Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, dẫn xuất từ
thang đo SERVQUAL và thang đo chất lượng dịch vụ hành chính công để xác
định các thành phần của chất lượng dịch vụ, đo lường mức độ hài lòng đối với
từng thành phần, xác định mức độ tác động của các thành phần đến sự hài lòng
của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công của các Uỷ ban
Nhân dân phường tại Thành phố Long Xuyên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát
300 người dân ở 06 phường thuộc Thành phố Long Xuyên, từ tháng 05 năm
2015 đến tháng 06 năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 04 thành phần
chất lượng dịch vụ hành chính công là [1] Năng lực phục vụ; [2] Phương tiện
hữu hình; [3] Sự tin cậy; [4] Quy trình thủ tục hành chính có tác động tích cực
đến sự hài lòng của người dân, trong đó thành phần năng lực phục vụ có ảnh
hưởng mạnh nhất. Nhìn chung, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ hành chính
công tại các Uỷ ban Nhân dân phường Thành phố Long Xuyên ở mức cao.
14 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công của các uỷ ban nhân dân phường tại thành phố Long Xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
48
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
CỦA CÁC UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
Hồ Bạch Nhật1, Lưu Thị Thái Tâm1
1Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 15/04/2016
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
27/06/2016
Ngày chấp nhận đăng: 08/2017
Title:
The satisfaction of inhabitants
toward the public
administration service of the
Ward People’s Committee in
Long Xuyen city
Keywords:
SERVPERF, public
administration service quality,
satisfaction
Từ khóa:
SERVPERF, chất lượng
dịch vụ hành chính công,
sự hài lòng
ABSTRACT
In this study, the scale of SERVPERF, derived from the SERVQUAL scale and
the public administration service quality scale, was utilized to identify the
components of service quality, to measure the satisfaction of each component,
and to identify the impact level of those components to the inhabitants’
satisfaction toward the public administration service of the Ward People’s
Committee in Long Xuyen city. The research was conducted with 300 people in
six wards in Long Xuyen city, from May 2015 to June 2015. The results showed
that there are 4 components of public administration service quality, namely (1)
Competence, (2) Tangibles, (3) Reliability, and (4) Procedures of
administration formalities that have impacted positively to inhabitants
satisfaction, in which the Competence had the highest impact. Generally, the
satisfaction of inhabitants toward the public administration service of the Ward
People’s Committee in Long Xuyen city was at high level.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, dẫn xuất từ
thang đo SERVQUAL và thang đo chất lượng dịch vụ hành chính công để xác
định các thành phần của chất lượng dịch vụ, đo lường mức độ hài lòng đối với
từng thành phần, xác định mức độ tác động của các thành phần đến sự hài lòng
của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công của các Uỷ ban
Nhân dân phường tại Thành phố Long Xuyên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát
300 người dân ở 06 phường thuộc Thành phố Long Xuyên, từ tháng 05 năm
2015 đến tháng 06 năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 04 thành phần
chất lượng dịch vụ hành chính công là [1] Năng lực phục vụ; [2] Phương tiện
hữu hình; [3] Sự tin cậy; [4] Quy trình thủ tục hành chính có tác động tích cực
đến sự hài lòng của người dân, trong đó thành phần năng lực phục vụ có ảnh
hưởng mạnh nhất. Nhìn chung, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ hành chính
công tại các Uỷ ban Nhân dân phường Thành phố Long Xuyên ở mức cao.
1. GIỚI THIỆU
Theo Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa (2013),
thuật ngữ dịch vụ công (public service) được sử
dụng rộng rãi ở các nước phát triển từ những năm
1980, song mới được sử dụng ở Việt Nam trong
những năm gần đây. Có nhiều quan niệm khác
nhau về dịch vụ công, tuy nhiên có thể hiểu dịch
vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công và dịch
vụ công cộng. Đối với dịch vụ hành chính công
liên quan đến việc phục vụ các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và phục vụ hoạt động quản
lý nhà nước do cơ quan nhà nước các cấp thực
hiện. Còn dịch vụ công cộng là hoạt động phục vụ
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
49
các nhu cầu chung thiết yếu của công dân (cá
nhân, tổ chức) có thể do các cơ quan nhà nước
thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức khác
thực hiện. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề
cập loại dịch vụ hành chính công do các Ủy ban
Nhân dân (UBND) phường tổ chức thực hiện đáp
ứng nhu cầu của công dân.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm
nhiều đến việc cải thiện dịch vụ hành chính, đặc
biệt là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn
giản, công khai và thuận tiện cho người dân, ngày
20/6/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước. Đến ngày 10/1/2007, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/QĐ-
TTg phê duyệt đề án đơn giản hoá thủ tục hành
chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai
đoạn 2007 - 2010 (gọi tắt là Đề án 30) và ngày
22/6/2007 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
93/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm
hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện cơ chế “một
cửa” cho phù hợp với từng loại thủ tục hành
chính. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công để
góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, của
các tổ chức trong xã hội, Nhà nước đã và đang
thực hiện các biện pháp tích cực như thực hiện
các đề án về đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt
những người trực tiếp giao tiếp với dân trong việc
giải quyết các yêu cầu công dân. Đồng thời, thực
hiện đề án hiện đại hoá hành chính nhà nước
nhằm phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng các dịch vụ
hành chính công mà các cơ quan nhà nước cung
ứng thực tế tại Thành phố (TP) Long Xuyên,
người dân đánh giá về chất lượng dịch vụ
(CLDV) hành chính công như thế nào và người
dân có thực sự hài lòng chưa vẫn là câu hỏi đặt ra
chưa có câu trả lời thoả đáng. Chính từ những lý
do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Sự hài lòng của
người dân đối với CLDV hành chính công của các
Uỷ ban Nhân dân phường tại thành phố Long
Xuyên” được tiến hành nhằm giải quyết các mục
tiêu: [1] Xác định các thành phần thể hiện CLDV
hành chính công, [2] Đo lường mức độ đánh giá
của người dân về các thành phần CLDV hành
chính công, [3] Mức độ tác động của các thành
phần CLDV hành chính công đến sự hài lòng của
người dân.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm về dịch vụ và bản chất dịch vụ
2.1.1 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một khái niệm rất phổ biến do đó có rất
nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ:
Theo Zeithaml và Bitner (2000, dẫn theo Nguyễn
Đình Thọ & cs., 2003), dịch vụ là những hành vi,
quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào
đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm
thoả mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Theo Kotler và Armstrong (2004, dẫn theo
Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008), dịch vụ là
những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có
thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập,
củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu
dài với khách hàng.
