Tại hầu hết các tỉnh thành của VN đều mọc lên những khu công nghiệp, thậm chí trong cùng một tỉnh các huyện xây thêm cụm công nghiệp huyện. Không cơ quan nào đứng ra điều phối và cân đối nhu cầu công nghiệp hóa để cho nông dân bị mất đất nông nghiệp ngày càng nhiều, trong khi đất dự án thì để trống. Lao động nông thôn trong thời gian vừa qua, nhất là những ai bị mất đất nông nghiệp, một phần nhỏ được vào làm ở khu công nghiệp gần nhà, phần lớn di cư lên thành phố tìm việc, vì ở nông thôn thì không việc làm. Số đông này, không được đào tạo tay nghề, mang thêm gánh nặng cho xã hội tại nơi họ mới đến, nhà nước phải tốn kém hơn. Kinh nghiệm các nước giải quyết vấn đề lao động nông thôn khá thành công, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, là nhờ chính sách tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn được tổ chức một cách có hệ thống theo chuỗi giá trị. Tại ĐBSCL, nếu chính sách đầu tư của nhà nước được tập trung thì chính lực lượng lao động nông thôn sẽ có điều kiện tốt để biến các tiềm năng mũi nhọn sau đây thành hiện thực:
Cây lúa: có diện tích lớn nhất và lực lượng lao động tham gia nhiều nhất, phải sản xuất cho được các loại lúa chất lượng cao cho thị trường cao cấp, đồng thời cũng sản xuất lúa cấp thấp cho các nước nghèo. Những loại lúa này phải được chế biến và đóng gói bao bì tại các trung tâm chế biến gạo theo tiêu chuẩn quốc tế do các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoặc các công ty cổ phần nông nghiệp làm chủ tại các tỉnh có trồng lúa. Đồng thời để tiêu thụ nội địa, các giống lúa năng suất cao, ngắn ngày, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá, và bệnh đốm vằn; chịu mặn, chịu phèn; chịu úng và chịu hạn phải được tiếp tục chọn tạo để cung cấp cho nông dân ở các vùng trồng lúa khó khăn. Nông dân đồng bằng sẽ là nông dân kiểu mới, áp dụng kỹ thuật hiện đại để sản xuất lúa an toàn và giá thành thấp, không làm ô nhiễm đất, nước và không khí.
82 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái cơ cấu nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long: Cần triển khai một cách đồng bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Đảng vào thực tế một cách thành công bền vững, biến tiềm năng giàu đẹp của Việt Nam thành hiện thực.
Từ sau khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo, chúng tôi thấy quán tính “an ninh lương thực” sẽ bùng dậy mạnh hơn nữa, mà kinh nghiệm thế giới đã chứng minh càng sản xuất lương thực thì người gánh tất cả hy sinh là người trồng cây lương thực, nên tại trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi đổi tên Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa ĐBSCL thành Viện NC&PT Hệ thống Canh tác ĐBSCL và chúng tôi tạo điều kiện cho các trường đại học Việt Nam có Khoa Nông nghiệp tham gia Mạng lưới Hệ thống Canh tác Việt Nam do IDRC (Canada) tài trợ từ năm 1991 nhằm nghiên cứu và đào tạo cán bộ có kiến thức và kỹ năng giúp nông dân trồng lúa trên các vùng sinh thái nước ta có thể đạt lợi tức cao hơn với cây trồng, vật nuôi trong khi, hoặc trước khi và sau khi trồng lúa. Tiếp theo đó tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ Chương trình MEKARN tương tự nhưng lấy chăn nuôi thay vì cây lúa làm cơ bản. Cả hai chương trình này đã đào tạo nên hàng trăm cán bộ khoa học thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu đa dạng hóa cơ cấu trồng lúa. Nhưng kết quả nghiên cứu đó ít được các địa phương áp dụng. Mãi đến năm 2000 Nhà nước mới có chính sách cho đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp nhưng đầu tư cũng không thấm vào đâu, nên không đạt được kết quả theo tiềm năng mà khoa học đã khám phá.
------------
* GS TS, Q. Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ
Tái cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL: Phải tập đi trước khi chạy
(LĐ) - Số 72 thanh tùng - 12:0 PM, 31/03/2015
Facebook
Viết bình luận
Bản in
Doanh nghiệp (DN) chế biến nông sản đang “khát” thiết bị, công nghệ, trong khi đó các viện, trường, cơ quan nghiên cứu lại chưa được đặt hàng nên cả hai chưa thể đến với nhau để tạo ra sự đột phá cho công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp. Đó là nội dung chủ yếu tại Hội thảo “Giải pháp tăng hàm lượng đổi mới sáng tạo trong tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) và tỉnh An Giang vừa phối hợp tổ chức tại TP.Long Xuyên.
Nghịch lý thừa - thiếu
Muối sấy “Ngọc Yến” là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Tọa lạc tại huyện Thanh Bình, vùng trồng ớt lớn nhất ĐBSCL, nhưng nhiều năm đặc sản này vẫn chưa thể tăng nhanh sản lượng vì “thiếu” thiết bị sấy muối. Ông Huỳnh Văn Bé, chủ cơ sở cho biết: “Đã đến nhiều xưởng cơ khí nhưng chưa nơi nào làm được”.
Tương tự là cơ sở chế biến bánh hạnh nhân Tiến Anh (An Giang). Muốn tạo hình bánh dạng bông mai, nhưng không tìm thấy trên thị trường nên vợ chồng anh Trần Lê Hùng (Chợ Mới - An Giang) phải tự mày mò tự chế tạo. Mất nhiều năm sau mới có được cái máy như ý. Thậm chí, có DN mất đến 10 năm tự tìm tòi thiết bị công nghệ.
Đó là trường hợp của Cty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long (Bến Tre) trong chế biến “mặt nạ dừa”. Thậm chí là vì thiếu thiết bị, công nghệ mà nhiều DN bị biến thành “người gia công giá rẻ” cho công ty “nước ngoài”. Điển hình là sản phẩm “miến khoai lang” của Cty bột thực phẩm Bích Chi. Là mặt hàng bán được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, nhưng vì chưa có doanh nghiệp ở ĐBSCL chế biến bột khoai lang nên Bích Chi phải lên tận Bình Dương mua lại từ Cty Hàn Quốc. Đáng buồn là Cty này đã mua khoai lang ở ĐBSCL về chế biến.
