêu cầu ≤ 300 ) thì chóp chống sét rất cao, khó đảm bảo bền vững cho cột, nên người ta đặt hai dây chống sét ( yêu cầu góc bảo vệ ≤ 200 ) cho phép giảm đáng kể độ cao của chóp.
+ Trên đường dây có hai dây chống sét 3 pha nằm ngang , khoảng cách tối đa giữa chúng không quá 5 lần khoảng cách giữa dây chống sét với dây dẫn .
+ Khoảng cách thẳng đứng giữa dây chống sét và dây dẫn ở bất kỳ vị trí nào trong khoảng cột hay ngay tại cột đều phải đảm bảo góc bảo vệ theo yêu cầu .
Riêng trong khoảng cột thì khoảng cách tối thiểu xác định như sau :
K/Cột (m)
100
150
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1200
1500
Kcách tối thiểu (m)
2
3.2
4
5.5
7.5
8.5
10
11.5
13
14.5
16
18
21
Đường day 110kV ở miền núi, khoảng cách tối thiểu có thể giảm đến 50% khoảng cách trên, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách pha - pha .
25. Giải thích hiện tựơng sét đánh vào dây dẫn ?
Có hai nguyên nhân sét đánh vào đường dây có dây chống sét trong khi bảo vệ đủ yêu cầu về góc bảo vệ :
+ Một tỷ lệ rất nhỏ số lần sét đánh trong khu vực lọt qua vùng bảo vệ của dây chống sét, đánh thẳng vào dây dẫn ( mức đảm bảo của dây chống sét không phải đảm bảo 100% ).
+ Sét thực sự đánh vảo dây chống sét, nhưng dây dẫn vẫn bị sét do : Trị số điện trở nối đất cột lớn. Khi dòng sét đánh vào dây chống sét, nó sẽ truyền theo kết cấu nối đất : Dây chống sét- Nối đất dây chống sét - dọc theo cột - nối đất cột - ra khắp vùng trong đất . Trên các điện trở, đường đi của dòng sét sẽ tạo ra độ rơi điện áp xung bằng Isét.Rtđxung . Nếu độ rơi điện áp này lớn hơn khả năng chịu điện áp xung của chuỗi sứ, sẽ có hiện tượng phóng điện ngược từ kết cấu nối đất của cột ( thân cột sắt, cánh xà có nối đất ) vào dây dẫn đi qua sứ ( xuyên thủng cục bộ một số sứ hoặc chỉ phóng điện bề mặt ) . Sau dòng sét đó sẽ có dòng xoay chiều ( AC ) kế tục, có thể tạo nên sự cố chạm đất 1,2 hay 3 pha .
26. Tại sao mặt trong của sứ lại lõm vào và có những đường cong nhấp nhô ?
+ Mặt trong của sứ được chế tạo lõm vào để đảm bảo nước mưa dưới một góc nghiêng lớn nhất cũng không làm ướt mặt trong của sứ . Như vậy mặt trong của sứ luôn khô ráo .
+ Mặt trong của sứ có những đường cong nhấp nhô đồng tâm nhằm làm tăng chiều dài phóng điện bề mặt men theo mặt sứ . Ngoài ra các đường cong lồi đồng tâm có tác dụng tăng độ bền cơ của lá sứ, như tác dụng của các gân tăng cường .
27. Vì sao trong những cơn mưa đầu mùa ta thường thấy trên bề mặt ngoài của sứ bị phóng điện chớp tắt ?
Trong mùa khô, mặt sứ bị nhiễm bụi bẩn tích luỹ. Lớp bụi khô không dẫn điện. Khi bắt đầu có mưa, mưa đầu mùa không đủ làn trôi hết bụi bẩn nay mà làm trên mặt sứ hình thành những đốm bụi ẩm. Bụi ẩm dẫn điện tạo ra phóng điện bề mặt. Khi bụi ẩm dẫn dòng điện, tác dụng nhiệt của dòng điện làm bụi khô trở lại, không dẫn điện nữa. Tiếp tục mưa nhỏ thì bụi lại ẩm, lại dẫn điện, lại khô đi và lại tiếp tục như vậy tạo nện hiện tượng phóng điện chớp tắt trên mặt sứ .
