Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên

An toàn đối với ắc quy 1. Để chiếu sáng các phòng để ắc quy, phải sử dụng các đèn phòng nổ. Tất cả các công tắc, cầu chì, ổ cắm phải bố trí ngoài phòng để ắc quy. Nơi để ắc quy phải có biển báo “Cấm lửa”. Đối với loại ắc quy được chế tạo theo công nghệ mới thì biên soạn qui trình riêng theo qui định của nhà chế tạo. 2. Việc hàn trong buồng ắc quy phải tiến hành thật cẩn thận sau khi đã tiến hành các công việc sau: Phóng hết điện của bình. Hai giờ trước khi hàn, phải tiến hành thông gió. Trong khi hàn cũng phải liên tục thông gió. Chỗ hàn phải che chắn bằng các vật liệu không cháy Trước khi hàn, phải có người giám sát. 3. Khi làm việc với các bình ắc quy phải trang bị găng, ủng cách điện, tạp dề và kính. 4. Phải có không gian thích hợp xung quanh các tổ ắc quy nhằm đảm bảo an toàn trong kiểm tra, bảo dưỡng, đo thử và thay thế. 5. Ắc quy phải đặt trong rào chắn bảo vệ hoặc được đặt tại vị trí chỉ người được phép mới có thể đến gần. Rào chắn bảo vệ là phòng ắc quy; buồng điều khiển; hoặc lồng, tấm chắn để bảo vệ thiết bị bên trong và giảm khả năng tiếp xúc với các phần mang điện. 6. Khu vực đặt ắc quy phải được thông gió. Hệ thống thông gió phải ngăn ngừa sự tích tụ hyđrô dưới mức gây cháy nổ. 7. Các dụng cụ dùng để làm việc với ắc quy phải được bọc cách điện, không được phát ra tia lửa điện. 8. Phải lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn sau đây:Khi nối đất một cực của tổ ắc quy phải cẩn thận tránh điện áp nguy hiểm giữa cực không được nối đất và đất; Khi thao tác tránh làm ngắn mạch các điện cực hoặc cáp của ắc quy vì có thể tạo ra hồ quang điện nguy hiểm, gây bỏng và sốc điện cho những người ở gần; Phải hạn chế khí Hyđrô tạo ra trong khi nạp ắc quy để không gây ra cháy nổ và độc hại; Không được tiếp xúc trực tiếp với các cực hở của tổ ắc quy; Bảo quản các dây nối của tổ ắc quy phải sạch sẽ và bắt chặt để ngăn chặn quá nhiệt do điện trở tiếp xúc; Không sửa chữa các mối nối ắc quy khi đang có dòng điện vì có thể tạo hồ quang điện gây nguy hiểm cho con người; Phải có biển báo nguy hiểm về điện và các nguy hiểm khác của tổ ắc quy.

pdf42 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng làm việc của tim. Bảng 1.2 trình bày trị số dòng điện lớn nhất cho phép để không dẫn đến tình trạng tim ngừng đập. Bảng 1.2. Các giới hạn an toàn của trị số dòng điện xoay chiều qua người và thời gian tiếp xúc. Ing (mA) 10 60 90 110 160 250 350 500 Thời gian tiếp xúc (s) 30 10-30 3 2 1 0,4 0,2 0,1 1.2.3. Tần số dòng điện Khi tần số dòng điện (f) qua người tăng, Rng giảm do thành phần dung kháng giảm, Ing tăng. Tuy nhiên khi f tăng cao mức độ tai nạn sẽ giảm thấp hơn so với tần số công nghiệp (50-60 Hz). Thực vậy, khi tần số dòng điện tăng, quãng chạy của các ion rút ngắn, mức độ phá huỷ tế bào giảm đi. Ở tần số rất cao, các ion gần như đứng yên, tế bào hầu như không bị phá huỷ; nếu dòng điện đủ lớn thì sự đốt cháy trở nên nghiêm trọng. Các thí nghiệm sinh học trên động vật đã chứng tỏ rằng ở tần số điện công nghiệp mức độ phá huỷ các tế bào rất lớn và trị số của dòng điện nguy hiểm bé nhất là 10 mA. Dòng điện một chiều tương ứng với tần số dòng điện bằng không, ít nguy hiểm hơn so với dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp. Tuy nhiên khi điện áp càng lớn thì mức độ nguy hiểm điện giật của dòng điện một chiều càng tăng. Cụ thể là ở điện áp lớn hơn 450V thì mức độ nguy hiểm của nó có cùng mức độ nguy hiểm như dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp. Sự tương đương giữa mức độ nguy hiểm của điện áp một chiều và điện áp xoay chiều tần số công nghiệp được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Sự tương đương giữa mức độ nguy hiểm của điện áp một chiều và điện áp xoay chiều tần số công nghiệp. UAC (V) 120 108 42 UDC (V) 42 36 12 1.2.4. Thời gian dòng điện đi qua cơ thể người Thời gian dòng điện đi qua cơ thể người càng lâu, điện trở của người Rng càng giảm vì lớp da bị nóng dần lên và lớp sừng trên da có khả năng bị chọc thủng tăng dần. Do đó tác hại của dòng điện với cơ thể người càng tăng. Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn, tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp tim. Mỗi chu kỳ co giãn của tim kéo dài độ 1s, giữa trạng thái co và giãn có khoảng 0,1s tim ngưng hoạt động và ở trong khoảng thời gian này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó. Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1s thì có khả năng dòng điện qua tim trùng với khoảng thời gian nói trên. Thí nghiệm cho thấy rằng mặc dù dòng điện lớn, cỡ 10 mA, đi qua người mà không trùng với khoảng thời gian nghỉ của tim thì cũng không gây nguy hiểm gì. Ở các mạng cao áp 110 kV, 35 kV, 10 kV và 6 kV... tai nạn do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Với điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ tức thời. Kết quả là hồ quang điện bị dập tắt ngay hoặc chuyển qua bộ phận bên cạnh, dòng điện chỉ tồn tại trong khoảng 0,1-0,2s. Trong khoảng thời gian ngắn đó rất ít khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt. Tuy nhiên, không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện chạy qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng cường độ lớn, đốt cháy cơ thể nghiêm trọng và gây nguy hiểm chết người. Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ của cơ thể khi bị điện giật, buông tay, rơi xuống đất, cũng rất dễ gây nguy hiểm chết người. 1.2.5. Đường đi của dòng điện qua người Người ta đo tỉ lệ phần trăm dòng điện qua tim so với dòng điện tổng đi qua cơ thể người để đánh giá mức độ nguy hiểm của các đường đi của dòng điện qua người. Kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của đường đi của dòng điện qua người được cho trong bảng 1.4. Theo bảng 1.4 đường đi của dòng điện từ tay phải sang chân có tỉ lệ phần trăm dòng điện qua tim lớn nhất vì phần lớn các động mạch và tĩnh mạch qua tim theo trục dọc của cơ thể người. Bảng 1.4. Sự phụ thuộc của dòng điện qua tim vào đường đi của dòng điện. Đường đi của dòng điện Tỉ lệ phần trăm dòng điện qua tim tay → tay 3,3% chân → chân 0,4% tay phải → chân 6,7% tay trái → chân 3,7% Bài 2. Biện pháp kĩ thuật an toàn điện 2.1. Nguyên nhân bị điện giật Mục tiêu Nắm bắt được tất cả các tình huống có thể xảy ra dẫn đến tại nạn điện giật do dòng điện tản trong đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước; đặc biệt là trường hợp tiếp xúc ở mạng điện ba pha hạ thế. Trong đời sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày, chúng ta có thể chạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào vật mang điện áp. Tuỳ thuộc vào cấu trúc mạng điện, độ lớn điện áp và dòng điện, thời gian tiếp xúc, đường đi của dòng điện qua cơ thể người mà có thể gây nguy hiểm ở những mức độ khác nhau. Hình 2.1 trình bày một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn bị điện giật. Hình 2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn bị điện giật. Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm huỷ hoại bản năng làm việc của các cơ quan trong cơ thể người đó là làm ngưng thở, ngưng tim, hay do sự thay đổi các hiện tượng sinh hoá tự nhiên trong cơ thể người, thậm chí gây bỏng trầm trọng, làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh do tác dụng phân cực của dòng điện. 2.1.1. Dòng điện tản trong đất Nguyên nhân: - Dây pha bị đứt rơi xuống đất. - Thiết bị điện bị chạm vỏ khi vỏ thiết bị điện có nối đất. Khi đó dòng điện sự cố sẽ chạy từ vị trí chạm đất hoặc điện cực nối đất toả ra môi trường xung quanh để trở về nguồn và sẽ có phân bố điện thế trong và trên mặt đất. Vùng gần vị trí chạm đất hoặc vùng gần điện cực nối đất gradient điện thế trong và trên bề mặt đất lớn và do đó làm xuất hiện điện áp nguy hiểm trong vùng này. Phân bố điện áp tại vị trí chạm đất và điện cực nối đất được trình bày trong hình 2.2 và 2.3. Hình 2.2. Đường cong phân bố điện áp của các điểm trên mặt đất lúc có chạm đất. 100 32 8 1 10 20 Ux/U0 (%) x (m) 0 Hình 2.2. Đường cong phân bố điện áp của các điểm trên mặt đất lúc có chạm đất. 100 32 8 1 10 20 Ux/U0 (%) x (m) 0 2.1.2. Điện áp tiếp xúc Trong quá trình tiếp xúc với các thiết bị điện nếu có mạch điện khép kín qua người thì điện áp giáng lên người lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào các điện trở khác nhau mắc nối tiếp với thân người như điện trở của găng, ủng, thảm cách điện, nền nhà... Phần điện áp đặt lên cơ thể người khi tiếp xúc với thiết bị mang điện áp được gọi là điện áp tiếp xúc (Utx) và được minh hoạ trong hình 2.4. Đối với thiết bị điện có vỏ được nối đất thì điện áp tiếp xúc được tính theo công thức: chđtx UUU −= (2.1) Trong đó: Uđ - điện áp giáng trên vật nối đất Uch - điện áp giáng trên dây nối đất từ vị trí người tiếp xúc thiết bị điện đến vật nối đất. Như vậy, điện áp tiếp xúc phụ thuộc vào khoảng cách giữa vị trí người tiếp xúc thiết bị điện và vật nối đất. Một cách tổng quát điện áp tiếp xúc được viết lại như sau: đtx UU = (2.2) Hình 2.3. Phân bố điện áp tản trong đất và trên mặt đất. V0 VA U0 U A Rnđ U U U0 U A C B A N α ≤ 1 – hệ số tiếp xúc Trong thực tế điện áp tiếp xúc thường nhỏ hơn điện áp giáng trên vật nối đất. Để đảm bảo an toàn khi có người tiếp xúc, các máy biến áp có hệ thống nối đất an toàn (nối đất với phần vỏ kim loại của máy biến áp) và hệ thống nối đất làm việc (nối đất với điểm trung tính của máy biến áp) phải đặt cách xa nhau từ 25-50m tuỳ thuộc vào bản chất của đất. Giới hạn của Utx mà người có thể chịu đựng được phụ thuộc vào tình trạng tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, điện áp và cấu trúc của mạng điện. Điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Các giới hạn an toàn của điện áp tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Điện áp tiếp xúc (V) Thời gian tiếp xúc (s) VAC < 50V VDC < 120V 50 120 5 75 140 1 90 160 0,5 110 175 0,2 150 200 0,1 220 250 0,05 280 310 0,03 Utx 1 m Hình 2.4. Sơ đồ minh hoạ sự xuất hiện điện áp tiếp xúc (Utx). 2.1.3. Điện áp bước Điện áp bước xuất hiện khi người đi vào vùng có dòng điện tản trong đất làm cho thế của đất tăng lên và có trị số khác nhau tại các điểm không cùng nằm trên đường đẳng thế. Hình 2.5 minh hoạ sự hình thành điện áp bước. Điện áp đối với đất nơi trực tiếp bị chạm đất: đđđ rIU = (2.3) rđ - điện trở tản nơi chạm đất Điện áp của các điểm trên mặt đất đối với đất ở cách xa vị trí chạm đất hơn 20m có thể xem bằng 0. Điện áp bước được tính theo công thức: ax a x2 I UUU axxb +  =−= + (2.4) Trong đó: a - độ dài bước chân (0,4-0,8 m) x - khoảng cách từ nơi đứng đến nơi chạm đất Hình 2.5. Sơ đồ minh hoạ sự xuất hiện điện áp bước (Ub). C B A 1 m Ub x x + a 0 Ux+a Ux 2.1.4. Các trường hợp tiếp xúc lưới điện ba pha hạ áp Điện hạ áp qui ước là U < 1000V. Trong điều kiện bình thường nếu con người tiếp xúc trực tiếp với thiết bị có điện áp xoay chiều từ 50V trở lên là có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi tiếp xúc với lưới điện ba pha hạ áp, cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn sau đây. 2.1.4.1. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện 1. Phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác. 2. Nếu trên cột có nhiều đường dây điện áp khác nhau thì phải có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Khi tiến hành công việc, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc trạm biến áp nào để làm đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi thực hiện thủ tục cho phép làm việc (nếu làm việc theo phiếu công tác). 3. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35kV được thực hiện theo các điều kiện như sau: a) Nếu thay ty sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây trên những nhánh dây hạ áp đi vào các hộ phụ tải thì không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải tháo đầu dây đấu vào đường dây chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ. Công việc này phải có phiếu công tác và thực hiện đủ, đúng quy định an toàn khi làm việc trên cao; b) Nếu căng lại dây, thay dây trên đường dây chính dọc theo tuyến không đạt yêu cầu quy định thì phải cắt điện cả 2 đường dây và phải có Phiếu công tác; c) Đường dây cao áp đi ở trên đã được cắt điện nhưng phải đặt dây tiếp đất để đảm bảo an toàn; d) Nếu trên cột có đường dây thông tin đi chung thì khi trèo phải dùng bút thử điện kiểm tra đường dây thông tin có bị chạm cáp lực hay không và kiểm tra đường dây thông tin có bị hở, tróc vỏ không. Khi làm việc phải chú ý quan sát, tránh va chạm vào phần bị hở, tróc vỏ hoặc đứng cao hơn đường dây thông tin, nếu chạm người vào cột thì không được chạm vào dây thông tin. 4. Khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc trực tiếp với phần có điện hạ áp trong trạm điện phải thực hiện những quy định sau đây: a) Dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; b) Đi giày (ủng) cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện; c) Nếu