Tên đề tài : Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đảng ta đã xác định nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là con người - nguồn nhân lực được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để đạt được điều đó trước hết cần được bắt đầu từ GD phổ thông.[4]
Hơn nữa, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh, mạnh với tốc độ cao. Nội dung DH ở nhà trường phổ thông không thể trang bị được mọi tri thức cần thiết cho mỗi người ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau sau này, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới tri thức mà loài người đã tích luỹ được, tạo cơ sở đó tiếp tục học tập suốt đời.[27]
Xuất phát từ những yêu cầu đó, việc đổi mới PPDH được coi là mục tiêu trọng tâm của đổi mới GD phổ thông. Chỉ có đổi mới căn bản PPDH mới có thể tạo được sự đổi mới thật sự trong GD nhằm đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
1.2. Do vai trò của tự học và sử dụng SGK để tự học trong giai đoạn hiện nay.
Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ tri thức, nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp phải trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.[4, 27]
Tự học là vấn đề cốt lõi của quá trình học tập. Nếu rèn luyện được cho người học phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội [12]. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong nhà trường phổ thông.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm sinh lí, lứa tuổi HS THPT hiện nay có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm. Ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng. Nhưng các kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học ở HS nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ động thì cần thiết phải có hướng dẫn, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, trong đó SGK có một vai trò hết sức quan trọng [27 ]. Thông tin trong SGK qua kênh hình và kênh chữ thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề, do đó cần có sự hướng dẫn.
1.3. Do thực trạng việc sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK ở nhà trường THPT hiện nay.
Hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông, trong quá trình DH, nhiều GV không có phương pháp hướng dẫn HS sử dụng SGK đúng cách nên vừa không hình thành được các kĩ năng cần có cho HS khi làm việc độc lập với SGK, vừa tạo nên thói quen đọc sách tuỳ tiện, không có ý thức tìm tòi phương pháp đọc sách có hiệu quả. Một số GV lại coi SGK là cuốn “Bách khoa toàn thư”, coi đó là chuẩn mực nên khi DH chỉ sử dụng các CH, BT là các câu lệnh có sẵn trong SGK, thậm chí có GV còn đưa ra những CH, BT mà HS chỉ cần nhìn vào SGK để đọc lại y nguyên một nội dung nào đó là có thể trả lời được. Một số rất ít GV có sử dụng CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK nhưng CH, BT chưa đạt yêu cầu hoặc chưa được sử dụng đúng cách nên chưa hình thành được ở HS kĩ năng tự học SGK, tự giành lấy kiến thức mới, do vậy kết quả đạt được còn rất hạn chế.
Để phát triển năng lực tự học SGK ở các trường THPT hiện nay cần phải có các
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4342 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, tổng hợp, khái quát hoá..), đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và thực tiễn đời sống.
- Kĩ năng học tập: HS tiếp tục được phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp…
+ Về thái độ: Sau khi học xong phần sinh học VSV, HS sẽ có niềm tin tưởng vững chắc hơn vào khả năng nhận thức của con người về bản chất của sự sống, có thái độ đúng, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn vốn gen quí, bảo vệ sức khoẻ, tham gia tích cực vào các phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội.....
* Khả năng hình thành NLTH SGK sinh học 10 THPT qua DH phần sinh học VSV.
Dựa vào những phân tích về cấu trúc và nội dung của phần sinh học VSV trên chúng tôi thấy: để hình thành được những khái niệm theo logic phát triển các khái niệm thì cần rèn luyện cho HS kĩ năng sơ đồ hóa, hệ thống hoá. Đối với các kiến thức về cơ chế của một số hiện tượng, quá trình sống và các đặc trưng cơ bản của hoạt động sống ở cấp độ cơ thể đơn bào thì cần rèn luyện cho HS kĩ năng lập dàn ý, lập bảng, vẽ đồ thị, vẽ hình và kĩ năng trình bày trước tập thể.
Hơn nữa, cách biên soạn của SGK mới hiện nay theo hướng giúp HS tự học, tự tìm tòi khám phá với sự trợ giúp của GV, cụ thể :
+ Hệ thống các chương, các bài, các phần trong bài tương đối hợp lí, bảo đảm nguyên tắc hệ thống, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái riêng đến cái chung, khái quát giúp HS có một cái nhìn tổng thể. Kết hợp với phần kiến thức đã học ở phần sinh học tế bào trước đó, HS sẽ dễ dàng hình thành được năng lực hệ thống hoá kiến thức.
+ Các tranh, ảnh, hình vẽ được in màu, dễ quan sát, có tính thẩm mĩ cao làm tăng tính hấp dẫn của môn học góp phần giúp HS học tốt hơn.
+ Phần chủ yếu của các bài học là các hoạt động đề ra cho HS, nêu nhiệm vụ nhận thức hoặc hành động nhưng chưa có lời giải. Do đó, có điều kiện để sử dụng các CH, BT để tổ chức cho HS hoạt động để các em tìm tòi, phát hiện, khám phá những điều phải học, theo mục tiêu của bài, trên cơ sở đó rèn luyện các NLTH SGK.
Vì thế, phần sinh học VSV là một trong những phần nội dung của chương trình môn sinh học THPT có khả năng sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS ở mức độ là diễn đạt được những điều đã thu nhận và xử lí như tự ghi nhớ nội dung, tự tóm tắt, tự sơ đồ hoá, lập bảng, tự tìm ý trả lời CH, BT, tự vẽ hình, vẽ đồ thị…...
2.2. Các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS NLTH SGK sinh học 10 THPT.
2.2.1. Lựa chọn các dạng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPT cho HS.
Tuỳ theo nội dung, mục tiêu và tuỳ vào giai đoạn của quá trình dạy học mà lựa chọn các dạng CH, BT phù hợp
2.2.1.1. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở nhà để thu nhận và xử lí thông tin.
Với những kiến thức nặng về mô tả và liệt kê thì có thể cho HS tự học theo SGK ở nhà trước khi lên lớp. Các CH, BT được chọn thuộc dạng: có những loại nào?, Nó như thế nào?....Khi lên lớp GV chỉ kiểm tra việc hoàn thành các CH, BT của HS và hệ thống lại kiến thức.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 33, GV ra CH hướng dẫn HS về nhà học bài 34 như sau:
Để buổi học tới tiến hành có hiệu quả, em hãy dành 1 – 2 giờ cho một số công việc chuẩn bị sau:
Nghiên cứu bài 34, mục I trang 116 -117 SGK và cho biết:
1. Có những quá trình tổng hợp nào ở VSV?
2. Các quá trình đó được diễn ra như thế nào?
2.2.1.2. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở trên lớp để thu nhận và xử lí thông tin.
Với những kiến thức đòi hỏi phải vận dụng kiến thức trước đó để giải thích nguyên nhân, cơ chế, suy ra mối quan hệ, phân tích tìm ra dấu hiệu bản chất hoặc phải khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức thì GV cần hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK trong giờ học ở trên lớp. Đó là các dạng CH, BT như: Vì sao lại như vậy?. Quá trình đó được diễn ra theo cơ chế nào?. Bản chất của hiện tượng (sự kiện…..) là gì?. Từ những hiện tượng đã nghiên cứu ta có thể rút ra kết luận thế nào về….?. Điều này có ý nghĩa gì đối với….?. Từ những đặc điểm đã biết, ta thấy chúng giống và khác nhau như thế nào?......
Ví dụ: Khi dạy mục II.1- Tr 128 - SGK Sinh 10, GV có thể sử dụng các CH sau để hướng dẫn HS tự học đồ thị sinh trưởng của VSV:
- Quan sát từng phần của đồ thị và cho biết số lượng tế bào của quần thể biến động như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự biến động như vậy?
