Chỉnh sửa là một hoạt động không thể thiếu
trong tiến trình tạo lập văn bản của NV, kể cả
NV chuyên nghiệp lẫn những người đang học
cách viết như HS, bao gồm các hoạt động
phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, ra
quyết định. Năng lực này của NV càng cao,
hiệu quả chỉnh sửa càng lớn, sản phẩm viết
càng hoàn chỉnh. Quá trình chỉnh sửa tạo cơ
hội cho NV tham gia tích cực vào tiến trình tự
nhận thức và hiểu được vai trò của mình trong
tiến trình học tập, đồng thời nhận ra những
tiến bộ của bản thân trong tiến trình viết. Bản
thân các HV-GV tham gia nghiên cứu này
cũng khẳng định có thể cho HS thực hiện hoạt
động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa trong quá trình
làm văn, tuy nhiên, việc thực hiện điều này
trong thực tế ở mức độ nào thì còn phụ thuộc
vào một số điều kiện như trình độ HS, tâm
huyết của GV, sự thay đổi cách đánh giá kết
quả học tập của HS và sự hợp lý trong phân
bố chương trình Làm văn ở trường PT.
8 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của hoạt động chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của người học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
9
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH
TẠO LẬP VĂN BẢN CỦA NGƯỜI HỌC
Nguyễn Thị Hồng Nam*
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Chỉnh sửa là một phần của tiến trình tạo lập văn bản của người viết. Hoạt động này có thể
là sự tự chỉnh sửa của người viết, ,hoạt động chỉnh sửa cho nhau của người học, giáo viên
chỉnh sửa cho học sinh. Trong bài viết này chúng tôi trình bày kết quả thử nghiệm của
hoạt động tự chỉnh sửa và chỉnh sửa của các học viên cao học. Nghiên cứu nhằm trả lời 3
câu hỏi: (a) hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa có tác động như thế nào đối với chất lượng
bài viết của người viết (b) hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa có góp phần nâng cao năng
lực tư duy của người viết hay không?; (c) Có thể vận dụng các hoạt động này vào dạy
Làm văn ở trường PT được hay không.
Từ khóa: Tiến trình tạo lập văn bản, tự chỉnh sửa, chỉnh sửa, văn bản, năng lực tư duy
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Kỹ năng tạo lập văn bản của khá nhiều học
sinh (HS), sinh viên (SV), học viên (HV) cao
học còn nhiều khiếm khuyết: kết cấu bài viết
không chặt chẽ, thiếu ý, lập luận không logic,
thiếu luận cứ làm sáng tỏ lập luận... Nguyên
nhân của tình trạng trên là giáo viên (GV) tập
trung dạy lý thuyết, chưa chú ý đúng mức đến
thực hành (bao gồm cả hoạt động chỉnh sửa),
cả GV và HS đều không ý thức rõ vai trò quan
trọng của hoạt động đọc lại và chỉnh sửa trong
quá trình tạo lập văn bản... Một nguyên nhân
khác nữa là sự hiểu biết có hạn của GV về tiến
trình tạo lập văn bản. Nhằm góp phần khắc
phục tình trạng trên, chúng tôi đã thử nghiệm
các hoạt động viết, chỉnh sửa và viết lại trong
tiến trình tạo lập văn bản của các học viên CH.
CHỈNH SỬA TRONG TIẾN TRÌNH TẠO
LẬP VĂN BẢN
Thực nghiệm của Donald M. Murray (1972)
cho thấy tiến trình viết chia làm 3 giai đoạn:
giai đoạn trước khi viết, giai đoạn viết và giai
đoạn viết lại. Giai đoạn trước khi viết xảy ra
trước khi người viết (NV) viết bản nháp thứ
nhất, chiếm khoảng 85% thời gian của tiến
trình viết, bao gồm sự nhận thức của họ về
những vấn đề liên quan đến chủ đề bài viết,
nhận biết độc giả mà NV hướng tới, sự lựa
*
Tel: 0918 486 086
chọn hình thức thể hiện chủ đề, ghi chép,
phác thảo dàn ý, đặt tựa đề... Viết là hành
động tạo lập ra bản nháp thứ nhất và là phần
nhanh nhất của của tiến trình viết đồng thời là
là giai đoạn khó khăn nhất. Thời gian viết bản
nháp lần thứ nhất có thể chỉ chiếm 1% thời
gian của tiến trình viết. Viết lại là sự xem xét,
cân nhắc về nội dung, hình thức của văn bản
và độc giả tương lai, bao gồm sự tìm kiếm lại,
suy nghĩ lại, thiết kế lại, viết lại, và cuối cùng
là đọc, biên tập lại từng dòng, từng từ xem
văn bản đã viết có thỏa mãn được yêu cầu của
chủ đề hay chưa. Giai đoạn này có thể chiếm
14% thời gian của tiến trình viết [2]. Linda S.