người làm việc cách phần có điện dưới 30cm thì phải dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi ca, nylon hoặc bakelit để che, chắn. 5. Việc thay chì trên cột được tiến hành lúc trời khô ráo, không có giông, sấm sét và do hai người thực hiện. Nếu mưa nhỏ hạt, cho phép thay chì ở trên cột nhưng khi làm việc phải có găng tay cách điện và tấm nylon để che phần thiết bị mang điện, vị trí làm việc có chỗ đứng chắc chắn. Quần, áo người làm việc phải khô. 2.1.4.2. Biện pháp an toàn khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp 1. Dây dẫn lắp đặt ở trong nhà phải dùng những loại dây có bọc cách điện, không dùng dây trần để mắc ở trong nhà. 2. Được dùng dây trần để kéo dây trục chính ở trong những phân xưởng, nhà máy có khung nhà bằng sắt cao từ 5,0m trở lên, nhưng phải đi trên sứ hoặc puly cỡ (70x70mm) trở lên và buộc chắc chắn, có biển báo “Dừng lại! Nguy hiểm chết người!” treo ở gần đường dây đó. 3. Dây xuyên qua mái nhà bằng ngói, lá, nứa, tranh phải dùng dây cáp bọc vỏ chì, nhựa PVC. Dây đi xuyên qua tường hoặc đi ngầm trong tường phải đi trong ống cách điện (hoặc ống có cách điện), không nối dây trong lòng ống. 4. Không đặt chung trong một ống cả dây dẫn cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và dây dẫn cấp điện cho máy động lực. 5. Đường dây có điểm trung tính nối đất điện áp 380V, 380/220V thì giữa những vỏ chì của cáp, những hộp đấu dây, vỏ ngoài của thiết bị ngắt điện đều phải nối với nhau và nối đất bằng dây đồng có tiết diện bằng hoặc lớn hơn 2,50mm2. Dây nối đất của vỏ cáp phải quấn nhiều vòng rồi hàn lại. 6. Khi nối dây phải nối so le và có băng cách điện cuốn ở ngoài mối nối. Tuỳ theo công suất tiêu thụ của từng loại dụng cụ dùng điện (như quạt, bàn là, bếp điện, lò sưởi, đèn...) mà phải dùng cỡ dây đúng tiêu chuẩn. Cấm dùng dây có tiết diện nhỏ nối vào dụng cụ có công suất lớn, để gây ra sự cố, cháy dây, hoả hoạn. 7. Dao cách ly đóng, cắt điện phải đặt ở chỗ dễ thao tác, thuận tiện không đặt ở những nơi ẩm ướt... 8. Cầu chì hộp phải có nắp, dây chì phải lắp đúng tiêu chuẩn. Cấm dùng dây đồng hoặc bất cứ loại dây khác (dây nhôm, lá nhôm...) để thay cho dây chì. 9. Công suất tiêu thụ trong một căn nhà ở hoặc trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị phải phù hợp với tiết diện đường dây cung cấp điện của nơi đó. Dây chì bảo vệ phải đặt theo cấp chọn lọc, nghĩa là nếu có chạm chập thì dây chì nơi tiêu thụ phải đứt trước để đảm bảo an toàn cho đường dây. 10. Cấm dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ áp hoặc bóng đèn để xác định không còn điện. 11. Nếu trong khu vực có nhiều cấp điện hạ áp thì phải làm biển đề rõ đường dây cấp điện áp bao nhiêu tại các vị trí đóng, cắt và sử dụng. 12. Khi mắc đèn trang trí trong ngày lễ, hội... phải thực hiện những quy định sau: a) Những chỗ dây gọt cách điện để đấu đui đèn phải gọt ở vị trí so le, sau khi đấu phải bọc lại bằng băng cách điện; b) Dao cách ly tạm thời phải buộc cố định vào cột điện, thân cây v.v đặt cách mặt đất ít nhất 3,0m, có nắp đậy đề phòng trời mưa và treo biển báo an toàn; c) Trang trí trên những cây cao, cành phía trên mặt nước hoặc những nơi nguy hiểm phải dùng sào, gậy để đưa dây ra vị trí theo yêu cầu; d) Phải có người trực ở chỗ đặt dao cách ly. Dây chì ở dao cách ly phải tính toán phù hợp với công suất sử dụng; e) Công suất các bóng đèn phải phù hợp với tiết diện của dây dẫn để phòng, tránh cháy dây gây sự cố, hoả hoạn; f) Khi đấu vào đường dây chính phải chia đều công suất ra các pha, đồng thời liên hệ với đơn vị quản lý vận hành để biết khả năng cung cấp của máy biến áp và phải được đơn vị quản lý vận hành thoả thuận cho đấu vào lộ nào mới được tiến hành. 2.2. Các biện pháp kĩ thuật an toàn điện Mục tiêu Nắm bắt được các biện pháp kĩ thuật an toàn điện bao gồm nối đất bảo vệ, nối trung tính bảo vệ. Trong đó phải hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích cụ thể của từng biện pháp, từ đó đề xuất biện pháp kĩ thuật an toàn điện một cách hợp lí. 2.2.1. Nối đất an toàn Mục đích của việc nối đất là nhằm đảm bảo an toàn cho người khi tiếp xúc vào các bộ phận kim loại thiết bị máy móc có mang điện áp. Thực vậy khi cách điện bị hư hỏng các bộ phận làm bằng kim loại của thiết bị điện, hoặc các máy công tác khác trước kia không có điện, bây giờ có thể mang điện áp của mạng điện cung cấp. Khi tiếp xúc với chúng, con người có thể bị tổn thương do dòng điện chạy qua gây nên. Nối đất nhằm giảm điện áp đối với đất của các bộ phận kim loại thiết bị máy móc đến một giá trị an toàn đối với con người, gọi là nối đất an toàn hay nối đất bảo vệ. Như vậy nối đất là sự chủ động nối điện các bộ phận kim loại thiết bị máy móc với hệ thống nối đất. Ngoài chức năng bảo vệ an toàn, nối đất còn có chức năng xác định chế độ làm việc của thiết bị điện, gọi là nối đất làm việc, chẳng hạn như nối đất trung tính máy biến áp, máy phát điện, nối đất chống sét để chống quá điện áp, nối đất cột thu sét để chống sét đánh trực tiếp. Nối đất có nhiều chức năng như đã nói ở trên và người ta thường nối chúng lại thành một hệ thống nối đất. Nối đất riêng cho từng thiết bị máy móc là không hợp lí và rất nguy hiểm vì khi chạm đất xảy ra trên hai pha khác nhau sẽ tạo nên điện áp nguy hiểm giữa hai điểm chạm đất và được minh hoạ trong hình 2.6. Trong trường hợp này chỉ xuất hiện dòng điện bé không đủ tác động đến rơ le bảo vệ chạm đất làm việc. 2.2.2. Nối trung tính bảo vệ Nối trung tính bảo vệ là biện pháp nối các bộ phận không mang điện áp của thiết bị điện với dây trung tính, dây trung tính này phải được nối đất tại nhiều vị trí. Nối trung tính bảo vệ có thể được sử dụng thay cho biện pháp nối đất an toàn trong các mạng điện ba pha 4 dây điện áp thấp 380/220V và 220/110V nếu trung tính của các mạng điện này trực tiếp nối đất. Hình 2.6. Sơ đồ minh hoạ sự xuất hiện điện áp tiếp xúc nguy hiểm khi bị C B A Mục đích của biện pháp nối trung tính bảo vệ là do biện pháp nối đất an toàn nói trên không đảm bảo điều kiện an toàn đối với mạng điện U < 1000V có trung tính nối đất. Thực vậy, xét sơ đồ mạng điện U < 1000V có trung tính nối đất như minh hoạ trong hình 2.7. Khi thiết bị điện bị chạm vỏ, sẽ có dòng điện đi vào trong đất được xác định bởi công thức: 0đ đ rr U I + = (2.5) Trong đó: U - điện áp pha của mạng điện rđ - điện trở nối đất an toàn r0 - điện trở nối đất làm việc Đối với mạng điện U < 1000V, độ lớn dòng điện Iđ trong nhiều trường hợp có thể không đủ lớn để tác động thiết bị bảo vệ làm việc hoặc làm đứt cầu chì nhằm cắt điện nhanh tại vị trí bị chạm vỏ. Vì vậy cần phải tăng độ lớn dòng điện Iđ đến một trị số thích hợp để thiết bị bảo vệ có thể cắt điện nhanh vị trí bị sự cố thì mới đảm bảo an toàn. Biện pháp đơn giản nhất là dùng dây dẫn nối vỏ thiết bị với dây trung tính, biến sự chạm vỏ của thiết bị điện thành ngắn mạch một pha để thiết bị bảo vệ cắt điện nhanh vị trí bị hư hỏng như được minh hoạ trong hình 2.8. Hình 2.7. Mạng điện ba pha có trung tính nối đất. 1 2 3 U Iđ Iđ Rđ I0R0 IN Phạm vi ứng dụng: Nối trung tính bảo vệ được sử dụng cho mạng điện ba pha 4 dây có trung tính nối đất, U < 1000V; áp dụng cho mọi cơ sở sản xuất, không phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Với mạng điện ba pha 4 dây, U = 220/127V nối trung tính bảo vệ chỉ cần thiết cho các trường hợp sau đây: - Xưởng đặc biệt nguy hiểm về mặt an toàn. - Thiết bị điện đặt ngoài trời. - Các chi tiết kim loại mà người hay chạm đến như tay cầm, tay quay, vỏ động cơ điện có nối trực tiếp với máy phay, máy bào, máy tiện. Đối với các phòng làm việc, nhà ở có nền cao ráo thì ngay cả U = 380/220V cũng không cần cần thiết phải nối trung tính bảo vệ. 2.2.3. Điện áp an toàn Việc căn cứ vào trị số dòng điện gây nguy hiểm cho người làm giới hạn an toàn trong nhiều trường hợp không xác định được vì điện trở của người Rng phụ thuộc rất nhiều yếu tố như độ ẩm của da khi tiếp xúc, áp lực tiếp xúc, vị trí tiếp xúc, diện tích tiếp xúc. Do đó để giới hạn mức độ an toàn, trong tính toán thiết kế người ta thường sử dụng đại lượng điện áp cho phép Ucp theo tiêu chuẩn của từng Hình 2.8. Nối trung tính bảo vệ trong mạng điện ba pha có trung tính nối 1 2 3 U 0 IN IN IN r0 quốc gia. Nhự vậy, điện áp cho phép Ucp là mức điện áp mà con người khi tiếp xúc sẽ không bị nguy hiểm đến tính mạng. Tiêu chuẩn Ucp của một số quốc gia được trình bày trong bảng 2.2. Ở những nơi đặc biệt nguy hiểm như hầm mỏ, phòng đông lạnh, bể bơi, nhà tắm, phòng nha, phòng mổ... điện áp cho phép Ucp = 6V hoặc 12V. Bảng 2.2. Tiêu chuẩn về điện áp cho phép Ucp của một số quốc gia Tên quốc gia Tần số Ucp (V) Nơi khô ráo Nơi ẩm ướt Ba Lan, Thuỵ Sĩ, Đức, IEC AC DC 50 120 25 60 Hà Lan, Thuỵ Điển AC DC 24 50 12 25 Việt Nam, Nga AC DC 42 80 24 50 2.2.4. Độ cách điện an toàn Quá trình làm việc an toàn liên tục và đảm bảo của thiết bị điện, máy điện, khí cụ điện... trước tiên phụ thuộc vào trạng thái tốt xấu của điện trở cách điện. Người ta qui định tiêu chuẩn về giới hạn cho phép của điện trở cách điện; dưới giới hạn đó không được dùng và phải có biện pháp xử lí. Tiêu chuẩn cách điện đối với điện áp dưới 1000V phải thoả mãn yêu cầu: Rcđ ≥ 0,5 M (2.6) Đối với các khí cụ điện dùng trong sinh hoạt, yêu cầu điện trở cách điện của phần mang điện với vỏ kim loại không được bé hơn 1 M. Điện trở cách điện của cuộn dây trong các thiết bị đóng cắt điện áp thấp U < 1000V như công tắc tơ, khởi động từ... cần phải có giá trị lớn hơn 2 M. Trong thực tế điện trở cách điện của các thiết bị điện đặt trong nhà có giá trị lên đến 5 M. Điện trở cách điện của thanh dẫn, mạng điện một pha cần phải có giá trị lớn hơn 2 M. 2.3. Kiểm tra tình trạng nối đất an toàn các thiết bị tại phân xưởng Mục tiêu Nắm bắt được các nguyên tắc kiểm tra tình trạng nối đất an toàn các thiết bị tại phân xưởng, từ đó đề xuất trang bị sửa chữa kịp thời hệ thống an toàn điện. Điện trở nối đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thường tăng dần theo thời gian. Các mối nối, cách điện trong hệ thống điện cũng có thể bị hư hỏng sau thời gian sử dụng. Do vậy việc kiểm tra độ an toàn của các thiết bị sử dụng điện và hệ thống nối đất là cần thiết. a) Kiểm tra khi nghiệm thu được thực hiện theo 2 bước: + Kiểm tra trước khi lấp đất hay lấp kín các phần ngầm chôn trong đất hay trong kết cấu. + Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi hoàn thiện để đưa vào sử dụng. b) Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo thời gian quy định như sau: + Thiết bị điện bố trí ở những nơi nguy hiểm: 1năm/1lần. + Thiết bị điện bố trí ở những nơi đặc biệt nguy hiểm: 6 tháng/1lần. + Thiết bị điện bố trí ở những nơi ít nguy hiểm: 2 năm/1lần. c) Kiểm tra bất thường được thực hiện theo thời gian quy định như sau: + Khi có xảy ra tai nạn, sự cố có nguy cơ xảy ra tai nạn. + Sau khi sửa chữa trang bị nối đất, nối trung tính bảo vệ hoặc lắp đặt lại thiết bị. + Sau khi có lụt, bão, mưa lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng của trang bị nối đất, nối trung tính bảo vệ. Nội dung kiểm tra: a) Khi nghiệm thu: + Kiểm tra việc lắp đặt thực tế so với thiết kế. + Kiểm tra việc sử dụng vật liệu theo yêu cầu thiết kế. + Kiểm tra toàn bộ các mối hàn, mối nối, xem xét về độ bền cơ học, điện trở tiếp xúc. + Kiểm tra biện pháp chống ăn mòn và rỉ. + Kiểm tra việc bảo vệ mạch dẫn đi qua các khe lún, khe co giãn và chướng ngại khác. + Kiểm tra các biện pháp chống điện áp chạm và điện áp bước những nơi cần thiết. + Kiểm tra việc lấp đất, đo điện trở mạch pha - dây trung tính và đo điện trở nối đất. b) Định kỳ và bất thường: + Đo điện trở mạch pha - dây trung tính và đo điện trở nối đất. + Kiểm tra toàn bộ các trang bị nối đất và nối trung tính bảo vệ. + Kiểm tra các mối hàn, mối nối, các mặt tiếp xúc điện. + Kiểm tra tình trạng lớp mạ, mặt sơn chống ăn mòn, rỉ. + Kiểm tra phần ngầm và những chỗ nghi ngờ (đảo lên xem và đo đạc). + Kiểm tra các mạch dẫn đi qua các chướng ngại vật. + Kiểm tra tình trạng của đất. Bài 3. Các biện pháp chung về an toàn điện 3.1. Biện pháp tổ chức Mục tiêu Nắm bắt được các biện pháp tổ chức an toàn điện trong xí nghiệp bao gồm trách nhiệm của các xí nghiệp trong công tác an toàn điện và các yêu cầu về hồ sơ tài liệu, dụng cụ an toàn điện, tổ chức nhân sự. 3.1.1. Trách nhiệm của các xí nghiệp trong công tác an toàn điện 1. Đảm bảo về tình trạng các thiết bị điện và an toàn điện cho các cán bộ công nhân viên. Quản lý, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị điện theo đúng các điều khoản trong quy phạm. 2. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện (phổ biến huấn luyện và kiểm tra) quy phạm. Đảm bảo tất cả cán bộ, công nhân viên khi làm việc, tiếp xúc với những thiết bị điện đều phải qua kiểm tra về sự hiểu biết các điều khoản trong quy phạm và có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản đó trong phạm vi công tác của mình. 3. Phổ biến nội dung công tác quản lý an toàn điện tại các đơn vị gồm các công việc sau: ▪ Đảm bảo các thiết bị điện và mạng điện vận hành an toàn; ▪ Thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho thiết bị và an toàn cho con người khi tiếp xúc với điện; ▪ Đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn điện và sự cố về điện; ▪ Huấn luyện, kiểm tra về an toàn điện cho cán bộ công nhân viên. 4. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận hoặc cán bộ quản lý an toàn điện. Đảm bảo an toàn điện cho cán bộ công nhân viên và thiết bị điện thuộc phạm vi được phân công quản lý. Tuỳ theo mức độ và hậu quả, việc vi phạm các điều khoản trong quy phạm này sẽ bị xử lý bằng phạt hành chính, kỷ luật hay pháp luật hiện hành. 3.1.2. Yêu cầu về kiểm tra, nghiệm thu khi xây lắp và sửa chữa điện 1. Mỗi loại thiết bị và công trình điện trong xây dựng và sửa chữa đều phải tổ chức nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn và nghiệm thu tổng thể theo yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và yêu cầu của thiết kế. 2. Trong quá trình vận hành thiết bị điện, mạng điện. Định kỳ 3 tháng 1 lần, đơn vị sử dụng điện phải tiến hành tự kiểm tra việc sử dụng các thiết bị điện, tình trạng các thiết bị đó và các vấn đề có liên quan đến an toàn điện. 3. Ngoài việc kiểm tra định kỳ, cần tiến hành kiểm tra đột xuất tuỳ theo nhiệm vụ công tác, trước mùa mưa bão hay trước nguy cơ có thể xảy ra tai nạn, sự cố về điện. 4. Nội dung kiểm tra, thời hạn kiểm tra về an toàn điện phải được đưa vào nội dung tự kiểm tra định kỳ của các bộ phận chức năng theo hướng dẫn của giám đốc. 5. Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu phải được lưu giữ bảo quản sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quản lý, vận hành. 3.1.3. Yêu cầu về hồ sơ tài liệu 1. Đơn vị sử dụng điện cần phải có các hồ sơ, tài liệu sau: - Sơ đồ mạng điện chung cung cấp điện trong đơn vị từ nguồn đến các thiết bị và các nơi có sử dụng điện; - Lý lịch từng thiết bị điện, trong đó có ghi số hiệu nhà chế tạo, nơi chế tạo, số liệu và đặc tính kỹ thuật, số liệu thử nghiệm các quá trình thay đổi, sửa chữa, biên bản kiểm tra; - Nội quy an toàn điện của đơn vị; - Quy trình vận hành của từng loại thiết bị theo thuyết minh sử dụng, có phương án xử lý sự cố. 2. Trong khi cải tạo, sửa chữa làm thêm mới, phải ghi ngay mọi sự thay đổi vào sơ đồ mạng điện hay lý lịch thiết bị và phải nêu nguyên nhân và người cho phép thay đổi. 3. Nội quy sử dụng an toàn thiết bị điện phải được cán bộ phụ trách đơn vị ban hành, bao gồm các nội dung sau: - Quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ và nhiệm vụ của công nhân vận hành sử dụng; - Trình tự khởi động và ngừng thiết bị; - Thể thức vận hành sử dụng trong thời gian làm việc bình thường và các biện pháp xử lý sự cố; - Biện pháp đề phòng tai nạn điện và phòng cháy chữa cháy. 4. Quy trình vận hành an toàn thiết bị điện cần phải được viết rõ ràng dễ đọc, để ở nơi dễ thấy để nhắc nhở công nhân viên thực hiện. 3.1.4. Yêu cầu về dụng cụ làm việc và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ dụng cụ làm việc, phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và phù hợp với công việc giao cho người lao động. 2. Công nhân, cán bộ kỹ thuật làm việc ở các thiết bị điện đã được cắt điện toàn bộ, cắt điện một phần hay không cắt điện phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo vệ cá nhân và dụng cụ an toàn cần thiết được quy định cho từng công việc cụ thể. 3. Các dụng cụ làm việc, phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu về sức bền và về độ cách điện như: dây an toàn, mũ cách điện và mũ an toàn công nghiệp, kìm cách điện, ủng cách điện, bao tay cách điện, ghế hoặc thảm cách điện phải được kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần theo tiêu chuẩn Việt Nam và được ghi vào hồ sơ tình trạng của các phương tiện bảo vệ. 4. Người sử dụng lao động chỉ được phép cấp phát cho người lao động các loại trang thiết bị bảo vệ cá nhân và trang bị dụng cụ an toàn đã được kiểm tra đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn và đã được dán nhãn, đánh dấu theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc của nhà quản lý. 5. Phải sử dụng các phương tiện bảo vệ đúng với phạm vi sử dụng và mục đích của các phương tiện đó. Cấm dùng các phương tiện bảo vệ vào các mục đích sinh hoạt khác. 3.1.5. Yêu cầu về nhân sự 1. Chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của cơ quan quản lý nhân sự hoặc của Bộ y tế và đã qua đào tạo kỹ thuật an toàn điện mới được phép làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị có điện áp. 2. Người sử dụng lao động phải có văn bản giao nhiệm vụ đối với người quản lý kỹ thuật điện của đơn vị và cấp thẻ an toàn cho người lao động làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị mang điện. 3. Định kỳ ít nhất mỗi năm một lần người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện lại và bổ sung kiến thức về kỹ thuật an toàn điện cho cán bộ quản lý và người lao động làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị có điện áp. Người lao động làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị có điện áp phải thành thạo về phương pháp cấp cứu người bị điện giật. 4. Định kỳ hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động làm các công việc liên quan đến điện. Người lao động làm nhiệm vụ xây lắp, sửa chữa liên quan đến điện trong điều kiện khó khăn (ví dụ: trong các đường hầm nhỏ hẹp, cột cao) còn phải được kiểm tra tim mạch, huyết áp trước mỗi đợt công tác. 3.1.6. Yêu cầu an toàn khi làm việc 1. Người sử dụng lao động phải bố trí ít nhất 2 người cùng làm các công việc sau: - Vận hành máy phát điện, trạm phân phối điện; - Tháo lắp, sửa chữa thiết bị điện trên mạng điện, trên các máy công tác; - Tháo lắp dây điện và phụ kiện đường dây dẫn điện trên cao (trên cột hoặc trong đường hầm cáp, cáp ngầm trên tường). 2. Người lao động làm các công việc liên quan đến xây lắp, sửa chữa, vận hành thiết bị điện, mạng điện có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình thao tác, nội quy làm việc, sử dụng bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ làm việc, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho bản thân và cho những người cùng làm việc. 3. Khi trời có dông, sét cấm làm mọi công việc ở đường dây điện trên không, ở các đầu vào và các thiết bị đóng cắt đấu trực tiếp với đường dây điện trên không. 