28. Tại sao có vài nơi phương của chuỗi sứ nghiêng ( không vuông góc ) so với mặt đất ?
+ Do mục đích thiết kế , xây dựng : Chuỗi sứ căng, chuỗi sứ đỡ góc
+ Do bố trí : Các chuỗi sứ đỡ tại vị trí chuyển vị tương đối của dây dẫn : từ ba pha nằm ngang sang ba pha thảng đứng hay tam giác
+ Do thi công : Tại một số vị trí cột đỡ, trong quá trình căng dây, mắc khoá đỡ, đơn vị thi công không đủ đảm bảo hướng chuỗi sứ đỡ vuông góc với mặt đất .
+ Do tác dụng làm lệch ngang tuyến của gió. Tình trạng này chỉ xẩy ra tạm thời khi có gió mạnh và tương đối đều giữa các pha .
+ Do cột lệch ngang, dọc tuyến,do đứt dây chừng hay lún móng .
+ Do xoay xà, nghiêng cột, lực căng không đều giữa các khoảng cột, do đường dây đang xẩy ra đứt dây, nghiêng hay dổ cột, hoặc sau sự cố đó, việc khôi phục không đạt nguyên trang ban đầu .
29. Cách nhận biết cấp điện áp của 1 đường dây tải điện đang vận hành ?
Số bát sứ trong một chuỗi sứ trên đường dây tuỳ thuộc vào các yếu tố sau :
- Loại bát sứ : Độ bền điện của sứ .
- Loại cột : Cột gỗ, bê tông cốt thép, cột kim loại, cột đỡ hay căng
- Độ cao của vị trí đường dây so với mực nước biển ( so với độ cao 1000m )
- Mức độ nhiễm bẩn của môi trường nơi đoạn đường dây đi qua .
Do những điều kiện trên, ở cùng một cấp điện áp, số lượng sứ trong một chuỗi sứ có thể không giống nhau giữa các đường dây, giữa các vị trí cột khác nhau hay khu vực khác nhau trên cùng một đường dây . Tuy nhiên giữa cấp điện áp này với cấp điện áp khác thì số lượng sứ có cách biệt rõ nên phân biệt không quá khó .
Cấp điện áp đường dây
35kV
66kV
110kV
220kV
Số lượng sứ / chuỗi
3-4
5-6
7-9
11-16
30. Tại sao có cột có 1 chuỗi sứ có cột có 2 chuỗi sứ song song trên một pha ?
Số chuỗi sứ đơn, đôi trên một pha tuỳ thuộc vào :
- Độ bền cơ của loại sứ đang sử dụng, sao cho đảm bảo chịu được tải trọng quy định tác dụng lên chuỗi sứ tại vị trí đó, phù hợp với công dụng của cột đó : chuỗi đỡ vượt, chuỗi sứ căng.
- Do kết cấu của cột, ví dụ chuỗi sứ hình V trên đường dây 500kV, nhằm giữ vị trí các pha không chao đảo lệch trong lòng cột và thoat nhanh mưa, ẩm trên chuỗi sứ .
Chuối sứ đôi thường dùng ở các vị trí sau :
- Cột đỡ khoảng vượt quan trọng , dài hơn nhiều so với khoảng cột trung bình , hoặc khoảng cột có độ chênh cao giữa các cột quá lớn . Nói chung chuỗi sứ đôi làm tăng khả năng chịu lực ở những vị trí chịu tải năng bất thường .
- Cột căng : Có trường hợp dùng chuỗi sứ đơn nhưng phải tăng cấp chịu lực của sứ so với sứ trên cột đỡ. . Ví dụ : Sứ cột đỡ : 7T, sứ cột căng : 12T, hoặc 16T .Còn dùng chuỗi sứ đôi : 2x7T, 2x12T phù hợp với lực căng tính toán tác dung lên cột .
