The research is implemented in dairy cows that are keeping in some suburb districts of Hanoi. Cows
are collected milk sample (for the cows have a normal estrous cycle) or blood sample (for the cows less
reproduction or anestrous cycle) in oder to analyse and determine the progesterone concentration. Through
the concentration of progesterone we are able to diagnose clearly and quickly the reproductive status of those cows:
For the cows has normal estrous cycle: the progesterone concentration fluctuate in an interval from
0,17 0,05 ng/ml (day 0 or day of estrous cycle) and increasing to 0,60 0,07 ng/ml (3 days affter) and
obtaine the highest value at 2,20 0,16 ng/ml (15 days affter ) and then reducing to 0,26 0,08 ng/ml (21
days affter).
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kỹ thuật EIA chẩn đoán nguyên nhân chậm sinh ở bò sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52(4): 110 -114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
110
SỬ DỤNG KỸ THUẬT EIA CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ SỮA
Nguyễn Mạnh Hà ( Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tình trạng chậm sinh trên đàn bò
sữa nuôi ở nước ta là khá phổ biến. Một trong
những nguyên nhân được xác định là do rối loạn
chức năng buồng trứng, biểu hiện chủ yếu ở các
trạng thái như: buồng trứng kém phát triển, tồn lưu
thể vàng, u nang buồng trứng
Việc chẩn đoán, phát hiện các triệu chứng
trên ở bò bằng các phương pháp thông thường hiện
nay gặp rất nhiều khó khăn bởi các lý do: không
tận mắt nhìn thấy buồng trứng, chưa có nhiều kinh
nghiệm khi sờ khám buồng trứng, các thao tác
khám vất vả dễ gây tổn thương.
Để khắc phục hạn chế trên, hiện nay các nhà
khoa học đang nghiên cứu và sử dụng kỹ thuật EIA
phân tích hàm lượng progesterone (P4) trong sữa
hoặc huyết thanh. Trên cơ sở xác định nồng độ
progesterone có thể cho biết trạng thái của buồng
trứng cũng như tình trạng hoạt động sinh dục của cơ
thể bò sữa. Phương pháp này có ưu điểm nhanh,
chính xác và không gây tổn thương tới cơ thể bò.
Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho công
tác chẩn đoán trạng thái hoạt động sinh dục của bò
sữa ở nước ta được kịp thời và chính xác, đề tài
tiến hành phân tích xác định nồng độ progesterone
trong cơ thể bò sữa nuôi tại một số huyện ngoại
thành Hà Nội bằng kỹ thuật EIA. Đây là hướng
nghiên cứu còn khá mới mẻ đối với chăn nuôi gia
súc ở nước ta hiện nay.
II. PHƢƠNG PHÁP
- Vật liệu: Mẫu sữa (đối với bò sinh sản bình
thường) và mẫu máu (đối với bò chậm sinh) của
bò lai hướng sữa nuôi tại một số khu vực ngoại
thành Hà Nội
+ Đối với bò sinh sản bình thường: lấy
mẫu sữa của 5 bò để phân tích. Mẫu đầu tiên lấy
vào ngày bò động dục (ngày 0), mẫu tiếp theo lấy
vào các ngày 3; 6; 9; 12; 15 và 21 của chu kỳ động
dục. Sữa được lấy vào buổi sáng sớm, ly tâm 3000
vòng/phút để yên 15 phút chắt lấy phần sữa không
bơ ở phía trên để phân tích.
+ Đối với bò chậm sinh (không có biểu
hiện động dục): lấy mẫu máu của 30 bò để phân
tích. Máu được lấy từ tĩnh mạch đuôi, cho vào
trong ống nghiệm (mỗi con lấy khoảng 10 ml). Để
ống nghiệm nằm im, hơi nghiêng theo phương
thẳng đứng. Đợi cho phần máu đông chìm xuống
phía dưới đáy ống nghiệm, phần huyết thanh màu
vàng nổi lên phía trên, chắt huyết thanh ra một ống
nghiệm khác sau đó đưa về phòng thí nghiệm để
phân tích.
