Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo

Để thực hiện nhiệm vụ khó khăn nhưng cao cả đó, tôi đề nghị: a. Xây dựng một công trình nghiên cứu lịch sử tôn giáo Việt Nam b. Tăng cường nghiên cứu của bộ môn xã hội học tôn giáo, cả về lý luận và thực tiễn. c. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực nghiên cứu mới quan hệ giữa kinh tế và tôn giáo giữa văn hóa bao gồm cả đạo đức và tôn giáo, đi sâu vào các vấn đề tôn giáo nhân dân, quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. d. Về phương diện phương pháp luận, ngày nay chúng ta cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn trước hết bao phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo. Chúng ta phải cố gắng để dần dần làm chủ những phương pháp luận đó, nhưng ý kiến sau đây của một nhà xã hội học tôn giáo nổi tiếng, Francois Houtart buộc chúng ta không thể không suy nghĩ: “Sau những sự kiện diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đối mặt với thắng lợi của nền kinh tế tự do phải chăng cần đặt một cái giá chữ thập trên quá khứ và thừa nhận rằng đã đi sai đường? Cá nhân tôi (Francois Houtart) không nghĩ như thế. Sự đóng góp mác xít vào xã hội học tôn giáo vẫn có tương lai Francois Houtart đã nhắc lại lời đánh giá Marx của Georges Gurvitch, một nhà nghiên cứu không phải mác xít: “Marx là người lớn nhất và ít giáo điều hơn cả trong những người sáng lập ra môn xã hội học”. Phương pháp luận khoa học macxit chứng tỏ đến nay vẫn đúng sau bao biến thiên của lịch sử và bao giai đoạn đấu tranh. Trách nhiệm của chúng ta ngày nay là phát triển nó lên một tầm cao mới phù hợp với tính chất của thời đại.

pdf12 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 13 SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO BÙI ĐÌNH THANH Mặc dầu các cộng đồng và xã hội tôn giáo đã tồn tại trong lịch sử nhân loại từ nhiều ngàn năm trước đây, nhưng sự nghiên cứu chúng một cách khoa học mới chỉ được tiến hành khoảng hơn 150 năm gần đây. Thực tế mấy năm qua, tình hình tôn giáo có nhiều biến đổi đáng kể trên thế giới cũng như ở trong nước, càng cho thấy rõ cần kết hợp chặt chẽ hai mặt lý luận và phương pháp luận với đi sâu vào thực tiễn để góp phần có hiệu quả vào việc hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 1. Giở lại trang sử cũ Cũng như bất cứ hiện tượng xã hội nào, hiện tượng tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử, của đời sống xã hội. Hiện tượng đó ngày càng đa dạng, phức tạp hơn và mọi nhận thức đơn giản về nó, mọi ý định chủ quan muốn nhanh chóng xóa bỏ nó đều không giải quyết được vấn đề. Dù có những khái niệm khác nhau về tôn giáo và tiếp cận về tôn giáo theo những quan điểm phương pháp luận khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu tôn giáo ít nhất cũng có một quan điểm giống nhau là đặt tôn giáo trong mối quan hệ với các cơ cấu và hình thái kinh tế - xã hội, các chế độ xã hội, các thể chế chính trị tương ứng. Do đó, tôi nghĩ rằng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nên có thái độ khoa học nhằm tiếp cận các quan điểm khác nhau đó, phân tích chúng và trên cơ sở đó, xây dựng một phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo của ta có khả năng giúp chúng ta nâng cao được trình độ lý luận và vận dụng vào thực tiễn để hiểu biết sâu sắc hơn và giải quyết tốt hơn những vấn đề tôn giáo của nước ta. Tôi muốn bắt đầu bằng Auguste Comte được xem như người khai sinh ra môn xã hội học. Chúng ta đều biết A.Comte là người đề ra chủ thuyết xã hội học thực chứng và theo một logic tất yếu, khái niệm về tôn giáo của ông cũng là tôn giáo bắt nguồn từ cảm hứng thực chứng. Theo Comte, trong thời đại mới, thời đại của chủ nghĩa tư bản đang lên, tôn giáo không thể là tôn giáo của thời đại cũ với cách tư duy đã lỗi thời. Con người khoa học của thời đại mới không thể tin vào các đấng thần linh, vào giáo lý đạo cơ đốc. Nhưng một mặt khác lại phải thấy con người luôn luôn có một nhu cầu về tôn giáo, bởi vì con người cần tôn thờ, cần yêu một cái gì đó vượt qua bản thân mình. Các xã hội khác nhau cần có tôn giáo bởi vì chúng cần đến một quyền lực tinh thần làm giảm nhẹ quyền lực thế tục. Theo Comte, tôn giáo đáp ứng Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 14 những nhu cầu của một nhân loại đi tìm tình yêu và thống nhất sẽ là tôn giáo về chính bản thân nhân loại. Nhưng nhân loại là ai? Theo Comte, không phải là tất cả mọi người mà chỉ là những người đã để lại một sự nghiệp, một tấm gương đáng được tôn