Những năm gần đây, khái niệm dịch vụ trong lĩnh
vực quản lý chất lượng được thống nhất theo
TCVN ISO 8402:1999: Dịch vụ là kết quả tạo ra
để đáp ứng yêu cầu của khách hàng bằng các hoạt
động tiếp xúc giữa người cung cấp – khách hàng
và các hoạt động nội bộ của người cung cấp.
2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985),
dịch vụ có 3 đặc điểm chính:
Thứ nhất, hầu hết các loại dịch vụ là vô hình,
không thể đếm, đo lường, dự trữ dùng thử và nhận
xét trước khi bán để đảm bảo chất lượng. Vì tính
vô hình đó mà nhà cung cấp dịch vụ khó có thể
hiểu được người tiêu dùng cảm nhận như thế nào
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
50
về dịch vụ mà họ cung cấp và đánh giá nó như thế
nào.
Thứ hai, dịch vụ mang tính không đồng nhất. Quá
trình cung cấp và sử dụng dịch vụ khác nhau giữa
nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác, giữa
khách hàng này với khách hàng khác và giữa lúc
này với lúc khác. Điều này do sự tạo ra và cung
ứng dịch vụ thường bao gồm sự tương tác qua lại
giữa các nhân viên thực hiện dịch vụ và khách
hàng. Do đó, không giống trong sản xuất hàng
hoá, CLDV có bản chất tương tác nên rất khó đo
lường và kiểm soát.
Thứ ba, quá trình tạo ra và tiêu thụ của nhiều loại
dịch vụ là không thể tách rời. Do đó, chất lượng
trong dịch vụ không phải được tạo ra trong nhà
máy rồi chuyển thẳng đến người tiêu dùng mà
CLDV thể hiện ngay trong quá trình cung ứng và
thường có tác động qua lại giữa nhà cung cấp dịch
vụ và người tiêu dùng.
2.2 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
2.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ
Wisniewski (2001, dẫn theo Nguyễn Thị Phương
Trâm, 2008), chất lượng dịch vụ là một khái niệm
gây nhiều chú ý và tranh cãi trong các tài liệu
nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều
khó khăn trong việc định nghĩa và đo lường chất
lượng dịch vụ mà không hề có sự thống nhất nào
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều
cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên
cứu và môi trường nghiên cứu. Evardsson,
Thomsson và Ovretveit (1994, dẫn theo Nguyễn
Đình Thọ & cs., 2003) cho rằng, CLDV là dịch vụ
đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm
thoả mãn nhu cầu của họ. Theo Parasuraman và
cs. (1985, 1988), CLDV là khoảng cách giữa sự
mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi
sử dụng qua dịch vụ.
2.2.2 Các thành phần chất lượng dịch vụ
2.2.2.1. Mô hình chất lượng dịch vụ của
Parasuraman (thang đo SERVQUAL)
Mô hình CLDV của Parasuraman và cs. (1985,
1988) cho ta bức tranh tổng thể về CLDV. Tuy
nhiên, mô hình này có nhược điểm là phức tạp
trong việc đo lường. Hơn nữa mô hình này mang
tính lý thuyết, có thể sẽ có nhiều thành phần của
mô hình CLDV không đạt được giá trị phân biệt.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu này đã nhiều lần
kiểm định mô hình này và đi đến kết luận là
CLDV bao gồm năm thành phần cơ bản là:
- Tin cậy (Reliability): liên quan đến khả năng
chắc chắn thực hiện dịch vụ theo đúng cam kết
với khách hàng.
- Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện qua sự
mong muốn, khả năng sẵn sàng đáp ứng, cung
cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
- Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua
trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ
lịch sự, niềm nở với khách hàng.
- Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm
thấu hiểu những ước muốn, mối quan tâm của
từng khách hàng.
- Phương tiện hữu hình (Tangibles): liên quan
đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như
trang phục, ngoại hình nhân viên phục vụ,
v.v
2.2.2.2. Mô hình thành quả cảm nhận (thang đo
SERVPERF)
Một biến thể của thang đo SERVQUAL ra đời,
Cronin và Taylor (1992, 1994) đã đề nghị thang
đo SERVPERF, đo lường CLDV từ chính kết quả
cảm nhận thay vì khoảng cách giữa cảm nhận và
kỳ vọng. Thang đo này vẫn sử dụng cấu trúc 05
thành phần CLDV của thang đo SERVQUAL: (1)
Tin cậy, (2) Đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4)
Đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình với 22 biến
quan sát để đo lường 05 thành phần nêu trên.
