3. KẾT LUẬN
Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết giữ một vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường
THPT. Nó không chỉ củng cố, hệ thống hóa kiến thức, mà còn giúp HS phân tích bản
chất các mối quan hệ, rút ra quy luật, bài học lịch sử. Để nâng cao hiệu quả loại bài học
này, nhiều phương pháp đã được áp dụng, trong đó có sử dụng PHT kếp hợp với hoạt
động nhóm. Thực tiễn cho thấy, đây là phương pháp dễ áp dụng, không tốn kém nhiều
mà hiệu quả lại cao, phát huy được tính tích cực hoạt động, rèn luyện tư duy, kỹ năng
thực hành, khả năng làm việc nhóm, trình bày, tranh luận một vấn đề trước đám đông
cho HS. Đồng thời, giúp các em nâng cao lòng tự tin, khả năng giao tiếp. Tuy nhiên,
bên cạnh những ưu điểm, GV cũng cần có các biện pháp để hạn chế các nhược điểm
như việc HS ỷ lại, dựa dẫm bạn trong quá trình làm việc nhóm, lớp học ồn ào, tính công
bằng trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt, nhà trường cần có sự hỗ trợ cho GV trong việc
in ấn PHT, để đảm bảo phương pháp này được sử dụng thường xuyên
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phiếu học tập kết hợp với dạy học nhóm khi tiến hành các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Phổ thông - Trần thị Hải Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 55-62
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC NHÓM
KHI TIẾN HÀNH CÁC BÀI ÔN TẬP, SƠ KẾT, TỔNG KẾT
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRẦN THỊ HẢI LÊ
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong chương trình lịch sử ở trường
Trung học phổ thông (THPT) có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là loại bài
nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của một giai đoạn lịch
sử nhất định cho học sinh (HS). Tuy nhiên, trong thực tế, loại bài này dường
như không được giáo viên (GV) quan tâm đầy đủ, thường dạy chiếu lệ, qua
loa. Vì vậy, HS cũng cảm thấy không hứng thú với các tiết học. Bài báo này
đề xuất một phương pháp dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết là sử dụng
phiếu học tập (PHT) kết hợp với dạy học nhóm để phát triển tư duy độc lập,
sáng tạo, kỹ năng thực hành cho HS, cũng như tạo hứng thú cho các em khi
học lịch sử.
Từ khóa: Phiếu học tập; Dạy học nhóm; Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết; Dạy
học lịch sử; Trường Trung học phổ thông; Chương trình Chuẩn.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Phiếu học tập
1.1.1. Khái niệm
Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do tác giả Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra
ba cách hiểu về từ "phiếu" như sau: “Phiếu là tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những
nội dung nhất định, nhằm để phân loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó: phiếu thư
viện, phiếu điều tra xã hội học..., ghi phiếu để tiện điều tra, nghiên cứu; Phiếu là tờ giấy
ghi nhận một quyền lợi nào đó cho người sử dụng: phiếu ghi tiền...; Phiếu là một tờ giấy
biểu hiện ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết do từng cá nhân trực tiếp bỏ vào
hòm phiếu: phiếu bầu cử, kiểm phiếu, phiếu thuận...” [4, tr. 176]
Theo Đặng Thành Hưng: “PHT là một trong những phương tiện dạy học cụ thể, đơn giản
và có khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người học thuộc mọi lứa tuổi và
trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng giấy do giáo viên tự làm, gồm
một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu để bổ sung cho sách và cho tài liệu giáo khoa quy
định, có chức năng hỗ trợ học tập và giảng dạy, mà trước hết như một nguồn thông tin học
tập” [3; tr.12].
Từ những nhận định trên, chúng ta có thể hiểu PHT là tờ giấy rời ghi chép những
nhiệm vụ học tập, những thông tin bổ sung cho bài học, kèm theo những gợi ý, hướng
dẫn, yêu cầu HS tự lực hoàn thành hoặc dưới sự hướng dẫn của GV.
