MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục 3
4
5
Phần thứ nhất
Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá
I. Một số khái niệm về kiểm tra đánh giá
1. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
8
9
11
II. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá 12
1. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá
14
16
Phần thứ hai
Thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra định kì
I. Thiết kế ma trận đề kiểm tra
1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra
2. Khung ma trận đề kiểm tra
3. Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 11 THPT
25
29
30
II. Biên soạn đề kiểm tra
1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận 36
2. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm 37
3. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
4. Ví dụ biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đã thiết kế 38
39
III. Một số đề kiểm tra có ma trận kèm theo
1. Đề kiểm tra 1 tiết chương 5 + 6 Hoá học 10 THPT
2. Đề kiểm tra học kì và cuối năm 46
62
Phần thứ ba
Xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập
1. Một số yêu cầu
2. Các bước tiến hành
3. Ví dụ minh hoạ
4. Thư viện câu hỏi học kì II lớp 12 THPT 83
85
86
90
Phần thứ tư
Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương
1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)
3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát (trước và sau đợt bồi dưỡng)
119
120
Tài liệu tham khảo 121
120 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn hóa học cấp trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT đã và đang tổ chức biên tập, thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng.
Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.
2. Về số lượng câu hỏi
Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.
Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.
Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.
Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.
Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT.
Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.
3. Yêu cầu về câu hỏi
Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất .
Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học.
Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.
Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
4. Định dạng văn bản
Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học
Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.
Ví dụ minh họa:
HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VÀ SỐ CÂU HỎI TƯƠNG ỨNG
Chương 6 lớp 12: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm
Chủ đề
Nội dung
(theo Chuẩn KT, KN)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Kim loại kiềm và hợp chất.
1.1(KT): Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
Hiểu được :
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
- Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).
1.2(KN). - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
2. Kim loại kiềm thổ và hợp chất.
2.1 (KT). Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
- Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.
- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).
2.2. (KN). - Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
3. Nhôm và hợp chất.
3.1 (KT): Biết được: Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm .
Hiểu được:
- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh;
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.
3.2 (KN): - Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng;
4. Tổng hợp
Cộng
14
8
1
9
32
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.
- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính
- Cách thức bảo mật thư viện câu hỏi
- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi
- Cách thức xây dựng đề kiểm tra
- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng
- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi
6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi
Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân.
Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN HOÁ LỚP 12 THPT
Học kì 2
PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Chương 6. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
Câu 1.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Sr. B. Ca. C. Be. D. Mg.
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (SGK)
Câu 2.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. np2. B. ns2. C. ns1np1. D. ns1np2.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (SGK)
Câu 3.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho 4,0 gam kim loại Ca tan trong lượng nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được khí H2. Thể tích khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Gợi ý trả lời:
Chọn A. Số mol Ca = 0,1
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
0,1 0,1 Þ Thể tích khí H2 (đktc) = 2,24 lít
Câu 4.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho sơ đồ phản ứng :
X + Na[Al(OH)4] ® M¯ + Y
Y + AgNO3 ® AgCl +...
X là
A. CO2. B. NH3. C. SO2. D. HCl.
Gợi ý trả lời:
Chọn D. HCl + Na[Al(OH)4] ® Al(OH)3¯ + NaCl + H2O
NaCl + AgNO3 ® AgCl ¯+ NaNO3
Câu 5.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hoà tan hoàn toàn 5,75 gam một kim loại M vào nước thu được 2,8 lít khí ở đktc. Vậy M là
A. Na. B. K. C. Ba. D. Ca
Gợi ý trả lời:
Chọn A. Số mol khí = 0,125
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
0,125 Þ M = = 23n Þ n = 1 để M = 23 là Na
Câu 6.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hoá xanh. Trộn hai dung dịch trên với nhau thấy tạo kết tủa. Vậy X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp chất dưới đây ?
A. Na2SO4 và BaCl2 B. Ba(NO3)2 và Na2CO3
C. KNO3 và Na2CO3 D. Ba(NO3)2 và K2SO4
Gợi ý trả lời:
Chọn B. Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch Na2CO3.
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
Câu 7.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Dựa vào khối lượng riêng của nhôm, người ta thường dùng nhôm để
A. chế tạo khung cửa và các đồ trang trí nội thất.
B. chế tạo các thiết bị trao đổi nhiệt, dụng cụ đun nấu trong gia đình.
C. làm các đồ dùng trang trí nội thất.
D. làm hợp kim dùng chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa.
Gợi ý trả lời:
Chọn D. (SGK)
Câu 8.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhôm được điều chế bằng cách
A. điện phân dung dịch AlCl3 hay điện phân nóng chảy Al(OH)3.
B. điện phân nóng chảy Al2O3.
C. dùng cacbon khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
D. điện phân nóng chảy Al(OH)3 hay dùng Mg để khử Al2O3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (SGK)
Câu 9.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau : AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Để phân biệt 4 dung dịch chỉ dùng một thuốc thử và chỉ thử một lượt thì thuốc thử đó là
A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch H2SO4.