thờ, điều mà Comte gọi là một sự “bất tử khách quan”. Đương thời, khái niệm về tôn giáo của Comte được xem là ngây thơ, ảo tưởng và đến bây giờ chắc cũng ít có ai cho rằng có thể thực hiện được thứ tôn giáo đó, nhưng nếu như theo quan điểm của thế giới hiện đại coi trọng nhân tố con người thì không thể không đánh giá cao khái niệm tôn giáo nói trên của A.Comte. Nhà Xã hội học Pháp Raymond Aron nhận xét rằng nếu phải chon trong những khái niệm về tông giáo khác nhau do các nhà xã hội học đưa ra thì khái niệm của A.Comte là tốt hơn cả. Chấp nhận tôn giáo tình yêu nhân loại chẳng hơn là làm tín đồ của những tôn giáo thiếu lòng khoan dung, thậm chí cuồng tín dẫn đến bạo lực tiêu diệt con người hay sao? Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 18, khi A.Comte trình bày những khái niệm của mình về tôn giáo trong tác phẩm “Giáo lý thực chứng hay là sự trình bày sơ lược về tôn giáo phổ biến” thì cũng là lúc Karl Marx đưa ra những luận điểm của mình về tôn giáo. Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, các nghiên cứu mac-xit đã tốn khá nhiều giấy mực để viết về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vô thần chống lại chủ nghĩa duy tâm của các tôn giáo trước, trước hết là thiên chúa giáo. Trong cuộc đấu tranh đó, người ta thường dẫn câu nói của Marx “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, xem đó như là thực chất của khái niệm macxit về hiện tượng tôn giáo. Thật là không có gì trái hơn thực chất tư tưởng của Marx. Điều tôi muốn nói ở đây là vào thời đó, khái niệm nói trên cũng đã xuất hiện trước Marx ở một số nhà nghiên cứu, ví như nhà văn hào Đức Heinrich Heine trong một tác phẩm năm 1840 đã viết: “Đáng được ca ngợi một tôn giáo đã rót vào bình rượu cay của nhân loại đau khổ vài giọt thuốc phiện êm dịu và an thần, vài giọt tình yêu, lòng tin và hy vọng”. Modes Hess, trong một tiểu luận xuất bản năm 1843 ở Thụy Sĩ cũng viết: “tôn giáo có thể giúp cho việc chịu đựng được ý thức thức đau khổ của sự nô lệ cũng như kiểu thuốc phiện là một sự hỗ trợ lớn cho những bênh đau đớn” ( )1 . Khái niệm nói trên được Marx sử dụng trong “góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel” năm 1844. Khái niệm đó thường bị cắt xén làm cho tư tưởng của Marx không được hiểu một cách đầy đủ. Toàn văn của đoạn viết đó như sau: “Sự khổ ải tôn giáo vừa là biểu 1 Archives de Sciences Sociales des Religions. Paris số 89. Tr.41 Bùi Đình Thanh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 15 hiện của sự khổ ải hiện thực, vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp lực, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân – Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân” ( )2 . Trên thực tế, nếu xem xét kỹ, ta thấy vào thời điểm này, Marx còn chịu ảnh hưởng của Feuerbach, thuộc phái Hegel mới. Sự phân tích của ông vì tôn giáo có thể xem như là tiền macxit, chưa gắn với các giai cấp và lịch sử, nhưng nó cũng đã mang tính chất biện chững, đã thấy được tính mâu thuẫn trong sự khổ ải tôn giáo: khi thì là sự hợp pháp hóa của trật tự xã hội đang tồn tại, khi thì là sự phản ứng, chống đối trật tự xã hội đó. Chỉ đến sau này, trong Hệ tư tưởng Đức (1846), sự nghiên cứu tôn giáo theo quan điểm macxit mới thực sự bắt đầu. Tôn giáo được xem như là một thực thể xã hội và lịch sử. Yếu tố trung tâm của phương pháp mới phân tích các hiện tượng tôn giáo là đã xem xét chúng, cùng với pháp luật, đạo đức, siêu hình, các tư tưởng chính trị như một trong nhiều hình thái của hệ tư tưởng, nghĩa là sự sản sinh ra tinh thần của một dân tộc, sự sản sinh ra những tư duy, biểu tượng và hình thái của lương tri tất yếu được quy định bởi sự sản xuất vật chất và những quan hệ xã hội tương ứng. Theo Lucien Goldmann, nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp luận xã hội học macxit là “tính chất tổng thể hoạt động của con người và mối liên hệ không thể cắt rời giữa hiện tượng kinh tế và xã hội với lịch sử các tư tưởng”. Cần nhấn mạnh rằng nguyên tắc phương pháp luận này còn có ảnh hưởng lâu dài đến môn xã hội học tôn giáo và được nhiều nhà nghiên cứu xã hội học tôn giáo không phải là macxit hoặc cộng sản chấp nhận. Trong nội dung nghiên cứu về xã hội học tôn giáo, ngoài các quan điểm chung, hình như Marx quan tâm đến đạo Tin Lành hơn cả, xét trên bình diện mối quan hệ của nói với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cách tiếp cận cổ điển nhất là xem cải cách của đạo Tin lành như là phản ánh của xã hội tư bản. Trong tác