Sự biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Thứ tám: Thực tế có một bộ phận thanh niên chƣa ý thức rõ tầm quan trọng của việc học nghề. Cần phải giáo dục để giúp họ ý thức rõ tầm quan trọng của việc học nghề và có một nghề nghiệp chuyên môn để đảm bảo cuộc sống, dù họ làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất hay tự kinh doanh, tự tổ chức sản xuất. Việc giáo dục này càng cần thiết đối với những thanh niên các gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ tiền bán hay đền bù đất đai, ỷ lại vào tiền bạc mà lao vào việc ăn chơi, đua đòi.

pdf10 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở PHƯỜNG YÊN SỞ, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI Nguyễn Như Quyền* Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trong giai đoạn 2000-2010, quá trình đô thị hóa tăng nhanh, tình hình kinh tế-xã hội phƣờng Yên Sở có sự biến đổi sâu sắc. Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch quan trọng từ nông nghiệp-dịch vụ- công nghiệp sang dịch vụ-nông nghiệp-công nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và đất chuyên dùng khiến diện tích đất nông nghiệp ở Yên Sở giảm đi nhanh chóng. Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi lớn, nuôi trồng thủy sản đƣợc chú trọng, các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao dần đƣợc đƣa vào sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Trên cơ sở đó, đô thị hóa tác động mạnh vào sự thay đổi cơ cấu lao động, việc làm, sự phân hóa giàu nghèo. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển và giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu lao động của phƣờng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ điện, hệ thống giao thông, trƣờng học, trạm y tế, hệ thống cung cấp nƣớc sạch và các công trình thoát nƣớc, chợ, siêu thịđƣợc làm mới, nâng cấp và cải thiện đáng kể cùng với mức sống ngƣời dân tăng lên đã làm cho chất lƣợng sống ngƣời dân phƣờng Yên Sở đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng tác động làm biến đổi cảnh quan, môi trƣờng, tâm lý, văn hóa và lối sống của ngƣời dân nơi đây. Từ khóa: biến đổi kinh tế-xã hội, đô thị hóa, cơ cấu kinh tế, lối sống,Yên Sở. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ở Việt Nam và trên thế giới, vấn đề đô thị hóa và tác động của nó đối với kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng... đƣợc nhiều nhà khoa học và giới quản lý đô thị quan tâm, nghiên cứu nhƣ: Vấn đề đô thị hóa và tăng trƣởng (Michael Spence, 2009) [11]; Vấn đề nảy sinh khi đô thị hoá ở Phi Lip Pin, Mỹ, Nhật, Thái Lan (Sam T. Hurst, 1984) [21]; Bối cảnh chính trị của đô thị hoá và sự phát triển kinh tế ở thành phố. Phân tích một số vấn đề chính về cấp nƣớc, xử lí nƣớc thải và chất thải, giao thông, nhà cửa... Các kế hoạch quản lí thành phố trong xu hƣớng đô thị hoá hiện nay (Coulthart Alan, 2006) [3]; Tổng quan về đô thị hoá, phát triển bền vững và những nghiên cứu cụ thể phát triển đô thị khu vực Châu Á ở một số nƣớc Châu Á nhƣ: Băng ladet, Cămpuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Lào...(Brian Roberts, 2006) [2]; Tác động của đô thị hóa đối với lao động, việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi ở nƣớc ta *Tel:0974.958.636Email: hanoianvnnq@gmail.com hiện nay (Hoàng Văn Hoa, 2006) [6]; Ảnh hƣởng đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Lê Du Phong, 2002) [8]; Nông dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hoá (Lê Văn Năm, 2007) [10]; Biến đổi kinh tế-xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa (Nguyễn Hữu Minh, 2005) [14]; Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế hộ gia đình nông dân (Nguyễn Thị Kim Thoa, 2000) [15];Vấn đề sử dụng đất trong quy hoạch và phát triển các khu dân cƣ ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Phạm Khánh Toàn, 2002) [16]...Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó mới chỉ dừng lại nghiên cứu một cách khái quát hoặc trên một vài lĩnh vực, ở một vài khía cạnh riêng biệt mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc. Yên Sở trƣớc đây là một xã thuộc huyện Thanh Trì có địa hình thấp trũng, diện tíc mặt nƣớc lớn nhất so với các khu vực xung quanh. Hiện nay, Yên Sở là một trong những phƣờng mới đƣợc thành lập thuộc quận Hoàng Mai Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 48 trong quá trình đô thị hóa mở rộng của Hà Nội [1]. Tại đây, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh với những nét riêng cũng nhƣ những đặc trƣng chung tiêu biểu từ một làng nông nghiệp truyền thống ven đô Hà Nội dẫn đến tình hình kinh tế-xã hội có sự biến đổi sâu sắc. Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi kinh tế - xã hội ở phƣờng Yên Sở trong quá trình đô thị hóa là đề tài có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách cũng nhƣ định hƣớng phát triển bền vững của phƣờng. Nghiên cứu sử dụng chủ yếu 3 nguồn tài liệu (trong đó nguồn 1 và 2 đóng vai trò quan trọng): 1- Thƣ tịch, báo cáo, văn bản, bảng biểu, số liệu thống kêcủa phƣờng, quận; 2- Tƣ liệu điền dã, điều tra xã hội học; 3- Các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trƣớc. và đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu của Khu vực học với cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu mang tính liên ngành, hệ thống. Các tri thức về địa lý, sinh thái, địa chất... đƣợc vận dụng để nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên. Tri thức về khoa học xã hội nhƣ khoa học lịch sử, dân tộc học, văn hóa học, kinh tế học, xã hội họcgiúp cho việc nghiên cứu các đặc điểm nguồn gốc, kết cấu dân cƣ, cơ cấu các ngành kinh tếBên cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp sau: phƣơng pháp kế thừa những thông tin và kết quả nghiên cứu trƣớc đó; phƣơng pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tƣ liệu; phƣơng pháp điền dã, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (200 phiếu) kết hợp phỏng vấn sâu; phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic cũng đƣợc kết hợp trong quá trình nghiên cứu giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá và lý giải các sự vật, hiện tƣợng trong chiều sâu lịch sử. SỰ BIẾN ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tính đến năm 2001, giá trị sản xuất nông nghiệp tại phƣờng Yên Sở vẫn giữ vai trò chủ yếu chiếm tới 73,74% trong cơ cấu kinh tế của phƣờng. Sang đến giai đoạn 2002–2010, khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, Yên Sở từ một làng nông nghiệp truyền thống ven đô đã trở thành một phƣờng mới của quận Hoàng Mai thì cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch rõ nét và mạnh mẽ: giá trị sản xuất nông nghiệp giảm xuống đứng vị trí thứ hai trong khi đó tỷ trọng các ngành thƣơng mại, dịch vụ, vận tải, xây dựng tăng nhanh và đóng vai trò quan trọng. Hình 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000-2010 [19] Với đặc thù là một địa bàn có diện tích đất nông nghiệp lớn, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, trong những năm gần đây, nông nghiệp sinh thái tại phƣờng Yên Sở đang dần phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng các loại nông sản có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp do nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cùng với đó nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nên tỷ trọng nông nghiệp trên địa bàn Phƣờng đã giảm đi đáng kể qua các năm. Cụ thể, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 chiếm tới 73,74% thì sang đến các năm 2005, 2010 giảm xuống tƣơng ứng chỉ còn 45,5% và 30,9% trong cơ cấu kinh tế của phƣờng. Trong giai đoạn 2000-2010, do tác động của quá trình đô thị hóa, cơ chế thị trƣờng, nhu cầu về dịch vụ, thƣơng mại, vận tải ngày càng 73.74 52.37 45.5 38.4 30.9 23.38 35.62 45.9 51.8 58.7 2.68 13.01 8.6 9.8 10.36 0 20 40 60 80 2001 2003 2005 2007 2010 Nông nghiệp, thủy sản Thƣơng mại, dịch vụ Công nghiệp, xây dựng Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 49 lớn nên nhiều cá nhân và hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tƣ phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ theo khả năng và nhu cầu thị trƣờng nhƣ: dịch vụ vận tải, may mặc, đồ gia dụng, xây dựng, dịch vụ buôn bán nhỏ, trung chuyển và buôn bán mặt hàng thủy sản... Sự phát triển của các ngành dịch vụ, hoạt động thƣơng mại từng bƣớc đƣợc mở rộng đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Các hoạt động vui chơi, giải trí ngày càng đƣợc quan tâm. Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, vật liệu xây dựng tăng nhanh. Hiện nay trên địa bàn phƣờng có chợ Yên Duyên, chợ Cá, siêu thị Metro và hàng trăm cửa hàng dịch vụ và buôn bán khác nhau. Số doanh nghiệp trên địa bàn phƣờng cũng không ngừng tăng lên: năm 2000 có 28 doanh nghiệp, năm 2005 có 87 doanh nghiệp và đến năm 2010 là 149 doanh nghiệp [18]. Vì vậy, các ngành dịch vụ, thƣơng mại trong 5 năm gần đây có sự phát triển và tăng trƣởng vƣợt bậc. Cụ thể năm 2001 mới chỉ chiếm 13,58%, đến năm 2005 đạt đến 45,9% và năm 2010 tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ lên tới 58,74% và giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của phƣờng. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng qua các năm cơ bản đều tăng: năm 2001 là 2,68%, 2005 là 8,6% và 2010 là 10,36%. Sự phát triển của ngành công nghiệp, xây dựng là xu hƣớng vận động tất yếu, phù hợp với sự chuyển dịch kinh tế trên địa bàn phƣờng do tác động của quá trình đô thị hóa theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy nhiên tốc độ phát triển còn chậm và chiếm tỷ trọng thấp. Chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp phường Yên Sở * Sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phƣờng Yên Sở giai đoạn 2000-2010 thể hiện trƣớc tiên qua sự biến đổi rất lớn cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại phƣờng. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa giảm mạnh từ 146,36 ha năm 2000 xuống còn khoảng ¼ (35,54 ha) năm 2010. Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản tƣơng tự cũng giảm mạnh từ 189,72 ha năm 2000 xuống còn khoảng ½ (88,34 ha) năm 2010. Ngƣợc lại, tổng diện tích đất trồng hoa màu (đậu tƣơng, lạc, ngô, rau muống, rau mồng tơi) và diện tích đất trồng cây hàng năm (chuối, đu đủ, quýt, quất) tăng lên đáng kể từ 107,32 ha năm 2000 lên 189,7 ha năm 2010. Trong khi đó, tổng diện tích đất vƣờn tạp và đất trồng cây lâu năm vốn đã ít (19,35 ha năm 2000) thì hiện nay giảm xuống còn không đáng kể (0,67 ha) [19]. Hình 2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phường Yên Sở qua các năm [17] * Tiếp đến là sự biến đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù từ một xã nông nghiệp ven đô chuyển lên phƣờng tháng 01/2004 nên diện tích đất nông nghiệp tại Yên Sở bị thu hẹp nhanh, một số diện tích đất trũng chuyển sang nuôi cá, thêm vào đó là một phần diện tích đất bị bỏ hoang hay trồng trọt kém hiệu quả nên giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần. Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản cũng có sự thay đổi lớn. Giá trị sản lƣợng trồng trọt, chăn nuôi năm 2000 chiếm ƣu thế 62,57% giảm dần xuống 54,02% năm 2004 và đến năm 2010 là 41,54%. Trong khi đó, giá trị nuôi trồng thủy sản tăng dần từ 37,43% năm 2000 lên 45,98% năm 2004 và chiếm ƣu thế 58,46% năm 2010 trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tại phƣờng Yên Sở [17]. * Bên cạnh đó là sự chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng và vật nuôi tại phƣờng Yên Sở. Năm 2000, diện tích một số loại cây trồng chính là lúa (146,36 ha), lạc (54,6 ha) và rau (10,75 ha) (trong đó diện tích lúa là chủ yếu). Đến năm 2005, diện tích lúa giảm nhiều song lúa vẫn là cây trồng có diện tích lớn nhất là 84,96 ha. Bên cạnh đó, diện tích các loại hoa 0 20 40 60 2000 2004 2008 2010 4 1 .2 6 3 3 .8 5 2 2 .9 2 2 4 .3 1 2 1 .3 1 2 0 .1 7 2 4 .4 2 1 7 .2 3 3 7 .4 3 4 5 .9 8 5 2 .6 6 5 8 .4 6 Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 50 màu và diện tích trồng rau tăng lên nhanh chóng. Tổng diện tích các loại hoa màu và rau là 137,37 ha. Trong đó diện tích ngô đứng thứ hai 52,16 ha và sau đó là diện tích đất trồng rau 36,72 ha. Tính đến năm 2010, cơ cấu diện tích các loại cây trồng thay đổi càng mạnh mẽ. Diện tích trồng rau là chủ yếu chiếm 64,48 ha, cung cấp rau sạch cho thành phố khoảng 4-5 nghìn tấn, sau đó là diện tích trồng ngô 41,36 ha, lúa 35,54 ha, lạc 19,67 ha, đậu tƣơng 15,59 ha và cây ăn quả là 10,42 ha. Trong cơ cấu nông nghiệp ở phƣờng Yên Sở, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp và có xu hƣớng giảm từ 21,31% năm 2000 xuống còn 17,23% vào năm 2010. Trong giai đoạn 2000 – 2005, số lƣợng bò sữa vẫn đƣợc duy trì, năm 2005 là 18 con; số lƣợng trâu bò thịt giảm từ 53 con xuống còn 32 con. Ngƣợc lại, số lƣợng gia cầm tăng nhanh từ 9685 con năm 2000 lên tới 28046 con năm 2005; số lƣợng lợn cũng tăng lên đáng kể từ 4783 con năm 2000 lên 6230 con năm 2005. Sang đến giai đoạn 2005 – 2009, số lƣợng gia súc, gia cầm đều giảm mạnh: bò sữa từ 18 con giảm xuống còn 2 con; trâu bò thịt từ 32 con tiếp tục giảm xuống còn 5 con; đàn lợn giảm từ 6230 con xuống 3351 con; gia cầm giảm từ 28046 con xuống còn 3528 con [18]. Hiện nay, lợn và gia cầm là những vật nuôi chính và việc chăn nuôi ở phƣờng Yên Sở tập trung chủ yếu ở ngoài bãi và khu vực giáp ranh giữa khu dân cƣ và đất nông nghiệp hiện còn. Chăn nuôi ngày càng trở nên khó khăn hơn do diện tích đất, không gian bị thu hẹp, khoảng cách từ khu dân cƣ ra ngoài bãi khá xa bất tiện cho việc đi lại và chăn nuôi sản xuất. Bên cạnh nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu Yên Sở còn đƣợc biết đến nhƣ một làng chuyên nghề nuôi cá. Phƣờng Yên Sở là địa bàn có diện tích mặt nƣớc lớn nhất (267 ha) so với các khu vực xung quanh. Trong đó, diện tích mặt nƣớc chuyên nuôi cá và 1 vụ lúa, 1 vụ cá là 189,72 ha (năm 1999). Trong quá trình đô thị hóa tăng nhanh, một phần lớn diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản chuyển đổi mục đích sử dụng sang các dự án công cộng nhƣ Hồ điều hòa Yên Sở, Công viên Yên Sở, Trạm bơm thoát nƣớc, Trạm xử lý nƣớc thải Kết quả là hiện nay diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản giảm mạnh xuống chỉ còn 88,34 ha kéo theo đó là sản lƣợng cá cũng giảm dần qua các năm từ 800 tấn năm 2000 xuống còn 352 tấn năm 2010 [18]. Hiện nay, cá nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ ở thị trƣờng thành phố. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Trên địa bàn phƣờng Yên Sở có các loại đất chủ yếu sau: đất phù sa đƣợc bồi ở bên ngoài đê Hữu Hồng với diện tích là 164,88 ha chủ yếu đƣợc dùng để sản xuất nông nghiệp; đất phù sa không đƣợc bồi ở bên trong đê Hữu Hồng với diện tích là 579,49 ha đƣợc dùng làm đất ở, đất chuyên dùng và đất phát triển nông nghiệp trong đó trồng lúa, hoa màu, nuôi cá là chính [1]. Hình 3. Hiện trạng sử dụng đất phường Yên Sở năm 2000, 2005 và 2010 [19] Do tác động trực tiếp của tiến trình đô thị hóa, cơ cấu sử dụng đất tại phƣờng Yên Sở có nhiều sự thay đổi lớn: diện tích đất nông nghiệp sụt giảm nhanh, đất chuyên dụng và đất khu dân cƣ tăng lên đáng kể. Đó là một yêu cầu tất yếu, khách quan và còn có xu hƣớng phát triển trong thời gian tới. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp năm 2000 là 462,75 ha (chiếm tỷ lệ 64,8%), đến năm 2010 giảm xuống còn 312,58 ha (42%) bao gồm 217,6 ha đất nông nghiệp trong đồng nhƣng đã nằm trong qui hoạch và có quyết định thu hồi và 95,2 ha đất nông nghiệp ngoài bãi chƣa nằm trong qui hoạch thay đổi mục đích sử dụng. 0 20 40 60 80 2000 2005 2010 6 4 .4 5 7 .1 4 2 1 7 .4 1 8 .1 2 0 .6 1 5 .1 2 2 3 4 .5 2 .7 2 .7 5 2 .9 Đất nông nghiệp Đất thổ cƣ Đất chuyên dùng Đất khác Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 51 Nhƣ vậy, thực tế hiện nay chỉ còn 95,2 ha diện tích đất nông nghiệp ngoài bãi. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp còn bị thu hẹp do những hoạt động chƣa hợp lý của việc qui hoạch, của những hoạt động đầu cơ kinh doanh đất. Có tới khoảng 25 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang vì nhiều lý do khác nhau. Ngƣợc lại, diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh lên 256,72 ha (34,5%) năm 2010 so với 107,51 ha (15,1%) năm 2000; diện tích đất thổ cƣ cũng tăng từ 124,32 ha (17,4%) năm 2000 lên 153,15 ha (20,6%) năm 2010 [19]. CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ SỰ MẤT CÂN ĐỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN DO TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do tác động của quá trình đô thị hóa mở rộng trên địa bàn phƣờng Yên Sở khiến cho một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Điều này làm cho cơ cấu lao động theo ngành của phƣờng Yên Sở có sự thay đổi sâu sắc. Cụ thể, tỷ trọng cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, thủy sản năm 2001 vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, chiếm tới 70,12% so với tỷ trọng cơ cấu lao động phi nông nghiệp là 29,88%. Năm 2004, do quá trình đô thị hóa phát triển, lao động theo ngành nông nghiệp giảm dần xuống còn 56,78%, lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng lên 43,22%. Tuy nhiên nông nghiệp, thủy sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu lao động theo ngành. Nhƣng tính đến năm 2010, cơ cấu lao động theo ngành đã có sự thay đổi lớn. Cùng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh diễn ra trên địa bàn phƣờng Yên Sở và các khu vực xung quanh, số lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng mạnh chiếm tới 82,21%, đặc biệt là số lao động trong ngành thƣơng mại, dịch vụ, vận tải tăng lên nhanh nhất lên tới 56,57% và giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu lao động theo ngành của phƣờng Yên Sở [20]. Mặc dù vậy, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn phƣờng hiện nay còn mang tính tự phát, kém hiệu quả. Các ngành nghề phi nông nghiệp có quy mô nhỏ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra đồng thời cùng với quá trình đô thị hóa là một xu thế tất yếu. Chính quá trình đó nâng cao chất lƣợng lao động trong cơ cấu lao động theo trình độ tại phƣờng Yên Sở. Nếu nhƣ năm 2004 số lao động đƣợc đào tạo có trình độ 30,9% thì sang đến năm 2010, số lao động đã qua đào tạo tiếp tục tăng lên 47,2% [20]. Hình 4. Cơ cấu lao động theo ngành phường Yên Sở giai đoạn 2000-2010 [20] Đô thị hóa mở rộng trên địa bàn phƣờng Yên Sở đã kéo theo sự gia tăng dân số nhanh chóng từ 9885 ngƣời năm 2000 lên 14935 ngƣời năm 2010 [18], diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh và chủ yếu chuyển đổi sang đất nhà ở và đất chuyên dùng nên không tạo thêm đƣợc nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Chính điều này khiến nông dân phải đối mặt với nhiều thách thức và đang phải cố gắng tìm cách vƣợt qua. Đối với những ngời nông dân không thể tiếp tục nghề nông: Trong giai đoạn 2001-2010 có tới khoảng 4488 ngƣời phải rời bỏ nghề nông vì không còn đủ đất canh tác để mƣu sinh [18]. Không thể tiếp tục với nghề cũ của mình, ngƣời nông dân phải tìm đến các ngành nghề phi nông nghiệp nhƣ kinh doanh, buôn bán; công nhân, viên chức; làm nghề tự do, làm thuê... Nhƣng việc chuyển đổi việc làm, tìm một nghề mới phù hợp để có thể ổn định trong môi trƣờng đô thị của ngƣời nông dân thƣờng gặp nhiều khó khắn do nhiều yếu tố tác động nhƣ tuổi tác, trình độ văn hóa cũng nhƣ trình độ chuyên môn thấp, khó có điều kiện học nghề... nên không đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công việc mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 0 20 40 60 80 2001 2004 2007 2010 7 0 .1 2 5 6 .7 8 3 1 .4 5 1 7 .8 9 7 .6 7 1 0 .8 5 2 2 .8 2 2 5 .6 4 2 2 .2 1 3 2 .3 7 4 5 .6 3 5 6 .5 7 Nông nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thƣơng mại, dịch vụ Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 