Để trợ giúp cho người sử dụng tìm kiếm nhanh các tệp tin cần, trên Internet tạo lập ra các máy tính dịch vụ (ARCHIE SERVER), trên đó lập chỉ số của các tệp tin chứa trên các máy dịch vụ FTP giấu tin trên Internet. Để tạo lập danh sách này, các máy tính dịch vụ lưu trữ phải thường xuyên kết nối với các máy tính dịch vụ FTP giấu tin để cập nhật danh sách tất cả các tệp có trên các máy dịch vụ FTP dấu tên. Những danh sách đó có được xây dựng thành các cơ sở dữ liệu (CSDL) có chỉ số hóa để người sử dụng truy nhập và thực hiện tìm kiếm tệp tin dễ dàng. Để truy nhập tới các máy dịch vụ lưu trữ, người sử dụng phải có trên máy tính của mình chương trình sử dụng dịch vụ Archie (Archie cho người dùng đầu cuối – archie client), hoặc dùng giao thức kết nối với máy chủ từ xa Telnet. Khi truy nhập tới CSDL của máy dịch vụ lưu trữ, người sử dụng chỉ cần đưa tên tệp cần lấy về và máy dịch vụ lưu trữ sẽ trả lời bằng sự cung cấp tên và địa chỉ của máy chủ nơi có chứa tệp tin đó. Sau đó người dùng kết nối với máy dịch vụ FTP và nhanh chóng chuyển tệp tin về máy tính của mình bằng chương trình FTP client mà không phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm nữa. Điều này có lợi cho nhà cng cấp dịch vụ và cả người sử dụng, vì nhà cung cấp dịch vụ phục vụ được nhiều người dùng hơn, còn người sử dụng thì trả phí chiếm kênh điện thoại (phí thời gian) ít hơn.
119 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bảo đảm kỹ thuật mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chọn tạo vùng mới New Scope.
Hình 7 – 38. Hình 3.2 – 23. Tạo mới một dải (scope)
Kích chọn Next trên Welcome to the New Scope Wizard . Điền tên vào trong ô Name. Kích chọn nút Next.
Hình 7 – 39. Hình 3.2 – 24. Nhập thông tin tên và mô tả
Hình 7 – 39. Hình 3.2 – 24. Nhập thông tin tên và mô tả
Trên IP Address Range nhập địa chỉ bắt đầu (Start IP address í dụ: 192.168.0.1) của dải và chỉ cuối (End IP address ví dụ: 192.168.0.254) .Kích Next.
Hình 7 – 40Hình 3.2 – 25. Nhập dải địa chỉ cấp phát
Hình 7 – 40Hình 3.2 – 25. Nhập dải địa chỉ cấp phát
Trên Add Exclusions, nhập dải IP không cấp phát, bắt đầu từ Start IP address (ví dụ: 192.168.0.5) đến End IP address (ví dụ: 192.168.0.20), kích nút Add.
Hình 7 – 41. Hình 3.2 – 26. Nhập thông tin tên và mô tả
Hình 7 – 41. Hình 3.2 – 26. Nhập thông tin tên và mô tả
Chấp nhận các giá trị Lease Duration và click Next.
Trên Configuring DHCP Options chọn “Yes, I want to configure these options now” và bấm nút Next.
Hình 7 – 42Hình 3.2 – 27. Thiết lập các lựa chọn
Tuyệt đối không nên đưa vào ô Parent domain trừ khi đã tồn tại Active Directory trên mạng. Bấm nút Next.
Hình 7 – 43. Hình 3.2 – 28. Nhập thông tin máy chủ DNS
Nếu trong mạng có server cung cấp dịch vụ WINS thì nhập địa chỉ IP của server đó, rồi ấn Add. Ngược lại không nhập gì. Bấm nút Next.
Hình 7 – 44Hình 3.2 – 29. Nhập thông tin máy chủ WINS
Hình 7 – 44Hình 3.2 – 29. Nhập thông tin máy chủ WINS
Muốn kích hoạt sử dụng ngay chọn Yes, I want to active this scope now ngược lại chọn dòng thứ hai và kích nút Next để tiếp tục
Hình 7 – 45Hình 3.2 – 30. Kích hoạt thực hiện dải mới
Hình 3.2 – 30. Kích hoạt thực hiện dải mới
Kích nút Finish để kết thúc quá trình thiết lập.
Cấu hình dịch vụ DHCP trên máy trạm
Dịch vụ DHCP trên máy chủ cấp phát địa chỉ IP các máy trạm trong mạng một cách tự động. Tuy nhiên mỗi máy trạm có hai cách để nhận địa chỉ IP
Static IP – IP tĩnh: là IP được gán cứng cho máy trạm trên NIC (Network Interface Card), cho dù trong mạng có máy chủ cung cấp dịch vụ DHCP nhưng máy trạm vẫn không nhận địa chỉ IP.
Dynamic IP – IP động: máy trạm lấy địa chỉ IP do dịch vụ DHCP của máy chủ trong mạng. Máy trạm mỗi lần khởi động sẽ lấy địa chỉ IP của lần trước sử dụng, nếu địa chỉ IP này đã có máy khác sử dụng, nó sẽ liên hệ với máy chủ DHCP để xin cấp địa chỉ IP khác.
Cấu hình IP động trên máy Windows 2000
Chọn Start > Settings >Network Connections >Network and Dial-Up Connections
Kích chuột phải lên biểu tượng Local Area Connection
Chọn TCP/IP và kích vào nút Properties
Chọn Obtain an IP address aumatically và kích nút OK. Nếu muốn lấy cả địa chỉ DNS động, phải chọn cả Obtain DNS server address automatically.
Cấu hình IP động trên máy Windows XP
Chọn Start > Settings > Network Connections.
Kích chuột phải lên biểu tượng Local Area Connection
Chọn TCP/IP và kích vào nút Properties
Chọn Obtain an IP address automatically và kích nút OK. Nếu muốn lấy cả địa chỉ DNS động, phải chọn cả Obtain DNS server address automatically.
Hình 7 – 46Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạng
Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạng
7.5 Cấu hình dịch vụ Mail Server với Mdeamon
Dịch vụ thư điện tử là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên mạng Internet. Đây là dịch vụ cho phép người sử dụng có thể gửi và nhận thư với bất kỳ người sử dụng nào trên Internet. Để sử dụng được dịch vụ này, người sử dụng phải đăng ký tài khoản (account) quyền trên một máy tính cung cấp dịch vụ (mail server) và được máy dịch vụ cung cấp một địa chỉ hộp thư cho riêng mình. Các máy chủ thư được nối mạng và gửi tin nhắn được định dạng có thể hiểu được dựa vào địa chỉ thư chính là tài khoản người sử dụng đăng ký.
1. Chạy file setup, giao diện xuất hiện như sau đây:
Hình 7 – 47Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngGiao diện cài đặt Mdeamon
2. Click vào nút Next
Hình 7 – 48Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngChấp nhận thoả thuận bản quyền
3. Chấp nhận điều kiện trên và tiếp tục click vào nút " I Agree To The Above " để tiếp tục quá trình cài đặt
Hình 7 – 49Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngChấp nhận thoả thuận bản quyền
4. Chọn ổ đĩa và thư mục mà muốn chương trình sẽ cài đặt vào đó, mặc định chương trình Mail Deamon sẽ cài vào thư mục MDeamon của ổ đĩa C. Click vào nút Next để tiếp tục quá trình cài đặt.
Hình 7 – 50Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngNhập thông tin đăng ký
5. Nhập tên đã đăng ký, sau đó tiếp tục với việc click vào nút Next
Hình 7 – 51Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngLựa chọn các thành phần để cài đặt
6. Bước tiếp theo để nguyên cấu hình mặc định theo chương trình và tiếp tục click Next.
7. Sau khi cài đặt được một lúc thì chương trình sẽ chuyển qua giao diện giống như trên, ở chương trình thì mục Primary DNS IP Address và Backup DNS IP Address đang để trống và điền vào địa chỉ IP. Sau khi đã điền đầy đủ thì có thể click vào Next để tiếp tục với giao diện tiếp theo
Hình 7 – 52Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngThiết lập địa chỉ máy chủ DNS
8. Bây giờ tiếp tục chọn Finish là hoàn tất quá trình cài đặt:
Hình 7 – 53Hình 3.2 – 31. Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạngHoàn tất cài đặt
9. Sau đó phải khởi động lại máy để đảm bảo rằng tất cả các thông số của chương trình được hoàn toàn lưu vào máy. Sau khi máy tính của đã khởi động lại thì thấy một biểu tượng hình lá thư màu trắng nằm ở góc dưới bên phải của màn hình. Di chuyển con trỏ về biểu tượng này và click chuột phải vào đó, chọn Open Mdeamon... Bước đầu tiên phải nhập license key để đăng ký, kích chọn Help > Register Mdeamon. Nhập mã đăng ký.