C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch Na2CO3.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Dùng dung dịch có chứa Ba2+ và OH- thì thử một lượt sẽ nhận ra:
- NH4NO3 do có khí thoát ra: NH + OH- → NH3↑ + H2O
- K2CO3 do có kết tủa bền: Ba2+ + CO → BaCO3↓
- AlCl3 do có kết tủa, sau đó kết tủa tan khi dư OH- :
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- tan
hoặc Al(OH)3 + OH- → AlO tan + 2H2O
Câu 10.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhận định nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IA ?
A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
B. Tinh thể đều có cấu trúc lập phương tâm khối.
C. Đều phản ứng với nước ở điều kiện thường trừ Li.
D. Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +1.
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (SGK)
Câu 11.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Dãy gồm các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại là
A. K, Na, Mg, Al. B. Al, Na, Mg, K.
C. Na, K, Al, Mg. D. Mg, Al, K, Na.
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 12.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nước chứa đồng thời các muối nào sau đây thuộc loại nước có tính cứng vĩnh cữu ?
A. NaCl và Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 và MgCl2.
C. NaHCO3 và Ca(NO3)2. D. MgSO4 và CaCl2.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl- và SO và không chứa ion HCO.
Câu 13.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Để làm kết tủa hoàn toàn nhôm hiđroxit từ dung dịch nhôm sunfat cần dùng lượng dư dung dịch
A. BaCl2. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NH3.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
NH3 có tính bazơ yếu, không hoà tan được kết tủa Al(OH)3.
Câu 14.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng ta thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,7. B. 5,4. C. 1,35. D. 4,05.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2↑
0,1 0,15 (3,36 lít)
khối lượng nhôm: m = 0,1´27 = 2,7 (gam)
Câu 15.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch Na[Al(OH)4] vào dung dịch HCl và lắc liên tục. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan.
B. có kết tủa xuất hiện và kết tủa không tan
C. không có kết tủa xuất hiện.
D. không có kết tủa xuất hiện, sau đó có kết tủa xuất hiện.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Do lúc đầu HCl dư nên không có kết tủa
Na[Al(OH)4] + 4HCl → AlCl3 + NaCl + 4H2O
Khi dư Na[Al(OH)4] thì có kết tủa
3Na[Al(OH)4] + AlCl3 → 4Al(OH)3↓ + 3NaCl
Câu 16.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hợp kim nào sau đây không phải của Al ?
A. Amelec B. Inox C. Đuyra D. Silumin
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (SGK)
Câu 17.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Chất nào sau đây được dùng để bó bột khi xương bị gãy ?
A. Vôi tôi. B. Đá vôi.
C. Tinh bột. D. Thạch cao.
Gợi ý trả lời:
Chọn D. (SGK)
Câu 18.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cặp chất nào sau đây khi phản ứng không tạo ra hai muối ?
A. CO2 + dung dịch NaOH
B. SO2 + dung dịch Ba(OH)2
C. Fe3O4 + dung dịch HCl
D. dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ca(OH)2 dư
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Cặp A tạo Na2CO3 + NaHCO3; cặp B tạo BaSO3 + Ba(HSO3)2;
cặp C tạo FeCl3 + FeCl2; chỉ còn cặp D do Ca(OH)2 dư nên không tạo hai muối
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
Câu 19.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhóm gồm tất cả các chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là
A. K2O, BaO, Al2O3. B. Na2O, Fe2O3 ; BaO.
C. Na2O, K2O, BaO. D. Na2O, K2O, MgO.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
Al2O3; Fe2O3; MgO đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường
Câu 20.
Mức độ chuẩn: vận dụng ↑
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá :
NaCl ® NaOH ® NaHCO3 ® BaCO3® BaSO4
Gợi ý trả lời:
2NaCl + 2H2O H2 ↑+ Cl2↑+ 2NaOH
NaOH + CO2 ® NaHCO3
NaHCO3 + Ba(OH)2 ® BaCO3 ↓ + NaOH + H2O
BaCO3 + H2SO4 ® BaSO4 ↓ + CO2↑ + H2O
Câu 21.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Phân biệt các lọ đựng riêng biệt các dung dịch : NaCl, MgCl2, BaCl2, AlCl3.
Gợi ý trả lời:
Dùng dung dịch NaOH dư, sau đó dùng dung dịch H2SO4:
- NaOH nhận được 2 dung dịch MgCl2 tạo kết tủa bền và AlCl3 tạo kết tủa sau đó kết tủa tan khi dư NaOH
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓+ 2NaCl
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 (tan) + 2H2O
- H2SO4 nhận được BaCl2 có kết tủa
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Câu 22.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Cho 3,6 gam một kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch X.
a) Xác định kim loại R.
b) Từ dung dịch X hãy viết các phương trình hoá học để tái tạo kim loại R.
