Sức mạnh sound onboard từ dòng chipset của Realtek

Giờ đây khi mua máy mới, trước khi quyết định kê thêm một sound card rời vào danh sách cấu hình, bạn nên xem kỹ lại sound onboard. Rất có thể nó không xoàng xĩnh như bạn nghĩ đâu mà thuộc thế hệ “High Definiton Audio”, cho phép bạn xuất ra 2 nguồn âm thanh độc lập hoặc tăng thêm kênh phát ra hệ thống loa. Khi sound onboard mới xuất hiện, nó chỉ là một chip xử lý âm thanh đơn giản, cho chất lượng âm thanh “vừa đủ nghe”. Đến nay, chất lượng của chúng đã được cải thiện khá nhiều, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu nghe nhạc, xem phim mà nó còn tích hợp các tính năng hiện đại của dòng soundcard cao cấp.

pdf5 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức mạnh sound onboard từ dòng chipset của Realtek, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sức mạnh sound onboard từ dòng chipset của Realtek Giờ đây khi mua máy mới, trước khi quyết định kê thêm một sound card rời vào danh sách cấu hình, bạn nên xem kỹ lại sound onboard. Rất có thể nó không xoàng xĩnh như bạn nghĩ đâu mà thuộc thế hệ “High Definiton Audio”, cho phép bạn xuất ra 2 nguồn âm thanh độc lập hoặc tăng thêm kênh phát ra hệ thống loa. Khi sound onboard mới xuất hiện, nó chỉ là một chip xử lý âm thanh đơn giản, cho chất lượng âm thanh “vừa đủ nghe”. Đến nay, chất lượng của chúng đã được cải thiện khá nhiều, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu nghe nhạc, xem phim mà nó còn tích hợp các tính năng hiện đại của dòng soundcard cao cấp. High Definition Audio là một chuẩn âm thanh thế hệ mới do Intel, Realtek và Microsoft cùng phát triển. Chuẩn âm thanh này mang đến nhiều tính năng cao cấp như: xử lý âm thanh 24bit, hỗ trợ công nghệ AC3 và DTS... Trong đó phải kể đến tính năng Multi Streaming, cho phép bạn phát hai nguồn âm thanh độc lập trên cùng một kênh.1. Multi Streaming - Phát hai nguồn âm thanh độc lập trên cùng một kênh: Công nghệ MultiStreaming cho phép bạn mở hai ứng dụng (như game và nhạc) với hai kênh truyền độc lập. Nghĩa là bạn có thể nghe nhạc qua loa và game qua headphone. Công nghệ này được giới thiệu lần đầu trong dòng chipset 915Express của Intel, và đến nay nó được sử dụng rộng rãi trên các dòng mainboard thế hệ mới sử dụng các codec ALC860/880/882/883/888... của Realtek. l Thiết lập jumper: - Thông thường trên các mainboard thế hệ trước, khu vực phía sau thùng máy (backpanel) thường có 3 hay 4, 5 lỗ cắm (tùy loại mainboard). Đối với các mainboard mới, bạn sẽ có thêm một đầu nối thứ hai (các chấu màu vàng) nằm ngay trên mainboard, đầu nối này có nhiệm vụ chuyển âm thanh ra mặt trước (frontpanel) và hoàn toàn độc lập với các ngõ cắm của backpanel. Đây cũng chính là kênh phụ thứ 2 dùng làm điều khiển cho Multistreaming. - Để thực hiện việc đấu nối các chân cắm này ra khu vực cổng trước, bạn cần phải sử dụng các case hỗ trợ dưới dạng chân cắm như GND, SPK_R, SPK_L... không sử dụng dạng case có dây cắm sẵn. Sau đó bạn tiến hành đấu nối (có thể xem sách hướng dẫn mainboard để biết cách sử dụng). l Thiết lập BIOS: - Ngoài việc thiết lập jumper trên mainboard, bạn cần đảm bảo hai tính năng Front Panel Audio và ASF (Advanced streaming format) đều phải ở trạng thái Enable. Khi đó tính năng này sẽ được kích hoạt và có hiệu lực. l Cài đặt trình điều khiển: - Nếu mainboard hỗ trợ và bạn đã thiết lập cũng như cấu hình đầy đủ các bước trên thì khi cài đặt trình điều khiển của Realtek, bạn sẽ thấy tính năng Enable Playback Streaming. Nếu không thấy xuất hiện tính năng này, đó là do main không hỗ trợ hay tính năng này đã bị disable từ nhà sản xuất. - Tiếp theo, bạn hãy tải về trình điều khiển Realtek WDM 1.51 tại địa chỉ: Sau đó tiến hành cài đặt. Khi cài đặt xong, truy cập vào trình điều khiển HD Audio Manager. Tại đây, chọn thẻ Mixer và truy cập vào tính năng Mixer Toolbox, đánh dấu check vào ô Enable Playback Multi-Streaming để tính năng này có hiệu lực. - Khi tính năng này được bật, hệ thống Master Volume hay Sound and Audio Devices của Windows sẽ xuất hiện thêm một kênh thứ hai (HD Audio 2nd Output). Bạn có thể cấu hình ứng dụng phát để sử dụng kênh thứ hai này như một nguồn phát riêng biệt. Mặc định Realtek’s sẽ sử dụng kênh truyền chính (HDA Primary) để làm kênh phát, vì vậy để có thể