Do tác động ảnh hưởng của tình hình TPXQG trên thế giới, khu Đông Nam Á và tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn, tình hình TPXQG tại khu vực Tây Bắc trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ việc, đối tượng lẫn tính chất, thủ đoạn, phạm vi và địa bàn hoạt động. Do đặc thù về địa lý, các tỉnh Tây Bắc chịu tác động trực tiếp của tình hình tệ nạn ma tuý, buôn người của các nước trong khu vực và đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp . Đặc biệt, tình hình tội phạm ma túy (nhất là tội phạm ma túy có tổ chức, sử dụng vũ khí “nóng”) trên tuyến Tây Bắc được đánh giá là phức tạp nhất cả nước cả về quy mô lẫn tính chất nguy hiểm và xu hướng phức tạp gia tăng. Để đạt được lợi nhuận bất hợp pháp, các đối tượng tội phạm trong, ngoài biên giới đã móc nối, câu kết giữa người nước ngoài với các đối tượng người dân tộc thiểu số ở khu vực giáp biên giới và đối tượng ở các tỉnh ở miền xuôi thiết lập các đường dây TPXQG với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh.
16 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đối với tình hình tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới với độ cao trung bình hoặc cao (nơi thấp nhất khoảng 300m, cao nhất khoảng 2700m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi trên 1000m so với mực nước biển). Dãy núi cao Pu Xam Sẩu từ A Pa Chải trải dài hình thành một đường biên giới tự nhiên giữa hai nước; một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn [6].
(2). Khu vực Tây Bắc còn là nơi tập trung đông các tộc người các dân tộc: trên địa bàn khu vực hiện có 31 dân tộc thiểu số cư trú đan xen với nhau và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70% số dân của cả vùng. Mật độ dân số thấp so với cả nước: bình quân 155 người/km2 (mật độ dân số bình quân cả nước là 274 người/km2); riêng các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc thuộc nhóm dưới 100 người/km2. Do tác động của quá trình tộc người (di cư từ bên ngoài tới hoặc các cuộc xung đột tộc người liên quan đến nơi cư trú) cũng như tập quán mưu sinh của các tộc người đã hình thành nên hiện tượng cư trú cài răng lược giữa đồng bào các dân tộc với mức độ phân bố cư dân không đều giữa các vùng cảnh quan, đặc biệt ở vùng rẻo cao, rẻo giữa (phân bố dân cư theo độ cao). Trong các dân tộc thiếu số, một số dân tộc đã đạt đến một giai đoạn phát triển cao (Tày, Nùng, Dao..) với sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau, nhiều dân tộc còn chia thành đẳng cấp...Mặc dù cũng có điểm khác biệt về tín ngưỡng và tôn giáo, song hầu hết các tộc người thiểu số sống ở vùng Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa thần và quan niệm về vũ trụ xung quanh con người được tạo bởi nhiều tầng thế giới; trong đó một bộ phận (khoảng trên 100.000 người) theo các tôn giáo [7]. Các thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người cư trú rất phong phú và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của họ, tạo nên những nét riêng biệt của mỗi tộc người ở đây. Quan hệ dân tộc mang tính tộc người giữ vai trò chủ đạo, thông qua quan hệ hôn nhân nội tộc, họ hàng thân thích, láng giềng đồng tộc để thực hiện các nghi lễ tộc người (ma chay, cưới xin, lễ tết). Trong đó, xu hướng chủ đạo là sự cố kết đồng tộc, hòa hợp dân tộc và đồng hóa tự nhiên. Quan hệ thân tộc gồm các mối quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng được xem là sự khởi nguồn cho các mối quan hệ khác trong xã hội và được người dân Tây Bắc đặc biệt coi trọng. Mặc dù đều có đặc điểm chung của khu vực miền núi phía Bắc nhưng do những đặc thù về môi trường cư trú và lịch sử tộc người nên mỗi vùng và mỗi tộc người đều có những đặc điểm kinh tế-xã hội theo vùng cảnh quan, hình thành nên những truyền thống và đặc thù văn hoá của các tộc người (nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình). Ngoài ra, sự khác biệt về điều kiện sinh sống, phương thức lao động sản xuất cũng gây ra khác biệt văn hóa lớn mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng chung.
Trên vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống gắn bó lâu đời, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống ngoại xâm; có ý thức trong lao động, sản xuất, vươn lên thoát khỏi đói nghèo và quyết tâm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; sáng tạo và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Văn hóa các tộc người vùng Tây Bắc khá phong phú, đa dạng và giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và thời điểm khác nhau, được thể hiện trên các khía cạnh về nhà cửa, trang phục, ẩm thực, quan hệ gia đình và cộng đồng, các hình thức tổ chức xã hội, phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ...Mỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo và hợp thành một không gian văn hóa rộng lớn với nguồn tài nguyên văn hóa nhân văn to lớn và phong phú, đặc biệt là kho tàng tri thức bản địa và tiềm năng văn hóa phi vật thể đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
Sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp và tương đối khép kín là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc với nghề trồng lúa nương (刀 耕 火 种đao canh hỏa chủng) và ruộng nước (刀 耕 水 耨 đao canh thủy nậu), ngoài ra họ còn trồng rau màu hoặc săn bắn, đánh cá, hái lượm và sống bán du mục, thực hiện nhiều hình thức chiếm đoạt các nguồn lợi tự nhiên sẵn có trong rừng quanh khu vực cư trú. Mặc dù nông cụ sản xuất thô sơ nhưng họ đã sớm canh tác lúa trên ruộng ngập nước và tiến hành tưới tiêu, một số dân tộc biết các kỹ thuật canh tác tiến bộ và khá thành thục (Mường, Thái, Dao..). Ngoài ra, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thủy sản theo hộ gia đình, làm một số nghề thủ công gia đình (như dệt vải, đan lát, làm mộc, làm rèn, chế tác kim loại làm trang sức, làm giấy dó, ép dầu); một bộ phận đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới buôn bán tiểu ngạch. Tập quán trồng trọt ở mỗi tộc người tại các vùng thung lũng, vùng rẻo giữa và vùng cao vẫn có những nét riêng biệt bởi những cách làm ăn này đã tồn tại qua hàng nghìn năm canh tác của họ. Trao đổi hàng hoá là nhu cầu thiết yếu đã có từ lâu đời của các dân tộc thiểu số: họ thường cùng nhau họp chợ tại trung tâm xã, huyện hoặc ngay ven đường cái. Do các tộc người đều cư trú ở vùng sâu vùng xa nên họ chỉ họp chợ 5 ngày (hoặc 1 tuần)/1 lần (chợ phiên), là một nét đặc trưng văn hóa vùng cao[3].