Hình 7 – 54Hình 3.2 – 31. Đăng ký Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạng
Sau đó khởi động máy một lần nữa để hoàn tất việc đăng ký.
Thiết lập thông số Domain và POP
Vào mục Setup ở thanh Menu, chọn Primary Domain chọn bảng Domain /ISP
Hình 7 – 55Hình 3.2 – 31. Thiết lập thông số Domain và POP Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạng
Mục này có Domain name, ở đây điền vào tên miền. Phần HELO domain cũng sẽ nhập tên miền. Phần Domain IP chương trình sẽ tự động khám phá ra IP của máy tính hiện tại. Phần ISP/gateway host`s IP or domain name, điền địa chỉ máy chủ tên miền, chọn phần Send only undeliverable outbound mail to this host. Sau đó click OK.
III. Ðịnh thời gian xử lý / chuyển thư
Tiếp theo cũng trong phần setup, chọn phần Send/receive scheduler để định trước lịch và thời gian để xử lý mail vào và ra.
VI. Tạo tài khoản thư, xóa, chỉnh sửa
Trong phần Accounts chọn phần Account Manager:
Hình 7 – 56Hình 3.2 – 31. Quản lý tài khoản thư điện tử Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạng
Bây giờ để tạo account, chọn vào New.
Hình 7 – 57Hình 3.2 – 31. Tạo tài khoản thư mới Thực hiện cấp phát địa chỉ động cho card mạng
Phần Real name nhập tên đầy đủ của người sử dụng, POP/IMAP, tạo địa chỉ email, ở phần này điền vào username, username@mycompany.com sẽ là địa chỉ thư. Chọn vào mục Allow this account to be .... để người sử dụng có thể dùng chương trình mail client để gửi nhận thư. Thí dụ: Outlook Express, Internet Mail, ..... phần Account password thì cũng có thể đặt mật khẩu hoặc bỏ trống.
Cũng vào Accounts và chọn Edit account hay Delete account để chỉnh sửa, chỉ đơn giản là chọn tên user để xóa và double click để trở lại phần Account Edit để chỉnh sửa thông tin về địa chỉ thư hay mật khẩu.
7.6. Bảo mật mạng máy tính
Để ứng dụng các lợi ích bảo mật của hệ thống quản lý tập tin NTFS thì bạn cần chuyển các phân vùng hiện tại sang định dạng NTFS.
Trên Windows 2000 Server để chuyển đổi phân vùng sang định dạng NTFS bạn cần đăng nhập với quyền người quản trị Administrator. Sau khi đăng nhập có hai cách để thực hiện chuyển đổi.
Cách 1. Dùng Disk Management
Bạn cChọn Start > Control Panel > Administrative Tools > Computer Management
Panel bên trái bạn cchọn Disk Management. Bảng bên phải sẽ xuất hiện các phân vùng.
Hình 4.2 – 1. Màn hình quản lý ổ đĩa (Disk Management)
Hình 7 – 58. Hình 4.2 – 1. Màn hình quản lý ổ đĩa (Disk Management)
Để chuyển đổi bạn chọn phân vùng, kích chuột phải và chọn Format
Hình 7 – 59.Hình 4.2 – 2. Chọn định dạng lại phân vùng
Hình 7 – 59.Hình 4.2 – 2. Chọn định dạng lại phân vùng
Cửa sổ hiện ra bạn chọn File System là NTFS và kích vào nút OK.
Cách 2. Dùng giao diện dòng lệnh
Vào Start > Run và gõ cmd.
Tại cửa sổ DOS, muốn chuyển đổi phân vùng này sang định dạng NTFS bạn gõ:
convert :/fs:ntfs
Hình 7 – 59. Hình 4.2 – 3. Dùng lệnh để chuyển đổi định dạng phân vùng
Lưu ý:
Khi bạn đang chạy các chương trình của hệ điều hành thì đương nhiên hệ điều hành sẽ không chuyển đổi ngay cho bạn tại thời điểm đó. Tuy nhiên hệ điều hành sẽ nhắc bạn việc chuyển đổi này sẽ thực hiện sau khi bạn khởi động lại máy tính.
CHƯƠNG 8. SỬ DỤNG MẠNG
8.1. Chia sẻ thư mục
Các bước thực hiện chia sẻ tệp và thư mục gồm:
Bước 1: Kiểm tra máy tính đã được cài dịch vụ chia sẻ tệp tin và máy in là File and Printer Sharing for Microsoft Networks.
Bước 2: Tạo tài khoản truy cập.
Bước 3: Thực hiện chia sẻ và kiểm tra
Chi tiết các bước được mô tả sau đây:
Bước 1: Kiểm tra thiết lập cấu hình dịch vụ chia sẻ tệp và thư mục.
1: Chọn Start > Setting > Control Panel
2: Nháy chuột đúp vào Network Dial-Up Connection
3: Tại cửa sổ Local Area Connection nhấp chuột chọn nút Properties
4: Hãy chắc chắn dịch vụ File and Printer Sharing for Microsoft Networks:
Nếu đã có nhưng ô đánh dấu nhưng chưa chọn thì đánh dấu chọn vào ô bên cạnh.
Nếu chưa có File and Printer Sharing for Microsoft Networks, thực hiện việc cài đặt dịch vụ này như sau:
Tại cửa sổ Properties kích chuột vào nút Install.
Kích tiếp chuột vào Service
Kích chuột vào nút Add
Sau đó kích đúp chuột chọn File and Printer Sharing for Microsoft Networks rồi bấm OK
Bấm tiếp vào nút Close
Bước 2: Tạo tài khoản truy cập
1.Vào Start > Settings > Control Panel
2. Kích đúp vào User and Passwords.
Hình 2.1 – 14. Hình 8 – 1. Màn hình Control Panel
3. Kích chuột vào nút Add để thêm.
4. Nhập thông tin vào các trường tên User name (tên đăng nhập), Password (mật khẩu), Confirm password (xác nhận lại mật khẩu). Bỏ tất cả các lựa chọn ở dưới:
Các lựa chọn ở dưới bao gồm:
User must change password at next logon: người dùng phải đổi mật khẩu ở lần đăng nhập tiếp theo.
User cannot change password: người sử dụng không thể đổi mật khẩu.
Hình 8 – 2Hình 2.1 – 15. Nhập thông tin tài khoảncác thông tin người dùng
Password never expires: mật khẩu đăng nhập không bao giờ hết hạn.
Account is disabled: tài khoản bị khóa.
Hình 2.1 – 15. Nhập các thông tin người dùng
5. Bấm chuột vào nút Create để hoàn thành.
Giả sử đã tạo một tài khoản với User name: test và Password: 123456
Bước 3:
Lựa chọn thư mục để chia sẻ. Kích chuột phải lên thư mục đó rồi lựa chọn Sharing. Cửa sổ Properites hiện ra
1. Tại tab Sharing lựa chọn Share this folder
Hình 8 – 3Hình 2.1 – 16. Chia xẻsẻ thư mục
Hình 2.1 – 16. Chia xẻsẻ thư mục
2. Kích chuột vào nút Permission
Hình 8 – 4Hình 2.1 – 17. Gán quyền sử dụng
Hình 2.1 – 17. Gán quyền sử dụng
Thay đổi mức truy cập: cột Allow có nghĩa là cho phép ngược lại cột Deny có nghĩa cấm quyền với các mức độ truy cập sau đây:
Full Control: toàn quyền thay đổi đọc, thêm, thay thế, sửa, xoá và thay đổi quyền.
Change: quyền đọc, thêm, thay thế, xoá tệp và thư mục
Read: quyền đọc tệp và nội dung thư mục
3. Kích chuột vào nút Add
4. Lựa chọn những tài khoản được phép truy cập qua mạng. Chọn tài khoản test vừa tạo ở trên.
Trong hệ điều hành Windows 2000 nói chung có tích hợp sẵn (built-in) các nhóm người sử dụng sau đây:
Administrators: các thành viên của nhóm Administrators có đầy đủ các quyền hạn đối với hệ thống máy tính. Nhóm Administrators là nhóm định trước, ta không thể thay đổi hay xóa nhóm người sử dụng này.