- Có thể rút ra kết luận gì từ đồ thị trên?. Nghiên cứu đồ thị này có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống?
2.2.1.3. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở trên lớp nhằm diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lí được.
+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng nêu tóm tắt nội dung
Tóm tắt là ghi lại những ý cơ bản đã được chứng minh, giải thích trong bài đọc. Tóm tắt có nhiều mức độ khác nhau, mức độ lại tuỳ thuộc vào sự đầy đủ khác nhau của nội dung.
Dạng tóm tắt đầy đủ là ghi lại một cách tóm tắt toàn bộ các hiện tượng với đầy đủ mọi tính chất, đặc điểm của nó.Dạng tóm tắt khác đơn giản hơn là ghi tóm tắt những nội dung khó và quan trọng nhất, những nội dung còn lại chỉ ghi dưới dạng đề cương, nêu tên các vấn đề, các trích dẫn...
Ví dụ: Em hãy nghiên cứu bài 45, mục I.1 trang 152, SGK sinh học 10 và nêu tóm tắt nội dung của mục đó?.
+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng lập dàn ý.
Với các bài hoặc một số mục của bài mà nội dung kiến thức được SGK trình bày không theo một trật tự logic nào cả, các ý sắp xếp lộn xộn, HS sẽ khó nhận thức được kiến thức một cách có hệ thống thì cần phải đưa ra các CH, BT hướng dẫn HS lập lại dàn ý cho các bài, mục đó.
Ví dụ: Em hãy nghiên cứu bài 38, mục I trang 127, SGK sinh học 10 và lập dàn ý cho mục đó?
+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng hoàn thành bảng.
Dạng này được sử dụng đối với các đặc điểm, quá trình, hiện tượng sinh học có mối quan hệ logic với nhau hoặc giữa chúng có những điểm giống và khác nhau. Trong phần III sinh học VSV thì có thể lập được các bảng so sánh: môi trường tự nhiên – môi trường tổng hợp – môi trường bán tổng hợp, hô hấp hiếu khí – hô hấp kị khí – lên men, quá trình tổng hợp các chất, quá trình phân giải các chất ở VSV, pha tiềm phát – pha luỹ thừa – pha cân bằng – pha suy vong, nuôi cấy liên tục- nuôi cấy không liên tục, phân đôi- nảy chồi – sinh sản bằng bào tử, sinh sản bằng bào tử vô tính – sinh sản bằng bào tử hữu tính, các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV, lên men lactic – lên men etilic, virut có cấu trúc xoắn – virut có cấu trúc khối – virut có cấu trúc hỗn hợp, virut trần – virut có vỏ ngoài, các giai đoạn xâm nhập của virut vào trong tế bào chủ, virut động vật – virut thực vật – virut kí sinh trên VSV, miễn dịch đặc hiệu – miễn dịch không đặc hiêụ……
Ví dụ: Nghiên cứu nội dung mục III.1, 2 trang 114 SGK Sinh học 10 và hoa thành bảng phân biệt các kiểu chuyển hoá vật chất ở VSV sau?
Hình thức hô hấp
Nơi thực hiện
Chất nhận e cuối cùng
Đặc điểm phân giải các chất hữu cơ
Hiệu quả năng lượng
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Lên men.
+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng hoàn thành sơ đồ
Dạng này được sử dụng với các quá trình, cơ chế, hiện tượng, đặc điểm…có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhất như: các phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV, các hình thức sinh sản ở VSV các giai đoạn trong quá trình xâm nhập của virut vào tế bào vật chủ..
Ví dụ: Khi dạy mục I1, bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, GV có thể đưa ra BT sau: “Nghiên cứu nội dung mục I.2 - Tr 149- SGK sinh 110 và hoàn thiện các chỗ còn thiếu trong sơ đồ sau?.
?
TB chủ sinh trưởng bình thường
Sinh tổng hợp các thành phần của phage
Giải phóng phage mới
?
TB vật chủ bị phage xâm nhập
?
Tấn công TB lành khác
Tác động bên ngoài
Chu trình ?
Chu trình tiềm tan
+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng lập luận logic
Với những kiến thức như giải thích cơ chế, giải thích hiện tượng, nguyên nhân….thì có thể đưa ra các CH, BT yêu cầu HS bằng những lập luận logic của mình sau khi đã thu nhận và xử lí thông tin để giải thích những kiến thức đó. Đó là các dạng CH, BT như: Tại sao em có thể nhận biết được điều đó?, Do đâu mà có hiện tượng đó?, Làm thế nào em phân biệt được nó với…?, Dựa vào đâu mà em có thể giải thích được như vậy?....
Ví dụ: Khi dạy mục II, bài 33: “Dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất ở VSV”, GV có thể đưa ra CH, BT sau:
Ở các hệ sinh thái dưới đáy biển sâu, môi trường thiếu ánh sáng nhưng nước biển giàu CO2, các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra một số chất như Fe, S, CH4…Môi trường của đáy biển sâu thích hợp cho nhóm vi sinh vật nào sinh sống?. Dựa vào cơ sở nào mà em có thể xác định được sự tồn tại của nhóm VSV đó dưới đáy biển sâu?
2.2.1.4`. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở trên lớp để vận dụng kiến thức
Trong phần sinh học VSV có thể sử dụng các CH, BT yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã thu nhận và xử lí thông tin để giải các BT hoặc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn.
Ví dụ: Em hãy nghiên cứu nội dung mục I- bài 38- Tr. 127- Sinh học 10 và làm bài tập sau:
Trong thời gian 100 phút, từ 1 tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới.
a. Hãy xác định thời gian trung bình cho 1 thế hệ của tế bào trên?
b. Nếu số lượng vi khuẩn ban đầu không phải là 1 mà là N0 thì sau 100 phút số lượng tế bào thu được là bao nhiêu?.
2.2.2. Các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK.
2.2.2.1. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để thu nhận thông tin.
Để rèn năng lực thu nhận thông tin có thể sử dụng các dạng CH, BT tự học SGK ở nhà hay trên lớp tuỳ vào lượng thông tin cần thu nhận. Với các bài, các mục mà nội dung kiến thức của chúng có sự tiếp nối, liên hệ chặt chẽ với nhau thì cần đưa ra các CH, BT yêu cầu HS đọc lướt các bài, các mục đó để hiểu bài một cách có hệ thống. Những CH, BT này cần được giao cho HS vào cuối mỗi tiết học của bài trước và GV phải thường xuyên kiểm tra việc đọc SGK của HS vào tiết học sau, có như vậy mới tạo được thói quen đọc sách trước khi đến lớp cho HS.
Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho việc học bài 41 và 42- SGK Sinh học 10, GV giao nhiệm vụ cho HS:
Em hãy đọc lướt nhanh bài 41, 42 trang 134- 139, SGK Sinh 10 và trả lời các CH sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV?
- Các yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của VSV theo những chiều hướng cơ bản nào?
- Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đó sẽ giúp ích gì trong đời sống thực tiễn của con người?
Như vậy, thông qua việc đọc và trả lời nội dung CH trên, GV đã giúp HS có kĩ năng tự mình nắm bắt được thông tin khi đọc lướt đoạn tài liệu vừa giao.
Sau khi nghiên cứu, HS sẽ trả lời được CH:
1. Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV: yếu tố hoá học và yếu tố vật lí.Yếu tố hoá học thì gồm các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Yếu tố vật lí gồm nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, tia bức xạ và áp suất thẩm thấu.
2. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV theo hướng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh trưởng.
3. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ giứp con người chủ động nuôi cấy những VSV có ích trong điều kiện thích hợp, đồng thời kìm hãm hoặc tiêu diệt những VSV có hại.
