Tách chiết flavonoid từ nấm hoàng chi ganoderma colossum và nghiên cứu tác động của nó lên hàm lượng acid nucleic của gan chuột nhắt trắng (swiss) - Đoàn Suy Nghĩ

Như vậy, flavonoid 10% không tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN của mô gan chuột nhắt trắng. Để thăm dò liều tác động của flavonoid lên hàm lượng acid nucleic, ADN hay ARN, chúng tôi đã tiến hành áp dụng liều tiêm flavonoid 20% . Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 2. Từ kết quả trình bày ở bảng 2, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Ở lô TN2 tiêm flovonoid 20% hay lô ĐC2 tiêm nước cất, giá trị trung bình hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN sau 3 ngày tiêm (S3NT), sau 5 ngày tiêm (S5NT), sau 7 ngày tiêm (S7NT) đều tăng dần (lô TN2 tăng nhanh hơn so với lô ĐC2, ĐCKT2) còn hàm lượng ADN thay đổi rất ít. Để có thể đánh giá flovonoid 20% có tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN mô gan chuột nhắt trắng, cũng theo phương pháp xác suất thống kê sinh học, chúng tôi đã tính trung bình cộng của ba chỉ số trên sau 3, 5, 7 ngày tiêm ở lô TN2 rồi so sánh với ba chỉ số tương ứng ở lô ĐC2, ĐCKT2. Kết quả so sánh cho thấy: Trung bình cộng hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô TN2 đều cao hơn so với lô ĐC2, ĐCKT2 với xác suất độ tin cậy P < 0,01. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô TN2 so với hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô ĐC2 hay lô ĐCKT2 là không có thật, với mức ý nghĩa là 0,01. Riêng hàm lượng ADN ở lô TN2 so với hàm lượng ADN ở lô ĐC2 hay lô ĐCKT2 có sự khác biệt nhỏ, với xác suất độ tin cậy P < 0,001. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về hàm lượng ADN ở lô TN2 so với hàm lượng ADN ở lô ĐC2 hay lô ĐCKT2 là không có thật, với mức ý nghĩa là 0,001. Loại trừ sai số khách quan thì hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN ở lô TN2 và ở lô ĐC2, lô ĐCKT2 là như nhau với mức ý nghĩa là 0,001. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có nhận xét: Flavonoid 10% hoặc 20% đều không tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss) với mức ý nghĩa khác nhau từ 0,01 (với acid nucleic, ARN) đến 0,001 (với ADN). 4. KẾT LUẬN - Hàm lượng flavonoid tinh sạch trong quả thể nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum) đạt 3,09 ± 0,11% tính theo trọng lượng khô. - Hoạt chất flavonoid 10% hoặc 20% đều không tác động lên hàm lượng ADN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss) với mức ý nghĩa là 0,001. - Hoạt chất flavonoid 10% hoặc 20% đều không tác động lên hàm lượng acid nucleic, ARN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss) với mức ý nghĩa là 0,01.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tách chiết flavonoid từ nấm hoàng chi ganoderma colossum và nghiên cứu tác động của nó lên hàm lượng acid nucleic của gan chuột nhắt trắng (swiss) - Đoàn Suy Nghĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 101-107 TÁCH CHIẾT FLAVONOID TỪ NẤM HOÀNG CHI GANODERMA COLOSSUM VÀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN HÀM LƯỢNG ACID NUCLEIC CỦA GAN CHUỘT NHẮT TRẮNG (SWISS) ĐOÀN SUY NGHĨ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Nấm Hoàng chi Ganoderma colossum đã được nuôi trồng thành công tại Khoa Sinh-Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, là một trong 6 loài Linh chi