Backup Operators: các thành viên của nhóm Backup Operators có quyền sao lưu, phục hồi dữ liệu (back up, restore data) trên máy tính và sử dụng mọi quyền bảo vệ dữ liệu khác mà hệ thống hỗ trợ, những không có quyền thay đổi các thuộc tính bảo vệ dữ liệu. Các thành viên của nhóm này có quyền đăng nhập và thoát khỏi hệ thống.
Power Users: các thành viên của nhóm Power Users có các quyền khởi tạo, chỉnh sửa và xóa các tài khoản (account) do họ khởi tạo; khởi tạo nhóm và chỉnh sửa, xóa các nhóm do họ khởi tạo. Có các quyền xóa và chỉnh sửa các tài khoản thuộc nhóm Power Users, Users, Guest. Tuy nhiên các thành viên của nhóm này không có quyền thay đổi các thuộc tính bảo mật của hệ thống, quản lý thiết bị phần cứng và sao lưu, phục hồi dữ liệu.
Users: các thành viên của nhóm Users có quyền đối với phần lớn các tác vụ dùng chung như: chạy chương trình ứng dụng, sử dụng các tài nguyên trên hệ thống như máy in, kích hoạt và vô hiệu hóa các kết nối mạng. Có quyền khởi tạo các nhóm người sử dụng khác, tạo tài khoản cho nhóm, chỉnh sửa các nhóm, tài khoản do họ khởi tạo. Tuy nhiên các thành viên trong nhóm này không có quyền chia xẻsẻ tài nguyên thư mục trên mạng cũng như cài đặt máy in cục bộ.
Guests: nhóm Guests cũng chứa các thành viên không thường xuyên đăng nhập hệ thống. Các thành viên trong nhóm Guests được cung cấp các quyền tối thiểu nhất, họ cũng không có quyền tắt hoạt động của hệ thống.
Replicators: đây là nhóm người sử dụng đặc biệt, được dùng với dịch vụ sao chép thư mục. Nhà quản trị và người điều hành có thể thiết lập dịch vụ này để quản lý hoạt động sao chép tập tin, thư mục trong vùng. Nếu làm như vậy người quản trị phải thiết lập tài khoản người dùng đặc biệt cho dịch vụ sao chép rồi kết lập tài khoản này vào nhóm Replicators.
Hình 8 – 5Hình 2.1 – 18. Lựa chọn người, nhóm người
Hình 2.1 – 18. Lựa chọn người, nhóm người
5. Kích chuột vào nút OK hoặc Close cho đến khi thoát cửa sổ Properties
8.2. Dùng chung thư mục được chia xẻsẻ
Để truy cập đến tài nguyên vừa được chia sẻ, khi ta đang ngồi ở máy khác, có nhiều cách:
Cách 1: Vào Start > Run. Gõ \\tenmay hoặc thay tên máy bởi địa chỉ IP của máy đó ví dụ \\192.168.0.110 và nhấp vào nút OK. Ở đây địa chỉ IP 192.168.0.110 là của máy từ xa có tài nguyên được chia sẻ. Nếu yêu cầu nhập tài khoản truy cập thì dùng tài khoản đã tạo ở trên test và 123456 để truy cập.
Hình 8 – 6Hình 2.1 – 19. Truy nhập vào máy tính khác
Cách 2: Trên thanh địa chỉ của cửa sổ Windows Explorer gõ \\tenmay hoặc thay tên máy bởi địa chỉ IP của máy đó ví dụ \\192.168.0.110 và Enter. Nếu yêu cầu đăng nhập thì dùng tài khoản đã tạo ở trên test và 123456 để truy cập.
Hình 8 – 7Hình 2.1 – 20. Nhập tài khoản truy nhập
Hình 2.1 – 20. Nhập tài khoản truy nhập
Bạn Ta sẽ nhìn thấy tất cả các tài nguyên được chia sẻ.
Hình 8 – 8Hình 2.1 – 21. Các tài nguyên chia xẻsẻ
Hình 2.1 – 21. Các tài nguyên chia xẻsẻ
Chú ý: Windows 2K hoàn toàn có nhận biết các máy thông qua tên máy hoặc địa chỉ IP của máy. Thực ra nếu bạn gõ tên máy thì máy tính gửi truy vấn ra toàn bộ mạng, tên máy sang địa chỉ IP, truy vấn yêu cầu dịch (resolve) tên máy tính đó sang địa chỉ IP. Nếu có máy chủ WINS thì sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ WINS để phân giải tên máy sang địa chỉ IP.
8.3. Chia sẻ máy in
Chia sẻ máy in
Vào Start > Settings > Control Panel. Kích đúp chuột vào Printers
Hình 8 – 9Hình 2.1 – 22. Chia xẻsẻ máy in
Chọn máy in muốn chia sẻ và kích chuột phải chọn Sharing
Hình 8 – 10Hình 2.1 – 23. Chọn sharing để chia xẻsẻ
Chọn Share as và gõ đặt tên cho máy in. Rồi ấn OK.
8.4. In ấn trong mạng
Giả sử máy tính có tên là Huong đã chia sẻ máy in và ta ngồi ở một máy tính khác sẽ truy nhập vào máy tính Huong và sử dụng máy in đó như máy in được cài đặt trên máy sử dụng. Việc truy nhập vào máy tính khác giống như việc truy nhập chia sẻ tệp đã nói ở trên có nghĩa là để truy nhập vào máy Huong ta phải có được 1 tài khoản truy nhập vào máy tính Huong.
Vào Start > Run gõ \\tenmay ở đây tên máy truy nhập tới là \\Huong rồi ấn Enter.
Nếu yêu cầu nhập thông tin tài khoản, bạn sẽ phải nhập thông tin tài khoản giống cửa sổ dưới đây.
Hình 8 – 11Hình 2.1 – 24. Nhập tài khoản truy nhập
Các tài nguyên được chia sẻ hiển thị trên cửa sổ. Bạn Ta sẽ nhìn thấy máy in được chia sẻ. Ở đây là máy in có tên là HPLaserJ và HPLaserJ.2
Hình 2.1 – 25. Các tài nguyên được chia xẻsẻ
Chọn máy in muốn kết nối, kích chuột phải chọn Connect. Như vậy máy in được cài máy tính từ xa sẽ được sử dụng như máy in được cài đặt trên chính máy đang ngồi.
Hình 8 – 12Hình 2.1 – 26. Kết nối tới máy in
Để kiểm tra lại vào mục máy in của máy tính đang ngồi để xem đã kết nối tới chưa bằng cách vào Start > Settings > Printers and Faxs
8.5. Các dịch vụ trên mạng Internet
Khi Internet mới ra đời, chỉ cómột số ít máy tính chủ - máy tính cung cấp các dịch vụ, và hầu hết người sử dụng đều có thể biết được ở đâu có thể tìm được thông tin mình cần. Mục đích sử dụng ban đầu chỉ đơn thuần phục vụ cho nghiên cứu và không kinh doanh nên các dịch vụ của Internet không nhiều, đơn giản, nghèo thông tin và sử dụng khó khăn. Công cụ để truy nhập đến các tài nguyên thông tin cũng đơn giản và sẵn có trên các hệ thống máy tính. Ngày nay, bên cạnh nhiều dịch vụ miễn phí, có rất nhiều dịch vụ được kinh doanh trên Internet đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà cung cấp. “Sản phẩm” chính mà Internet cung cấp cho người dùng là thông tin. Thông tin thường ở dạng tệp lưu trữ trong các máy tính chủ, máy tính cung cấp dịch vụ, và có thể trình bày bằng nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào loại dịch vụ của Internet được sử dụng. Các dịch vụ trên Internet thường được tổ chức theo mô hình quan hệ Khách-dịch vụ (CLIENT-SERVER). Mô hình quan hệ Khách-dịch vụ được sử dụng phổ biến để xây dựng mạng và các ứng dụng trên mạng để phân phối quá trình xử lý giữa máy tính và người sử dụng (client) và máy tính dịch vụ (server). Trong mô hình quan hệ này, người sử dụng gửi yêu cầu truy nhập thông tin hay dịch vụ nào đó tới máy dịch vụ. Máy tính dịch vụ nhận yêu cầu, khởi động thông tin hay dịch vụ được yêu cầu gửi đến người sử dụng. Đây là quan hệ Khách hàng-dịch vụ thông thường.