nghe được nguồn âm thanh thứ hai đòi hỏi việc cấu hình ứng dụng phát này phải khác với kênh truyền mặc định và ngược lại. Cụ thể đối với ứng dụng WMP, bạn truy cập vào Now Playing > More Options Devices > Speakers. Bấm đôi vào Speakers. Tại phần Audio Device to use, bạn chọn Directsound Realtek HD Audio 2nd output để WMP sử dụng kênh phát thứ hai làm kênh cho ứng dụng. - Để kiểm tra lại chức năng này có hoạt động thực sự hay chưa, bạn hãy phát cùng lúc hai nguồn âm thanh (Ví dụ: Herosoft và WMP). Khi đó Herosoft sẽ sử dụng kênh phát mặc định và WMP sẽ sử dụng kênh thứ hai (do bạn thiết lập ở trên). Nếu bạn nghe âm thanh phát ra trên hai nguồn là khác nhau thì tính năng Multi Streaming đã được bật và cấu hình đúng. 2. Thêm kênh phát cho thiết bị xuất: Thông thường khi cài đặt các trình điều khiển audio, nếu bạn không tùy chọn cấu hình hệ thống là 4.1 hay 5.1 thì Windows và trình điều khiển của sound card mặc định sẽ chọn chế độ Stereo (2 speakers). Chính vì vậy, nếu đang cắm jack vào ngõ Out (Front) và muốn sử dụng thêm headphone thì bạn phải tháo jack cắm của loa rồi thay vào headphone. Trường hợp muốn sử dụng cả hai thiết bị thì bạn cần tăng thêm kênh phát cho chúng. Điều này thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc truy cập vào hệ thống điều khiển Audio của soundcard và thay tùy chọn từ Stereo sang 4.1, khi đó ngõ Line in sẽ được thay bằng ngõ Rear Speaker và bạn cứ việc cắm headphone vào ngõ này là sẽ nghe được âm thanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách này cho các dòng soundcard khác như: Soundmax Cadenza ADI1980... O Sắp xếp một dàn loa máy tính Trang bị cho phòng giải trí số, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các loại loa dân dụng cao cấp, đi kèm theo đó là lỉnh kỉnh các kiểu ampli. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hệ loa vi tính ngày càng được nâng cao chất lượng, bên cạnh đó là các chi phí đầu tư thấp và dễ lắp đặt đã khiến món đồ tưởng rằng chỉ có thể đặt cạnh máy vi tính, nay đã có cơ hội xâm nhập vào phòng giải trí số gia đình. Đồ đắt… liệu có tốt? “Đồ đắt thường là ngon”, nhiều người cho là vậy, thực ra nó chỉ đúng khi bạn xác định được chính xác nhu cầu của mình. Nghe nhạc, xem phim đều có loa dành riêng cho mỗi lĩnh vực. Một dàn lỉnh kỉnh “7 - 8 cục loa” chắc chắn sẽ không phù hợp với những đôi tai đam mê nghe nhạc êm ái, mặc dù bạn đã phải chi ra một khoản tiền chi phí cho chúng. Chính vì thế nên lựa chọn cho mình kiểu loa phù hợp với yêu cầu sử dụng. Tin tưởng thương hiệu Khi đặt chân đến các cửa hàng máy vi tính để chọn loa, bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp trước "rừng" sản phẩm với đầy đủ mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng. Nhiều người cho rằng đặt niềm tin vào một thương hiệu nào đó sẽ giúp bạn thu hẹp lựa chọn, và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, thương hiệu không đồng nghĩa với “hàng hiệu”, và nếu dùng “hàng hiệu” bạn sẽ phải mất một khoản chi phí cho sự nổi tiếng của sản phẩm đó. Kết nối Ở mọi hệ thống âm thanh, kết nối luôn đóng vai trò quan trọng. Với loa vi tính, bỏ qua kết nối giữa các loa là yếu tố khách quan, cái bạn cần lưu ý để xác nhận đẳng cấp loa là khả năng kết nối từ card âm thanh máy tính vào loa. Có một số loa 5.1 đường vào chỉ là stereo, và dùng hình thức giả lập để phát, nên chất lượng sẽ không cao. Trên cơ bản loa 2.1 sẽ có một đường xuất tín hiệu duy nhất từ card âm thanh; loa 4.1 sẽ có hai đường: một đường chính cho card loa chính và sub, một đường tín hiệu cho 2 loa vệ tinh; loa 5.1 thường có 3 đường: trong đó so với 4.1 thì được bổ sung thêm 1 đường nữa cho loa trung tâm và loa siêu trầm. Hiện đã có một số loa 7.1 có khả năng nhận tiếp 1 đường tín hiệu cho cặp loa vệ tinh thứ 2. Công suất Cái mà bạn cần quan tâm nhất ở loa có lẽ là công suất loa. Công suất loa vi tính có công suất thật hay công suất RMS (Root Mean Square) với giá trị thường nhỏ hơn hàng chục lần so với công suất đỉnh. Một loa vi tính hàng “quý tộc” thường có công suất RMS vào khoảng 200-500w. Với một số kinh nghiệm trên, hy vọng bạn sẽ có cơ sở để đặt niềm tin vào các bộ loa vi tính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSức mạnh sound onboard từ dòng chipset của Realtek.pdf
Tài liệu liên quan