56 TRẦN THỊ HẢI LÊ
Nội dung của PHT được thể hiện bằng nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau: chữ viết, con số
hoặc biểu tượng logic như: hàm số, biểu thức, phương trình, bảng và ma trận, sơ đồ,
biểu mẫu thống kê, đồ họa, tranh vẽ, ảnh và các loại ký hiệu, biểu tượng khác.
1.1.2. Phân loại
Căn cứ vào tiêu chí phân loại khác nhau, có các dạng PHT khác nhau:
* Dựa vào chức năng của PHT: Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện; phiếu là công cụ hoạt
động và giao tiếp.
* Dựa vào mục đích sử dụng PHT: Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ; phiếu dùng trong
giảng bài mới; phiếu dùng trong củng cố bài; phiếu dùng để ra bài về nhà; phiếu dùng để
kiểm tra, đánh giá; phiếu dùng để HS tự học; phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng thực
hành cho HS.
* Dựa vào hình thức của PHT: Phiếu dạng câu hỏi; phiếu dạng sơ đồ; phiếu dạng test.
* Phân loại theo mức độ tư duy: Phiếu tái hiện kiến thức; phiếu sắp xếp hệ thống hóa;
phiếu là bài tập nhận thức.
* Căn cứ vào nội dung: phiếu yêu cầu HS làm bài tập; phiếu yêu cầu HS giải quyết tình
huống; phiếu yêu cầu HS thực hành, rèn luyện các kỹ năng.
* Căn cứ vào mức độ đầy đủ của nội dung: phiếu chưa có nội dung; phiếu có nội dung
chưa đầy đủ; phiếu có nội dung đầy đủ.
1.2. Dạy học nhóm
1.2.1. Khái niệm
“Dạy học nhóm là một hình thức học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ
với đầy đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi một ý tưởng, một nguồn
kiến thức dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của
nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan
tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm.” [2, tr. 45]
1.2.2. Các hình thức dạy học theo nhóm
* Nhóm hai học sinh (Nhóm rì rầm): Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi kế bên
để trao đổi và thống nhất trả lời một câu hỏi.
* Nhóm nhỏ thông thường (theo dãy bàn hoặc tổ): GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ
4 – 5 hoặc 7 - 8 người theo từng dãy bàn, từng tổ.
* Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm 2 HS, là cách để tổng hợp ý
kiến của cả lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên GV nêu vấn đề cho HS làm việc
độc lập, sau đó 2 HS ngồi cùng sẽ thảo luận, trao đổi ý kiến với nhau. Tiếp theo các cặp 2
HS sẽ tập hợp thành nhóm 4 HS, rồi thành nhóm 8 HS, 16 HS Cuối cùng cả lớp sẽ có
một bản tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề học tập.
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC NHÓM 57
* Nhóm đồng tâm (Nhóm bể cá): GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm thảo luận, nhóm
quan sát và sau đó hoán đổi vị trí cho nhau. Nhóm thảo luận thường là nhóm 6 -10 HS
có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề được giao, các thành viên còn lại trong lớp
đóng vai trò người quan sát và phản biện.
* Nhóm chuyên gia (Nhóm chuyên sâu): GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gọi
là nhóm gốc. Nhóm gốc gồm các HS có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu những thông
tin đầy đủ, trong đó mỗi HS tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó lập nhóm
chuyên gia. Nhóm chuyên gia tập hợp những HS ở trong những nhóm gốc khác nhau có
cùng nhiệm vụ. Như vậy, một HS sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm gốc, cùng làm việc và trao
đổi kỹ ở nhóm chuyên gia. Sau đó, lại trở về nhóm gốc để trình bày kết quả về các
thông tin mình đã thu thập được.
* Nhóm trà trộn: Tất cả HS trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu
thập thông tin từ các thành viên khác.
2. SỬ DỤNG PHT KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC NHÓM KHI TIẾN HÀNH CÁC BÀI
ÔN TẬP, SƠ KẾT, TỔNG KẾT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
2.1. Cấu trúc các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong chương trình lịch sử ở trường THPT
Chương trình lịch sử ở trường THPT bao gồm 8 bài ôn tập, sơ kết, tổng kết:
- Lớp 10 có 3 bài: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại; Sơ kết
lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX: Quá trình dựng nước và giữ nước;
Truyền thống yêu nước của của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
- Lớp 11 có 3 bài: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại; Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần
từ năm 1917 đến năm 1945); Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).