Ngoài ra, Tây Bắc còn được đặc trưng bởi một địa bàn dân cư và khu vực hành chính đặc biệt của vùng biên giới Việt-Trung và Việt-Lào. Đây cũng là địa bàn cư trú chủ yếu của người dân tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, Tạng-Miến, H’Mông-Dao và Hán. Một trong những đặc điểm nổi bật của dân cư vùng biên giới Theo Quy chế quản lý biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Lào thì: Vùng biên giới là chỉ khu vực hành chính cấp huyện của hai Bên (Việt Nam và Trung Quốc) tiếp giáp đường biên giới. Khu vực biên giới là khu vực bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam và các bản hoặc đơn vị hành chính tương đương của Lào tiếp giáp với đường biên giới quốc gia giữa hai nước. Cư dân biên giới là chỉ dân cư thường trú của mỗi nước thuộc xã (trấn) tiếp giáp đường biên giới.
là sự cư trú xen kẽ cài răng lược của nhiều tộc người cùng cộng cư trong quá trình lịch sử lâu dài; có mối quan hệ gần gũi về thân tộc, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán lâu đời. Các làng bản cư trú sát biên giới và tạo thành các quần thể dân cư đông đúc (nhất là dọc các triền núi hoặc các con sông lớn) có chung nguồn gốc, tương đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và đặc biệt là cư trú trong một khu vực địa lý cận kề, người dân sống thưa thớt tại các làng bản rất xa nhau ở khu vực biên giới, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Đặc biệt, nhiều dân tộc sinh sống trên đất nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc tới cư trú ở Việt Nam vào những thời kỳ lịch sử khác nhau nên phần lớn các dân tộc thiểu số của cả hai nước đều có những mối quan hệ khá sâu sắc về lịch sử, văn hóa (kể cả nguồn gốc tộc người) Có khoảng trên 20 dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, H’Mông-Dao, Tạng-Miến sinh sống tại các tỉnh biên giới phía Bắc có quan hệ lịch sử với đồng tộc ở bên kia đường biên. Người H’Mông là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á là Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar[7].
. Với nhiều tộc người, quan hệ tộc người xuyên biên giới đã trở nên một hiện tượng dân tộc học lịch sử rõ rệt và có sức sống lâu bền cho đến hôm nay.
Do đặc điểm văn hóa, điều kiện lịch sử, phần lớn các tộc người cư trú xen kẽ dọc các tuyến biên giới Việt-Trung đều có mối quan hệ thân tộc khá mật thiết, gần gũi và gắn bó với đồng tộc của họ ở bên kia biên giới Các quan hệ thân tộc ở đây chủ yếu là quan hệ gia đình, dòng họ theo quan hệ phụ hệ tính theo dòng cha ở nhiều dân tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, H’Mông-Dao và Tạng Miến. Ở các tộc người này, các mối quan hệ trong quan hệ gia đình, dòng họ còn khá chặt chẽ.
. Do khoảng cách địa lý tại khu vực biên giới chỉ cách nhau một cây cầu, một con suối hay lối mòn nên họ dễ dàng qua lại thăm thân, cùng tham dự các nghi lễ tộc người hoặc mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau từ đó mạng lưới xã hội luôn được mở rộng [8, 98-99]. Trong đó, những hoạt động thăm thân diễn ra thường xuyên và là tập quán quen thuộc của đồng bào các dân tộc vùng biên (phổ biến nhất là đi dự các đám cưới, đám tang, các nghi lễ cúng của gia đình và dòng họ). Văn hóa vùng biên gần như đã vượt qua giới hạn của nhà nước, của biên giới về lãnh thổ, địa lý, không chỉ kết nối con người và các thiết chế trong nội bộ một đất nước mà còn gắn kết với những đất nước khác. Vì vậy, hiện tượng hôn nhân xuyên biên giới (HNXBG) xảy ra khá phổ biến ở khu vực biên giới Tây Bắc, nhất là ở các vùng biên giới có dân số đông, cư trú liền sát với đường biên giới [9, tr.49].
(3) Tóm lại: Tây Bắc nổi tiếng với đặc trưng về địa hình, khí hậu, địa chất, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; tiềm năng đất đai, rừng, nguồn nước, hệ sinh thái của Tây Bắc được xếp vào tốp đứng đầu trong 8 vùng kinh tế của cả nước). Đây là vùng có đặc trưng sắc thái văn hóa của các tộc người riêng biệt và đặc hữu, sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa to lớn, quý báu và kinh tế xã hội rất đặc thù đồng thời là vùng đất lịch sử thiêng liêng, giàu truyền thống yêu nước và giá trị văn hóa - lịch sử. Không chỉ là nơi có tiềm năng lớn phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, kinh tế nông - lâm - ngư, dịch vụ - thương mại và kinh tế; Tây Bắc còn được thiên nhiên ban tặng một vùng cảnh quan kỳ vĩ, hiểm trở với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điểm nhấn du lịch lý tưởng đối với du khách. Vị trí biên cương với nhiều của ngõ giao lưu quốc tế là điều kiện và cơ hội lớn để Tây Bắc đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào-Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Myanma và trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc. Là vùng đất địa đầu có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, tôn giáo tín ngưỡng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia với tiềm năng, ưu thế to lớn để phát triển triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển mọi ngành nghề, lĩnh vực Tiềm năng, lợi thế của Tây Bắc gồm các thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp; định hướng phát triển các loại hình dịch vụ, đầu tư chiều sâu để khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy lợi vừa và nhỏ gắn với thủy điện theo quy hoạch, các ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản, kinh tế cửa khẩu.
và sở hữu nguồn tiềm năng có sức hấp dẫn, thu hút rất lớn đối với du lịch, Tây Bắc đang là điểm đến làm ăn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi như trên, điều kiện tự nhiên của Tây Bắc cũng có nhiều khó khăn, cản trở và tác động bất lợi đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Do địa hình phức tạp, bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu - sinh thái đặc thù thích hợp với nhiều loại cây trồng và cho phép phát triển một nền sản xuất nông-lâm nghiệp phong phú, phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng nhiệt đới và ôn đới, các loại rau, củ, quả vùng cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên (địa hình sự đa dạng, đất đai chủ yếu là đồi núi cao dốc, diện tích canh tác nhỏ hẹp và chiếm tỷ lệ rất thấp, khí hậu vùng núi cao thay đổi thường xuyên và chịu tác động trực tiếp của gió mùa, bão, lũ...) nên sản xuất khu vực này kém phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân và phát triển kinh tế của vùng...Đặc điểm địa hình nơi đây cũng tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và nảy sinh một số hiện tượng tai biến như: động đất, nứt đất, rửa trôi, xói mòn sạt lở đất và lũ quét trong mùa mưa, có ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Với điều kiện khí hậu cộng với điều kiện địa hình như trên, Tây Bắc được xem là vùng có điều kiện cực khó khăn về giao thông, canh tác nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt một số loại cây lương thực quan trọng), lâm nghiệm vào loại nhất cả nước (an ninh lương thực luôn trong tình trạng báo động). Sự phân bố dân cư thưa cũng làm cho hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo, chương trình 30a và các chương trình mục tiêu quốc gia nói chung. Sự chia cắt của địa hình không chỉ làm cho khu vực này thiếu đất và không gian để canh tác mà còn biến nơi đây thành các tiểu vùng tương đối độc lập nhau, do đó giao lưu kinh tế, văn hóa liên tiểu vùng và xuyên vùng không phát triển dẫn đến hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của toàn vùng được xếp vào loại thấp nhất cả nước. Đồng thời, những khó khăn về phong tục, cách thức làm ăn truyền thống, ngôn ngữ, tập quán văn hoá đa dạng...cũng là rào cản không nhỏ với sự phát triển của Tây Bắc. Là khu vực miền núi có những đặc trưng riêng không thấy ở nơi nào khác trên đất nước nhưng Tây Bắc cũng là địa bàn nghèo, xa xôi, địa hình hiểm trở, nhiều điểm đến khó tiếp cận, một số địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội [2].