*Phƣơng pháp định lƣợng hàm lƣợng
progesteron
Sử dụng phương pháp ELISA với kỹ thuật EIA-
Progesterone của Viện Chăn nuôi quốc gia
(2003)[4] để phân tích.
- Các chỉ tiêu theo dõi
+ Đối với bò sinh sản bình thường: xác định hàm
lượng progesterone ở ngày động dục (ngày 0) và
các ngày sau động dục: ngày 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21
+ Đối với bò chậm sinh: xác đinh hàm lượng
progesterone ở ngày lấy mẫu bất kỳ (ngày 0) và
các ngày lấy mẫu tiếp theo: ngày 7; 14; 21.
- Địa điểm tiến hành: Các phân tích mẫu sữa và
huyết thanh được tiến hành tại Bộ môn sinh sản và
thụ tinh nhân tạo, Viện Chăn nuôi quốc gia
III. KẾT QUẢ
1. Kết quả phân tích hàm lƣợng progesterone
trong chu kỳ động dục bình thƣờng của bò
Theo dõi hàm lượng progesterone trên 5 bò có
chu kỳ động dục bình thường (sau đẻ động dục trở
lại trong khoảng 35-40 ngày) tại các thời điểm:
ngày 0 (ngày động dục), ngày 3; 6; 9; 12; 15; 18
và 21 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1
Qua bảng 1 cho thấy hàm lượng progesterone
ở 5 bò lấy mẫu phân tích biến đổi theo quy luật
chung: đạt nồng độ thấp nhất ở ngày động dục
(0,17 0,05 ng/ml) sau đó bắt đầu tăng cao từ
ngày thứ 3 (0,60 0,07 ng/ml), đạt giá trị cao nhất
ngày 15 (2,20 0,16 ng/ml) sau đó giảm dần đến
ngày 21 (0,26 0,08 ng/ml).
52(4): 110 - 114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
111
Bảng 1. Hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục bình thường của bò lai hướng sữa
Số TT
bò
Hàm lƣợng progesterone trong sữa (ng/ml)
Ngày
0
Ngày
3
Ngày
6
Ngày
9
Ngày
12
Ngày
15
Ngày
18
Ngày
21
1 0,17 0,69 1,25 1,86 2,04 2,50 1,12 0,36
2 0,05 0,52 1,18 1,70 2,11 1,88 1,00 0,08
3 0,12 0,41 0,98 1,65 1,97 2,01 1,10 0,45
4 0,20 0,76 1,42 1,89 2,54 2,06 0,99 0,22
5 0,31 0,60 1,81 1,95 2,30 2,53 1,16 0,17
TB 0,17
0,05
0,60
0,07
1,33
0,16
1,81
0,09
2,19
0,12
2,20
0,16
1,07
0,04
0,26
0,08
Biến động về hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục của bò sinh sản bình thường được
biểu thị bằng đồ thị ở hình 1
Hình 1. Đồ thị biểu diễn hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục của bò sinh sản bình thường
Kết quả nghiên cứu trên bò sữa của Phan
Văn Kiểm và cs (2003) [3] cho biết: hàm lượng
progesterone vào ngày động dục (ngày 0) rất thấp
đạt 0,15ng/ml, tăng lên ở ngày thứ 3 đến ngày thứ
6 (0,58-1,24ng/ml), đạt cao nhất ngày thứ 12 đến
15 (2,41-2,43ng/ml) sau đó giảm nhanh từ ngày
thứ 18 và đến ngày 21 còn 0,22ng/ml.