Trong lúc DN khát thiết bị, công nghệ thì nhiều đơn vị nghiên cứu lại chưa thể khơi thông dòng chảy cho nhiều dòng sản phẩm, công trình nghiên cứu đến tận người sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. TS Đỗ Việt Hà - Phó trưởng BQL khu nông nghiệp công nghệ cao - TPHCM) cho biết: Từ năm 2006 đến nay đơn vị đã thực hiện trên 170 đề tài về cây trồng vật nuôi và chế phẩm sinh học theo đặc tính ít nhiễm bệnh, tránh được điều kiện thời tiết bất lợi, năng suất - chất lượng cao. Còn Trường ĐH Cần Thơ, bên cạnh nhiều thành tựu hỗ trợ sản xuất nông nghiệp còn thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình thương mại sản phẩm nông nghiệp được tốt hơn
Cần lắm nhịp cầu nối kết
Theo anh Hùng, một trong những động lực khiến cơ sở bánh Tiến Anh tự sáng chế thiết bị là do không đặt hàng được. Chuyện không tìm được chỗ dựa tại chỗ của anh Hùng cũng là tình cảnh của chủ cơ sở muối sấy Ngọc Yến, “mặt nạ dừa”... Thậm chí để tạo ra sản phẩm dầu thực phẩm cao cấp từ mỡ cá nước ngọt, Tập đoàn Sao Mai (An Giang) đã phải bỏ ra 15 triệu USD để nhập công nghệ, thiết bị của Tập đoàn Desmet Balesstra (Bỉ)
Tuy nhiên tại hội thảo, nhiều diễn giả cho rằng, nguyên nhân không phải xuất phát từ chỗ các đơn vị nghiên cứu trong nước chưa đáp ứng các nhu cầu DN mà cơ bản là “do thiếu nhịp cầu kết nối với đầy đủ ý nghĩa của mối quan hệ trách nhiệm - nghĩa vụ và quyền lợi giữa doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu”. PGS-TS Dương Văn Chín - GĐ Trung tâm Giống Định Thành (An Giang) nhấn mạnh: “Để có sản phẩm khoa học, nhà nghiên cứu cần thời gian, kinh phí. Vì vậy chúng ta phải chủ động đặt hàng, chớ không thể đợi đến lúc cần mới tìm đến”. Dẫn chứng từ hiệu quả hoạt động của đơn vị mình, PGS Chín cho biết, với việc chi trả lại cho Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL trên dưới 3 tỷ đồng tiền tác quyền (200đ/kg lúa giống OM) nên dễ dàng đặt hàng Viện Nghiên cứu lúa giống theo ý tưởng của mình.
Vâng tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL phải bắt đầu từ những bước chập chững như thế trước khi có thể chạy
Tái cơ cấu nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long – vấn đề đặt ra
19:51 | 15/10/2014
(ĐCSVN) – Vốn được thiên nhiên ưu đãi nên đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với 3 sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây. Hàng năm, khu vực này cung cấp khoảng 50% sản lượng lương thực cho cả nước, thế nhưng tình trạng “được mùa, mất giá” vẫn là nỗi ám ảnh đối với người nông dân nơi đây.
Do đó, giải pháp được coi là hiệu quả nhất hiện nay để khắc phục tình trạng trên là thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp một cách đồng bộ, bền vững và hiện các địa phương trong vùng cũng đang triển khai mạnh mẽ chủ trương này.
Từng bước tái cơ cấu hiệu quả
Phơi lúa ở Vĩnh Long (Ảnh: Nguyễn San)
Thực tế, thời gian qua, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã và đang triển khai mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng địa phương, nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực như “cánh đồng mẫu lớn”, “lúa - tôm”, sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP... đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Từ thành công này, các mô hình đã được nhân rộng ra tại khu vực ĐBSCL và các địa phương khác trên cả nước mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Đáng chú ý, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là một điển hình trong việc cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Được triển khai lần đầu tiên tại khu vực ĐBSCL năm 2011, đặc biệt là ở các tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa như An Giang, Đồng Tháp..., đến nay tổng diện tích mô hình này là 134.000 ha và đang được nông dân các địa phương hưởng ứng mạnh mẽ. Đặc biệt, mô hình có sự tham gia và liên kết chặt chẽ của “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) đã tạo nên sức mạnh tập thể trong sản xuất nông nghiệp.
Các hình thức tham gia mô hình khá đa dạng như doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân với lãi suất 0%, sau khi thu hoạch nông dân được hỗ trợ chi phí vận chuyển, sấy và lưu kho trong 30 ngày. Hoặc doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân với lãi suất 0%, sau khi thu hoạch thu mua lúa với giá cao hơn giá thị trường 100-150 đồng/kg...
Ngoài lúa gạo, ĐBSCL còn là vùng nuôi trồng thủy sản (tôm, cá tra, cá ba sa) lớn nhất nước ta hiện nay với sản lượng chiếm 58% cả nước; riêng tôm chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. ĐBSCL hiện có diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ khoảng 890.000 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 480.000 ha. Để hoàn thành mục tiêu trên, các tỉnh bố trí lại việc sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị bằng cách sử dụng 1,82 triệu ha đất phục vụ trồng lúa, trong đó có 1,7 triệu ha chuyên canh lúa, 185.000 ha luân canh lúa – màu (ngô, đậu tương, rau màu), 240.000 ha luân canh lúa – thủy sản. Vòng quay của đất lúa sẽ giảm từ 2,3 vòng xuống còn 2,1 vòng trong năm. Diện tích canh tác lúa hàng năm từ 4,25 triệu lượt ha giảm còn 4 triệu lượt ha. Các tỉnh sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, đạt chuẩn nhằm nâng năng suất lúa bình quân 5,9 tấn/ha/năm hiện nay lên 6,2 tấn/ha/năm. Các tỉnh áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến, nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận từ 70% lên 80%; đẩy mạnh cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch để tăng năng suất, hạ giá thành sản xuất.