quí. Đã có nhiều tài liệu công bố về các hoạt chất có trong họ nấm Linh chi Ganodermataceae cùng những tác dụng sinh học của chúng. Riêng nấm Hoàng chi, hiểu biết về thành phần hóa dược và công dụng của nó mới chỉ có ít bài báo đã công bố. Đó là lí do để chúng tôi tiến hành tách chiết, tinh sạch flavonoid có trong nấm Hoàng chi và nghiên cứu tác động của nó lên hàm lượng acid nucleic, ADN và ARN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss). Kết quả nghiên cứu thể hiện: Hàm lượng flavonoid tinh sạch có trong nấm Hoàng chi đạt 3,09 ± 0,11% tính theo trọng lượng khô. Khi tiêm dịch flavonoid 10% hoặc 20% liều 1ml/con(20g)/ngày, tiêm 3 lần, đã không làm thay đổi hàm lượng acid nucleic, ADN và ARN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss). Điều đó chứng tỏ flavonoid là một hoạt chất quí khi sử dụng không gây ra sự đột biến. Từ khóa: flavonoid, acid nucleic, ADN, ARN 1. MỞ ĐẦU Nấm Hoàng chi có tên khoa học là Ganoderma colossum đã được nuôi trồng thành công tại Khoa Sinh-Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế [4]. Nấm Hoàng chi thuộc diện quí hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc. Nghiên cứu về nấm Hoàng chi mới chỉ được biết đến qua các tài liệu về thành phần colossolactones [6]; hoạt chất flavonoid và tác dụng chống oxy hóa [4]; khả năng kháng khuẩn [9]. Ngoài ra có tài liệu công bố về tác dụng phụ của chế phẩm từ một số loài thuộc họ nấm Linh chi: G. applanatum, G. lucidum, G. meredithiae [1], còn tác dụng của flavonoid nấm Hoàng chi lên hàm lượng acid nucleic thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Đó là lí do để chúng tôi tiến hành: Tách chiết flavonoid từ nấm Hoàng chi Ganoderma colossum và nghiên cứu tác động của nó lên hàm lượng acid nucleic của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss). 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Flavonoid tách từ nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum). - Mô gan chuột nhắt trắng. 102 ĐOÀN SUY NGHĨ 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tách chiết flavonoid toàn phần và flavonoid tinh khiết theo tài liệu [2]. - Phương pháp xác định hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN theo theo tài liệu [8]. - Phân lô thí nghiệm: Chuột nhắt trắng (Swiss) 3 tuần tuổi khỏe mạnh, nặng trung bình 18,5±0,5g cùng thức ăn tổng hợp mua ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Chuột được phân thành các lô: - Lô đối chứng trước tiêm (ĐCTT): Trước khi tiêm chọn ngẫu nhiên 3 con từ số chuột chuẩn bị phân lô, thu mẫu gan để xác định hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN. - Lô đối chứng không tiêm 1 (ĐCKT): Nuôi bình thường, không tiêm gì cả, cùng thời gian với lô tiêm nước cất hay tiêm dịch flavonoid. - Lô đối chứng 1 (ĐC1) và lô đối chứng 2 (ĐC2): Tiêm nước cất - Lô thí nghiệm 1 (TN1): Tiêm dịch flavonoid 10% - Lô thí nghiệm 2 (TN2): Tiêm dịch flavonoid 20% Chuột mua về nuôi tiếp cho đủ 4 tuần tuổi nặng trung bình 19,5±0,5g trước khi tiêm nước cất hay dịch flavonoid. Mỗi lô có 10 con. Chế độ nuôi dưỡng chuột ở các lô là như nhau. - Cách tiêm: Thời gian tiêm, liều tiêm và số lần tiêm ở các lô ĐC hay TN là giống nhau. - Thời gian tiêm: Chuột ở các lô ĐC hay TN được tiêm mỗi ngày 1 lần vào 8 giờ sáng. - Liều tiêm; Chuột ở lô đối chứng 1 (ĐC1), lô đối chứng 2 (ĐC2), tiêm 1ml nước cất/con (20g)/ngày. Chuột