Kết quả nghiên cứu của Hommeida và cs
(2002) [6] ở bò cho thấy: ở ngày động dục (ngày
0) hàm lượng progesterone đạt 0,17ng/ml; ngày 6
đạt 1,10ng/ml; ngày 9 đạt 1,70ng/ml; ngày 12 đạt
2,30ng/ml; ngày 15 đạt 2,55ng/ml; ngày 18 giảm
còn 1,26 ng/ml và ngày 21 còn 0,22ng/ml.
2. Kết quả phân tích hàm lƣợng progesterone ở
bò cái chậm sinh
Phân tích hàm lượng progesterone trong máu của
30 bò có biểu hiện chậm sinh tại các thời điểm lấy
mẫu khác nhau theo thứ tự: ngày đầu tiên lấy mẫu
(ngày bất kỳ và coi là ngày 0), các mẫu tiếp theo
được lấy sau đó vào các ngày thứ 7; 14 và 21 kết quả
thể hiện ở bảng 2. Kết quả ở bảng 2 cho thấy:
- Nhóm thứ nhất (có 11 bò) bao gồm
những bò có hàm lượng progesterone luôn ở mức
cao (trên 1 ng/ml) tại tất cả các thời điểm lấy mẫu,
cụ thể ngày lấy mẫu đầu tiên (ngày 0) đạt giá trị
1,82 0,25 ng/ml; ngày thứ 7 đạt 1,80 0,22 ng/ml;
ngày thứ 14 đạt 1,79 0,21 ng/ml và ngày 21 đạt
1,79 0,21 ng/ml.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
ngày
0
ngày
3
ngày
6
ngày
9
ngày
12
ngày
15
ngày
18
ngày
21
52(4): 110 - 114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
112
Bảng 2. Hàm lượng progesterone ở bò cái chậm sinh
Nhóm bò
N
(con)
Hàm lƣợng progesteron (ng/ml)
x xm
Ngày
0
Ngày
7
Ngày
14
Ngày
21
Hàm lượng
P4 cao
11 1,82
0,25
1,80
0,22
1,79
0,21
1,79
0,21
Hàm lượng
P4 thấp
16 0,38
0,04
0,42
0,06
0,41
0,05
0,39
0,04
Hàm lượng
P4 tăng dần
2 0,54
0,25
0,83
0,27
1,42
0,51
2,14
0,56
Hàm lượng
P4 giảm
dần
1 2,28 1,19 0,88 0,36
- Nhóm thứ hai (có 16 bò) gồm những bò có
hàm lượng progesterone luôn ở mức thấp (dưới 1
ng/ml) tại tất cả các thời điểm lấy mẫu, cụ thể:
ngày lấy mẫu đầu tiên (ngày 0) đạt 0,38 0,04
ng/ml; ngày thứ 7 đạt 0,42 0,06 ng/ml; ngày thứ
14 đạt 0,41 0,05 ng/ml và ngày thứ 21 đạt
0,39 0,04 ng/ml.
- Nhóm thứ ba (có 2 bò) có hàm lượng
progesterone trong máu tăng dần theo các ngày lấy
mẫu, cụ thể: ngày lấy mẫu đầu tiên (ngày 0) đạt
0,54 0,25 ng/ml; ngày thứ 7 đạt 0,83 0,27 ng/ml;
ngày thứ 14 đạt 1,42 0,51 ng/ml và ngày thứ 21
đạt 2,14 0,56 ng/ml.
- Nhóm thứ tư (có 1 bò) có hàm lượng
progesterone trong máu giảm dần, cụ thể: ngày lấy
mẫu đầu tiên (ngày 0) đạt 2,28 ng/ml; ngày thứ 7
đạt 1,19 ng/ml; ngày thứ 14 đạt 0,88 ng/ml và
ngày thứ 21 đạt 0,36 ng/ml.
Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [1], nồng độ
progesterone trong huyết tương chịu ảnh hưởng
trực tiếp của sự hình thành và phát triển thể vàng.