Gợi ý trả lời:
a) 3R + 8HNO3 → 3R(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O
0,15 0,1 (2,24 lít)
Þ R = = 24 Þ R là Mg
b) Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 ↓ + 2NaNO3
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
Cô cạn dung dịch và MgCl2 Mg + Cl2 ↑
Câu 23.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá :
Al2O3 ® Al ® Na[Al(OH)4] ® NaHCO3 ® Na2CO3 ® Al(OH)3 ® Ba[Al(OH)4]2 ® BaCl2 ® Ba
Gợi ý trả lời:
Al2O3 2Al + 3/2O2 ↑
Al + 3H2O + NaOH → Na[Al(OH)4] + 3/2H2↑
Na[Al(OH)4] + CO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaHCO3
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O® 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑+ 6NaCl
2Al(OH)3 + Ba(OH)2® Ba[Al(OH)4]2
Ba[Al(OH)4]2 + 2HCl ® BaCl2 + 2Al(OH)3↓ + 2H2O
BaCl2 Ba + Cl2
Câu 24.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Chọn một thuốc thử với một lượt thử, hãy phân biệt các lọ riêng biệt đựng các dung dịch : H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2.
Gợi ý trả lời:
Một thuốc thử là dung dịch Ba(HCO3)2, với một lượt thử nhận ra:
- dung dịch NaOH có kết tủa
Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
- dung dịch HCl có khí bay ra
Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O
- dung dịch H2SO4 vừa có kết tủa, vừa có khí bay ra
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓+ 2CO2↑ + 2H2O
- dung dịch BaCl2 không có hiện tượng gì
Câu 25.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Trộn m gam bột Al với 8 gam bột Fe2O3 rồi đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp X thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y.
a) Tính m.
b) Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Y, tính khối lượng kết tủa thu được.
Gợi ý trả lời:
a) 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (số mol Fe2O3 = 0,05)
0,1 0,05 0,05
X tác dụng với NaOH có khí thoát ra Þ X có chứa Al dư (Fe2O3 phản ứng hết)
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
0,05 0,1
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2↑
0,1 0,1 0,15 (3,36 lít)
Vậy, Al ban đầu = m = 27´(0,1+0,1) = 5,4 (gam)
b) NaAlO2 + CO2 + 2H2O ® Al(OH)3↓+ NaHCO3
0,1 + 0,1 0,2
Khối lượng kết tủa từ dung dịch Y = 0,2 ´78 = 15,6 (gam)
Câu 26.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Vậy kim loại kiềm là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
2RCl 2R + Cl2
0,08 0,04 (0,896 lít)
Þ R = 3,12 : 0,08 = 39 Þ R là K
Câu 27.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho Ca vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng quan sát được là
A. có khí thoát ra tạo dung dịch trong suốt.
B. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng không tan.
C. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan.
D. có kết tủa và không có khí thoát ra.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3↓ + NaOH + H2O
Câu 28.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, ta thấy
A. có kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan.
B. có kết tủa trắng keo và có khí bay ra.
C. tạo kết tủa trắng keo sau chuyển thành kết tủa đỏ nâu.
D. không có hiện tượng gì.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O® 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑+ 6NaCl
Câu 29.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Giải thích nào dưới đây không đúng cho kiềm loại kiềm ?
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kém bền.
B. Khối lượng riêng nhỏ do có bán kính lớn và cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.
C. Mềm do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể là yếu.
D. Có cấu tạo rỗng do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (SGK) Þ Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối
Câu 30.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, BaCl2, NaHCO3, NH4Cl có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước rồi đun nóng nhẹ. Sau khi kết thúc thí nghiệm được dung dịch A. Dung dịch A chứa
A. NaCl.
B. NaOH, BaCl2, NaHCO3 và NH4Cl.
C. Na2CO3 và NaOH.
D. BaCl2, NaHCO3 và NaOH.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Na2O + H2O → 2NaOH
a 2a (mol)
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
a a a (mol)
NH4Cl + NaOH → NaCl + CO2 + H2O
a a a (mol)
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
a a 2a
Vậy, dung dịch A chỉ còn chứa NaCl
Câu 31.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nước chứa đồng thời các muối nào sau đây thuộc loại nước có tính cứng toàn phần ?
A. CaCl2; MgCl2 và Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2; Na2SO4 và MgSO4.
C. MgSO4; CaSO4 và CaCl2. D. MgSO4 ; Ca(HCO3)2 và CaCl2.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
A thiếu SO; B thiếu Cl- ; C thiếu HCO
Câu 32.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Al và b mol Na vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất duy nhất. Ta có kết luận nào sau đây ?