4. Cắt điện làm việc phải được thực hiện từ mọi phía với phần mang điện bằng các thiết bị đóng cắt hoặc bằng cách tháo cầu chảy và treo biển báo “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”. 5. Khi làm việc trên các đường dây song song với đường dây có điện áp trên 1000V phải đảm bảo khoảng cách giữa người làm việc với đường điện như sau: - 0,7m đối với điện áp từ 1kV đến 15 kV; - 1,0m đối với điện áp đến 35 kV; - 1,5m đối với điện áp đến 110 kV; - 2,5m đối với điện áp đến 220 kV; - 4,5m đối với điện áp đến 500 kV. Khi làm việc với các đường dây giao chéo với đường dây có điện áp trên 1000V thì phải thông báo và thống nhất các biện pháp bảo đảm an toàn đối với cơ quản quản lý đường dây cao áp. 6. Tuỳ theo môi trường và chức năng của máy, thiết bị, công trình điện mà phải thực hiện một hay nhiều biện pháp đảm bảo an toàn sau: - Dùng loại cách điện thích hợp, trường hợp đặc biệt dùng loại cách điện tăng cường; - Bố trí cự ly thích hợp đến phần mang điện hoặc bọc kín phần mang điện; - Làm rào chắn; - Dùng khoá liên động cho khí cụ điện hoặc rào chắn để ngăn ngừa thao tác nhầm; - Cắt tự động một cách nhanh chóng và tin cậy những phần dẫn điện, thiết bị điện bị chạm chập, hư hỏng; - Nối đất hoặc nối trung tính bảo vệ vỏ của thiết bị điện hoặc bộ phận kim loại có thể bị chạm vỏ; - San bằng điện thế; dùng biến áp cách ly hoặc dùng điện áp an toàn; - Dùng hệ thống tín hiệu, báo hiệu, biển cấm. 7. Người bị tai nạn điện giật phải được sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Mọi sự cố và tai nạn về điện phải được khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo. Đồng thời phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố, tránh tai nạn tái diễn. 3.2. Cách đặt tiếp đất di động Mục tiêu Nắm bắt được các yêu cầu về đặt tiếp đất di động và các nguyên tắc kĩ thuật trong việc lắp đặt và tháo tiếp đất di động. 3.2.1. Khái quát Các trạm phát điện di động phải có trang bị nối đất. Đối với thiết bị di động nhận điện từ nguồn điện cố định hoặc từ trạm phát điện di động phải nối vỏ của thiết bị đó tới trang bị nối đất của nguồn cung cấp điện. Trong lưới điện có trung tính cách li nên bố trí trang bị nối đất cho thiết bị điện di động ngay bên cạnh thiết bị. Trị số điện trở nối đất của thiết bị điện không được lớn hơn 4. Nên ưu tiên các vật nối đất tự nhiên ở gần đó. Nếu việc nối đất cho thiết bị điện di động không thể thực hiện được hoặc không đáp ứng được yêu cầu thì phải thay thế việc nối đất bằng việc cắt bảo vệ để cắt điện áp đưa vào thiết bị khi bị chạm đất. Không yêu cầu nối đất cho thiết bị điện di động trong các trường hợp sau đây: - Nếu thiết bị điện di động có một máy phát điện riêng (không cấp điện cho các thiết bị khác) đặt trực tiếp ngay trên máy đó và trên một bệ kim loại chung. - Nếu các thiết bị điện di động (với số lượng không lớn hơn 2) nhận điện từ trạm phát điện di động riêng (không cung cấp điện cho các thiết bị khác) với khoảng cách từ thiết bị di động đến trạm phát điện không quá 50m và vỏ của các thiết bị di động được nối với vỏ của nguồn phát điện bằng dây dẫn. Dây nối đất, dây trung tính bảo vệ và dây nối vỏ của thiết bị phải là dây đồng mềm có tiết diện bằng tiết diện dây pha và nên ở cùng trong một vỏ với các dây pha. Trong lưới điện có trung tính cách li, cho phép đặt dây nối đất và dây nối vỏ riêng biệt với dây pha. Trong trường hợp này tiết diện của chúng không được nhỏ hơn 2,5mm2. Để làm dây nối vỏ của nguồn cấp điện với vỏ của thiết bị di động, có thể sử dụng: - Lõi thứ 5 của dây cáp trong lưới điện ba pha có trung tính làm việc. - Lõi thứ 4 của dây cáp trong lưới điện ba pha không có dây trung tính làm việc. - Lõi thứ 3 của dây cáp trong lưới điện một pha. 3.2.2. Nguyên tắc lắp đặt và tháo tiếp đất di động - Dụng cụ tiếp đất di động được trình bày trong hình 3.1. - Lắp đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một người phải có trình độ an toàn ít nhất bậc IV, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất bậc III. - Khi lắp đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào cách điện để lắp vào đường dây. Khi tháo tiếp đất phải làm ngược lại. - Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bu lông. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất. Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc khó bắt bu lông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất. 3.3. Qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận mang điện áp Mục tiêu Nắm bắt được các qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận có mang điện áp bao gồm làm rào chắn, treo biển báo và các qui định an toàn cụ thể đối với từng trường hợp tiếp xúc. 3.3.1. Làm rào chắn 1. Rào chắn tạm thời để ngăn cách phần thiết bị có điện với nơi làm việc phải làm bằng vật liệu khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa, tấm vật liệu cách điện... Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến phần có điện phải tuân theo quy định. 2. Trường hợp đặc biệt, ở thiết bị điện cấp điện áp đến 15kV, rào chắn tạm thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện. Rào chắn như vậy phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng cụ an toàn dùng ở thiết bị điện. Khi làm rào chắn loại này phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát của người có bậc 5 an toàn điện. 3. Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc dễ dàng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. 3.3.2. Treo biển báo, tín hiệu Hình 3.1. Dụng cụ tiếp đất di động: a) Dây tiếp đất; b) Sào cách điện và a) b) 1. Ở bộ phận truyền động của máy cắt, dao cách ly mà từ đó đóng điện đến nơi làm việc, treo biển “Cấm” theo quy định. 2. Trên rào chắn tạm thời phải treo biển báo: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Trường hợp đặc biệt phải treo thêm tín hiệu cảnh báo khác. 3. Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa và các lối đi người làm việc không được đi qua thì phải dùng rào chắn tạm thời ngăn lại và treo biển báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Tại nơi làm việc, sau khi làm tiếp đất treo biển báo “Làm việc tại đây!”. 