1.3. Tây Bắc trong tiến trình đổi mới đất nước
(1). Những thành tựu chủ yếu
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong những năm qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã có bước chuyển biến về mọi mặt. Kinh tế nông - lâm và thủy sản phát triển ổn định, trở thành điểm nhấn trong bức tranh kinh tế của Tây Bắc. Nhờ đó, đã ổn định đời sống, an ninh trật tự của vùng với 83% cư dân nông thôn, hơn 80% lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Cùng với việc khai thác tối đa tiềm năng đất trồng cây lương thực kết hợp với việc sử dụng giống mới, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, nên an ninh lương thực trong toàn vùng cơ bản đã được đảm bảo. Các vùng chuyên canh tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm tiếp tục phát triển và mang lại hiệu quả khá cao. Nông - lâm - ngư nghiệp của vùng đã bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặc dù thu hút đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn, nhưng đã từng bước hình thành nên các khu công nghiệp ở các địa phương trong vùng, sản xuất công nghiệp từ các địa phương đang có lợi thế và đi vào chính quy tập trung. Công nghiệp khai khoáng và chế biến cũng phát triển khá mạnh; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu phát triển nhanh, đang tạo vị thế mới cho đầu tư, kinh doanh nông, lâm nghiệp. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ của khu vực Tây Bắc đã có những nét chấm phá, những khởi sắc gắn với kinh tế biên mậu, kinh tế cửa khẩu phát triển rất nhanh (nhất là các cửa khẩu của Lạng Sơn, Lào Cai); du lịch đã có những bước đột phá. Tăng trưởng kinh tế hàng năm toàn vùng luôn ở mức 10% trở lên.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của vùng được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng, trong đó tập trung cao cho các dự án giao thông, thủy lợi, thủy điện trọng điểm. Nhiều tuyến đường huyết mạch và nhiều công trình trọng điểm và đang đầu tư hoàn thiện. Hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển, nhất là về giao thông, điện, nước sạch, xóa nhà tạm...Phong trào kiên cố hoá đường liên xã, liên thôn, đã làm cho mạng lưới giao thông được cải thiện rõ rệt (gần 3.700km quốc lộ, đường liên huyện, đường đến trung tâm xã được mở rộng, nâng cấp). Nhiều công trình kết cấu hạ tầng và phúc lợi công cộng, giúp hộ nông dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội cần thiết nhất là các vùng nghèo, vùng sâu, vùng biên giới được xây dựng hoàn thiện. Phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và rộng khắp trong nhân dân, kể cả đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn khác cũng được triển khai mạnh mẽ; diện mạo đô thị, nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc. Công tác chăm sóc sức khỏe đối với các dân tộc ít người ở Tây Bắc đã có nhiều bước tiến đáng kể về mạng lưới y tế, sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ, chăm sóc sức khoẻ trẻ em... Việc phát triển giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc ít người đã đạt được nhiều thành tựu về quy mô, mạng lưới trường học đã phủ kín đến thôn bản. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyền biến tích cực, góp phần cải thiện đáng kể trong việc nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Quy mô nhân lực của vùng có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong cơ cấu lực lượng lao động cả nước, nguồn nhân lực đã qua đào tạo cũng tăng dần. Bình quân trong khu vực Tây Bắc các xã đã đạt 7,5% tiêu chí nông thôn mới, tăng 3,8 tiêu chí so với năm 2010. Số xã đạt 19 tiêu chí là 27 xã, chiếm 1,2% tổng số xã trong vùng, trong đó có 13 xã được công nhận. Trong số các tỉnh vùng Tây Bắc, Phú Thọ và Hòa Bình là hai tỉnh có mức đạt tiêu chí bình quân cao nhất, lần lượt đạt 9,72 và 9,38 tiêu chí. Về lĩnh vực xã hội, xóa đói giảm nghèo các tỉnh vùng Tây Bắc đã đạt được tốc độ giảm nghèo tương đối cao. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong vùng Tây Bắc đã được cải thiện hơn: thu nhập bình quân đầu người của cả vùng đã tăng 35%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 8% so với trước[2]. Thực hiện chủ trương phát triển mọi mặt đời sống người dân, xây dựng nếp sống văn hóa mới, với sự vào cuộc của các cấp/ngành, nhiều hủ tục lạc hậu đã từng bước bị đẩy lùi ra khỏi đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn miền núi; nhiều nét đẹp văn hóa mang bản sắc của vùng núi Tây Bắc vẫn được tiếp nối và phát huy. Mặc dù có xuất phát điểm thấp, khó khăn hơn nhiều vùng trong cả nước nhưng vùng Tây Bắc đã có những chuyển biến quan trọng, bức tranh kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng đã có những khởi sắc và thành tựu tích cực và sinh động. Một cuộc sống mới, tiến bộ, phát triển đang dần hiện hữu ở từng bản làng vùng cao nơi đây.