Flower and John R. Hayes (1981), mô tả tiến
trình viết gồm 3 hoạt động chính: (a) lập kế
hoạch, bao gồm thiết lập mục tiêu của hoạt
động viết, tạo ý và sắp xếp ý nhằm đạt mục
tiêu; (b) chuyển dịch ý tưởng thành ngôn từ
cụ thể thành đoạn văn, bài văn; (c) xem lại,
gồm đọc lại bài đã viết và chỉnh sửa ý tưởng,
ngữ pháp, chính tả. Các hoạt động trên
thường xuyên được thực hiện dưới sự tự giám
sát của NV để đảm bảo bài viết đáp ứng được
yêu cầu của đề bài [7].
Ý kiến của các tác giả trên về tiến trình viết có
những điểm khác nhau nhưng đều thể hiện rõ
vai trò của hoạt động chỉnh sửa. Hoạt động này
có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào
trong tiến trình viết: lập kế hoạch hay chuyển
dịch ý tưởng thành ngôn từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
10
Bàn về chỉnh sửa, Fitzgerald (1987) viết
“chỉnh sửa nghĩa là thực hiện các thay đổi vào
bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình viết. Nó
liên quan đến việc nhận dạng sự khập khiễng
giữa cái dự định viết và cái được viết, những
quyết định cái gì có thể hoặc nên thay đổi
trong bài viết và làm thế nào để sửa lại” [6,
484]. Tiến trình chỉnh sửa bao gồm các hoạt
động: đánh giá, chọn lựa cách chỉnh sửa.
Amos Van Delderen và Ron Oostdam (2004)
cho rằng chỉnh sửa là một hoạt động phức tạp,
gồm các kiến thức về ngôn ngữ và ngoài
ngôn ngữ. Các kiến thức về ngôn ngữ gồm từ
vựng, cú pháp, ngữ âm, hình thái từ, và chính
tả. Các kiến thức ngoài ngôn ngữ gồm siêu
nhận thức (metacognition), kiến thức về diễn
ngôn và về chủ đề liên quan đến yêu cầu của
bài viết [1, 103]. Ví dụ: sự hiểu biết về tình
huống giao tiếp (với ai, hoàn cảnh nào, mục
tiêu giao tiếp...) thuộc về kiến thức ngoài
ngôn ngữ. Khả năng chọn lựa những từ ngữ
và giọng điệu phù hợp với tình huống giao
tiếp thể hiện kiến thức ngôn ngữ của người
giao tiếp. Các tác giả cho rằng có 2 cấp độ
của sự chỉnh sửa là chỉnh sửa về nội dung và
hình thức [1, 104].
Hoạt động chỉnh sửa có thể được thực hiện
bởi nhiều chủ thể: bản thân người viết, người
đọc (người học khác hoặc giáo viên) HS,
những người đang học cách viết, hầu như
chưa có kinh nghiệm về việc chỉnh sửa nên
GV cần hướng dẫn cách phân tích yêu cầu
của đề bài, cách đọc lại bài của mình hoặc của
bạn, cách phát hiện lỗi và chỉnh sửa cũng như
cách phản hồi sao cho không làm bạn tự ái.
Khi tự chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa cho người
khác, NV/NCS nhìn lại những gì mình hoặc
người khác đã viết và trả lời những câu hỏi:
bài viết này đã đáp ứng yêu cầu của đề bài
hay chưa? Đáp ứng đến mức độ nào? Những
gì còn thiếu? Những gì cần bổ sung thêm? Bổ
sung như thế nào? Người đọc có hiểu văn bản
nói gì hay không?... Hoạt động này đòi hỏi
NCS/NV phải có năng lực nhận thức và tự
nhận thức.
CÂU HỎI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ba câu hỏi mà chúng tôi cần trả lời trong
nghiên cứu này là: (a) hoạt động tự chỉnh sửa/
chỉnh sửa có tác động như thế nào đối với
chất lượng bài viết của NV; (b) các hoạt
động này có góp phần nâng cao năng lực tư
duy của HV?; (c) Có thể vận dụng các hoạt
động này vào dạy Làm văn ở trường PT được
hay không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi
sử dụng PP thực nghiệm và thu thập các số
liệu là các bản nháp lần 1 (N1), nháp lần 2
(N1) và bản viết cuối (BC) của HV để phân
tích, so sánh. Chúng tôi còn phỏng vấn 9/35
HV, gồm 3 HV có bài viết đạt kết quả tốt
(HV nhóm A), 3 HV có bài viết đạt kết quả
khá (nhóm B) và 3 HV đạt kết quả trung
bình (nhóm C). Các số liệu trên được phân
tích bằng phương pháp định tính. Phạm vi
nghiên cứu tập trung vào hoạt động chỉnh
sửa sau khi viết.
THỬ NGHIỆM
Thử nghiệm này thực hiện trên 25 HV lớp Lý
luận và PPDH Văn và Tiếng Việt K16, ĐH
Cần Thơ. Tiến trình thử nghiệm như sau:
- Bước 1: Các HV viết N1 tại lớp với đề bài
“Xã hội là một cuốn sách, con người là một
cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha
mẹ, bạn bè cũng là sách. “Đọc” là hiểu, là
khám phá, là vượt qua; đọc sách giúp ta suy
nghĩ, thưởng thức. Anh/chị hãy viết một đoạn
văn với đầu đề “Đọc”.