2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng
2.3.1 Khái niệm sự hài lòng của khách hàng
Spreng, MacKenzie và Olshavsky (1996) cho
rằng, sự hài lòng của khách hàng được xem là nền
tảng trong khái niệm của marketing về việc thoả
mãn nhu cầu và mong ước của khách hàng.
Theo Zeithaml và cs. (1996, dẫn theo Nguyễn
Đình Thọ & cs., 2003), khách hàng được thoả
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
51
mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì được
thành công lâu dài trong kinh doanh và các chiến
lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì
khách hàng.
2.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự
hài lòng của khách hàng
Zeithaml và Bitner (2000, dẫn theo Nguyễn Đình
Thọ & cs., 2003), sự hài lòng của khách hàng là
một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của
họ khi tiêu dùng một dịch vụ, trong khi đó, CLDV
chỉ tập trung vào các nhân tố của CLDV.
Qua các nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu
Cronin & Taylor (1992); Nguyễn Đình Thọ & cs.
(2003); Nguyễn Thị Mai Trang (2006); Nguyễn
Thành Long (2008), v.v chứng minh rằng, cảm
nhận của CLDV dẫn đến sự hài lòng của khách
hàng và xem sự hài lòng như một biến phụ thuộc
để đo lường các thành phần quan trọng của
CLDV. Vì vậy, với đề tài nghiên cứu này, tác giả
sử dụng thành phần của các thang đo CLDV là
các biến độc lập để đo lường mức độ hài lòng của
người dân trong lĩnh vực hành chính công.
Bảng 1. Lược khảo các nghiên cứu trước về chất lượng dịch vụ
Tác giả
Cơ sở thiết lập thang
đo
Hệ quả
Loại hình dịch vụ
Phương pháp Kết quả
Đàm Thị
Hường, Đỗ
Thị Hòa
Nhã và
Phạm Bảo
Dương
(2015)
CLDV gồm 7 thành phần:
(1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp
ứng, (3) Dân chủ công
bằng, (4) Công khai minh
bạch, (5) Năng lực phục
vụ, (6) Sự cảm thông, (7)
Cơ sở vật chất.
CLDV tác động đến sự
hài lòng.
CLDV hành chính thuế.
(1) Định tính + (2)
Định lượng.
Việt Nam.
N = 132 người nộp thuế
là những đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp và
hộ kinh doanh tại
huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang.
EFA, hồi quy.
Thang đo SERVPERF có 7 thành
phần: (1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp
ứng, (3) Dân chủ công bằng, (4)
Công khai minh bạch, (5) Năng
lực phục vụ, (6) Sự cảm thông, (7)
Cơ sở vật chất có tác động đến sự
hài lòng của người nộp thuế.
Thành phần Sự tin cậy có tác
động mạnh nhất đến sự hài lòng
của người nộp thuế.
Đặng
Thanh
Sơn, Lê
Kim Long
và Đỗ Văn
Cường
(2013)
CLDV gồm 7 thành phần:
(1) Cơ sở vật chất, (2) Tính
minh bạch, (3) Năng lực
phục vụ, (4) Đáp ứng, (5)
Độ tin cậy, (6) Tính công
bằng dân chủ, (7) Sự cảm
thông.
CLDV tác động đến sự
hài lòng.
CLDV hành chính thuế.
(1) Định tính + (2)
Định lượng.
Việt Nam.
N = 305 người nộp thuế
tại Chi cục thuế tỉnh
Kiên Giang.
EFA, hồi quy.
Thang đo SERVPERF có 7 thành
phần: (1) Cảm thông công bằng,
(2) Tin cậy, (3) Đáp ứng, (4)
Công khai quy trình, (5) Năng lực
phục vụ, (6) Cơ sở vật chất, (7)
Công khai công vụ có tác động
đến sự hài lòng của người nộp
thuế.
Thành phần Cảm thông, công
bằng có tác động mạnh nhất đến
sự hài lòng người nộp thuế.
Có sự khác biệt về đánh giá mức
độ hài lòng của người nộp thuế
theo các nhóm đối tượng có mức
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
52
Tác giả
Cơ sở thiết lập thang
đo
Hệ quả
Loại hình dịch vụ
Phương pháp Kết quả
vốn khác nhau.
Lê Minh
Nhựt
(2011)
CLDV gồm 7 thành phần:
(1) Hình ảnh văn phòng
cục thuế, (2) Công chức
của văn phòng cục thuế,
(3) Quy trình, thủ tục giải
quyết công việc, (4) Cơ
chế để khách hàng giám
sát, góp ý, (5) Tin cậy, (6)
Phương tiện hữu hình, (7)
Chi phí tuân thủ.
CLDV tác động đến sự
hài lòng.
CLDV hành chính thuế.
(1) Định tính + (2)
Định lượng.
Việt Nam.
N = 270 doanh nghiệp
đã và đang sử dụng
dịch vụ hành chính thuế
của Văn phòng Cục
thuế tỉnh Kon Tum.
EFA, hồi quy.