phẩm “Tư bản”, Marx viết: “Thế giới tôn giáo chỉ là phản ánh của xã hội hiện thực. Một xã hội mà ở đó, sản phẩm lao động có hình thức của hàng hóa.một xã hội như thế tìm thấy trong đạo Thiên chúa với sự tôn thờ con người trừu tượng, nhất là trong những loại hình tư sản, đạo Tin lành, thần luận của nó, sự bổ trợ tôn giáo thích hợp nhất” ( )3 . Để có thể tìm hiểu sâu sắc hơn quan điểm phương pháp luận về mối quan hệ giữa tôn giáo với xã hội tư bản, cần đọc lại Engels. Có lẽ vì đã được hưởng một sự giáo dục gia đình về thuyết kiên tính (piétsisme) mà Engels đã quan tâm hơn Marx đến những hiện tượng tôn giáo, mặc dầu ông rất thống nhất với Marx về những quan điểm duy vật và vô thần. Đóng góp chủ yếu 2 C.Mac, P.Angghen. Tuyển tập, tập 1, tr 14 3 K.Marx. Le Capital. Ed. Garnier. Flammarion, 1969, vol 1, tr 74 Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 16 của Engels vào xã hội học macxit về tôn giáo là sự phân tích về mối quan hệ giữa các biểu tượng tôn giáo với các giai cấp xã hội. Trong những công trình nghiên cứu của Engels, đạo Thiên chúa biểu hiện như một hình thái văn hóa, tư tưởng biến đổi trong quá trình lịch sử và như là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối kháng. Với phương pháp luận đó, Engels đã rọi một ánh sáng mới vào việc nghiên cứu các tôn giáo, nhờ đó các thiết chế tôn giáo không còn được xem như một tổng thể thuần nhất mà là một môi trường của các lực lượng chứa đựng những xung đột xã hội. Cũng như Marx, Engels nhận thấy có một nghịch lý, nói đúng hơn là một mâu thuẫn thống nhất – trong hiện tượng tôn giáo là vai trò của nó trong sự thiêng liêng hóa trật tự xã hội đã được thiết lập, nhưng cũng tùy theo từng trường hợp cụ thể, thể hiện vai trò phê phán, chống đối, thậm chí cahcs mạng của nó. Điều đáng chú ý là Engels đã chú ý nhiều hơn đến vai trò thứ hai của tôn giáo trong các công trình nghiên cứu của mình, từ Thiên chúa giáo nguyên thủy đến các dị giáo thời Trung cổ, chiến tranh nông dân Đức thế kỷ 16 và Thanh giáo Anh có tính chất cách mạng thế kỷ 17. Engels nhận thấy có một sự song song giữa đạo Thiên chúa nguyên thủy với chủ nghĩa xã hội hiện đại trong cả hai trường hợp đều là những phong trào của những quần chúng bị áp bức và đều chủ trương đấu tranh thoát khỏi tình trạng nô lệ. Engels thường thích nhắc lại câu nói của nhà sử học Phát Ernest Renan: “Nếu anh muốn có một ý niệm về những cộng đồng Thiên chúa giáo đầu tiên hãu nhìn vào một phân bộ địa phương của Hiệp hội quốc tế những người lao động”. Sự khác nhau căn bản giữa hai phong trào là ở chỗ những người theo đạo Thiên chúa thì hy vọng sự giải thoát ở thế giới bên kia, còn chủ nghĩa xã hội thì đặt sự giải thoát đó ngay ở thế giới này. Trong tác phẩm “Chiến tranh nông dân ở Đức” (1870), Engels đánh giá cao vai trò của Thomas Munzer: “Học thuyết của ông (T.M) tương ứng một cách đúng đắn với các khái niệm tôn giáo cách mạng và vượt qua những khái niệm tôn giáo đương thời. Đối với Munzer, vương quốc của chúa không có gì khác là một xã hội ở đó không còn có sự khác biệt về giai cấp, không có tư hữu tài sản hoặc một quyền lực Nhà nước xa lạ chống lại các thành viên của xã hội” ( )4 . Engels cho rằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và tôn giáo không nhất thiết là cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa tự do và độc đoán, khác với sau này khi nhận thức về tôn giáo của những người macxit trong một thời gian đã bị chi phối bởi chủ nghĩa giáo điều, như vào đầu những năm 70, trong một cuộc hội thảo về tôn giáo do Trung tâm nghiên cứu matxit ở Paris tổ chức, một số nhà xã hội học matxit đã đưa ra nhận định: “Cuộc đấu tranh giai cấp trên quy mô toàn thế giới hiện nay đã trở thành nhân tố quyết định của lịch sử hiện đại. Đến lượt nó, cuộc đấu tranh giai cấp đó đã động chạm đến ngay cả cấu trúc tôn giáo và nó đã dẫn đến điều không tránh khỏi là bảo đảm cho sự ưu thắng Bùi Đình Thanh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 17 của khái niệm macxit về lịch sử. Từ đó mà nảy sinh cuộc khủng hoảng của xã hội học tư sản về tôn giáo, những nhà xã hội học này đã không biết phân tích hiện tượng Kitô giáo như Marx và Engels đã làm, và không phải chỉ riêng xã hội học tôn giáo mà là toàn bộ môn xã hội học tư sản nói chung” ( ) 5 Một quan điểm khác của Engels cho rằng cuộc cải cách Thanh giáo của thế kỷ 17 là cuộc cải cách cuối cùng trong đó tôn giáo có thể đóng vai trò của hệ tư tưởng cách mạng: “Ngọn cờ tôn giáo phất phới lần cuối cùng ở nước