ở lô thí nghiệm 1 (TN1) tiêm 1ml dịch flavonoid 10%/con (20g)/ngày còn ở lô thí nghiệm 2 (TN2) tiêm 1ml dịch flavonoid 20%/con (20g)/ngày. - Số lần tiêm: Chuột 5 tuần tuổi sẽ tiêm 3 lần trong 3 ngày liền nhau (thứ 2, thứ 3, thứ 4). - Thu mẫu gan: Nhóm chuột sau 3 ngày tiêm nước cất (lô ĐC1) hay dịch Flavonoid (lôTN1) và lô đối chứng không tiêm (ĐCKT)(kể từ sau lần tiêm thứ 3), giải phẫu thu mẫu gan vào 8 giờ sáng chủ nhật. Nhóm chuột sau 5 ngày tiêm (kể từ sau lần tiêm thứ 3), ở các lô nói trên, giải phẫu thu mẫu gan vào 8 giờ sáng thứ 3 tuần kế tiếp. Nhóm chuột sau 7 ngày tiêm (kể từ sau lần tiêm thứ 3), ở các lô nói trên, giải phẫu thu mẫu gan vào 8 giờ sáng thứ 5 tuần kế tiếp. Mẫu gan có thể tiến hành ngay để xác định hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN. Mẫu gan chưa tiến hành được bảo quản ở 40C của tủ lạnh. Mẫu gan lấy phân tích là 1g, sau pha loãng bằng acid perchloric HClO4 0,4N. Tiến hành thứ tự qua các bước: Đồng thể mẫu, li tâm thu dịch nổi (kiểm tra độ tinh sạch) thu được dịch acid nucleic. Tách riêng ADN, ARN (kiểm tra độ tinh sạch bằng thuốc thử diphenilamin) để đo hàm lượng ADN, ARN. Dung dịch ADN, ARN tinh sạch đều được đưa vào máy quang phổ kế tử ngoại, chọn bước sóng thích hợp để đo mật độ quang học. Áp dụng công thức theo [6] sẽ xác định được hàm lượng ADN, ARN, từ đó tính được hàm lượng acid nucleic trong mẫu gan chuột nhắt trắng. TÁCH CHIẾT FLAVONOID TỪ NẤM HOÀNG CHI GANODERMA COLOSSUM... 103 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thu flavonoid toàn phần và flavonoid tinh sạch - Thu flavonoid toàn phần: Cân chính xác 50g quả thể khô nấm Hoàng chi đem tách chiết thu flavonoid toàn phần. Đoàn Suy Nghĩ và cộng sự [9] đã áp dụng tách chiết với các dung môi khác nhau. Cuối cùng, chúng tôi đã xác định được qui trình tách chiết cho hàm lượng flavonoid cao nhất theo hình 1. 1. Chiết nóng hồi lưu 4h bằng methanol 80% 2. Chưng cất thu hồi methanol 3. Cô cách thủy 4. Thêm nước, chưng cách thủy, lọc 5. Chiết 3 lần bằng ethylacetate, chưng cất thu hồi dung môi Hình 1. Sơ đồ tách chiết flavonoid toàn phần từ nấm Hoàng chi Kết quả tách chiết flavonoid toàn phần từ nấm Hoàng chi đã thu được hàm lượng đạt trung bình 7,38 ± 0,20%, tính theo trọng lượng khô [9]. Giá trị flavonoid toàn phần từ nấm Hoàng chi là cao khi so sánh với lá cây Diếp cá (2,73%) [3], vỏ Bưởi (2,7%) [7], cây Tiếp cốt thảo (0,95%) [5]. - Thu flavonoid tinh sạch: Flavonoid toàn phần được hòa tan vào dung dịch ethanol 60% rồi cho tiếp acetate chì 5% theo thể tích 1:1 để kết tủa flavonoid. Lọc lấy tủa, cho tủa vào dung dịch ethanol 60% theo khối lượng 1:5, khuấy thành dung treo đồng nhất và thêm vào Na2SO4 5% theo thể tích 1:1 để kết tủa chì. Thu lấy phần dịch ở trên đem chưng cách thủy đuổi dung môi, thu lấy bột flavonoid tinh sạch có màu trắng ngà, vị rất đắng. Kết quả xác định hàm lượng flavonoid tinh sạch đạt 3,09 ± 0,11%. Bột nấm Hoàng chi khô (50g) Chiết bằng methanol Thu dịch chiết đặc Thu được flavonoid thô 1 Thu được flavonoid thô 2 Thu flavonoid toàn phần 104 ĐOÀN SUY NGHĨ 3.2. Kết quả xác định hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN mô gan chuột nhắt trắng Kết quả thu được trình bày ở bảng 1 và bảng 2. Bảng 1. Hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN mô gan chuột nhắt trắng ở các lô tính theo µg/g Mẫu gan Thời gian trước tiêm