Với các mục lớn hay nhỏ trong một bài được trình bày chưa rõ ý thì cần đưa ra các CH, BT để rèn luyện HS biết tìm ra ý chính từ nội dung mục đó.
Dạy cho HS kĩ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ tài liệu đã đọc được là điều rất có ý nghĩa trong khâu thu nhận thông tin vì HS không nhất thiết phải nhớ hết thông tin trong SGK mà chỉ cần nhớ những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất. GV đưa ra các CH, BT và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để thực hiện nhiệm vụ đó.
Khi thực hiện được nhiệm vụ đó, HS sẽ xác định được các ý chính, phân biệt được chúng với các ý phụ dùng để minh hoạ cho ý chính. GV yêu cầu HS diễn đạt nội dung chính đọc được, đặt tên đề mục cho phần. Có như thế mới đảm bảo sau khi hoàn thành các CH đặt ra, HS sẽ tách ra được nội dung chính, bản chất, tức là phần nào đó đã tự lĩnh hội được kiến thức mới.
Ví dụ: Khi dạy mục III, bài 41, SGK Sinh học 10, GV có thể đưa ra CH sau:
- Em hãy nghiên cứu nội dung mục III, SGK trang 139, từ dòng 5↓ - dòng 23↓ và tìm ra ảnh hưởng của một yếu tố không phải là độ ẩm lên sự sinh trưởng của VSV. Yếu tố này cần được đưa ra thành mục IV để dễ phân biệt.
- Em hãy đặt tên yếu tố đó?.
- Nêu ảnh hưởng của yếu tố đó lên sự sinh trưởng của VSV?.
Sau khi đọc và nghiên cứu kĩ nội dung, bằng những kiến thức đã học trước đó ở phần II sinh học tế bào, HS sẽ tìm ra được tên yếu tố đó là áp suất thẩm thấu.
Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu là: khi đưa VSV vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào VSV sẽ bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được. Tuy nhiên, có những VSV sống được ở nới có nồng độ muối cao gọi là VSV ưa mặn, có những VSV sinh trưởng bình thường ở môi trường có nồng độ đường cao gọi là các VSV ưa thẩm thấu.
2.2.2.2. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để xử lí thông tin.
Sau khi HS đã thu nhận được các thông tin từ SGK, cần rèn luyện cho HS biết phân tích thông tin, xác định được các ý chính, xác định được mối liên hệ giữa các ý rồi tổng hợp và rút ra được các kết luận khái quát.
Ví dụ: Để dạy bài 39- Sinh sản của VSV, sau khi cho HS phát hiện kiến thức về các hình thức sinh sản của VSV, GV cần đưa ra CH hướng dẫn HS rút ra được kết luận khái quát để HS nhìn nhận kiến thức có hệ thống. Mặc dù phần này không có trong SGK nhưng khi nghiên cứu các kiến thức trong SGK thì HS có thể tự rút ra được dưới các CH hướng dẫn của GV:
GV ra CH: Em hãy nghiên cứu bài 39, SGK sinh học 10, qua các hình thức sinh sản của VSV, em hãy rút ra các kết luận khái quát về đặc điểm sinh sản của VSV?.
GV đưa ra các CH phụ để gợi ý:
1. Hãy chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong sự sinh sản của VSV so với sự sinh sản của các sinh vật khác?
2. Đặc điểm sinh sản của VSV đã giúp ích gì cho chúng?
Khi trả lời được các CH phụ thì HS phải rút ra được các kết luận sau:
- Hình thức sinh sản ở VSV rất đa dạng và đơn giản
- Tế bào VSV sinh trưởng đạt một kích thước nhất định thì phân chia (sinh sản)
- Sinh sản của cá thể VSV chính là cơ sở sự sinh trưởng của quần thể VSV.
- VSV có tốc độ sinh sản rất cao nên VSV dễ phát tán và có mặt ở khắp mọi nơi, tồn tại và phát triển cả trong những điều kiện bất lợi.
2.2.2.3. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được.
* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng lập dàn ý, đề cương:
Lập dàn ý, đề cương là một trong những cách thể hiện sự lĩnh hội thông tin đã thu nhận và xử lí được. Để lập được dàn ý hoặc đề cương, trước hết GV phải đưa ra các CH, BT yêu cầu HS phân tích bài đọc, tách ra đối tượng và những đặc điểm của đối tượng đó, thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng. Trên cơ sở đó chia nhỏ bài đọc, lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ. Quan hệ giữa các phần nhỏ với phần lớn hơn là quan hệ giữa toàn thể với các bộ phận của nó, như là giữa giống và loài, giữa các chung với cái riêng.
Ví dụ: Ở bài 44: Sự nhân lên của virut trong TB vật chủ, SGK trình bày gồm 2 mục lớn: I: Chu trình nhân lên của virut và II: HIV và hội chứng AIDS.
Mục tiêu kiến thức của mục I là HS phải nêu được những khái niệm có liên quan tới sự nhân lên của virut, cụ thể là phải đưa ra định nghĩa thế nào là sự nhân lên của virut, các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo của virut, kết quả của sự nhân lên của virut…nhưng SGK lại không trình bày đầy đủ các nội dung đó.
Mục tiêu kiến thức của mục II là HS phải nêu được phương thức lây nhiễm, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS và cách phòng tránh. SGK đã đưa ra 3 đề mục nhỏ đã hợp lý, gắn liền với chủ đề của mục lớn nhưng nội dung trình bày thì lại chưa khớp với đề mục nhỏ. Đó là nội dung mục II2: Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS đã trình bày thêm cả các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virut HIV. Virut HIV và phage đều thuộc dạng virut độc, có chu trình nhân lên khác nhau. Do đó cần đưa nội dung các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virut HIV vào phần I, cùng ý với các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phage để HS hiểu bài có hệ thống.
Do đó, để đạt được mục tiêu DH, cần hướng dẫn cho HS biết tóm tắt lại ý cho phù hợp với logic. Các CH, BT hướng dẫn là:
Em hãy nghiên cứu toàn bộ bài 44 (trang 148 - 150), SGK sinh học 10 và lập dàn ý chi tiết cho cả bài dựa trên kết quả trả lời các CH sau:
+ Bài này muốn giới thiệu những nội dung chính nào?. Từ đó em hãy xác định các mục lớn của bài?.
+ Trong mỗi một mục lớn, SGK đã chia thành các đề mục nhỏ nào?. Các đề mục đó có có phù hợp với mục tiêu của mục lớn đề ra không?. Nội dung trình bày trong mỗi đề mục có logic với tên của đề mục không?. Nếu không, hãy đặt lại tên đề mục và tìm ra các ý cần trình bày trong mỗi đề mục đó?.
Thông qua trả lời các CH phụ, HS sẽ làm được BT chính và kết quả đạt được phải như sau:
Bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
I. Chu trình nhân lên của virut.
1. Khái niệm về sự nhân lên của virut:
+ Thực chất của sự nhân lên của virut
+ Các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo virut mới.
+ Đặc điểm của sự nhân lên của virut
+ Kết quả của sự nhân lên
* Phá vỡ tế bào chủ
* Không phá vỡ tế bào chủ
2. Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut độc
+ chu trình nhân lên của phage trong E. Coli
+ chu trình nhân lên của virut HIV trong TB bạch cầu
II. HIV và hội chứng AIDS
1. Khái niệm
2. Phương thức lây nhiễm
3. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS
4. Phòng tránh
* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ, tranh hình, bảng biểu, đồ thị:
+ Diễn đạt bằng sơ đồ: .