Theo Isobe (2002) [7], giới hạn lớn hơn 1 ng/ml về
nồng độ prpogesterone trong huyết tương là mốc
đánh dấu sự tồn tại và thực hiện chức năng chế tiết
progesterone của thể vàng.
Từ kết quả phân tích thu được chúng tôi cho rằng:
+11 bò có thể vàng hoạt động tiết progesterone
với hàm lượng lớn hơn 1 ng/ml. Chúng tôi cho
rằng đây là những bò có thể vàng tồn lưu.
+16 bò có hàm lượng progesterone luôn thấp
dưới 1 ng/ml, chúng tôi cho rằng đó là những bò
buồng trứng không hoạt động
+ 3 bò có hàm lượng progesterone tăng hoặc
giảm nên có một vấn đề như 2 trường hợp trên sau
một thời gian thấy xuất hiện động dục, hình thành
chu kỳ.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Kiểm
và cs (2003) [3], nghiên cứu hàm lượng
progesterone ở bò chậm sinh tại Ba Vì, trại bò Cầu
Diễn, Phù Đổng thông báo: hàm lượng
progesterone ở bò chậm sinh chia làm 2 nhóm:
Một nhóm có hàm lượng progesterone luôn cao
(trên 1 ng/ml) tương ứng vào các ngày lấy mẫu 0;
7. 14; 21 là 1,48 0,33 ng/ml; 1,62 0,45 ng/ml;
1,58 0,25 ng/ml và 1,51 0,43 ng/ml.
Một nhóm có hàm lượng progesterone
thấp (dưới 1 ng/ml) tương ứng vào các ngày lấy
mẫu 0; 7; 14 và 21 là 0,08 0,05 ng/ml; 0,12
0,06 ng/ml; 0,16 0,05 ng/ml và 0,19 0,01
ng/ml.
Để khẳng định thêm về các kết luận chúng tôi
tiến hành kiểm tra buồng trứng qua trực tràng.
3. Kết quả kiểm tra buồng trứng qua trực tràng
Nếu chỉ với phương pháp xác định hàm lượng
progesterone chúng tôi chỉ phân biệt được 3 nhóm
bò: một nhóm có thể vàng tồn lưu buồng trứng, một
nhóm không có thể vàng hình thành và nhóm buồng
trứng trở lại hoạt động bình thường theo chu kỳ.
Song khi đã phát hiện ra được hàm lượng
progesterone thấp thì việc xác định chính xác nguyên
nhân của gây nên đã trở nên dễ dàng hơn thông qua
việc kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng.
Kiểm tra buồng trứng qua trực tràng đối với 30
trường hợp chậm sinh chúng tôi nhận thấy có 19
bò có khối u buồng trứng (63,33%) và 11 bò
buồng trứng kém hoạt động (36,67%). Kết quả
được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả xác định tình trạng buồng trứng bằng
khám qua trực tràng
Biểu hiện của
buồng trứng
Số bò có
biểu hiện (con)
Tỷ lệ (%)
Buồng trứng
có khối u
19 63,33
Buồng trứng
kém hoạt động
11 36,67
Nếu chỉ chẩn đoán bằng khám qua trực tràng
thì kết quả chẩn đoán không đạt hiệu quả cao do
khó phân biệt giữa 2 trường hợp u noãn nang và u
52(4): 110 - 114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
113
thể vàng bởi cấu trúc bề mặt buồng trứng của 2
trường hợp này tương đối giống nhau. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ chính xác khi
chẩn đoán u noãn nang bằng khám qua trực tràng
chỉ đạt 65%-75%. Có tới 25% trường hợp bị chẩn
đoán sai (Chung Anh Dũng, 2001) [2].
Với kỹ thuật EIA-progesterone việc chẩn đoán dựa
trên mức độ biến động của progesterone sẽ nhanh
và chính xác hơn.
3.4. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân chậm sinh
bằng phân tích hàm lƣợng progesterone kết
hợp khám buồng trứng qua trực tràng
Hàm lượng progesterone và kết quả khám qua
trực tràng ở bò chậm sinh được thể hiện ở bảng 4.