31. Chọn loại sứ cách điện ở vùng nhiễm bẩn, thực hiện như thế nào ?
Vùng nhiễm bẩn cao, để tránh hiện tượng dò điện, phóng điện bề mặt chuỗi sứ, chọn cách điện như sau :
+ Loại có tăng cường, dùng cho vùng bụi bẩn: phần sứ ( thuỷ tinh, gốm ) của cách điện cao hơn, có gấp nếp xuống thập hơn để che kín hơn mặt trong sứ và kim loại ( ty sứ) kéo dài đường phóng điện bề mặt ( ví dụ : sứ ПC70E của Nga, NGK- FOGTYPE của Nhật ).
+ Chuỗi cách điện có số lượng sự nhiều hơn tiêu chuẩn ứng với cấp điện áp : 1 hay 2 bát sứ, để tăng chiều dài phóng điện bề mặt chuỗi sứ và để dự phòng có hư hỏng 1- 2 bát sứ .
Vùng có tác nhân ăn mòn hoá học mạnh : Chọn loại sứ cách điện có cấu tạo đặc biệt ở phần gần ty sứ ( vòng kẽm bạc ngoài ty sứ ) hoặc sử dụng cách điện dùng nguyên liệu đặc biệt : composit, sợi thuỷ tinh không có kim loại dễ bị ăn mòn .
32. Đường dây có cấp điện áp110kV vận hành 35kV có được không ?
Đường dây có cấp điện áp 110kV thì các yêu cầu về cách điện pha- pha, pha - đất các khoảng cách giao chéo, hành lang đều đạt yêu cầu về kỹ thuật dành cho đường dây 35kV nên có thể vận hành 35kV . Tuy vậy để giảm sóng sét đi vào trạm 35kV, người ta cần nối tắt các chuỗi sứ ở các pha sao cho phù hợp với số bát sứ ở đường dây 35kV cho phù hợp với tiêu chuẩn ở một số cột trên toàn tuyến .
Tuy nhiên lúc này khả năng tải của đường dây sẽ giảm xuống theo quan hệ công suất cực đại S35max = ( 35/110).S110max
Đồng thời khi tải cùng công suất thì tổn thất trên đường dây sẽ tăng lên .
33. Đường dây có cấp điện áp thấp hơn 110kV vận hành điện áp 110kV phải thực hiện các biện pháp gì ?
+ Chuỗi sứ : thêm sứ cho phù hợp với cấp điện áp 110kV.
+ Xà : Thay xà dài hơn hoặc nối dài xà để đảm bảo khoảng cách pha-pha, pha-cột ( nằm ngang ), về khoảng cách thẳng đứng phải hạ thấp xà để đảm bảo khoảng cách pha-pha thẳng đứng và góc bảo vệ chống sét .
+ Cột : Do hai công việc trên cần thiết phải tăng cao cột ở một số vị trí để đảm bảo khoảng cách dưới cùng đến mặt đất . Cột cao hơn phải xem xét lại khả năng chịu đựng của các chằng néo cho phù hợp .
+ Dây dẫn : Do việc thêm sứ, nhất là chuỗi sứ căng, độ võng dây dẫn sẽ căng không đều, có thể làm lệch, nghiêng sứ, dây dẫn giảm lực căng có thể làm biên độ chao lệch do gió tăng lên nên cần phải căng lại dây dẫn, rời các vị trí khoá đỡ , khoá néo, buloong và thay khoá néo ép .
34. Các hồ sơ cần thiết khi nghiệm thu quản lý đường dây ?
Khi nghiệm thu đưa đường dây vào vận hành, đơn vị quản lý vận hành cần có các tài liệu sau :
1. Văn bản luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được xét duyệt.
2. Văn bản về nhiệm vụ thiét kế, thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, những bản giải trình thuyết minh kết quả tính toán kinh tế kỹ thuật, giải trình kết quả tính toán về ảnh hưởng công trình đường dây và các công trình có liên quan, ( giao thông, bưu điện , quốc phòng ), tài liệu khảo sát địa chất.