A. a b
C. a = b D. b = 2a
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
b b
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
b b b
Chất duy nhất là NaAlO2 Þ b = 2a
Câu 33.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có
A. Na2CO3 và NaHCO3. B. Na2CO3.
C. NaHCO3. D. Na2CO3 và NaOH.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Số mol CO2 = 0,1 ; NaOH = 0,15 Þ tỉ lệ mol 1 < < 2 Þ sản phẩm là hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 34.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Để sản xuất được 1,08 tấn nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với cực dương bằng than chì và toàn bộ oxi sinh ra oxi hoá cacbon thành khí cacbonic thì lượng cacbon làm cực dương cần dùng là
A. 0,36 tấn. B. 3,6 tấn. C. 0,72 tấn. D. 7,2 tấn.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
2Al2O3 + 3C → 4Al + 3CO2.
(12´3) (27´4)
Khối lượng than chì (C) = = 0,36 (tấn)
Câu 35.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phương pháp nào trong các phương pháp sau đây có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?
(I) Đun nóng ; (II) Dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ ; (III) Dùng dung dịch NaOH vừa đủ ; (IV) Dùng dung dịch H2SO4 vừa đủ.
A. (I), (II), (IV) B. (II), (III)
C. (I), (III) D. (I), (II), (III)
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Nguyên tắc làm mềm nước có tính cứng là loại bỏ ion Ca2+, Mg2+ ra khỏi nước
- đun nóng Ca(HCO3)2 CaCO3↓+ CO2↑+ H2O
Mg(HCO3)2 MgCO3↓+ CO2↑+ H2O
- Dung dịch Ca(OH)2 (vừa đủ)
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓+ 2H2O
Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ MgCO3↓+ 2H2O
- dung dịch NaOH:
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓+ Na2CO3 + 2H2O
Mg(HCO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓+ 2NaHCO3
Câu 36.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Chất nào sau đây thường được dùng để làm giảm cơn đau dạ dày do dạ dày dư axit ?
A. NaHCO3 B. CaCO3
C. KAl(SO4)2.12H2O D. (NH4)2CO3
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 37.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Kim loại kiềm (nhóm IA), kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) và nhôm có thể điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây ?
A. Nhiệt luyện B. Thủy luyện
C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (SGK)
Câu 38.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nung hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có cùng số mol đến khối lượng không đổi thu được khí A và chất rắn B. Hoà tan B vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch D. Hấp thụ hoàn toàn khí A vào dung dịch D, sản phẩm sau phản ứng là
A. Ba(HCO3)2. B. BaCO3 và Ba(HCO3)2.
C. BaCO3 và Ba(OH)2 dư. D. BaCO3.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
MgCO3 MgO + CO2↑
a a a
BaCO3 BaO + CO2↑
a a a Þ số mol CO2 = 2a
BaO + H2O → Ba(OH)2
a a
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
2a a
Chương 7. Sắt, crom và các kim loại khác
Câu 39.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hoá học ?
A. Kim loại Fe trong dung dịch HCl.
B. Thép thường để trong không khí ẩm.
C. Đốt cháy dây thép trong khí O2.
D. Kim loại Cu trong dung dịch AgNO3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Thép là kim loại không nguyên chất, không khí ẩm là môi trường chất điện phân
Câu 40.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Sắt không tan được trong dung dịch
A. NaOH đặc, nguội. B. H2SO4 đặc, nguội.
C. HNO3 đặc, nóng. D. HCl đặc, nguội.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe bị thụ động bởi H2SO4 đặc, nguội
Câu 41.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho Fe phản ứng vừa đủ với 400 ml HNO3 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) sinh ra là
A. 8,96 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 1,68 lít.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,4 0,1
Câu 42.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phương trình hoá học nào sau đây không đúng ?
A. 3Fe + 2O2 Fe3O4
B. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
C. 2Fe + 3I2 2FeI3
D. Fe + S FeS
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
I- có tính khử mạnh nên khử Fe3+ → Fe2+ Þ phản ứng chỉ tạo FeI2.
Câu 43.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phản ứng nào sau đây có sản phẩm đúng ?
A. FeO + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + H2O
B. FeO + H2SO4 ® FeSO4 + SO2 + H2O
C. FeO + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
D. Fe3O4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + H2O
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
A chỉ có chất khử; B chỉ có chất oxi hoá ; D sản phẩm thiếu Fe2+
Câu 44.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Một kim loại X tác dụng với Cl2 được muối B. Cho X tác dụng với axit HCl ta được muối C. Cho X tác dụng với dung dịch muối B ta cũng được muối C. X là kim loại nào trong các kim loại sau ?
A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
2Fe (X) + 3Cl2 → 2FeCl3 (B)
Fe + 2HCl → FeCl2 (C) + H2
Fe + 2FeCl3 (B) → 3FeCl2 (C)
Câu 45.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Dung dịch có thể chỉ phản ứng với Al trong hỗn hợp Al, Fe là
A. dung dịch ZnCl2. B. dung dịch FeCl3.
C. dung dịch AlCl3. D. dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
2Al + 3ZnCl2 → 2AlCl3 + 3Zn
B tác dụng với cả Al, Fe; C và D không tác dụng với Al, Fe
Câu 46.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Ngâm hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag và Cu trong dung dịch chỉ chứa chất tan B. Fe, Cu phản ứng hoàn toàn nhưng lượng Ag không đổi. Chất B là
A. AgNO3. B. Fe(NO3)3.
C. Cu(NO3)2. D. HNO3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
A phản ứng với Fe, Cu làm lượng Ag tăng lên; C không phản ứng với Cu ; D phản ứng với cả Ag.