Qua bảng 4 chúng tôi nhận thấy:
- Có 11 bò khám qua trực tràng thấy có
khối u khi phân tích cho thấy hàm lượng
progesterone cao (trên 1 ng/ml) ở cả 4 thời điểm
lấy mẫu, chúng tôi kết luận đây là những bò có thể
vàng buồng trứng tồn lưu.
- Có 8 bò thuộc nhóm có khối u khi khám qua
trực tràng nhưng phân tích cho nồng độ
progesterone thấp (dưới 1 ng/ml) ở các thời điểm
lấy mẫu. Chúng tôi kết luận là bị u noãn nang.
- Có 11 bò kiểm tra qua trực tràng thấy buồng
trứng nhỏ, nhẵn và cứng. Phân tích cho kết quả về
hàm lượng progesterone thấp (đều dưới 0,4 ng/ml)
chúng tôi kết luận là những bò có buồng trứng
kém hoạt động
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Kiểm
và cs (2003) [3] khi kiểm tra hàm lượng
progesterone để chẩn đoán nguyên nhân chậm sinh
ở bò cho biết: những cá thể bò bị bệnh buồng
trứng tồn lưu thể vàng hàm lượng progesterone đo
được ở các ngày: ngày bất kỳ (ngày 0) là 1,48
0,33 ng/ml; ngày 7 là 1,62 0,45 ng/ml và ngày
14 là 1,58 0,23 ng/ml.
Theo kết quả nghiên cứu của Van de Wied và
cs (1982) [8] cho biết bò bị bệnh buồng trứng kém
phát triển, u noãn nang có hàm lượng progesterone
thấp, dao động trong khoảng từ 0,17-0,41ng/ml
Theo Carol và cs (1990)[5] những bò bị u noãn
có hàm lượng progesterone trong huyết tương đạt
cao nhất là 0,47 ng/ml.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi
trong đề tài này phù hợp với các kết quả nghiên
cứu của các tác giả trên.
IV. KẾT LUẬN
- Sử dụng kỹ thuật EIA phân tích hàm lượng
progesterone trong cơ thể bò sữa trong thí nghiệm
đã bước đầu xác định được động thái progesterone
trong cơ thể bò có chu kỳ sinh sản bình thường và
bò chậm sinh:
+ Đối với bò có chu kỳ sinh sản bình thường
(5 con) hàm lượng progesterone trong cơ thể biến
đổi theo quy luật chung: đạt nồng độ thấp nhất ở
ngày động dục (0,17 0,05 ng/ml) sau đó bắt đầu
tăng cao từ ngày thứ 3 (0,60 0,07 ng/ml), đạt giá
trị cao nhất ngày 15 (2,20 0,16 ng/ml) sau đó
giảm dần đến ngày 21 (0,26 0,08 ng/ml).
+ Đối với bò chậm sinh: Nhóm bò (11 con) có
hàm lượng progesterone luôn ở mức cao từ 1,79-
1,82 ng/ml tại tất cả các thời điểm lấy mẫu được
xác định là những bò có thể vàng tồn lưu (hay u
thể vàng). Nhóm bò (8 con) có hàm lượng
progesterone luôn ở mức thấp nhưng thay thổi thất
thường (từ 0,36- 0,45 ng/ml) tại các thời điểm lấy
mẫu được xác định là những bò có u nang buồng
trứng và nhóm bò (11 con) có hàm lượng
progesterone luôn ở mức thấp và ổn định tại các
thời điểm lấy mẫu khác nhau là những bò có
buồng trứng kém hoạt động.
- Bằng kỹ thuật EIA khi phân tích hàm lượng
progesterone đã phân biệt rõ được các trường hợp
buồng trứng có khối u đó là: 11/19 con do thể
vàng buồng trứng tồn lưu và 8/19 con do bị u nang
buồng trứng. Đây là cơ sở khoa học giúp cho công
tác điều trị đối với bò sữa chậm sinh.