Thang đo SERVPERF biến đổi
thành 8 thành phần: (1) Hình ảnh
văn phòng cục thuế, (2) Thái độ
công chức, (3) Năng lực công
chức, (4) Phương tiện hữu hình,
(5) Hình ảnh văn phòng cục thuế,
(6) Quy trình thủ tục, (7) Cơ chế
để khách hàng giám sát, góp ý, (8)
Chi phí tuân thủ có tác động đến
sự hài lòng của khách hàng doanh
nghiệp.
Thành phần Phương tiện hữu hình
có tác động mạnh nhất đến sự hài
lòng của khách hàng doanh
nghiệp.
Manzin,
Zurga và
Mrak
(2012)
CLDV gồm 6 thành phần:
(1) Nhân viên, (2) Thông
tin, (3) Sự tiếp cận, (4) Nội
vụ (Interior), (5) Thủ tục,
(6) Giá.
CLDV tác động đến sự
hài lòng.
CLDV hành chính công.
(1) Định tính + (2)
Định lượng.
Slovenia.
N = 402 người dân đã
và đang sử dụng dịch
vụ hành chính công tại
vùng Goriska và
Koprska ở Slovenia.
CFA.
CLDV có 2 thành phần: (1) Nhân
viên, (2) Thủ tục tác động đến sự
hài lòng của công dân.
Thành phần Thông tin có tác động
đến hai thành phần là Nhân viên
và Thủ tục.
Nguyễn
Tấn Hưng
(2012)
CLDV gồm 5 thành phần:
(1) Hữu hình, (2) Năng
lực, (3) Thái độ, (4) Tin
cậy, (5) Chính sách.
CLDV tác động đến sự
hài lòng.
CLDV hành chính thuế.
(1) Định tính + (2)
Định lượng.
Việt Nam.
N = 208 đối tượng
thuộc các doanh nghiệp
do Văn phòng Cục thuế
Bình Định quản lý.
EFA, hồi quy.
Thang đo SERVPERF còn lại 4
thành phần: (1) Hữu hình, (2)
Năng lực, (3) Thái độ, (4) Chính
sách có tác động đến sự hài lòng
của khách hàng doanh nghiệp.
Thành phần Chính sách có tác
động mạnh nhất đến sự hài lòng
của khách hàng doanh nghiệp.
Không có sự khác biệt về cảm
nhận CLDV thuế giữa các nhóm
giới tính, kinh nghiệm, vị trí công
tác.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
53
Tác giả
Cơ sở thiết lập thang
đo
Hệ quả
Loại hình dịch vụ
Phương pháp Kết quả
Võ
Nguyên
Khanh
(2011)
CLDV gồm 6 thành phần:
(1) Sự tin cậy, (2) Cơ sở
vật chất, (3) Năng lực nhân
viên, (4) Thái độ phục vụ,
(5) Sự đồng cảm của nhân
viên, (6) Quy trình, thủ tục
hành chính.
CLDV tác động đến
sự hài lòng.
CLDV hành chính
công.
(1) Định tính + (2)
Định lượng.
Việt Nam.
N = 250 người dân khi
thực hiện giao dịch
dịch vụ hành chính
công tại UBND Quận 1
TP. HCM.
EFA, hồi quy.
Thang đo SERVPERF còn lại 4
thành phần: (1) Khả năng phục
vụ, (2) Quy trình, thủ tục, (3) Cơ
sở vật chất, (4) Sự tin cậy có tác
động đến sự hài lòng của người
dân. Thành phần Quy trình, thủ
tục có tác động mạnh nhất.
Không có sự khác biệt trong đánh
giá về DV hành chính công tại
UBND quận 1 TP. HCM theo giới
tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
nghề nghiệp.
2.4 Mô hình nghiên cứu
Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 (2008) thành
phần quy trình thủ tục hành chính bao gồm yếu tố
thành phần hồ sơ đầu vào, quy trình xử lý hồ sơ,
công đoạn tiếp xúc giữa cán bộ xử lý và cá nhân
sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, thành phần thái độ
phục vụ gồm: cách ứng xử đúng mực, hướng dẫn
rõ ràng dễ hiểu, thân thiện và tôn trọng người dân,
lắng nghe và kiềm chế, v.v Đây là 02 nguyên
tắc bắt buộc và quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Nghiên cứu sử dụng một số thành phần trong
thang đo SERVPERF: Tin cậy, Năng lực phục vụ,
Đồng cảm, Phương tiện hữu hình cùng với 02
thành phần theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là Quy
trình thủ tục hành chính (Võ Nguyên Khanh,
2011); Thái độ phục vụ của nhân viên (Lê Minh
Nhựt, 2011), (Nguyễn Tấn Hưng, 2012); khái
niệm sự hài lòng của khách hàng (Nguyễn Đình
Thọ & cs., 2003) để xây dựng mô hình nghiên cứu
sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch
vụ hành chính công của các UBND phường tại
TP. Long Xuyên như sau:
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
54
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần chất
lượng cảm nhận của dịch vụ đối với sự hài lòng
của người dân:
H1: Thành phần Phương tiện hữu hình và Sự hài
lòng của người dân có quan hệ cùng chiều, nghĩa
là thành phần Phương tiện hữu hình của dịch vụ
được người dân đánh giá càng cao, thì mức độ hài
lòng của người dân đối với dịch vụ càng lớn và
ngược lại.