Câu 47.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng cả ba phương pháp : nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân ?
A. Mg B. Na C. Cu D. Al
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
CuO + CO Cu + CO2 (nhiệt luyện)
CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4 (thuỷ luyện)
2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2 + H2SO4 (điện phân)
Câu 48.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho 2,8 gam bột sắt phản ứng hoàn toàn với khí clo dư. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là
A. 8,125 gam. B. 16,25 gam.
C. 6,325 gam. D. 6,125 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
(2,8 g) 0,05 0,05 mol
Khối lượng muối = 0,05 ´162,5 = 8,125 (gam)
Câu 49.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho dãy chuyển hoá sau : Fe FeCl3 FeCl2 Fe(NO3)3
X, Y, Z lần lượt là
A. Cl2, Cu, HNO3. B. HCl, Cl2, AgNO3.
C. Cl2, Fe, HNO3. D. Cl2, Fe, AgNO3.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
2Fe + 3Cl2 (X) → 2FeCl3
Fe (Y) + 2FeCl3 → 3FeCl2
3FeCl2 + 10HNO3 (Z) → 3Fe(NO3)3 + 6HCl + NO + 2H2O
Câu 50.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho Fe dư phản ứng với 400 ml HNO3 1M sinh ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối tạo thành sau khi phản ứng hoàn toàn là
A. 24,2 gam. B. 27,0 gam.
C. 36,3 gam. D. 18,0 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,4 0,1
Do Fe dư nên: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
0,1 0,15
Khối lượng muối tạo thành = 0,15´180 = 27 (gam)
Câu 51.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn Cu2+.
B. Muối sắt (III) có tính oxi hoá.
C. Fe có tính khử mạnh hơn Cu.
D. FeO và Fe2O3 đều có tính oxi hoá.
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 52.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 ta dùng dung dịch
A. HCl. B. HCl đặc.
C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
Phản ứng của Fe2O3 là phản ứng trao đổi ion Þ không có khí thoát ra
Phản ứng của Fe3O4 là phản ứng oxi hoá – khử Þ có khí NO thoát ra
Câu 53.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch có chứa 1,7 gam bạc nitrat. Sau phản ứng, khối lượng đinh sắt thay đổi 10% so với trước phản ứng. Khối lượng đinh sắt ban đầu là
A. 5,2 gam. B. 8,8 gam.
C. 8,0 gam. D. 7,2 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
0,005 0,01 (1,7 gam) 0,01
Khối lượng đinh sắt thay đổi = (0,01´108) - (0,005´56) = 0,8 (g)
Khối lượng đinh sắt ban đầu = 0,8 : 0,1 = 8 (g)
Câu 54.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Để hòa tan 7,2 gam một oxit sắt FexOy cần dùng 0,2 lít dung dịch HCl 1M.
Công thức phân tử của oxit sắt là
A. FeO hay Fe3O4. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. FeO.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
FexOy + 2yHCl → xFeCl + yH2O
Tỉ lệ: Þ Þ oxit sắt là FeO
Câu 55.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Trong lò luyện gang thép, oxit sắt bị khử bởi
A. CO2. B. CO. C. Al. D. H2.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (SGK)
Câu 56.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
B. 2Fe3O4 + 10H2SO4 (đặc) 3Fe2(SO4)3+ SO2 + 10H2O
C. FeO + CO Fe + CO2
D. Fe3O4 + HNO3 (loãng) ® Fe(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2O
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Phản ứng oxi hoá – khử tạo Fe(NO3)3 + NO
Câu 57.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Sắt có thể hòa tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. AlCl3 B. FeCl3
C. FeCl2 D. MgCl2
Gợi ý trả lời:
Chọn B. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 58.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hợp chất sắt (III) không thể hiện tính oxi hoá khi cho
A. Fe2O3 tác dụng với Al.
B. Fe tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Zn tác dụng với dung dịch FeCl3.
D. dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Phản ứng trao đổi ion (không thể hiện tính oxi hoá – khử)
Fe(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓+ 3NH4NO3
Câu 59.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm IIA. B. chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm IIB.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
X có số hiệu = 2 + 2 + 6 + 2 + 6 + 6 + 2 = 26 và có phân lớp 4s Þ chu kỳ 4
X có phân lớp p chưa hoàn thành Þ nhóm B
Tổng số e hoá trị = 8 Þ nhóm VIIIB
Câu 60.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là
A. 1s22s22p63s23p63d34s2. B. 1s22s22p63s23p63d44s1.
C. 1s22s22p63s23p63d64s2. D. 1s22s22p63s23p63d5.
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (SGK)
Câu 61.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho 5,6 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là
A. 3,36. B. 2,24. C. 6,72. D. 4,48.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,1 mol (5,6 g) 0,1
Câu 62.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
A. Fe và Ag+ B. Fe2+ và Ag+
C. Zn và Fe3+ D. Fe2+ và Cu2+
Gợi ý trả lời:
Chọn D. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 63.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?