- Bước 2: GV phát cho HV phiếu Tự biên
tập hướng dẫn hoạt động tự chỉnh sửa: (a)
Đọc lại những gì đã viết: Ý nào, phần nào
tôi thích nhất? Ý nào, phần nào chưa rõ
ràng? (b) Tôi đã: trình bày những vấn đề
cần giải thích, nói những gì muốn nói, trình
bày rõ ràng, đã làm cho bài viết hấp dẫn?
Sau đó, HV viết lại bài (N2).
- Bước 3: HV đem bài đến lớp, GV phát bài
cho cặp HV chỉnh sửa cho nhau đồng thời
phát phiếu Người biên tập hướng dẫn hoạt
động chỉnh sửa, gồm các yêu cầu: (a) Ý nào,
phần nào thú vị nhất trong bài viết của bạn? Ý
nào, phần nào chưa rõ ràng? (b) Đánh dấu
những chỗ đề nghị chỉnh sửa, ghi vào bên lề
lý do cần chỉnh sửa. Sau khi đó, NV viết lần
3, bản cuối (BC).
Các bài viết này được thu lại và đánh giá dựa
trên các tiêu chí sau: (a) Toàn bộ sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
11
của NV (N1, N2 và BC) có đáp ứng yêu cầu
của đề bài hay không?; (b) Trong N2, NV đã
tự thực hiện những hoạt động chỉnh sửa, bổ
sung nào so với N1?; (c) Khi viết BC, NV đã
tiếp thu góp ý của NCS ở mức độ nào và thực
hiện những hoạt động chỉnh sửa, bổ sung nào
sau khi được góp ý.
Sau khi đánh giá, phân loại các bài viết,
chúng tôi phỏng vấn 9 HV với 9 câu hỏi, xoay
quanh các nội dung: (a) tác dụng của việc tự
chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với bài viết của HV
về hình thức và nội dung; (b) người học gặp
khó khăn gì trong quá trình tự chỉnh sửa /
chỉnh sửa; (c) các câu hỏi hướng dẫn tự chỉnh
sửa/ chỉnh sửa của GV có tác dụng gì đối với
NV/NCS; (d) có thể vận dụng những hoạt
động trên vào giờ Làm văn ở trường PT hay
không, tại sao, cần làm gì/ cần có những thay
đổi gì để có thể vận dụng được các hoạt động
này? Riêng câu hỏi thứ 6 thì với 3 nhóm, có 1
ý hỏi khác nhau. Cụ thể là: “Khi tôi đọc bài
viết của anh/chị tôi nhận thấy từ bản viết đầu
tiên đến bản viết cuối, anh/chị đã chỉnh sửa
rất nhiều (nhóm A), có chỉnh sửa một số
điểm (nhóm B), hầu như không chỉnh sửa
(nhóm C). Tại sao?”.
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Chúng tôi thu được 69 sản phẩm của 25 HV,
19 HV nộp đủ 3 bản, 6 HV nộp 2 bản. Chúng
tôi chọn phân tích 18 sản phẩm của 9 HV
(những người đã tham gia phỏng vấn) để lần
lượt trả lời câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi
đã nêu trong mục 3. Cụ thể là:
1. Tác động của chỉnh sửa/tự chỉnh sửa đối
với bài viết
Số liệu từ bài viết cho thấy hoạt động tự chỉnh
sửa/ chỉnh sửa đã có tác động tốt đối với tiến
trình viết của HV. Sản phẩm của 9 HV đều có
sự thay đổi về nội dung và hình thức ở những
mức độ khác nhau (bảng 1). Sản phẩm của
nhóm A thể hiện sự chỉnh sửa nhiều nhất.
Nguyên nhân là: (a) bản thân các HV này có
khả năng tự nhận ra khiếm khuyết trong bài
viết của mình; (b) NCS đã có những ý kiến
đóng góp rất chất lượng cho sản phẩm của các
HV này. Bảng 2 cho chúng ta thấy NV A1 đã
tự chỉnh sửa, bổ sung nhiều đồng thời chỉnh
sửa theo ý kiến của NCS. Bản N2 của NV A2
không chỉnh nhiều so với N1 vì N1 khá hoàn
chỉnh. Đáng chú ý là sau khi được NCS góp
ý, NV này đã tạo ra một bài viết hoàn toàn
mới, gồm 3 đoạn. Lý do việc sáng tạo bài mới
của HV này là “tiếp thu ý kiến của bạn nhưng
không thể chỉnh chỗ này một tí, chỗ kia một tí
vì sẽ phá vỡ tính chỉnh thể của bài viết”. Ý
tưởng trong BC của HV này rất phong phú
nhưng về mặt cảm xúc và sự sáng tạo thì
không bằng N1 và N2. NV 3A là một HV khá
lớn tuổi, tổ trưởng chuyên môn của trường
PT, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, thường
ngày khá bảo thủ, ít chịu lắng nghe ý kiến của
bạn, thế nhưng trong BC, HV đã tự chỉnh sửa
đồng thời tiếp thu ý kiến của NCS để tạo ra
văn bản hoàn chỉnh hơn so với N1 và N2.