(2). Những tồn tại, hạn chế
Sau 30 năm đổi mới, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế-xã hội nhưng các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đang đối diện với nhiều thách thức trong thực tiễn phát triển bền vững, như: kinh tế phát triển chậm, hiệu quả kinh tế còn thấp và thiếu ổn định; cơ cấu kinh tế chưa có bước chuyển dịch mang tính đột phá quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của toàn vùng. Kinh tế khu vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, tính liên kết (trong và ngoài vùng) còn yếu, hiệu quả chưa cao, các tiềm năng và lợi thế lớn chậm được khai thác[10]. Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế Tây Bắc chưa cao, giao thông khó khăn, hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn, mức sống của người dân vẫn còn khoảng cách lớn với mức trung bình cả nước (bằng ½ thu nhập trung bình của người dân cả nước), tỷ lệ hộ nghèo còn cao (29,5%, cao gấp 2 lần bình quân cả nước theo tiêu chí mới). Vùng Tây Bắc đến nay vẫn chưa có khả năng tự cân đối ngân sách, là vùng nghèo nhất và trình độ phát triển kém nhất cả nước (vùng Tây Bắc đang thuộc lõi nghèo của cả nước). Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Các chương trình, dự án giảm nghèo triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thiếu vốn đầu tư, chính sách còn chồng chéo, bất cập, người nghèo còn tập trung chủ yếu tại địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái. Vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới có địa hình rừng núi hiểm trở, kinh tế chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc và các vùng ngày càng gia tăng. Chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp, tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn (tập trung vào một số lĩnh vực, như: cơ sở hạ tầng còn yếu, nguồn nhân lực y bác sĩ còn thiếu). “Ở bậc học phổ thông, số lượng học sinh theo học của vùng Tây Bắc có gia tăng qua các năm, song hầu hết tập trung tại bậc tiểu học, số học sinh theo học trung học cơ sở và trung học phổ thông ít. Học sinh tiểu học chiếm hơn 50% trong số lượng học sinh của vùng. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của các tỉnh Tây Bắc thuộc nhóm thấp nhất trong cả nước và có xu hướng giảm. Ở các cấp học cao hơn như đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề, số lượng sinh viên theo học tại vùng Tây Bắc là rất ít và hầu hết theo học tại các trường công lập. Đây là thực trạng chung của các vùng khó khăn và có sự cách trở về địa lý như Tây Bắc. Nguồn nhân lực mỏng và ít được đào tạo, còn những khoảng cách lớn so với các vùng khác trong cả nước (nhiều tỉnh Tây Bắc xếp vị trí cuối cùng trong chỉ tiêu về chất lượng lao động so với các tỉnh khác trong cả nước)[11] Sơ bộ đến năm 2014, toàn vùng có 9.894.900 người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên, trong số đó có 2.374,550 người đã qua đào tạo, chiếm 24% tổng số lao động, như vậy còn 76% lực lượng lao động chưa qua đào tạo [13, tr.23].
. Đây là một thách thức lớn đối với các tỉnh vùng Tây Bắc trong vấn đề đào tạo nghề và nâng cao chất lượng lao động trong tương lai”. Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu, trình độ và năng lực của một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế, yếu kém. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào. Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của khu vực Tây Bắc cũng có những yếu tố phức tạp mới nảy sinh. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển và cuộc đấu tranh xóa bỏ tập quán lạc hậu, xây dựng văn hóa mới vẫn đang tiếp tục. Vấn đề quản lý các mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới Việt-Trung, trong đó có mối quan hệ thân tộc cũng đang đặt ra nhiều vấn đề nóng, liên quan chặt chẽ đến sự ổn định phát triển xã hội và an ninh biên giới; nhất là việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng. Do ảnh hưởng của tập quán nên tình hình di cư tự do của người H’Mông vẫn còn dai dẳng, việc di dân theo mùa vụ sang Quảng Tây để tìm kiếm việc làm và thu nhập của người Tày, Nùng; quan hệ của người Hà nhì ở Bát Xát (Lào Cai) với đồng tộc bên kia biên giới...nên số lượt người qua lại đường biên giới với tần suất ngày càng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố tích cực như tương trợ giúp nhau tìm việc làm, thắt chặt mối quan hệ gia đình, họ hàng thì các mối quan hệ thân tộc cũng tạo ra một mạng lưới ngầm của các tội phạm phi truyền thống vùng biên giới (như mua bán, bắt cóc phụ nữ, trẻ em, lao động vượt biên trái phép, buôn bán hàng cấm). Nhiều vấn đề xã hội cũng đang nảy sinh bởi các cuộc kết hôn xuyên biên giới như việc quản lý hôn nhân, vấn đề hỗ trợ pháp lý; vấn đề tội phạm cưỡng ép, lừa bán người có mục đích hôn nhân xuyên biên giới. Hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Trung Quốc hay các trường hợp kết hôn qua lại ở các vùng biên giới Việt- Trung, Việt-Lào khá phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc hôn nhân “xuyên biên giới” không đăng ký với chính quyền địa phương, nhất là ở vùng biên giới đã dẫn đến những khó khăn, khó kiểm soát về quản lý xã hội và tạo ra những bất ổn định về an ninh trật tự và phát triển xã hội vùng biên giới[9, tr.55-56]. Ngoài ra, tình trạng vượt biên trái phép tìm việc làm, đi lại thăm thân không thực hiện các quy định an ninh biên giới, buôn bán, bắt cóc phụ nữ trẻ em, buôn bán ma túy, buôn hàng trốn thuế dựa vào các mối quan hệ đồng tộc, thân tộc, gia đình có người thân kết hôn ở bên kia biên giới đang là những vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến an ninh vùng biên giới, đặc biệt là vùng biên giới Việt-Trung.
Đặc biệt, một trong những tệ nạn xã hội điển hình của Tây Bắc là vấn đề trồng cây thuốc phiện, vấn đề nghiện hút của đồng bào thiểu số và buôn bán ma tuý đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng, là vấn đề nhức nhối của khu vực Người dân ở đây có tập quán trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện từ lâu đời nên đối tượng nghiện truyền thống nhiều. Hiện nay các tỉnh Tây Bắc có 29.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, ở mức cao so với cả nước (chiếm 14,3% , cũng là nguyên nhân làm tăng lượng cầu về ma túy, gây mất ổn định về trật tự xã hội; có tỷ lệ người nghiện trên 100.000 dân cao gấp 10 lần bình quân chung của cả nước. Theo số liệu gần đây, trong 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất nước, thì có tới 5 tỉnh thuộc địa bàn vùng dân tộc và miền núi [12].
. Các tỉnh có trồng cây thuốc phiện có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng nhưng sản xuất và đời sống, cơ sở hạ tầng còn rất thấp kém và lạc hậu; ở địa bàn đặc biệt khó khăn giao thông vận tải rất khó khăn, sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất tự cấp, tự túc Như: Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Cao Bằng, Yên Bái (Mù Cang Chải, Trạm Tấu), Điện Biên (Mường Ảng), Nghệ An (Tương Dương), Thanh Hóa (Mường Lát), Lai Châu (Mường Lay, Phong Thổ, Mường Tè), Hà Giang (Hoàng Su Phì, Sín Mần), Lào Cai (Bát Xát, Than Uyên, Văn Bàn), Sơn La (Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã..)... .
. Vì vậy, việc xóa bỏ cây thuốc phiện, thay thế bằng các giống cây trồng, vật nuôi khác được xem là một trong những biện pháp kiểm soát hiệu quả nguồn cung, chống thất thoát tiền chất để sản xuất ma túy tổng hợp; góp phần phòng chống ma túy và ngăn chặn nguồn cung ma túy trong nước...Tuy nhiên, với đặc thù địa bàn cùng với những phong tục tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để nên mặc dù biết được hành vi trồng cây thuốc phiện là vi phạm pháp luật nhưng một một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (H’Mông, Dao, Hà nhì...) ở vùng cao hoặc các bản sát biên giới vẫn lén lút tái trồng và ngày càng mở rộng diện tích cây thuốc phiện ở các đám nương, rẫy. Chính quyền các tỉnh miền núi, các xã biên giới đã tăng cường vận động, đã bỏ không ít công sức và tiền của cho các đợt ra quân tuyên truyền bà con các dân tộc không trồng cây anh túc (thuốc phiện), cương quyết phá, nhổ những nương rẫy có trồng loài hoa độc này, song tình hình vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp: diện tích phát hiện, phá nhổ hàng năm tuy có giảm nhưng vẫn còn nhiều, diện tích tái trồng cây thuốc phiện năm sau vẫn cao hơn năm trước, “cuộc chiến” phá, nhổ cây thuốc phiện vẫn gian nan.
2. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia và những tác động, ảnh hưởng của yếu tố kinh tế-xã hội ở Tây Bắc
Thời gian qua, tình hình tội phạm xuyên quốc gia (TPXQG) tại Tây Bắc diễn biến rất phức tạp và thậm chí nóng bỏng, tiêu biểu là những loại tội phạm như sau:
(1). Tội phạm ma túy
Nguồn ma túy (gồm heroin, thuốc phiện và ma túy tổng hợp) chủ yếu từ nước ngoài nhất là từ khu vực “Tam giác vàng” vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau và khu vực Tây Bắc được xem là “chảo lửa”, luôn là điểm nóng về hoạt động buôn bán trái phép chất ma túy. Đặc biệt, tuyến đường biên giới Việt-Lào nổi lên là một trong những địa bàn nóng bỏng, phức tạp nhất về hoạt động tội phạm ma túy. Tại khu vực này, luôn tồn tại các đường dây lớn buôn bán ma túy xuyên quốc qua từ Lào vào Việt Nam và tiếp tục vận chuyển sang các nước thứ ba qua các tuyến biên giới đường bộ, hàng không hoặc đường biển [12] Một số địa danh nổi tiếng là điểm nóng trên "bản đồ ma túy" ở phía Bắc thuộc các tỉnh Sơn La, Điện BiênĐịa bàn trọng điểm phức tạp, điểm nóng nhất về tệ nạn và tội phạm ma túy trên tuyến, tập trung ở các khu vực, như: Sông Mã, Mộc Châu, Vân Hồ (các xã Chiềng Xuân, Loóng Luông), cửa khẩu Loóng Sập, Chiềng Khương (Sơn La); Tây Trang (Na Ư), Thanh Luông (huyện Điện Biên Đông, Điện Biên); Mai Châu (các xã Hang Kia, Pà Cò) Hòa Bình; Na Mèo, Mường Lát (Thanh Hóa); cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương), Nậm Cắn (Kỳ Sơn), Tương Dương, Quế Phong (Nghệ An)là nơi trung chuyển ma túy từ Lào sang Việt Nam, nhưng địa danh này từng được gọi là “thánh địa” “thủ phủ”, “vùng trắng”, “rốn ma túy”, “thung lũng tử thần” của ma túy, thuốc phiện; tồn tại nhiều đường dây ma túy lớn móc nối với người Lào vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ. Các chất ma túy (chủ yếu là heroin và ma túy tổng hợp) được mua bán, vận chuyển và tập kết tại các khu vực sát biên giới thuộc các huyện biên giới các tỉnh Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay giáp với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An; đặc biệt trong đó có 5 huyện của 2 tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng giáp với tỉnh Sơn La là: Pắc Xèng, Viêng Thoong, Xiềng Khọ, Mường Ét, Sốp Bâu về tình hình mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới rất phức tạp nóng bỏng, khó lường.
. Các đối tượng phạm tội thường cấu kết thành những đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý lớn tổ chức khép kín do các thành viên trong cùng một gia đình hoặc dòng tộc (bố mẹ, vợ chồng, con, anh em thân tộc...) ở hai bên biên giới thực hiện; những đối tượng khác khi tham gia vào đường dây đều được thử thách, kiểm tra rất kỹ. Hầu hết các đường dây ma túy đều có sự móc nối, câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng người nước ngoài (quốc tịch Lào, Thái, Mỹ, Trung Quốc...), người dân tộc thiểu số ở khu vực giáp biên giới và các đối tượng ở các tỉnh dưới xuôi; có sự phân công, phân cấp rõ ràng, tạo thành đường dây khép kín mua bán heroin từ các tỉnh biên giới Việt-Lào vào các tỉnh nội địa. Các băng nhóm tội phạm ma túy thường chọn địa điểm ở gần biên giới hoặc thường xuyên qua lại khu vực để hoạt động hoặc chọn rừng sâu hiểm trở nơi biên giới làm sào huyệt. Các đối tượng ở bên kia biên giới lợi dụng các mối quan hệ dân tộc, thân tộc, dòng họ... tìm cách móc nối với các đối tượng ở nội biên để vận chuyển ma túy vào Việt Nam tiêu thụ. Trong số các đối tượng phạm tội ma túy tại khu vực giáp biên giới Việt-Lào, một số đông người dân tộc thiểu số (người H’Mông, Tày, Dao...) đóng vai trò là người môi giới, cảnh giới, vận chuyển, đầu mối tập kết ma túy tại khu vực biên giới; đưa đường dẫn lối cho các đối tượng người Lào xâm nhập qua biên giới hoặc đứng ra làm làm đại lý nhằm cung cấp ma túy cho người nghiện tại địa bàn. Các đối tượng Lào móc nối với người Việt Nam, tổ chức thành các nhóm, tốp có trang bị vũ khí nóng, vận chuyển ma túy từ Lào và tập kết ở các khu vực biên giới Việt Nam.
Thủ đoạn mua bán, vận chuyển ma tuý của các đối tượng rất tinh vi, lọc lõi, xảo quyệt và cực kỳ manh động. Chúng triệt để khai thác sự thông thương tại các cửa khẩu cũng như việc qua lại thuận tiện giữa hai nước qua các đường mòn tiểu ngạch để vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam. Nhiều trường hợp, các đối tượng phạm tội không đi qua cửa khẩu chính mà lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở, đặc biệt là các đường mòn tiểu ngạch tuyến biên giới đường bộ để mua bán, vận chuyển và tập kết ma túy tại các khu vực sát biên giới, móc nối với các đối tượng ở nội địa để tuồn hàng vào nội địa Việt Nam tiêu thụ với số lượng lớn hay vận chuyển “hàng” đến các vùng phụ cận để cất giấu, bán lẻ. Các đối tượng phạm tội cũng tìm mọi cách để vô hiệu hóa vai trò của lực lượng chức năng ở cơ sở, hoặc lôi kéo cán bộ cơ sở (xã, bản) tham gia mua bán, vận chuyển ma túy. Ma túy là thứ hàng "siêu lợi nhuận" nên các đối tượng cực kỳ liều lĩnh khi bị tấn công, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ, giải cứu đồng bọn hoặc tự sát để bịt đầu mối.