52 Đối với ngƣời nông dân còn tiếp tục nghề nông: Theo kết quả điều tra có tới 61,4% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng sản xuất nông nghiệp trong tình hình đô thị hóa tăng nhanh gặp nhiều khó khăn hơn trƣớc do nhiều nguyên nhân nhƣ: môi trƣờng thiên nhiên bị thay đổi, hoạt động nông nghiệp không còn đƣợc chú trọng, các hệ thống thủy nông nội đồng không còn đƣợc quan tâm chăm sóc, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp nên không thu hút đƣợc lao động dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực... MỨC SỐNG VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƢỢC CẢI THIỆN Trong giai đoạn 2005-2010, nhiều dự án và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nhƣ đƣờng, ngõ xóm của 23/29 tổ dân phố đƣợc bê tông hóa; trƣờng học, trạm y tế, các tuyến phố Yên Duyên, Sở Thƣợng, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống cấp nƣớc sạch, các công trình thoát nƣớc, các di tích văn hóa đƣợc nhƣ Đình- Chùa-Miếu-Nghèđƣợc cải thiện, trùng tu, khôi phục và xây dựng, lắp đặt mới; đƣờng Vành đai 3 chạy qua địa bàn phƣờng đã đƣợc hoàn thành; Hồ điều hòa và Công viên Yên Sở đang dần đƣợc hoàn thành...đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của ngƣời dân [18]. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế tuy đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; tốc độ đô thị hóa nhanh nhƣng mạng lƣới giao thông chƣa đồng bộ, tình trạng thiếu nƣớc sạch, úng lụt, ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn là vấn đề bức xúc cần đƣợc quan tâm giải quyết. Đô thị hóa tăng nhanh, kinh tế phát triển đã nâng cao hơn đời sống ngƣời dân phƣờng Yên Sở. Trong giai đoạn 1996-2010, nhà ở trên địa bàn phƣờng có xu hƣớng chuyển nhanh từ kiểu nhà truyền thống sang kiểu nhà đô thị hiện đại. Theo kết quả điều tra, số lƣợng nhà kiểu đô thị hiện đại (có 1 -3 tầng đổ mái bằng, biệt thự, trung cư mới) tăng nhanh từ 30,5% năm 1996 lên 52,6% năm 2004 và tính đến 2010 là 83,2%. Chính sự chuyển đổi đất đai dƣới tác động của quá trình đô thị hóa tạo cho cƣ dân ngoại thành cơ hội có khoản tiền lớn và ƣu tiên hàng đầu của nhiều hộ là cải thiện tình trạng nhà ở. Hình 5. Các loại nhà ở tại phường Yên Sở qua các năm Hình 6. Các loại đồ đạc gia đình của người dân Yên Sở Nhà vệ sinh cũng là một trong những chỉ số thể hiện mức sống của ngƣời dân. Theo điều tra, số nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại tăng lên đáng kể từ 67,4% (1986-1999) lên 97,5% (2000-2010). Tƣơng tự, một loạt các đồ đạc phục vụ nhu cầu cuộc sống của ngƣời dân tăng nhanh nhƣ xe máy, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, điện thoại 0 20 40 60 80 100 1996 2004 2010 6 9 .5 4 7 .4 1 6 .83 0 .5 5 2 .6 8 3 .2 Nhà mái ngói truyền thống Kiểu nhà đô thị hiện đại 73.4 85.6 94.5 72.2 26.3 3.2 67.6 15.6 38.7 8.5 97.6 48.3 98.2 97.5 75.8 7.4 27.8 59.8 86.9 37.6 0 25 50 75 100 Xe máy Xe đạp Ti vi Điện thoại Đầu đĩa Chảo vệ tinh Đài Máy giặt Tủ lạnh Điều hòa 2000-2010 1986-1999 Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 53 SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG MỐI QUAN HỆ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG Trong tiến trình đô thị hóa, ngƣời dân phƣờng Yên Sở đã chịu nhiều biến đổi về mặt xã hội. Giá cả đất đai trên địa bàn phƣờng tăng lên nhanh chóng đã biến những nông dân có một diện tích đất đai nào đó thành những ngƣời nắm trong tay một tài sản lớn, còn những số khác không có đƣợc những thuận lợi đó, lại gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, đang diễn ra xu hƣớng phân hóa giàu, nghèo giữa các gia đình ở phƣờng Yên Sở. Bên cạnh nhiều gia đình có điều kiện xây dựng, nâng cấp nhà ở khang trang, hiện đại và tiện nghi vẫn còn có những gia đình cuộc sống không có nhiều thay đổi. Con số này tiềm ẩn trong số 12,8% số nhà mái ngói cũ hiện còn và số hộ nghèo qua các năm. Quá trình đô thị hóa cùng với sự tập trung, sự tích tụ dân cƣ đô thị không đồng nghĩa với sự cố kết cộng đồng mà ngƣợc lại, cuộc sống đô thị còn làm cho tính cộng đồng làng xóm trên địa bàn phƣờng Yên Sở yếu đi; ngƣời dân sống khép kín hơn. Kết quả thu nhận đƣợc trong cuộc điều tra về mức giao tiếp giữa ngƣời dân với những hàng xóm nhƣ sau: 9% số ngƣời cho là tăng hơn trƣớc khi đô thị hóa diễn ra, nhƣng có đến 75,3% những ngƣời đƣợc hỏi cho là đã giảm sút hơn trƣớc. Tình cờ khi đi đƣờng 78,3%, những dịp hiếu hỉ 52,7% là hai cơ hội lớn nhất để ngƣời dân gặp gỡ nhau, trong khi việc gặp gỡ tại nhà của nhau hoặc tại nhà ngƣời quen chung không nhiều (31,9% và 16,8%). Điều đó cho thấy sự giao tiếp, mối quan hệ, tình đoàn kết, sự thƣơng yêu gắn bó trong cuộc sống hàng ngày của cƣ dân nơi đây đã có từ ngàn xƣa, nay đang bị thách thức và có nguy cơ bị mờ nhạt dần. SINH HOẠT TÍN NGƢỠNG VÀ CÁCH THỨC SỬ DỤNG THỜI GIAN RẢNH RỖI Ở Yên Sở, ngƣời dân theo 3 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo (300 ngƣời), Tin lành (35 