H2: Thành phần Tin cậy và Sự hài lòng của người
dân có quan hệ cùng chiều, nghĩa là thành phần
tin cậy của dịch vụ được người dân đánh giá càng
cao, thì mức độ hài lòng của người dân đối với
dịch vụ càng lớn và ngược lại.
H3: Thành phần thái độ phục vụ và sự hài lòng
của người dân có quan hệ cùng chiều, nghĩa là
thành phần thái độ phục vụ của dịch vụ được
người dân đánh giá càng cao, thì mức độ hài lòng
của người dân đối với dịch vụ càng lớn và ngược
lại.
H4: Thành phần Năng lực phục vụ và Sự hài lòng
của người dân có quan hệ cùng chiều, nghĩa là
thành phần năng lực phục vụ của dịch vụ được
người dân đánh giá càng cao, thì mức độ hài lòng
của người dân đối với dịch vụ càng lớn và ngược
lại.
H5: Thành phần Đồng cảm và Sự hài lòng của
người dân có quan hệ cùng chiều, nghĩa là thành
phần đồng cảm của dịch vụ được người dân đánh
giá càng cao, thì mức độ hài lòng của người dân
đối với dịch vụ càng lớn và ngược lại.
H6: Thành phần Quy trình thủ tục hành chính và
Sự hài lòng của người dân có quan hệ cùng chiều,
nghĩa là thành phần Quy trình thủ tục của dịch vụ
được người dân đánh giá càng cao, thì mức độ hài
lòng của người dân đối với dịch vụ càng lớn và
ngược lại.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn:
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ thông qua 2 cuộc thảo luận, mỗi
lượt với 6 thành viên là người dân được mời tham
dự nhằm khám phá, hiệu chỉnh và bổ sung thang
đo khi áp dụng cho loại hình dịch vụ hành chính
công làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi
chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức. Theo Hair &
ctg (1998) trong phân tích nhân tố EFA, cần 05
quan sát cho một biến đo lường và cỡ mẫu không
nên ít hơn 100. Mô hình nghiên cứu này có 30
biến quan sát, vì vậy cỡ mẫu cần tối thiểu là 150.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu có nhiều biến phân
loại do đó cỡ mẫu là 300 nhằm tăng tính đại diện
H3
H6
Quy trình thủ tục
hành chính
H2
H1
H4
H5
Phương tiện hữu
Tin cậy
Thái độ phục vụ
Năng lực phục vụ
Đồng cảm
Sự hài lòng
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
55
của mẫu. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương
pháp lấy mẫu thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp
người dân đã và đang sử dụng dịch vụ hành chính
công của các UBND phường tại TP. Long Xuyên
và dữ liệu đýợc phân tích qua 3 bước: (1) Đánh
giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha; (2) Phân
tích nhân tố khám phá EFA; (3) Phân tích hồi quy.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach Alpha
Nhìn chung, hệ số Cronbach Alpha thang đo sự
hài lòng và cả thang đo CLDV hành chính công
gồm 26 biến sau khi loại bỏ biến TD4 bằng 0,936,
hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang
đo CLDV hành chính công và sự hài lòng đạt yêu
cầu có hệ số tin cậy cao từ 0,7 đến 0,86 cho thấy
đây là thang đo lường tốt.
Bảng 2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Mã hoá Tên biến Hệ số Cronbach Alpha
TC Tin cậy 0,85
HH Phương tiện hữu hình 0,855
NL Năng lực phục vụ 0,86
TD Thái độ phục vụ 0,661
DC Đồng cảm 0,863
QT Quy trình thủ tục hành chính 0,831
SHL Sự hài lòng 0,857
3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis)
Sau 3 lần phân tích EFA các thành phần cho thang
đo SERVPERF, kiểm định KMO là 0,911 lớn
hơn 0,5 với mức ý nghĩa bằng 0, phương pháp rút
trích Principal components và phép quay
Varimax, phân tích nhân tố trích được 4 nhân tố
với 16 biến quan sát có Eigenvalues lớn 1, tổng
phương sai trích bằng 68,254% (> 50%), cho thấy
phương sai rút trích đạt chuẩn. Các mục đo đều có
hệ số tải lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải giữa
các nhân tố đều lớn hơn 0,3.