Khái niệm sơ đồ: Sơ đồ là một kết cấu, tổ chức có tính logic và phản ánh các thành phần và các mối quan hệ giữa các thành phần trong kết cấu, tổ chức đó. được thể hiện bằng công cụ đồ hoạ kết hợp các ký hiệu, ước hiệu chữ (text), phụ đề... Các mối tương quan qua lại giữa các thành phần thường được thể hiện bằng các mũi tên. Chiều hướng quan hệ thể hiện bằng hướng của nó. Các mối quan hệ có thể phức tạp và đan xen nhưng thể hiện qua sơ đồ sẽ nâng cao tính hệ thống, làm cơ sở cho việc nhận thức, thu nhận, thông tin, ghi nhớ,... trở nên dễ dàng.
Trong dạy học, sơ đồ hoá kiến thức bài dạy thực chất là sự hệ thống hoá, sắp xếp nội dung kiến thức cơ bản trong SGK. Sự sắp xếp này có qui luật nhất định, theo logic phát triển nội dung.
Theo quan điểm DH tích cực thì việc dạy và học sinh học theo sơ đồ được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁO VIÊN
Từ nội dung
Soạn thành sơ đồ
Giảng theo sơ đồ
Tổng kết sơ đồ
HỌC SINH
Nghe giảng theo sơ đồ
Hiểu và ghi theo sơ đồ
Tự học bằng sơ đồ
Lập được sơ đồ
Đánh giá bằng sơ đồ
Tự đánh giá và đánh giá bằng sơ đồ
Kết quả giảng dạy – học tập
Kiến thức và kĩ năng sinh học
Quá trình trao đổi
Việc sử dụng sơ đồ cần theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình vận dụng sơ đồ phải trải qua các giai đoạn làm quen. HS tập xây dựng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV, từ đó vận dụng sơ đồ vào bài học. Điều quan trọng HS phải làm quen dần với cách khái quát kiến thức cơ bản của bài học, kĩ năng khai thác kiến thức SGK, để từ đó tổng quát lại nội dung bằng sơ đồ.
Qui trình rèn kĩ năng lập sơ đồ được thể hiện như sau:
Bước 1: GV đưa ra CH, BT để HS xác định chủ đề của sơ đồ cần lập.
Bước 2: GV đưa ra các CH phụ hướng dẫn HS chọn ra được một nhóm các khái niệm có liên quan, xác định khái niệm then chốt phản ánh chủ đề hoặc một quá trình cần lập sơ đồ.
Bước 3: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để sắp xếp các khái niệm trong mối quan hệ hệ thống theo cách hiểu của mình, nối các khái niệm có liên quan bằng những đoạn thẳng hoặc mũi tên, các khái niệm có quan hệ gần được xếp gần nhau. Điều quan trọng là khi sắp xếp khái niệm vào sơ đồ hệ thống, HS phải diễn đạt được bằng lời lí do sắp xếp, đổi chỗ mỗi khái niệm. Trong quá trình lập bản đồ khái niệm, HS sẽ hiểu biết dần về quan hệ giữa các khái niệm (đồng nhất, lệ thuộc, ngang hàng, chồng chéo, trái ngược), các cách phân chia khái niệm (chia đôi, chia thành nhiều bộ phận, phân loại theo nhiều cấp).
Bước 4: GV tổng kết, đánh giá các sơ đồ mà HS vừa lập, đưa ra kết luận cuối cùng.
Có 2 loại sơ đồ là sơ đồ phân nhánh và sơ đồ mạng lưới. Việc hướng dẫn HS lập được sơ đồ ở 2 dạng này đều tuân theo qui trình trên, chỉ khác ở khâu sắp xếp vị trí các khái niệm.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 39: “Sinh sản của VSV”, GV có thể hướng dẫn HS lập bản đồ khái niệm các hình thức sinh sản ở VSV. Đây là loại sơ đồ phân nhánh, GV đưa ra các CH và BT sau để HS tự lập bản đồ:
+ Ở VSV có những hình thức sinh sản nào?
Hình thức sinh sản bằng bào tử có thể được phân chia thành những dạng sinh sản nào khác?
+ Hãy liệt kê tất cả các loại bào tử ở mỗi dạng sinh sản đó?.
+ Hãy sắp xếp các khái niệm trên vào bản đồ hệ thống dạng phân nhánh?.
Dựa vào câu trả lời của các CH, BT trên, HS sẽ lập được bản đồ như sau:
Chuỗi bào tử trên đỉnh sợi khí sinh (Xạ khuẩn)
Bào tử vô tính Túi bào tử nằm trên đỉnh sợi khí sinh (Nấm sợi) Sinh sản Bào tử áo có vách dày (Nấm sợi)
bằng Bào tử đảm (Nấm rơm)
bào tử Bào tử hữu tính Bào tử túi (Nấm men)
Bào tử tiếp hợp (Nấm sợi)
Bào tử noãn (Nấm thuỷ sinh)
Ví dụ 2: Khi dạy mục II2, bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, GV hướng dẫn HS lập ra sơ đồ tóm tắt các cơ chế bảo vệ chống lại bệnh tật ở người. Đây là dạng sơ đồ mạng lưới, các CH, BT để hướng dẫn lập sơ đồ là:
+ Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bằng những con đường nào?.
+ Có những yếu tố tự nhiên nào của cơ thể tham gia vào việc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh?.
+ Nếu vượt qua được sự ngăn cản của các yếu tố tự nhiên thì các tác nhân sẽ gặp phải các yếu tố miễn dịch nào nữa?.
+ Kể tên các loại miễn dịch trong các phản ứng miễn dịch đặc hiệu tạo kháng thể?.
+ Hãy dùng mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm vừa nêu trên?.
Sau khi hoàn thành các CH trên, HS sẽ lập được sơ đồ sau:
Nước và thức ăn ô nhiễm
Nhiễm trùng qua các giọt bệnh phẩm
Truyền bệnh qua đường sinh dục
Tiếp xúc trực tiếp
Hệ thống tiêu hoá
Hệ thống hô hấp
Hệ thống sinh dục và tiết niệu
Da
Vượt qua
Các tuyến bảo vệ thứ nhất (Da và màng nhầy)
Rất ít kí sinh trùng vượt qua
Các tuyến bảo vệ thứ hai (Các yếu tố miễn dịch)
Các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu: Viêm, thực bào, gây sốt, sinh interferon.
Các phản ứng miễn dịch đặc hiệu tạo các kháng thể:
Miễn dịch dịch thể: kháng thể dịch thể: hình thành lympho B
Miễn dịch tế bào: kháng thể cố định: hình thành lympho T
+ Diễn đạt bằng tranh hình:
Có thể sử dụng CH, BT để rèn năng lực biểu đạt thông tin bằng hình vẽ.
Ví dụ: Khi dạy mục II, bài 43: Hình thái và cấu tạo của virut, GV đưa ra BT sau: “Hãy nghiên cứu nội dung mục II1, 2, trang 143 – 145, SGK sinh học 10 và vẽ hình cấu tạo của một phage điển hình.”. Như vậy, để hoàn thành được BT này, ngoài việc vận dụng năng khiếu vẽ hình, HS phải vận dụng những kiến thức đọc được từ SGK để vẽ chính xác cấu tạo 1 phage.
+ Diễn đạt bằng lời từ bảng biểu, đồ thị:
Bên cạnh việc hệ thống hoá kiến thức, diễn dạt từ lời mô tả trong SGK thành dạng sơ đồ, bảng thì kĩ năng diễn đạt bảng biểu, đồ thị thành lời cũng rất cần thiết cho HS. Thông qua các CH, BT hướng dẫn của GV, HS biết đọc các kí hiệu, qui ước, chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố, ghi chép tóm tắt số liệu cần tìm, phân tích dữ liệu, tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị, phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát và rút ra kết luận, ý nghĩa khoa học của biểu, bảng, đồ thị đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 38, mục II1, GV treo tranh phóng to hình 38. SGK, yêu cầu HS quan sát và làm BT: “Em hãy quan sát và phân tích hình 38 SGK, kết hợp nghiên cứu nội dung mục II.1- Tr 128 - SGK Sinh 10 để giải thích đồ thị theo ý hiểu của mình?.”