3. các biên bản xác nhận về kỹ thuật thi công các hạng mục : Phần ngầm, phần nối, kéo dây.
4.Các biên bản thí nghiệm các thiết bị có liên quan. Tài liệu kỹ thuật các thiết bị trên do nhà chế tạo cấp.
5. Cấc biên bản kiểm tra khảng vượt, khoảng giao chéo.
6. Các văn bản thay đổi thiết kế và bản vẽ kèm theo.
7. Các văn bản cấp đất, đền bù hoa mầu, tài sản của các cơ quan và nhân dân trên dọc hành lang bẻo vệ đường dây.
- Các bản vễ, biên bản, tài liệu liên quan đến nhà cử, công trình còn tồn tại trong hành lang bảo vệ đường dây.
- Các hồ sơ liên quan đến tiêu chuẩn an toàn của đường dây và nhà cửa ( theo các nghị định của nhà nước.
8. Biên bản thống kê các thiết bị đường dây, các công trình phụ, những dụng cụ, nguyên vật liệu , thiết bị dự phòng .
9. Tài liệu hoàn công và các văn bản liên quan .
35. Công dụng của tạ bù trên đường dây ?
Tạ bù là một khối nặng được treo trên đường dây tại vị trí khoá đỡ . Tạ bù có các công dụng sau :
- Một số vị trí cột đỡ thẳng, trong quá trình thi công định vị thiếu chính xác nên lệch ngang tuyến , điều này làm cho một pha ngoài cùng sẽ bị đưa gần thân cột, trong điều kiện bình thường. ( Sứ lệch ngang tuyến ). Để giảm độ lệch này, giữ cho khoảng cách pha - cột đủ an toàn, người ta đặt tạ bù để kéo chuỗi sứ thành gần thẳng đứng .
- Một số cột nằm ở vị trí thấp hơn nhiều so với hai cột liền kề nên dây dẫn có xu hướng bị kéo lên cao ở vị trí khoá đỡ, điều này có thể làm cong chuỗi sứ đỡ, giảm khoảng cách pha - xà hoặc pha - cột, đồng thời làm dây dễ rung. Để ngăn ngừa người ta đặt tạ bù để kéo căng chuỗi sứ ( đỡ ).
- Một số vị trí cột néo, chuỗi sứ đỡ lèo bị đưa lệch gần vào thân cột ( dây lèo nhẹ ) . Tạ bù nằm ở vị trí này nhằm kéo thẳng chuỗi sứ đỡ lèo, đảm bảo khoảng cách lèo - cột đủ an toàn .
36. Giải thích vì sao đường dây cao áp , dây chống sét được nối đất trực tiếp vào cột hoặc cách điện ?
Trên đường dây cao áp, khi đường dây mang tải và nhất là khi ngắn mạch, do tác dụng hỗ cảm giữa dây dẫn với dây chống sét, trên đường dây chống sét xuất hiện sức điện động cảm ứng ( dọc ), tức là dây chống sét có điện không phải do sét đánh, sức điện động này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc dòng điện qua dây pha .
+ Nếu nối đất trực tiếp dây chống sét vào thân cột, sẽ có dòng điện đi từ dây chống sét vào đất, dòng điện này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào sức điện động cảm ứng dọc ở trên và trị số nối đất của cột. Dòng điện này gây nên tổn thất điện năng bởi phát nóng qua dây chống sét và nối đất cột. Đường dây dài, dòng tải trên pha lớn gây nên tổn thất rất đáng kể .