Bảng 3. Kết quả phân tích EFA thang đo chất lượng dịch vụ hành chính công
Biến quan sát
Nhân tố
1 2 3 4
NL3 0,793 .073 .168 .089
NL1 0,778 .187 .189 .051
NL2 0,709 .128 .168 .288
NL4 0,700 .225 .210 .334
NL5 0,665 .131 .256 .336
HH2 .182 .832 .130 .113
HH1 .204 .814 .115 .122
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
56
Biến quan sát
Nhân tố
1 2 3 4
HH5 .079 .718 .138 .248
HH3 .110 .675 .318 .237
TC1 .222 .108 .782 .084
TC2 .188 .215 .781 .085
TC5 .214 .151 .702 .350
TC3 .255 .246 .652 .304
QT3 .219 .205 .183 .804
QT2 .215 .241 .230 .770
QT1 .268 .217 .163 .723
Eigenvalues 7,018 1,619 1,214 1,070
Phương sai rút trích (%) 43,862 10,116 7,587 6,690
Cronbach Alpha 0,86 0,832 0,822 0,831
Phân tích EFA cho thành phần Sự hài lòng, kiểm
định KMO là 0,714 lớn hơn 0,5 với mức ý nghĩa
bằng 0; phương pháp rút trích Principal
components và phép quay Varimax, phân tích
nhân tố trích được 1 nhân tố với 3 biến quan sát
có Eigenvalues lớn 1, phương sai trích là 77,74%
(> 50%) và hệ số tải của các biến quan sát đều lớn
hơn 0,7. Hệ số Cronbach Alpha các thành phần
kiểm định lại đều lớn hơn 0,6; đạt yêu cầu.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
57
3.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Hình 2. Mô hình hiệu chỉnh
3.4 Phân tích hồi quy bội
- Mô hình SERVPERF
Adjusted R Square bằng 0,646, nghĩa là khoảng
64,6% sự biến thiên của sự hài lòng được giải
thích bởi 04 thành phần: Năng lực phục vụ,
Phương tiện hữu hình, Sự tin cậy, Quy trình thủ
tục. Kiểm định F cho thấy, mức ý nghĩa p (hệ số
Sig.) = 0,000 < 0,1, như vậy mô hình hồi quy phù
hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn
tổng thể. Đồng thời, đại lượng Durbin – Watson
(d) = 1,890 phần dư có giá trị trung bình là 0,000
và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) là 0,993 rất gần
1 cho thấy phân phối chuẩn.
Bảng 4. Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình
Tương quan Đa cộng tuyến
B SE β T Sig Cor Pcor Scor T VIF
-0,484 0,190 -2,540 0,012
NL 0,522 0,054 0,447 9,705 0,000 0,722 0,492 0,334 0,558 1,792
HH 0,328 0,049 0,283 6,648 0,000 0,616 0,361 0,229 0,653 1,532
TC 0,101 0,056 0,083 1,802 0,073 0,581 0,104 0,062 0,552 1,810
QT 0,175 0,049 0,168 3,591 0,000 0,625 0,205 0,124 0,538 1,858
Hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều
nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến không
ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.
Kết quả hồi quy cho thấy, các biến độc lập Năng
lực phục vụ của nhân viên, Phương tiện hữu hình,
Sự tin cậy, Quy trình thủ tục hành chính đều có
sig. nhỏ hơn 0,1. Vì vậy, ở độ tin cậy 90% các
biến độc lập ảnh hưởng đến biến Sự hài lòng
(SHL) và các hệ số Beta lần lược là 0,522; 0,328;
0,101; 0,175 đều mang dấu dương nên các biến
đều ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của
H6
Quy trình thủ tục hành
chính
H2
H1
H4
Phương tiện hữu hình
Tin cậy
Năng lực phục vụ
Sự hài lòng
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
58
người dân đối với CLDV hành chính công của các
UBND phường tại TP. Long Xuyên. Tuy số lượng
và nội dung của các thành phần CLDV hành chính
công tại TP. Long Xuyên có sự khác biệt so với
một số nghiên cứu về CLDV hành chính công
trước, nhưng nhìn chung các kết quả nghiên cứu
về CLDV hành chính công đều có sự tương đồng,
thể hiện ở sự không thể thiếu thành phần Năng lực
phục vụ, Phương tiện hữu hình, Sự tin cậy và Quy
trình thủ tục hành chính, cụ thể là trong các
nghiên cứu của: Đàm Thị Hường, Đỗ Thị Hòa
Nhã và Phạm Bảo Dương (2015) tiến hành ở tỉnh
Tuyên Quang cho dịch vụ hành chính thuế công;
Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long và Đỗ Văn
Cường (2013) nghiên cứu tại Kiên Giang cho dịch
vụ hành chính thuế; Lê Minh Nhựt (2011) thực
hiện tại Kon Tum cho dịch vụ hành chính thuế;
Nguyễn Tấn Hưng (2012) tại Bình Định cho dịch
vụ hành chính thuế; v.vDựa vào hệ số Beta
chuẩn hoá cho ta thấy, thành phần Năng lực phục
vụ của nhân viên có tác động mạnh nhất đến sự
hài lòng của người dân vì có hệ số Beta chuẩn cao
nhất đạt 0,447. Kế tiếp là thành phần Phương tiện
hữu hình (β = 0,283) và thành phần Quy trình thủ
tục có mức độ tác động xếp thứ ba (β = 0,168).
Cuối cùng là thành phần Sự tin cậy với hệ số Beta
chuẩn đạt 0,083.
Các thành phần CLDV được đánh giá bằng thang
đo Likert 5 điểm. Thang điểm này có điểm thấp
nhất là 1, cao nhất là 5, được chia thành 5 khoảng,
mỗi khoảng là 0.8 đơn vị. Do đó, để thuận tiện
cho việc xem xét ta quy ước:
1.00 – 1.80 1.81 – 2.60 2.61 – 3.40 3.41 – 4.20 4.21 – 5.00
Mức rất thấp Mức thấp Mức trung bình Mức cao Mức rất cao
Nhìn chung, các thành phần CLDV hành chính
công và sự hài lòng của người dân đối với CLDV
hành chính công của các UBND phường tại TP.