Anh vào thế kỷ 17 và khoảng 50 năm sau, khái niệm mới của giai cấp tư sản, khái niệm pháp lý bước lên sàn diễn ở Pháp chẳng cần ngụy trang. Cuộc đại cách mạng Pháp là cuộc nổi dậy đầu tiên của giai cấp tư sản đã vứt bỏ hoàn toàn bộ đồ mặc tôn giáo và tiến hành tất cả các trận chiến đấu của nó trên lĩnh vực chính trị công khai” ( )6 . Theo Engels, từ đó tôn giáo chỉ còn là một lực lượng xã hội và chính trị “không còn đủ năng lực trở thành trong tương lai tấm áo khoác tư tưởng phục vụ cho những khát vọng của một giai cấp tiến bộ nào đó”( )7 . Năm 1895, Engels qua đời. Chỉ một năm sau khi Engels mất, nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858 – 1917) đã công bố công trình nghiên cứu của mình mang đầu đề: “Định nghĩa những hiện tượng tôn giáo”, nhưng phải đợi đến năm 1913, Durkheim mới cho ra đời công trình chủ yếu của ông nghiên cứu về tôn giáo: “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo”. Ở đây, trong phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo của Durkheim có mấy điểm chúng ta cần chú ý: a. Durkheim cho rằng vào đầu thế kỷ 19, đã diễn ra gần như đồng thời ba phong trào: đó là sự ra đời của môn xã hội học, một sự cố gắng để làm sống lại tôn giáo và sự phát triển của các học thuyết xã hội chủ nghĩa. Các học thuyết xã hội chhur nghĩa có khuynh hướng tổ chức lại xã hội, phong trào tôn giáo nhằm tái tạo các tín ngưỡng để thay đổi các tôn giáo truyền thống đang suy yếu, còn xã hội học thì có mục đích giải thích các hiện tượng xã hội theo một quan điểm khoa học. Ba phong trào đó có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của khoa học làm suy yếu những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống dẫn một cách không thể cưỡng được đến việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội một cách nghiêm túc. Khoa học xã hội giúp cho việc hiểu biết các tôn giáo đã ra đời như thế nào từ các đòi hỏi của xã hội và nó cũng giúp cho việc hiểu biết các tôn giáo đã ra đời như thế nào từ các đòi hỏi của xã hội và nó cũng giúp chúng ta hiểu rằng các tôn giáo khác nhau cũng sẽ ra đời theo một quá trình như thế dễ đáp ứng các nhu cầu tất yếu về văn hóa, tâm lý, tinh thần của xã hội. ( )4 K.Marx, Engels. Sur la religon (Về tôn giáo). Ed.Sociales Paris, 1960, tra 114 ( )5 Trung tâm nghiên cứu mác xít: Y a telle une crise des sciences de religion? (Có chăng một cuộc khủng hoảng về các khoa học tôn giáo?) Paris, 1972, tr 34. ( )6 K.Marx, F.Engles, Sách đã dẫn, tr. 298 ( )7 K.Marx, F.Engles. Sách đã dẫn, tr. 260 Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 18 b. Khi viết công trình “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo”, E.Durkheim có tham vọng xây dựng một lý thuyết chung về bản chất tôn giáo rút ra từ sự phân tích một trường hợp riêng biệt là Tô tem giáo Úc. Một trong những tư tưởng chủ đạo của Durkheim là cần thiết và có thể xây dựng một lý thuyết về các tôn giáo phát triển trên cơ sở nghiên cứu những hình thái nguyên thủy của tôn giáo. Tô tem giáo thể hiện bản chất của tôn giáo. Bản chất của tôn giáo là sự phân chia thành các hiện tượng thiêng liêng và phàm tục. Theo Durkheim, không có sự tín ngưỡng ở một vị Chúa siêu việt (Dieu transscendental). Có những tôn giáo siêu đẳng mà không cần đến các chúa siêu việt ví dụ ở nhiều giáo phái của Phật giáo. Sự lý xã hội học tôn giáo ở Durkheim biểu hiện trên hai nội dung: ở nội dung thứ nhất, trong Tô tem giáo, con người xuất phát từ khái niệm trung tâm về tôn giáo là sự tín ngưỡng ở một lực lượng xã hội vô hình, không tên và bàng bạc. Các lực lượng đó vừa gần gũi với con người, lại vừa ở trên tầm cao đối với họ. Cũng như vậy, xã hội gợi lên ở con người một cái gì đó vừa có tính phàm tục, vừa có tính thiêng liêng, thần bí. Nó vừa là một sự chỉ huy có tính áp đặt (thông qua các hệ thống giáo lý, lễ nghi, tôn ti trật tự trong các cộng đồng tôn giáo), vừa là một thực tế xã hội rõ ràng có tầm vóc, uy tín cao hơn các cá nhân và đòi hỏi phải có sự tôn trọng, trung thành, thậm chí tôn thờ, sùng bái nó. Ở nội dung thứ hai, Durkheim phân tích khi con người hoạt động trong một cộng đồng, có những lúc học cảm thấy sức mạnh của tập thể, của cộng đồng làm cho họ biến đổi khác đi, được nâng mình lên gần gũi với cái thiêng liêng. Những hiện tượng sôi động như thế trong những thời kỳ diễn ra những biến đổi mãnh liệt trong xã hội cũng minh chứng cho quá trình biến đổi tâm lý mà từ đó nảy sinh ra các hiện tượng tôn giáo. Durkheim đã đơn của tình hình những năm đầu tiên