Lô ĐCTT1 acid nucleic ADN ARN 1018,75 ± 0,10 745,06 ± 0,04 273,69 ± 0,15 Thời gian sau tiêm Lô TN1 Lô ĐC1 a. nucleic ADN ARN a. Nucleic ADN ARN 1 S3NT 1019,30 ±0,12 745,00 ±0,05 274,30 ±0,12 1018,50 ±0,10 745,20 ±0,04 273,30 ±0,14 2 1018,50 ±0,10 745,10 ±0,03 273,40 ±0,10 1019,00 ±012 745,00 ±0,02 274,00 ±0,12 Trung bình S3NT 1018,90 ±0,11 745,05 ±0,04 273,85 ±0,11 1018,75 ±0,11 745,10 ±0,03 273,65 ±0,13 3 S5NT 1019,25 ±0,15 745,05 ±0,03 274,20 ±0,12 1019,00 ±0,13 745,00 ±0,05 274,00 ±0,13 4 1019,11 ±0,13 745,15 ±0,05 273,96 ±0,14 1019,30 ±0,11 745,05 ±0,03 274,25 ±0,11 Trung bình S5NT 1019,18 ±0,12 745,10 ±0,04 274,08 ±0,13 1019,15 ±0,12 745,02 ±0,04 274,13 ±0,12 5 S7NT 1019,50 ±0,10 745,10 ±0,02 274,40 ±0,11 1019,50 ±0,13 745,15 ±0,02 274,35 ±0,10 6 1019,30 ±0,11 745,08 ±0,04 274,22 ±0,13 1019,90 ±0,11 745,00 ±0,04 274,90 ±0,12 Trung bình S7NT 1019,40 ±0,11 744,50 ±0,03 275,50 ±0,12 1019,70 ±0,12 745,07 ±0,03 274,63 ±0,11 Trung bình cộng S(3,5,7)NT 1019,16 ±0,11 745,08 ±0,03 274,08 ±0,12 1019,20 ±0,11 745,06 ±0,,03 274,14 ±0,12 Thời gian sau 3,5,7 ngày không tiêm (S 3,5,7 NKT) Lô ĐCKT1 acid nucleic ADN ARN Trung bình cộng S(3,5,7)NKT 1019,19 ± 0,11 745,05±0,05 274,14 ± 0,12 Xác suất độ tin cậy (P) < 0,01 < 0,001 < 0,01 Bảng 2. Hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN mô gan chuột nhắt trắng ở các lô tính theo µg/g Mẫu gan Thời gian trước tiêm Lô ĐCTT2 acid nucleic ADN ARN 1019,16 ± 0,11 745,07 ± 0,03 274,09 ± 0,12 Thời gian sau tiêm Lô TN2 Lô ĐC2 a. nucleic ADN ARN a. nucleic ADN ARN 1 S3NT 1019,25 ±0,11 745,25 ±0,03 274,00 ±0,11 1019,00 ±0,12 745,00 ±0,04 274,00 ±0,12 TÁCH CHIẾT FLAVONOID TỪ NẤM HOÀNG CHI GANODERMA COLOSSUM... 105 2 1018,75 ±0,13 745,05 ±0,05 273,70 ±0,13 1019,30 ±0,10 745,20 ±0,02 274,10 ±0,14 Trung bình S3NT 1019,00 ±0,12 745,15 ±0,04 273,85 ±0,12 1019,15 ±0,11 745,10 ±0,03 274,05 ±0,13 3 S5NT 1019,70 ±0,10 745,05 ±0,02 274,65 ±0,12 1019,00 ±0,13 744,85 ±0,04 274,15 ±0,15 4 1019,00 ±0,12 745,15 ±0,04 273,85 ±0,10 1019,20 ±0,11 745,15 ±0,02 274,05 ±0,13 Trung bình S5NT 1019,35 ±0,11 745,1 ±0,03 274,25 ±0,11 1019,10 ±0,12 745,00 ±0,03 274,10 ±0,14 5 S7NT 1019,35 ±0,13 745,00 ±0,03 274,35 ±0,13 1019,40 ±0,10 7450,00 ±0,05 274,40 ±0,11 6 1019,3 ±0,11 744,80 ±0,05 274,50 ±0,11 1019,15 ±0,12 745,20 ±0,03 273,95 ±0,13 Trung bình S7NT 1019,32 ±0,12 744,90 ±0,04 274,42 ±0.12 1019,27 ±0,11 745,10 ±0,04 274,17 ±0,12 Trung bình cộng S(3,5,7)NT 1019,22 ±0,12 745,05 ±0,03 274,17 ±0,11 1019,17 ±0,11 745,07 ±0,03 274,10 ±0,12 Thời gian sau 3,5,7 ngày không tiêm (S 3,5,7 NKT) Lô ĐCKT2 acid nucleic ADN ARN Trung bình cộng S(3,5,7)NKT 1019,20 ± 0,12 745,06 ± 0,04 274,14 ± 0,11 Xác suất độ tin cậy (P) < 0,01 < 0,001 < 0,01 Từ kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 1, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Ở lô TN1 tiêm flovonoid 10% hay lô ĐC1 tiêm nước cất, giá trị trung bình hàm lượng acid nucleic, ARN sau 3 ngày tiêm (S3NT), sau 5 ngày tiêm (S5NT), sau 7 ngày tiêm (S7NT) đều tăng dần (lô TN1 tăng chậm hơn so với lô ĐC1, ĐCKT1) còn hàm lượng ADN thay đổi rất ít. Để có thể đánh giá flovonoid 10% có tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN mô gan chuột nhắt trắng, theo phương pháp xác suất thống kê áp dụng trong sinh học [10], chúng tôi đã tính trung bình cộng của ba chỉ số trên sau 3, 5, 7 ngày tiêm ở lô TN1 rồi so sánh với ba chỉ số tương ứng ở lô ĐC1, ĐCKT1. Kết quả so sánh cho thấy: Trung bình cộng hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô TN1 đều thấp hơn so với hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô ĐC1, lô ĐCKT1 với với xác suất độ tin cậy P < 0,01. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô TN1 so với hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô ĐC1 hay lô ĐCKT1 là không có thật, với mức ý nghĩa là 0,01. Riêng hàm lượng ADN ở lô TN1 so với hàm lượng ADN ở lô ĐC1 hay lô ĐCKT1 có sự khác biệt nhỏ, với xác suất độ tin cậy P < 0,001. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về hàm lượng ADN ở lô TN1 so với hàm lượng ADN ở lô ĐC1 hay lô ĐCKT1 là không có thật, với mức ý nghĩa là 0,001. Loại trừ sai số khách quan thì hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN ở lô TN1, lô ĐC1, lô ĐCKT1 là như nhau với mức ý nghĩa là 0,001. 106 ĐOÀN SUY NGHĨ Như vậy, flavonoid 10% không tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN của mô gan chuột nhắt trắng. Để thăm dò liều tác động của flavonoid lên hàm lượng acid nucleic, ADN hay ARN, chúng tôi đã tiến hành áp dụng liều tiêm flavonoid 20% . Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 2. Từ kết quả trình bày ở bảng 2, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Ở lô TN2 tiêm flovonoid 20% hay lô ĐC2 tiêm nước cất, giá trị trung bình hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN sau 3 ngày tiêm (S3NT), sau 5 ngày tiêm (S5NT), sau 7 ngày tiêm (S7NT) đều tăng dần (lô TN2 tăng nhanh hơn so với lô ĐC2, ĐCKT2) còn hàm lượng ADN thay đổi rất ít. Để có thể đánh giá flovonoid 20% có tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN mô gan chuột nhắt trắng, cũng theo phương pháp xác suất thống kê sinh học, chúng tôi đã tính trung bình cộng của ba chỉ số trên sau 3, 5, 7 ngày tiêm ở lô TN2 rồi so sánh với ba chỉ số tương ứng ở lô ĐC2, ĐCKT2. Kết quả so sánh cho thấy: Trung bình cộng hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô TN2 đều cao hơn so với lô ĐC2, ĐCKT2 với xác suất độ tin cậy P < 0,01. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô TN2 so với hàm lượng acid nucleic hay ARN ở lô ĐC2 hay lô ĐCKT2 là không có thật, với mức ý nghĩa là 0,01. Riêng hàm lượng ADN ở lô TN2 so với hàm lượng ADN ở lô ĐC2 hay lô ĐCKT2 có sự khác biệt nhỏ, với xác suất độ tin cậy P < 0,001. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về hàm lượng ADN ở lô TN2 so với hàm lượng ADN ở lô ĐC2 hay lô ĐCKT2 là không có thật, với mức ý nghĩa là 0,001. Loại trừ sai số khách quan thì hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN ở lô TN2 và ở lô ĐC2, lô ĐCKT2 là như nhau với mức ý nghĩa là 0,001. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có nhận xét: Flavonoid 10% hoặc 20% đều không tác động lên hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss) với mức ý nghĩa khác nhau từ 0,01 (với acid nucleic, ARN) đến 0,001 (với ADN). 4. KẾT LUẬN - Hàm lượng flavonoid tinh sạch trong quả thể nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum) đạt 3,09 ± 0,11% tính theo trọng lượng khô. - Hoạt chất flavonoid 10% hoặc 20% đều không tác động lên hàm lượng ADN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss) với mức ý nghĩa là 0,001. - Hoạt chất flavonoid 10% hoặc 20% đều không tác động lên hàm lượng acid nucleic, ARN của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss) với mức ý nghĩa là 0,01. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Buchaman P.K. (1994). Taxonomy of New Zealand Ganoderma two nonlaceate species, Proc. Cont. Sym. A. 5th Int. Mycol. Cong. Vancouver. Canada, pp.7-17. [2] Nguyễn Khắc Quỳnh Chi, Nguyễn Tuấn Dũng (1998). Chiết xuất dược liệu, NXB Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh. TÁCH CHIẾT FLAVONOID TỪ NẤM HOÀNG CHI GANODERMA COLOSSUM... 107 [3] Phan Văn Cư (2010). “Phân lập Flavonoid từ cao Butanol trong cây Diếp cá (Houttzufnia cordata Thunb) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 63, tr. 27-32. [4] Lê Thị Thu Hiền, Đoàn Suy Nghĩ (2007). Bước đầu nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum), “Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 280-282. [5] Phạm Mạnh Hùng (Chủ trì) (1997). Nghiên cứu hoạt tính sinh học của các flavonoid chiết từ cây thuốc, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu cơ bản (1996-1997). [6] Klein watcher P., Ngo Anh (2001). “Colossolactones, new Triterpenoid active substance from Vietnamese mushroom Ganoderma colossum”, J. Nat., N. 64(2), pp. 236-239. [7] Võ Văn Lẹo, Lê Thị Minh Châu, Ngô Văn Thu, Trần Hùng (2001). “Khảo sát Flavonoid từ vỏ bưởi (Exocarrpium citrigrandis L. Osbeck)”, Tạp chí Dược học, Số 2, tr. 10-12. [8] Miskinites G.A., Iugens IA. P. (1975). Research methods in Biochemistry, Publ. Vinius, pp. 276-279. [9] Đoàn Suy Nghĩ, Nguyễn Thị Thu Thủy (2009). “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và khả năng kháng khuẩn của nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 56, tr. 25-32. [10] Lê Khánh Trai, Hoàng Hữu Như (1979). Ứng dụng xác suất thống kê trong y, sinh học, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. Title: FLAVONOID EXTRACTION FROM MUSHROOM GANODERMA COLOSSUM AND STUDY ITS IMPACT ON CONCENTRATIONS OF NUCLEIC ACIDS IN LIVER OF WHITE MICE (SWISS) Abstract: Mushroom Ganoderma colossum been successfully cultivated at the Faculty of Biology-College of Science, Hue University, is one of six species of precious Lingzhi. There have been many documents published of the active substances contained in family mushrooms Ganodermataceae along the biological effects of them. Privately mushroom Ganoderma colossum, knowing about pharmacochemistry composition and its use, had only a few articles were published. That's why we conducted extracted, purified flavonoid found in mushroom Ganoderma colossum and study its impact on the content of nucleic acids, DNA and RNA in liver of mice white (Swiss). Research results showing content of purified flavonoid found in mushroom Ganoderma colossum is 3.09 ± 0.11% by dry weight. When injected solution flavonoids 10% or 20% with dose 1ml /mouse (20g)/day, injected 3 times, did not alter the content of nucleic acids, DNA and RNA in liver of white mice (Swiss). That demonstrates the flavonoid is a precious active substances when used does not cause mutation. Keywords: flavonoid, acid nucleic, DNA, RNA TS. ĐOÀN SUY NGHĨ Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế ĐT: 0914 549 596, Email: nghitebao@yahoo.com (Ngày nhận bài: 27/4/2016; Hoàn thành phản biện: 26/5/2016; Ngày nhận đăng: 30/5/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33_519_doansuynghi_15_doan_duy_nghi_2512_2020328.pdf