Bên cạnh đó, các tỉnh xây dựng vùng sản xuất tập trung và cánh đồng mẫu lớn rộng 1,2 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao cung ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến song song với nâng cấp hệ thống chế biến lúa gạo, kho chứa lúa gạo theo công nghệ hiện đại nhằm nâng tỷ lệ thu hồi gạo nguyên từ 56% hiện nay tăng lên 68%, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 13% còn 5% đồng thời tăng lượng gạo xuất khẩu có giá trị gia tăng cao thêm từ 10 – 15%.
Bên cạnh đó, đây còn là vùng đất truyền thống trồng cây ăn trái với diện tích khoảng 288.000 ha với sản lượng hàng năm đạt 3,1 triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Các mô hình liên kết trong sản xuất thủy sản, trồng cây ăn trái cũng đang được nông dân các địa phương triển khai mạnh mẽ...
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ năm 2015, các tỉnh ĐBSCL sẽ giảm dần diện tích lúa để đến năm 2020 trở đi, ổn định sản lượng lúa hàng năm 24,5 triệu tấn, giảm 500.000 tấn so năm 2014 theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, hệ thống thủy lợi trong vùng sẽ được đầu tư theo hướng đa mục tiêu, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp vừa cấp nước sạch cho dân. Theo đó, ĐBSCL sẽ nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, biển thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cấp các công trình thoát lũ, dẫn và tiêu nước, trữ nước và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng tại vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, giữa sông Tiền và sông Hậu.
Giải pháp để phát triển bền vững
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ĐBSCL cần thực hiện trong thời gian tới như quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu thị trường, gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng, giá trị nông sản.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân, giữa người dân với người dân, nhằm tổ chức, hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm chặt chẽ hơn.
Trước mắt, cần quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, các vùng chuyên canh, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của nông dân tăng cường mối liên kết “4 nhà” theo những mô hình hợp tác kiểu mới.
Quá trình tái cơ cấu phải chú trọng đến việc cải tiến, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ.
Về lâu dài, các địa phương cần tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao; tăng cường năng lực hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng ĐBSCL với các vùng miền khác trong cả nước, kết hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn lựa các giống cây, con cho năng suất và chất lượng cao; đưa nhanh các công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất.
Các từ khóa theo tin:
HNV
Giải pháp tái cơ cấu hiệu quả ngành nông nghiệp Việt Nam
FinancePlus - 16/01/2014 13:31
0
0
Tin gốc
Tweet
(Tài chính) Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI đã đề ra, đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải có những đổi mới căn bản, trong đó đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết hiện nay. Để hiểu hơn những giải pháp trọng tâm của tái cơ cấu nông nghiệp, FinancePlus đã có cuộc phỏng vấn GS., TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
GS., TS. Vương Đình Huệ
Phóng viên: Một sự kiện được dư luận rất quan tâm trong những ngày đầu năm 2014 là Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ. Tại Thông điệp này, một vấn đề quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh là: tái cơ cấu nông nghiệp là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế và là đòi hỏi bức xúc cần phải triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Thưa Giáo sư, vì sao yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp lại trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết hiện nay?
GS., TS. Vương Đình Huệ: Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chính sách đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước thực hiện đã mở ra sự thay đổi cấu trúc kinh tế, thể chế và tổ chức của ngành nông nghiệp rất sâu sắc. Thực hiện đường lối Đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nông nghiệp những năm gần đây đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 khóa X về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã nêu mục tiêu "Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài". Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trước bối cảnh phát triển kinh tế luôn biến động, có nhiều cơ hội, thách thức đan xen cả trong nước và hội nhập quốc tế, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là phải tiếp tục đổi mới căn bản và đồng bộ về chiến lược, thể chế và tổ chức trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đặc biệt là đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đây là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế và cũng là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TW khóa X của Ban Chấp hành Trung ương và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Để ngành nông nghiệp Việt Nam thật sự bứt phá, đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, theo Giáo sư cần phải giải quyết được những thách thức, mâu thuẫn nào? Và đâu là những mục tiêu cần phải chú trọng khi tái cơ cấu nông nghiệp?
Tôi cho rằng cần tập trung giải quyết 3 thách thức, mâu thuẫn lớn trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở nước ta hiện nay: Trước hết là thách thức,mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay ngày càng rõ nét;
Thứ hai là thách thức, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, cạnh tranh, giá trị gia tăng cao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ;
Thứ ba là thách thức, mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp với hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chưa hấp dẫn. Rất khó thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và vốn FDI vào sản xuất nông nghiệp, do những nguyên nhân như: hiệu quả đầu tư thấp, rủi ro cao; đầu tư vào nông nghiệp kém an toàn do thời gian giao đất còn ngắn, quy hoạch sử dụng đất không ổn định...
Những mục tiêu khi tái cơ cấu nông nghiệp cần chú trọng vào những nội dung chủ yếu sau: Chú trọng mục tiêutái cơ cấu nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của nông dân, đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm, ổn định xã hội.
Mục tiêu tái cơ cấu còn nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa và hợp lí giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa giai cấp công nhân và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tái cơ cấu cũng nhằm tạo ra sự thay đổi phù hợp về quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong ngành nông nghiệp về đầu tư, phân bổ nguồn lực, quản lí đất đai, cung ứng dịch vụ công, quản trị chuỗi ngành hàng, thị trường để nông dân và doanh nghiệp trở thành chủ thể và động lực trong đầu tư và phát triển sản xuất.
Thưa Giáo sư, mới đây dư luận đặc biệt quan tâm đến sự việc mà báo chí phản ánh đó là tình trạng viết đơn xin trả ruộng, hoặc bỏ ruộng loại “bờ xôi ruộng mật” đang lan rộng ở nhiều địa phương phía Bắc. Báo chí cũng phản ánh chuyện nhiều nông dân ở phía Bắc tính toán: làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí thì mỗi tháng chỉ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương hai bát phở ở thành phố, vì vậy mà nông dân đã viết đơn xin trả ruộng hoặc bỏ hoang. Phải chăng, khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thì yêu cầu đi tìm mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho từng vùng là vấn đề cấp thiết hiện nay?
Khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp cần phải lưu ý đến 3 nội dung hết sức quan trọng, đó là: tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản và tái cơ cấu đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, trên mỗi vùng của đất nước, nông nghiệp có lợi thế và chức năng, vai trò kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường khác nhau. Do vậy, cần thiết có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng. Quá trình tái cơ cấu cần định hình rõ cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển các mô hình sản xuất phù hợp theo vùng miền.
Theo đó, có thể phân chi thành các khu vực như:
Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp hiện đại, tập trung quy mô lớn: Đây là khu vực có quy mô sản xuất lớn và hiện đại, dùng những tiêu chuẩn hiện đại nhất về sản xuất, quản trị nông nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng về kinh tế, có chuỗi thương mại mạnh được quản trị tốt, có thương hiệu, giá trị gia tăng cao;
Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp sinh thái, tự nhiên: Tạicác khu vực miền núi, ven biển, nông nghiệp đồng thời có chức năng kinh tế và chức năng sinh thái, cần xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng quản trị chặt chẽ về sinh thái, không đòi hỏi mức độ thâm canh cao;
Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp chỉ dẫn địa lý: Những khu vực mà chất lượng sản phẩm nông sản có tính đặc thù xuất phát từ hệ sinh thái và văn hóa bản địa, có sự khác biệt rõ nét so với sản phẩm cùng loại từ địa phương khác, thì có thể quy hoạch phát triển vùng sản xuất chỉ dẫn địa lý;
Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp kết hợp an ninh, quốc phòng; Khu vực sản xuất nông hộ quy mô nhỏ: Đây là mô hình phổ biến hiện nay và vẫn sẽ tồn tại trong thời gian dài ở nhiều vùng, do sinh kế của người dân vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp;
Khu vực tổ chức cụm liên kết sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ (Cluster): Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng, tỉnh về mạng lưới cụm công- nông nghiệp-dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đây chính là việc cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW khóa X về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn.
Các chuyên gia cho rằng muốn tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công thì phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó cơ chế, chính sách đất đai chính là điểm nghẽn cần phải đột phá, khơi thông. Xin Giáo sư cho biết ý kiến về vấn đề này?
Để tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, cần quan tâm tập trung thực hiện tốt 4 giải pháp khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đó là: Cơ chế, chính sách đất đai; Cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và hỗ trợ nông dân; Cơ chế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản; Cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp.
Đối với cơ chế, chính sách đất đai, Nhà nước cần tập trung và tích tụ đất đai có quy mô đủ lớn, ổn định lâu dài, phù hợp với các mô hình sản xuất khác nhau của từng vùng, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại. Triển khai các quy hoạch đất đai theo vùng. Nghiên cứu cơ chế, chính sách quy hoạch và quản lý quy hoạch đất theo 7 vùng kinh tế - xã hội hoặc 8 vùng sinh thái, đảm bảo có chiến lược phát triển theo vùng, khắc phục nhược điểm không gian kinh tế bị không gian hành chính chia cắt như hiện nay.Liên kết giữa các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và giữa các lĩnh vực nông nghiệp trong một vùng.
Để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách mới về đất đai theo hướng sau:
Một là, ban hành cơ chế, chính sách làm rõ cơ sở pháp lý về hộ nông dân, nhất là hộ kinh tế nông trại quy mô lớn và quyền, lợi ích trong sử dụng đất, thu hồi đất, sử dụng quyền sử dụng đất trong thừa kế, vay vốn tín dụng, tham gia liên doanh, liên kết, đóng góp cổ phần.
Hai là, qui hoạch đất đai nông nghiệp ổn định, đồng bộ với quy hoạch dịch vụ, tổ chức khoa học và công nghệ, thương mại, công nghiệp chế biến ... thành những cụm công - nông nghiệp.
Ba là,giao đất lâu dài cho nông dân, từ 50 năm đến 70 năm; ở các vùng nông nghiệp ổn định nên giao lâu dài.
Bốn là,cần quy hoạch quy mô lớn/hộ sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển mô hình nông nghiệp hiện đại, tập trung quy mô lớn ở những vùng công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh, lao động đã rút đáng kể ra khỏi nông nghiệp. Nhà nước nên thử nghiệm quy hoạch vùng nông nghiệp hiện đại riêng biệt, có quy mô từ vài trăm đến hàng ngàn ha, để hình thành kinh tế nông trại có quy mô lớn, sản xuất và quản lý, thương mại hoàn toàn theo tiêu chuẩn hiện đại. Có các giải pháp thúc đẩy mạnh nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, tích tụ và tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn. Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất cùng với phát triển liên kết ngang giữa nông dân cũng như giữa nông dân và doanh nghiệp.
Năm là, cần có quy định công nhận đơn vị sản xuất hộ nông dân, kinh tế nông trại, định nghĩa rõ và xác định ai là nông dân thì sẽ giao đất, không là nông dân thì Nhà nước có thể thu hồi và đền bù theo quy định của Luật Đất đai để giao đất cho nông dân là người trực tiếp và liên tục làm nông nghiệp, hạn chế việc có quyền sử dụng đất nhưng không trực tiếp sản xuất mà "phát canh thu tô", kể cả ở một số công ty nông, lâm nghiệp hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Tags: Cao Đức Phát, Cơ Cấu Nông Nghiệp, Phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, ngành nông nghiệp, các địa phương, cơ cấu ngành, toàn ngành, bộ trưởng, giải pháp, đẩy mạnh, đề án, hiệu quả, việc, hướng
“Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) sẽ theo hướng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững”
Sơ kết thực hiện đề án "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Ảnh VGP/Đỗ Hương
Đây là định hướng chủ đạo trong chương trình TCCNN do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh trước lãnh đạo toàn ngành Nông nghiệp và lãnh đạo các địa phương trong Hội nghị Sơ kết thực hiện Đề án “TCCNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” hôm nay (17/5).