A. Fe3O4 + 4H2SO4 ® FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
B. Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2
C. 6FeCl2 + 3Br2 ® 2FeBr3 + 4FeCl3
D. 2FeO + 4H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (đó là phản ứng trao đổi)
Câu 64.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Có các dung dịch riêng biệt sau : CuSO4 (1) ; AlCl3 (2) ; Fe2(SO4)3 (3). Fe có thể phản ứng với các dung dịch
A. (1) và (3). B. (1), (2) và (3).
C. (1) và (2). D. (2) và (3).
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Câu 65.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Thêm dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bằng
A. 48,0 gam. B. 32,1 gam.
C. 24,0 gam. D. 96,0 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
2Fe(NO3)3 → 2Fe(OH)3 → Fe2O3.
0,3 0,15
Khối lượng chất rắn = 0,15´160 = 24 (gam)
Câu 66.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
A. Fe2+ và Cu2+ B. Fe2+ và Ag+
C. Zn và Fe2+ D. Zn và Cr3+
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 67.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Có 4 dung dịch muối riêng biệt : CuCl2, FeCl3, AlCl3, CrCl3. Nếu thêm dung dịch KOH loãng dư vào 4 dung dịch trên, rồi sau đó thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào nữa thì sau cùng số kết tủa thu được là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
AlCl3 + 4NaOH → Na[Al(OH)4] + 3NaCl
CrCl3 + 4NaOH → Na[Cr(OH)4] + 3NaCl
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 tan
Câu 68.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Có các dung dịch riêng biệt sau : CuSO4 (1) ; FeCl3 (2) ; Cr2(SO4)3 (3).
Fe có thể phản ứng với các dung dịch
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3).
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
2Fe + Cr2(SO4)3 → Fe2(SO4)3 + 2Cr
Câu 69.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm là
A. 20,250 gam. B. 35,695 gam.
C. 40,500 gam. D. 81,000 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
1,5 1,5 mol (78 gam)
Khối lượng nhôm = 1,5´27 = 40,5 (gam)
Câu 70.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?
A. Cr (Z = 24) : [Ar] 3d44s2 B. Mn (Z = 25) : [Ar] 3d54s2
C. Fe (Z = 26) : [Ar] 3d64s2 D. Cu (Z = 29) : [Ar] 3d104s1
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (SGK)
Câu 71.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi sục không khí vào cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,86 gam. B. 1,03 gam.
C. 1,72 gam. D. 2,06 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2↓ + 2NaCl
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3.
Khối lượng kết tủa = 0,01´103 = 1,03 (gam)
Câu 72.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. 2Fe + 6H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
B. 2FeO + 4H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
C. Fe3O4 + 4H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 4H2O
D. 6FeCl2 + 3Br2 ® 2FeBr3 + 4FeCl3
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (thiếu FeSO4)
Câu 73.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có chứa
A. Fe(NO3)2, AgNO3.
B. Fe(NO3)3, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
D. Fe(NO3)2.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Câu 74.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho các kim loại Cu, Fe, Al, Zn và các dung dịch muối CuCl2, ZnSO4, AgNO3. Kim loại nào phản ứng được với cả 3 dung dịch muối ?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Zn.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓
2Al + 3ZnSO4 → Al2(SO4)3 + 3Zn↓
Al + 3AgNO3→ Al(NO3)3 + 3Ag↓
Câu 75.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Sắt (II) oxit là hợp chất
A. chỉ có tính bazơ và tính oxi hoá.
B. chỉ có tính oxi hoá.
C. chỉ có tính khử và oxi hoá.
D. có tính bazơ, tính oxi hoá và tính khử.
Gợi ý trả lời:
Chọn D. (SGK)
Câu 76.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho các chất rắn : Cu, Fe, Ag và các dung dịch : CuSO4, FeSO4, FeCl3. Khi cho chất rắn vào dung dịch (một chất rắn + một dung dịch). Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 2.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 77.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Công thức sắt oxit là
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. FeO hay Fe2O3.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Fe + 1/2O2 → FeO
Câu 78.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Đồng không phản ứng với
A. dung dịch HCl có sục thêm khí O2.
B. dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
C. dung dịch loãng chứa hỗn hợp NaNO3 và H2SO4.
D. dung dịch Fe2(SO4)3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá)
Câu 79.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho CO dư qua hỗn hợp các oxit sau Al2O3, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được là :
A. Al2O3, Fe, Cu. B. Al2O3, FeO, Cu.
C. Al2O3, Fe2O3, Cu. D. Al, Fe, Cu.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Fe2O3, CuO bị khử bởi CO, còn Al2O3 không bị khử bởi CO
Câu 80.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho 5,2 gam Cr tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là
A. 2,24. B. 6,72.
C. 4,48. D. 3,36.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO + 2H2O
0,1 mol (5,2 g) 0,1
Câu 81.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho FexOy tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Để phản ứng xảy ra không phải phản ứng oxi hoá - khử thì FexOy là
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. Fe3O4 hoặc Fe2O3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (phản ứng trao đổi)
Câu 82.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3.