(2). Tội buôn người
Những năm qua, tình hình mua bán người qua biên giới diễn ra rất phức tạp, xảy ra ở vùng Tây Bắc và hầu hết trên các địa phương trong cả nước Theo thống kê, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam chủ yếu để đưa ra nước ngoài bán chiếm 85%, trong đó sang Trung Quốc chiếm phần lớn (70%), còn lại là sang các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan.
. Ở vùng biên giới Việt -Trung, bọn tội phạm đã tổ chức nhiều đường dây mua bán người, đưa phụ nữ, trẻ em từ các tỉnh phía Bắc lừa bán sang Trung Quốc. Ở nhiều địa phương (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An...) đã hình thành các đường dây chiếm đoạt, bắt cóc lừa bán phụ nữ, trẻ em, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán đàn ông... để đưa người sang Trung Quốc để bán nội tạng, đẻ thuê hoặc cưỡng bức lao động. Do nắm bắt được nhu cầu của một bộ phận nam giới ở nước ngoài có nhu cầu kết hôn, một số đối tượng tội phạm (người Việt Nam, Trung Quốc) lợi dụng các cuộc hôn nhân xuyên biên giới để buôn bán phụ nữ và trẻ em gái (có hoàn cảnh kinh tế, gia đình khó khăn), thực hiện các hành vi cưỡng ép, lừa bán các cô gái bán dâm hoặc làm vợ bất hợp pháp[8, 99]. Một số người do khó khăn về kinh tế đã móc nối với bên kia để đưa con, cháu, thậm chí cả vợ sang Trung Quốc. Vì lợi nhuận bất chính nên nhiều người sau khi sang lấy chồng ở Trung Quốc đã trở về địa phương dụ dỗ, lợi dụng những người quen biết, người thân trong gia đình, dòng tộc để vận chuyển, phụ nữ và trẻ em gái qua đường biên giới để bán cho các gia đình Trung Quốc lấy làm vợ. Nguy hiểm hơn, ở một số nơi miền núi, giáp biên giới, dân cư thưa thớt, đối tượng còn đột nhập vào nhà dân chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán[14].
(3). Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Thời gian qua, một số đối tượng người nước ngoài (người Trung Quốc) thực hiện hành vi lừa đảo với hàng loạt chiêu thức, thủ đoạn (như: gọi điện thoại giả danh, kết bạn qua mạng xã hội rồi lừa đảo, giả chương trình khuyến mãi nạp thẻ,) để chiếm đoạt tài sản (tiền) của bị hại là người Việt Nam. Để có tài khoản ép buộc nạn nhân chuyển tiền vào, các đối tượng chủ mưu thường thuê những người lao động (“cửu vạn”) ở khu vực biên giới về các vùng quê (nơi người dân ít giao dịch với ngân hàng) để mua thông tin thẻ tín dụng bằng cách hướng dẫn họ tới ngân hàng mở tài khoản thẻ tín dụng, sau đó bàn giao thẻ và toàn bộ thông tin tài khoản cho các đối tượng (mỗi thẻ tín dụng được bán với giá từ 1-2 triệu đồng/thẻ). Khi có nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng sử dụng thẻ tín dụng mua được trực tiếp đi rút tiền. Gần đây, các đối tượng tội phạm đã thay đổi thủ đoạn lừa đảo bằng cách thuê một số người Việt (chủ yếu là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực biên giới) mở tài khoản cá nhân để các bị hại chuyển tiền vào rồi chiếm đoạt. Mỗi khi có nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản, các đối tượng chủ mưu thuê người Trung Quốc sang Việt Nam qua đường tiểu ngạch, “ốp” chủ tài khoản người Việt Nam ra ngân hàng làm thủ tục rút tiền rồi nhanh chóng mang về nước hoặc thuê người Việt Nam làm ăn, buôn bán tại khu vực biên giới đi nhận tiền rồi mang sang Trung Quốc cho chúng hoặc hẹn chủ tài khoản mang tiền đến các khu vực giáp ranh biên giới 2 nước để giao nhận (tiền công mà các chủ tài khoản nhận được khoảng 1% trên tổng số tiền của các nạn nhân chuyển vào). Ngoài ra, bọn tội phạm còn sử dụng những thủ đoạn khác như: giả danh các cơ quan pháp luật gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo người dân chuyển tiền vào tài khoản để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người bị hại; hoặc tung thông tin giả nhằm lừa gạt một số người nhẹ dạ để chiếm đoạt tiền
(4). Tội sản xuất, buôn bán tiền giả; buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và vận chuyển hàng giả
- Tội sản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả: gồm các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành các loại tiền Việt Nam giả, ngoại tệ giả, thẻ tín dụng giả, ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả và các giấy tờ có giá giả khác diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nguồn tiền Việt Nam giả chủ yếu được đưa vào trong nước từ các đường dây tiêu thụ tiền giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và Lào, xâm nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới (chủ yếu là Lạng Sơn). Tội phạm là người trong nước thường mua tiền giả ở khu vực biên giới, sau đó đưa vào nội địa tiêu thụ; nguồn ngoại tệ giả chủ yếu do các đối tượng người nước ngoài mang vào Việt Nam tiêu thụ (ngoài ra, một số đối tượng người nước ngoài còn sử dụng séc, thẻ tín dụng giả vào Việt Nam để rút tiền) Hầu hết tiền giả được các đối tượng tiêu thụ ở vùng sâu, vùng xa bằng hình thức mua bán nông sản. Nạn nhân chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú dọc biên giới, thiếu sự hiểu biết để phân biệt giữa tiền giả và tiền thật. Tại đây, người dân do ít giao dịch và thiếu công cụ nhận biết nên rất dễ bị lừa. Họ chỉ biết là tiền giả sau khi đi mua hàng hóa ở khu vực trung tâm hoặc gửi tiền ở ngân hàng. Một thủ đoạn hoạt động khá phổ biến mà các đối tượng thường áp dụng là lợi dụng trời tối, nơi thiếu ánh sáng, chỗ vắng người ở nông thôn, thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa để lừa gạt tiêu thụ tiền giả; dùng tiền giả mệnh giá cao mua hàng có giá trị thấp để được trả lại bằng tiền thật hoăc kẹp lẫn tiền giả vào tiền thật (một số đối tượng ở các tỉnh nội địa lên làm ăn buôn bán ở khu vực biên giới mua hàng hóa của đồng bào khi thanh toán đan xen giữa tiền thật và tiền giả để che mắt bà con).