- Lớp 12 có 2 bài: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000; Tổng
kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000.
2.2. Quy trình sử dụng
Sử dụng PHT kết hợp với dạy học nhóm để dạy các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong
dạy học lịch sử ở trường THPT được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: GV làm việc chung toàn lớp
Nêu vấn đề, xác định mục tiêu cần đạt được; GV phân chia nhóm, phát PHT, yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và quy định thời gian hoàn thành phiếu.
Bước 2: Hoạt động nhóm
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và điều khiển HĐ của nhóm; Từng cá nhân thực hiện
nhiệm vụ được phân công; Các thành viên trong nhóm trao đổi ý kiến, thảo luận trong
nhóm; GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS lúc gặp khó khăn để hoàn thành PHT.
58 TRẦN THỊ HẢI LÊ
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; GV điều khiển hoạt động thảo luận của cả lớp, nhận
xét, bổ sung để đưa ra kết luận cuối cùng, hoàn chỉnh kiến thức trên bảng hoặc bằng
phương tiện dạy học khác đã chuẩn bị sẵn.
2.3. Biện pháp sử dụng
2.3.1. Sử dụng PHT kết hợp với dạy học nhóm để hệ thống hóa kiến thức
Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết là loại bài được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một
giai đoạn, một thời kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Nhiệm
vụ cụ thể của nó trước hết là củng cố kiến thức (ghi nhớ và hiểu địa danh, tên người,
niên đại, các quá trình của một sự kiện lịch sử quan trọng). Vì vậy, nội dung, cấu trúc và
phương pháp tiến hành loại bài này khác với bài nghiên cứu kiến thức mới. Ở đây, GV
không trình bày kiến thức mới mà hướng dẫn HS nhớ lại những điều đã học, uốn nắn
những hiểu biết sai, bổ sung, khái quát hóa, rút ra những kết luận để nhận thức sâu sắc,
toàn diện hơn.
Ví dụ: Khi Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) (SGK
Lịch sử 11), để giúp HS hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản của giai đoạn lịch
sử này, GV chia HS thành 4 nhóm và sử dụng các mẫu PHT để đặt ra nhiệm vụ cụ thể
cho từng nhóm. Thời gian hoàn thành PHT là 7 phút.
Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn 1917 - 1945.
Nhóm 2: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về các nước tư bản chủ nghĩa trong
giai đoạn 1917 - 1945.
Nhóm 3: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản diễn ra ở các nước châu Á giai đoạn
1917 - 1945.
Nhóm 4: Thống kê những nội dung cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -
1945).
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn 1917 - 1945.
Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
NƯỚC NGA – LIÊN XÔ
2/1917 Cách mạng
dân chủ tư
sản
- Tổng bãi công chính trị ở
Pê-tơ-rô-grát;
- Khởi nghĩa vũ trang;
- Nga hoàng bị lật đổ
- Lật đổ chế độ Nga hoàng
- 2 chính quyền song song tồn
tại
- Cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC NHÓM 59
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 4: Thống kê những nội dung cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -
1945).
Thời gian Sự kiện Diễn biến chính Kết quả, ý nghĩa
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, hướng dẫn, theo dõi quá trình hoàn thành
nội dung PHT của các nhóm. Sau đó, GV gọi hoặc cho HS cử đại diện nhóm trình bày
kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, GV đưa niên biểu tổng hợp đã chuẩn bị
sẵn để HS đối chiếu và ghi chép kiến thức vào vở.
Hoặc khi Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1945 đến năm 2000) (SGK
Lịch sử 12), GV có thể chia lớp thành các nhóm theo dãy bàn hoặc tổ và sử dụng mẫu
PHT đã thiết kế sẵn một sơ đồ tư duy để các em hệ thống hóa những nội dung cơ bản
của lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000). Thời gian hoàn thành PHT là 10 phút.
PHIẾU HỌC TẬP
Hoàn thành những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000).
Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết thường hệ thống hóa kiến thức lịch sử của cả một giai đoạn,
một thời kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Chính vì vậy, để tiết
kiệm thời gian, GV nên chia nhóm, giao nhiệm vụ và phát PHT từ tiết trước để HS chuẩn
bị ở nhà. Lên lớp, HS chỉ trình bày, GV nhận xét và chốt lại kiến thức cho các em.
2.3.2. Sử dụng PHT để tổ chức thảo luận nhóm
Bên cạnh nhiệm vụ củng cố, hệ thống hóa kiến thức, đối với các bài ôn tập, sơ kết, tổng
kết, GV phải hướng dẫn học sinh phân tích bản chất các mối quan hệ, giải thích sâu hơn
những khái niệm phức tạp đã được hình thành nhằm nâng cao trình độ lý thuyết khi hiểu
các hiện tượng của đời sống xã hội. Tổ chức dạy học loại bài này là điều kiện quan
trọng nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu
Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000)
Trật tự hai cực Ianta
CNXH trở thành hệ thống TG
Cao trào GPDT
Hệ thống ĐQCN chuyển biến mạnh mẽ
Cách mạng KHKT
60 TRẦN THỊ HẢI LÊ
biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện
các kỹ năng được quy định trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông.
Ví dụ: Khi dạy Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, bài
“Quá trình dựng nước và giữ nước” (SGK Lịch sử 10), mục II: Công cuộc kháng
chiến bảo vệ Tổ quốc, sau khi giúp HS hệ thống hóa các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong
lịch sử dân tộc, GV tổ chức thảo luận nhóm để các em rút ra những đặc trưng cơ bản
của công cuộc bảo vệ đất nước của nhân dân ta. GV có thể thiết kế một mẫu PHT để tất
cả các nhóm thảo luận chung một vấn đề. Thời gian hoàn thành PHT là 5 phút.
PHIẾU HỌC TẬP
Dựa vào niên biểu các cuộc đấu tranh tiêu biểu từ thế kỷ I đến nửa đầu thế kỷ
XIX, các em hãy nhận xét về đặc trưng cơ bản của công cuộc bảo vệ đất nước của
nhân dân ta.
Nhận xét:
.......................
..............
..
2.3.3. Sử dụng PHT kết hợp với hoạt động nhóm để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ
môn cho HS
Mục tiêu của môn học nói chung, bài học nói riêng ở trường phổ thông là hình thành
cho HS cả kiến thức, thái độ và kĩ năng. Trong đó, kĩ năng học tập ngày càng được chú
ý coi trọng bởi trong thời đại bùng nổ thông tin, nhà trường không thể truyền thụ mọi tri
thức của nhân loại mà phải hướng cho HS cách chiếm lĩnh tri thức. Trong bộ môn Lịch
sử, kĩ năng thực hành là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng, đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm sẽ chỉ là khẩu hiệu suông nếu không tập
trung rèn luyện cho các em kĩ năng học tập và thực hành bộ môn. Thực chất của việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm là giúp các em chủ
động khai thác, lĩnh hội kiến thức mới gắn liền với việc rèn luyện kĩ năng dưới sự chỉ
đạo, hướng dẫn của GV. Đó là phương hướng thiết thực, có hiệu quả nhất để hình thành
Mật độ các cuộc đấu
tranh? Số lượng các cuộc đấu tranh?
Nhận xét?
Ý nghĩa các cuộc đấu
tranh?
Bài học lịch sử?
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC NHÓM 61
những con người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với một xã hội giàu khả năng
biến động của thời kì văn minh trí tuệ và xu thế toàn cầu hoá ngày nay.
Ví dụ: Khi dạy Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) (SGK Lịch sử 11), mục 2: Thực
dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta, GV sử
dụng PHT thiết kế sẵn lược đồ Việt Nam (trống), chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các
em nhớ lại kiến thức đã học để điền thời gian, địa điểm, vẽ biểu tượng ngọn lửa ( ) ở
nơi diễn ra chiến sự lên lược đồ và dán các mảng màu (GV chuẩn bị sẵn) thể hiện nội
dung của Hiệp ước Hắc măng và Hiệp ước Pa tơ nốt để trình bày quá trình xâm lược
Việt Nam của thực dân Pháp (1858 - 1884). Thời gian hoàn thành PHT là 7 phút.
