Sử dụng phương pháp Grap dạy bài tổng kết chương trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10)
Graph method is an actively teaching method which can be used in all phases of
teaching proceed. When teaching “Biological cell” part (Biology 10), in knowledge perfecting
phase, with reviewing chapter unit, a teacher can make use of graph method by making students
design graphs themselves or improve graphs with the teacher’s direction. Thanks to that,
students can reinforce, engrave their knowledge, and apply their knowledge faster and more
systematically
4 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp Grap dạy bài tổng kết chương trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
36
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP DẠY BÀI TỔNG KẾT CHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO (SINH HỌC 10)
Nguyễn Phúc Chỉnh - Ngô Thị Thuý Ngân (Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa các
môn học ở trường phổ thông. Việc tìm tòi những phương pháp dạy học có tiềm năng nâng cao
chất lượng dạy học là một việc làm cần thiết. Phương pháp grap đã được áp dụng trong dạy học
nhiều môn học, với những ưu điểm của phương pháp này có thể vận dụng để nâng cao chất
lượng các bài tổng kết chương trong chương trình sinh học tế bào (sinh học 10).
2. Phương pháp grap trong dạy học
Theo từ điển Anh - Việt, grap (grap) có nghĩa là đồ thị - biểu đồ gồm có một đường hoặc
nhiều đường biểu diễn sự biến thiên của các đại lượng. Nhưng từ grap trong lý thuyết grap lại bắt
nguồn từ từ “graphic” có nghĩa tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy.
Phương pháp grap trong dạy học là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo ra những sơ đồ
học tập trong tư duy của học sinh (trong não của học sinh). Trên cơ sở đó hình thành một phong
cách tư duy khoa học mang tính hệ thống.
Phương pháp grap và phương pháp sơ đồ hoá có chung một nội hàm. Tuy nhiên, giữa
phương pháp grap và phương pháp sơ đồ hoá có một điểm khác biệt, đó là phương pháp grap
nhấn mạnh hơn tới khía cạnh tư duy của con người.
Trong dạy học, có hai loại grap là grap nội dung và grap hoạt động. Grap nội dung là
grap phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc lôgic phát triển bên trong của một tài liệu.
Grap nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên
trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc lôgíc của nội dung dạy học bằng một ngôn
ngữ trực quan, khái quát và súc tích.
Grap hoạt động là grap mô tả trình tự các hoạt động sư phạm theo lôgic hoạt động
nhận thức nhằm tối ưu hoá bài học. Grap hoạt động là mặt phương pháp của bài học, nó
được xây dựng trên cơ sở của grap nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm của thày và
hoạt động học tập của trò, bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và
phương tiện dạy học. Grap hoạt động là một dạng algorit hoá hoạt động dạy học theo con
đường tối ưu.
3. Sử dụng phương pháp grap trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10)
Phần sinh học tế bào (SH 10) có 4 chương. Dựa vào cách thức xây dựng grap có hướng,
chúng tôi thiết lập grap tổng kết chương theo chủ đề. Với nguyên tắc cơ bản là: Đỉnh diễn tả các
khái niệm trong chương, cung diễn tả kiến thức về quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các
thành phần tế bào; kiến thức về các quá trình sinh học diễn ra ở cấp độ tế bào. Grap tổng kết
chương là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp các khái niệm, mối quan hệ giữa các khái niệm đó
và cả lôgic phát triển của chúng. Algôrit của việc lập grap tổng kết chương trong chủ đề Sinh
học tế bào gồm các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức các đỉnh. Chọn các khái niệm (cần và đủ) ; đặt chúng trên mặt phẳng.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
37
Bước 2: Thiết lập cung. Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên thuận chiều,
2 chiều, ngược chiều để diễn tả mối quan hệ phụ thuộc giữa các khái niệm ở các đỉnh với nhau.
Bước 3: Hoàn thiện grap. Xây dựng grap sao cho đảm bảo về mĩ thuật (đẹp), phản ánh
đầy đủ nhất về nội dung giúp học sinh lĩnh hội dễ dàng nội dung và đặc biệt là khả năng khái
quát hoá kiến thức của các chương trong chủ đề Sinh học tế bào.
Muốn vậy, người giáo viên phải nắm chắc kiến thức để lựa chọn vị trí (thứ tự) các đỉnh
sao cho khi thiết lập cung rõ ràng nhất, đầy đủ nhất không chồng chéo lên nhau. Grap tổng kết
các chương trong chủ đề Sinh học tế bào cần tuân thủ cả mặt khoa học, mặt sư phạm và hình
thức trình bày, bố cục.
4. Một số ví dụ về việc sử dụng phương pháp grap trong bài tổng kết chương
4.1.Ví dụ 1: Grap tổng kết chương “Thành phần hoá học của tế bào” (SH 10)
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Cho biết các loại chất cấu tạo nên tế bào?
+ Trong mỗi loại có những chất cụ thể nào?
+ Mỗi chất có cấu tạo như thế nào và giữ chức năng gì?
Giáo viên đưa ra sơ đồ câm, sau đó điền các chất cấu tạo nên tế bào vào các đỉnh của
grap. Với học sinh yếu, trung bình, giáo viên gợi ý để các em thiết lập các cung biễu diễn cấu
trúc, chức năng của mỗi loại chất. Đó là grap cơ bản. Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu các em
tìm thêm các cung hai chiều (mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng) hoặc các cung biễu diễn
mối quan hệ của các chất ở xa nhau hơn mà grap cơ bản chưa đề cập hết. Thông qua các câu hỏi
và câu trả lời học sinh lập được grap tổng kết chương I “Thành phần hoá học của tế bào”.