Nếu NV đã có sự suy nghĩ chín chắn trước
khi bắt đầu viết thì mức độ chỉnh sửa sẽ ít
hơn. Sản phẩm của HV nhóm B thể hiện rõ
điều này. NV B1 có dàn ý rõ ràng ngay từ N1
nên ở N2, HV này chỉ cần phát triển các ý
trong N1 thành 4 đoạn hoàn chỉnh. NV tiếp
tục chỉnh sửa BC sau khi nhận được góp ý
của bạn đồng thời tiếp tục tự chỉnh sửa nên
BC có 6 đoạn. Sản phẩm của NV 2B cũng
tương tự: N1 chỉ là 4 ý sơ lược, N2 là 4 đoạn,
phát triển từ 4 ý. Ở BC, NV tự chỉnh sửa
thành 6 đoạn, có 2 đoạn hoàn toàn mới mặc
dù NCS chỉ góp ý về cách diễn đạt, không
góp ý về nội dung. Điều này chứng tỏ HV 2B
có năng lực tự đánh giá, khả năng tự chỉnh
sửa tốt. Sản phẩm của NV 3B, từ N1, N2 đến
BC đều là 4 đoạn, tuy nhiên, so với N1 thì N2
và BC có sự bổ sung các ý. Đáng chú ý là sự
thay đổi về giọng điệu so với N2: N2 viết với
giọng đối thoại “Các bạn thân mến, các bạn
hãy tưởng tượng xem...”, có những câu không
khẳng định chắc chắn “Nhưng đơn giản
chúng ta chỉ đọc sách thôi thì đủ chưa? Tôi
cũng không biết nữa”. BC có giọng khẳng
định “Nhưng có đơn giản là chúng ta chỉ đọc
ở sách là đủ cho cuộc sống chưa? Nếu chỉ tìm
hiểu ở sách không thì chưa đủ..”.
Ví dụ trên cho thấy sự chuyển biến trong
nhận thức của NV trong quá trình viết: từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
12
nghi ngờ đến khẳng định, xác tín vào niềm tin
của mình, sự chuyển biến này chắc chắn là
kết quả của một quá trình nghiền ngẫm về cái
mình đã viết.
Sản phẩm của NV C1 hầu như không có sự
thay đổi về nội dung từ N1 đến BC, chỉ bổ
sung vài từ và giảm viết tắt mặc dù HV này
nhận được những ý kiến đóng góp rất chính
xác của NCS. Khi được hỏi về lý do của việc
không chỉnh sửa, HV này cho rằng “Tự nhận
thấy những vấn đề nêu lên là phù hợp và đã
chỉnh sửa rồi. NCS không hiểu ý tôi, việc
đóng góp không giúp tôi phát triển thêm”.
Điều này thể hiện sự bảo thủ và sự hạn chế
trong năng lực tự đánh giá của HV này.
Trường hợp NV C3 cũng tương tự: bài sơ
lược, chỉ có 2 đoạn mặc dù được NCS chỉ rõ
nhược điểm nhưng vẫn không chỉnh sửa
nhiều. HV này đã giải thích: “NV viết theo
cảm nhận, tâm đắc của bản thân nên không
có sự chỉnh sửa nhiều”. BC của NV 2C có sự
thay đổi về cấu trúc so với N1, cụ thể là nhập
đoạn 2 và 3 thành 1 đoạn, thêm 1 đoạn mới,
đồng thời chỉnh sửa lại cách diễn đạt của các
đoạn 2,3,4 theo đề nghị của NCS. Bài viết của
HV này chưa đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài
nhưng lại thể hiện khả năng tự chỉnh sửa và
biết lắng nghe ý kiến của NCS, dù ý kiến chỉ
tập trung vào cách diễn đạt.
Việc phân tích các số liệu trên cho ta thấy hiệu
quả của hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa đối
với sản phẩm của NV, thể hiện ở sự chỉnh sửa
về nội dung, hình thức, dù mức độ chỉnh sửa
khác nhau. Hiệu quả của sự chỉnh sửa này phụ
thuộc vào 2 yếu tố: khả năng tự đánh giá, tự
chỉnh sửa của NV và chất lượng góp ý của
NCS. Chất lượng của sự tự chỉnh sửa/ chỉnh
sửa còn phụ thuộc vào câu hỏi hướng dẫn của
GV. Để có thể tự đánh giá và đánh giá, tự
chỉnh sửa/ chỉnh sửa, cả NV lẫn NCS đều phải
nắm chắc yêu cầu của đề bài và có khả năng
phân tích, đánh giá. Do vậy, GV cần có câu hỏi
hướng dẫn HV thực hiện hoạt động này.
Số liệu thu thập được từ các câu trả lời phỏng
vấn góp phần làm sáng tỏ thêm những thay
đổi trong tiến trình viết của HV. Đối với câu
hỏi “Việc NV tự chỉnh sửa bài viết của mình
có tác dụng gì?”, tất cả HV khẳng định hoạt
động này giúp HV “tự nhìn nhận, đánh giá,
tự phát hiện, hạn chế sai sót, có cơ hội thay
đổi, bổ sung, viết lai, điều chỉnh, khắc phục”.