+ Để hạn chế tổn thất, người ta không cho sức điện động dọc sinh ra dòng điện bằng cách cách ly về điện giữa dây chống sét và nối đất cột . Người ta dùng sứ phân tiếp . Sứ này có thể bị phá hỏng do quá điện áp khí quyển, hoặc khi sức điện động dọc lớn đột ngột, để bảo vệ sứ phải trang bị kèm theo mỏ phóng điện, tạo điều kiện cho dòng sét đi qua và sức điện động dọc đột biến có thể phóng điện .
Tuy nhiên, khoảng cách hở ra ở mỏ phóng điện chỉ đủ để bảo vệ sứ phân tiếp, còn sức điện động dọc dây có thể rất lớn nếu đoạn đường dây liên tục dùng sứ phân tiếp quá dài nên thỉnh thoảng người ta phải nối đất trực tiếp một điểm, nhằm giảm sức điện động này trong khoảng cột đó xuống mức vừa đủ để không phóng điện liên tục làm hỏng mỏ phóng điện, vừa gây nhiễu. Vị trí nối đất thường ở cột néo. Ở gần trạm chọn giải pháp nối đất trực tiếp để tăng mức an toàn về chống sét cho thiết bị trạm. Việc lựa chọn nối đất trực tiếp sẽ có một số ưu nhược điểm sau : về nhược điểm dây tổn hao và khó khăn khi nối đất cột . Về ưu điểm là xây dựng đơn giản, rẻ tiền . Khi dùng sứ phân tiếp cũng có các ưu khuyết điểm sau . Về khuyết điểm : kết cấu phức tạp . Về ưu điểm : giảm tổn hao, tiện do nối đất cột. Việc lựa chọn chúng tuỳ thuộc những tính toán kinh tế kỹ thuật, chọn ra giải pháp tối ưu cho từng đoạn đường dây. Do đó, đường dây xây dựng do các đơn vị, các quốc gia khác nhau nên sẽ có thiết kế khác nhau trong việc chọn các giải pháp trên ..
37. Khi thấy dây đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng người công nhân phải làm gì ?
Khi dây dẫn đứt rơi xuống đất, vẫn còn có khả năng dây còn mang điện, điều này cũng có khả năng dây chống sét đứt rơi xuống , song hiểm hơn vì dây chống sét đứt chạm vào dây pha gần chỗ rơi nhưng máy cắt ở trạm không cắt hoặc đang chu kỳ đóng lại : tự động đóng lại lần 1, lần 2, lúc đó người công nhân phải :
+ Không đến gần điểm rơi dây dưới 10m để tránh điện áp bước . Điện áp này lan truyền trên mặt đất khi dây rơi, có mang điện áp nguy hiểm .
+ Tìm cách giám sát hay phong toả khu vực rơi dây phạm vi bán kính cấm lại gần không nhỏ hơn 10m, cấm mọi người, mọi gia súc không đến gần .
+ Tìm cách báo cáo cấp trên hoặc đơn vị quản lý đường dây .
Ngoài ra còn phải lưu ý trường hợp dây đứt rơi ở vùng có nước ( hồ ao, sông ngòi ) thì toàn bộ mặt nước xem như mang điện áp của dây , do đó khoảng cách tối thiểu đến điểm rơi dây phải tính từ bờ đất( bờ sông, bờ hồ, bờ ao ) đến nơi người đúng tối thiểu không nhỏ hơn 10m.
38. Khi công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường ôtô, đường làng có người và xe cộ qua lại, sông mương có thuyền bè qua lại thì phải áp dụng biện pháp gì ?
Trong trường hợp này , về mặt an toàn phải :
+ Đối với đường sắt, đường sông có tầu thuyền qua lại, thì phải báo trước cho cơ quan quản lý và mời đại diện của họ đến địa điểm công tác để phối hợp đảm bảo an toàn theo yêu cầu của họ .
+ Khi giao chéo đường bộ ( ôtô, đường làng ) nếu công tác có cản trở giao thông , cũng phai làm thủ tục xin phép cơ quan quản lý đường bộ, phải cử người cầm cờ đỏ ( hoặc đèn dầu mầu đỏ nếu vào ban đêm ) đứng hai phía nơi công tác, dùng barie chắn và có biển báo cách 100m để báo hiệu. Nếu đường có nhiều xe qua lại phải bắc giàn giáo .