Sau khi vượt ngưỡng sản xuất nông nghiệp chỉ để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu. Hội nhập quốc tế toàn ngành ngày càng trở nên sâu rộng nên sản xuất nông nghiệp Việt Nam ngày càng chịu tác động mạnh mẽ từ thị trường quốc tế.
Bộ NNPTNT đã đưa ra định hướng và các giải pháp TCCNN đã được toàn ngành và các địa phương triển khai ngay trong kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013. Đến ngày 10/5/2014 đã có 23/63 tỉnh, thành phố đã ban hành đề án (hoặc có kế hoạch hành động) TCCNN của địa phương mình và nhiều địa phương đã triển khai trong thực tiễn.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ trưởng Cao Đức Phát, việc triển khai đề án này chưa đồng bộ, tăng trưởng của ngành và thu nhập cho nông dân còn hạn chế. Trong 2 năm tới đây (2014-2015), Bộ NNPTNT sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp để đưa đề án này vào sâu rộng hơn trong toàn ngành Nông nghiệp.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, việc đầu tiên là phải tuyên truyền tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành. Việc TCCNN sẽ có tác động đến 25 triệu người làm nông nghiệp, chính vì vậy phải tạo ra nhận thức chung thống nhất và quyết tâm cao trong toàn ngành. “Đây không phải việc ứng phó tình huống mà là việc thay đổi căn bản trong nông nghiệp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tiếp đó việc TCCNN cũng cần được rà soát theo từng lĩnh vực và cụ thể hóa theo lĩnh vực chuyên ngành. Hiện nay việc cụ thể hóa theo lĩnh vực ở cấp Bộ đã căn bản hoàn thành nhưng ở các địa phương thì chưa đồng bộ. Hiện nay mới chỉ có hơn 20 địa phương có đề án của riêng mình.
Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách. “Trung ương đã xây dựng danh mục về cơ chế chính sách cho việc TCCNN để địa phương tham khảo nhưng đề nghị các địa phương phải chủ động ban hành chính sách thúc đẩy các hướng mà địa phương đang cần điều chỉnh”, Bộ trưởng Phát hướng dẫn.
Bên cạnh đó, cần tăng cường chuyển giao ứng dụng KHCN. Việc ứng dụng KHCN cần tạo sự chuyển biến từ trong việc sử dụng nguồn lực trong nghiên cứu, không nghiên cứu manh mún và không có đầu ra cho các đề tài. Nghiên cứu cần gắn với chuyển giao và gắn với đòi hỏi của thực tiễn.
Cùng với đó, cần phát triển các hình thức kinh tế nông nghiệp phù hợp. Riêng về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu ngành Lâm nghiệp phải quyết liệt hoàn tất việc đổi mới nông lâm trường quốc doanh.
Lĩnh vực kinh tế hợp tác cũng được Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo cụ thể đi theo 2 hướng là xây dựng các hợp tác xã chuyên ngành và liên kết 4 nhà theo Quyết định 62 của Thủ tướng. Việc liên kết là con đường tất yếu để nông dân thoát cảnh được mùa mất giá
Thông điệp tiếp theo trong loạt hành động TCCNN Bộ trưởng gửi đến toàn ngành Nông nghiệp và các địa phương là cần nghiêm túc rà soát điều chỉnh về đầu tư công và có những chính sách cụ thể và hiệu quả để thu hút đầu tư tư nhân vào ngành Nông nghiệp.
Việc đào tạo nghề cho nông dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được toàn ngành và từng địa phương thay đổi cho hiệu quả hơn. Bộ trưởng yêu cầu: “Mỗi xã phải chọn những cây con chủ lực, quy hoạch sản xuất tập trung , thu hút nông dân tham gia sản xuất tại các vùng trọng điểm này và đào tạo tại chỗ luôn”.
Hai hành động cuối cùng được nhắc đến trong việc triển khai TCCNN trong 2 năm tới đây là đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG Nông thôn mới và đẩy mạnh hợp tác quốc tế và và làm chuyên nghiệp hơn khâu thị trường.
Đỗ Hương
7 giải pháp tái cơ cấu nền nông nghiệp
Đang nóng, đừng bỏ lỡ!
(Dân Việt) - Trước thềm Hội thảo Triển vọng nông nghiệp (NN) Việt Nam 2013, do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN nông thôn (Ipsard) tổ chức, các nhà khoa học thuộc Viện đã công bố vắn tắt bản đề án về tái cơ cấu ngành NN.
Giá trị gia tăng ngày càng thấp
Trong một thời gian dài, NN Việt Nam đã phát triển vượt bậc: Giá trị, sản lượng tăng, xuất khẩu tăng, thu nhập dân cư nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng NN thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên, lạm dụng đầu vào, nên đã tác động xấu đến môi trường, tăng mức độ ô nhiễm, suy yếu nguồn tài nguyên, gây bất lợi cho sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng, hạn chế nông sản Việt tiếp cận phân khúc thị trường quốc tế.
Năng suất các cây trồng chủ lực tăng chậm lại. Chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản vẫn ở trạng thái manh mún, khiến cho thu nhập cho người nông dân vẫn thấp, mặc dù giá và lượng hàng hóa giao dịch thương mại trên thị trường cao hơn trước.
Cà phê là cây trồng có nhu cầu tiêu thụ lớn cả trong nước và quốc tế nên có thể tập trung đầu tư phát triển.
Tăng trưởng NN đã và đang có dấu hiệu suy giảm. Tốc độ tăng GDP NN giai đoạn 1996 - 2000 đạt 4%/năm, giảm xuống còn 3,83%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và 3,3%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất NN cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế) và 45,6% năm 2000 xuống 38,8% năm 2010 (theo giá so sánh). Hệ thống khoa học công nghệ NN phát triển chậm, thiếu sự phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp. Tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu NN trong GDP nông nghiệp thấp, chưa bằng một nửa so với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình khác.
Sản xuất NN vẫn manh mún làm tăng rủi ro, ngăn cản áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản-quản lý chất lượng- kiểm soát dịch bệnh, tăng chi phí, cản trở hợp tác nông - công do tính rủi ro khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với hàng trăm nông hộ nhỏ. Công nghiệp chế biến nông sản kém phát triển...