Khi truy nhập tới các máy dịch vụ WEB (WEB server), máy tính dịch vụ Web chuyển tới người dùng một trang thông tin ở dạng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML page), người sử dụng thực hiện chọn lựa các thông tin cần thiết ngay trên trang này và yêu cầu tự động chuyển tới máy chủ, nơi chứa các tài nguyên yêu cầu. Vì số lượng truy nhập tới các máy dịch vụ rất cao nên thường yêu cầu truy nhập của người sử dụng phải được vào hàng chờ phục vụ trên các máy dịch vụ.
Mô hình quan hệ khách hàng-dịch vụ được hầu hết các nhà cung cấp công nghệ như Netscape, Sun, Microsoft… áp dụng để tạo lập các ngôn ngữ và môi trường cho các dịch vụ thông dụng.
Trên Internet có các dịch vụ rất thông dụng và các loại dịch vụ có tính chuyên nghiệp kinh doanh hoặc cho các mục đích riêng. Một người sử dụng bất kỳ nào trên Internet chí ít cũng phải sử dụng được các dịch vụ thông dụng. Điều này có nghĩa là bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ trên Internet nào (ISP) tối thiểu cũng phải cung cấp cho người dùng những dịch vụ thông dụng và ta coi đó là những dịch vụ cơ bản nhất trên Internet. Các dịch vụ cơ bản trên Internet có thể phân ra làm 4 nhóm:
- Các dịch vụ lấy thông tin (FTP và Gopher)
- Các dịch vụ tìm kiếm thông tin (WAIS, archie, Veronica)
- Các dịch vụ truyền thông (Email, Telnet, UseNet, IRC)
- Các dịch vụ thông tin đa phương tiện (World Wide Web)
8.5.1. Dịch vụ truyền tệp tin (file transfer protocol)
Dịch vụ truyền tệp tin FTP cho phép người sử dụng nhận các tệp tin từ máy tính ở xa hay chuyển các tập tin tới đó. Dịch vụ này sử dụng giao thức truyền tệp FTP thuộc họ giao thức TCP/IP làm công cụ truyền tệp. Các tệp tin có thể ở dạng: tập tin văn bản, tư liệu, cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng hay hệ điều hành máy tính, tập hình ảnh tĩnh hay động (video, movie), tập âm thanh thoại hay nhạc (sound, music). Để sử dụng các dịch vụ này, trên máy tính của người sử dụng phải có phần mềm FTP (FTP-client) và đăng lý quyền sử dụng dịch vụ (account) với máy tính dịch vụ FTP ở xa (FTP-server) cho phép truyền tải các tệp tin. Các nhà cung cấp dịch vụ thường tạo lập các máy tính dịch vụ FTP giấu tên kết nối với các máy tính chủ ở xa và chuyển tải các tệp tin từ các máy chủ về mà không cần phải đăng ký quyền sử dụng (account) trên các máy chủ đó. Các máy dịch vụ FPT dấu tên là một trong những phương tiện chính để phân phát các tài nguyên phần mềm và thông tin tư liệu trên toàn bộ Internet. Trên máy tính dịch vụ FTP dấu tên lưu trữ phần mềm khác nhau, như các hệ điều hành cho các hệ thống máy tính khác nhau (UNIX, IBMPC, Macintosh...), các hệ ứng dụng, truyền thông các tập nhạc, phim ảnh và nhiều thông tin tư liệu. Hầu hết chúng đều cung cấp miễn phí cho người sử dụng...
8.5.2. Dịch vụ tìm kiếm thông tin
- Dịch vụ Archie (Archie Service) Tìm kiếm thông tin theo danh sách tập tin
Để trợ giúp cho người sử dụng tìm kiếm nhanh các tệp tin cần, trên Internet tạo lập ra các máy tính dịch vụ (ARCHIE SERVER), trên đó lập chỉ số của các tệp tin chứa trên các máy dịch vụ FTP giấu tin trên Internet. Để tạo lập danh sách này, các máy tính dịch vụ lưu trữ phải thường xuyên kết nối với các máy tính dịch vụ FTP giấu tin để cập nhật danh sách tất cả các tệp có trên các máy dịch vụ FTP dấu tên. Những danh sách đó có được xây dựng thành các cơ sở dữ liệu (CSDL) có chỉ số hóa để người sử dụng truy nhập và thực hiện tìm kiếm tệp tin dễ dàng. Để truy nhập tới các máy dịch vụ lưu trữ, người sử dụng phải có trên máy tính của mình chương trình sử dụng dịch vụ Archie (Archie cho người dùng đầu cuối – archie client), hoặc dùng giao thức kết nối với máy chủ từ xa Telnet. Khi truy nhập tới CSDL của máy dịch vụ lưu trữ, người sử dụng chỉ cần đưa tên tệp cần lấy về và máy dịch vụ lưu trữ sẽ trả lời bằng sự cung cấp tên và địa chỉ của máy chủ nơi có chứa tệp tin đó. Sau đó người dùng kết nối với máy dịch vụ FTP và nhanh chóng chuyển tệp tin về máy tính của mình bằng chương trình FTP client mà không phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm nữa. Điều này có lợi cho nhà cng cấp dịch vụ và cả người sử dụng, vì nhà cung cấp dịch vụ phục vụ được nhiều người dùng hơn, còn người sử dụng thì trả phí chiếm kênh điện thoại (phí thời gian) ít hơn.
- Dịch vụ Veronica – Tìm kiếm thông tin theo danh mục của các thực đơn
Có thể dùng thêm dịch vụ Veronica để trợ giúp người dùng tìm kiếm nhanh hơn các máy tính dịch vụ Gopher chứa các thông tin và các tập tin mong muốn. Cũng tương tự như Archie, trên máy tính dịch vụ Veronica tạo CSDL phục vụ cho tìm kiếm. Veronica là dịch vụ tìm kiếm các danh mục của thực đơn trên các máy dịch vụ Gopher. Để sử dụng Veronica người sử dụng cần phải kết nối với một máy tính dịch vụ Gopher để được phép truy nhập tới một máy tính dịch vụ Veronica. CSDL phục vụ cho tìm kiếm của máy dịch vụ Veronica được xây dựng bằng cách quét các thực đơn của tất cả các máy dịch vụ gopher trên toàn cầu và có thể tìm thấy được không gian gopher mà người sử dụng mong muốn. Khi đó máy dịch vụ Veronica xây dựng một thực đơn Gopher chứa tất cả các danh mục phù hợp với nhu cầu sử dụng. Người sử dụng chỉ việc kiểm tra lại những danh mục đó bằng cách chọn chúng trên thực đơn tương tự như cách chọn thẳng các danh mục mong muốn trên thực đơn từ các máy dịch vụ gopher. Như vậy, cũng như các máy tính dịch vụ lưu trữ (archie server), các máy dịch vụ Veronica rất cần thiết để hỗ trợ tìm kiếm thông tin và các tập tin mong muồn nhanh hơn tiết kiệm thời gian chiếm đường dây điện thoại của người sử dụng khi khai thác dịch vụ gopher, giảm chi phí đồng thời sự cung cấp dịch vụ này sẽ hiệu quả hơn.
- Dịch vụ WAIS – Tìm kiếm thông tin diện rộng
Đây là dịch vụ cho phép người dùng tìm kiếm tất cả tài liệu trên toàn cầu theo một chủ đề nào đó. Người sử dụng phải có chương trình WAIS client chạy trên máy tính của mình để kết nối với máy tính dịch vụ thông tin diện rộng (Wide Area Information Server). Thủ tục tìm kiếm đơn giản: người sử dụng, trên máy tính của mình viết một dòng chủ đề của tài liệu yêu cầu tìm kiếm ở cách hành văn bình thường, và gửi tới WAIS server. WAIS server tiếp nhận yêu cầu và tìm trong CSDL của nó tất cả các tài liệu liên quan đến chủ đề yêu cầu, nếu tìm thấy, nó chuyển lại cho các tài liệu đó các chỉ số, để sau đó người sử dụng dùng để chuuển tải các tài liệu và hiển thị các tài liệu đó trên máy tính của mình.
