Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu

MỞ ĐẦU Hiện nay môi trường ở Việt Nam nói riêng và môi trường trên thế giới nói chung, đang đối diện với những nguy cơ xấu. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong thời gian qua Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chế định khu vực và trên thế giới. Việc hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cũng như những khó khăn thách thức, trong đó có lĩnh vực môi trường. Hội nhập kinh tế tác động đến mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu. Bài viết của em sẽ đi tìm hiểu vấn đề này.\ NỘI DUNG I) Một số vấn đề chung về hội nhập kinh tế, nhập khẩu 1) Hội nhập kinh tế 2) Nhập khẩu II) Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu. 1) Pháp luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực nhập khẩu. 2) Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu. - Tác động tích cực - Tác động tiêu cực LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc11 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hiện nay môi trường ở Việt Nam nói riêng và môi trường trên thế giới nói chung, đang đối diện với những nguy cơ xấu. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong thời gian qua Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chế định khu vực và trên thế giới. Việc hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cũng như những khó khăn thách thức, trong đó có lĩnh vực môi trường. Hội nhập kinh tế tác động đến mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu. Bài viết của em sẽ đi tìm hiểu vấn đề này. NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ, VÀ NHẬP KHẨU 1. Hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế, nếu hiểu theo nghĩa đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế trên thế giới gắn kết lại với nhau, còn nếu hiểu theo một cách chặt chẽ, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế với nhau, nói rõ hơn hội nhập kinh tế là quá trình thực hiện đồng thời hai việc: một mặt gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua nỗ lực mở cửa và thúc đẩy tự do hoá nền kinh tế quốc dân; mặt khác gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế có thể là song phương hoặc đa phương. 2. Nhập khẩu Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên cơ sở ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Nó không phải là một hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. II. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BẰNG PHÁP LUẬT TRONG CÁC LĨNH VỰC NHẬP KHẨU 1. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực nhập khẩu. Có rất nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam, ta đi vào một số quy định ở từng lĩnh vực phân chia theo nhóm hàng nhập khẩu quan trọng, cụ thể như sau: 1.1- Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì “phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ từ quá trình sản xuất và tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất” (Khoản 13 Điều 3). Pháp luật quy định chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, không được lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu để nhập khẩu chất thải dưới bất kì hình thức nào(1). Trong lĩnh vực này Điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: 1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển; c) Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ tài nguyên và Môi trường quy định. 2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tái chế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu: a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường; (1) Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất _ Khoá luận tốt nghiệp _ Trần Thị Vân Trà _ 2005. b) Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu; c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệ có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất; c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, không được cho, bán tạp chất đó. 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây: a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu; b) Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa phương mình. 5. Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Bộ thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu. Các văn bản pháp luật ra đời nhằm cụ thể hoá các vấn đề liên quan như: Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT , ngày 08/09/2006. Danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Thông tư 12/ 2011/ TT- BTNMT. 1.2- Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu thực phẩm Để quản lý chất lượng hàng hoá nói chung, ngày 24/12/1999, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh 18/1999/PL-UBTVQH 10 quy định những hàng hoá liên quan đến lương thực, an toàn vệ sinh , sức khoẻ con người, môi trường và các loại hàng hoá khác theo quy định của các Luật hoặc quy chuẩn phải phù hợp với quy chuẩn của quốc gia Việt Nam. Pháp lệnh quy định cả hàng hoá nội địa và hàng hoá nhập khẩu đều có thể phải kiểm tra chất lượng hoặc chứng nhận chất lượng. Danh mục hàng hoá phải kiểm tra chất lượng do Chính phủ quy định, danh mục hàng hoá cần giấy chứng nhận chất lượng do các Bộ xác định . Cả hai phương pháp kiểm tra chất lượng và chứng nhận chất lượng đang được kiểm tra rà soát trên cơ sở hướng dẫn của ISO. Quy định quản lý nhà nước về chất lượng thông qua các quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho mọi người, bảo vệ môi trường và thực hiện các mục tiêu chính đáng khác như được nêu trong Hiệp định TBT. Các phương thức đảm bảo sự phù hợp được nêu trong Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ban hành 1999. Danh mục hàng hoá bắt buộc phải kiểm tra chất lượng do Chính phủ ban hành là Quyết định số 50/2006/QĐ – TTg ngày 10/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các quy định trong lĩnh vực này tương đối cụ thể và phủ hợp với các quy định của WTO. Luật vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Riêng trong hoạt động nhập khẩu thực phẩm, Luật quy định: “…Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu; Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành…” “Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm…” Thực phẩm nhập khẩu phải được xác nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do tổ chức có thẩm quyền của nước kí kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động chứng nhận chất lượng. Công nhận hệ thống chất lượng có thể bị kiểm tra nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của Pháp luật Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 39 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm). Hậu quả của thực phẩm nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn của vệ sinh an toàn thực phẩm: Bị thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, đại diện Việt Nam xác nhận Việt Nam sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong hiệp định TBT (về rào cản kĩ thuật trong thương mại) kể từ ngày gia nhập mà không viện dẫn đến thời gian chuyển đổi. Trước sự biến động của thị trường, gần đây (1/2007) Tổng Cục Hải quan ban hành công văn số 395/TCHQ – VSQL hướng dẫn: phổ biến cho các chi cục hải quan cửa khẩu biết về tình hình thực phẩm nhiễm các hoá chất độc hại từ Trung Quốc có thể được đưa vào Việt Nam để tiêu thụ, theo đó yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký 100% các lô hàng thuộc đối tượng phải kiểm dịch, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.3- Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu động thực vật thông qua các quy định về kiểm dịch động thực vật. Nhà nước ta đã có Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật ngày 5/2/1993 (được sửa đổi bổ sung ngày 25/7/2001) quy định về kiểm dịch bảo vệ thực vật ban hành theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002. Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm dịch ở Việt Nam đề dựa trên công ước quốc tế về bảo vệ thực vật và các nguyên tắc của Uỷ ban bảo vệ thực vật Châu Á – Thái Bình Dương. Điều 1 Pháp lệnh quy định: “Pháp lệnh bao gồm việc phòng trừ các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật…” Điều 27 quy định: “nghiêm cấm đưa vào Việt Nam hoặc lây lan giữa các vùng trong nước sinh vật lạ gây hại”. Tại Điều 16 Nghị định 58/2002/NĐ-CP quy định: “nghiêm cấm đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại lạ còn sống ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào vào Việt Nam, trong tất cả các trường hợp cần đưa vào để nghiên cứu thì phải được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Điều 13 quy định: “ Nghiêm cấm nhập khẩu trong các trường hợp: động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng khác có trong danh mục cấm nhập khẩu…”. Các loại cây trồng được nhập khẩu vì mục đích tiêu dùng trong đó có ngũ cốc, phải đáp ứng yêu cầu không nhiễm các loại sâu bệnh thực vật là đối tượng kiểm định ở Việt Nam và phải có giấy chứng nhận vệ sinh thực vật của nước xuất khẩu. Thực vật sống nhập khẩu phục vụ cho mục đích nhân giống hoặc trồng trọt trong nước phải có giấy phép kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, giấy chứng nhận vệ sinh thực vật của nước xuất khẩu và không nhiễm các loại sâu bệnh thực vật ở Việt Nam. Hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến các biện pháp thú y bao gồm: Pháp lệnh thú y ban hành 15/3/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2004. Nghị định 33/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Các điều khoản về kiểm dịch động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật được nhập khẩu, xuất khẩu quy định trong các Điều từ 29 đến 37 của Nghị định. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO đại diện của Việt Nam cho biết: Các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch và các biện pháp kiểm soát của Việt Nam phù hợp với quy định của các tổ chức Quốc tế. Việt Nam đang xây dựng cơ chế SPS (Hiệp định về vệ sinh an toàn động thực vật) dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị Quốc tế, thành lập văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp về SPS Việt Nam. Quy định của Việt Nam đối với nhập khẩu động thực vật nhất là với sản phẩm từ động vật được soạn thảo trên Bộ luật quốc tế về sức khoẻ động vật. Nếu có các quy định nhập khẩu không phù hợp sẽ được điều chỉnh lại nhằm đáp ứng tiêu chuẩn OIE (tiêu chuẩn thú y Thế giới). Thông tư liên tịch hướng dẫn việc kiểm tra giám sát đối với hàng xuất nhập khẩu là động thực vật, thuỷ sản thuộc đối tượng cần phải kiểm tra được ban hành ngày 14/3/2004 (thông tư số 17/2003/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS). Thông tư này nhằm đơn giản hoá các thủ tục kiểm tra và giám sát đối với việc nhập khẩu vừa đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường, không gây cản trở đến việc nhập khẩu. Các sản phẩm động vật và có nguồn gốc động vật cần phải qua kiểm dịch được quy định tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN. Và Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNN ngày 8 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu. Việt Nam đang cố gắng nâng cao năng lực cán bộ và trang thiết bị để tăng cường hợp lý hơn các quy định kiểm tra, giám sát và chấp thuận tại biên giới. 1.4- Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, hàng hoá khác Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang ở giai đoạn khai thác tài nguyên và sức lao động, hàm lượng khoa học công nghệ và hàm lượng vốn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Vì vậy, việc nhập khẩu thiết bị công nghệ (cả cũ và mới) là hoạt động cần thiết, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Do vậy, đây là lĩnh vực nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Luật bảo vệ Môi trường 2005 quy định tại Điều 42 để điều chỉnh, theo đó: “ máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất , hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường…” Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, theo quy định này công nghệ chỉ được phép chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam nếu đảm bảo các điều kiện: một là đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường; hai là phải đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội. Như