PHIẾU HỌC TẬP
Trình bày quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858 - 1884)
Sau khi các nhóm hoàn thành xong nhiệm vụ của mình, GV sử dụng lược đồ trống
(phóng to), yêu cầu đại diện của một nhóm lên bảng trình bày nội dung đã hoàn thành
trong PHT. Trên cơ sở đó, các nhóm khác bổ sung. Hoàn thiện được nội dung lược đồ
trên, tức là HS đã nắm được những sự kiện cơ bản trong quá trình xâm lược nước ta của
thực dân Pháp. Đồng thời, các em được rèn luyện các kỹ năng như đọc, chỉ bản đồ và
tái hiện được các biểu tượng lịch sử, rút ra những tri thức lịch sử từ những lược đồ.
3. KẾT LUẬN
Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết giữ một vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường
THPT. Nó không chỉ củng cố, hệ thống hóa kiến thức, mà còn giúp HS phân tích bản
chất các mối quan hệ, rút ra quy luật, bài học lịch sử. Để nâng cao hiệu quả loại bài học
này, nhiều phương pháp đã được áp dụng, trong đó có sử dụng PHT kếp hợp với hoạt
động nhóm. Thực tiễn cho thấy, đây là phương pháp dễ áp dụng, không tốn kém nhiều
mà hiệu quả lại cao, phát huy được tính tích cực hoạt động, rèn luyện tư duy, kỹ năng
thực hành, khả năng làm việc nhóm, trình bày, tranh luận một vấn đề trước đám đông
cho HS. Đồng thời, giúp các em nâng cao lòng tự tin, khả năng giao tiếp. Tuy nhiên,
bên cạnh những ưu điểm, GV cũng cần có các biện pháp để hạn chế các nhược điểm
62 TRẦN THỊ HẢI LÊ
như việc HS ỷ lại, dựa dẫm bạn trong quá trình làm việc nhóm, lớp học ồn ào, tính công
bằng trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt, nhà trường cần có sự hỗ trợ cho GV trong việc
in ấn PHT, để đảm bảo phương pháp này được sử dụng thường xuyên....
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Côi (2006). Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông. NXB Sư phạm, Hà Nội.
[2] Phan Đức Duy (2008). Hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học: Trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng chương
trình sách giáo khoa phổ thông mới. Công đoàn cơ sở Trường Đại học Sư phạm –
ĐH Huế, tr.45 – 55.
[3] Đặng Thành Hưng (2004). Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp
tác. Tạp chí Phát triển Giáo dục, Số 8, trang 8 -14.
[4] Hoàng Phê (Chủ biên) (1997). Từ Điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin, Đà
Nẵng.
[5] Bùi Thúy Phượng (2014). Thiết kế phiếu học tập cho các bài dạy văn nghị luận
Việt Nam trung đại ở Trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, Số 328 (kì 2-
2/2014), trang 42 -44.
Title: USING HANDOUT AND GROUP TEACHING METHOD TO TEACH THE REVIEW,
PRELIMINARY AND FINAL REVIEW LESSONS IN TEACHING HISTORY AT MIDDLE
SCHOOL
Abstract: The review, preliminary and final review lessons of the program of history at the
Middle School play a particularly important role. This type of lessons to consolidate, systemize
the basic knowledge of a certain historical period for pupils. However, in fact, this series does
not seem to be full attention of the teachers, often perfunctory teaching. Therefore, pupils do not
feel well enjoy the lessons. This paper proposes a method to teach the review, preliminary and
final review lessons is using handout associated with the group teaching to develop independent,
creativity thinking, practical skills for pupils, as well as create excitement for them to learn
history.
KeywordS: Handout; Group teaching; Rreview, reliminary and final review lessons; Teaching
history; Middle School; Standard program.
ThS. TRẦN THỊ HẢI LÊ
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_356_tranthihaile_10_tran_thi_hai_le_9456_2020419.pdf