39. Chặt cây dọc tuyến phải tuân theo những quy định gì ?
Chặt cây dọc đường dây phải tuân theo những quy định sau :
+ Người chưa được huấn luyện, chưa có kinh nghiệm không được chặt cây trên đương dây cao áp .
+ Người phụ trách công tác phải có trình độ bậc 3 an toàn và có nhiệm vụ thông báo cho nhân viên biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc với dây điện .
+ Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 trở lên, cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và phía đối diện . Để tránh cây đổ vào đường dây phải dùng dây thừng buộc và kéo về phía đối diện với đường dây .
+ Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước. Khi cây sắp dổ, cành sắp gẫy phải báo cho người xung quanh biết .
+ Khi chặt cây phải dùng thừng buộc vào chuôi dao tránh rơi vào người khác. Phải có thắt lưng an toàn buộc vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn .
+ Khi chặt cây, chặt cành mà có khả năng rơi vào đường dây thì phải cắt điện. Nếu không cắt được điện phải có biện pháp để hạ cành an toàn. Nêu là đường dây cao thế phải có phiếu công tác . khuyến khích các đơn vị dùng cưa máy có sào cách điện để tỉa chặt cành trong quản lý vận hành .
40. Đo tiếp địa cột cho phép tiến hành khi đường dây đang vận hành nhưng phải đảm bảo các điều kiện gì ?
Được phép tiến hành đo tiếp địa khi đường dây đang vận hành nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau :
+ Khi trời không có mưa, giông, sét .
+ Khi tháo dây tiếp đất trên đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì phải đeo găng tăy cách điện hoặc trước khi tháo phải đấu dây tiếp đất ở cột phải nối tắt tạm thời dây tiếp địa đó vào một cọc tiếp đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối thiểu là 10mm2.
41. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng gần hoặc giao chéo với đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện gì ?
+ Đường dây cần công tác phải ở ben dưới đường dây đang vận hành.
+ Nếu không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người làm việc thì phải cắt điện đường dây giao chéo .
+ Nếu có đảm bảo an toàn thì người phụ trách phải có bậc 4 an toàn trở lên, thâm niên công tác không dưới 2 năm. Công nhân làm việc phải có bậc 2 an toàn trở lên .
+ Nếu có tháo hay lắp dây dẫn phải đề phòng khả năng dây dẫn bật lên đườn dây có điện, bằng cách dùng dây thừng quàng qua dây dãn ở hai đầu và ghì xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất. Lưu ý nếu là giao chéo phải nối đất hai phía .
+ Khi thi công nếu dùng cáp thép để quay tời thì khoảng cách từ dây cáp thép đến dây dẫn phải là 2,5m với cấp điện áp35kV, là 3m với điện áp 110kV.
42. Đường dây đang vận hành, khi sơn xà và phần trên của cột phải thực hiện những quy định gì ?
Khi tiến hàng sơn xà trên đường dây đang vận hành phải thực hiện những quy định sau :
1. Phải có phiếu công tác .
2. Người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và dụng cụ mang theo phải cách dây dẫn một khoảng cách tối thiểu sau :
- 0,6m đối với điện áp đến 35kV
- 0,8m đối với điện áp đến 66kV
- 1,0m đối với điện áp đến 110kV
- 2,0m đối với điện áp đến 220kV
3. Khi sơn xà và phần trên của cột, ngoài các quy định trên phải chấp hành các quy định sau :
- Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có mắt suốt thời gian để giám sát an toàn.
- Khi phía trên có dây dẫn, dây chống sét phải hết sức chú ý để đảm bảo khoảng cách an toàn quy định, người làm việc phải chú ý mọi phía để khỏi vi phạm khoảng cách an toàn với phần mang điện.
- Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà.