Hình 1. Grap về thành phần hoá học của tế bào
4.2 Ví dụ 2: Grap tổng kết chương II- Cấu trúc của tế bào.
Hình 2. Grap tổng kết chương “Cấu trúc tế bào”
Tế bào
Thành
TB,
MSC,
lông và
roi
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân chuNn
Tế
bào
chất
Vùng
nhân
Các bào
quan
Nhân Màng SC
Thành phần hoá học cơ bản của tế bào
Chất vô cơ Chất hữu cơ
Lipit Cacbohiđrat Pôtêin Nước Axit nuclêic
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
38
Nội dung chương “Cấu trúc tế bào” bao gồm các kiến thức về cấu trúc tế bào nhân sơ và
tế bào nhân chuNn. Trong các bài của chương, học sinh đã được nghiên cứu cấu trúc của mỗi
loại tế bào. Trong bài tổng kết chương, bằng câu hỏi xây dựng grap giáo viên có thể giúp cho
học sinh so sánh cấu trúc tế bào nhân sơ với tế bào nhân chuNn.
Trên đây là 2 ví dụ về việc sử dụng phương pháp grap dạy tổng kết chương trong chủ đề
Sinh học tế bào. Đây là một phương pháp tích cực để củng cố, khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức
cho học sinh và từ đó phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập môn sinh
học đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học sinh học.
5. Kết luận
Sinh học tế bào nghiên cứu về các thành phần cấu tạo nên tế bào với các chức năng, các
đặc trưng của sự sống diễn ra ở cấp độ tế bào. Grap là một sơ đồ trực quan các nội dung đã được
nghiên cứu, tổng kết ở từng bài cụ thể và phải đạt các yêu cầu sau:
- Grap tổng kết mỗi chương phải rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến
thức và vận dụng kiến thức một cách hệ thống, nhanh, nhớ lâu.
- Grap tổng kết chương trong chủ đề Sinh học tế bào là phương pháp tiết kiệm thời gian
nhằm tổng kết các kiến thức cơ bản trong mỗi chương. Giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh xây
dựng grap cơ bản của chương với các nội dung đã học.
- Giáo viên phải có kiến thức chắc chắn và dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi thay
đổi thứ tự đỉnh hoặc cung hay mở rộng grap. Giáo viên cần chủ động gợi cho học sinh suy nghĩ
hoặc làm cố vấn cho học sinh khá giỏi trong việc phát triển grap cơ bản thành grap phức tạp
hơn, hoàn thiện hơn nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Như vậy, grap
tổng kết chương trong chủ đề Sinh học tế bào không những yêu cầu cả 3 loại đối tượng (yếu,
trung bình, khá giỏi) cùng tham gia xây dựng bài mà còn có tác dụng phát huy cao độ tính độc
lập, sáng tạo của học sinh khá giỏi.
- Grap tổng kết giúp học sinh xây dựng được phong cách làm việc khoa học, sáng tạo,
năng suất, có chất lượng
Tóm tắt
Phương pháp grap là một phương pháp dạy học tích cực có thể được sử dụng trong tất
cả các khâu của quá trình dạy học. Khi dạy “Sinh học tế bào” (Sinh học 10) trong khâu hoàn
thiện tri thức, với các bài ôn tập chương, giáo viên có thể vận dụng phương pháp grap bằng cách
cho học sinh tự thiết kế các grap hoặc hoàn thiện các grap do giáo viên gợi ý. Nhờ đó giúp học
sinh củng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng kiến thức nhanh hơn, hệ thống hơn.
Summary
USING GRAPH METHOD TO TEACH THE CLOSING CHAPTER UNIT IN “BIOLOGICAL CELL” (BIOLOGY 10)
Graph method is an actively teaching method which can be used in all phases of
teaching proceed. When teaching “Biological cell” part (Biology 10), in knowledge perfecting
phase, with reviewing chapter unit, a teacher can make use of graph method by making students
design graphs themselves or improve graphs with the teacher’s direction. Thanks to that,
students can reinforce, engrave their knowledge, and apply their knowledge faster and more
systematically.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
39
Tài liệu tham khảo
[1].Nguyễn Phúc Chỉnh (1999), “Sử dụng grap nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh trong dạy học sinh thái học” Nghiên cứu giáo dục, số 4/1999.
[2]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2001) “Ứng dụng lý thuyết Grap hướng dẫn học sinh xác định quan hệ
lưới thức ăn (Sinh học 11)”, Nghiên cứu giáo dục, Số 3/2001.
[3]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2003), “Vận dụng grap để khắc phục tính hình thức trong dạy học sinh
học”, Tạp chí Giáo dục, số 46.
[4]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), “Sử dụng phương pháp grap với tiếp cận cấu trúc hệ thống trong
dạy học sinh học”, Phát triển giáo dục, số 5/2004.
[5]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp grap trong dạy học sinh học, Nxb GD, Hà Nội.
[6]. Phạm Thị Trinh Mai (1997), “Dùng grap dạy tổng kết hoá học theo chủ đề”, Nghiên cứu
giáo dục, số 4/1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_894_9375_8_4613_2053353.pdf