4. Trong thời gian làm việc cấm di chuyển hoặc tháo các rào chắn tạm thời và biển báo, tín hiệu. 3.3.3. An toàn đối với thiết bị phân phối điện và điều khiển 1. Tất cả các thiết bị phân phối điện và điều khiển bao gồm các tủ phân phối điện, bảng điều khiển, các khí cụ điện... đều phải có các thông số định mức thoả mãn các chế độ làm việc đúng tải định mức, quá tải cũng như khi ngắn mạch hay quá áp. 2. Tất cả các phần kim loại của thiết bị phân phối, bảng điện, tủ điện cần phải được sơn chống rỉ. 3. Các thanh cái của thiết bị phân phối điện phải sơn màu như sau: Pha A - màu vàng. Pha B - màu xanh lá cây. Pha C - màu đỏ. 4. Tại các phòng đặt thiết bị phân phối và điều khiển, phải được chiếu sáng, thông gió đầy đủ theo tiêu chuẩn. Phải có đèn chiếu sáng sự cố mất điện. 5. Các thiết bị phân phối điện phải bảo đảm an toàn khi vận hành, không đánh lửa tạo hồ quang điện gây nguy hiểm cho công nhân, làm cháy các vật xung quanh, gây chập mạch các pha hay chập mạch với đất. 6. Các cầu dao điện phải lắp đặt sao cho không thể tự đóng mạch dưới tác dụng của trọng lượng cán điều khiển. Nguồn điện cấp đến bao giờ cũng phải lắp vào phía trên cầu dao còn dây chảy phải nằm ở phía dưới cầu dao. Cấm dùng cầu dao không có bộ phận bao che. 7. Ổ cắm điện và phích lấy điện phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Đồng bộ với nhau về điện thế và công suất. - Đồng bộ với nhau về số cực (hoặc số pha). Phải lắp cầu chì bảo vệ trước ổ cắm phù hợp vói tải cắm vào ổ. Cần ghi rõ mức điện áp sử dụng bên cạnh (hoặc trên) các ổ cắm điện. 3.3.4. An toàn đối với các thiết bị điện chiếu sáng 1. Tại các đường dây phân nhánh của mạng điện chiếu sáng vào các dãy nhà, tầng nhà, khu nhà, phải có cầu dao phân đoạn hay cầu chì ngắt điện. 2. Mỗi đèn chiếu sáng phải có đui đèn, cầu chì, công tắc mắc vào dây pha của mạng điện. 3. Chiếu sáng tạm thời tại các vị trí ẩm ướt và/hoặc nguy hiểm phải quy định mức điện áp tối đa là 12V hoặc phải có biện pháp chống nổ. Đèn chiếu sáng tạm thời phải có bảo vệ trên bóng. Bóng đèn bị cháy hoặc vỡ phải được thay ngay lập tức. Không được tháo bóng vỡ khi chưa ngắt mạch điện 4. Ở những nơi ít nguy hiểm về điện, cho phép dùng điện áp 220V cho các đèn chiếu sáng lắp cố định. 5. Ở những nơi nhiều nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm về điện khi lắp thấp dưới 2,5m so với nền nhà, phải có biện pháp bảo vệ để người không thể chạm vào đèn hoặc dùng đèn với nguồn điện áp an toàn. 6. Điện áp cung cấp cho các loại đèn lắp đặt cố định là: - Ở những nơi ít nguy hiểm về điện: đến 220V. - Ở những nơi nhiều nguy hiểm về điện và đặc biệt nguy hiểm về điện: 36V 7. Đèn chiếu sáng sự cố phải được cấp bằng nguồn điện độc lập. 8. Không được dùng điện áp trên 36V cho các đèn di động, đèn chiếu sáng trên các máy công cụ. Đèn chiếu sáng di động yêu cầu điện thế dưới 36V phải dùng máy biến thế có các cuộn dây thứ cấp và sơ cấp riêng biệt, vỏ kim loại của máy biến thế phải nối đất. Cấm dùng biến áp tự ngẫu để cung cấp điện hạ thế cho các đèn di động. 9. Khi nối các đèn chiếu sáng di động cầm tay với điện thế 12V hay 36V và nối các máy biến thế hạ thế di động vào mạng 110V hay 220V phải dùng dây mềm có vỏ bọc cách điện. Dây dẫn từ ổ cắm điện đến biến thế không được dài quá 3m. 10. Cấm thay bóng đèn không đúng với công suất của thiết bị chiếu sáng. Trong mọi trường hợp phải dùng dây chảy đúng với tiêu chuẩn về cường độ dòng điện. Cần dự trữ một số bóng đèn, dây chảy các cỡ để dùng cho việc thay thế, nhất là các trạm biến thế, buồng ắc quy, tổ máy phát điện, nơi để xăng dầu hoá chất dễ cháy. 11. Cần phải làm vệ sinh, lau sạch bụi cho đèn hoặc chụp đèn tuỳ theo mức độ bụi ở khu vực sử dụng. - Ở nơi nhiều bụi: 1 tuần 1 lần. - Ở nơi ít bụi: 1 tháng 1 lần. - Ngoài trời: 1 năm 1 lần. 12. Khi lắp bóng đèn, lau đèn hay thay dây chì, sửa chữa dây điện đèn, phải cắt điện bằng công tắc, cầu chì hay cầu dao. Có thể thực hiện những công việc này không cần phải cắt điện với điều kiện phải thực hiện các đầy đủ các biện pháp an toàn. 3.3.5. An toàn đối với đường dây, cáp điện 1. Đường dây hạ áp phải đảm bảo các điều kiện sau: - Khoảng cách của đường dây dẫn điện trên không ở chỗ võng xuống thấp nhất so với mặt đất: Nơi có đông người qua lại không nhỏ hơn 6m đối với dây trần và 5m đối với dây bọc. Nơi ít người qua lại không nhỏ hơn 5m đối với dây trần và 4,5m đối với dây bọc. Chỗ nhánh rẽ đi vào các đài, trạm nhà xưởng không được nhỏ hơn đối 4,0m với dây trần và 3,5m đối với dây bọc. - Đi qua cây xanh, khoảng cách từ dây dưới cùng đến cây không nhỏ hơn 1,0m đối với dây trần và 0,5m đối với dây bọc. Khoảng cách ngang từ dây gần nhất đến cây không nhỏ hơn 1,0m đối với dây trần và 0,3m đối với dây bọc. - Khoảng cách ngang từ dây dẫn điện gần nhất đến cửa sổ, ban công của các nhà không được nhỏ hơn 1,5m đối với dây trần và 1,0m đối với dây bọc. - Cấm kéo đường dây trần dẫn điện trên không ở trên mái nhà. Khi cần thiết phải bảo đảm khoảng cách giữa đường dây với mái nhà không nhỏ hơn 2,5m. - Đường dây điện khi vượt qua hồ ao phải cách mặt nước 2,5m khi mực nước cao nhất. - Đường dây điện trần khi chạy song song với đường ô tô trong xí nghiệp phải có khoảng cách từ chân cột đến mép đường không được nhỏ hơn 1,5m. - Khi nối dây dẫn đường trục chính phải dùng khoá nối riêng hoặc hàn nối. Đối với các nhánh rẽ, cho phép xoắn để nối nhưng phải bảo đảm có độ bền an toàn. - Khi hàn dây dẫn 1 sợi, cấm hàn tiếp giáp, chỗ nối phải có độ bền cơ học không dưới 90% độ bền giới hạn của dây dẫn. Không được phép nối dây dẫn ở trong khoảng cột giao chéo với các công trình khác. - Đường dây dẫn điện trong nhà sản xuất nơi đặt các thiết bị BCVT, thiết bị chiếu sáng phải dùng dây có bọc cách điện. Cho phép dùng dây trần, thanh dẫn trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất. - Nếu dùng dây không có bọc cách điện thì phải thỏa mãn các điều kiện : a) Dây trần phải cách vật dễ cháy ít nhất là 1m. b) Khoảng cách từ dây trần đến bất cứ điểm nào của thiết bị trong khu vực đó không được nhỏ hơn 3m. c) Nếu ở lối đi lại thì phải có rào ngăn. Nếu rào ngăn bằng kim loại thì phải được nối đất bảo vệ với điện trở không được lớn hơn 10. - Chỉ tiêu kỹ thuật của đường dây dẫn điện trên không, điện thế đến 1000V phải tuân thủ TCVN 5064:1994 “Dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không” và TCVN 5844:1994 “Cáp điện lực điện áp đến 35kV. Yêu cầu kỹ thuật chung” - Khi kiểm tra đường dây trên không, phải chú ý: a) Dây có bị đứt hay bị cháy không? Độ võng của dây có lớn quá không? b) Sứ có bị lỏng, nứt không? c) Cột có bị nghiêng ngả, không vững chắc không? Chân cột có chắc chắn không? d) Dọc theo tuyến đường dây có sạch sẽ không? Cành cây có thể rơi vào đường dây không? Phía dưới đường dây có công trình, vật thể gì trái với quy định không? - Khi dây bị đứt, phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn người đến gần dây dẫn đó. Cấm đến gần dây dẫn bị đứt: đối với dây dẫn điện áp dưới 1000V, phải đứng xa 5m, khi trời mưa, nếu trên mặt đất có độ ẩm cao hay có đọng nước, cần phải đứng xa hơn. 2. Hệ thống cáp dẫn điện trong trạm phát điện, trạm biến thế phải đảm bảo các quy định về an toàn sau đây: Cáp đặt trực tiếp dưới đất, trong rãnh cáp, hầm cáp phải là loại cáp có vỏ bọc cách điện và vỏ kim loại, có lớp bảo vệ bằng gai tẩm nhựa hoặc bằng cao su cách điện. Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên giá đỡ trong hầm cáp hoặc rãnh cáp. Cáp đi theo tường nhà, treo trên các cột hay các giá đỡ khác phải bảo đảm độ cách điện quy định, không bị hở điện, chỗ nối cáp phải bọc cách điện tốt. Cáp dẫn điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được bảo vệ bằng vật liệu cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ. Việc sử dụng cáp phải đúng theo dòng điện tải và mức sụt áp lớn nhất cho phép. Khi trên các đường cáp bị nóng nhiều hơn bình thường, phải kiểm tra, tìm nguyên nhân hay giảm bớt dòng tải của đường cáp. Hầm cáp, gian đặt cáp phải có đèn chiếu sáng sự cố và phải đảm bảo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ. Hầm cáp, rãnh cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, được bảo quản sạch sẽ, khô ráo. Phải thường xuyên làm vệ sinh hầm rãnh cáp, không được để đọng nước ẩm ướt, dầu, tạp vật tích tụ. Vỏ kim loại bọc cáp phải được nối đất. Dây nối đất phải có đường kính lớn hơn 4 mm. Chỉ được làm việc ở trên đường cáp khi cáp đã được cắt điện, nối đất vỏ cáp về phía nguồn và đã phóng hết điện tích ở vỏ kim loại của cáp. 3.3.6. An toàn đối với máy phát điện 1. Mạng điện cung cấp phải đảm bảo đúng với sơ đồ đã quy định về chế độ trung tính, có hay không có dây trung tính, trung tính cách ly với đất hay trung tính nối đất. Nếu mạng điện không có dây trung tính, phải đảm bảo độ cách điện của vỏ bọc dây dẫn ít nhất là 0,5 M. Nếu mạng điện có trung tính nối đất, phải đảm bảo điện trở nối đất không lớn hơn 4. Phải thường xuyên kiểm tra độ cách điện của vỏ bọc dây dẫn và điện trở nối đất của trung tính một năm một lần vào mùa khô. 2. Đối với các máy phát điện di động hoặc đặt trên các xe thông tin có cọc tiếp đất, phải đóng cọc xuống đất khi máy làm việc. Độ sâu của cọc đóng xuống đất phải theo đúng quy định của thuyết minh sử dụng. 3. Phải luôn đảm bảo đầy đủ số lượng và độ chính xác của đồng hồ đo và các thiết bị bảo vệ tổ máy phát điện của nơi chế tạo đã lắp. Các đồng hồ đều phải ghi vạch đỏ chỉ giới hạn tối đa cho phép. 4. Cấm áp dụng các biện pháp để khống chế các rơle, các bộ phận tự động hạn chế phụ tải, giới hạn vòng quay, hạn chế điện áp công suất...của tổ máy phát điện. 5. Việc thao tác trên các tủ phân phối, bảng điều khiển, các cầu dao phải theo đúng trình tự đã được quy trình vận hành quy định. 6. Ở nơi có nhiều nguồn điện (điện lưới công nghiệp, điện của nhiều tổ máy phát điện độc lập), phải có bảng chuyển đổi nguồn, bảo đảm chắc chắn không thể xảy ra sự cố khi chuyển đổi nguồn điện, có ghi rõ tên nguồn điện và phụ tải được cung cấp. 7. Phải có các biện pháp cần thiết và nghiêm ngặt để không thể đóng điện nhầm hoặc đóng cùng một lúc hai nguồn điện khác nhau lên mạng điện. Việc hoà điện phải tiến hành theo những quy định riêng của đơn vị sử dụng tuỳ theo thiết bị hoà điện và nguồn điện. 8. Mọi việc sửa chữa, điều chỉnh phải tiến hành khi hoàn toàn không có điện thế trên máy phát điện. Khi cần phải điều chỉnh lúc tổ máy phát điện đang làm việc, phải có những quy định riêng của đơn vị sử dụng tuỳ theo từng loại máy để bảo đảm an toàn. 9. Cấm sử dụng: Các dây cáp có vỏ bị nứt, bị gãy, bị xước, bị hở điện Các cầu dao không có bao che. Các dây chảy không đúng quy định. 10. Tại chỗ để máy phát điện phải có bình cứu hoả, có phương tiện cứu hoả và biển báo cấm lửa. Các máy phát điện di động đặt trên xe thông tin nhất thiết phải có bình cứu hoả được kiểm tra định kỳ. Cấm dùng nước để chữa cháy xăng hay điện. 11. Phòng đặt máy phát điện phải khô ráo, đủ ánh sáng, lối đi lại phải đủ để đi lại dễ dàng không chạm vào các thiết bị, cửa phải mở ra ngoài, có đèn chiếu sáng sự cố khi mất điện, không được để xăng dầu. 3.3.7. An toàn đối với ắc quy 1. Để chiếu sáng các phòng để ắc quy, phải sử dụng các đèn phòng nổ. Tất cả các công tắc, cầu chì, ổ cắm phải bố trí ngoài phòng để ắc quy. Nơi để ắc quy phải có biển báo “Cấm lửa”. Đối với loại ắc quy được chế tạo theo công nghệ mới thì biên soạn qui trình riêng theo qui định của nhà chế tạo. 2. Việc hàn trong buồng ắc quy phải tiến hành thật cẩn thận sau khi đã tiến hành các công việc sau: Phóng hết điện của bình. Hai giờ trước khi hàn, phải tiến hành thông gió. Trong khi hàn cũng phải liên tục thông gió. Chỗ hàn phải che chắn bằng các vật liệu không cháy Trước khi hàn, phải có người giám sát. 3. Khi làm việc với các bình ắc quy phải trang bị găng, ủng cách điện, tạp dề và kính. 4. Phải có không gian thích hợp xung quanh các tổ ắc quy nhằm đảm bảo an toàn trong kiểm tra, bảo dưỡng, đo thử và thay thế. 5. Ắc quy phải đặt trong rào chắn bảo vệ hoặc được đặt tại vị trí chỉ người được phép mới có thể đến gần. Rào chắn bảo vệ là phòng ắc quy; buồng điều khiển; hoặc lồng, tấm chắn để bảo vệ thiết bị bên trong và giảm khả năng tiếp xúc với các phần mang điện. 6. Khu vực đặt ắc quy phải được thông gió. Hệ thống thông gió phải ngăn ngừa sự tích tụ hyđrô dưới mức gây cháy nổ. 7. Các dụng cụ dùng để làm việc với ắc quy phải được bọc cách điện, không được phát ra tia lửa điện. 8. Phải lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn sau đây: Khi nối đất một cực của tổ ắc quy phải cẩn thận tránh điện áp nguy hiểm giữa cực không được nối đất và đất; Khi thao tác tránh làm ngắn mạch các điện cực hoặc cáp của ắc quy vì có thể tạo ra hồ quang điện nguy hiểm, gây bỏng và sốc điện cho những người ở gần; Phải hạn chế khí Hyđrô tạo ra trong khi nạp ắc quy để không gây ra cháy nổ và độc hại; Không được tiếp xúc trực tiếp với các cực hở của tổ ắc quy; Bảo quản các dây nối của tổ ắc quy phải sạch sẽ và bắt chặt để ngăn chặn quá nhiệt do điện trở tiếp xúc; Không sửa chữa các mối nối ắc quy khi đang có dòng điện vì có thể tạo hồ quang điện gây nguy hiểm cho con người; Phải có biển báo nguy hiểm về điện và các nguy hiểm khác của tổ ắc quy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_le_thi_nhu_quyen.pdf
  • pdfan_toan_lao_dong_p2_0419 (1)_2418046.pdf
Tài liệu liên quan