B. Fe có khả năng tan trong dung dịch FeCl3.
C. Cu khả năng tan trong dung dịch Pb(NO3)2.
D. Cu khả năng tan trong dung dịch FeCl2.
Gợi ý trả lời:
Chọn B. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 83.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
A. Fe2O3. B. ZnO.
C. FeO. D. Fe2O3 và Cr2O3.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓+2NaCl
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓+3NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O
Câu 84.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Viết các phương trình hoá học (nếu có) khi cho các dung dịch sau phản ứng với nhau từng đôi một : FeCl3, CuSO4, NaOH loãng dư, NH3 dư.
Gợi ý trả lời:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+3NaCl
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓+2NaCl
CuSO4 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]SO4
Câu 85.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Chỉ được dùng thêm quỳ tím, hãy phân biệt các lọ riêng biệt chứa các dung dịch : Na2CO3, BaCl2, Na2SO4, NaNO3.
Gợi ý trả lời:
- Dung dịch Na2CO3 làm xanh quỳ tím
CO + H2O HCO + OH-
- Dùng dung dịch Na2CO3 nhận ra BaCl2 có kết tủa xuất hiện
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl
- Dùng dung dịch BaCl2 nhận ra Na2SO4 có kết tủa xuất hiện
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
- còn lại là dung dịch NaNO3
Câu 86.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Ngâm một đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào 100ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam.
a) Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuSO4.
b) Cho NaOH loãng dư vào dung dịch thu được. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn tạo thành.
Gợi ý trả lời:
a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
x x x x
Độ tăng khối lượng 64x - 56x = 1,6 Þ x = 0,2
Nồng độ mol của CuSO4 = 0,2 : 0,1 = 2M
b) 2FeSO4 → 2Fe(OH)2 2Fe(OH)3 → Fe2O3
0,2 0,1
Khối lượng chất rắn tạo thành = 0,1´160 = 16 (gam)
Câu 87.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Ở nhiệt độ cao, Al có thể khử tất cả các kim loại trong dãy oxit nào sau đây ?
A. MgO, Fe2O3, CuO. B. MgO, PbO, Fe2O3.
C. Cr2O3, CuO, Fe2O3. D. CaO, Cr2O3, Cu2O.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Câu 88.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Crom là kim loại
A. có tính khử mạnh hơn sắt.
B. chỉ tạo được oxit bazơ.
C. trong tự nhiên ở dạng đơn chất.
D. có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (SGK)
Câu 89.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phản ứng sau đây xảy ra ở 25oC : Zn + 2Cr3+ ® Zn2+ + 2Cr2+
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Zn2+.
B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hoá yếu hơn Zn2+.
C. Zn có tính oxi hoá mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.
D. Zn có tính oxi hoá yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.
Gợi ý trả lời:
Chọn A. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 90.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. Fe + 2FeCl3 ® 3FeCl2
B. Cu + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + CuCl2
C. Cu + 2CrCl3 ® 2CrCl2 + CuCl2
D. FeCl2 + 3AgNO3 ® Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (theo dãy điện hoá kim loại)
Câu 91.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Khử 16 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 11,2 gam Fe. Thể tích khí CO (ở đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít.
C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
FeO + CO → Fe + CO2
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2
Số mol CO = số mol O trong oxit = = 0,3 Þ VCO = 6,72 lít
Câu 92.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho nguyên tố Fe (Z = 26). Cấu hình electron của ion Fe3+ là
A. 1s22s22p63s23p63d5. B. 1s22s22p63s23p63d34s2.
C. 1s22s22p63s23p63d54s1. D. 1s22s22p63s23p63d54s2.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
Cấu hình e của nguyên tử Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Fe → Fe3+ + 3e
Câu 93.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là
A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
3M + 4nHNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2nH2O
Tỉ lệ: Þ M = 32n Þ n =2 để M = 64 là Cu
Câu 94.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Nhiệt phân hoàn toàn các chất Fe(OH)2, Fe(NO3)2, Fe(OH)3 trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi. Chất rắn thu được sau phản ứng lần lượt là :
A. FeO, Fe2O3, Fe2O3. B. FeO, FeO, Fe2O3.
C. FeO, Fe2O3, FeO. D. Fe2O3, Fe2O3, Fe2O3.
Gợi ý trả lời:
Chọn B.