Bảng 1. Thống kê các chỉnh sửa
Mã NV Nháp 1 Nháp 2 Bản cuối
1A 4 đoạn
4 đoạn, đoạn 2 cắt bỏ
một số ý, thêm nhiều
ý mới so với N1.
4 đoạn, bổ sung đoạn 2 và đoạn 4.
2A 5 đoạn 5 đoạn, không cắt bỏ ý,
chỉ thêm bớt 1 vài từ. 3 đoạn.
3A 3 đoạn 3 đoạn, mỗi đoạn bổ
sung vài ý.
6 đoạn, 4 đoạn hoàn toàn mới, bổ sung vài ý cho
đoạn 1,2 của N2.
1B 1 đoạn hoàn
chỉnh, 3 ý
4 đoạn, đoạn 2-4 bổ
sung, hoàn chỉnh.
6 đoạn, CHỉNH SửA ý mà bạn nhận xét là “chưa
rõ”. Phân đoạn rõ ràng hơn N1 và N2.
2B 4 ý 4 đoạn phát triển từ 4 ý.
6 đoạn, 2 đoạn hoàn toàn mới, diễn đạt lại ý mà bạn
nhận xét “chưa rõ”.
3B 4 ý 4 đoạn phát triển từ 4 ý.
4 đoạn, tất cả các đoạn đều bổ sung thêm ý.
Nhận xét của bạn chỉ tập trung vào hình thức nhưng
bản thân NV từ N1-bản cuối tự bổ sung, CHỈNH SỬA.
1C 3 đoạn 3 đoạn, chỉ bổ sung
một vài từ.
- 3 đoạn, hầu như giữ nguyên nội dung. Về hình
thức: giảm viết tắt.
2C Không viết 4 đoạn.
- 4 đoạn, nhập đoạn 2 và đoạn 3 của N2 thành 1
đoạn, thêm 1 đoạn mới.
- CHỈNH SỬA đoạn 2, 3, 4 theo đề xuất của bạn.
3C 2 đoạn 2 đoạn, đoạn 2 đầy đủ hơn, có dẫn chứng.
2 đoạn, giống N1 và N2 về ý tưởng, khác cách dùng
từ, lược bỏ 1 vài ý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
13
Bảng 2. Thống kê các ý kiến nhận xét của người chỉnh sửa
Mã NCS Ý kiến của người chỉnh sửa
1 - Nếu bạn phân tích vấn đề “đọc là hiểu, khám phá...” kỹ hơn bài viết sẽ hay hơn. - Câu kết
chưa khái quát được yêu cầu của đề.
2
- Nên vắn tắt hơn. - Cần giải thích kỹ hơn khái niệm “đọc”. - Bài viết có cảm xúc như một
tùy bút ngắn thể hiện “đọc” qua từng giai đoạn cuộc đời. Một tâm hồn có chiều sâu xúc
cảm! Đáng trân trọng!
3 - Chưa làm rõ các vấn đề về “sách”. - Nên hiểu “sách”, “đọc” theo nghĩa bóng, như thế
mới đáp ứng yêu cầu của đề.
4 - Nên khai thác thêm nét nghĩa bóng của “sách”. - Trong đoạn 3 có ý chưa rõ.
5 -Câu không rõ nghĩa. Lặp từ. Ý này chưa rõ.
6 - Có ý tưởng hay. - Sửa lỗi câu “cho nên để hiểu về sách chúng ta cần..”. - Bổ sung một số từ “Như vậy, ta vừa quan sát, những điều”.
7
- Chưa giải thích rõ các từ khóa “sách, tìm hiểu, khám phá”. - Chưa đi vào trọng tâm đề
bài. - Viết tắt quá nhiều.
- Sử dụng từ chưa rõ ràng. - Cách dẫn chứng chưa cụ thể, thuyết phục.
8 - Đoạn 2: Diễn đạt chưa rõ ràng. - Đoạn 3: Lập luận “đọc sách trong thời gian ...” thiếu thuyết phục. - Đoạn 4: chưa trình bày rõ vấn đề.
9
- Ưu: Viết về cha mẹ cảm động, sâu sắc. NV có quá trình đọc lại để điều chỉnh một số lỗi
trình bày, dùng từ.
- Hạn chế: vào bài khô khan, gượng ép, chưa khai thác đầy đủ các vấn đề đặt ra trong đề
bài, ý tưởng còn cạn.