- Khi sơn phải tránh để sơn rới lên dây dẫn và sứ.
- Chổi sơn phải làm bằng cán chuyên dùng không dài quá 10cm và phải do người đã được huấn luyện để sơn. Người làm việc có bậc 3 an toàn trở lên. Người giám sát có bậc 4 an toàn trở lên và giám sát không quá 3 cột liền nhau.
43. Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành thì phải tuân theo những quy định gì ?
1. Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch không được nhỏ hơn :
3m đối với đường dây 35kV trở xuống
3,5m đối với đường dây 66kV
4m đối với đường dây 110kV
6m đối với đường dây 220kV
2.Phải đặt tiếp đất cho đường dây làm việc trên đó, cứ 500m đặt một bộ tiếp địa ( tối thiểu phải có hai bộ chặn hai đầu khoảng làm việc )
3.Cấp làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù và ban đêm.Người chỉ huy phải kiểm tra đúng tuyến và đẩy đủ biển báo an toàn.
4. Cấm ra dây trên cột, cấm cuốn dây thành cuộn trên cột, cấm dùng thước đo bằng kim loại, và thực hiện mọi biện pháp an toàn khi trèo cao.
44. Quy định về kiểm tra đường dây như thế nào ?
( Theo Quy trình vận hành sửa chữa đường dây trên không điện áp 110-220kV )
1. Kiểm tra định kỳ ngày : thực hiện vào ban ngày, mỗi nhóm kiểm tra gồm 2 người trở lên và phải đi bộ bên cạnh hành lang tuyến..
Nội dung kiểm tra : ( Theo quy trình )
2. Kiểm tra định kỳ đêm : thực hiện vào ban đêm mỗi nhóm từ 2 người trở lên và đị bộ. Nội dung chủ yếu là :
- Sự phát nóng của mối nôío.
- Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây và chuỗi sứ.
- Ánh sáng trên cột vượt.
- Các hiện tượng bất thường khác.
3.Kiểm tra đột xuất: Mỗi nhóm từ 2 người trở lên đi dọc tuyến.
4. Kiểm tra sự cố :
- Kiểm tra ngày.
- Kiểm tra đêm.
5.Kiểm tra kỹ thuật : Chủ yếu kiểm tra chất lượng các bộ phận chủ yếu của đường dây.
45. Việc kiểm tra bất thường các đường dây trên không hoặc trên từng đoạn đường dây trên không phải tiến hành như thế nào ?
( Theo Quy trình vận hành sửa chữa đường dây trên không điện áp 110-220kV )
- Các trường hợp tiến hành kiểm tra bất thường :
+ Sau sự cố thoáng qua, vĩnh cửu.
+ Sau thiên tai, bão lớn.
+ Sau khi ssường dây phải làm việc quá tải.
+ Sau sự cố cháy nổ ở khu vực gần đường dây.
+ Xuất hiện bất thường và được thông báo từ cơ sở hoặc nhân dân.
- Tiến hành :
+ Điều kiện an toàn và các mặt chuẩn bị như kiểm tra định kỳ.
+ Xác định khu vực kiểm tra theo tình huống bất thường.
+ Tuỳ yêu cầu kiểm tra bằng mắt hay kiểm tra cắt điện.
+ Các hạng mực kiểm tra không khác kiểm tra định kỳ.
+ Định kỳ tiến hành vệ sinh .
46. Thời gian quy định về đại tu 1 đường dây ?
Công tác sửa chữa đường dây chia ra 3 loại :
1. Sửa chữ thường xuyên.
2. Xử lý sự cố đường dây trong vận hành.
3. Sửa chữa lớn.
* Sửa chữa thường xuyên trên tuyến đường dây dựa theo Quy trình bảo dưỡng , sử chữa và kết quả kiểm tra đột xuất được lập thành kế hoạch.