Một trong những đặc điểm mấu chốt của hệ thống WAIS là khả năng của WAIS server có các chỉ số trỏ tới các WAIS server khác trong không gian WAlS (WAIS space), và người sử dụng có thế chọn lấy một điểm trung tâm trên Internet, tức là chọn một WAIS server nào đó làm điểm bắt đầu tìm kiếm. Ví dụ, nếu muốn tìm tất cả các bài nói chuyện của Tổng thống Clinton ở Atlanta, Georgia, trước hết truy nhập tới CSDL của máy dịch vụ quake.think.com và trên CSDL của máy tính này tìm “Tổng thống Clinton” (Clinton Speechs). Sử dụng tiếp CSDL Speeches để tìm theo “Atlanta Georgia”. Lần tìm kiếm này trả lại kết quả là danh sách một số tài liệu nội dung các bài nói chuyện của tổng thống Clinton ở Atlanta Georgia. Đứng đầu danh sách các tài liệu này này là tài liệu phù hợp với yêu cầu của người sử dụng nhất. Việc còn lại của người dùng là chuyển tài liệu cần từ nguồn về máy của mình và hiển thị nội dung tài liệu. Các tài liệu hình ảnh cũng có thể hiển thị được… CSDL phục vụ cho tìm kiếm cũng được chỉ số hóa để tìm kiếm nhanh. Sự chỉ số hóa giống như cơ chế chỉ số hóa cho các tệp CSDL trong Foxpro, dbase…
8.5.3. Các dịch vụ truyền thông
- Dịch vụ thư điện tử
E-Mail là dịch vụ cho phép người sử dụng có thể gửi và nhận thư với bất kỳ người sử dụng nào trên Internet. Để sử dụng được dịch vụ này, người sử dụng phải có một đăng ký (account) quyền trên một máy tính cung cấp dịch vụ (E-MAIL SERVER) và được máy dịch vụ cung cấp một địa chỉ hộp thư cho riêng mình. Trên máy tính của mình phải có một chương trình ứng dụng chuyên sử dụng hay có chức năng sử dụng dịch vụ thư điện tử. Sự trao đổi thư thông qua địa chỉ hộp thư đăng ký và giao thức ”truyền tệp đơn giản” SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) của họ giap thức TCP/IP là tiêu chuẩn để thực hiện truyền thư điện tử)
- Dịch vụ kết nối mạng qua đường điện thoại TELNET
Telnet là từ viết tắt của ”networking over the telephone”, nghĩa là kết nối mạng qua đường dây, điện thoại, hay thường gọi là đăng ký sử dụng từ xa.
Có rất nhiều máy chủ trên Internet cung cấp các tài nguyên thông tin thuộc đủ mọi lĩnh vực từ nông lâm nghiệp đến khoa học nghiên cứu vũ trụ, thông tin về thời tiết, khí hậu, thể thao, y tế, giáo dục đào tạo.... Để truy nhập đến các nguồn tài nguyên đó, trên máy tính của mình, người sử dụng chạy chương trình Telnet Client cho phép người sử dụng kết nối với máy chủ nào ở xa qua đường điện thoại (dial-up) và khai thác tài nguyên máy chủ đó như là ngồi ngay tại máy chủ đó. Ví dụ, máy tính chủ chứa kho dữ liệu của thư viện Khoa học xã hội (KHXH) Hà Nội, và một Việt kiều đang sống ở Mỹ muốn tìm đọc một số tư liệu có thể có trong thư viện này. Cho rằng máy tính chủ của thư viện cung cấp dịch vụ Telnet, thì người Việt kều nó, nếu như có quyền truy nhập do nhà quản trị máy chủ thư viện KHXH cung cấp, và trên máy tính của mình có chương trình ”telnet” tới máy chủ của thư viện KHXH HN và tra cứu trên catalog thư viện, chọn đọc tư liệu như là anh ta ngồi đọc tại thư viện KHXH HN (chứ không phải là ở Mỹ). Đa số các máy chủ chứa các tài nguyên thông tin lớn, muốn cung cấp cho người dùng đều cài dịch vụ Telnet, và trên các máy chủ này thường có thực đơn chỉ dẫn cách truy nhập vào các tài nguyên thông tin tư liệu dễ dàng.
Để sử dụng được dịch vụ Telnet, người sử dụng phải đăng ký quyền sử dụng với các máy tính dịch vụ Telnet chứa các tài nguyên thông tin.
- Dịch vụ các nhóm tin UseNet (News)
Dịch vụ các nhóm tin trên Internet UseNet (Internet Newsgroups) tạo khả năng cho người dùng tham gia vào các cuộc thảo luận, hội nghị trong thời gian thực (online). Bản chất của dịch vụ này là, nếu bạn muốn gửi một bài báo, (hay một bản bài viết về một công trình của bạn)... lên Internet mong để mọi người trên Internet đánh giá bình luận, thì bằng phần mềm News client chạy trên máy của bạn, bạn có thể gửi bài báo đến các máy tính của những người tham gia trong nhóm tin thông qua máy tính dịch vụ các nhóm tin (NEWS SERVER), những người khác lại có thể gửi bài báo của bạn tới những máy tính khác của những người tham gia nhóm tin. Như vậy, trong vài giờ, bài báo của bạn được hầu hết những người giam gia nhóm tin trên Internet nhận và đọc, họ có thể trao đổi và gửi cho bạn đánh giá của họ về bài báo của bạn. Tương tự, nếu bạn tham gia vào một nhóm tin nào đó, bạn có thể nhận được những bài báo, tác phẩm nào đó của những người tham gia cùng nhóm tin. Lúc đó bạn có thể gửi bản nhận xét về bài báo đó trên nhóm tin. Trên máy tính dịch vụ các nhóm tin thường tạo ra các không gia cho các chủ đề khác nhau.
Ví dụ, tay hãy tưởng tượng trong đời thường, một khu nhà lớn chuyên tổ chức các hội thảo hay hội nghị về khoa học kỹ thuật, trong nhà đó, có nhiều phòng hội thảo, mỗi phòng có biển đề phía cửa tên chủ đề hội thảo, trong phòng lại có tóm tắt về nội dung hội thảo. Trong một phòng hội thảo chưa bắt đầu, trong một số phòng khác lại có các cuộc hội thảo về các chuyên đề khác nhau đang diễn ra sôi nổi. Bây giờ, bạn là người được quyền tham gia hội thảo hay được chọn tham gia bất cứ hội thảo nào, bạn đến khu nhà hội thảo, tìm phòng nào có chủ đề thích hợp, và đăng ký tham dự, nêu câu hỏi cho diễn giả, và tranh luận. Dịch vụ các nhóm tin cũng tương tự. Máy tính dịch vụ NEWS SERVER coi như là khu nhà hội thảo hội nghị lớn, các không gian trên máy dịch vụ dành cho các chủ đề khác nhau là các phòng hội thảo riêng. Nhà cung cấp dịch vụ ISP sở hữu máy dịch vụ NEWS sẽ phải cấp quyền truy cập dịch vụ NEWS (quyền tham gia một hay nhiều nhóm tin) cho người sử dụng của mình (cũng gần như là phát giấy mời hội thảo, hội nghị). Trên Internet có hàng ngàn nhóm tin (hay chủ đề), và người sử dụng có thể tìm kiếm và đăng ký tham gia, dĩ nhiên là phải trả phí tổn nào đó cho các nhà cung cấp. Các bài viết đưa lên NEWS tương tự như là viết thư điện tử, nó có phần đầu bài ghi thông tin để cho phần mềm NEWS client xác định người gửi bài và gửi bài tới đúng nhóm tin, phần thân bài là nội dung, phần kết thúc bài có thể là chữ ký hay một vài dòng nói về tác giả.
- Dịch vụ IRC – Trò chuyển trên Internet (Internet Relay Chat)
Dịch vụ này được phát triển từ những năm 1980 và có nguồn gốc từ chương trình TALK của hệ điều hành UNIX. Nó cho phép nhiều người dùng cùng đồng thời ”trò chuyện” với nhau (bằng bấm phím đưa các dòng hội thảo trực tiếp trên máy tính). Những người được cấp quyền sử dụng dịch vụ này, khi muốn nói chuyện với nhau phải chạy chương trình IRC client, để truy nhập tới máy tính dịch vụ IRC (IRC SERVER). Khi đã truy nhập được máy dịch vụ, họ phải chọn kênh (channel) chủ đề để trò chuyện hay thảo luận. Khi đó họ có thể gõ bảng phím đưa các dòng hội thoại vào máy, đồng thời họ có thể xem được chính trên màn hình máy tính của mình những gì mà người ở xa đang gò vào để trò chuyện hay thảo luận. Như thế, quá trình trò chuyển diễn ra trong thời gian thực (nhưng dĩ nhiên là chậm hơn rất nhiều khi ta nói chuyện bằng điện thoại).