Với câu hỏi “Việc chỉnh sửa theo ý kiến góp ý
của bạn có tác dụng gì đối với NV?’ câu trả
lời khá đa dạng: “giúp NV nhận ra những lỗi
mà bản thân không nhìn thấy; cân nhắc ý kiến
của bạn để điều chỉnh bài viết; học thêm cách
dùng từ, cách sắp xếp bố cục bài viết;rút kinh
nghiệm, khắc phục, sửa chữa lỗi; có cơ hội
đối chiếu với cách viết của bản thân”. Đáng
lưu ý là ý kiến của một HV khá lớn tuổi,
thường ngày khá bảo thủ khi bài viết của HV
này được chỉnh sửa bởi một HV trẻ “khi đọc
đầu đề, tôi chỉ hiểu một khía cạnh của vấn đề,
qua trao đổi với NSC, tôi hiểu rõ hơn, các ý
tưởng cụ thể hơn”. Hai HV 1C và 3C, những
người ít chỉnh sửa bài viết sau khi được góp ý
của bạn cũng khẳng định hiệu quả của hoạt
động chỉnh sửa “giúp cho NV có thêm sự lựa
chọn về từ ngữ, nhận ra lỗi chính tả, nhìn nhận
thêm cách bố trí, sắp xếp đoạn văn, có thêm sự
gợi ý để chỉnh sửa, xem lại góp ý của bạn để
bổ sung, chỉnh sửa các ý cho phù hợp”.
Như vậy, cả hai nguồn số liệu là sản phẩm
của NV và trả lời phỏng vấn cho ta thấy rõ tác
dụng tích cực của tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối
với bài viết của HV. Điều này là tất yếu vì khi
thực hiện hoạt động tự chỉnh sửa, NV phải
nhìn lại yêu cầu của đề bài, tự đánh giá xem
bài viết của mình đã đáp ứng yêu cầu đề bài
đến mức nào, nếu cảm thấy mình không đủ
hiểu biết về đề tài, NV phải tìm thêm tư liệu,
suy nghĩ cách chỉnh sửa... Khi chỉnh sửa lẫn
nhau, người học có cơ hội tương tác, chia sẻ
với nhau, đọc bài của những HS khá, giỏi, HS
kém chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều điều
hay. Khi đọc bài của HS kém hơn, những HS
khá, giỏi cũng có cơ hội nhận ra những sai sót
trong bài viết của bạn để tránh mắc những lỗi
tương tự. Sự tương tác này tạo ra những xung
đột nhận thức, qua đó, trợ giúp và thúc đẩy
nhận thức của HS phát triển.
Phân tích trên cho thấy tác động tích cực của
hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với bài
viết của HV, vậy, liệu hoạt động này có tác
động gì đối với năng lực tư duy của NV?
Tác động của tự chỉnh sửa/chỉnh sửa
đối với việc nâng cao năng lực tư duy
cho người học
Thông qua việc dạy kiến thức để dạy HS
cách tư duy là một trong những nguyên tắc
nền tảng của dạy học, trong đó có tư duy phê
phán (reflective thinking). Bàn về tư duy phê
phán, Dewey (1993) cho rằng đó là “khả
năng xem xét và tự đánh giá xem mình đã
biết những gì, những gì cần phải biết và làm
thế nào để lấp được khoảng trống giữa cái
biết và chưa biết” [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
14
Đối với người viết
Tự chỉnh sửa là cơ hội cho NV rèn luyện, thể
hiện tất cả các năng lực trên, bởi vì trong quá
trình tự chỉnh sửa/chỉnh sửa, họ phải đọc lại
từng dòng, từng chữ đồng thời nhìn lại cấu
trúc tổng thể của bài viết trong sự đối chiếu
với yêu cầu của đề bài, chủ đề của bài viết,
phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán để
nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bài
viết. Thậm chí NV còn phải đóng vai người
đọc để tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
Liệu người đọc có hiểu đúng ý mình viết?
Liệu bài viết của mình có đáp ứng được yêu
cầu của người đọc. Từ đó, có những quyết
định phù hợp: chỉnh sửa cái gì và chỉnh sửa
như thế nào.
Hoạt động tự chỉnh sửa của NV xảy ra trong
đầu NV, tuy nhiên, bằng việc so sánh các bản
N1, N2 và BC, chúng ta có thể nhận biết năng
lực tư duy của NV. Sản phẩm của 8/9 HV
tham gia nghiên cứu này (từ N1 đến BC) đều
có thay đổi về nội dung bên cạnh sự thay đổi
về hình thức: cắt bỏ ý thừa, bổ sung luận
điểm, luận cứ, thay đổi lập luận, giọng điệu
(HV 3B), cấu trúc lại bố cục bài viết (HV 1B,
2C) thậm chí là viết một bản mới hoàn toàn
(HV 2A). Hoạt động tư duy nào đã diễn ra
trong quá trình tự chỉnh sửa? Chắc chắn đó là
sự tự suy ngẫm, tự nhìn nhận, tự đánh giá và
tìm ra cách khắc phục nhược điểm, là sự quyết
định nên thay đổi cái gì, thay đổi như thế nào.
Sự thay đổi này thể hiện khả năng tự nhận thức
về những giới hạn của bản thân và sự cố gắng
khắc phục, vượt qua các giới hạn ấy.