vậy trước khi nhập khẩu công nghệ sẽ được đánh giá, kiểm tra hiện trạng từ đó xác định trình độ, giá trị và tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường. Nghị định này đã góp phần khuyến khích hoạt động nhập khẩu công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, trở thành công cụ pháp lý quan trọng kiểm soát quá trình chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời nhà nước có chính sách miễn giảm thuế, phí đối với các hoạt động bảo vệ môi trường, đó là máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu (điểm b khoản 2 Điều 117 Luật bảo vệ môi trường 2005). Đây là quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn những sản phẩm công nghệ có lợi cho môi trường nước ta. Với xe máy, động cơ, phụ tùng xe máy nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của Quyết định 37/2003/QĐ-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ ban. Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tại ban hành quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ gới nhập khẩu. 2. Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu. -Tác động tích cực Hoạt động nhập khẩu của nước ta đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ từ khi nước ta gia nhậpWTO. Hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có điều kiện nhập khẩu những trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, những sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh , nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi thực thi các giải pháp bảo vệ môi trường. Nhờ dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Việt Nam được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, “xanh” và “thân thiện” hơn với môi trường. Rất nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam đã mang theo những công nghệ hiện đại nhất, ít gây ô nhiễm và sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và viễn thông. Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều được yêu cầu có giải pháp để xử lý chất thải công nghiệp. Hoạt động đầu tư nước ngoài và cải thiện vấn đề sở hữu trí tuệ được tăng cường và khuyến khích công nghệ tiên tiến vào Việt Nam tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những công nghệ hiện đại hơn trong quá trình sản xuất. Thực tế đã có một số thành công trong dự án sản xuất sạch tại Việt Nam với sự trợ giúp của quốc tế. Nó chứng minh hiệu quả và lợi ích cho doanh nghiệp thông qua giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường. Là thành viên củaWTO Việt Nam phải thực hiện những cam kết về mức thuế nhập khẩu, từ khi nhập khẩu Việt Nam sẽ áp dụng thuế nhập khẩu trên cơ sở thuế suất ưu đãi (MFN) cho tất cả các nước thành viênWTO. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam và nwocs ngoài sẽ được hưởng mức thuế thấp cho việc nhập khẩu, từ đó có thể giảm chi phí sản xuất, đầu tư đúng mức cho bảo vệ môi trường. Hoạt động nhập khẩu đem lại nguồn ngân sách đáng kể cho nước ta do vậy việc huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước cho quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ dễ dàng hơn. Tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động phòng chống khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường khác. -Tác động tiêu cực Bên cạnh các tác động tích cực chúng ta thấy hoạt động nhập khẩu ảnh hưởng xấu đến môi trường ở nhiều mặt. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, một số nhà đầu tư có thể không mang công nghệ tiên tiến và sạch, thậm chí còn mang công nghệ ô nhiễm, lạc hậu vào Việt Nam. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng tình trạng ô nhiễm. Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị sản xuất, một số doanh nghiệp có thể vì lợi nhuận mà nhập khẩu các thiết bị cũ, lạc hậu. Các thiết bị này vẫn có thể sản xuất nhưng gây ô nhiễm vì nước thải và tiếng ồn. Khi hoạt động nhập khẩu thiết bị được mở rộng, một số sản phẩm bị cấm vì cho là không an toàn ở nước ngoài lại có thể được đưa vào Việt Nam. Trong khi đó người tiêu dùng không có thông tin đầy đủ về khả năng gây ảnh hưởng đối với sức khoẻ và môi trường. Vì vậy, rất dễ dẫn đến nguy cơ Việt Nam là nơi tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng, không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hoạt động nhập khẩu chính ngạch, công khai hợp pháp trong một chừng mực nhất định có tác động xấu đến môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở nước ta là hoạt động nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch, nhập khẩu ngầm, bất hợp pháp. Qua con đường này những nhà nhập khẩu có thể đưa vào trong nước hàng hoá đã quá hạn sử dụng, sinh vật biến đổi gen. Phổ biến hơn là hoạt động nhập phi pháp các loại hoá chất bảo vệ mùa màng như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… Lợi dụng sự quản lý không chặt chẽ của các cơ quan chức năng, các lô hàng loại này được nhập dưới nhiều danh nghĩa khác nhau gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng. Việc nhập khẩu phế liệu có nguy cơ đe doạ trực tiếp môi trường sinh thái nước ta. Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu không tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về điều kiện kho bãi, không đủ năng lực xử lý tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu, công nghệ, thiế bị tái chế không đạt tiêu chuẩn môi trường thì ô nhiễm môi trường là điều kiện không thể tránh khỏi. KẾT LUẬN Như vậy hội nhập kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong hoạt động nhập khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Vì vậy trước tình hình chung về môi trường chúng ta cần phát huy và làm tốt công tác này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế _ Khoá luận tốt nghiệp _ Lê Thị Lộc _ 2007; Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất _ Khoá luận tốt nghiệp _ Trần Thị Vân Trà _ 2005; Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị, dây chuyền công nghệ _ Khoá luận tốt nghiệp _ 2006; Giáo trình Luật Môi trường _ Trường Đại học Luật Hà Nội; Luật bảo vệ Môi trường năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu.doc