GV có thể đặt ra các CH gợi ý:
- Tên của đồ thị là gì? Hai trục của đồ thị biểu diễn cái gì?
- Đường biểu diễn trên đồ thị được chia thành mấy phần? Quan sát từng phần và cho biết số lượng tế bào của quần thể biến động như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự biến động như vậy?
- Có thể rút ra kết luận gì từ đồ thị trên?. Nghiên cứu đồ thị này có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống?
Như vậy, để hoàn thành tốt BT này, HS phải sử dụng các kĩ năng quan sát, phân tích hình, kết hợp nghiên cứu nội dung SGK để giải thích đồ thị dựa trên các câu hỏi gợi ý của GV.
Yêu cầu HS phân tích được sự biến động số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn qua 4 pha sinh trưởng: tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng và suy vong. Từ đó nêu được ý nghĩa trong việc thu sinh khối VSV một cách hiệu quả nhất vào cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng.
* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK Sinh học 10 THPT cho HS để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng bảng hệ thống:
Bảng hệ thống là một công cụ để diễn đạt nội dung và giúp khảo sát sự vật, hiện tượng bằng tiếp cận hệ thống.
Bảng hệ thống có cấu trúc các cột trong mỗi cột trình bày các thông tin để chúng có thể quan hệ với các thông tin khác theo logic chiều dọc, ngang, chéo cho phép đối chiếu, so sánh, thiết lập các mối quan hệ giữa các nội dung, sự vật, hiện tượng.
Qui trình sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK Sinh học 10 THPT cho HS để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng bảng hệ thống bao gồm các bước sau:
Bước 1: GV đưa ra CH, BT để HS xác định nhiệm vụ học tập:
Trong bước này, GV phải đưa ra các CH, BT để HS xác định rõ nhiêm vụ phải thực hiện, từ đó xác định được cách thức thực hiện nhiệm vụ đó.
Bước 2: GV đưa ra CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK, xác định nội dung cần được bảng hóa.
GV cần đưa ra các CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK để từ đó HS xác định được tiêu chí, các nội dung cần được bảng hoá. Các CH có thể đặt ra là:
- Đọc đoạn tài liệu và chỉ ra các thành phần kiến thức về khái niệm, qui luật, hiện tượng trong đoạn tài liệu đó.
- Những đặc điểm cơ bản nhất của đối tượng này là gì?
- Tìm ra các đơn vị thông tin để xác định liệu giữa chúng có quan hệ nào không?
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức từ đó xác định cấu trúc cột ngang, cột dọc, các nội dung ghi ở các cột tương ứng của bảng.
Bước này HS phải xác định được các mối quan hệ logic giữa các thành phần kiến thức, phân tích nội dung thành các đơn vị thông tin theo định hướng logic đã xác định. Sau đó, sắp xếp các đơn vị thông tin theo một trật tự sao cho phản ánh được đầy đủ các quan hệ có thể có giữa chúng.Tiếp theo, GV có thể gợi ý cho HS trình bày bảng, bước đầu định hình bảng hệ thống:
- Em hãy đặt tên cho bảng?
- Có thể chia bảng thành mấy hàng, mấy cột?. Nên trình bày đặc điểm của đối tượng như thế nào cho logic và súc tích nhất?
Bước 4: Hoàn thiện bảng hệ thống
Điền nội dung vào từng ô cho phù hợp, hoàn thiện bảng.
Bước 5: Rút ra kết luận kiến thức từ bảng
Từ bảng hệ thống kiến thức, HS rút ra được kết luận khái quát về mối liên quan giữa các nội dung kiến thức hoặc rút ra được kiến thức mới mà chỉ có được khi lập bảng hệ thống.
Ví dụ: Sau khi kết thúc chương I “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV”, cần rèn luyện HS lập bảng hệ thống các đặc điểm của hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV.
Bước 1: GV đưa ra CH, BT để HS xác định nhiệm vụ học tập:
GV đưa ra BT: Em hãy lập bảng hệ thống các đặc điểm của hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV. Từ bảng đó em có thể rút ra những kết luận gì?.
Bước 2: GV đưa ra CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK, xác định nội dung cần được bảng hóa.
GV đưa ra các CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK:
- Đọc bài 33, 34, 35 SGK Sinh học 10 để tìm ra các đặc điểm của hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV?.
- Đưa ra các tiêu chí để so sánh, đối chiếu đặc điểm giữa các hoạt động chuyển hoá đó?.
Sau khi nghiên cứu, HS sẽ xác định được các hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV gồm quá trình phân giải và tổng hợp các chất. Quá trình phân giải gồm phân giải nội bào và phân giải ngoại bào, còn phân giải nội bào lại chia ra thành 2 hình thức là hô hấp và lên men, trong hô hấp lại có hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.
Tiêu chí để so sánh là bộ phận của tế bào thực hiện và cơ chế thực hiện các hoạt động chuyển hoá đó.
Bước 3: GV gợi ý cho HS bước đầu định hình bảng hệ thống:
- Sắp xếp các thông tin trên theo một trật tự sao cho phản ánh được đầy đủ các quan hệ có thể có giữa chúng?.
- Có thể chia bảng thành mấy hàng, mấy cột?. Nên trình bày đặc điểm của các hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng như thế nào cho logic và súc tích nhất?
Bước 4: Điền nội dung vào từng ô cho phù hợp, hoàn thiện bảng.
Bước 5: Từ bảng hệ thống kiến thức, HS rút ra được kết luận khái quát về các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng có trong tế bào VSV và mối liên quan giữa các quá trình chuyển hoá đó trong hoạt động sống của tế bào. Kết quả HS phải đạt được thể hiện như sau:
Bảng hệ thống các đặc điểm của hoạt động chuyển hoá vật chất và
năng lượng ở VSV.
Hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng
Các bộ phận tế bào thực hiện
Tóm tắt cơ chế
Quá trình tổng hợp
Tổng hợp protein
Tế bào chất
(Axit amin)n → protein
Tổng hợp polysaccarit
(Glucozơ)n+ ADP- glucozơ → (Glucozơ)n+1+ADP
Tổng hợp lipit
Glyxerol + axit béo → lipit
Tổng hợp axit nucleic
Đường 5C+ H3PO4+ bazơ nitơ → axit nucleic
Quá trình phân giải
Phân giải nội bào
Hô hấp hiếu khí
Ti thể (VSV nhân thực), màng sinh chất (VSV nhân sơ)
Phân giải cacbohidrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận điện tử cuối cùng là O2
Hô hấp kị khí
Ti thể
Phân giải cacbohidrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận điện tử cuối cùng là một phân tử chất vô cơ
Lên men
Tế bào chất
Phân giải kị khí cacbohidrat để thu năng lượng cho tế bào, chất cho và nhận điện tử là các chất hữu cơ
Phân giải ngoại bào
Môi trường ngoài của VSV
VSV tiết ra các enzim như proteaza, amilaza, xenlulaza,lipaza…để phân giải protein, polysaccarit, lipit… thành các chất đơn giản để hấp thụ vào tế bào.
Kết luận
- VSV có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào.
- VSV có khả năng tiết các enzim phân giải những chất phức tạp ở môi trường ngoài thành chất đơn giản để hấp thụ vào tế bào.
- Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược nhau nhưng có quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau trong hoạt động sống của tế bào.
* Chú ý: Khi tổ chức hoạt động học tập hình thành kiến thức mới có thể sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập bảng hệ thống theo 4 mức độ yêu cầu từ thấp đến cao như sau:
- Mức 1: GV lập bảng, vừa giảng vừa điền vào các ô.