của Cách mạng tư sản Pháp 1789. Dưới tác động của nhiệt tình sôi nổi của nhân dân, những điều hoàn toàn mang tính chất đời thường đã biến thành những điều thiêng liêng được tôn thờ như Tổ quốc, Cách mạng, Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Nếu như tham vọng của Durkheim là thông qua nghiên cứu Tô tem giáo nguyên thủy dễ hiểu được bản chất của tôn giáo thì cách tiếp cận của Max Weber dễ nghiên cứu tôn giáo lại tuân theo một phương pháp luận khác. Trong tư tưởng của Weber, đạo đức về niềm tin là một trong những biểu hiện của một thái độ, một cách ứng xử theo tôn giáo. Sự phân tích đạo đức về niềm tin dẫn Weber đến các công trình nghiên cứu xã hội học về tôn giáo. Nói một cách khái quát, quan điểm của Weber đặt ra trong nghiên cứu xã hội học về tôn giáo là trong chừng mực nào, điều kiện nào, những khái niệm tôn giáo đã ảnh hưởng đến thái độ về kinh tế của các xã hội khác nhau? Bùi Đình Thanh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 19 Trong thực tế, Weber muốn chứng minh rằng chỉ có thể hiểu được cách ứng xử của con người trong các xã hội khác nhau bằng cách đặt chúng trong khung cảnh khái niệm của các con người đó về cuộc sống của họ, những giáo điều tôn giáo và sự giải thích chúng là những bộ phận hợp thành của các cách nhìn về thế giới, phải hiểu chúng mới có thể hiểu được thái độ ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội, đặc biệt là thái độ với kinh tế. Điều mà Weber muốn nhấn mạnh là thái độ với kinh tế của con người có thể được hướng dẫn bởi hệ thống tín ngưỡng, hệ thống này ở một lúc nào đó có thể được hướng dẫn bởi hệ thống kinh tế. Để giải thích quan điểm của mình được xem là đối lập với quan điểm matxit, Weber viết: “Có cần thiết phải phản đối rằng ý định của chúng tôi hoàn toàn không phải muốn thay thế một sự giải thích các nguyên nhân chỉ bằng “duy vật” bằng một sự giải thích với các nguyên nhân tinh thần nền văn minh và lịch sử, cách giải thích như vậy cũng chẳng kém một chiều. Cả hai cách giải thích đều thuộc lĩnh vực “cái có thể” ( )8 . Những điểm nói trên đã được Weber phân tích một cách rõ ràng trong tác phẩm nổi tiếng “Đại đức đạo Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” xuất bản năm 1904 – 1905. Trên thực tế, cần nhấn mạnh rằng trước Weber gần một nửa thế kỷ, Marx đã nêu lên vấn đề nhân tố tôn giáo trong sự hình thành chủ nghĩa tư bản. Ví dụ để khẳng định “đạo tin lành căn bản là một tôn giáo tư sản”, Marx đã đề cập đến vai trò của cuộc cải cách ở nước Anh đã tước đoạt ghê gớm đất đai của nhân dân ở thế kỷ 16, đạo Tin lành đã tạo thuận lợi cho sự tích lũy nguyên thủy tư bản. Trong một đoạn khá trong bộ tư bản, Marx viết: “Đạo Tinh lành bằng cách chuyển hầu hết các ngày lễ hội thành ngày bình thường đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành tư bản” – Cụ thể hơn nữa, trong một đoạn của Grundrisse (1857 – 1858), Marx đã chỉ ra mối quan hệ nội tại giữa đạo đức tin lành và chủ nghĩa tư bản: “Sự tôn sùng vàng có sự khắc khổ của nó, những sự từ bỏ của nó, những sự hy sinh của nó, như: tiết kiệm, sống kham khổ, khinh bỉ những sự hưởng lạc trên đời có tính chất thế tục và thoảng qua, đó là sự săn lùng kho báu vĩnh cửu. Việc tìm kiếm ra tiền như vậy là gắn bó với Thanh giáo Anh và đạo Tin lành Hà Lan”( )9 . Tôi nghĩ rằng đó là một sự gặp nhau kỳ lạ giữa tư tưởng của Marx và Weber, vì bản thảo Grundrisse nói trên của Marx mãi đến năm 1940 mới được công bố. Cho dù Weber có thể không được biết đến tư tưởng đó của Marx, những tư liệu sau này cho thấy, khác với điều người ta vẫn thường nghĩ là nhiều quan điểm của Weber đối lập với Marx, nhưng thực tế phải thấy rằng ở một số mặt nào đó, Weber có kế tục và phát triển tư tưởng của Marx – Weber rất kính trọng Marx và xem Marx như là một đỉnh cao về trí thức. Trong một bài giảng tại trường đại học Munchen (Munich), Weber nói: “Tính trung thực của một nhà ( )8 L’eshique protestante et I’esprit du capitalisme (Đạo đức đạo Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản) bản tiếng Pháp văn. Paris – 1964. Tr. 248 – 249. ( )9 K. Marx: Fondements de la critique de I’Economic Politique (Grundrisse) (Những cơ sở của Phê phán kinh tế chính trị học) NXB Anthropos – Paris – 1967. Tr.174 Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 20 nghiên cứu, nhất là đối với mọt nhà triết học hiện đại, chỉ có thể được biểu lộ trong lập trường đối với Nietzche và Marx. Những người nào không thừa nhận là họ có thể làm được cái gì lớn lao trong công việc