ngƣời). Trên địa bàn phƣờng có 2 chùa, 2 đền, 4 miếu và 2 đình tiêu thổ kháng chiến giờ đƣợc khôi phục lại (đình Yên Duyên và đình Sở Thƣợng). Trong những năm gần đây, việc cúng tế ở đình, chùa đƣợc ngƣời dân chú trọng hơn. Đặc biệt, lễ hội Rƣớc Nƣớc truyền thống (2 ngày) giỗ Thành Hoàng Làng Thƣợng đẳng Trần Khát Chân ngày 24/4 và lễ hội Bơi chải truyền thống (2-3 ngày) dịp tháng 8 hàng năm đƣợc nhân dân Yên Sở duy trì tổ chức và phát triển thu hút đƣợc sự tham gia và quan tâm của nhiều ngƣời dân trên địa bàn phƣờng và các nơi khác [1]. Đô thị hóa tăng nhanh, kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống đƣợc cải thiện tạo điều kiện cho sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân trở nên thuận lợi và phong phú hơn. Tỷ lệ ngƣời dân Yên Sở đi cúng đình, chùa hiện nay so với trƣớc khi đô thị hóa tăng lên đáng kể từ 10,9% đến 39,5% theo lứa tuổi. Nhiều ngƣời dân còn tham gia các chuyến hành hƣơng đến các nơi khác nhân các dịp lễ, tết để vừa đi thăm quan vừa đi cúng chùa. Đồng thời đô thị hóa tăng nhanh, kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống đƣợc cải thiện tạo điều kiện cho ngƣời dân có điều kiện hƣởng thụ một cuộc sống vật chất dồi dào và cuộc sống tinh thần phong phú. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của ngƣời dân có nhiều thay đổi, thời gian hƣởng thụ văn hóa nhiều hơn và cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Trong giai đoạn 1986-1999 loại hình giải trí thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân nhiều nhất là thăm hỏi hàng xóm, họ hàng, bạn bè (62,5%); nghe đài (45,7%), xem tivi (35,2%); đi đình, đi chùa (21,7%) và các hoạt động thể dục thể thao (16,4%). Nhƣng sang đến giai đoạn 2000-2010, các hình thức giải trí đƣợc ngƣời dân phƣờng Yên Sở tham gia nhiều nhất là xem tivi, video (97,3%); tham gia các hoạt động thể dục thể thao (34,8%); sau đó là đi đình, đi chùa (31,5%) và đi công viên giải trí (16,8%). Trong khi đó, hình thức nghe đài không còn thu hút đƣợc sự tham gia của ngƣời dân nữa (giảm từ 45,7% xuống còn 2,5%). Ngƣợc lại, một số loại hình do trƣớc đây không có điều kiện kinh tế, thời gian ngƣời dân ít tham gia thì nay tăng lên đáng kể nhƣ đọc sách, báo tăng từ 3,6% lên 15,4%; đi Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 54 công viên giải trí tăng từ 3,2% lên 16,8%; đi xem phim, ca nhạc, hát karaoke tăng từ 2,5% lên 10,7%; và du lịch từ 0,8% tăng lên 8,5%. Hình 7. Cách giải trí của người dân Yên Sở trong thời gian rảnh rỗi BIẾN ĐỔI CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƢỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Quá trình đô thị hóa đem đến cho phƣờng Yên Sở sự thay đổi về nhiều mặt nhƣng trƣớc hết là sự thay đổi lớn lao trong cảnh quan. Không gian nông thôn dần mất đi để nhƣờng chỗ cho không gian đô thị hiện đại và phát triển nhƣng cũng còn khá xô bồ, nhà cửa xây cất đủ kiểu, nhất là các công trình nhà cửa, hàng quán bên cạnh các trục lộ giao thông. Từ năm 2005 đến 2009, số xây dựng trái phép 139 trƣờng hợp, lấn chiếm đất công 24 trƣờng hợp, xây dựng có phép: 104 công trình, xây dựng không phép: 215 công trình (bị đình chỉ, dỡ bỏ) [19]. Đô thị hóa còn đem đến sự thay đổi về môi trƣờng sống của cƣ dân phƣờng Yên Sở, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Sự ô nhiễm này một phần do việc tập trung dân cƣ ngày càng cao, trong khi cơ sở hạ tầng giải quyết vấn đề vệ sinh công cộng chƣa đƣợc xây dựng hoặc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Hành vi ứng xử của của ngƣời dân đối với rác thải, nƣớc thải, hình thức xử lý rác đã thay đổi nhiều theo xu hƣớng tiến bộ. Song số rác thải chƣa đƣợc thu gom, nƣớc sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý làm môi trƣờng đặc biệt là môi trƣờng nƣớc và không khí bị ô nhiễm khiến cho thói quen sinh hoạt của ngƣời dân thay đổi và có sự mất cân đối. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy 98% ngƣời dân ở đây chuyển sang dùng nƣớc máy trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày; có tới 28,9% đến 30,5% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời sự thay đổi cảnh quan và môi trƣờng nơi đây khiến họ cảm thấy chật chội, ngột ngạt và không đƣợc thoải mái. Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch tổ chức lại không gian đô thị cũng tạo ra sự bất ổn, xáo trộn trong cuộc sống của ngƣời nông dân phƣờng Yên Sở. Có đến 78,2% những ngƣời nông dân hiện đang còn sản xuất nông nghiệp cho là không thể tiếp tục nghề nông lâu dài hoặc chƣa biết sắp tới sẽ ra sao. Họ không an tâm trong hoạt động nông nghiệp, đầu tƣ cho sản xuất trên mảnh đất mà họ chƣa biết mình còn giữ đến lúc nào. Trong quá trình đô thị hóa, trộm cắp và các tệ nạn xã hội thƣờng xảy ra là vấn đề khiến tới 51,7% đến 56,3% ngƣời dân không an tâm. Không an tâm nhiều nhất là những gia đình có con cái ở tuổi thanh thiếu niên, những ngƣời thất nghiệp và những hộ dân mới khá lên, trong nhà có mua sắm nhiều đồ đạc giá trị. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Nhƣ vậy, trong quá trình đô thị hóa tăng nhanh giai đoạn 2000-2010, cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch quan trọng từ nông nghiệp- dịch vụ-công nghiệp sang dịch vụ-nông nghiệp-công nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và đất chuyên dùng khiến diện tích đất nông nghiệp ở Yên Sở giảm đi nhanh chóng. Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi lớn, nuôi cá đƣợc chú trọng, các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao dần đƣợc đƣa vào sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Trên cơ sở đó, đô thị hóa tác động mạnh vào sự thay đổi cơ cấu lao động, việc làm. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển và giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu lao động của phƣờng. Nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nguồn thu của các hộ gia đình. Các gia đình làm nghề phi nông nghiệp thƣờng có thu nhập cao hơn so với các gia đình thuần túy làm nông 45.7 3.6 35.2 16.4 62.5 21.7 3.2 2.5 0.8 2.5 15.4 97.3 34.8 21.9 31.5 16.8 10.7 8.5 0 20 40 60 80 100 Nghe đài Đọc sách, báo Xem tivi, video Thể dục thể thao Thăm hỏi hàng xóm Đi đình, chùa Đi công viên giải trí Đi xem phim, ca nhạc, hát karaoke Du lịch 1986-1999 2000-2010 Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 55 nghiệp. Ngành nghề nông nghiệp tuy có vai trò giảm sút trong cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của ngƣời dân phƣờng Yên Sở nhƣng vẫn có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu đƣợc trong cơ cấu kinh tế của phƣờng. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nhƣ điện, hệ thống giao thông, trƣờng học, trạm y tế, hệ thống cung cấp nƣớc sạch và cấp thoát nƣớc, siêu thị đƣợc làm mới, nâng cấp và cải thiện đáng kể cùng với mức sống ngƣời dân tăng lên đã làm cho chất lƣợng sống ngƣời dân phƣờng Yên Sở đƣợc cải thiện nhiều và nâng cao. Bên cạnh những biến đổi mang tính tích cực là chủ yếu thì tình hình kinh tế-xã hội phƣờng Yên Sở còn có những biến đổi mang tính tiêu cực và hạn chế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, chƣa bền vững so với thế mạnh và tiềm năng khai thác của phƣờng. Các hoạt động thƣơng mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Diện tích đất nông nghiệp ở Yên Sở chủ yếu đƣợc chuyển đổi sang đất ở và đất chuyên dùng phục vụ cho quá trình phát triển không gian đô thị hiện đại nên không tạo thêm việc làm đồng thời làm một số lƣợng lớn ngƣời dân trở nên mất việc làm. Sự chuyển đổi cơ cấu lao động chủ yếu mang tính thụ động. Lao động nhiều nhƣng trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn thấp trong khi đó việc làm ít lại đòi hỏi trình độ cao hơn khiến nhiều ngƣời dân khó kiếm việc làm ổn định và có nguy cơ thất nghiêp lâu dài. Cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện và phát triển song vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của cuộc sống, hệ thống thoát nƣớc và xử lý rác rải còn yếu kém. Mức sống của ngƣời dân phƣờng Yên Sở đƣợc nâng lên đáng kể nhƣng chƣa bền vững, sự phân hóa giàu nghèo trở nên nhanh hơn, rõ rệt hơn. Không gian phƣờng Yên Sở trở thành một không gian đô thị mang tính hiện đại hơn nhƣng qui hoạch thiếu đồng bộ, trật tự xây dựng còn nhiều bất cập, các kiểu kiến trúc nhà ở mọc lên khiến không gian đô thị cũng trở nên lộn xộn, mất mỹ quan đô thị. Môi trƣờng sống của ngƣời dân phƣờng Yên Sở ngày càng bị ô nhiễm. Mối quan hệ làng xóm, tính cố kết cộng đồng đang dần mờ nhạt đi Kiến nghị Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm làm giảm bớt những biến đổi kinh tế-xã hội mang tính tiêu cực trong tiến trình đô thị hóa ở phƣờng Yên Sở. Những kiến nghị tập trung vào việc giảm bớt khoảng cách giữa tiến trình đô thị hóa kỹ thuật và đô thị hóa nhân văn ở khu vực nghiên cứu. Thứ nhất: Về vấn đề cảnh quan, Thành phố và phƣờng cần có qui hoạch phát triển không gian đô thị tƣơng ứng, đồng bộ. Sớm có qui chế kiến trúc nhà ở và qui hoạch các công trình công cộng để sau này cảnh quan đô thị không phải tái kiến trúc lại và ảnh hƣởng đến sự phát triển của cộng đồng. Thứ hai: Về ô nhiễm môi trƣờng, để giải quyết vấn đề rác thải, các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng hơn nữa việc thu gom rác, không những rác thải gia đình mà cả rác thải ở nơi công cộng nhƣ đƣờng đi, mƣơng ngòi hay đất trống. Yên Sở có thể tổ chức một bộ phận có trách nhiệm thu gom rác và những cuộc vận động nhân dân, thanh thiếu niên địa phƣơng thu gom rác, làm vệ sinh môi trƣờng một cách thƣờng xuyên hoặc định kỳ. Việc này ngoài việc làm cho môi trƣờng đƣợc sạch hơn còn giúp tăng cƣờng ý thức bảo vệ môi trƣờng của cƣ dân. Hiện tại đa số nƣớc thải từ sinh hoạt, từ các nhà máy và cơ sở sản xuất thải ra ngoài môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang ngày một gia tăng, cần xây dựng cơ sở hạ tầng thoát nƣớc. Mặt khác, việc giải quyết vấn đề nƣớc thải cần đƣợc quan tâm