- Mức 2: GV lập bảng, đặt tên các cột dọc, ngang, HS lấy thông tin đưa vào các ô.
- Mức 3: GV hướng dẫn, HS tự xây dựng bảng, lấy thông tin điền vào các ô.
- Mức 4: Yêu cầu HS rút ra kiến thức mới từ bảng, có bảng thì có thêm kiến thức mới.
Biện pháp rèn kĩ năng lập bảng hệ thống có thể được sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức. Sau mỗi bài, mỗi chương GV cần đặt ra các CH, BT yêu cầu HS khái quát hoá, lập bảng so sánh, bảng tổng hợp cho từng bài, từng chương, một vấn đề xuyên suốt một chương hay nhiều chương.
Ngoài ra, rèn luyện cho HS thực hiện các kĩ năng hệ thống hoá kiến thức dưới dạng bảng khi tự học ở nhà sẽ giúp HS tự hệ thống lại kiến thức đã học và tìm hiểu trước bài mới, khi đến lớp học sẽ có hiệu quả cao hơn, HS chủ động tiếp thu bài mới một cách hào hứng hơn.
* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng ngôn ngữ nói thông qua thảo luận nhóm:
Thảo luận là một dạng tương tác nhóm trong đó các thành viên hợp sức giải quyết một vấn đề đang cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung về vấn đề đó. HS tham gia thảo luận sẽ dần được nâng cao khả năng diễn đạt ý kiến của mình cho người khác nghe và sau đó tiếp nhận ý kiến phản hồi về chất lượng ý kiến đã diễn đạt của mình. HS phải tập dượt diễn đạt ý kiến bằng ngôn ngữ của chính mình thay vì nhắc lại lời trong SGK hoặc trong bài giảng của GV, HS phải biết sử dụng vốn từ vựng phù hợp với lĩnh vực của vấn đề đang thảo luận, biết minh hoạ ý kiến của mình bằng các ví dụ, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, biết tạo cơ hội cho những thành viên khác trong nhóm thảo luận nêu ra những ý kiến, hiểu biết của họ về vấn đề mình vừa mới trình bày.
Qui trình tổ chức một cuộc thảo luận nhóm:
Bước 1: Chuẩn bị: GV đưa ra CH, BT để thảo luận, phân chia và sắp xếp các nhóm (đếm số thứ tự lần lượt, chia theo vị trí ngồi, sở thích, chuyên môn… ).
GV quyết định thời gian cho thảo luận nhóm.
Bước 2: Tiến hành thảo luận: GV điều khiển thảo luận, hướng sự chú ý của HS vào những điểm quan trọng, dẫn dắt HS đạt được những mức độ hiểu biết cao hơn. Các thành viên trong nhóm đưa ra các ý kiến của mình để tranh luận và thống nhất vấn đề cần giải quyết.
Bước 3: Kết thúc thảo luận: Tổng hợp và phân tích kết quả thảo luận. Sau đó rút ra kết luận cuối cùng.
Ví dụ: Khi dạy mục II.2, bài 44: Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS, GV phát phiếu học tập cho các nhóm 3-4 HS, tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành:
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy nghiên cứu nội dung mục II.2 (từ dòng 15↓- 24↓)- tr 150 SGK Sinh học 10 và lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS?
Giai đoạn
Thời gian kéo dài
Triệu chứng biểu hiện
Sơ nhiễm (cửa sổ)
Không triệu chứng
Biểu hiện triệu chứng AIDS
Thời gian cho thảo luận nhóm là 5 phút. Sau đó GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của từng nhóm và đưa ra đáp án cuối cùng.
2.2.2.4. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được.
Sau khi HS đã thu nhận và xử lí được thông tin thì GV cần đưa ra các CH, BT yêu cầu HS vận dụng những kiến thức lĩnh hội được vào việc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn hoặc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó như giải các BT…. .
Ví dụ: Sau khi đã ra các CH, BT để HS hình thành kiến thức mới về đặc điểm sinh trưởng của quần thể qua 4 pha khác nhau thì GV có thể ra các CH vận dụng như sau:
Từ các đặc điểm của quần thể trong các pha sinh trưởng trên, em hãy cho biết
+ Để thu được sinh khối VSV tối đa thì nên dừng ở pha nào?
+ Từ nguyên nhân dẫn đến pha suy vong, hãy tìm ra giải pháp để tránh hiện tượng suy vong của quần thể?
2.3. Thiết kế các bài dạy trong DH phần sinh học VSV – Sinh học 10 – THPT có sử dụng CH, BT rèn NLTH SGK cho HS
Xem phụ lục 1
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10– THPT.
3.2. Nội dung thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm 3 bài sau:
Bài 33: Dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất ở VSV.
Bài 38: Sinh trưởng của VSV.
Bài 43: Cấu trúc các loại virut.
3.3. Phương pháp thực nghiệm.
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là HS lớp 10 THPT ở 3 trường: khoa văn hoá cơ sở - trường Trung cấp kĩ thuật Vĩnh Phúc, THPT Trần Phú và THPT bán công Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dựa vào kết quả khảo sát và phân loại HS, chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp, trong đó: 1 lớp TN và 1 lớp ĐC có trình độ tương đương về kiến thức và năng lực tư duy.
3.3.2. Bố trí thực nghiệm.
+ Các lớp ĐC: Được dạy theo giáo án thiết kế như hướng dẫn ở SGV.
+ Các lớp TN: Bài học được thiết kế theo hướng sử dụng CH, BT để rèn NLTH SGK cho HS.
Các lớp ĐC và TN ở mỗi trường đều do cùng 1 GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về thời gian (cuối mỗi bài dạy TN tiến hành kiểm tra 1 bài để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức và cuối đợt TN tiến hành kiểm tra lại nhằm đánh giá độ bền kiến thức), cùng đề kiểm tra, cùng biểu điểm chấm theo thang điểm 10.
3.4. Kết quả thực nghiệm.
Trong TN, sau 3 lần kiểm tra thu được 396 bài ở lớp ĐC, 402 bài ở lớp TN. Kết quả kiểm tra được trình bày ở các bảng 3, 4 và biểu đồ 1, 2.
Sau TN, qua 2 lần kiểm tra thu được được 264 bài ở lớp ĐC, 268 bài ở lớp TN. Kết quả kiểm tra được trình bày ở các bảng 5, 6 và biểu đồ 3, 4.
3.4.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra.
3.4.1.1. Trong thực nghiệm:
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3, 4 và biểu đồ 1 như sau:
Bảng 3: So sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong TN.
Lần KT số
Phương án
Tổng bài KT
± m
S
Cv(%)
dTN - ĐC
td
1
TN
105
6,82±0,11
1,30
19,71
0,37
2,13
ĐC
104
6,45±0,13
1,51
23,40
2
TN
105
6,95±0,10
1,22
17,62
0,58
3,41
ĐC
104
6,37±0,13
1,53
24,22
3
TN
105
7,12±0,10
1,25
17,61
0,59
3,52
ĐC
104
6,54±0,12
1,47
22,50
Tổng hợp
TN
315
6,94±0,06
1,25
18,01
0,49
5,05
ĐC
312
6,45±0,07
1,48
23,12
Nhìn vào bảng 3 cho thấy:
+ Điểm trung bình cộng qua 3 lần kiểm tra trong TN của lớp TN đều cao hơn so với lớp ĐC thể hiện ở mức độ đáng tin cậy: td ở tất cả các lần kiểm tra đều lớn hơn tα (tα = 1,96). Điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC. Kết quả này khẳng định các biện pháp sử dụng CH, BT đã đề xuất mang tính khả thi.