của họ mà không cần đến sự đóng góp của hai người đó thì họ chỉ tự dối mình và dối người khác. Thế giới trí tuệ mà chúng ta đang sống được phủ bóng của Marx và Nietzche trên một phạm vi rộng lớn”. Khi nghiên cứu công trình “Đạo đức đạo tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, Weber nhận thấy có một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên giữa những đòi hỏi của lôgich đạo Tin lành với lôgich của chủ nghĩa tư bản. Ví như, đạo đức Tin lành đòi hỏi các tín đồ phải dè chừng việc quá coi trọng các của cải trên thế gian và phải có một thái độ chấp nhận sự khổ hạnh. Vậy mà, như chúng ta thấy, theo quan điểm của Weber, chủ nghĩa tư bản rất chú trọng tổ chức hợp lý sản xuất vì mục tiêu thu lợi nhuận cao, nhưng phần lớn lợi nhuận đó không phải để tiêu dùng quá mức mà là để liên tục tái đầu tư nhằm thu được lợi nhuận tối đa và đó chính là tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Qua phần nghiên cứu xã hội học đại cương về các tôn giáo; Weber chỉ ra rằng có một sự hợp lý trong các tôn giáo và các xã hội trong sự tồn tại của tư duy và cuộc sống. Đó chưa phải là một sự hợp lý khoa học, nhưng ít ra nó cũng là biểu tượng của sự hoạt động trí tuệ, một quá trình suy tư, diễn dịch, nửa hợp lý, nửa tâm lý. Khi mở rộng việc nghiên cứu ra các tôn giáo khác ở Trung Quốc, Ấn Độ, Weber cho rằng ở các nước đó do thiếu tiền lệ là cách ứng xử kinh tế, được quyết định bởi khái niệm tôn giáo nên chủ nghĩa tư bản đã không phát triển được. Về điểm này, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn để xem có phải hoàn toàn đúng như thế không? Dù sao, vấn đề mối quan hệ giữa kinh tế và tôn giáo vẫn được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Các tác giả John Naisbitts và Patricia Aburdens quy thành công của Hồng Kông vào sự biết kết hợp Khổng giáo với lề lối kinh doanh của Mỹ; thành công của Thái Lan là do biết tuân thủ theo con đường trung dung của đạo Phật – Léon Vandermesch, nguyên giáo đốc trường Viễn đông bác cổ trong tác phẩm “Thế giới hán hóa” cũng nhấn mạnh nhân tố hán hóa trong sự cất cánh của bốn con rồng ở Đông Á và Đông Nam Á (Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore). Trong các nhà nghiên cứu về tôn giáo ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhà triết học – xã hội học Đức George Simmel thường bị lãng quên hoặc chỉ được nhắc thoáng qua. Để tỏ rõ sự công bằng đối với một nhà xã hội học tuy không có tầm cỡ ngang với Marx, Engels, Weber, Durkheim nhưng cũng có một số quan điểm về nhận thức và phương pháp nghiên cứu về tôn giáo đáng cho ta suy ngẫm, tôi muốn dành một số dòng viết về ông. Bùi Đình Thanh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 21 Có lẽ Simmel là nhà xã hội học nói nhiều và phân tích kỹ hơn hết về hiện tượng mà xã hội học tôn giáo gọi là religiosite. Về từ này, hiện nay chưa có từ dịch thống nhất. Tôi tạm dịch là tình cảm tôn giáo hoặc cảm xúc tôn giáo. Simmel phân biệt rất rõ tôn giáo và tình cảm tôn giáo. Tôn giáo là một phạm trù lớn tạo dựng nên đời sống con người còn tình cảm tôn giáo là một chức năng của con người. Tôn giáo không tạo ra tình cảm tôn giáo. Những tình cảm tôn giáo không phải chỉ có trong một tôn giáo đã được xác lập mà nó có thể trải qua những mối quan hệ bên trong giữa các con người với nhau trong cộng đồng. Tình cảm tôn giáo có thể dẫn đến tôn giáo nhưng không nhất thiết bao giờ cũng sẽ phải như vậy. Cái khung lý thuyết mà Simmel dựa vào đó để xây dựng quan điểm của mình là tâm hồn của con người bao gồm những nhân tố mang tính chất tình cảm tôn giáo như tình yêu hoặc lòng kính trọng giữa những con người trong xã hội, tình yêu của con cái đối với bố mẹ, của công nhân đối với giai cấp của mình, của các công dân đối với tổ quốc. Nói rằng quan hệ giữa công nhân với giai cấp của mình thấm nhuần tình cảm tôn giáo không có nghĩa rằng những phong trào xã hội của công nhân là phong trào tôn giáo nhưng những phong trào đó bao hàm những tình cảm tôn giáo trong sáng được đan kết lại với nhau. Tôi nghĩ rằng những quan điểm nói trên của Simmel chứa đựng nhiều nội dung tích cực trong vấn đề tôn giáo. 2. Những biến đổi về tình hình tôn giáo trong thế kỷ tới và một số gợi ý về các vấn đề cần nghiên cứu Từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay, giới trí thức nói chung trên thế giới cho rằng quá trình hiện đại hóa các vấn đề kinh tế và xã hội sẽ dẫn đến chỗ làm suy giảm vấn đề tôn giáo vốn được xem là một trong những nhân tố có ý nghĩa nhất trong