8.5.4. Dịch vụ đa phương tiện toàn cầu
Trong những năm Internet mới ra đời, sự truy nhập tới các nguồn tài nguyên của các hệ thống máy tính chủ, máy tính dịch vụ đòi hỏi NSD phải có hiểu biết và ghi nhớ các dòng lệnh của hệ điều hành UNIX, đó là hạn chế rất lớn.
Cuối những năm 1980, người ta đã tìm cách xây dựng một dịch vụ để cho phép bất kỳ ai có thể truy nhập một cách dễ dàng và hiển thị được các văn bản lưu trữ trên máy tính dịch vụ ở bất kỳ chỗ nào trên Internet. Để thực hiện được vấn đề này, một dạng tiêu chuẩn đối với các văn bản đã được phát triển, nó cho phép liên kết với các văn bản khác được tạo lập ngay bên trong. Nghĩa là văn bản trong văn bản, WWW đã được phát triển trong hoàn cảnh đó.
World Wide Web (hay đơn giản là WEB) là một tập hợp các văn bản liên kết với nhau bên trong và được lưu trữ ở các máy tính dịch vụ trên toàn cầu. Các văn bản của WEB không phải là các văn bản dạng mạng ASCII bình thường mà các văn bản mã ASCII chứa các lệnh của một ngôn ngữ, gọi là ngôn ngữ siêu văn bản HTML (Hypertext Markup Language). HTML cho phép đưa vào bên trong một văn bản các liên kết với văn bản khác. Một trường liên kết văn bản có thể là một từ, nhóm từ hay một biểu tượng hình ảnh, mà khi NSD đưa con chuột điều khiển vào đó, ấn phím chuột để chọn liên kết, từ đó sẽ xuất hiện một văn bản WEB khác trên màn hình. Bên trong một trang văn bản chứa có thể có nhiều liên kết với nhiều văn bản khác, và mỗi văn bản WEB có thể chỉ là chữ bình thường (text) hay là hình ảnh tĩnh, động (movie), video và âm thanh. Để xem được các thông tin ở dạng siêu văn bản chứa trên các máy tính dịch vụ WEB (WEB SERVER), NSD phải có phần mềm WEB client chạy trên máy tính của mình. Các máy tính chạy dưới Windows 95 đều có sẵn phần mềm Internet Explorer cho phép sử dụng được các dịch vụ cơ bản của Internet, trong đó có các dịch vụ WEB. Hầu hết các phần mềm WEB client còn cho phép sử dụng được các dịch vụ khác như FTP và Gopher. Dịch vụ WEB cung cấp cho NSD vô cùng phong phú các loại sản phẩm của thông tin với sự trình diễn của công nghệ multimedia. Ta có thể xem phim hình ảnh, nghe nhạc, chơi trò chơi điện tử, truy nhập các kho tàng dữ liệu thuộc đủ lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học kỹ thuật. Các hình thức kinh doanh, buôn bán, thanh toán tài chính, quảng cáo, dịch vụ du lịch, đặt chỗ hàng không, đường sắt, khách sạn trên Internet trên nền của dịch vụ WEB rất thuận tiện. Có thể nói, công nghệ WEB là tiêu biểu cho sự kỳ diệu của Internet...
CHƯƠNG 9. KIẾN THỨC THAM KHẢO
9.1. Mạng cáp quang
Ngày nay cáp quang được sử dụng rộng rãi nhất so với các loại khác sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực:công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, truyền hình mạng IPTV... Với ưu điểm truyền được tốc độ cao, có thể nói cáp quang khai sáng thông tin mạng toàn cầu.
- Năm 1966 Charles Kuen Kao và George Hockman đã công bố phát hiện về sợi quang – những sợi thủy tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn sợi tóc. Nhưng khi truyền ánh sáng thì bị suy sao (suy giảm) cường độ (dB – dexibel) theo từng kilomet.
- Năm 1970 Corning Glass Works, hãng sản xuất gốm sứ và thủy tinh của Mỹ, bất ngờ tuyên bố họ đã chế tạo một cáp quang phá vỡ giới hạn 20 dB (17 dB/km).
- Cuối những năm 1970 các công ty viễn thông đã quyết định và triển khai và sử dụng công nghệ này. Và nó thực sự trở lên thành cuộc cách mạng vào những năm 1970.
9.1.1. Hiện tượng tác sắc ánh sáng.
Hiện tượng một xung ánh sáng bị giãn rộng ra về mặt thời gian sau một quãng đường truyền nhất định trong sợi cáp quang được gọi là hiện tượng tán sắc trong sợi cáp quang. Có ba nguồn gây nên hiện tượng tán sắc đó là:
- Tán sắc vật liệu
- Tán sắc dẫn sóng
- Trễ nhóm
Đối với các bước sóng trong phạm vi 1550nm thì tán sắc vật liệu là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tán sắc. Tán sắc vật liệu sinh ra là do trong một sợi cáp quang, vận tốc ánh sáng cũng như chiết xuất của quang sợi là một hàm số của bước sóng ánh sáng tín hiệu. Hình vẽ 9.1 – 1 biểu diễn sự thay đổi của vận tốc nhóm của một xung ánh sáng đối với các bước sóng khác nhau trong một sợi cáp quang thông tin ở chế đơn (single mode) thông thường.
Hình 9.1 – 1. Sự thay đổi của vận tốc nhóm theo bước sóng trong quang sợi đơn một thông thường
Trên hình vẽ 9.1 – 1, dễ dàng nhận thấy tại các bước sóng vùng cửa sổ 1550nm, vận tốc nhóm tỷ lệ nghịch với bước sóng của ánh sáng. Như chúng ta đã biết, trên thực tế không thể có một nguồn sáng đơn sắc tuyệt đối, mọi nguồn sáng đều có một độ rộng phổ nhất định. Giả sử một xung ánh sáng có bước sóng trung tâm tại 1550nm, độ rộng phổ Δλ0 truyền qua một sợi cáp quang đơn mode. Các thành phần bước sóng dài hơn của xung sẽ chuyền chậm hơn các thành phần bước sóng ngắn hơn. Như vậy, sau một quãng đường truyền đủ dài, độ rộng xung sẽ bị kéo giãn ra tới mức hai xung kế tiếp nhau sẽ bị chèn lên nhau (hình 9.1 - 2). Hậu quả là thiết bị ở đầu thu sẽ không thể phân biệt được 2 xung riêng biệt. Để thiết bị thu được tín hiệu xung, người ta phải giảm tốc độ truyền hoặc rút ngắn khoảng cách giữa bên phát và bên thu.
Hình 9.1-2 b) xung thu được tại đầu thu
Hình 9.1-2 a) xung tại đầu phát
Hậu quả của tán sắc đối với tốc độ truyền của mạngvà thiết bị thu không thể phân biệt được hai xung kế tiếp
9.1.2. Sợi quang học
Những sợi cáp quang, dao động nhờ ánh sáng, được coi là hệ thống đường giao thông của siêu xa lộ thông tin. Bằng cách chuyển hoá hàng tỉ dữ liệu số hoá thành những tín hiệu ánh sáng, một sợi quang học siêu nhỏ có thể tải được 10 triệu cuộc điện thoại trong cùng một lúc
Thông tin được truyền dẫn qua cáp quang bắt đầu ở dạng một dòng điện mang theo một lượng dữ liệu số hoá. Một nguồn sáng, thường là nguồn laser, chuyển hoá dòng điện này thành những xung ánh sáng và đưa chúng vào những sợi cáp. Ở điểm nhận tín hiệu, một điốt ảnh (thiết bị dò ánh sáng) nhận xung ánh sáng và chuyển hoá chúng thành dòng điện và tái tạo lại thông tin gốc. Xung ánh sáng đi qua lõi của sợi quang bằng rất nhiều hướng được gọi là những đường dẫn (mode) bằng cách phản xạ qua lớp sơn bọc ngoài.