+ Ở lớp TN: điểm trung bình cộng () tăng dần qua các lần kiểm tra. Trong khi đó ở lớp ĐC, điểm trung bình không được ổn định qua các lần kiểm tra. Điều này chứng tỏ HS của lớp TN có sự tiến bộ trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
+ Độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (Cv%) ở lớp TN đều thấp hơn lớp ĐC ở cả 3 lần kiểm tra. Điều này khẳng định việc thiết kế bài giảng sử dụng CH, BT rèn NLTH SGK, phát huy NLTH của HS có hiệu quả.
Bảng 4: Phân loại trình độ HS trong TN giữa lớp TN và lớp ĐC.
Lần KT số
Phương án
Tổng bài KT
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
TN
134
9
6,72
32
23,88
84
62,69
9
6,71
ĐC
132
15
11,18
40
30,30
69
52,26
8
5,96
2
TN
134
6
4,48
33
24,63
83
61,94
12
5,95
ĐC
132
18
13,64
38
28,79
70
53,03
6
4,54
3
TN
134
4
2,98
31
23,13
80
59,70
19
14,19
ĐC
132
14
10,61
39
29,55
80
60,61
9
6,83
Tổng hợp
TN
402
19
4,73
101
25,12
245
60,95
37
9,20
ĐC
396
47
11,87
117
29,55
212
53,54
20
5,04
Qua bảng 4 và biểu đồ 1: Phân loại trình độ HS cho thấy:
+ Ở lớp TN: Tỉ lệ HS đạt điểm dưới trung bình thấp, có xu hướng giảm dần, HS đạt điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng dần qua các lần kiểm tra.
+ Ở lớp ĐC: tỉ lệ HS đạt điểm yếu kém cao hơn nhiều, số HS đạt điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp và không ổn định.
Kết quả này khẳng định ở TN kết quả đạt được trong TN cao hơn lớp ĐC.
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra của lớp TN và ĐC trong TN
Từ biểu đồ 1 cho thấy: điểm trung bình cộng của cả 3 lần kiểm tra trong TN của lớp TN luôn cao hơn và tăng dần so với lớp ĐC.
3.4.1.2. Sau thực nghiệm:
Bảng 5: So sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC qua các lần kiểm tra sau TN.
Lần KT số
Phương án
Tổng bài KT
± m
S
Cv(%)
dTN - ĐC
td
1
TN
134
7,02±0,11
1,27
18,01
0,81
4,79
ĐC
132
6,21±0,13
1,48
23,92
2
TN
134
7,09±0,11
1,27
17,93
0,7
4,07
ĐC
132
6,39±0,13
1,53
23,90
Tổng hợp
TN
268
7,06±0,07
1,25
17,73
1,02
8,46
ĐC
264
6,04±0,25
1,52
25,11
Từ kết quả bảng 5 cho thấy:
+ Điểm trung bình cộng qua 2 lần kiểm tra sau TN của lớp TN đều cao hơn so với lớp ĐC thể hiện ở mức độ đáng tin cậy: td ở tất cả các lần kiểm tra đều lớn hơn tα (tα = 1,96). Điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Kết quả này khẳng định các biện pháp sử dụng CH, BT đã đề xuất mang tính khả thi cao.
+ Độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (Cv%) ở lớp TN đều thấp hơn lớp ĐC ở cả 2 lần kiểm tra. Điều này khẳng định độ bền kiến thức của TN tốt hơn lớp ĐC.
Bảng 6: Phân loại trình độ HS sau TN giữa lớp TN và lớp ĐC.
Lần KT
Phương án
Tổng bài KT
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
TN
134
6
4.47
30
22.39
82
61.1
16
11,94
ĐC
132
19
14.39
45
34.09
64
48.48
4
3,04
2
TN
134
5
3.73
29
21.64
80
59.70
20
14,93
ĐC
132
16
12.12
41
31.06
67
50.76
8
6.06
Tổng hợp
TN
268
11
4.14
59
22.01
162
60.44
36
13.41
ĐC
264
33
12.50
86
32.57
131
49.62
12
4.51
Bảng 6 và biểu đồ 3 cho thấy: ở mỗi lần kiểm tra sau TN tỉ lệ % điểm khá, giỏi ở lớp TN vẫn luôn cao hơn so với lớp ĐC, đồng thời điểm yếu, kém và trung bình thì thấp hơn so với lớp ĐC. Kết quả này một lần nữa khẳng định ở lớp TN kết quả đạt được sau TN cao hơn lớp ĐC.
Biểu đồ 4: So sánh kết quả kiểm tra của lớp TN và ĐC sau TN
6,21
7,02
6,39
7,09
Từ biểu đồ 4 cho thấy: điểm trung bình cộng của cả 2 lần kiểm tra sau TN của lớp TN có xu hướng ổn định và cao hơn so với lớp ĐC.
Qua những phân tích trên cho thấy: việc đưa ra các biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK cho HS đã nâng cao được chất lượng học tập của HS.
3.4.2. Phân tích đánh giá định tính.
Qua phân tích các bài kiểm tra viết sau mỗi tiết dạy thực nghiệmchúng tôi nhận thấy: HS ở lớp TN bước đầu đã hình thành và rèn luyện được NLTH, đặc biệt là NLTH SGK. Cụ thể như sau:
* Về NLTH SGK của HS:
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng lập dàn ý: Ở đề kiểm tra số 4, với câu 2: Em hãy lập dàn ý các hình thức sinh sản ở VSV.
+ Ở lớp ĐC: Hầu hết các em lập dàn ý theo thứ tự trình bày ở SGK dẫn đến sự sắp xếp các ý không logic, nhiều ý lặp lại, như bài làm của em Phùng Văn Cường, lớp 10D- trường THPT Trần Phú sau đây:
Dàn ý các hình thức sinh sản của VSV:
Hình thức sinh sản ở sinh vật nhân sơ
Hình thức phân đôi
Hình thức nảy chồi và bằng bào tử
Hình thức sinh sản ở sinh vật nhân thực:
Sinh sản phân đôi
Sinh sản nảy chồi
Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính
+ Ở lớp TN: Đa số các em đã làm được dàn ý như sau:
Dàn ý các hình thức sinh sản của VSV:
Hình thức phân đôi
Hình thức nảy chồi
Hình thức sinh sản bằng bào tử.
Sinh sản bằng bào tử vô tính.
Sinh sản bằng bào tử hữu tính
Như vậy, các em ở lớp TN đã có năng lực ghi chép thông tin dưới dạng lập dàn ý tốt hơn, thể hiện năng lực tư duy logic cao hơn so với các em ở lớp ĐC.
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ
Ở đề kiểm tra số 1, với câu 1: thay các số ở sơ đồ bằng tên các kiểu dinh dưỡng và phát biểu khái niệm các kiểu dinh dưỡng đó. Để làm được bài tập này, HS phải biết phân tích sơ đồ, xác định logic sắp xếp các ô chữ để tìm mối liên hệ giữa các ô chữ đó. Khi xác định được tên các kiểu dinh dưỡng thì HS lại phải tìm ra các dấu hiệu bản chất để phát biểu khái niệm các kiểu dinh dưỡng đó. BT này tương đối khó và các khái niệm không được nêu ra trong SGK, vì vậy có sự khác nhau rất rõ nét trong kết quả làm bài của 2 lớp.
+ Ở lớp ĐC: hầu hết các em không hiểu sơ đồ, các em tỏ ra rất lúng túng, thể hiện thái độ lo sợ khi không làm được BT. Các em mất nhiều thời gian vào bài 1 nên nhiều em chưa kịp làm câu 2 nên điểm số đạt được không cao.