Kết quả trả lời câu hỏi “từ N1, N2 đến BC
anh/chị đã chỉnh sửa rất nhiều. Vì sao?” đã
làm rõ thêm các hoạt động tư duy này. Tất cả
các HV nhóm A và B đều chỉ ra những hoạt
động tư duy mà họ đã thực hiện, đó là “tự đọc
lại bài viết của mình, phát hiện lỗi sai của
chính mình để khắc phục, nảy ra những ý
mới hợp lý hơn, cắt bỏ những ý chưa hay;
xem xét những góp ý của bạn, học hỏi nhiều
điều hay từ bạn”. HV A2 nhận ra sự phức tạp
của hoạt động tạo lập văn bản “khi viết N1,
do hoạt động viết và hoạt động “động não”
của tư duy diễn ra cùng một lúc nên diễn đạt
đôi chỗ chưa thoát ý, thiếu ý”. Khi đọc lại, họ
phải tách mình ra khỏi văn bản, cố gắng nhìn
nhận sản phẩm của mình bằng con mắt khách
quan của người đọc “đặt mình vào vai trò của
người đọc để nhận ra những yêu cầu từ phía
người tiếp nhận” (ý kiến của HV 2B). Kết
quả tất yếu là chất lượng bài viết lại cao hơn.
Tự chỉnh sửa không hề là một hoạt động dễ
dàng vì NV phải biết tự vượt qua chính mình,
câu trả lời của các HV về “những khó khăn
trong quá trình chỉnh sửa” minh chứng cho
điều này. Phần lớn HV cho rằng “quá trình tự
chỉnh sửa mang tính chủ quan”, “Khó tự phát
hiện ra lỗi sai”, “NV thường có tâm lý tự
bằng lòng với bài viết của mình”, “có những
thói quen khó sửa như chính tả, ngữ pháp”.
Một ý kiến cho là “không hiểu nhận xét của
bạn”. Những ý kiến trên vừa thể hiện khó
khăn của NV khi tự chỉnh sửa nhưng đồng
thời cũng thể hiện những hạn chế trong năng
lực tự đánh giá của NV, sự xa lạ của hoạt
động này trong môi trường nhà trường từ bậc
PT đến ĐH.
Đối với người chỉnh sửa
Quá trình đọc và góp ý cho bài viết của bạn
cũng là cơ hội để NCS thể hiện năng lực tư
duy của mình. Bảng 2 cho ta thấy 6/9 ý kiến
của NCS tập trung vào nhận xét nội dung,
trong đó có 5 đề nghị chỉnh sửa về luận điểm
(NCS 1, 2, 3, 4, 7), 4 nhận xét về luận cứ
(NCS 4, 7, 9). Nếu không hiểu rõ yêu cầu của
đề bài, không đọc kỹ và phân tích cấu trúc
của bài thì NCS không thể có những nhận xét
chất lượng như vậy. Các HV đều ý thức rõ đó
không phải là công việc dễ dàng. Lý do của
khó khăn này, theo các HV là “mỗi NV và
NCS có nhận thức, dụng ý, có cái tôi cá nhân
khác nhau nên khó góp ý; giữa NV và người
đọc không cùng qua điểm nên khó thỏa hiệp;
khó tìm ra hướng chữa lỗi bài viết của bạn;
bản thân NCS cũng chưa hiểu hết yêu cầu của
đề bài nên khó góp ý; trình độ của NV và
NSC như nhau”. Những khó khăn trên là điều
hiển nhiên, đặc biệt là trong điều kiện GV
không thường xuyên tạo điều kiện cho HS
đóng vai NCS. Một trong những biện pháp
khắc phục là nêu câu hỏi hướng dẫn HS thực
hiện hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa để nó
diễn ra đúng hướng. Các câu hỏi này còn giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
15
NV ý thức rõ hơn vai trò của công việc chỉnh
sửa trong tiến trình viết, qua đó, bổ sung kỹ
năng viết cho người học.
Ngoài việc nhận xét cái gì, nhận xét như thế
nào (chỉ ra ưu điểm, giọng điệu nhẹ nhàng)
cũng là yếu tố quan trọng không kém. Trong
số các nhận xét của NCS, chỉ có 2 ý kiến nêu
ưu điểm trong bài viết của bạn (NCS số 2, 9).
Điều này thể hiện hạn chế về kỹ năng đánh
giá của NCS. Và phải chăng cũng thể hiện
thực tế là khi chấm bài của HS, GV ít khi chỉ
ra ưu điểm của các em?
Thử nghiệm này của chúng tôi được thực hiện
trên đối tượng là những GVPT, do vậy, một
trong những câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi
muốn trả lời là liệu kỹ năng tự chỉnh
sửa/chỉnh sửa, và cách dạy các kỹ năng này
có được chuyển giao cho các GV khi họ về
dạy ở trường PT? Các câu hỏi trên sẽ được
làm sáng tỏ trong phần sau.
Khả năng vận dụng vào giờ Làm văn ở
trường phổ thông
Kết quả phân tích số liệu trong phần trên đã
chứng minh hiệu quả không thể phủ nhận của
hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với năng
lực tư duy của người học và bài viết của họ.