Fe(OH)2 → FeO + 3H2O
2Fe(NO3)2 → 2FeO + 4NO2 + O2
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 95.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là
A. 11,0. B. 12,28. C. 13,7. D. 19,5.
Gợi ý trả lời:
Chọn A.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2Al + 2H2O + 2NaOH → NaAlO2 + 3H2
0,2 0,3
Số mol Al = 0,2; số mol Fe = 0,1 Þ m = (27´0,2) + (56´0,1) = 11 (gam)
Câu 96.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Nêu hiện tượng và viết các phương trình hoá học khi cho :
a) Dung dịch NH3 vào dung dịch ZnSO4.
b) Dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7.
c) Dung dịch HCl đặc vào dung dịch K2CrO4.
Gợi ý trả lời:
a) Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan khi dư NH3
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
b) dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
Cr2O + 2OH- 2CrO + H2O
c) dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam
2CrO + 2H+ Cr2O + H2O
Câu 97.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cặp chất nào sau đây phản ứng với cả 2 dung dịch HCl và KOH ?
A. CrO, Al2O3 B. CrO, CrO3
C. Cr2O3, Al2O3 D. Al2O3, CrO3
Gợi ý trả lời:
Chọn C. (cả hai oxit Cr2O3, Al2O3 đều có tính lưỡng tính)
Câu 98.
Mức độ chuẩn: nhận biết
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Dung dịch có thể hòa tan 3 chất : Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl là
A. NaOH. B. HCl. C. NH4Cl. D. NH3.
Gợi ý trả lời:
Chọn D.
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Câu 99.
Mức độ chuẩn: thông hiểu
Dạng câu hỏi: TNKQ
Nội dung:
Cho 23,2 gam sắt từ oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thu được muối sắt có khối lượng là
A. 48,6 gam. B. 28,9 gam. C. 45,2 gam. D. 25,4 gam.
Gợi ý trả lời:
Chọn C.
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
0,1 mol (23,2 g) 0,2 0,1
Khối lượng muối sắt = (162,5´0,2) + (127´0,1) = 45,2 gam
Câu 100.
Mức độ chuẩn: vận dụng
Dạng câu hỏi: TN tự luận
Nội dung:
Đun nóng 15,2 gam Cr2O3 với 2,7 gam Al bột trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được hỗn hợp chất rắn X.
a) Tính khối lượng Cr sinh ra.
b) Tính thể tích dung dịch KOH 5M cần dùng để hòa tan toàn bộ lượng X.
Gợi ý trả lời:
a) số mol Cr2O3 = 0,1 ; Al = 0,1
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
0,1 0,05 0,05 0,1
Khối lượng Cr sinh ra = 0,1´52 = 5,2 (gam)
b) Chất rắn X chứa Cr2O3 dư = 0,05 mol; Al2O3 = 0,05 mol và Cr = 0,1 mol.
Theo định luật BTKL: Cr2O3 + 2KOH → 2KCrO2 + H2O
2Al + 2H2O + 2KOH → 2KAlO2 + 3H2
Số mol KOH phản ứng = 0,2 + 0,1 = 0,3 Þ VKOH = 0,3 : 5 = 0,06 lít (hay 60 ml)
Phần thứ tư
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng
- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ đã tập huấn cho giáo viên cốt cán;
- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng;
- Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu);
- Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…
- Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều;
- Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn;
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn;
- Cuối cùng GV biết nội dung: các bước biên soạn đề kiểm tra; thư viện câu hỏi và bài tập; các khâu thiết kế ma trận đề và thư viện.
Toàn bộ tài liệu của Bộ mà trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn. Căn cứ vào tài liệu này, HV vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của mình.Cụ thể:
1. Đối với cán bộ quản lý.
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH và KTĐGcó hiệu quả; thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH và KTĐG, quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2. Đối với giáo viên
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để biên soạn đề kiểm tra nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK.
- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
- Đa dạng hoá các hình thức đề kiểm tra nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Trong việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí.
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)
2.1. Thời lượng: 06 buổi
2.2. Sản phẩm: Ma trận và Đề kiểm tra đã soạn của GV
3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Oanh – Phương pháp xây dựng ma trận đề kiểm tra
2. Cao Thị Thặng, Phạm Đình Hiến – Đổi mới kiểm tra đánh giá lớp 10, 11, 12 THPT – 2007
3. Bộ câu hỏi định hướng bài dạy – Intel Teach to the Future
4. Phân loại của BLOOM – Định hướng vào kĩ năng tư duy mức độ cao
5. Assessment – Patrick Griffin – The University of Melbourne – Australia
6. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) – Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá
7. Lehr-Lern-Methoden – Ewald Terhart – Juventa Verlag Weinheim und Mnchen – 2000
8. Unterrichts-Methoden (I. Theorieband)– Hilbert Meyer – Cornelsen Scriptor – 2003
9. Kleines Methoden-Lexikon – Wilhelm H. PeterBen – Oldenbourg Schulbuchverlag GmbH - 1999
10. Medien sind unter medienpädagogischen Aspekten Interaktionsangebote an die Lernenden - Vgl. Weidenmann 1991, S. 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ma tran De Hoa THPT.doc