Trong một sợi cáp quang, những luồng dữ liệu khác nhau được đưa qua lõi của sợi cáp cùng lúc sử dụng những bước sóng thấp khác nhau của ánh sáng cho mỗi luồng. Ánh sáng có thể đi theo dạng zic zac đối với khi truyền tin ở khoảng cách ngắn. Với khoảng cách xa, những sợi mỏng hơn được sử dụng để truyền tín hiệu ánh sáng qua một đường đi có tính chất định vị hơn và qua thẳng tâm của sợi.
Lõi thuỷ tinh của một sợi cáp quang ban đầu giống như một thanh vật liệu mỏng và rắn được gọi là vật liệu hình thành (preform). Hai loại khí là silicon dioxit và germani dioxit sẽ được bơm vào một ống rỗng. Đèn đốt di chuyển từ dưới lên trên chiếc ống và làm nóng nó từ phía dưới cho đến khi lõi thuỷ tinh rắn được định hình hoàn toàn bên trong.
Vật liệu hình thành được hạ nhiệt trong tháp có nhiệt độ 1.900 độ C. Khi thuỷ tinh thẳng đứng tan chảy, nó sẽ trở về trọng lượng thực. Một bộ phận máy đặc biệt có nhiệm vụ kéo thuỷ tinh thành những sợi hình trụ.
Sợi quang học là những sợi mỏng như sợi tóc được làm bằng thuỷ tinh hoặc có lúc là bằng nhựa, có tác dụng truyền phát dữ liệu số với tốc độ ánh sáng; với tốc độ này có thể đi vòng quanh Trái đất 7 lần trong 1 giây đồng hồ. Loại dây cáp này có giá thành rẻ hơn lại tải được lượng tín hiệu lớn hơn dây đồng mà chúng thay thế. Những cuộc gọi quốc tế và kết nối internet tốc độ cao có giá thành cực rẻ chính là nhờ sự ra đời của cáp quang.
9.1.3. Cáp sợi quang
Sợi quang là những dây nhỏ và dẻo truyền các ánh sáng nhìn thấy được và các tia hồng ngoại. Chúng có lõi ở giữa và có phần bao bọc xung quanh lõi. Để ánh sáng có thể phản xạ một cách hoàn toàn trong lõi thì chiết suất của lõi lớn hơn chiết suất của áo một chút.
Vỏ bọc ở phía ngoài áo bảo vệ sợi quang khỏi bị ẩm và ăn mòn, đồng thời chống xuyên âm với các sợi đi bên cạnh và làm cho sợi quang dễ xử lý. Để bọc ngoài ta dùng các nguyên liệu mềm và độ tổn thất năng lượng quang lớn.
Hình 9.1 – 3. Cáp sợi quang
Lõi và áo được làm bằng thuỷ tinh hay chất dẻo (Silica), chất dẻo, kim loại, fluor, sợi quang kết tinh). Ngoài ra chúng được phân loại thành các loại sợi quang đơn mode và đa mode tương ứng với số lượng mode của ánh sáng truyền qua sợi quang. Ngoài ra chúng còn được phân loại thành sợi qaung có chỉ số bước và chỉ số lớp tuỳ theo hình dạng và chiết suất của các phần của lõi sợi quang.
9.1.4. Kết nối cáp quang với mạng Ethernet.
Đối với mạng Ethernet việc sử dụng các loại cáp xoắn đôi (Cat5, Cat5e, Cat6) thì việc kết nối khá đơn giản, các dụng cụ và thiết bị cũng đơn giản. Việc bấm đầu kết nối RJ-45 rất dễ nhưng để kết nối giữa hai điểm dùng cáp quang hay giữa cáp quang và ethernet lại không hề đơn giản, phải sử dụng các thiết bị thường đắt tiền và yêu cầu độ chính xác cao: máy hàn cáp quang, máy mài, máy cắt… Dưới đây là mô hình kết nối với các thiết bị thông dụng để nối cáp quang vào mạng Ethernet
Hình 9.1 – 4. Mô hình kết nối
Theo mô hình ở trên cáp quang được triển khai kết nối vào hộp phối quang (hộp đấu nối quang) ký hiệu là ODF. Hộp phối quang thường từ 8 đến 24 sợi. Sau đó dùng dây nhảy quang (patch cord) để nối từ hộp phối quang đến bộ chuyển đổi (converter). Bộ chuyển đổi có một cổng Ethernet dùng để kết nối với mạng Ethernet, thường dùng cáp Cat5 và đầu kết nối RJ-45
9.2. Công nghệ mạng mạng diện rộng (WAN)
Công nghệ mạng WAN (mạng diện rộng) bao gồm các công nghệ mạng tiên tiến để triển khai mạng diện rộng, bao gồm các công nghệ: Lease-line, Frame Relay, ATM, ISDN, ADSL.
9.2.1. Leased-line
Cách kết nối phổ biến nhất hiện nay giữa hai điểm có khoảng cách lớn vẫn là Leased Line (tạm gọi là đường thuê bao). Leased Line là các mạch số (digital circuit) kết nối liên tục, được các công ty viễn thông cho thuê, nên có tên là Leased Line. Leased Line được phân làm hai lớp chính là Tx (theo chuẩn của Mỹ và Canada) và Ex (theo chuẩn của châu Ấu, Nam Mỹ và Mehicô), x là mã số chỉ băng thông (bandwidth) của kết nối. Thông số kỹ thuật của các đường truyền Tx và Ex được liệt kê trong bảng dưới.
Hình 9.23.2 – 16. Mạng Lease-line
T0/E0 là tương đương với một kênh truyền thoại đơn lẻ, T0 hoạt động ở tốc độ 56 Kbps và E0 hoạt động ở tốc độ 64 Kbps. Sở dĩ có sự khác biệt về tốc độ là vì các hệ thống viễn thông ở Bắc Mỹ dùng giao thức truyền tín hiệu cũ hơn, đảm bảo tạo ra chế độ sử dụng luân phiên 8 bit. Các máy biến đổi cảm ứng điện từ (Magnetic inductance transformer) trên công tắc chuyển mạch điện thoại (phone switch) cũ sẽ không khóa cứng (block) các công tắc chuyển mạch luân phiên (alternating switch) hiện nay. Còn chuẩn của châu Ấu sử dụng 8 bit để truyền tải thông tin do hệ thống chuyển mạch ở đây không dùng máy biến đổi cảm ứng. T0 và E0 tạo nền tảng cho các dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao hơn vì các đường điện thoại tầm xa (Telephone trunk line - Thực ra trong ngành viễn thông, khái niệm mối kết nối được chia làm 3 loại tách biệt là trunk, channel và line, nhưng do phạm vi của bài viết và vấn đề thuật ngữ khi dịch ra tiếng Việt, tôi không bàn sâu về sự khác biệt của 3 khái niệm này, và sẽ có đôi chỗ dùng chung các khái niệm) đều có thể truyền cuộc thoại được số hóa (digitized voice conversation). Tất cả các công ty điện thoại đều tối ưu hóa đường truyền của họ cho dịch vụ truyền thoại (voice service).
Bên cạnh việc phân chia trực tiếp các mức độ khác nhau của dịch vụ E/T, có nhiều đường truyền cung cấp dịch vụ phân chia nhỏ hơn, cho phép người dùng đặt thuê một số lượng bất kỳ các kênh (channel) T0 trong một đường truyền T1 (tất nhiên số channel T0 đặt thuê phải nhỏ hơn hoặc bằng số channel T0 có trong một đường T1), hoặc đặt thuê các channel T1 trong một đường truyền T3 (số channel T1 đặt thuê phải nhỏ hơn hoặc bằng số channel T0 có trong một đường T3). Ví dụ nếu người dùng chỉ cần (hoặc chỉ đủ tiền để trả) một đường truyền khoảng 336 Kbps, họ có thể thuê 6 channel T0 của một đường truyền T1. Trong điều kiện đó, CSU/DSU (Channel Service Unit/Digital Service Unit) của người dùng phải có khả năng hỗ trợ các kênh phân chia (fractional channel). Khi đó công ty điện thoại sẽ tính tiền một phần của đường truyền T1 cho việc phân chia một phần thông lượng đường truyền mà người dùng sử dụng. Điều này thường được gọi là committed information rate. Các đường leased line được gắn vào cổng tuần tự (serial port) của máy tính hoặc router thông qua một CSU/DSU.