Bảng 4. Kết quả phân tích hàm lượng progesterone và khám buồng trứng qua trực tràng ở bò chậm sinh
Khám buồng trứng
qua trực tràng
N
(con)
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) Kết luận
Nhóm bò Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Nhóm bò n (con)
Buồng trứng có khối u 19
1,82 0,25 1,80 0,22 1,79 0,20 1,79 0,21 U thể vàng 11
0,36 0,05 0,45 0,03 0,43 0,06 0,41 0,04 U nang trứng 8
Buồng trứng kém hoạt
động
11 0,39 0,04 0,40 0,04 0,38 0,03 0,38 0,03 BT kém phát
triển
11
52(4): 110 - 114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh
lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[2]. Chung Anh Dũng (2001), Sử dụng kỹ thuật miễn
dịch phóng xạ và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
hiệu quả thụ tinh nhân tạo cho bò sữa, Luận án Tiến sĩ
nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
[3]. Phan Văn Kiểm, Đào Đức Thà, Trịnh Quang
Phong, Đỗ Hữu Hoan, Trịnh Văn Thân, Nguyễn Thị
Hòa, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Quý Quỳnh Hoa (2003),
Kết quả nghiên cứu hàm lượng P4 ở bò lai hướng sữa
bằng kỹ thuật miễn dịch enzym EIA, Báo cáo khoa học,
Viện Chăn nuôi.
[4].Viện Chăn nuôi (2003), Kỹ thuật EIA-Progesteron
[5].Carrol.D.J; Pierson.R.A; Hauser. E.R (1990),
Variability of ovarian structures and plasma P4-Profiles
in dairy cows with ovarian cysts, Their ogendogy. No
(34)
[6].Homeida at all (2002), Progesteron levels and skim
milk in cows which conceived and not conceived after
al, Hiroshima Univ Journal
[7]. Isobe.N (2002), Theory and application of Elisa, Hiroshima
Univ Journal
[8]. Van de Wiel.D.D.M; Kalis.C.H.J; Kamon Patana.M
(1982), Milk P4 profiles during post-partum period,
application of P4 enzym immuno assay in a developing
country, Proc.Coord of research on beef production,
schoonoord rearch Inst.
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
115
Summary
Using EIA technique to diagnose the cause of less reproduction in dairy cows
The research is implemented in dairy cows that are keeping in some suburb districts of Hanoi. Cows
are collected milk sample (for the cows have a normal estrous cycle) or blood sample (for the cows less
reproduction or anestrous cycle) in oder to analyse and determine the progesterone concentration. Through
the concentration of progesterone we are able to diagnose clearly and quickly the reproductive status of those
cows:
For the cows has normal estrous cycle: the progesterone concentration fluctuate in an interval from
0,17 0,05 ng/ml (day 0 or day of estrous cycle) and increasing to 0,60 0,07 ng/ml (3 days affter) and
obtaine the highest value at 2,20 0,16 ng/ml (15 days affter ) and then reducing to 0,26 0,08 ng/ml (21
days affter).
For the less
repproduction cows, there are three catagories:
Catagory 1: include 11 cows has luteal cyst with high progesterone concentration in an interval
from 1,79-1,82 ng/ml at all times sample collection.
Category 2: include 8 cows has ovary cyst with low progesterone concentration in an interval from
0,38-0,45 ng/ml but not stable at all times sample collection.
Category 3: include 11 cows has inactive ovary with low progesterone concentration in an interval
from 0,38-0,40 ng/ml and stable at all time sample collection.
The ovary cyst of less reproduction cows was determined clearly by using EIA technicque in order to analyse
progesterone concentration: 11/19 cows cause by luteal cyst and 8/19 cows cause by ovary cyst.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1064_9545_22_4614_2053163.pdf