Long xuyên được đánh giá ở mức cao (điểm trung
bình từ 3,73 đến 3,89), trong đó thành phần sự tin
cậy của người dân đối với UBND được đánh giá
cao nhất điểm trung bình = 3,89 và thấp nhất là
thành phần năng lực phục vụ điểm trung bình =
3,73.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 thành phần CLDV
hành chính công là: Năng lực phục vụ, Phương
tiện hữu hình, Sự tin cậy, Quy trình thủ tục hành
chính có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng
của người dân. Trong đó, thành phần Năng lực
phục vụ có sự tác động nhiều nhất đến sự hài lòng
của người dân, kế tiếp là thành phần Phương tiện
hữu hình, Quy trình trình thủ tục và cuối cùng là
Sự tin cậy. Qua đánh giá của người dân về CLDV
hành chính công của các UBND phường tại TP.
Long Xuyên ở mức cao.
4.2 Khuyến nghị
Sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao do đó
đòi hỏi về CLDV của người dân trong tương lai
cũng sẽ ngày càng khắt khe hơn. Dựa vào kết quả
nghiên cứu tác giả gợi ý một số khuyến nghị
nhằm phát huy tối đa những năng lực, cũng như
những thế mạnh mà các UBND phường đang sở
hữu:
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
59
Hình 3. Giá trị trung bình các biến quan sát thành phần Năng lực phục vụ
- Thành phần Năng lực phục vụ có tác động
mạnh nhất đến sự hài lòng, do đó các UBND
phường cần đặc biệt quan tâm thành phần này,
ta thấy điểm trung bình yếu tố thành thạo
chuyên môn nghiệp vụ và khả năng giao tiếp
của cán bộ tuy ở mức cao nhưng còn thấp so
với các yếu tố còn lại vì vậy UBND phường
cần tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng
thêm nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử, giao tiếp với
người dân cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao
năng lực cho cán bộ công chức của tổ chức.
Hình 4. Giá trị trung bình các biến quan sát thành phần Phương tiện hữu hình
- Thành phần xếp thứ hai là cơ sở vật chất, các
UBND cần bố trí phòng tiếp nhận và trả hồ sơ
sao cho rộng rãi, thoáng mát và đầy đủ tiện
nghi hơn nhằm thoả mãn nhu cầu của người
dân, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi
đến liên hệ giải quyết công việc.
Hình 5. Giá trị trung bình các biến quan sát thành phần Quy trình thủ tục hành chính
- Tiếp theo, thành phần Quy trình thủ tục hành
chính, UBND cần chú ý yếu tố: yêu cầu hồ sơ
thành phần và thời gian giải quyết theo quy
trình có điểm trung bình khá cao nhưng vẫn
chưa đạt mức tối đa cho thấy người dân vẫn
còn mong muốn cao hơn nữa ở hai yếu tố này.
3.66
3.87
3.59
3.77
3.73
1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
Khả năng giao tiếp
Kiến thức và kỹ năng giải quyết của cán bộ
Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ
Giải quyết thỏa đáng
Giải quyết công việc nhanh
3.88
3.85
3.71
3.69
1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
Cách bố trí sắp xếp nơi tiếp nhận và trả hồ sơ hợp lý
Trang phục cán bộ nhân viên UBND
Phòng tiếp nhận và trả hồ sơ tiện nghi
Phòng tiếp nhận và trả hồ sơ rộng rãi
thoáng mát
3.72
3.76
3.83
1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
Yêu cầu thành phần hồ sơ hành chính hợp lý
Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết
Quá trình giải quyết hồ sơ hợp lý
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
60
Hình 6. Giá trị trung bình các biến quan sát thành phần Tin cậy
- Cuối cùng, đối với thành phần Sự tin cậy,
UBND phường nên tránh mọi sai sót trong khi
xử lý hồ sơ của người dân, đảm bảo người dân
luôn nhận được kết quả chính xác, kịp thời để
từ đó tạo được sự tin tưởng với người dân. Bên
cạnh đó, ta thấy yếu tố thủ tục hành chính
công khai minh bạch người dân vẫn đánh giá
thấp hơn các yếu tố khác vì vậy UBND cần
nâng cao công tác niêm yết, truyền thông công
khai minh bạch các yêu cầu hành chính để
người dân nắm rõ thông tin khi cần liên hệ
công tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Andaleeb, S. S. (2001). Service quality
perceptions and patient satisfaction: a study of
hospitals in a developing country. Social
Science & Medicine. 52: 1359 - 1370.
Babakus, E., & Mangold, W.G. (1992). Adapting
the SERVQUAL Scale to Hospital Services:
An Empirical Investigation. Health Services
Research. 26(6): 767 - 786.
Cronin, J. J., & Taylor, S. A. (1992). Measuring
service quality: A reexamination and
extension. Journal of Marketing. 56(3), 55 –
68.
Cronin, J. J., & Taylor, S. A. (1994). SERVPERF
versus SERVQUAL: Reconciling
performance-based and Perceptions-Minus-
Expectations Measurement of Service Quality.
Journal of Marketing. 58(1): 125 - 131.
Đàm Thị Hường, Đỗ Thị Hòa Nhã & Phạm Bảo
Dương. (2015). Sự hài lòng của người nộp
thuế đối với chất lượng phục vụ của chi cục
thuế Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí
khoa học và phát triển. 13(1), 133 – 142.
Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long & Đỗ Văn
Cường. (2013). Đánh giá mức độ hài lòng của
người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ
tuyên truyền hỗ trợ tại cục thuế tỉnh Kiên
Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần
Thơ. 25, 17 – 23.
Hair, Jr. J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L. &
Black, W.C. (1998). Multivariate Data
Analysis. Prentical-Hall International, Inc.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008).