9.2.2. Frame Relay
Frame Relay là dịch vụ kết nối mạng dữ liệu theo phương thức chuyển mạch khung với tốc độ cao, tạo ra băng thông lớn thích hợp với các ứng dụng phức tạp đòi hỏi tốc độ lớn và dung lượng truyền tin cao. Đây là một chuẩn của CCITT [1] và ANSI [2] định ra quá trình truyền dữ liệu qua mạng dữ liệu công cộng. Hiện tại Frame Relay phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu kết nối các mạng diện rộng và sử dụng các ứng dụng riêng với tốc độ kết nối cao (băng thông tối đa là 44,736 Mbit/s) và phục vụ cho các ứng dụng phức tạp như tiếng nói, âm thanh và hình ảnh. Đặc điểm của Frame Relay là truyền thông tin qua mạng diện rộng bằng việc chia dữ liệu thành những gói tin. Mỗi gói tin đi qua một dãy các thiết bị chuyển mạch trong mạng Frame Relay để đi đến đích.
Hình 9.2 – 2. Mạng Frame-Relay
Các công nghệ WAN được phân chia ra ví dụ như đường dây thuê bao "leased line" (T1, E1), chuyển mạch kênh (POTS, ISDN), chuyển mạch gói (X.25, Frame Relay) .v.v. Chính Frame Relay là công nghệ chuyển mạch gói, hoạt động tại các lớp vật lý và liên kết dữ liệu trong mô hình OSI nhưng không có cơ chế kiểm soát lỗi, việc kiểm soát lỗi phải nhờ vào các giao thức lớp trên như TCP chẳng hạn và do đó tốc độ truyền dữ liệu của Frame Relay nhanh hơn một số công nghệ WAN khác. Ngày nay Frame Relay là một giao thức chuẩn công nghiệp, nó có thể xử lý nhiều kênh truyền và sử dụng HDLC để đóng gói dữ liệu giữa các thiết bị kết nối.
- Frame Relay đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp
Bằng khả năng cung cấp : Tốc độ truyền thông cam kết CIR (Commited Information Rate –Tốc độ truyền thông dữ liệu tối thiểu được cam kết bởi nhà cung cấp dịch vụ), Frame Relay cho phép khách hàng đảm bảo và kiểm soát chất lượng dịch được cung cấp.
- Frame Relay tiết kiệm chi phí về thiết bị
Frame Relay cho phép thiết lập nhiều đường kết nối ảo thông qua một kênh vật lý duy nhất, điều này làm giảm thiểu chi phí thiết bị so với hệ thống mạng dùng các kênh kết nối trực tiếp
- Frame Relay tiết kiệm chi phí sử dụng
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sử dụng kênh nội hạt do việc sử dụng một kênh kết nối vật lý duy nhất tại mỗi điểm kết nối mạng.
- Đơn giản, tiết kiệm, linh hoạt trong nâng cấp
- Frame Relay nâng cao hiệu quả sử dụng mạng
Frame Relay cho phép tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng các công nghệ truyền thông khác nhau trên một mạng lưới duy nhất (Voice, Data, Video,...) Frame Relay hỗ trợ khả năng tích hợp và tương thích với các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau(X25, TCP/IP, SNA, ATM....)
- Frame Relay cung cấp khả năng quản lý mạng và bảo mật an toàn mạng lưới:
- Phạm vi cung cấp dịch vụ rộng.
Các ứng dụng trên mạng Frame Relay
- Kết nối các mạng hình nhện hoặc mạng ngang cấp " Meshed LAN Peer-to-Peer Networking" - Frame Relay ứng dụng trong kết nối các mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng WAN, MAN - Frame Relay hỗ trợ chuẩn SNA của IBM. - Phục vụ cho các ứng dụng về tiếng nói Frame Relay.
9.2.3. ATM
ATM (Asynchronous Transfer Mode) là công nghệ mới trong cài đặt đường truyền trên đường dây điện thoại chính giữa các thành phố và các công ty. ATM cho phép các công ty viễn thông tính tiền theo nhiều mức độ khác nhau của dịch vụ dữ liệu, dựa trên số tiền tính theo gói dữ liệu (packet). Ví dụ, nếu người dùng yêu cầu dữ liệu truyền theo thời gian thực (real-time guaranteed packet delivery) cho điện thoại hoặc hình ảnh video, họ sẽ trả giá cao nhất, và công ty điện thoại bảo đảm toàn bộ tín hiệu sẽ được gửi trong vòng vài phần ngàn giây tới điểm nhận.
Hình 9.2 – 3. Kết nối ATM
Lợi ích chính của ATM là nó hoạt động không phụ thuộc vào đường truyền vật lý. ATM được chia làm hai channel có chứa các ô (cell) hoạt động như tốc độ truyền bit cố định.
Khi dữ liệu được truyền giữa các mạch (circuit) có kích thước khác nhau, công tắc (switch) dồn thông tin (multiplex) vào các mạch lớn hơn và nhỏ hơn, tùy theo nhu cầu.
9.2.4. ADSL
ADSL là chữ viết tắt của Analog Digital Subscriber Line, một biến thể của đường điện thoại số chuẩn (standard digital telephone line), hoạt động thông qua kết nối đường điện thoại thông thường. ADSL thiết lập một liên kết tốc độ dữ liệu thấp tăng (low data rate up-link) và một liên kết tốc độ dữ liệu cao giảm (high data rate down-link) tương tự như dịch vụ do modem cáp cung cấp, nhưng ADSL do các công ty điện thoại đưa ra. ADSL được phát triển để cung cấp một dịch vụ thay thế cho truyền hình, nhưng nó hứa hẹn liên kết tốc độ cao và chi phí thấp cho người dùng Internet.
Tốc độ ADSL với kênh down-link từ khoảng 1Mbps đến 6Mbps, phụ thuộc vào khoảng cách từ Internet site đến công ty viễn thông, và tốc độ kênh up-link là 16 Kbps ở đầu kết nối thấp (low end) đến 640 Kbps ở đầu kết nối cao (high end). Thông thường kênh up-link hoạt động ở tốc độ 64 Kbps.
9.2.5. ISDN
ISDN từ chữ Integrated Services Digital Network nghĩa là "mạng kỹ thuật số các dịch vụ tổng hợp". Một cách tổng quát thì ISDN là loại mạng sử dụng kỹ thuật nối chuyển mạch. ISDN là một tiêu chuẩn quốc tế về truyền thông bằng âm thanh, dữ liệu, tín hiệu và hình ảnh kỹ thuật số. Một thí dụ là nó có thể dùng cho các buổi hội thảo truyền hình (videoconference) cùng lúc trao đổi hình ảnh, âm thanh, và chữ giữa các máy cá nhân có nối kết với nhóm các hệ thống hội thảo truyền hình.
Hệ thống ISDN sử dụng các nối kết qua đường dây điện thoại số cho phép nhiều kênh truyền hoạt động đồng thời qua cùng một tiêu chuẩn giao diện duy nhất. Người dùng ở nhà và các cơ sở kinh tế muốn có ISDN qua hệ thống dường dây điện thoại số cần phải cài thêm các trang bị đặc biệt về phần cứng gọi là bộ tiếp hợp (adapter). Vận tốc tối đa hiện tại của ISDN lên đến 128 Kbps. Nhiều địa phương không trang bị đưòng dây điện thoại số thì sẽ không cài đặt được kỹ thuật ISDN.
Mạng số tích hợp dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) được định nghĩa như mạng thông tin có thể đấu nối theo công nghệ số (digital) từ thuê bao chủ gọi và xử lý tất cả các loại dịch vụ thoại và phi thoại. Nói một cách khác, mạng ISDN cho phép tất cả các thông tin thoại (phone), số liệu (data) và hình ảnh (video) có thể truyền qua một đường dây thuê bao (subscriber line) với tốc độ cao và chất lượng tốt.
Hình 9.2 – 4. Kết nối ADSL
Mạng số tích hợp dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) được định nghĩa như mạng thông tin có thể đấu nối theo công nghệ số (digital) từ thuê bao chủ gọi và xử lý tất cả các loại dịch vụ thoại và phi thoại.
Nói một cách khác, mạng ISDN cho phép tất cả các thông tin thoại (phone), số liệu (data) và hình ảnh (video) có thể truyền qua một đường dây thuê bao (subscriber line) với tốc độ cao và chất lượng tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu bảo đảm kỹ thuật mạng máy tính.doc