+ Ở lớp TN: ngay khi nhận đề các em đã tỏ ra phấn chấn vì tự tin mình sẽ làm được, các em làm bài với tốc độ nhanh, đáp án tương đối chính xác và đâỳ đủ. Kết quả bài làm khá cao đã chứng tỏ các em đã hình thành được năng lực phân tích sơ đồ, tìm được ý chính, bản chất được tách ra từ những kiến thức đã học trong SGK.
Như vậy, ở lớp TN các em đã có năng lực xử lí thông tin từ trình bày dưới dạng bảng ở SGK thành dạng sơ đồ ở trong BT.
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng bảng:
Ví dụ 2: Ở đề kiểm tra số 2: Với BT 1: Em hãy lập bảng phân biệt 2 hình thức nuôi cấy VSV: nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục?.
+ Ở lớp ĐC: Đa số các em chỉ kẻ bảng với 2 cột lớn là 2 hình thức nuôi cấy VSV chứ chưa xây dựng được cột thứ 3 là đưa ra các tiêu chí để phân biệt. Các em trình bày lần lượt các pha sinh trưởng của quần thể trong mỗi hình thức nuôi cấy nhưng lại không sắp xếp các pha tương đương nhau ở 2 cột.
+ Ở lớp TN: Hầu hết các em đã biết kẻ bảng với đầy đủ các tiêu chí cần thiết. Các ý so sánh được trình bày ngắn gọn và sắp xếp tương ứng với nhau. Do đó, kết quả thu được ở nhóm lớp TN cũng cao hơn so với nhóm lớp ĐC.
Điều này đã khẳng định năng lực diễn đạt bằng bảng của HS ở nhóm lớp TN tốt hơn rất nhiều so với nhóm lớp ĐC.
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng hình vẽ:
Ví dụ: Ở đề kiểm tra số 3, với BT 1à: Hãy chú thích vào các số từ 1 đến 6 cho hình vẽ cấu tạo phage?
+ Ở lớp ĐC: Đa số các em làm được BT này nhưng thời gian làm bài lâu, một số em không chú thích hết hoặc còn nhầm lẫn 1 vài chỗ.
+ Ở lớp TN: 100% các em chú thích đúng và thời gian làm bài rất nhanh. Điều này chứng tỏ các em đã hình thành được năng lực tóm tắt và diễn đạt nội dung thông tin bằng hình vẽ có chú thích.
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng đồ thị:
Với đề kiểm tra số 4, ở CH 1: Vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục?:
+ Ở lớp ĐC: Đa số HS vẽ tương đối chính xác đồ thị nhưng vẫn còn một số nhầm lẫn ở tiêu đề của cột. Các em cũng không giải thích đầy đủ và rõ ràng được từng pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Ở lớp TN: Các em đều vẽ được đồ thị và giải thích đúng sự biến đổi số lượng của quần thể vi khuẩn qua các pha sinh trưởng.
Như vậy, ở lớp TN các em đã hình thành và rèn luyện được năng lực vẽ đồ thị và năng lực diễn đạt đồ thị.
* Về độ bền kiến thức:
Sau khi dạy TN 2 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức tức là khả năng lưu giữ thông tin thì thấy rằng:
+ Ở lớp ĐC: kết quả bài kiểm tra sau TN thấp hơn so với kết quả trong TN, chứng tỏ kiến thức của các em đã bị rơi vãi, bài làm còn có nhiều sai sót, không đủ ý.
+ Ở lớp TN: chất lượng bài làm vẫn tốt, điểm số có xu hướng ổn định chứng tỏ độ bền kiến thức cao. Điều này chứng tỏ các em đã được rèn luyện các NLTH SGK nên năng lực tư duy được nâng cao rõ rệt
Ngoài việc đánh giá qua các bài kiểm tra, trong quá trình DH qua quan sát trong mỗi giờ lên lớp kết hợp với việc kiểm tra miệng, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS, chúng tôi cũng đánh giá một số dấu hiệu định tính về hứng thú và mức độ tích cực học tập như sau:
+ Ở lớp TN, HS chuẩn bị bài cũ rất tích cực. Các CH, BT định hướng nghiên cứu trước bài mới được các em chuẩn bị chu đáo nên các em có tâm thế chủ động, tích cực trong tiết học mới.
Ở trên lớp khi được giao CH, BT các em đều tích cực nghiên cứu SGK để hoàn thành và xung phong lên trả lời. Ban đầu việc diễn đạt của các em còn hạn chế nhưng sau vài tiết học các em đã biết trình bày đúng, đủ nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình.thì các em đã biết cách phân công nhim vụ trong nhóm và mỗi cá nhân đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các em hăng hái tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, tình huống đặt ra làm cho không khí lớp học rất sôi nổi.
+ Ở lớp ĐC, các em chưa có ý thức chuẩn bị bài cũ. Đa số các em thụ động, chỉ nghe giảng và ghi chép theo những gì GV đọc. Các CH, BT mà GV đưa ra thì các em không tích cực suy nghĩ để trả lời, một số ít em trả lời thì lại không đúng trọng tâm CH. Do đó, không khí lớp học ở lớp ĐC rất trầm, không sôi nổi như ở lớp TN.
Tóm lại, qua TN cho thấy các biện pháp sử dụng các CH, BT để rèn luyện NLTH SGK trong DH phần sinh học VSV đã có tác dụng nâng cao hiệu quả của quá trình DH. HS đã hình thành được các NLTH SGK cần có, từ đó có khả năng tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức, đồng thời khắc sâu, nắm vững bản chất các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
- Tự học SGK là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết trong quá trình học tập của HS ở trường phổ thông. Việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng quyết địng tới chất lượng học tập của HS
- Kết quả điều tra thực trạng về các phương pháp hướng dẫn HS tự học SGK và tình hình sử dụng các CH, BT trong DH sinh học của GV THPT cho thấy các GV còn lúng túng khi sử dụng CH, BT vào các khâu của quá trình DH. Do đó chất lượng DH không cao, chưa phát huy được tư duy sáng tạo và khả năng tự học của HS.
- Từ NLTH SGK Sinh học 10 cần có ở HS THPT mà lựa chọn các dạng CH, BT phù hợp để hướng dẫn HS tự học SGK trong khâu hình thành kiến thức mới và đưa ra các biện pháp sử dụng các CH, BT đó nhằm rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPTcho HS qua DH phần sinh học VSV. – Từ các giáo án có sử dụng CH, BT theo hướng rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPT qua DH phần sinh học VSV được tiến hành dạy TN bước đầu đã khẳng định các dạng CH, BT đã lựa chọn và các biện pháp sử dụng chúng mà chúng tôi đã đề xuất là phù hợp để hình thành và rèn luyện NLTH SGK cho HS.
Từ kết quả nghiên cứu trên cũng là những gợi ý cho việc hình thành NLTH SGK khi học các phần khác, môn khác, lớp khác, góp phần nâng cao chất lượng DH theo hướng phát huy khả năng tự học của HS.
2. Đề nghị:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có một số đề nghị sau để phát triển, nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện NLTH SGK cho HS:
- Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả nghiên cứu mới đi sâu vào các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK trong khâu hình thành kiến thức mới. Các khâu khác của quá trình DH cần được nghiên cứu tiếp để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn.
- Cần tiếp tục nghiên cứu ở các phần khác của chương trình sinh học phổ thông, ở tất cả các bộ môn khác, tại tất cả các trường theo hướng nghiên cứu mà chúng tôi đã đề xuất để giúp HS hình thành và phát triển các NLTH SGK ở tất cả các bộ môn, giúp HS học tốt, học đều các môn.
- Cần tăng cường bồi dưỡng GV, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các chuyên đề về phương pháp và biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS THPT.
- Kết quả của luận văn cũng mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu, còn nhiều vấn đề còn chưa được nghiên cứu sâu rộng và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học.doc