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Lê Đình Ca. (2012). Nghiên cứu sự hài lòng của
công dân đối với dịch vụ công về lĩnh vực nhà
đất tại UBND huyện Hòa Vang thành phố Đà
Nẵng. (Luận văn Thạc sĩ không xuất bản). Đại
học Đà Nẵng, Việt Nam.
Lê Minh Nhựt. (2011). Nghiên cứu sự hài lòng
của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ
hành chính thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh
Kon Tum. (Luận văn Thạc sĩ không xuất bản).
Đại học Đà Nẵng, Việt Nam.
Manzin, M., Zurga, G., & Mrak, B. (2012).
Quality public services dimensions model as a
basis for better customer satisfaction
management. African Journal of Business
Management. 6(26), 7833 – 7841.
Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương Pháp nghiên
cứu Khoa học trong kinh doanh. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Nguyễn Đình Thọ & cs. (2003). Đo lường chất
lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại
TP. HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
3.95
3.92
3.87
3.83
1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
Hồ sơ không sai sót, mất mát
Cảm thấy tin tưởng khi liên hệ UBND giải quyết
Không đi lại nhiều lần để làm hồ sơ
Thủ tục hành chính công khai minh bạch
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 16 (4), 48 – 61
61
Nguyễn Thị Phương Trâm. (2008). Chất lượng
dịch vụ Ngân hàng điện tử: so sánh giữa mô
hình SERVQUAL và GRONROOS. (Luận văn
Thạc sĩ không xuất bản). Trường Đại học Kinh
tế, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nguyễn Quan Thủy. (2011). Nghiên cứu sự hài
lòng của người dân trong việc sử dụng dịch vụ
hành chính công tại thành phố Kon Tum.
(Luận văn Thạc sĩ không xuất bản). Đại học
Đà Nẵng, Việt Nam.
Nguyễn Thanh Hải & Lê Văn Hoà. (Ngày 14
tháng 11 năm 2013). Tiêu chí đánh giá chất
lượng cung ứng dịch vụ công tác tại các cơ
quan hành chính nhà nước. Tạp chí tổ chức
nhà nước.
Truy cập từ:
7/0/5112/Tieu_chi_danh_gia_chat_luong_cun
g_ung_dich_vu_cong_tac_tai_cac_co_quan_h
anh_chinh_nha_nuoc
Nguyễn Thành Long. (2008). Chất lượng đào tạo
đại học như một dịch vụ qua đánh giá của sinh
viên. Đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại
học An Giang.
Nguyễn Thành Long. (2012). Đo lường chất
lượng dịch vụ tín dụng của các ngân hàng
thương mại tại TP. Long Xuyên. Đề tài nghiên
cứu khoa học. Trường Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Mai Trang. (2006). Chất lượng dịch
vụ, sự thoả mãn, và lòng trung thành của
khách hàng siêu thị tại TP. HCM. Tạp chí Phát
triển Khoa học và Công nghệ, 9(10), 57 - 70.
Nguyễn Tấn Hưng. (2012). Nghiên cứu chất
lượng dịch vụ hành chính thuế đối với doanh
nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh Bình Định.
(Luận văn Thạc sĩ không xuất bản). Đại học
Đà Nẵng, Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Xuân. (2011). Đánh giá chất
lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế tại chi cục thuế quận 1. (Luận văn Thạc sĩ
không xuất bản). Đại học Kinh tế, Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Nunnally, J. (1978). Psychometric Theory. New
York: McGraw-Hill.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A., & Berry, L, L.
(1985). Aconceptual model of service quality
and its implications for future research.
Journal of Marketing. 49(4), 41 - 50.
Parasuraman, A., Zeithaml, V, A., & Berry, L, L.
(1988). SERVQUAL: A multiple – item scale
for measuring consumer perceptions of service
quality. Journal of Retailing. 64(1): 12 - 40.
Peterson, R. (1994). A Meta-Analysis of
Cronbach’s Coefficient Alpha. Journal of
Consumer Research. 21(2): 38 - 91.
Ramez, W. S. (2012). Patients' Perception of
Health Care Quality, Satisfaction and
Behavioral Intention: An Empirical Study in
Bahrain. International Journal of Business and
Social Science. 3(18): 131 - 141.
Rodríguez, P, G., Burguete, J, L, V., Vaughan, R.,
& Edwards, J. (2009). Quality dimension in
the public sector: municipal services and
citizen’s perception. Int Rev Public Nonprofit
Mark. 6, 75 – 90.
Slater, S. (1995). Issues in Conducting Marketing
Strategy Research. Journal of
StrategicMarketing. 3: 257 - 270.
Spreng, R. A., MacKenZie, S.B., & Olshavsky,
R.W. (1996). A Reexamination of the
Determinants of Consumer Satisfaction.
Journal of Marketing. 60: 15 - 32.
TCVN ISO 9001: 2008. (2008). Hệ thống quản lý
chất lượng – Các yêu cầu Ban kỹ thuật tiêu
chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất
lýợng và đảm bảo chất lýợng biên soạn. Tổng
cục tiêu chuẩn đo lường. Bộ Khoa học và
Công nghệ.
Võ Nguyên Khanh. (2011). Đánh giá sự hài lòng
của người dân đối với dịch vụ hành chính
công khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO tại Ủy ban
nhân dân quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
(Luận văn Thạc sĩ không xuất bản). Đại học
Kinh tế, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06_ho_bach_nhat_0_9592_2024244.pdf