Tái cơ cấu bắt đầu từ đâu?
Trước các vấn đề như trên, theo các chuyên gia của Ipsard, chúng ta cần tập trung vào các giải pháp sau để thực hiện tái cơ cấu NN:
Tập trung phát triển những ngành hàng có sức cạnh tranh cao hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai. Cụ thể, trong ngành trồng trọt, tập trung phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh rõ rệt và có nhu cầu lớn trong tương lai phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, rau quả nhiệt đới, lúa gạo. Giảm thiểu những cây trồng kém lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương).
Trong ngành chăn nuôi, tập trung phát triển các ngành hàng có lợi thế và tiềm năng thị trường cao như gia cầm, trứng, sữa. Duy trì tăng trưởng ngành hàng lợn và gia súc lớn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong ngành thủy sản, tập trung phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi thủy sản nước lợ và sau đó là nước ngọt, mở rộng nuôi trồng trên biển theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn và duy trì cân bằng sinh thái môi trường. Chuyển sang đánh bắt biển xa theo hướng khai thác bền vững, kết hợp kinh tế - quốc phòng
Tăng cường thể chế cho phát triển NN theo định hướng thị trường. Phát triển thị trường đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính cung cấp đa dạng loại hình cho vay, bảo hiểm và các dịch vụ khác trong NN, phát triển nông thôn, tăng cường vai trò và năng lực của hiệp hội nông dân, hiệp hội ngành hàng; hỗ trợ phát triển hợp đồng nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý rủi ro; thúc đẩy phát triển các loại hình giao dịch thị trường hiện đại.
Phát triển hệ thống đổi mới NN. Đổi mới hệ thống quản lý hành chính và tài chính trong quá trình xác định các vấn đề ưu tiên, giám sát và đánh giá các nghiên cứu trong ngành NN. Tăng lợi ích gắn liền với trách nhiệm của cán bộ nghiên cứu, đảm bảo chất lượng và khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu. Thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa tư nhân, Nhà nước với các tổ chức nghiên cứu và giáo dục quốc tế.
Thúc đẩy đầu tư cho công nghiệp phục vụ NN và hiện đại hóa chuỗi cung ứng NN. Nhà nước tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển các cụm nông-công nghiệp, có chính sách khuyến khích đầu tư vào các vùng kém phát triển. Đầu tư tư nhân đóng vai trò chính để hiện đại hóa chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Tăng cường năng lực và tạo động lực cho việc quản lý chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường là động lực chính để cải tiến chất lượng, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, đặc biệt là về đảm bảo chất lượng giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi và vật tư nông nghiệp, hỗ trợ các sáng kiến về nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng chỉ dẫn địa lý...
Tăng cường quản lý tài nguyên hướng tới tăng trưởng bền vững: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thể chế để tăng hiệu quả sử dụng nước trong thủy lợi, tăng cường quản lý giám sát các nguồn lợi ven biển, áp dụng biện pháp đồng quản lý đối với đánh bắt thủy sản ven bờ, nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác rừng. Tăng cường tính hiệu lực của các quy định và thực hành nhằm giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường của việc khai thác các nguồn lực nông, lâm, thủy sản. Xây dựng khung pháp lý và chính sách hỗ trợ quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn lưu vực sông và quản lý khí thải carbon.
Nâng cao năng lực quản lý rủi ro: Nâng cao năng lực của nông dân và các thành phần kinh tế nông thôn khác trong việc quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường. Cải thiện hệ thống dự báo thời tiết, hệ thống cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn NN. Xem xét thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp, tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển về các giống cây trồng, vật nuôi mới...
Anh Tuấn
Giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp từ góc nhìn chuyên gia
Thứ ba 27/01/2015 09:00
La Hoàn
(Tài chính) Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân, tạo động lực tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
“Tái cơ cấu nông nghiệp thành công chỉ khi chúng ta ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp”, Thủ tướng nhận định. Nguồn: internet
Gắn với xây dựng nông thôn mới
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tập trung đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp; đây là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế, là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng nêu rõ, tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất để có giá trị gia tăng cao hơn, đưa thu nhập của người làm nông nghiệp cao hơn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập, phát triển giữa người dân nông thôn và người dân đô thị. Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới, đây là 2 vấn đề gắn kết chặt chẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Muốn tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, quan tâm đề ra cơ chế, chính sách hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. “Tái cơ cấu nông nghiệp thành công chỉ khi chúng ta ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp”, Thủ tướng nhận định.
Hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao
Theo GS. TS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những năm gần đây, khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu thì ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng đứng trước nhiều thách thức. Tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua vẫn chủ yếu theo hướng tăng diện tích, tăng vụ và thâm dụng các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, vật tư và và các nguồn lực tự nhiên khác. Các động lực cho sự tăng trưởng nông nghiệp dường như bị chững lại. Do đó, nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang rất cần những động lực mới để tăng trưởng. GS. Viên nhấn mạnh đến tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam ở thị trường trong nước và thế giới. Đồng thời, tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa vào quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp cả nước, ở từng vùng hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm chủ lực. Đặc biệt, theo GS Viên, để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp cần làm ngay việc tái cơ cấu trong giáo dục và đào tạo nông nghiệp, tái cơ cấu quản lý Khoa học công nghệ, tái cơ cấu trong chính sách và thể chế quản lý phát triển nông nghiệp và nông thôn. GS. Viên lưu ý, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị nội địa và chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có việc quy hoạch và chế biến sâu. Hiện nông dân bị điều khiển bởi thị trường nên họ sẵn sàng bỏ cây, chặt cây, nuôi con mới. Do đó, chúng ta phải có quy hoạch kiên định, có phát triển dài hạn, bám sát thị trường, không để sản xuất tự phát, gây thiệt thòi cho bà con nhân dân. "Kinh tế hợp tác nhưng không phải tất cả đều là cánh đồng mẫu lớn, mà là tăng tính hợp tác trong sản xuất. Tiếp theo là đẩy mạnh khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Chỉ khi làm chủ được khoa học công nghệ thì nông nghiệp mới có đột phá” - GS Viên khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng: Tái cơ cấu nông nghiệp cần xây dựng mô hình về công nghiệp hóa trong nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp để có thể sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại có giá trị gia tăng cao Trên cơ sở hệ thống Luật pháp mới ban hành như Luật Đất đai thì thời gian tới, ngành khoa học công nghệ phải đầu tư theo chuỗi từ khâu giống đến khâu canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản, chế biến và xuất khẩu.