Về vấn đề “Có thể cho HS PT thực hiện hoạt
động tự chỉnh sửa khi dạy Làm văn ở trường
PT hay không?”, tất cả các HV được phỏng
vấn đều khẳng định tính khả thi của việc vận
dụng hoạt động này. Về mức độ vận dụng, chỉ
có 3 ý kiến cho là “chỉ nên cho HS tự chỉnh
sửa, chưa thể cho HS chỉnh sửa bài của bạn
vì trình độ ngang nhau và HS chưa quen với
công việc này, hoặc chỉ nên cho HS chỉnh sửa
ngữ pháp, chính tả còn về bố cục của bài viết
thì HS chưa đủ sức để nhận xét”. Những băn
khoăn trên của HV hoàn toàn chính đáng,
nhất là khi hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa
còn xa lạ với chính các HV, những GV đang
làm công tác giảng dạy ở trường PT. Nhưng
chính HV đã tự đề xuất các biện pháp nhằm
khắc phục khó khăn trên như: “GV hướng dẫn
kỹ và rèn luyện kỹ cho HS quen dần bằng
cách GV làm mẫu cho HS; nên bắt đầu bằng
việc cho HS chỉnh sửa đoạn văn đến chỉnh
sửa toàn bài; cho điểm khuyến khích với
những HS có cố gắng chỉnh sửa và những HS
có sự hợp tác, đóng góp chân thành cho bạn;
có thể dùng các cặp NV/NCS tốt để làm mẫu
cho các HS khác; cung cấp cho HS tiêu chí
đánh giá; tăng tiết thực hành; thay đổi
PPDH và cách đánh giá; GV phải tâm huyết
với nghề”. Tất cả các HV đều nhận thấy hiệu
quả của hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối
với tiến trình tạo lập văn bản của HS và đều
mong muốn thực hiện các hoạt động này. Họ
cũng ý thức được các điều kiện có thể vận
dụng: điều kiện chủ quan là sự tâm huyết của
GV, phương pháp thực hiện; điều kiện khách
quan là phân bố chương trình, cách đánh giá.
Chúng tôi cho rằng điều kiện chủ quan là
quan trọng nhất vì chương trình, cách đánh
giá có thay đổi mà GV không hiểu biết về tiến
trình tâm lý viết, không ý thức được vai trò
của tự chỉnh sửa/chỉnh sửa, không tâm huyết
và mong muốn thay đổi thì mọi cuộc cải cách
đều khó có thể dẫn đến thành công.
KẾT LUẬN
Chỉnh sửa là một hoạt động không thể thiếu
trong tiến trình tạo lập văn bản của NV, kể cả
NV chuyên nghiệp lẫn những người đang học
cách viết như HS, bao gồm các hoạt động
phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, ra
quyết định. Năng lực này của NV càng cao,
hiệu quả chỉnh sửa càng lớn, sản phẩm viết
càng hoàn chỉnh. Quá trình chỉnh sửa tạo cơ
hội cho NV tham gia tích cực vào tiến trình tự
nhận thức và hiểu được vai trò của mình trong
tiến trình học tập, đồng thời nhận ra những
tiến bộ của bản thân trong tiến trình viết. Bản
thân các HV-GV tham gia nghiên cứu này
cũng khẳng định có thể cho HS thực hiện hoạt
động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa trong quá trình
làm văn, tuy nhiên, việc thực hiện điều này
trong thực tế ở mức độ nào thì còn phụ thuộc
vào một số điều kiện như trình độ HS, tâm
huyết của GV, sự thay đổi cách đánh giá kết
quả học tập của HS và sự hợp lý trong phân
bố chương trình Làm văn ở trường PT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Amos van Delderen & Ron Oostdam,. 2004.
Revision of form and meaning in learning to write
comprehensible text. In trong Revision Cognitive
and Instructional Proceses (Eds. Linda Allal,
Lucile Chanquoy, Pierre Largy). Kluwer
Academic Publishers, Boston/Dordrech/New
York/London, pp. 103-124.
[2]. Donald M. Murray,. 1972. Teaching writing
as a process, not a product truy cập ngày 3 tháng
12 năm 2010 từ:
nglish630/PDF/Murray.pdf
[3]. Dewey, J,. Reflective thinking truy cập ngày 1
tháng 1 năm 2011 từ:
tion.htm
[4]. Fitzgerald, J,. 1987. Research on revision in
writing. Review of Educational Research, 57, 418-
506.
[5]. Gert Rijlaarsdam, Huub van den Bergh,
Michel Couzijn (Eds.),. 2005. Effective Learning
and Teaching of Writing – A Handbook of Writing
in Education, 2nd Edition, Kluwer Academic
Publishers.
[6]. Flower, L & Hayes, J (1981). The Cognitive
Process Model of the Composing Process truy cập
ngày 11 tháng 10 năm 2010 từ:
s_Cognitive_Process_Model_of_Composition.htm
SUMMARY
THE IMPACT OF REVISION ON LEARNERS’ COMPOSITION OF TEXTS
Nguyen Thi Hong Nam*
Cantho University
Revision is a step in writers’s composing texts. Revision can be done by learners themselves, peer-
feedback and teachers’ correction. This paper reports the results an emprical study: (a) on the
impact of self-revision on learners’ writing; (b)on learners’ metacognitive awareness; (c) the paper
also centers on how self-revision could be impemented in the context of secondary education in
Vietnam.
Keywords: composition of texts, self-revision, revision, text, metacognitive awareness.
*
Tel: 0918 486 086
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33367_37189_4920129379tap8100002_7901_2052339.pdf