. Các đối tượng người Trung Quốc thường móc nối với đối tượng người Việt Nam ở khu vực biên giới để tạo đường dây vận chuyển, lưu hành tiền giả, sử dụng tiền giả đi mua bán hàng hóa hoặc đánh bạc để đổi lấy tiền thật. Các đối tượng mua bán, vận chuyển tiền giả cũng mua tiền giả của nhiều đối tượng người Trung Quốc khác nhau, là người không quen biết, không biết tên và địa chỉ, giao dịch và nhận “hàng” qua các đối tượng khác nhau Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, các đối tượng làm tiền giả có nhiều thủ đoạn đối phó rất tinh vi và thường không trực tiếp thực hiện tội phạm. Chúng mua bán, giao nhận tiền giả theo phương thức một người với một người, chủ yếu sử dụng điện thoại di động để liên lạc, hạn chế gặp mặt nên không biết nhau. Những đặc điểm này càng gây khó khăn cho công tác truy bắt đối tượng làm tiền giả, nhất là khi chúng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Được xem là "hàng hóa" siêu lợi nhuận, giá mua tiền giả tại khu vực giáp biên giới Trung Quốc (Lũng Vài, Lũng Nghịu) khoảng từ 15 - 30% giá trị tiền thật, mua ở phía sâu trong nội địa Trung Quốc từ 10-15%.
. Lợi dụng các đường mòn, lối tắt trên biên giới, bọn tội phạm thường xuyên vận chuyển, mua bán tiền Việt Nam giả từ Trung Quốc rồi vận chuyển về Việt Nam (thậm chí chúng chuyển thẳng qua biên giới Việt-Lào để về Nghệ An) tiêu thụ với rất nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật. Do nhận thức được hành vi phạm tội và sợ bị phát hiện, bắt giữ nên các đối tượng thường lôi kéo người thân vào đường dây tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Đặc biệt, vào những thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán, hoạt động của các đối tượng sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ các loại tiền giả (tiền Việt Nam, ngoại tệ giả) ở khu vực Tây Bắc càng phức tạp hơn và có chiều hướng gia tăng. Tại đây, chúng bán lại cho một số đối tượng để “xé nhỏ”, tiêu thụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi dân tộc (nơi có trình độ dân trí thấp).
- Tội buôn lậu, gian lận thương mại: Với lợi thế địa lý có chung đường biên giới trên bộ dài đến hàng ngàn km, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy tương đối thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, hoạt động buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt - Trung ngày càng phát triển và gắn bó khăng khít. Hình thức tiểu ngạch lại phát huy ưu điểm khi vận chuyển những mặt hàng nhỏ, số lượng ít và bằng đường bộ Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại chủ yếu vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của các nước vào Việt Nam tiêu thụ và vận chuyển xăng dầu, lâm thổ sản quý, hiếm từ Việt Nam ra nước ngoài; lợi dụng những "kẽ hở" của pháp luật, những hạn chế trong công tác quản lý, kiểm soát để trốn thuế.
. Trên tuyến đường bộ, đã nổi lên tình trạng buôn lậu hàng Trung Quốc nhập lậu, vận chuyển pháo lậu qua các đường mòn, lối mở ở các tỉnh biên giới (Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh) vận chuyển về tập kết tại các chợ lớn ở Hà Nội để đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và cả nước. Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại chủ yếu vận chuyển hàng hóa (chủ yếu là hàng tiêu dùng của các nước) vào Việt Nam tiêu thụ và vận chuyển xăng dầu, lâm thổ sản quý hiếm từ Việt Nam ra nước ngoài. Hàng năm, càng gần Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới các tỉnh khu vực Tây Bắc càng gia tăng số vụ và số lượng hàng. Các đối tượng buôn lậu thường dùng mọi thủ đoạn xé lẻ hàng hóa, vận chuyển qua đường mòn, lối tắt đưa hàng vào nội địa, rồi làm giả giấy tờ, con dấu, nhãn mác, mua hóa đơn nhằm hợp pháp hóa hàng lậu, đưa ra thị trường tiêu thụHoạt động của tội phạm buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt là trên các các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến biên giới, tuyến đường bộ và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kho ngoại quan, tạm nhập-tái xuất... Do nhiều quy định của pháp luật còn bất cập, dẫn đến việc phát hiện, điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gặp nhiều khó khăn, nhất là chứng minh yếu tố qua biên giới của tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
. Trên tuyến đường bộ, đã nổi lên tình trạng buôn lậu hàng Trung Quốc nhập lậu, vận chuyển pháo lậu qua các đường mòn, lối mở ở các tỉnh biên giới (Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh) vận chuyển về tập kết tại các chợ lớn ở Hà Nội để đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam (bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không).
(5). Tội phạm do người Việt Nam ở nước ngoài gây ra rồi trốn về Việt Nam hoặc tội phạm do người Việt Nam gây ra ở trong nước rồi trốn ra nước ngoài
- Tội phạm do người Việt Nam ở nước ngoài gây ra rồi trốn về Việt Nam hoặc do người Việt Nam gây ra ở trong nước rồi trốn ra nước ngoài: Trong những năm qua, xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm người Việt Nam ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào) tổ chức các hoạt động buôn lậu (ma túy, vũ khí...), lừa đảo, bắt cóc tống tiền, giết người cướp tài sản, rửa tiền, buôn bán phụ nữ, trẻ em...Nhiều đối tượng tội phạm người Việt nước ngoài câu kết với bọn tội phạm trong nước tiến hành các hoạt động buôn lậu, chuyển tiền bất hợp pháp, bắt cóc, đòi nợ thuê, hình thành các đường dây buôn lậu, buôn người...Hầu hết các băng nhóm tội phạm người Việt ở nước ngoài đều câu kết với các băng nhóm tội phạm ở Việt Nam và các nước khác để tiến hành các hoạt động phạm tội xuyên quốc gia. Đồng thời, một số đối tượng tội phạm trong nước cũng tìm cách trốn ra nước ngoài để trốn tránh pháp luật: một số đối tượng phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em, đánh bạc...thường lẩn trốn tại các khu vực giáp biên giới hoặc trốn sang Trung Quốc; một số đối tượng phạm tội ma túy (nhất là các đối tượng chủ mưu) thường bỏ trốn sang Lào để tiếp tục chỉ đạo hoạt động buôn lậu ma túy ở trong nước Cũng có một số đối tượng bị khởi tố hoặc truy nã về hành vi phạm tội hình sự đã qua các cửa khẩu đường bộ hoặc các đường tiểu ngạch lẩn trốn ở khu vực giáp biên Trung Quốc hoặc Lào, sau đó làm giấy tờ giả để trốn sang nước khác hoặc móc nối hình thành các đường dây đưa ma túy về Việt Nam tiêu thụ hoặc tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba.
.
Tóm lại: Do tác động ảnh hưởng của tình hình TPXQG trên thế giới, khu Đông Nam Á và tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn, tình hình TPXQG tại khu vực Tây Bắc trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ việc, đối tượng lẫn tính chất, thủ đoạn, phạm vi và địa bàn hoạt động. Do đặc thù về địa lý, các tỉnh Tây Bắc chịu tác động trực tiếp của tình hình tệ nạn ma tuý, buôn người của các nước trong khu vực và đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Do đặc thù về địa lý, các tỉnh Tây Bắc chịu tác động trực tiếp của tình hình tệ nạn ma tuý các nước trong khu vực, hoạt động của tội phạm ma túy diễn ra phức tạp theo cả hai chiều: 1/ Phần lớn thuốc tân dược gây nghiện, ma túy tổng hợp (dạng viên, dạng “đá”, ketamin) được mua bán, vận chuyển chủ yếu từ Trung Quốc, khu vực “Tam giác vàng” (qua Lào, Campuchia) và các nước Tây Phi vào Việt Nam qua các tuyến biên giới đường bộ, nhiều nhất là qua các cửa khẩu, đường tiểu ngạch thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa,..2/ Hêrôin, thuốc phiện được vận chuyển từ khu vực biên giới Việt-Lào qua các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh nội địa đưa lên biên giới để sang Trung Quốc.