đời sống con người. Sự phát triển của khoa học, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa thực dụng có thể xóa bỏ những sự mê tín, huyền thoại tôn giáo, những nghi lễ phi lý của các tôn giáo và xã hội loài người sẽ bước vào một kỷ nguyên mới trọng lý trí, khoan dung, nhân bản hơn. Nhưng đồng thời cũng có những thế lực bảo thủ muốn bảo tồn tôn giáo lại lập luận rằng nếu không có sự dẫn dắt của tôn giáo thì hậu quả đối với đời sống của cá nhân và cộng đồng sẽ là sự hỗn loại, sa đọa tinh thần và suy đồi của cuộc sống văn minh. Thực tế mấy thập kỷ vừa qua cho thấy cùng với toàn cầu hóa nền kinh tế và hiện đại hóa xã hội, loài người đã thấy vẽ ra trước mắt một bức tranh toàn cảnh có nhiều mảng xám do vấn đề tôn giáo gây nên. Mặc dầu người ta nói chiến tranh lạnh đã chấm dứt rồi, những trên khắp thế giới, ở khắp các châu lục đang diễn ra những cảnh xung đột, khủng bố, bạo lực, thậm chí chiến tranh nóng với mức độ ác liệt kéo dài hết năm này đến năm khác, nhất là khi các vấn đề về sắc tộc, dân tộc và tôn giáo lại đen xen, thẩm quyện vào nhau làm cho tình hình càng thêm rối ren, phức tạp. Đó là chưa nói đến các thế lực phản độc quốc tế không bao giờ từ bỏ những âm mưu của Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 22 chúng tạo ra, nuôi dưỡng và khai thác triệt để tình hình nói trên. Không ngoài mục đích vì lợi ích vật chất, tinh thần và tư tưởng của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn thế giới. Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học trên thế giới, tình hình đó còn có chiều hướng gia tăng khi bước vào thế kỷ 21. Đây là những vấn đề chính trị - xã hội hết sức quan trọng mà không một quốc gia nào tránh khỏi sự thách thức, tuy mức độ gay gắt có thể khác nhau. Gần đây ở phương Tây đang diễn ra cuộc tranh luận khá sô nổi về quyển sách mới được xuất bản của Samuel P.Huntington mang đầu đề: The Clash ò Civilization and the Remaking of World Order (Sự xung đột giữa các nền văn minh và sự xây dựng lại trật tự thế giới). Samuel Huntington là giáo sư khoa chính trị trường đại học Harvard đã từng là thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống Jimmy Carter. Đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Samuel Huntington không phải là người xa lạ. Ông chính là người đề ra chủ trương “đô thị hóa cưỡng bức” trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam hòng giành lại nông thôn miền Nam Việt Nam một lòng đi theo chính quyền cách mạng. Trong quyển sách, Huntington nói rất nhiều đến vấn đề tôn giáo mà ông ta cho là phức tạp và đưa ra những hướng giải quyết, không phải ngoài mục đích tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo của phương Tây, trước hết là Mỹ. Tôi sẽ phân tích nội dung quyển sách trong một dịp khác. Về vấn đề tình hình tôn giáo hiện nay trên thế giới, báo cáo của đồng chí Đặng Nghiêm Vạn, Viện trưởng Viện tôn giáo đã trình bày khá kỹ. Ở đây, tôi chỉ xin điểm qua một vài nét khái quát: a. Điều rõ ràng nhất là trong mấy thập kỷ qua, người ta đã chứng kiến sự giảm sút vấn đề tín ngưỡng tôn giáo ở các nước Tây Âu, với những mức độ khác nhau, đặc biệt thể hiện trong việc thực hành các nghi lễ. Ngày nay, trong các cuộc điều tra xã hội học về tôn giáo, người ta thấy tình hình phức tạp hơn rất nhiều. Trả lời câu hỏi: Anh có tin ở Chúa hay không? Không còn đơn giản như trước và có hàng loạt câu trả lời có tính chất trung gian thể hiện sự do dự, nghi ngờ, không theo những công thức sẵn có b. Trong khi đó, cũng phải nói đến một thực tế khác là đã diễn ra một sự nổi lên trở lại một cách khá mãnh liệt của tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển của đạo Hồi. Đó là điều mà Gilles Kepel, một nhà triết học phương Tây gọi là “sự trả thù của chúa” (la revanche, de Dieu). c. Có một sự phát triển vô vàn các giáo phái mới hoặc các phong trào tôn giáo mới (ở đây, tôi loại trừ không nói đến những giáo phái kỳ quái, đáng kinh sợ như giáo phái Aum Sauki, ngôi đền mặt trời) và có sự chuyển đổi từ theo tôn giáo này sang theo Bùi Đình Thanh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 23 tôn giáo khác. Ở vùng Dordogne nước Pháp, có ngôi chùa Việt Nam được rất nhiều người Pháp đến xin nhận làm tín đồ. Được hỏi về nguyên nhân chuyển đạo, họ nói rằng vì Phật giáo nhân bản hơn Thiên chúa giáo, khoan dung hơn. Trong xã hội hiện đại, đặc biệt là các xã hội đã đạt trình độ phát triển cao ở phương Tây, mối quan hệ giữa các cá nhân với các cộng đồng, kể cả cộng đồng tôn giáo ngày càng