* Sửa chữa Xử lý sự cố đường dây trong vận hành : Được thực hiện theo quy trình xử lý sự cố của điều độ vận hành và các biện pháp kỹ thuật đã lập. Việc thực hiện phải dựa theo tình huống , địa hình cụ thể, đảm bảo sao cho thời gian xử lý sự cố là ngắn nhất, an toàn và chất lượng.
* Sửa chữa lớn đường dây : Bao gồm đại tu định kỳ và trung tu đường dây .
- Chu kỳ đại tu đường dây là 6 năm, riêng đối với đường dây ven biển chu kỳ đại tu là 4 năm .
- Kỳ hạn này có thể thay đổi theo tình trạng cụ thể của đường dây, căn cứ kết quả kiểm tra, đo lường dự phòng và đã được phê duyệt.
- Đại tu định kỳ nhằm mực đích hồi phục trạng thái hoàn hảo của đường dây và đảm bảo vận hành tin cậy và kinh tế trong giai đoạn giữa các lần đại tu.
47. Khoảng cách an toàn từ đường dây 110kV đến các đường dây trung thế, hạ thế và thông tin ?
1.Khoảng cách nhỏ nhất giữa dây dẫn dường dây 110kV giao chéo với đường dây có điện áp thấp hơn quy định như sau :
+ Với chiều dài khoảng cột là 200m : - Là 3m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là từ 30m đến 70m .
- Là 4m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 100m.
+ Với chiều dài khoảng cột là 300m : - Là 3 m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là từ 30m đến 50m .
- Là 4m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 70m.
- Là 4,5m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 100m.
- Là 5m khi khoảng cách chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây là 120m.
2. Đối với đường dây thông tin : Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn của đường dây đến dây dânc của đường dây thông tin tại chố giao chéo trong chế độ làm việc bình thường không nhở hơn 3m đối với điện áp 110kV ; không nhỏ hơn 4m đối điện áp 220kV.
48. Sứ lệch bao nhiêu độ ( so với phương đứng ) thì phải kéo lại ?
49. Tiêu chuẩn vận hành cho phép độ nghiêng của xà ?
Phần thực hành .
48. Cách xác định phạm vi hành lang tại hiện trường ?
49. Liệt kê và nêu các dụng cụ thi công ?
50. Cách sử dụng dây da an toàn ?
51. Cách xử lý khi cột nghiêng ?
52. Trình tự trồng 1 cột bê tông bằng tó ?
53. Trình tự dựng một cột sắt ?
54. Trình tự lắp xà 110kV ( cột bê tông ) ?
55. Mô tả cách leo cột bê tông, cột sắt ?
56. Cách sơn cột sắt ?
57. Cách sửa chữa móng cột bê tông ?
58. Cách đắp chân cột sắt ?
59. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ néo chuỗi đơn ?
60. Trình tự thao tác để thay một chuỗi sứ néo chuỗi đôi ?
61. Trình tự thao tác để thay 1 chuỗi sứ đỡ ?
62. Cách buộc tời quay cáp ?
63. Cách đi cáp Puli đôi, đơn ?
64. Trình tự thu hồi dây dẫn và vây chống sét ?
65. Thao tác ra dây ( kiểm tra dây ) ?
66. Cách lấy độ võng của đường dây ?
67. Trình tự công tác thay dây ?
68. Trình tự công tác kéo dây mới ?
69. Trình tự sang dây cột mới ?
70. Cách dò tìm điểm sự cố đứt dây pha chạm đất ?
71. Trình tự ép nối 1 dây nhôm lõi thép ( dưới đất, trên cao ) ?
72. Cách cuốn tước dây 1 dây pha ?
73. Bố trí nhân lực, dụng cụ để thay một đoạn dây khi qua sông, qua đường ôtô ?
74. Cách thay tạ chống rung ?
75. Kỹ thuất lắp và tháo dây tiếp địa lưu động ? Tiêu chuẩn của tiếp địa lưu động ?
76. Dụng cụ và cách đo điện trở tiếp địa cột ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- boi_duong_vh_tram_va_duong_day_1672.doc