. Đặc biệt, tình hình tội phạm ma túy (nhất là tội phạm ma túy có tổ chức, sử dụng vũ khí “nóng”) trên tuyến Tây Bắc được đánh giá là phức tạp nhất cả nước cả về quy mô lẫn tính chất nguy hiểm và xu hướng phức tạp gia tăng. Để đạt được lợi nhuận bất hợp pháp, các đối tượng tội phạm trong, ngoài biên giới đã móc nối, câu kết giữa người nước ngoài với các đối tượng người dân tộc thiểu số ở khu vực giáp biên giới và đối tượng ở các tỉnh ở miền xuôi thiết lập các đường dây TPXQG với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh. TPXQG đã lợi dụng triệt để điều kiện địa hình khu vực Tây Bắc cực kỳ phức tạp, hiểm trở, rừng sâu, bị chia cắt bởi núi cao, sông suối, hang động, vùng sâu, vùng xa dân cư sống thưa thớt và hẻo lánh, giao thông hạn chế, xa trung tâm đô thị, khí hậu khắc nghiệt của các địa phương biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào. Địa bàn Tây Bắc với đường biên giới dài và các cửa khẩu thông thương quốc tế, hệ thống lối mòn tiểu ngạch biên giới và địa bàn cư trú phức tạp, giao thông khó khăn là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, khó khăn trong việc tuần tra, kiểm soát điều tra truy bắt tội phạm của các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới nhưng cũng là cơ hội thuận lợi, “đất vàng” cho tội phạm hoạt động. Các thế lực tội phạm thường lợi dụng sự quen biết hoặc thiếu hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh khóa khăn, sự nhẹ dạ và lòng tham của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sống cạnh biên giới cùng với những "kẽ hở" của pháp luật, những hạn chế trong công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan chức năng; triệt để khai thác sự thông thương tại các cửa khẩu, việc qua lại thuận tiện giữa hai nước thông qua các đường mòn, đường tiểu ngạch để móc nối qua lại, vận chuyển ma túy, đưa người hàng và tiền tệ (là những đối tượng và tang vật phạm tội) qua biên giới. Do đặc điểm cư trú ở hai vùng biên giới là có khá nhiều đồng tộc của các dân tộc cư trú sát vùng biên, bọn tội phạm đã lợi dụng những phong tục tập quán, văn hóa tộc người và các mối quan hệ thân tộc để tổ chức mạng lưới vận chuyển, buôn bán ma túy, hàng hóa, đưa người ra nước ngoài với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp. Các mắt xích của đường dây đều là những người trong dòng tộc nên mức gắn kết rất chặt chẽ, khó phát hiện. “Thuộc tính lịch sử” của các “dân tộc vùng biên cương” với tập quán sinh hoạt văn hóa lạc hậu, quan hệ đồng tộc, dòng họ mối quan hệ xuyên biên giới, trình độ dân trí thấp, cuộc sống khó khăn và lạc hậu của một bộ phận đồng bào dân tộc vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới; chính sách mở hội nhập quốc tế và tình hình giao lưu phát triển kinh tế của khu vực biên giới cửa khẩu cũng được tội phạm khai thác để thực hiện các hành vi phạm tội. Tội phạm xuyên quốc gia ở Tây Bắc thể hiện đầy đủ và đậm nét đặc điểm “biên giới” với các hành vi liên quan đến chất ma túy; buôn bán người; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; sản xuất, buôn bán tiền giả, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế xuất nhập khẩu, sản xuất và vận chuyển hàng giả....Địa bàn biên giới trở thành những điểm “tập kết”, “giao hàng” của những mạng lưới buôn bán ma túy, buôn người, buôn lậu hàng hóa với nhiều thủ đoạn với ngày càng tinh vi, lọc lõi và khó kiểm soát để thực hiện hành vi phạm tội hoặc che giấu, trốn tránh pháp luật, gây khó khăn công tác truy bắt đối tượng. Sự phát sinh, phát triển của các loại TPXQG nói chung, tội phạm ma tuý nói riêng ở khu vực Tây Bắc đã gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống, thực sự một hiểm họa đối với sự phát triển của vùng và đất nước; gây rối loạn thị trường, làm thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn; trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà đối tượng tác động chủ yếu là một bộ phận nhân dân ở khu vực miền núi, vùng biên cương đời sống còn khó khăn và lạc hậu, phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến việc phát sinh và phát triển của TPXQG vùng Tây Bắc góp phần nhận diện đầy đủ thực trạng, đặc điểm, yêu cầu, khó khăn và thách thức trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này trên địa bàn chiến lược Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo
Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2009.
Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 14 tỉnh vùng Tây Bắc (Báo cáo trích xuất từ Báo cáo Tổng hợp đề tài “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, mã số KHCN-TB.01C/13-18 thuộc Chương trình Tây Bắc).
Nguyễn Thị Thanh Nga, Một số vấn đề cơ bản của các dân tộc vùng Tây Bắc,
Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc
Tổng quan về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Tổng quan chung về đường biên giới Việt Nam - Lào
Đỗ Quang Hưng, Tôn giáo, tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Đặng Thị Hoa, Đậu Tuấn Nam, Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(105)/2016.
Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông, Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Xã gội Việt Nam, số 8(93)/2015].
Ban Chỉ đạo Tây Bắc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm,
Thực trạng nguồn nhân lực Tây Bắc và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2015.
Tây Bắc: Địa bàn nóng về tội phạm ma túy
Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 14 tỉnh Vùng Tây Bắc (Báo cáo trích xuất từ Báo cáo Tổng hợp đề tài “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc,
mã số KHCN-TB.01C/13-18 thuộc Chương trình Tây Bắc).
Tội phạm mua bán người vẫn gia tăng
The Influences of Social-economic Factors to the Occurance and Development of Transnational Crimes in the Northwest
Do Duc Minh
VNU Inspection and Legislation Department, Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Northwest has the geopolitical position is extremely important, closely related to the existence and prosperity of the country. Research the impacts, the effect of economic factors - social to the incurring and development of transnational type of crime in the Northwest region contributed identify, clarify the characteristics, requirements, advantages and challenges in the fight against them on strategic areas in particular Northwest and the country generally.
Keywords: Northwest, Drugs, Transnational Crime.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_anh_huong_cua_cac_yeu_to_kinh_te_xa_hoi_doi_voi_tin.doc