Quy hoạch nền nông nghiệp theo hướng thị trường mở
GS. Đỗ Kim Chung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam lưu ý, năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu nông nghiệp đạt trên 30 tỷ USD. Nhưng nhiều năm qua thì sụt giảm tăng trưởng. Tại sao nông nghiệp Việt Nam vẫn không tăng trưởng trong khi các nước xung quanh tiến lên? Tái cơ cấu đã 3 năm nhưng hiệu quả chưa rõ ràng? Theo GS. Chung, cần phải cấp thiết tái cơ cấu nông nghiệp thực sự hiệu quả. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần hướng tới việc thực hiện quy hoạch theo hướng thị trường mở. Cần thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu chung và dài hạn 50 hay 100 năm, để có chiến lược bảo tồn, sử dụng đất nông nghiệp trước khi thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
TS Đào Thế Anh – Viện cây lương thực-cây thực phẩm, khuyến nghị cần thay đổi chính sách tái cơ cấu chuỗi giá trị lúa gạo, phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Theo TS Anh, tiềm năng của khu vực xay xát-chế biến cần được phát triển, hiện đại hóa để tích tụ cả nguyên liệu và thành phẩm, hình thành các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, thiết bị chế biến hiện đại, có thị trường đầu ra ổn định, đảm bảo chất lượng thành phẩm. Có thể coi đây là lựa chọn chiến lược quyết định tương lai, vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam. “Cả nông dân và doanh nghiệp cần được tăng cường năng lực về kỹ năng kinh doanh nông sản và quản lý chất lượng, kỹ năng quản lý tổ chức nông dân và hợp tác để có thể phát triển các chuỗi giá trị chất lượng. Đây là chính sách cần ưu tiên hàng đầu để có được lực lượng nông dân tiến lên chuyên nghiệp sản xuất nông sản chất lượng cao”, TS Anh đề xuất.
PGS. TS Chu Tiến Quang – Viện Kinh tế và quản lý Trung ương, cho rằng việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Theo ông Quang, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 cần được bắt đầu dựa trên cơ sở rà soát lại cơ cấu cây trồng vật nuôi trên từng vùng sản xuất, trong đó xác định rõ quy mô, diện tích cây trồng vật nuôi có năng lực cạnh tranh sẽ tiếp tục được duy trì, quy mô diện tích các loại cây trồng không có năng lực cạnh tranh sẽ phải thay đổi bằng cây trồng, vật nuôi có năng lực cạnh tranh hơn. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần dựa trên cơ sở quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp cả nước ở từng vùng vào phát triển hàng hóa lớn, tập trung theo từng sản phẩm chủ lực, trước mắt là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu như: Lúa gạo, cà phê, cao su, chè, tiêu, tôm, cá “Cần chú trọng việc chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân từ truyền thống, nhỏ lẻ sang hàng hóa với quy mô hợp lý trên mỗi hộ gia đình và toàn vùng thông qua hình thành các tổ chức kinh tế của nông dân như tổ nhóm hợp tác xã, hiệp hội sản xuất và các mối liên kết giữa hộ nông dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, có chính sách bảo hiểm rủi ro cho nông dân trong tái cơ cấu nông nghiệp nhằm giúp người sản xuất nông nghiệp khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020", ông Quang đề nghị.
Đơn vị sản xuất ở cơ sở phải thay đổi
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, để tái cơ cấu nền nông nghiệp thì yếu tố cơ bản là đơn vị sản xuất ở cơ sở phải thay đổi. Thực tế lâu nay hộ là đơn vị sản xuất ở cơ sở. Với khoảng 10 triệu hộ sản xuất ở cơ sở trong quá trình hội nhập quốc tế nếu không có tổ chức thì sẽ rối loạn không thể xuất khẩu cũng như cạnh tranh được với hàng hóa bên ngoài. Chính vì vậy việc tái cơ cấu nền nông nghiệp phải bắt đầu từ tái cơ cấu đơn vị sản xuất cơ bản của Việt Nam đó là hợp tác xã, hoặc liên kết giữa hộ và doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh: Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp phải bắt đầu từ việc tái có cấu hệ thống thu mua sản phẩm nông nghiệp của nông dân, tái cơ cấu thị trường cung cấp đầu vào và thu mua sản phẩm nông nghiệp. Đây là bài toán cấu trúc về kinh tế. Chừng nào không tái cấu trúc đầu vào, đầu ra người nông dân còn bị 2 “gọng kìm” này ép chặt và thu nhập sẽ chạy sang hai đầu chứ không dành cho người nông dân. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý, phải xác định được những sản phẩm quốc gia, thiết lập mối quan hệ tốt giữa khoa học với nông dân để đưa những kết quả khoa học đến với nông dân một cách hiệu quả nhất cũng như phải hình thành thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tái cơ cấu chi của nhà nước cho nông nghiệp. Do đó, tái cơ cấu nông nghiệp cần thiết lập mối quan hệ mới giữa khoa học - doanh nghiệp - nông dân thông qua tổ chức trung gian để hiệu quả đến nông dân được cao nhất. Đồng thời hình thành thị trường bảo hiểm nông nghiệp; tái cơ cấu chi của nhà nước cho nông nghiệp.
Hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách đầu tư
Theo GS. TS. Vương Đình Huệ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, để ngành nông nghiệp Việt Nam thật sự bứt phá, đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, cần tập trung giải quyết 3 thách thức, mâu thuẫn lớn trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở nước ta hiện nay: Trước hết là thách thức, mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay ngày càng rõ nét; Thứ hai là thách thức, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, cạnh tranh, giá trị gia tăng cao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ; Thứ ba là thách thức, mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp với hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chưa hấp dẫn. Rất khó thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và vốn FDI vào sản xuất nông nghiệp, do những nguyên nhân như: hiệu quả đầu tư thấp, rủi ro cao; đầu tư vào nông nghiệp kém an toàn do thời gian giao đất còn ngắn, quy hoạch sử dụng đất không ổn định...Những mục tiêu khi tái cơ cấu nông nghiệp cần chú trọng vào những nội dung chủ yếu sau: Chú trọng mục tiêu tái cơ cấu nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của nông dân, đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm, ổn định xã hội. Mục tiêu tái cơ cấu còn nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa và hợp lí giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa giai cấp công nhân và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tái cơ cấu cũng nhằm tạo ra sự thay đổi phù hợp về quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong ngành nông nghiệp về đầu tư, phân bổ nguồn lực, quản lí đất đai, cung ứng dịch vụ công, quản trị chuỗi ngành hàng, thị trường để nông dân và doanh nghiệp trở thành chủ thể và động lực trong đầu tư và phát triển sản xuất.
Khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp cần phải lưu ý đến 3 nội dung hết sức quan trọng, đó là: tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản và tái cơ cấu đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, trên mỗi vùng của đất nước, nông nghiệp có lợi thế và chức năng, vai trò kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường khác nhau. Do vậy, cần thiết có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng vùng. Quá trình tái cơ cấu cần định hình rõ cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển các mô hình sản xuất phù hợp theo vùng miền. Theo đó, có thể phân chi thành các khu vực như: Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp hiện đại, tập trung quy mô lớn: Đây là khu vực có quy mô sản xuất lớn và hiện đại, dùng những tiêu chuẩn hiện đại nhất về sản xuất, quản trị nông nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng về kinh tế, có chuỗi thương mại mạnh được quản trị tốt, có thương hiệu, giá trị gia tăng cao; Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp sinh thái, tự nhiên: Tại các khu vực miền núi, ven biển, nông nghiệp đồng thời có chức năng kinh tế và chức năng sinh thái, cần xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng quản trị chặt chẽ về sinh thái, không đòi hỏi mức độ thâm canh cao; Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp chỉ dẫn địa lý: Những khu vực mà chất lượng sản phẩm nông sản có tính đặc thù xuất phát từ hệ sinh thái và văn hóa bản địa, có sự khác biệt rõ nét so với sản phẩm cùng loại từ địa phương khác, thì có thể quy hoạch phát triển vùng sản xuất chỉ dẫn địa lý; Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp kết hợp an ninh, quốc phòng; Khu vực sản xuất nông hộ quy mô nhỏ: Đây là mô hình phổ biến hiện nay và vẫn sẽ tồn tại trong thời gian dài ở nhiều vùng, do sinh kế của người dân vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp; Khu vực tổ chức cụm liên kết sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ (Cluster): Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng, tỉnh về mạng lưới cụm công- nông nghiệp-dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đây chính là việc cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW khóa X về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn.
Để tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, cần quan tâm tập trung thực hiện tốt 4 giải pháp khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đó là: Cơ chế, chính sách đất đai; Cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và hỗ trợ nông dân; Cơ chế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản; Cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp. Đối với cơ chế, chính sách đất đai, Nhà nước cần tập trung và tích tụ đất đai có quy mô đủ lớn, ổn định lâu dài, phù hợp với các mô hình sản xuất khác nhau của từng vùng, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại. Triển khai các quy hoạch đất đai theo vùng. Nghiên cứu cơ chế, chính sách quy hoạch và quản lý quy hoạch đất theo 7 vùng kinh tế - xã hội hoặc 8 vùng sinh thái, đảm bảo có chiến lược phát triển theo vùng, khắc phục nhược điểm không gian kinh tế bị không gian hành chính chia cắt như hiện nay. Liên kết giữa các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và giữa các lĩnh vực nông nghiệp trong một vùng. Để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách mới về đất đai theo hướng sau: Một là, ban hành cơ chế, chính sách làm rõ cơ sở pháp lý về hộ nông dân, nhất là hộ kinh tế nông trại quy mô lớn và quyền, lợi ích trong sử dụng đất, thu hồi đất, sử dụng quyền sử dụng đất trong thừa kế, vay vốn tín dụng, tham gia liên doanh, liên kết, đóng góp cổ phần. Hai là, qui hoạch đất đai nông nghiệp ổn định, đồng bộ với quy hoạch dịch vụ, tổ chức khoa học và công nghệ, thương mại, công nghiệp chế biến ... thành những cụm công - nông nghiệp. Ba là, giao đất lâu dài cho nông dân, từ 50 năm đến 70 năm; ở các vùng nông nghiệp ổn định nên giao lâu dài. Bốn là, cần quy hoạch quy mô lớn/hộ sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển mô hình nông nghiệp hiện đại, tập trung quy mô lớn ở những vùng công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh, lao động đã rút đáng kể ra khỏi nông nghiệp. Nhà nước nên thử nghiệm quy hoạch vùng nông nghiệp hiện đại riêng biệt, có quy mô từ vài trăm đến hàng ngàn ha, để hình thành kinh tế nông trại có quy mô lớn, sản xuất và quản lý, thương mại hoàn toàn theo tiêu chuẩn hiện đại. Có các giải pháp thúc đẩy mạnh nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, tích tụ và tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn. Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất cùng với phát triển liên kết ngang giữa nông dân cũng như giữa nông dân và doanh nghiệp. Năm là, cần có quy định công nhận đơn vị sản xuất hộ nông dân, kinh tế nông trại, định nghĩa rõ và xác định ai là nông dân thì sẽ giao đất, không là nông dân thì Nhà nước có thể thu hồi và đền bù theo quy định của Luật Đất đai để giao đất cho nông dân là người trực tiếp và liên tục làm nông nghiệp, hạn chế việc có quyền sử dụng đất nhưng không trực tiếp sản xuất mà "phát canh thu tô", kể cả ở một số công ty nông, lâm nghiệp hiện nay.
Theo ncseif.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_co_cau_nong_nghiep_vung_dbscl_0138 (1).doc