lỏng lẻo, không muốn bị ràng buộc vào các thiết chế, nghi thức, giáo lý phiền toái. d. Một hiện tượng đáng chú ý là sự phát triển hay nói đúng hơn là sự sống lại của các tôn giáo nhân dân hoặc tôn giáo dân gian, tôn giáo truyền thống (tôi tạm dịch từ religion populaire) ở khắp các chau lục, kể cả ở châu Âu. e. Đặc biệt có hiện tượng tôn giáo ở Mỹ La Tinh cần nêu lên: đó là phong trào thần học giải phóng ra đời từ những năm 70 trong cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc chống lại chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, đồng thời vẫn gắn bó ít hay nhiều với Nhà thờ. Cần xem đó là một khuynh hướng tiến bộ của tôn giáo khi nhận thức của nhân dân đã được giáo ngộ cùng với sự tham gia của một bộ phận chức sắc của Nhà thờ đứng về phía nhân dân. f. Trùm lên trên tất cả là nhu cầu vè tôn giáo luôn luôn biến đổi, dù ở phương Tây hay phương Đông. Lý Quang Diệu giải thích tình hình tôn giáo ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như sau: “Chúng tôi là những xã hội nông nghiệp chỉ mới công nghiệp hóa trong vòng một hoặc hai thế hệ trong khi điều đó đã diễn ra ở phương Tây từ trên 200 năm. Nếu các bạn nhìn vào một số nước tăng trưởng nhanh, như Đại Hàn, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan sẽ thấy một hiện tượng đáng quan tâm: sự nổi lên vấn đề tôn giáo. Những phong tục cũ, tôn giáo cũ như thờ cúng tổ tiên, đạo shama không còn làm người ta hoàn toàn thỏa mãn nữa. Cần một sự tìm hiểu để giải thích một cách cao hơn về mục đích của con người, về tại sao chúng ta lại tồn tại ở đây?”( )10 . Vấn đề của ông Lý Quang Diệu đặt ra xét đến cùng là giải quyết mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, điều mà các nhà xã hội học tôn giáo đang luôn luôn tìm lời giải, tất nhiên không phải một sớm, một chiều. Nói như Weber, nhà khoa học biết rằng không bao giờ tìm ra được 10 Samuel P.Huntington: The Clash ò Civilization. The Remaking of World order, NXB Simon. Schuster. New York – 1996. Tr. 97 Suy nghĩ về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học tôn giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 24 lời giải cuối cùng, bởi vì khoa học về thực chất luôn luôn là cái đang trở thành (le devenir), không bao giờ là cái đã hoàn thành. Nói như vậy, để tăng thêm tinh thần trách nhiệm của các nhà khoa học nghiên cứu về tôn giáo, để luôn luôn bám sát nó, phân tích nó, để hiểu biết nó sâu hơn, để không rơi vào chủ quan, duy ý chí mà trái lại, để hạn chế những mặt tiêu cực của nó, phát triển những mặt tích cực của nó vì sự nghiệp phát triển đất nước. Singapore có cả một chương trình nghiên cứu tôn giáo và phát triển. Cần khẳng định rằng sự hiểu biết và giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo chắc chắn góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ khó khăn nhưng cao cả đó, tôi đề nghị: a. Xây dựng một công trình nghiên cứu lịch sử tôn giáo Việt Nam b. Tăng cường nghiên cứu của bộ môn xã hội học tôn giáo, cả về lý luận và thực tiễn. c. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực nghiên cứu mới quan hệ giữa kinh tế và tôn giáo giữa văn hóa bao gồm cả đạo đức và tôn giáo, đi sâu vào các vấn đề tôn giáo nhân dân, quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. d. Về phương diện phương pháp luận, ngày nay chúng ta cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn trước hết bao phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo. Chúng ta phải cố gắng để dần dần làm chủ những phương pháp luận đó, nhưng ý kiến sau đây của một nhà xã hội học tôn giáo nổi tiếng, Francois Houtart buộc chúng ta không thể không suy nghĩ: “Sau những sự kiện diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đối mặt với thắng lợi của nền kinh tế tự do phải chăng cần đặt một cái giá chữ thập trên quá khứ và thừa nhận rằng đã đi sai đường? Cá nhân tôi (Francois Houtart) không nghĩ như thế. Sự đóng góp mác xít vào xã hội học tôn giáo vẫn có tương laiFrancois Houtart đã nhắc lại lời đánh giá Marx của Georges Gurvitch, một nhà nghiên cứu không phải mác xít: “Marx là người lớn nhất và ít giáo điều hơn cả trong những người sáng lập ra môn xã hội học”. Phương pháp luận khoa học macxit chứng tỏ đến nay vẫn đúng sau bao biến thiên của lịch sử và bao giai đoạn đấu tranh. Trách nhiệm của chúng ta ngày nay là phát triển nó lên một tầm cao mới phù hợp với tính chất của thời đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuy_nghi_ve_phuong_phap_luan_nghien_cuu_xa_hoi_hoc_ton_giao.pdf