không những ở một phƣờng hay một quận mà cần đƣợc giải quyết trên qui mô lớn hơn, qui mô một khu vực gồm nhiều quận, huyện hay qui mô thành phố để tránh việc giải quyết cục bộ đƣa nƣớc thải từ nơi này đến nơi khác. Thành phố cần có biện pháp triệt để bắt buộc các cơ sở sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp phải xử lý chất thải gây ô nhiễm, đặc biệt là nƣớc thải. Mặt khác, chính quyền cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng hệ thống xử lý chất thải vật nuôi (hầm xử lý hoặc hầm biogas). Nguyễn Nhƣ Quyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 47 - 58 56 Thứ ba: Về vấn đề tệ nạn xã hội, chính quyền phƣờng Yên Sở cần đặc biệt quan tâm, có kế hoạch cụ thể, quyết liệt, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố, các tổ chức đoàn thể và nhân dân để truy quét, ngăn chặn, hạn chế các tệ nạn xã hội nhƣ trộm cắp, cờ bạc, lô đề, nghiện hútphát sinh trong quá trình đô thị hóa, ảnh hƣởng lớn đến trật tự, an ninh trên địa bàn phƣờng. Thứ tư: Các hộ nông dân Yên Sở cần phải duy trì tính đa dạng sinh kế trong mô hình kinh tế hộ gia đình. Khi sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp, các hộ gia đình không nên chỉ đầu tƣ vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạcmà nên tìm cách phát huy lợi ích của số vốn đó. Cần chú ý đến vấn đề học nghề, chuyển đổi việc làm cho các thành viên trong gia đình. Thư năm: Phƣờng Yên Sở và Thành phố cần phải triệt để tiết kiệm việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị nhằm hạn chế tốc độ thu hẹp diện tích đất canh tác. Không nên bám vào lý do xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thịđể thu hồi đất một cách ồ ạt, lãng phí. Tránh tình trạng đất nông nghiệp nằm trong qui hoạch nhƣng chƣa xây dựng nên bị bỏ hoang nhiều năm nhƣ hiện nay. Điều này là hết sức quan trọng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề nhƣ: vốn đầu tƣ, đào tạo và bố trí lao động dôi dƣ từ sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cần phải có kế hoạch chủ động, cân nhắc về bƣớc đi, tốc độ thích hợp nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng. Thứ sáu: Yên Sở là địa bàn có nhiều diện tích đất nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nên cần phải có sự tuyên truyền sâu rộng để ngƣời nông dân có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị. Cần có chế độ thu hồi và đền bù hợp lí trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn để ngƣời nông dân có thể thích ứng với bối cảnh của xã hội đô thị. Thực tế tại Yên Sở cho thấy các hộ gia đình chƣa phát huy thật hiệu quả lợi ích của nguồn vốn từ tiền đƣợc đền bù đất. Họ đã đầu tƣ vào mua sắm đồ đạc, xây nhà, trả nợ, chơi bờivà hậu quả tất nhiên là: tiền cũng hết, ruộng không còn, cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn. Thứ bảy: Phƣờng cần kết hợp với thành phố, các doanh nghiệpđể có sự hỗ trợ ngƣời nông dân trong việc chuyển đổi nghề nghiệp: đào tạo và bố trí nghề nghiệp cho thanh niên, chú ý nhu cầu việc làm của lao động nữ, phát huy các nghề phụ và tìm thị trƣờng tiêu thụ các mặt hàng đó. Bên cạnh ƣu tiên sử dụng lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất vào các nhà máy, xí nghiệp, cần phải có những ƣu đãi đối với những công ty tƣ nhân, các tổ sản xuất nhỏ để họ đẩy mạnh sản xuất nhằm thu hút thêm lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân mất ruộng. Trong việc này, những ƣu đãi cần phải đi kèm với những điều kiện cụ thể về sử dụng lao động và tiền công hợp lý đối với ngƣời lao động. Thứ tám: Thực tế có một bộ phận thanh niên chƣa ý thức rõ tầm quan trọng của việc học nghề. Cần phải giáo dục để giúp họ ý thức rõ tầm quan trọng của việc học nghề và có một nghề nghiệp chuyên môn để đảm bảo cuộc sống, dù họ làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất hay tự kinh doanh, tự tổ chức sản xuất. Việc giáo dục này càng cần thiết đối với những thanh niên các gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ tiền bán hay đền bù đất đai, ỷ lại vào tiền bạc mà lao vào việc ăn chơi, đua đòi. Thứ chín: Cần quan tâm, khuyến khích nhiều hơn nữa những ngƣời dân còn diện tích đất nông nghiệp tiếp tục duy trì canh tác, tránh để đất bỏ hoang gây lãng phí (vấn đề thủy lợi, bảo vệ mùa màng, rau màu, chi phí cho sản xuất), tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi không những về mặt kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mà cả trong việc thu mua, chế biến sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Những phân tích bƣớc đầu cho thấy tình hình kinh tế-xã hội phƣờng Yên Sở có sự biến đổi sâu sắc mang tính hai mặt trong quá trình đô thị hóa. Những biến đổi mang tính vật chất diễn ra nhanh hơn và rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, những biến đổi mang tính vô hình nhƣ tâm lý, thói quen, văn hóa tinh thầncũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_bien_doi_kinh_te_xa_hoi_trong_qua_trinh_do_thi_hoa_o_phuo.pdf